Tiêu chuẩn TCVN 8242-1:2009 Quy định chung về cần trục

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8242-1:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8242-1:2009 ISO 4306-1:2007 Cần trục-Từ vựng-Phần 1: Quy định chung
Số hiệu:TCVN 8242-1:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8242-1: 2009

ISO 4306-1: 2007

CẦN TRỤC - TỪ VỰNG - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Cranes - Vocabulary - Part 1: General

Lời nói đầu

TCVN 8242-1: 2009 hoàn toàn tương đương ISO 4306-1: 2007.

TCVN 8242-1: 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8242 (ISO 4306), Cần trục - Từ vựng gồm các phần sau:

TCVN 8242-1: 2009 (ISO 4306-1: 2007), Phần 1: Quy định chung.

TCVN 8242-2: 2009 (ISO 4306-2: 1994), Phần 2: Cần trục tự hành.

TCVN 8242-3: 2009 (ISO 4306-3: 2003), Phần 3: Cần trục tháp.

TCVN 8242-5: 2009 (ISO 4306-5: 2005), Phần 5: Cầu trục và cổng trục.

 

CẦN TRỤC - TỪ VỰNG - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Cranes - Vocabulary - Part 1: General

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định từ vựng về các thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực cần trục.

Tiêu chuẩn này quy định những thuật ngữ về các loại cần trục chính và phân loại cần trục, các thông số, các khái niệm cơ bản và các bộ phận của cần trục.

CHÚ THÍCH: Các sơ đồ minh họa kèm theo một số định nghĩa chỉ để hướng dẫn chung.

Thuật ngữ và định nghĩa

Cần trục

Máy làm việc theo chu kỳ, dùng để nâng và dịch chuyển trong không gian tải trọng được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang ti khác.

1. Loại cần trục

1.1. Phân loại cần trục theo cấu tạo

1.1.1

Cần trục kiểu cầu

Cần trục có thiết bị mang tải được treo dưới xe con hoặc palăng, hoặc cần trục kiểu cần, chạy dọc theo dầm cầu.

 

1.1.1.1.

Cầu trục

Cần trục có kết cấu chịu lực của dầm cầu tựa trực tiếp trên đường ray bằng các cụm bánh xe di chuyển

1.1.1.2

Cổng trục

Cần trục có dầm cầu tựa trên đường ray bằng các chân cổng.

1.1.1.3.

Bán cổng trục

Cần trục có dầm cầu tựa trực tiếp trên đường ray ở một đầu và tựa trên chân cổng ở đầu kia.

1.1.2

Cần trục kiểu cáp

Cần trục có thiết bị mang tải được treo dưới xe con chạy dọc theo cáp chịu tải được cố định chắc chắn vào cột.

 

1.1.2.1.

Cần trục cáp

Cần trục có bộ phận chịu tải là cáp được cố định chắc chắn vào các đầu cột.

1.1.2.2.

Cần trục cáp dạng cổng

Cần trục có bộ phận chịu tải là cáp được cố định chắc chắn vào hai đầu dầm của kết cấu dạng cổng.

1.1.3

Cần trục kiểu cần

Cần trục có thiết bị mang tải được treo dưới cần hoặc xe con chạy dọc theo cần.

Xem cần trục tay cần (1.1.3.10).

 

1.1.3.1

Cần trục chân đế (cần trục cảng)

Cần trục quay (1.5.1), di chuyển, được lắp đặt trên chân đế dạng cổng để các phương tiện vận tải đường sắt hoặc đường bộ có thể di chuyển qua chân đế.

1.1.3.2

Cần trục bán chân đế

Cần trục quay (1.5.1), di chuyển, được lắp trên chân đế dạng bán cổng để các phương tiện giao thông đường sắt hoặc đường bộ có thể di chuyển qua chân đế.

1.1.3.3

Cần trục tự hành

Cần trục kiểu cần (1.1.3), có thể lắp đặt kết cấu dạng tháp-cần, có khả năng di chuyển trong điều kiện có tải hoặc không tải mà không cần đường riêng và đảm bảo được ổn định cần trục dưới tác dụng của trọng lực.

 

1.1.3.4

Cần trục tháp

Cần trục quay, có cần lắp với phần đỉnh tháp thẳng đứng.

1.1.3.5

Cần trục đường sắt

Cần trục lắp trên toa (bệ) chuyên dụng, chạy trên ray đường sắt.

1.1.3.6

Cần trục nổi

Cần trục lắp trên thiết bị nổi tự hành hoặc không tự hành được thiết kế để đỡ và di chuyển nó.

 

1.1.3.7

Cần trục tàu thủy

Cần trục quay (1.5.1), lắp trên boong tàu thủy để xếp dỡ hàng trên tàu.

1.1.3.8

Cần trục cột buồm

Cần trục quay (1.5.1) có cần liên kết bằng khớp bản lề với phần dưới của cột thẳng đứng được đỡ bằng các gối tựa trên và dưới.

 

1.1.3.8.1

Cần trục cột buồm kiểu cáp chằng

Cần trục cột buồm có gối tựa trên đỉnh cột được neo giữ bằng các cáp chằng.

1.1.3.8.2

Cần trục cột buồm kiểu chân cứng

Cần trục cột buồm có gối tựa trên đỉnh cột được giữ bằng các thanh giằng cứng.

1.1.3.9

Cần trục công xôn

Cần trục tay cần (1.1.3.10) có thiết bị mang tải được treo dưới công xôn cứng vững (cần) hoặc dưới xe con chạy dọc theo công xôn (cần).

 

1.1.3.9.1

Cần trục công xôn trên cột

Cần trục công xôn, có khả năng quay quanh cột có đế cố định trên móng máy, hoặc cố định vào cột quay trên gối đỡ chặn lắp trong móng máy.

1.1.3.9.2

Cần trục (lắp) trên tường

Cần trục được cố định trên tường hoặc có khả năng di chuyển dọc theo đường ray gắn trên tường hay trên kết cấu chịu lực.

1.1.3.9.3

Cần trục hai bánh (Cần trục xe đạp)

Cần trục công xôn di chuyển trên ray lắp đặt trên nền và được đỡ bằng dẫn hướng ở phía trên.

1.1.3.10

Cần trục tay cần

Cần trục kiểu cần (1.1.3), loại tr cần trục tự hành (1.1.3.3), cần trục tháp (1.1.3.4), cần trục đường sắt (1.1.3.5), cần trục nổi (1.1.3.6) và các cần trục lắp đặt xa bờ (ngoài khai).

 

1.2 Phân loại cần trục theo thiết bị mang tải

1.2.1.

Cần trục móc treo

Cần trục có thiết bị mang tải là móc treo.

1.2.2

Cần trục gầu ngoạm

Cần trục có thiết bị mang tải là gầu ngoạm.

1.2.3

Cần trục nam châm

Cần trục có thiết bị mang tải là nam châm điện.

1.2.4

Cần trục mang thùng nạp liệu có nam châm

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) có thiết bị mang tải là nam châm điện và thiết bị mang thùng nạp liệu.

1.2.5

Cần trục mang thùng nạp liệu có gầu ngoạm

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) có thiết bị mang tải là gầu ngoạm và thiết bị mang thùng nạp liệu.

1.2.6.

Cần trục nạp liệu lò Martin

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) được trang bị thiết bị cặp thùng nạp liệu.

1.2.7

Cầu trục mang điện cực

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) được trang bị thiết bị cặp để thu hồi điện cực từ thùng điện phân.

1.2.8

Cần trục xếp chồng

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) được trang bị cột treo thẳng đứng với bàn nâng (dạng nĩa) để xếp hàng hóa thành chồng.

1.2.9

Cần trục đúc

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) được trang bị các cơ cấu nâng và lật gầu đúc.

1.2.10

Cần trục nạp thi đúc

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) được trang bị cột quay với cơ cấu kẹp nằm ngang ở phần dưới của cột để cặp và nạp thỏi đúc vào lò.

1.2.11

Cần trục rèn

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) được trang bị thiết bị để nâng, dịch chuyển và xoay vật rèn.

1.2.12

Cần trục dỡ thỏi đúc

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) được trang bị thiết bị để dỡ thỏi đúc ra khỏi khuôn đúc.

1.2.13

Cần trục lò giếng

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) được trang bị thiết bị cặp vật để nạp liệu và phục vụ lò giếng.

1.2.14

Cần trục dầm nâng

Cn trục kiểu cầu (1.1.1) được trang bị dầm nâng với móc treo, nam châm điện hoặc thiết bị mang tải khác đ vận chuyển tải trọng có kích thước dài (có độ dài lớn).

1.2.15.

Cần trục công ten nơ

Cần trục được trang bị khung treo với các chốt khóa để vận chuyển công ten nơ.

1.3 Phân loại cần trục theo khả năng dịch chuyển

1.3.1

Cần trục tĩnh tại (Cần trục cố định)

Cần trục được cố định trên móng hoặc trên nền cố định khác.

1.3.2

Cần trục tự nâng

Cần trục được lắp đặt trên kết cấu của công trình xây dựng và dịch chuyển lên cao theo độ cao của công trình bằng các cơ cấu của cần trục.

1.3.3.

Cần trục dịch chuyển được

Cần trục đặt trên nền và có khả năng dịch chuyển từ chỗ này sang chỗ khác bằng tay hoặc bằng thiết bị khác

1.3.4

Cần trục hướng tâm

Cần trục có khả năng di chuyển vòng quanh một gối trục cố định thẳng đứng trong điều kiện làm việc.

1.3.5

Cần trục di chuyển

Cần trục có khả năng tự di chuyển trong điều kiện làm việc.

 

1.3.5.1

Cần trục tự di chuyển

Cần trục di chuyển được trang bị cơ cấu để di chuyển cần trục trong điều kiện làm việc và di chuyển cần trục tới nơi làm việc.

 

1.3.5.2.

Cần trục kéo theo

Cần trục di chuyển không được trang bị cơ cấu di chuyển và được kéo theo bằng đầu kéo (máy kéo, xe kéo).

1.4. Phân loại cần trục theo phương pháp dẫn động

1.4.1

Cần trục dẫn động bằng tay

Cần trục với các cơ cấu được dẫn động bằng tay.

 

1.4.2

Cần trục dẫn động điện (cần trục điện)

Cn trục với các cơ cấu được dẫn động bằng động cơ điện.

 

1.4.3

Cần trục thủy lực

Cần trục với các cơ cấu được dẫn động bằng động cơ thủy lực.

 

1.5. Phân loại cần trục theo khả năng quay

1.5.1

Cần trục quay

Cần trục có khả năng quay phần quay cùng với tải trọng quanh trục thẳng đứng so với nền tựa của cần trục.

 

1.5.1.1

Cần trục quay không toàn vòng

Cần trục quay (1.5.1) có khả năng quay phần quay với góc quay giữa hai vị trí giới hạn nhỏ hơn 360°.

1.5.1.2.

Cần trục quay toàn vòng

Cần trục quay (1.5.1) có khả năng quay phần quay với góc quay giữa hai vị trí giới hạn lớn hơn 360°.

1.5.2.

Cần trục không quay

Cần trục không có khả năng quay tải trọng quanh trục thẳng đứng so với nền tựa của cần trục.

1.6. Phân loại cần trục theo cách lắp đặt

1.6.1

Cần trục đỡ

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) hoặc cần trục treo (1.6.2) di chuyển trên đường ray đỡ lắp ở trên cao.

1.6.2

Cần trục treo

Cần trục kiểu cầu (1.1.1) di chuyển trên đường ray treo lắp ở trên cao.

1.7. Phân loại cần trục theo phương pháp điều khiển

1.7.1

Cần trục điều khiển từ cabin

Cần trục có các chuyển động được điều khiển bởi người vận hành bằng các thiết bị điều khiển đặt trong cabin cố định trên cần trục.

 

1.7.2

Cần trục điều khiển từ dưới nền

Cần trục được điều khiển bởi người vận hành từ dưới nền bằng bảng điều khiển treo hoặc bảng điều khiển không dây.

 

1.7.2.1

Cần trục với bảng điều khiển treo

Cần trục được điều khiển từ bảng điều khiển treo, được nối bằng cáp điện với xe con mang tải hoặc với đường cấp điện riêng.

 

1.7.3

Cần trục điều khiển từ xa

Cần trục được điều khiển từ bảng điều khiển đặt cách cần trục một khoảng cách.

 

1.7.3.1

Cần trục điều khiển từ xa không dây

Cần trc được điều khiển bằng các lệnh điều khiển của người vận hành truyền đến cần trục không qua bất kỳ mối liên kết vật lý nào giữa bảng điều khiển và cần trục.

 

1.7.3.1.1

Cần trục điều khiển bằng sóng radio

Cần trục được điều khiển từ xa không dây bằng sóng radio (sóng điện từ có dải tần số radio).

 

1.7.3.1.2

Cần trục điều khiển bằng tia hồng ngoại

Cần trục được điều khiển từ xa không dây bằng tia hồng ngoại.

 

1.7.3.2

Cần trục điều khiển từ xa bằng dây dẫn

Cần trục được điều khiển bằng các lệnh điều khiển của người vận hành truyền đến cần trục nhờ mối liên kết điện, thủy lực hoặc cáp quang giữa bảng điều khiển và cần trục.

 

2. Thông số

2.1. Thông số tải trọng

2.1.1.

Mômen tải trọng

M= L.Q

Tích số giữa tầm với L và tải trọng nâng tương ứng Q.

2.1.2.

Mômen lật do tải trọng

MA= A.Q

tích số giữa khoảng cách theo phương ngang tính từ tâm tải trọng đến cạnh lật A và tải trọng nâng tương ứng Q.

2.1.3

Khối lượng thiết kế

m0

Khối lượng cần trục không kể đến tải dn (ba lát), đối trọng, nhiên liệu, dầu, mỡ bôi trơn và nước.

CHÚ THÍCH: Đối với cần trục tay cần, khối lượng thiết kế được lấy đầy đủ với tay cần chính và đối trọng nhưng không kể đến tải dn (ba lát), nhiên liệu, dầu, mỡ bôi trơn hoặc nước.

 

2.1.4.

Tổng khối lượng

mt0t

Khối lượng cn trục kể cả khối lượng tải dằn (ba lát), đối trọng, nhiên liệu, dầu, mỡ bôi trơn và nước được đổ đầy tới mức quy định.

 

2.1.5.

Tải trọng bánh xe

P

Tải trọng thẳng đứng lớn nhất truyền từ một bánh xe xuống đường ray hoặc nền.

2.2 Thông số hình học

2.2.1.

Tầm với

L

Khoảng cách theo phương ngang tính từ tâm quay của cần trục tới trục thẳng đứng đi qua trọng tâm của thiết bị mang tải, được đo trong điều kiện không tải và khi cần trục được lắp đặt trên mặt phẳng ngang.

CHÚ THÍCH 1: Ký hiệu tầm với trong trạng thái không tải - Lo.

CHÚ THÍCH 2: Ký hiệu tầm với trong trạng thái có tải - L1.

2.2.2.

Tầm với tính từ cạnh lật

A

Khong cách theo phương ngang tính từ cạnh lật đến trục thẳng đứng đi qua trọng tâm của thiết bị mang tải, được đo trong điều kiện không tải và khi cần trục được lắp đặt trên mặt phẳng ngang.

2.2.3.

Tầm với của công xôn

l

Khoảng cách lớn nhất theo phương ngang tính từ tâm gối tựa gần công xôn nhất của cần trục đến trục thẳng đứng đi qua trọng tâm của thiết bị mang tải treo dưới công xôn.

2.2.4.

Khoảng cách tiếp cận của thiết bị mang tải

C

Khoảng cách nhỏ nhất theo phương ngang tính từ tâm ray di chuyển cần trục đến trục thẳng đứng đi qua trọng tâm của thiết bị mang tải.

2.2.5.

Bán kính đuôi cần trục

r

Bán kính lớn nhất của phần quay cần trục ở phía đối diện với cần.

2.2.6.

Chiều cao nâng tải

H

Khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ mặt bằng đặt máy đến vị trí làm việc cao nhất của thiết bị mang tải, đối với móc treo và thiết bị mang tải dạng nĩa - đến bề mặt tựa của chúng, đối với các thiết bị mang tải khác - đến điểm dưới cùng (trong trạng thái đóng).

CHÚ THÍCH: Đối với cần trục kiểu cầu, chiều cao nâng được tính từ mặt nền. Chiều cao nâng được xác định khi không tải, cần trục được lắp đặt trên mặt phẳng ngang.

2.2.7

Độ sâu hạ tải

h

Khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ mặt bằng đặt máy đến v trí làm việc thấp nhất của thiết bị mang tải, đối với móc treo và thiết bị mang tải dạng nĩa - đến bề mặt tựa của chúng, đối với các thiết bị mang tải khác - đến điểm dưới cùng (trong trạng thái đóng).

CHÚ THÍCH: Đối với cần trục kiểu cầu, độ sâu hạ tải được tính từ mặt nền. Độ sâu hạ tải được xác định khi không tải, cần trục được lắp đặt trên mặt phẳng ngang.

2.2.8.

Phạm vi nâng/hạ

D

Khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa vị trí làm việc cao nhất và thấp nhất của thiết bị mang tải (D= H + h).

CHÚ THÍCH: Xem chiều cao nâng (2.2.6) và độ sâu hạ tải (2.2.7).

2.2.9

Chiều cao đường ray cần trục

Ho

Khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ mặt nền (sàn) đến mặt đình ray cần trục.

2.3. Tốc độ chuyển động

2.3.1

Tốc độ nâng tải

Tốc độ hạ tải

vn

Tốc độ dịch chuyển tải trọng làm việc theo phương thẳng đứng trong điều kiện chuyển động ổn định.

2.3.2.

Tốc độ hạ tải chính xác

vm

Tốc độ nhỏ nhất để hạ tải trọng làm việc lớn nhất khi lắp ráp hoặc xếp chồng tải trọng trong điều kiện chuyển động ổn định.

2.3.3

Tốc độ quay

w

Tốc độ quay phần quay của cần trục trong điều kiện chuyển động ổn định.

CHÚ THÍCH: Tốc độ quay được xác định khi cần trục được lắp đặt trên mặt phẳng ngang, có tầm với lớn nhất với tải trọng làm việc và tốc độ gió không vượt quá 3m/sđộ cao 10 m.

2.3.4

Tốc độ di chuyển

vk

Tốc độ di chuyển cần trục trong điều kiện chuyển động ổn định.

CHÚ THÍCH: Tốc độ được xác định khi cần trục di chuyển trên mặt phẳng ngang với tải trọng làm việc và tốc độ gió không vượt quá 3 m/s ở độ cao 10 m.

2.3.5

Tốc độ di chuyển xe con

vt

Tốc độ di chuyển xe con trong điều kiện chuyển động ổn định.

CHÚ THÍCH: Tốc độ được xác định khi xe con di chuyển trên mặt phng ngang với tải trọng làm việc lớn nhất và tốc độ gió không vượt quá 3 m/s ở độ cao 10 m.

2.3.6

Tốc độ thay đổi tầm với

vr

Tốc độ trung bình dịch chuyển tải trọng làm việc theo phương ngang trong điều kiện chuyển động ổn định.

CHÚ THÍCH: Tốc độ được xác định khi thay đổi từ giá trị tầm với lớn nhất đến tầm với nhỏ nhất, cần trục được lắp đặt trên mặt phẳng ngang và tốc độ gió không vượt quá 3 m/s ở độ cao 10 m.

2.3.7

Thời gian thay đổi tầm với

t

Thời gian cần thiết để thay đổi tầm với từ giá trị lớn nhất đến giá trị nhỏ nhất.

CHÚ THÍCH: Thời gian thay đổi tm với được xác định với giá trị tải trọng bằng tải trọng nâng ứng với tầm với lớn nhất, cần trục được lắp đặt trên mặt phẳng ngang và tốc độ gió không vượt quá 3 m/s ở độ cao 10 m.

 

2.3.8

Tốc độ vận chuyển

vmax

Tốc độ di chuyển lớn nhất của cần trục trong trạng thái vận chuyển, được dẫn động bằng năng lượng của cần trục.

2.3.9

Thời gian chu kỳ làm việc

Thời gian yêu cầu để hoàn thành một chu kỳ làm việc theo quy định.

 

2.3.10.

Tốc độ kiểm tra

vs

Tốc độ chậm, có giá trị không đổi để kho sát (kiểm tra) các cáp thép và các bộ phận của cần trục.

 

2.4. Thông số liên quan đến đường

2.4.1.

Mặt bằng đặt máy

Bề mặt nằm ngang của nền móng hoặc bề mặt đỉnh ray mà phần không quay của cần trục tựa trên đó.

CHÚ THÍCH: Đối với cần trục có các gối tựa trên các bề mặt có độ cao khác nhau thì mặt bằng đặt máy được xác định theo bề mặt của gối tựa thấp hơn.

2.4.2

Khẩu độ

S

(Cần trục kiểu cầu) khoảng cách theo phương ngang giữa tâm các đường ray di chuyển cần trục.

2.4.3

Khổ đường

K

(Cần trục kiểu cần) khoảng cách theo phương ngang giữa tâm các đường ray hoặc tâm các bánh xe (xích) di chuyển cần trục.

2.4.4

Khổ đường

K

(Xe con) khoảng cách giữa tâm các đường ray di chuyển xe con.

2.4.5.

Kích thước cơ sở

b

(Cần trục tự hành hoặc cần trục di chuyển) khoảng cách giữa trục các gối tựa, đo song song với trục dọc của cần trục.

2.4.6

Kích thước cơ sở của chân chng

bo

Khoảng cách giữa các trục thẳng đứng đi qua tâm các chân chống, đo song song với trục dọc của cần trục.

2.4.7

Khoảng cách giữa các chân chống

Ko

Khoảng cách giữa các trục thẳng đứng đi qua tâm các chân chống, đo vuông góc với trục dọc của cần trục.

2.4.8

Độ nghiêng

i

Độ nghiêng cho phép của cần trục trong trạng thái làm việc, được xác định bằng tỷ số i= h/b, tính theo phần trăm, tương ứng với sự chênh lệch độ cao h của hai điểm trên nền đường có khoảng cách theo phương ngang bằng kích thước cơ sở b.

CHÚ THÍCH: Đại lượng chênh lệch độ cao được đo khi cần trục không tải trên đoạn nền đường cho trước.

2.4.9.

Độ dốc vượt qua được

j

Độ dốc lớn nhất của nền đường mà cần trục không tải có thể vượt qua với tốc độ vận chuyển không đổi, được xác định bằng tỷ số i= h/b, tính theo phần trăm.

2.4.10.

Đường viền gối tựa

Đường viền được tạo bởi hình chiếu bằng của các đường thẳng nối các trục thẳng đứng đi qua tâm các bộ phận tựa của cần trục như bánh xe di chuyển hoặc chân chống.

2.4.11

Bán kính đoạn đường vòng

rc

Bán kính cong nhỏ nhất của đường tâm ray phía trong trên đoạn đường vòng.

2.4.12

Bán kính quay vòng nhỏ nhất

rmin

Bán kính đường tròn được vẽ bởi bánh xe trước phía ngoài của cần trục khi chuyển hướng di chuyển.

2.5 Thông số chung

2.5.1

Nhóm chế độ làm việc

Nhóm cần trục và các cơ cấu của nó có tính đến mức độ chất tải, thời gian và số chu kỳ làm việc.

 

2.5.2.

Đường bao không gian làm việc của cần trục

Khoảng không gian xác định điều kiện làm việc an toàn của cần trục gần vật thể (công trình) khác mà vượt ra ngoài giới hạn đó chỉ có thể là thiết bị mang tải trong quá trình vận hành.

3. Khái niệm cơ bản

3.1. Chuyển động

3.1.1

Nâng hạ tải

Sự dịch chuyển tải trọng theo phương thẳng đứng.

3.1.2

Hạ tải chính xác

Hạ tải với tốc độ nhỏ nhất khi lắp ráp hoặc xếp chồng tải trọng.

CHÚ THÍCH: Xem tốc độ hạ tải chính xác (2.3.2).

3.1.3.

Nâng [hạ] cần

Chuyển động quay của cần quanh chốt chân cần trong mặt phẳng thẳng đứng.

3.1.4

Thay đổi tầm với

Dịch chuyển thiết bị mang tải bằng cách nâng, hạ hoặc dịch chuyển cần hoặc bằng cách di chuyển xe con.

3.1.4.1

Dch chuyển tải trọng theo phương ngang

Thay đổi tầm với bằng cách nâng cần, trong đó tải trọng được dịch chuyển tự động theo quỹ đạo gần với đường thẳng nằm ngang.

3.1.5

Di chuyển cần trục

Dịch chuyển toàn bộ cần trục trong trạng thái làm việc.

3.1.6

Di chuyển xe con

(Hướng) dịch chuyển xe con dọc theo dầm cầu, cáp treo chịu tải, cần hoặc công xôn.

3.1.7

Quay cần trục

Chuyển động quay phần quay của cần trục kiểu cầu hoặc cần trong mặt phẳng ngang.

3.1.8

Cần ống lồng

Một đoạn hoặc một số đoạn cần/tháp chuyển động từ đoạn cần/tháp cơ sở để thay đổi chiều dài cần hoặc chiều cao thấp.

 

3.2. Tính ổn định của cần trục

3.2.1

Tính ổn định của cần trục

Khả năng của cần trục chống lại mômen lật.

 

3.2.2

Ổn định khi có tải

Khả năng của cần trục chống lại mômen lật do tải trọng nâng Q, lực quán tính, tải trọng gió trong điều kiện làm việc và do các nguyên nhân khác.

 

3.2.3

Ổn định khi không tải (ổn định bn thân cần trục)

Khả năng của cần trục chống lại mômen lật do tải trọng gió trong điều kiện không làm việc và do các nguyên nhân khác.

 

3.3. Thử tải

3.3.1

Th tải tĩnh

Thử tải cần trục bằng cách đặt tải trọng tĩnh trên thiết bị mang tải, vượt X% so với tải trọng nâng danh nghĩa của cần trục.

 

3.3.2

Thử tải động

Thử tải cần trục bằng cách vận hành các chuyển động của cần trục với tải trọng vượt Y% so với tải trọng nâng danh nghĩa của cần trục.

 

3.3.3

Th ổn định

Thử cần trục bằng cách đặt tải trọng tĩnh trên thiết bị mang tải, vượt Z% so với tải trọng nâng danh nghĩa của cần trục.

 

4. Bộ phận

4.1

Cơ cấu nâng

Cơ cấu dẫn động để nâng và hạ tải trọng.

4.2

Cơ cấu di chuyển cần trục

Cơ cấu dẫn động để di chuyển cần trục.

 

4.3

Cơ cấu di chuyển xe con hoặc pa lăng

Cơ cấu dẫn động để di chuyển xe con hoặc palăng theo phương ngang.

4.4

Cơ cấu nâng/hạ cần

Cơ cấu dẫn động để thay đổi tầm với bằng cách thay đổi góc nghiêng của cần và/hoặc cần phụ.

4.5

Cơ cấu quay

Cơ cấu dẫn động để quay phần quay của cần trục trong mặt phẳng ngang.

 

4.6.

Tời

Cơ cấu truyền lực kéo bằng phần tử mềm (cáp, xích) từ tang dẫn động, ví dụ tời với tang cuốn, tời với tang hoặc puly ma sát.

4.7

Palăng

Cơ cấu nâng được lắp cùng hoặc không cùng với bộ phận dẫn động thành một khối.

4.8

Khung di chuyển

Khung đỡ cần trục để lắp đặt bàn quay hoặc tháp của cần trục, kể cả cơ cấu dẫn động để di chuyển cần trục

 

4.9

Cổng (Chân đế)

Kết cấu có dầm được nâng cao tựa trên các chân cổng có hoặc không có hệ truyền động di chuyển trên nền đường.

4.10

Hộp (cụm) đỡ bánh xe

Kết Cấu đỡ được trang bị các bánh xe hoặc con lăn và được liên kết bằng khớp bản lề để truyền tải đều lên các bánh xe hoặc con lăn.

 

4.11

Dầm cầu

Kết cấu chịu lực chính của cần trục kiểu cầu để di chuyển xe con dọc theo dầm cầu hoặc kết cấu giữa các gối tựa của cổng trục hoặc bán cổng trục.

 

4.12

Xe con

Cụm kết cấu được thiết kế để di chuyển tải trọng treo.

 

4.13

Vòng tựa quay

Cụm chi tiết dùng để truyền tải trọng (mômen tải trọng, lực thẳng đứng và lực nằm ngang) từ phần quay tới phần không quay và có thể lắp (hợp nhất) với vành răng để quay phần quay của cần trục.

 

4.14

Bàn quay

Kết cấu quay của cần trục để bố trí lắp đặt các cơ cấu cần trục.

4.15

Tháp

Kết cấu thẳng đứng của cần trục để đỡ cần và/hoặc bàn quay và đảm bảo độ cao cần thiết của chốt chân cần.

4.16

Cột

Cột thẳng đứng để đỡ cần quay cùng tải trọng làm việc và đảm bảo chiều cao nâng cần thiết.

4.17

Cần

Kết cấu của cần trục đ đảm bảo tầm với cần thiết và/hoặc chiều cao nâng của thiết bị mang tải.

4.18.

Thiết bị tháp-cần

Thiết bị thay thế của cần trục tự hành bao gồm tháp, cần với cần phụ hoặc không có cần phụ và các thiết bị phụ cần thiết.

4.19

Đi trọng

Ti trọng được gắn với cần đối trọng hoặc bàn quay để cân bằng với trọng lượng của tải trọng làm việc và/hoặc một phần của cần trục trong thời gian làm việc.

4.20.

Tải dằn (ba lát)

Tài trọng được gắn với khung di chuyn hoặc cổng (chân đế) để đảm bảo ổn định của cần trục.

4.21

Phanh

Thiết bị dùng để giảm tốc độ hoặc dừng và/hoặc giữ cơ cấu cần trục ở trạng thái không chuyển động.

 

4.21.1.

Phanh tang

Phanh tác động trực tiếp trên tang của tời.

 

4.21.2

Phanh má

Phanh có tang phanh (bánh phanh) và các má phanh.

 

4.21.3

Phanh đĩa

Phanh có đĩa phanh và các má phanh.

 

4.22

Phanh ray

Phanh tác động trên ray di chuyển cần trục để giữ cho cần trục không bị dịch chuyển dọc theo ray tại vị trí bất kỳ dưới tác dụng của gió trong điều kiện làm việc.

 

4.23

Thiết bị kẹp ray

Thiết bị kẹp chặt trên ray di chuyển cần trục để giữ cho cần trục không bị dịch chuyển dọc theo ray tại vị trí bất kỳ dưới tác dụng của gió trong điều kiện không làm việc.

4.24

Thiết bị neo cần trục

Thiết bị định vị cần trục trên đường ray tại bến đỗ cần trục bằng cách neo (khóa) cần trục với nền (móng) đường ray để loại trừ khả năng cần trục bị dịch chuyển dọc theo ray dưới tác dụng của gió bão trong trạng thái không làm việc.

 

4.25

Puly

Chi tiết quay có một hoặc một số rãnh để dẫn hướng và/hoặc đổi hướng cáp (xích) mà không làm thay đổi đáng kể lực căng cáp (xích).

4.25.1

Puly cân bằng (puly cáp)

Puly làm cân bằng các nhánh cáp có chiều dài không bằng nhau trong hệ thống palăng cáp.

 

4.26.

Palăng cáp

Hệ thống gồm các puly và cáp để thay đổi lực, tốc độ và hướng.

4.27.

Cụm móc treo

Hệ thống các puly lắp trong khung có thiết bị móc treo.

4.28

Thiết bị mang tải

Thiết bị (móc treo, gầu ngoạm, nam châm điện, nĩa, dầm nâng, v.v...) để treo, cặp hoặc đỡ tải trọng.

4.29

Chân chống

Thiết bị dùng để tăng đường viền gối tựa của cần trục trong trạng thái làm việc.

4.30

Buồng máy

Không gian kín lắp đặt một hoặc một số cơ cấu dẫn động và cho phép người vào trong để kiểm tra và bảo dưỡng.

 

4.31

Buồng thiết bị điện

Không gian kín lắp đặt thiết bị điện và cho phép người vào trong để kiểm tra và bảo dưỡng.

 

4.32

Đường ray

Hệ thống gồm ray, dầm, dàn, các chi tiết định vị và kết cấu đỡ, dùng làm đường di chuyển cần trục.

 

5. Thiết bị giới hạn và chỉ báo

5.1

Thiết bị giới hạn

Thiết bị phải tác động để dừng hoặc giới hạn chuyển động hoặc chức năng của cần trục.

CHÚ THÍCH 1: Phần lớn các thiết bị này tác động tự động khi chuyển động tương ứng hoặc chức năng đạt tới giá trị giới hạn của nó.

CHÚ THÍCH 2: Thiết bị giới hạn chức năng cần trục (5.1.1), thiết bị giới hạn tải trọng (5.1.2), thiết bị giới hạn chuyển động (5.1.3), giảm chấn (5.1.4) và gối chặn (5.1.5), chúng đều bao gồm các chức năng sau: giới hạn độ xô lệch, giới hạn cuốn cáp, giới hạn nhả cáp, giới hạn tốc độ quay, giới hạn tốc độ nâng/hạ tải, giới hạn tốc độ di chuyển cần trục, giới hạn tốc độ di chuyển xe con và van an toàn (trong hệ thống thủy lực).

5.1.1

Thiết bị giới hạn chc năng cần trục

Thiết bị tác động để dừng và/hoặc giới hạn chức năng xác định của cần trục.

 

5.1.2

Thiết bị giới hạn tải trọng

Thiết bị giới hạn tự động ngăn ngừa sự quá tải của cần trục, vượt quá tải trọng nâng danh nghĩa ở một giá trị xác định.

5.1.3

Thiết bị giới hạn chuyển động

Thiết bị giới hạn tác động để dừng và/hoặc giới hạn chuyển động xác định của cần trục.

VÍ DỤ: Thiết bị giới hạn chiu cao nâng, thiết bị giới hạn độ sâu hạ tải, thiết bị giới hạn chuyển động quay, thiết bị giới hạn di chuyển cần trục, thiết bị giới hạn di chuyển xe con, thiết bị giới hạn góc nghiêng cần.

5.1.4

Giảm chấn

Thiết bị dùng để giảm va đập.

5.1.5.

Gối chặn

Thiết bị dùng để giới hạn chuyển động của cần trục hoặc xe con.

 

5.2

Thiết bị chỉ báo

Thiết bị dùng để cung cấp cho người lái các thông tin nghe được và/hoặc nhìn thấy được để chủ động điều khiển cần trục trong khoảng giới hạn các thông số làm việc của nó.

CHÚ THÍCH: Thiết bị ch báo các thông số làm việc (5.2.1) và thiết bị chỉ báo tải trọng làm việc (5.2.2), chúng đu bao gồm các chức năng ch báo sau; chỉ báo độ xô lệch, chỉ báo độ nghiêng (góc dốc) của cần trục, chỉ báo số vòng quay của tang, chỉ báo độ chùng của cáp và chỉ báo vị trí (ch báo tầm với, ch báo góc nghiêng cần).

5.2.1

Thiết bị chỉ báo các thông số làm việc

Thiết bị dùng để cung cấp cho người lái cần trục các thông tin nghe được (tín hiệu âm thanh) và/hoặc nhìn thấy được về giá trị của các thông số làm việc.

 

5.2.2.

Thiết bị chỉ báo tải trọng làm việc

Thiết bị tự động cung cp các tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh và/hoặc ánh sáng (nhìn thấy được).

6. Tải trọng nâng

6.1. Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu

6.1.1

Ti trọng nâng có ích

Tải trọng có khối lượng, mPL, được nâng bởi cần trục và được treo bằng thiết bị mang tải tháo được hoặc, nếu chúng không được sử dụng thì treo tải trực tiếp vào thiết bị mang tải cố định.

CHÚ THÍCH: Nếu cần trục được sử dụng để nâng cửa van tại trạm thủy điện hoặc nâng tải t dưới nước thì tải trng nâng có ích có th bao gồm c lc do lượng nước hút vào hoặc lực bám của nước hút vào.

 

6.1.2

Thiết bị mang tải tháo được

Thiết bị bất kỳ có khối lượng mNA, liên kết tải trọng nâng có ích với cần trục và là bộ phận không thuộc cần trục, cũng không thuộc tải trọng.

CHÚ THÍCH: Thiết bị mang tải tháo được phải dễ dàng tháo được từ cần trục và tải trọng nâng có ích.

 

6.1.3

Tải trọng nâng tinh

Ti trọng có khối lượng mNL, được nâng bởi cần trục và được treo vào thiết bị mang tải cố định.

CHÚ THÍCH: Khối lượng mNL bằng tổng khối lượng tải trọng nâng có ích mPL và khối lượng thiết bị mang tải tháo được mNA:

mNL = mPL + mNA

 

6.1.4.

Thiết bị mang tải cố định

Thiết bị bất kỳ có khối lượng mFA, để treo tải trọng nâng tinh và được cố định thường xuyên vào đầu dưới của phương tiện nâng.

CHÚ THÍCH: Thiết bị mang tải cố định là một bộ phận của cần trục.

 

6.1.5

Tải trọng trên phương tiện nâng (trên cáp)

Tải trọng có khối lượng mHL, được nâng bởi cần trục và được treo vào đầu dưới của phương tiện nâng.

CHÚ THÍCH: Khối lượng mHL bằng tổng khối lượng tải trọng nâng có ích mPL, khối lượng thiết bị mang tải tháo được mNA và khối lượng thiết bị mang tải cố định mFA:

mHL = mPL + mNA + mFA

 

6.1.6

Phương tiện nâng

Cáp, xích hoặc thiết bị bất kỳ có khối lượng mHM, được treo vào cần trục, ví dụ, từ xe con hoặc đầu cần, được dẫn động bằng tời..., được dùng để nâng và hạ tải trọng treo ở đầu dưới của phương tiện nâng.

CHÚ THÍCH: Phương tiện nâng là một bộ phận của cần trục.

 

6.1.7

Tải trọng nâng thô (tổng tải trọng nâng)

Tải trọng có khối lượng mGL, được treo trực tiếp vào cần trục, ví dụ vào xe con hoặc đầu cần:

mGL = mPL + mNA + mFA + mHM

 

6.1.8

Tải trọng nâng danh nghĩa

Tải trọng nâng tinh lớn nhất hoặc, đối với cần trục tự hành (1.1.3.3), tải trọng trên phương tiện nâng (6.1.5), được dùng để thiết kế cần trục với dạng kết cấu và vị trí tải trọng cho trước trong điều kiện làm việc bình thường.

 

6.1.9

Ti trọng nâng lớn nhất

Giá trị lớn nhất của tải trọng nâng danh nghĩa.

 

6.2

Ví dụ sử dụng thuật ngữ

Ví dụ về sử dụng thuật ngữ có liên quan đến tải trọng trên cần trục cho trong Hình 1 đến Hình 4 và Bảng 1 đến Bảng 4.

 

Hình 1 - (Xem Bảng 1)

Bảng 1

Tải trọng nâng thô (tổng tải trọng nâng)

Phương tiện nâng

mHM

Cáp nâng được treo từ đầu cần

Cáp nâng được treo từ xe con

Tải trọng trên phương tiện nâng

Thiết bị mang tải cố định

mFA

Cụm móc treo

Cụm móc treo

Cụm dưới

Cụm dưới

Cụm dưới

Tải trọng nâng tinh

Thiết bị mang tải tháo được

mNA

Thùng và xích

Lưới

Cáp treo tải

Nam châm điện và xích

Gầu ngoạm

Tải trọng nâng có ích

mPL

Vật liệu chứa trong thùng

Vật liệu chứa trong lưới

Hộp chứa và vật liệu

Kim loại vụn

Vật liệu chứa trong gầu

mGL

mHL

mNL

 

Hình 2 - (Xem bảng 2)

Bảng 2

Tải trọng nâng thô (tổng tải trọng nâng)

Phương tiện nâng

mHM

Cáp nâng được treo từ xe con

Cáp nâng được treo từ đầu cần

Tải trọng trên phương tiện nâng

Thiết bị mang tải cố định

mFA

Cụm dưới

Thiết bị cặp và puly a

Gầu ngoạm a

-

-

Tải trọng nâng tinh

Thiết bị mang tải tháo được

mNA

Thiết bị cặp

-

-

Gầu ngoạm b

Móc treo, dầm nâng và dây treo b

Tải trọng nâng có ích

mPL

Đá đã gia công

Đá đã gia công

Vật liệu chứa trong gầu

Vật liệu chứa trong gầu

Hộp chứa và vật liệu

mGL

mHL

mNL

 

a Các thiết bị này cố định thường xuyên vào cáp

b Các thiết bị này cố định không thường xuyên vào cáp: liên kết giữa chúng dễ dàng tháo được.

Hình 3 - (Xem bảng 3)

Bảng 3

Tải trọng nâng thô (tổng tải trọng nâng)

Phương tiện nâng

mHM

Cáp nâng chính và cáp nâng phụ

Cáp nâng

Cáp nâng

Tải trọng trên phương tiện nâng

Thiết bị mang tải cố định

mFA

Cụm dưới và móc treo

Thiết bị cặp

Thiết bị cặp

Tải trọng nâng tinh

Thiết bị mang tải tháo được

mNA

Gầu

-

-

Tải trọng nâng có ích

mPL

Vật liệu chứa trong gầu

Thỏi đúc

Thỏi đúc

mGL

mHL

mNL

 

 

Hình 4 - (Xem Bảng 4)

Bảng 4

Tải trọng nâng thô (tổng tải trọng nâng)

Phương tiện nâng

mHM

-

Cáp nâng

Cáp nâng

Tải trọng trên phương tiện nâng

Thiết bị mang tải cố định

mFA

Thiết bị quay (lái) và gầu

Nĩa và xe con thẳng đứng

Cụm đầu

Tải trọng nâng tinh

Thiết bị mang tải tháo được

mNA

-

-

Khung treo với các chốt khóa

Tải trọng nâng có ích

mPL

Vật liệu chứa trong gầu

Giá kê và hộp chứa

Công ten nơ

mGL

mHL

mNL

 

 

 

 

 

7. Sử dụng

7.1.

Người vận hành cần trục

Người được phép điều khiển cần trục

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi