Tiêu chuẩn TCVN 8053:2009 Yêu cầu thiết kế, lắp đặt tấm lợp dạng sóng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8053:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8053:2009 Tấm lợp dạng sóng-Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt
Số hiệu:TCVN 8053:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8053:2009

TẤM LỢP DẠNG SÓNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT

Corrugated sheets for pitched roofs - Design standard and guide for installation

Lời nói đầu

TCVN 8053:2009 do Viện Kiến trúc Nhiệt đới - Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TẤM LỢP DẠNG SÓNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT

Corrugated sheets for pitched roofs - Design standard and guide for installation

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thiết kế và hướng dẫn cách lắp đặt các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2337* Tải trọng động - Yêu cầu thiết kế.

TCVN 8052-2:2009 Tấm lợp bitum dạng sóng - Phương pháp thử.

3. Yêu cầu thiết kế

3.1. Yêu cầu thông gió

Các mái dốc phải thiết kế thông gió đảm bảo có hai chuỗi khe hở cho phép không khí thông vào và thoát ra để tránh tích tụ hơi ẩm. Diện tích tiết diện ngang tối thiểu của mỗi dãy khe hở ít nhất là bằng 1/800 toàn bộ diện tích của mái.

Các khe hở thông gió có thể đặt tại đầu hồi nếu như chúng không quá 12 m.

3.2. Yêu cầu cách nhiệt

Khi sử dụng sản phẩm lợp có hệ số dẫn nhiệt lớn hơn ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung giải pháp cách nhiệt để đảm bảo yêu cầu cách nhiệt cho mái.

3.3. Yêu cầu cách âm

Khi sử dụng những sản phẩm có chỉ số giảm âm thấp hơn giá trị ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung một lớp cách âm để bảo đảm yêu cầu cách âm cho mái.

3.4. Yêu cầu chống ăn mòn bởi hóa chất

Các sản phẩm phải chống được sự ăn mòn gây ra từ nước mưa, sương muối, các axit thông thường và các chất kiềm. Sản phẩm không chống được sự ăn mòn hóa chất nêu trên, phải có chỉ dẫn thiết kế phủ hoặc sơn thêm một lớp có thành phần chính là acrylic ở bề mặt chịu bức xạ mặt trời trực tiếp.

3.5. Yêu cầu về an toàn, bền điều kiện thời tiết tự nhiên

3.5.1. Yêu cầu về an toàn

Các thử nghiệm thích hợp được mô tả trong tiêu chuẩn sẽ chỉ ra đặc tính của các sản phẩm xét ở khía cạnh an toàn, môi trường và độ bền.

3.5.2. Yêu cầu đối với điều kiện thời tiết tự nhiên

Các sản phẩm phải chịu được gió tốc chiều cao như đã chỉ ra ở tiêu chuẩn

3.5.3. Khả năng chống tốc mái do gió

Thiết kế phải định rõ loại và số lượng các chốt (N) trên mỗi m2 đối với các độ dốc lớn hơn 15 %.

Khả năng chống tốc mái do gió, Ru, được tính bằng Niutơn trên một mét vuông mái, được xác định bằng công thức:

Ru = [giá trị được xác định theo (8.1) của TCVN 8052-2:2009] x N x 0,8

trong đó: 0,8 là hệ số cho công trình có hình dạng bình thường.

3.6. Yêu cầu chống cháy

Khi thiết kế mái phải lựa chọn sản phẩm lợp và vật liệu kết cấu đảm bảo đáp ứng phù hợp với cấp và loại phòng chống cháy quy định cho nhà và công trình xây dựng.

3.7. Bảo dưỡng

Phải có thiết kế chỉ dẫn bảo dưỡng mái để duy trì các đặc tính chung của sản phẩm lợp sử dụng vào mái.

3.8. Phụ kiện

Thiết kế chỉ dẫn lắp đặt mái cần đề cập chi tiết về các phụ kiện và cách lắp đặt phù hợp cho việc lợp mái.

3.9. Cố định

Phần chỉ dẫn lắp đặt của tiêu chuẩn này cần đề cập đến các phương pháp cố định tương ứng phù hợp với mái dốc và vòm cuốn.

4. Hướng dẫn lắp đặt

4.1. Chỉ dẫn chung

Cần nêu rõ các đặc trưng hình học, khối lượng và các thông số kỹ thuật của sản phẩm dùng để lợp mái trong phần hướng dẫn lắp đặt của sản phẩm.

4.1.1. Bố trí kết cấu đỡ tấm lợp (gỗ/ kim loại)

Phải định rõ loại (các loại) khung phù hợp với sản phẩm dùng để lợp mái.

a) Khung gỗ

- Phạm vi khối lượng riêng của các loại gỗ cho phép đối với mỗi loại chốt phải được đề xuất.

- Mức biến dạng cực đại cho phép của đòn tay để có thể định vị chính xác (tiếp xúc toàn phần) tấm lợp mái.

b) Khung kim loại

Phạm vi độ dày của đòn tay cho phép đối với mỗi loại chốt phải được nêu rõ.

4.1.2. Chốt cố định

Phải cung cấp các thông số kỹ thuật của tất cả các loại chốt được đề xuất để cố định sản phẩm trên mái, gồm:

- đặc trưng hình học (hình dạng và kiểu loại);

- vật liệu;

- giải pháp ngăn không cho nước lọt qua chốt;

- độ kéo rách của tấm lợp gây ra bởi đầu chốt được tính bằng daN/đơn vị sản phẩm;

- độ kéo rách của chốt khi gắn vào khung (gỗ) được đề xuất, tính bằng daN/đơn vị sản phẩm.

4.1.3. Đặt tấm lợp

a) Cần xem xét nghiên cứu sơ đồ thiết kế chi tiết cho việc đặt tấm lợp có tính đến các khu vực được phân vùng gió bão của Việt Nam được áp dụng trong Bảng 1.

Bảng 1 - Áp suất gió phân theo vùng (theo TCVN 2737)

Khu vực

Ảnh hưởng bởi bão

Áp suất gió Wo

daN/m2|

IA

Không

65 (vùng núi, châu thổ, thung lũng)

55 (các vùng còn lại)

II A

Yếu

83

II B

Khá mạnh

95

III A

Yếu

110

III B

Mạnh

125

IV B

Rất yếu

155

V B

Rất mạnh

185

b) Khi sản phẩm dùng để lợp mái không phù hợp theo yêu cầu kỹ thuật, thiết kế mái cần bổ sung giải pháp trong phần hướng dẫn lắp đặt cho phép có thể đạt được hiệu suất cần có của tiêu chuẩn này.

c) Cần xem xét kỹ các vấn đề sau đây của thiết kế:

- sự phân bố các vật liệu lợp mái và đòn tay;

- chỉ dẫn đối với việc đặt tấm lợp và các phương pháp lợp mái;

- các dụng cụ dùng để cắt các sản phẩm lợp mái.

4.1.4. Liên kết tấm lợp

Để cố định tấm lợp mái một cách vững chắc, cần xem xét kỹ các thông tin sau đây:

- độ dốc tối thiểu;

- phạm vi các độ dốc và các phần chờm lên nhau của các tấm lợp (theo chiều dọc và theo chiều ngang);

- khoảng cách giữa hai đòn tay;

- số lượng các chốt trên mỗi mét vuông và vị trí của chúng trên sản phẩm lợp mái;

- khả năng chống tốc mái do gió (được tính theo TCVN 8052-2:2009).

4.1.5. Các phụ kiện lợp mái

Cần thể hiện rõ các thông số kỹ thuật cũng như hướng dẫn lắp đặt các chi tiết sau đây:

- rìa mái đầu hồi và rìa kết thúc mái;

- nóc mái;

- các khe mái hay các mối nối mái;

- các tấm lợp trong suốt có chức năng là các phụ kiện (nhỏ hơn 10 % diện tích).

4.1.6. Thông gió mái

Để mái và khung có thể tồn tại lâu dài, cần phải tạo ra sự tuần hoàn không khí trong không gian mái.

Cần nghiên cứu kỹ sơ đồ khu vực cần phải thông gió tùy thuộc vào chiều dài của mái và độ dốc của mái.

a) Mái hai mặt dốc

Kiểm tra các khe hở thông gió đặt tại đuôi mái và tại nóc mái (Hình 1).

Khi các chiều dốc của mái dài hơn 10 m, thì nên đặt thêm một khe hở ở điểm giữa của chiều dốc. Xem sơ đồ thiết kế mái để xác định nhu cầu thông gió.

b) Mái một mặt dốc

Các khe hở thông gió trong trường hợp này được đặt tại đuôi mái và tại nóc mái, nếu chiều dốc L của mái nhỏ hơn 12 m (xem Hình 2).

Khi chiều dài L của mái lớn hơn 12 m, thì cần đặt thêm một khe hở thông gió ở giữa mặt dốc của mái (xem Hình 3).

Trong trường hợp cần thiết, các khe hở thông gió có thể được vận hành cùng với các thiết bị thích hợp (quạt gió, hoặc bất cứ một thiết bị thông gió bổ sung nào) được thiết kế phù hợp với hình dạng của sản phẩm lợp mái.

Kích thước tính bằng mét

Hình 1 - Khe hở thông gió cho mái hai mặt dốc

Kích thước tính bằng mét

Hình 2 - Khe hở thông gió cho mái hai mặt dốc

Kích thước tính bằng mét

Hình 3 - Khe hở thông gió ở giữa mặt dốc mái

4.2. Hướng dẫn chi tiết và ứng dụng điển hình

4.2.1. Nóc mái và đỉnh hồi

Thiết kế mái phải chỉ rõ cách lắp đặt các chi tiết nóc mái và đỉnh hồi.

4.2.2. Độ đua của mái

Thiết kế mái phải định rõ mức đua tối đa được phép của mái.

4.2.3. Rìa mái

Thiết kế mái phải chỉ rõ cách lắp đặt các chi tiết rìa mái

4.2.4. Ứng dụng điển hình

a) Quy định chung

Thiết kế mái cần chỉ rõ khả năng ứng dụng điển hình cho các vòm tunen (mái cuốn) với sản phẩm lợp mái và các chi tiết tương ứng.

b) Quy định cụ thể

Các thiết kế điển hình, các chi tiết cấu tạo, yêu cầu lắp đặt có thể tham khảo tại phụ lục.

4.3. Những yêu cầu khác

4.3.1. An toàn lao động trên mái  

a) Đi lại trên mái

Chỉ nên đi lại trên mái trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện việc bảo dưỡng mái và các công việc có liên quan. Nên sử dụng tấm ván được chèn cố định hay dùng thang được đặt vững chắc và được đỡ bởi các tay đòn của mái để làm phương tiện đi lại trên mái.

b) Quy định an toàn

Thiết kế mái phải có các quy định về an toàn có thể áp dụng khi lắp đặt tấm lợp.

4.3.2. Bảo dưỡng mái

Cần đề xuất những yêu cầu dưới đây nhằm chỉ dẫn cho việc bảo dưỡng mái:

- dọn sạch các mảnh vụn trên mái;

- duy trì hệ thống thoát nước mưa trong tình trạng hoạt động tốt;

- duy trì các bộ phận của công trình như máng nước, cụm ống khói trong tình trạng hoạt động tốt;

- duy trì sự làm việc của mái và hệ thống thông gió trong tình trạng tốt.

4.4. Kiểm tra chất lượng lợp mái

Mái lợp có đủ các biên bản nghiệm thu sau đây là mái lợp đạt yêu cầu chất lượng:

- có biên bản nghiệm thu đạt yêu cầu kỹ thuật (đầu vào) của tất cả các cấu kiện và phụ kiện (các chi tiết kết cấu thanh mái) bảo đảm chúng đã tuân thủ các yêu cầu lắp đặt của tiêu chuẩn.

- có biên bản nghiệm thu về kích thước hình dạng mái, độ dốc mái và các chi tiết kiến trúc khác… bảo đảm chúng đã tuân thủ đúng thiết kế kiến trúc.

- có biên bản nghiệm thu mặt phẳng tổng thể của một diện mái vào (không thể mái vòm tuynen) đo bằng phương pháp căng dây các chiều song song và chéo (hoặc bằng nivô, hoặc máy kiểm tra mặt phẳng) trên bề mặt diện tích mái kiểm tra. Kết quả điểm vồng và võng lớn nhất cho phép không vượt quá ± 20 mm (giá trị (+) ứng với điểm vồng; giá trị (-) ứng với điểm võng).

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi