Tiêu chuẩn TCVN 8273-1:2009 Kết cấu và phần bao ngoài động cơ đốt trong kiểu pittong

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8273-1:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8273-1:2009 ISO 7967-1:2005 Động cơ đốt trong kiểu pittông-Thuật ngữ về các bộ phận và hệ thống-Phần 1: Kết cấu và phần bao ngoài
Số hiệu:TCVN 8273-1:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8273-1:2009

ISO 7967-1:2005

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PIT TÔNG - THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN VÀ HỆ THỐNG - PHẦN 1: KẾT CẤU VÀ PHẦN BAO NGOÀI

Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary of components and systems - Part 1: Structure and external covers

Lời nói đầu

TCVN 8273-1 : 2009 hoàn toàn tương đương ISO 7967-1 : 2005.

TCVN 8273-1 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 “Động cơ đốt trong” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8273 (ISO 7967), Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Thuật ngữ về các bộ phận và hệ thống, gồm các phần sau:

- TCVN 8273-1 : 2009 (ISO 7967-1 : 2005), Phần 1: Kết cấu và phần bao ngoài

- TCVN 8273-2 : 2009 (ISO 7967-2 : 1987/Amd 1 : 1999), Phần 2: Cơ cấu chuyển động chính

- TCVN 8273-3 : 2009 (ISO 7967-3 : 1987), Phần 3: Xupáp, dẫn động trục cam và cơ cấu chấp hành

- TCVN 8273-4 : 2009 (ISO 7967-4 : 2005), Phần 4: Hệ thống tăng áp và hệ thống nạp/thải khí

- TCVN 8273-5 : 2009 (ISO 7967-5 : 2003), Phần 5: Hệ thống làm mát

- TCVN 8273-6 : 2009 (ISO 7967-6 : 2005), Phần 6: Hệ thống bôi trơn

- TCVN 8273-7 : 2009 (ISO 7967-7 : 2005), Phần 7: Hệ thống điều chỉnh

- TCVN 8273-8 : 2009 (ISO 7967-8 : 2005), Phần 8: Hệ thống khởi động

- TCVN 8273-9 : 2009 (ISO 7967-9 : 1996), Phần 9: Hệ thống kiểm soát và giám sát

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PÍT TÔNG - THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN VÀ HỆ THỐNG - PHẦN 1: KẾT CẤU VÀ PHẦN BAO NGOÀI

Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary of components and systems - Part 1: Structure and external covers

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ liên quan đến kết cấu các bộ phận và phần bao ngoài của động cơ đốt trong kiểu pit tông.

TCVN 7861 (ISO 2710) đưa ra sự phân loại động cơ đốt trong kiểu pit tông và quy định các thuật ngữ cơ bản của các đặc tính của động cơ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7861 (ISO 2710) (tất cả các phần), Động cơ đốt trong kiểu pít tông - Từ vựng.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Hộp trục khuỷu

3.1.1

Hộp trục khuỷu

Bộ phận bao quanh một phần khoang cácte có chứa ổ trục khuỷu, xy lanh, áo xy lanh (hoặc áo xy lanh đúc liền với thân máy), hoặc thân xy lanh, và tạo ra các bề mặt lắp ghép.

3.1.2

Thân máy

Hộp trục khuỷu cùng với xy lanh liền khối hoặc áo xy lanh (hoặc áo xy lanh đúc liền với thân máy).

3.1.3

Nắp hộp trục khuỷu

Nắp có thể đóng mở để tiếp cận với khoang cácte.

3.1.4

Nắp đầu trục khuỷu

Nắp để đóng kín phần đầu của khoang cácte.

3.1.5

Thanh giằng

Bulông hoặc thanh dùng để kẹp chặt nhiều bộ phận của động cơ với một tải trọng đặt trước (lực siết).

3.1.6

Khoang cácte

Khoang, bao quanh bởi cácte dầu của hộp trục khuỷu và/hoặc đế máy, trục khuỷu quay trong đó.

-

3.1.7

Nắp ổ trục chính

Một nửa ổ trục chính của trục khuỷu, trong đó ổ trượt hoặc ổ lăn được lắp vào.

-

3.2. Đế máy

3.2.1

Đế máy

Bộ phận bao quanh một phần khoang cácte, trên đó có các khoang ổ đỡ trục khuỷu và cung cấp các vị trí lắp đặt động cơ.

3.3. Cácte dầu

3.3.1

Cácte dầu

Bộ phận bao quanh vùng thấp nhất của khoang cácte không có các ổ trục khuỷu và có chức năng như một chảo hứng dầu.

3.4. Khung máy

3.4.1

Khung máy

Bộ phận đặt trên đế máy dùng để lắp xy lanh, áo xy lanh (hoặc áo xy lanh đúc liền với thân máy) hoặc thân xy lanh liền khối.

3.5. Khung xy lanh

3.5.1

Khung xy lanh

Bộ phận cố định với đế máy, bao quanh phần trên của khoang cácte và với xy lanh liền khối, áo xy lanh (hoặc áo xy lanh đúc liền với thân máy), hoặc thân xy lanh.

3.5.2

Khung

Bộ phận cố định với đế máy, bao quanh phần trên của khoang cácte nhưng không có xy lanh liền khối (hoặc áo xy lanh đúc liền thân máy), hoặc thân xy lanh.

3.5.3

Áo xy lanh

Bộ phận bao quanh xy lanh và được dùng để chứa chất làm mát, được cố định với khung hoặc hộp trục khuỷu.

-

3.5.4

Áo nước

Khoang hình thành giữa lót xy lanh và khung xy lanh hoặc thân xy lanh, trong đó chất lng làm mát chảy qua.

-

3.5.5

Thân xy lanh

Hai xy lanh hoặc nhiều hơn, được đúc liền khối hoặc được liên kết với nhau bằng bulông.

3.5.6

Bộ phân phân cách các xy lanh

Bộ phận ở giữa các thân xy lanh.

-

3.5.7

Nắp mặt đầu thân xy lanh

Chi tiết bao ngoài phần đầu của thân xy lanh.

-

3.6. Xy lanh

3.6.1

Xy lanh

Bộ phận trong đó diễn ra quá trình làm việc của pit tông, có hoặc không có lót xy lanh tách rời và có hoặc không có nắp xy lanh liền khối.

3.6.2

Lót xy lanh

Bộ phận của xy lanh cho phép tạo ra bề mặt trượt cho quá trình làm việc của pit tông.

3.6.3

Lót xy lanh ướt

Loại lót xy lanh mà phần bên ngoài của nó được làm mát bằng chất lỏng làm mát.

-

3.6.4

Lót xy lanh khô

Loại lót xy lanh mà phần bên ngoài của nó được làm mát bằng sự dẫn nhiệt.

-

3.7. Bệ đỡ giữa

3.7.1

Bệ đỡ giữa

Tấm bên trên khoang cácte dùng cho động cơ thanh trượt, mang theo cả đệm bao kín.

3.8. Đường dẫn hướng

3.8.1

Đường dẫn hướng

Bộ phận dùng để dẫn hướng chuyển động bên cho thanh trượt.

3.9. Nắp xi lanh - Nắp máy

3.9.1

Nắp xy lanh

Nắp máy

Bộ phận che kín buồng cháy, có hoặc không có những bộ phận trao đổi khí.

3.9.2

Đế nắp xy lanh

Đế nắp máy

Phần dưới của nắp xy lanh có kết cấu hai lớp.

3.9.3

Đỉnh nắp xy lanh

Đnh nắp máy

Phần trên của nắp xy lanh có kết cấu hai lớp.

3.9.4

ng dẫn hướng xupáp

Phần ống lót được gắn vào nắp xy lanh dùng để lắp và/hoặc dẫn hướng xupáp.

-

3.9.5

Nắp che xupáp

Bộ phận dùng để bảo vệ các chi tiết chuyển động như là xupáp, lò xo v.v...

3.9.6

Nắp cò mổ xupáp

Chi tiết đậy bên trên cò mổ xupáp hoặc hộp cò mổ

-

3.9.7

Bulông và đai ốc nắp xy lanh

Bulông và đai ốc dùng để cố định nắp xy lanh với khung xy lanh hoặc thân máy.

-

3.10. Đệm nắp xy lanh

3.10.1

Đệm nắp máy

Chi tiết được lắp giữa nắp xy lanh và xy lanh hoặc lót xy lanh để bao kín buồng cháy, và bao kín các đường di chuyển chất làm mát và dầu bôi trơn.

3.10.2

Vòng đệm kín nắp xy lanh

Chi tiết được lắp giữa nắp xy lanh và xy lanh hoặc lót xy lanh để bao kín buồng cháy.

3.11. Thông hơi hộp trục khuỷu

3.11.1

Thông hơi hộp trục khuỷu

Chi tiết lắp với động cơ để hơi và khí có thể thoát ra từ khoang cácte.

-

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi