Tiêu chuẩn TCVN 8273-8:2009 Hệ thống khởi động động cơ đốt trong kiểu pittong

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8273-8:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8273-8:2009 ISO 7967-8:2005 Động cơ đốt trong kiểu pittông-Thuật ngữ về các bộ phận và hệ thống-Phần 8: Hệ thống khởi động
Số hiệu:TCVN 8273-8:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8273-8:2009

ISO 7967-8:2005

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PIT TÔNG - THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN VÀ HỆ THỐNG – PHẦN 8: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary of components and systems - Part 8: Starting systems

Lời nói đầu

TCVN 8273-8 : 2009 hoàn toàn tương đương ISO 7967-8 : 2005.

TCVN 8273-8 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 “Động cơ đốt trong” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8273 (ISO 7967), Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Thuật ngữ về các bộ phận và hệ thống, gồm các phần sau:

- TCVN 8273-1 : 2009 (ISO 7967-1 : 2005), Phần 1: Kết cấu và phần bao ngoài

- TCVN 8273-2 : 2009 (ISO 7967-2 : 1987/Amd 1 : 1999), Phần 2: Cơ cấu chuyển động chính

- TCVN 8273-3 : 2009 (ISO 7967-3 : 1987), Phần 3: Xupáp, dẫn động trục cam và cơ cấu chấp hành

- TCVN 8273-4 : 2009 (ISO 7967-4 : 2005), Phần 4: Hệ thống tăng áp và hệ thống nạp/thải khí

- TCVN 8273-5 : 2009 (ISO 7967-5 : 2003), Phần 5: Hệ thống làm mát

- TCVN 8273-6 : 2009 (ISO 7967-6 : 2005), Phần 6: Hệ thống bôi trơn

- TCVN 8273-7 : 2009 (ISO 7967-7 : 2005), Phần 7: Hệ thống điều chỉnh

- TCVN 8273-8 : 2009 (ISO 7967-8 : 2005), Phần 8: Hệ thống khởi động

- TCVN 8273-9 : 2009 (ISO 7967-9 :1996), Phần 9: Hệ thống kiểm soát và giám sát

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PIT TÔNG - THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN VÀ HỆ THỐNG - PHẦN 8: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary of components and systems - Part 8: Starting systems

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ liên quan đến hệ thống khởi động của động cơ đốt trong kiểu pít tông.

Sơ đồ mối liên hệ giữa các loại hệ thống khởi động khác nhau được cho trong Hình 1.

TCVN 7861 (ISO 2710) đưa ra sự phân loại động cơ đốt trong kiểu pít tông và quy định các thuật ngữ cơ bản của các đặc tính của động cơ.

Hình 1 - Mối quan hệ của hệ thống khởi động

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7861 (ISO 2710) (tất cả các phần), Động cơ đốt trong kiểu pít tông - Từ vựng.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Hệ thống khởi động

Hệ thống được lắp vào động cơ gồm thiết bị điều khiển khởi động và các cơ cấu khởi động. Nó kéo động cơ hoạt động đúng thứ tự và tiếp tục cho đến khi động cơ tự duy trì sự làm việc.

3.2

Hệ thống khởi động thủ công

Hệ thống khởi động trong đó các tác động trước khi khởi động và khi khởi động được thực hiện bằng sức người (lực cơ bắp).

3.3

Hệ thống khởi động bằng tay

Hệ thống khởi động sử dụng tay quay hoặc dây thừng để quay động cơ đến tốc độ làm động cơ nổ.

3.4

Thiết bị khởi động kiểu tay quay

Thiết bị khởi động sử dụng một tay quay có thể được gắn với trục khuỷu để quay bằng tay.

3.5

Thiết bị khởi động kiểu dây thừng

Thiết bị khởi động sử dụng một sợi dây thừng có thể tháo ra được để quay trục khuỷu động cơ đến tốc độ làm động cơ nổ.

3.6

Thiết bị khởi động kiểu dây quấn

Thiết bị khởi động sử dụng một dây thừng gắn liền để quay trục khuỷu động cơ đến tốc độ làm động cơ nổ sau đó dây thừng được tự động quấn lại.

3.7

Hệ thống khởi động kiểu đạp chân

Hệ thống khởi động sử dụng một bàn đạp chân để quay động cơ đến tốc độ làm động cơ nổ.

3.8

Hệ thống khởi động kiểu lò xo

Hệ thống khởi động trong đó động cơ được khởi động bằng cách sử dụng năng lượng được tích trữ ở một lò xo sau khi năng lượng này được nạp vào bằng tay.

3.9

Hệ thống khởi động tự động

Hệ thống khởi động trong đó các tác động trước khi khởi động và khi khởi động được thực hiện một cách tự động khi có tín hiệu từ nút khởi động hoặc thiết bị khởi động khác.

3.10

Hệ thống khởi trực tiếp động bằng khí

Hệ thống cung cấp khí nén vào xylanh động cơ để quay động cơ đến tốc độ làm động cơ nổ.

3.11

Thiết bị phân phối khí

Thiết bị nhờ đó không khí khởi động được cấp vào các xylanh theo đúng thứ tự làm việc của động cơ.

3.12

Van khí khởi động

Van nối (ngắt) bất kỳ các xylanh động cơ với (khỏi) đường áp suất chính của hệ thống khởi động.

3.13

Van khí khởi động có điều khiển

Van khí khởi động được điều khiển bởi một tín hiệu (cơ khí, thủy lực, điện tử, v.v...) bên ngoài.

3.14

Van khí khởi động tự động

Van khí khởi động mở khi áp suất khí tăng.

3.15

Van khí khởi động chính

Van có điều khiển dùng để nối (ngắt) sự cung cấp khí nén với (khỏi) hệ thống khởi động của động cơ.

3.16

Bình chứa khí khởi động

Bình cao áp để chứa khí nén dùng trong hệ thống khởi động khí.

3.17

Hệ thống khởi động bằng môtơ

Hệ thống khởi động động cơ nhờ sử dụng một động cơ khởi động hoặc môtơ khởi động (kiểu điện, khí nén, thủy lực, v.v...).

3.18

Mô tơ khởi động kiểu điện

Thiết bị sử dụng năng lượng điện (động cơ điện) để quay động cơ chính đến tốc độ làm động cơ nổ.

3.19

Môtơ khởi động kiểu khí nén

Thiết bị sử dụng khí nén để quay động cơ đến tốc độ làm động cơ nổ.

3.20

Hệ thống khởi động quán tính

Hệ thống khởi động sử dụng một khối lượng quay, ví dụ một bánh đà, làm nguồn năng lượng quán tính, độc lập với động cơ.

3.21

Hỗ tr khởi động

Phương pháp làm cho việc khởi động động cơ trở lên dễ dàng hơn (sấy nóng trước, phun khí hoặc chất lỏng, giảm áp, v.v...).

3.22

Bu gi sấy

Bugi được sấy nóng bằng điện lắp vào buồng cháy để giúp đốt cháy nhiên liệu.

3.23

Bu gi sấy kiểu vỏ bọc

Bu gi sấy có một thiết bị gia nhiệt kiểu dây điện trở đặt trong một ống chịu nhiệt dùng làm vật nóng.

3.24

Bu gi sấy kiểu dây quấn

Bugi sấy có một thiết bị gia nhiệt kiểu dây điện trở xoắn ốc để trần được dùng làm vật nóng.

3.25

Thiết bị giảm áp

Thiết bị để giảm áp suất nén trong xylanh động cơ và giảm tải lên hệ thống khởi động.

3.26

Động cơ khởi động

Động cơ phụ có thể được nối với động cơ chính để làm quay động cơ này đến tốc độ khởi động của động cơ.

3.27

Khóa khởi động

Thiết bị để ngăn ngừa việc khởi động động cơ dưới các điều kiện đặc biệt.

2.28

Thiết bị sấy nóng khí nạp

Thiết bị sấy nóng (ví dụ, sử dụng năng lượng điện hoặc sự đốt cháy nhiên liệu) được đặt trong hệ thống nạp khí để sấy nóng khí nạp để hỗ trợ khởi động.

CHÚ THÍCH: Thiết bị sấy nóng khí nạp có thể được tắt khi động cơ đã được khởi động.

3.29

Hệ thống phun ête

Thiết bị để phun tơi ête vào đường ống nạp khí.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi