Tiêu chuẩn TCVN 8255:2009 Gạch Manhêdi chịu lửa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8255:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8255:2009 Vật liệu chịu lửa-Gạch manhêdi
Số hiệu:TCVN 8255:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8255:2009

VẬT LIỆU CHỊU LỬA - GẠCH MANHÊDI

Refractories - Magnesia bricks

Lời nói đầu

TCVN 8255 : 2009 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

VẬT LIỆU CHỊU LỬA - GẠCH MANHÊDI

Refractories - Magnesia bricks

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chun này áp dụng cho gạch chịu lửa manhêdi sử dụng trong lò luyện kim và các lò công nghiệp khác.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6530-1 : 1999, Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ bền nén nhiệt độ thường;

TCVN 6530-3 : 1999, Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định khối lượng thể tích, độ hút nước, độ xốp biểu kiến và độ xốp thực;

TCVN 6530-5 : 1999, Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ co (n) phụ sau nung;

TCVN 6530-6 : 1999, Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng;

TCVN 7190-2 : 2002, Vật liệu chịu lửa - Phương pháp lấy mẫu - Phần 2: Lấy mẫu và kiểm tra nghiệm thu các sản phẩm chịu lửa định hình;

TCVN 7890 : 2008, Vt liệu chịu lửa kiềm tính - Phương pháp xác định hàm lượng MgO;

TCVN 7891 : 2008, Vật liệu chịu lửa Spinel - Phương pháp xác đnh hàm lượng SiO2, Fe2O3, CaO;

TCVN 8253: 2009, Gạch chịu lửa kim tính cho lò thi ôxy và lò điện hồ quang luyện thép - Hình dạng và kích thước;

TCXDVN 350 : 2005, Gạch chịu lửa cho lò quay - Kích thước cơ bản*).

3. Ký hiệu quy ước và phân loại

Theo hàm lượng magiê ôxít (MgO), gạch chịu lửa manhêdi được phân thành tám loại: MG87, MG89, MG91, MG93, MG95B, MG95A, MG97B, MG97A.

CHÚ THÍCH:

- MG: Ký hiệu viết tắt của gạch manhêdi.

- 87, 89, 91, 93, 95, 97: Giới hạn hàm lượng magiê ôxít (MgO) thấp nhất có trong gạch manhêdi.

4. Kiểu và kích thước

Kiểu và kích thước cơ bản: Theo TCXDVN 350 : 2005 và TCVN 8253 : 2009.

CHÚ THÍCH: Các kiểu, kích thước khác theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người sử dụng.

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Các ch tiêu cơ lý và hóa

Các ch tiêu cơ lý và hóa của gạch manhêdi được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Các ch tiêu lý và hóa của gạch chịu lửa manhêdi

Tên ch tiêu

Ký hiệu

MG87

MG89

MG91

MG93

MG95B

MG95A

MG97B

MG97A

1. Hàm lượng MgO, %, không nhỏ hơn

87

89

91

93

94,5

95

96,5

97

2. Hàm lượng CaO, %, không lớn hơn

3

3

3

2

2

2

-

-

3. Hàm lượng SiO2, %, không lớn hơn

-

-

-

3,5

2

2

2

1

4. Độ xốp biểu kiến, %, không lớn hơn

20

20

18

18

18

16

18

16

5. Độ bền nén nhiệt độ thường, MPa, không nhỏ hơn

50

50

60

60

60

60

60

60

6. Nhiệt độ bắt đầu biến dạng dưới tải trọng 0,2 MPa, °C, không nhỏ hơn

1540

1550

1560

1620

1650

1650

1700

1700

7. Độ co (nở) dài sau nung 1650 °C, %, 2h, không lớn hơn

-

0,6

0,5

0,4

0,3

0,3

0,2

0,2

5.2. Sai lệch cho phép về kích thước và khuyết tật ngoại quan

Mức sai lệch cho phép về kích thước và khuyết tật ngoại quan của gạch chịu lửa manhêdi được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Sai lệch kích thước và khuyết tật ngoại quan cho phép

Đơn vị tính bằng milimét

Loại khuyết tật

Mức

1. Sai lệch với kích thước danh nghĩa, không lớn hơn

- Đến 150 mm

± 2

- Lớn hơn 150 mm đến 300 mm

± 3

- Lớn hơn 300 mm

± 4

2. Độ cong vênh, không lớn hơn, khi

- Kích thước đến 300 mm

1

- Kích thước lớn hơn 300 mm

2

3. Tổng chiều dài vết sứt góc (a+b+c), không lớn hơn

40

4. Tổng chiều dài vết sứt cạnh (a+b+c), không lớn hơn

60

5. Sai lệch kích thước các cạnh đối nhau (rộng, dày), không lớn hơn

1

6. Vết rạn nứt

Chiều dài vết rạn nứt, không lớn hơn khi:

- Chiều rộng vết nứt nhỏ hơn 0,1 mm

Không quy định

- Chiều rộng vết nứt từ 0,1 mm đến 0,25 mm

60

- Chiều rộng vết nứt lớn hơn 0,25 mm

Không cho phép

6. Phương pháp thử

6.1. Ly mẫu

Theo TCVN 7190-2 : 2002.

6.2. Xác định hàm lượng Magiê ôxít

Theo TCVN 7890 : 2008.

6.3. Xác định hàm lượng Canxi ôxít

Theo TCVN 7891 : 2008.

6.4. Xác định hàm lượng Silíc ôxít

Theo TCVN 7891 : 2008.

6.5. Xác đnh khối lượng thể tích

Theo TCVN 6530-3:1999.

6.6. Xác đnh độ bền nén nhiệt độ thường

Theo TCVN 6530-1 : 1999.

6.7. Xác đnh nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng

Theo TCVN 6530-6 :1999.

6.8. Xác định độ co (nở) dài sau nung

Theo TCVN 6530-5:1999.

6.9. Đo kích thước và các khuyết tật

6.9.1. Dụng cụ đo

6.9.1.1. Thước kim loại, có vạch chia đến 0,1 mm.

6.9.1.2. Nêm, cữ, dưỡng, chuyên dụng, có chiều dày định sẵn thích hợp.

6.9.1.3. Kính phóng đại, 10 lần.

6.9.2. Đo kích thước

Đo các kích thước viên gạch chịu lửa manhêdi bằng thước kim loại, chính xác đến 0,5 mm.

6.9.3. Đo độ cong vênh của mặt và cạnh viên gạch

Dùng thước kim loại, nêm, cữ hoặc dụng cụ thích hợp, đo khe hở lớn nhất giữa mặt phng chun với mặt đáy hay mặt bên của viên gạch, chính xác đến 0,5 mm.

6.9.4. Đo chiu sâu sứt góc và cạnh của viên gạch

Dùng thước kim loại hoặc dụng cụ thích hợp, đo chiều sâu lớn nhất của vết sứt, chính xác tới 0,5 mm.

6.9.5. Đo vết rạn nứt

Dùng thước và kính phóng đại đo chiều rộng lớn nhất của các vết rạn, nứt, chính xác tới 0,01 mm.

7. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

7.1. Bao gói

Gạch manhêdi được đóng kiện trên palet gỗ hoặc nhựa, có bao phủ bằng vật liệu chống ẩm, chống va chạm.

7.2. Ghi nhãn

a) Trên vỏ kiện hàng, ngoài nhãn hiệu đã đăng ký cần ghi đủ các thông tin sau:

- tên và ký hiệu gạch theo tiêu chun này;

- cơ sở và nơi sản xuất;

- khối lượng và số viên của mỗi kiện;

- viện dn tiêu chuẩn này;

- tháng sản xuất, thời hạn sử dụng;

- hướng dn sử dụng và bảo quản.

b) Giấy chng nhận xuất xưởng cần có đủ các nội dung sau:

- tên cơ sở sản xut;

- tên loại gạch;

- kết quả kiểm định chất lượng;

- khối lượng xuất và số hiệu lô;

- ngày, tháng, năm sản xuất.

7.3. Vận chuyển

Gạch chịu lửa manhêdi được vận chuyển bng phương tiện vận tải có mái che.

7.4. Bảo quản

Gạch chịu lửa manhêdi được bảo quản theo từng lô trong kho có mái che, xếp cách nền, cách tường và chống m nghiêm ngặt.


*) Các tiêu chuẩn TCXD, TCN sẽ được chuyển đi thành TCVN hoặc QCVN.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi