Tiêu chuẩn TCVN 7973-5:2008 Chỉ số chấn thương và phân tích rủi ro/lợi ích mô tô

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7973-5:2008

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7973-5:2008 ISO 13232-5:2005 Mô tô-Quy trình thử và phân tích để nghiên cứu đánh giá các thiết bị lắp trên mô tô để bảo vệ người lái khi đâm xe-Phần 5: Chỉ số chấn thương và phân tích rủi ro/lợi ích
Số hiệu:TCVN 7973-5:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Năm ban hành:2008Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7973-5 : 2008

ISO 13232-5 : 2005

MÔ TÔ - QUI TRÌNH THỬ VÀ PHÂN TÍCH ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC THIẾT BỊ LẮP TRÊN MÔ TÔ ĐỂ BẢO VỆ NGƯỜI LÁI KHI ĐÂM XE - PHẦN 5: CHỈ SỐ CHẤN THƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO/LỢI ÍCH

Motorcycles - Test and analysis procedures for research evaluation of rider crash protective devices fitted to motorcycles - Part 5: Injury indices and risk / benefit analysis

 

Lời nói đầu

TCVN 7973-5 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 13232-5 : 2005.

TCVN 7973-5 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 7973 (ISO 13232) Mô tô - Qui trình thử và phân tích để nghiên cứu đánh giá các thiết bị lắp trên mô tô để bảo vệ người lái khi đâm xe, gồm các phần sau:

- TCVN 7973-1 : 2008 (ISO 13232-1 : 2005) Phần 1: Định nghĩa, ký hiệu và yêu cầu chung.

- TCVN 7973-2 : 2008 (ISO 13232-2 : 2005) Phần 2: Định nghĩa các điều kiện va chạm liên quan đến số liệu tai nạn.

- TCVN 7973-4 : 2008 (ISO 13232-4 : 2005) Phần 4: Biến số cần đo, thiết bị và quy trình đo.

- TCVN 7973-5 : 2008 (ISO 13232-5 : 2005) Phần 5: Chỉ số chấn thương và phân tích rủi ro/lợi ích.

Bộ tiêu chuẩn ISO 13232 còn các phần sau:

- Part 3 : Motorcyclist anthropometric impact dummy

- Part 6: Full-scale impact-test procedures

- Part 7: Standardized procedures for performing computer simulations of motorcycle impact tests

- Part 8: Documetation and reports

Lời giới thiệu

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7973 (ISO 13232) đã được soạn thảo dựa trên nền tảng kỹ thuật hiện tại. Mục đích của bộ tiêu chuẩn là định ra các phương pháp nghiên cứu chung và cách thức để thực hiện đánh giá toàn diện tác động đối với các chấn thương của các thiết bị lắp trên mô tô để bảo vệ người lái khi đâm xe khi các thiết bị này được đánh giá trên một dải các điều kiện va chạm dựa trên dữ liệu tai nạn.

Tất cả các phương pháp và sự giới thiệu trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7973 (ISO 13232) được dự kiến là nên được áp dụng trong tất cả các nghiên cứu khả thi cơ bản. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nên tính đến những sự khác nhau trong các điều kiện đã nêu (ví dụ như kích cỡ người lái) khi đánh giá tính khả thi toàn diện của bất cứ thiết bị bảo vệ nào. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu có thể mong muốn thay đổi hoặc mở rộng các yếu tố về mặt phương pháp luận nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề họ đặc biệt quan tâm. Trong tất cả những trường hợp vượt ra ngoài các nghiên cứu cơ bản như vậy, nên cung cấp sự giải thích rõ ràng về việc các quy trình được sử dụng sai khác như thế nào so với phương pháp luận cơ bản.

Bộ tiêu chuẩn ISO 13232 được soạn thảo bởi ISO/TC 22/SC 22 theo yêu cầu của Nhóm Châu Âu về An toàn chung Phương tiện giao thông Đường bộ của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc (UN/ECE/TRANS/SCI/WP29/GRSG), dựa trên cơ sở các tài liệu được đệ trình của Hiệp hội Các nhà sản xuất mô tô Quốc tế (International Motorcycle Manufacturers Association - IMMA), và bao gồm tám phần có quan hệ với nhau.

Để áp dụng một cách đúng đắn bộ tiêu chuẩn TCVN 7973 (ISO 13232), chúng tôi khuyến cáo rằng toàn bộ tám phần nên được sử dụng đồng bộ, đặc biệt nếu các kết quả được dùng để công bố.

 

MÔ TÔ - QUI TRÌNH THỬ VÀ PHÂN TÍCH ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC THIẾT BỊ LẮP TRÊN MÔ TÔ ĐỂ BẢO VỆ NGƯỜI LÁI KHI ĐÂM XE - PHẦN 5: CHỈ SỐ CHẤN THƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO/LỢI ÍCH

Motorcycles - Test and analysis procedures for research evaluation of rider crash protective devices fitted to motorcycles - Part 5: Injury indices and risk / benefit analysis

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp:

- các chỉ số hoạt động có thể có liên quan đến những chấn thương của người;

- công thức liên hệ giữa các thông số chấn thương và chi phí chấn thương có thể có;

- một phương pháp nhất quán để giải thích các kết quả thử nghiệm va chạm;

- phương pháp liên hệ các kết quả thu được từ phép phân tích phim và thiết bị đo đạc người nộm với các chấn thương phải chịu trong các tai nạn;

- một phương pháp đánh giá đồng thời các tác động kết hợp và liên quan của nhiều chấn thương;

- một phương pháp khách quan để định lượng các chi phí chấn thương bằng cách sử dụng một chỉ số riêng lẻ;

- một phương pháp để kiểm tra phép phân tích; và

- phương pháp thực hiện phép phân tích rủi ro/lợi ích của các thiết bị bảo vệ lắp trên mô tô, dựa trên mật độ các điều kiện va chạm được định ra trong TCVN 7973-2 (ISO 13232-2).

Bộ ISO 13232 quy định các yêu cầu tối thiểu để nghiên cứu tính khả thi của các thiết bị bảo vệ lắp trên mô tô, dùng để bảo vệ cho người lái trong trường hợp xảy ra va chạm.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thử nghiệm về va chạm, bao gồm:

- các mô tô hai bánh;

- kiểu loại xe đối diện được quy định;

- xe đứng yên và xe chuyển động hoặc cả hai xe chuyển động;

- bất kỳ xe chuyển động với tốc độ đều trên một đường thẳng ngay trước khi va chạm;

- một người nộm đội mũ bảo hiểm ở vị trí ngồi thông thường trên một mô tô đặt thẳng đứng;

- phép đo tiềm năng đối với các dạng chấn thương được quy định trên vùng cơ thể;

- đánh giá các kết quả của các phép thử va chạm theo từng cặp (nghĩa là so sánh giữa các môtô có lắp và không lắp các thiết bị được đề xuất).

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7973 (ISO 13232) không áp dụng cho việc thử để phục vụ yêu cầu pháp lý.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7973-1 : 2008 (ISO 13232-1), Mô tô - Qui trình thử và phân tích để nghiên cứu đánh giá các thiết bị lắp trên mô tô để bảo vệ người lái khi đâm - Phần 1: Định nghĩa, ký hiệu và yêu cầu chung.

TCVN 7973-2 (ISO 13232-2), Mô tô - Qui trình thử và phân tích để nghiên cứu đánh giá các thiết bị lắp trên mô tô để bảo vệ người lái khi đâm - Phần 2: Định nghĩa các điều kiện va chạm liên quan đến dữ liệu tai nạn.

TCVN 7973-4 (ISO 13232-4), Mô tô - Qui trình thử và phân tích để nghiên cứu đánh giá các thiết bị lắp trên mô tô để bảo vệ người lái khi đâm - Phần 4: Biến số cần đo, thiết bị và quy trình đo.

ISO 13232-7, Motorcycles - Test and analysis procedures for reseach evaluation of rider crash protective devices fitted to motorcycles - Pars 7: Standardized procedures for performing computer simulations of motorcycle impact tests (Mô tô - Qui trình thử và phân tích để nghiên cứu đánh giá các thiết bị lắp trên mô tô để bảo vệ người lái khi đâm xe - Phần 7: Quy trình đã được chuẩn hóa để thực hiện các mô phỏng máy tính của các phép thử va chạm mô tô).

ISO 13232-8, Motorcycles - Test and analysis procedures for reseach evaluation of rider crash protective devices fitted to motorcycles - Pars 8: Documentation and reports (Mô tô - Qui trình thử và phân tích để nghiên cứu đánh giá các thiết bị lắp trên mô tô để bảo vệ người lái khi đâm xe - Phần 8: Tài liệu và báo cáo).

AIS-90 : 1990, Association for the Advancement of Automotive Medicine (AAAM), Des Plaines, IL, USA The abbreviated injury scale,1990 revision (Hiệp hội vì sự tiến bộ y học của ngành ô tô (AAAM), Des Plaines, IL, USA Thang ký hiệu chấn thương, sửa đổi năm 1990).

SAE J211, Instrumentation for impact test,Warrendale,Pennsylvania, USA (Thiết bị để thử va chạm, Warrendale, Pennsylvania, USA).

SAE J885, Human tolerance to impact conditions as related to motor vehicle design, Warrendale, Pennsylvania, USA.Warrendale, Pennsylvania, USA (Sức chịu đựng của cơ thể với các tình huống va chạm có liên quan đến thiết kế xe cơ giới, Warrendale, Pennsylvania, USA).

3. Định nghĩa và Chữ viết tắt

Các thuật ngữ dưới đây đã được định nghĩa trong TCVN 7973-1 và được áp dụng cho tiêu chuẩn này.

Các định nghĩa bổ sung có thể áp dụng cho tiêu chuẩn này cũng được liệt kê trong TCVN 7973-1:

- Thang ký hiệu chấn thương (AIS);

- Độ đâm xuyên dư lớn nhất ở bụng (PA,max);

- Các chi phí phụ thuộc (AC);

- Chi phí tử vong (cost of fatality (CF);

- Toàn bộ chuỗi va chạm;

- Mô hình gia tốc tổng quát đối với sức chịu chấn thương của não (GAMBIT, G);

- Tiêu chuẩn chấn thương đầu (HIC);

- Hàm đánh giá chấn thương;

- Biến số đánh giá chấn thương;

- Các chi phí chấn thương (IC);

- Chỉ số chấn thương;

- Biến số tiềm năng chấn thương;

- Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương;

- Các chi dưới (IE);

- Giá trị PAIS cực đại;

- Các chi phí y tế (MDC);

- Chi phí chấn thương được chuẩn hóa (ICnorm);

- Sự mất khả năng cục vĩnh viễn (PP1);

- Giai đoạn va chạm sơ cấp;

- Xác suất tử vong (PF);

- Giá trị AIS có thể có (PAIS);

- Giai đoạn va chạm thứ cấp;

- Giá trị PAIS tổng;

- Độ nén chuẩn lớn nhất lên xương ức trên (dưới) (Cus,max,norm Cls,max,norm);

- Tốc độ - độ nén chuẩn lớn nhất lên xương ức trên (dưới) (VCus,max hoặc VCls.max);

- Tốc độ xương ức trên (dưới) (Vus hoặc Vls).

4. Yêu Cầu

4.1. Biến số Chấn thương

4.1.1. Biến số đánh giá chấn thương

Các biến số đánh giá chấn thương sau đây sẽ được đánh giá trong giai đoạn va chạm sơ cấp và trong toàn bộ chuỗi va chạm bằng cách sử dụng các phép tính toán giới thiệu trong 5.1 và các phương pháp đo đưa ra trong 5.2.1 và 5.2.3.3 của TCVN 7973-4:

- Giá trị GAMBIT cực đại của đầu (Gmax);

- Tiêu chuẩn chấn thương đầu (HIC);

- Gia tốc dài tổng hợp cực đại của đầu (ar,H,max);

- Chỉ số chấn thương cổ (NII);

- Độ nén chuẩn lớn nhất lên xương ức trên (Cus,max,norm);

- Độ nén chuẩn lớn nhất lên xương ức dưới (Cls,max,norm);

- Tốc độ - độ nén lớn nhất lên xương ức trên (VCus,max) đối với Vus ≥ 3 m/s;

- Tốc độ - độ nén lớn nhất lên xương ức dưới (VCls,max) đối với Vls ≥ 3 m/s;

- Độ đâm xuyên dư lớn nhất ở bụng (PA,max).

4.1.2. Biến số về khả năng chấn thương

Các biến số về khả năng chấn thương sau đây phải được xác định bằng cách đánh giá chúng theo các phương pháp được mô tả trong 5.2.4.2 của TCVN 7973-4. Các biến này phải được đánh giá trong khoảng thời gian từ 0,050 s trước sự chạm nhau đầu tiên của mô tô/xe đối diện cho đến khi có sự chạm nhau đầu tiên giữa mũ bảo hiểm và xe đối diện, hoặc đến khi mũ bảo hiểm rời khỏi trường nhìn, tùy theo sự kiện nào xuất hiện sớm hơn, trừ khi quy định khác. Để tính toán các giá trị vận tốc, các kết quả sẽ được lấy vi phân theo 5.1.7, trong cùng khoảng thời gian này. Các giá trị cụ thể được liệt kê bên dưới phải được định ra từ các giá trị thời gian vận tốc:

- quỹ đạo của mũ bảo hiểm trong mặt phẳng thẳng đứng dọc đầu tiên của hành trình mô tô (zh ứng với xh);

- Vận tốc tổng hợp của mũ bảo hiểm tại lúc chạm nhau đầu tiên giữa mũ bảo hiểm và xe đối diện (Vr,h,fc);

- Vận tốc theo chiều dọc của mũ bảo hiểm tại lúc chạm nhau đầu tiên giữa mũ bảo hiểm và xe đối diện (Vx,h,fc);

- Vận tốc theo chiều ngang của mũ bảo hiểm tại lúc chạm nhau đầu tiên giữa mũ bảo hiểm và xe đối diện (Vy,h,fc);

- Vận tốc thẳng đứng của mũ bảo hiểm tại lúc chạm nhau đầu tiên giữa mũ bảo hiểm và xe đối diện (Vz,h,fc).

4.2. Chấn thương ở chi dưới

Những chấn thương ở chi dưới sau đây sẽ được đánh giá, dựa vào những quan sát và những phép đo ở những bộ phận dễ gãy được mô tả trong 5.2.3 của TCVN 7973-4 (ISO 13232-4):

- Những chỗ gãy xương không dịch chuyển;

- Những chỗ gãy xương có dịch chuyển;

- Những chỗ sai khớp một phần ở đầu gối;

- Những sai khớp toàn bộ ở đầu gối.

4.3. Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương

Các giá trị xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương (ISP) sau đây phải được xác định cho mỗi mức độ nghiêm trọng, AIS ≥ 1 cho đến mức độ cao nhất, theo phương pháp được mô tả trong 5.3:

- Phần đầu khép kín ISPH;

- Sự chất tải kết hợp lên phần cổ trên ISPn;

- Sự nén lên xương ức trên ISPC,us;

- Sự nén lên xương ức dưới ISPC,ls;

- Tốc độ - độ nén lên xương ức trên ISPvc,us;

- Tốc độ - độ nén lên xương ức dưới ISPvc,ls;

- Sự đâm xuyên vào bên trong bụng ISPA.

4.4. Chỉ số chấn thương

Xác suất của từng mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS phải được tính toán cho mỗi vùng trong 5 vùng của cơ thể: đầu, cổ trên, ngực, bụng và các chi dưới, sử dụng các quy trình được mô tả trong 5.4.

Chi phí y tế và chi phí phụ thuộc gắn liền với các chấn thương đối với mỗi phần trong 5 phần của cơ thể phải được tính toán theo các quy trình được mô tả trong 5.5.1 và 5.5.2 tương ứng. Chi phí tử vong phải được xác định theo quy định trong Phụ lục A.

Xác suất tử vong phải được tính toán theo các quy trình được mô tả trong 5.6.

Nguy cơ của chấn thương não đe dọa đến tính mạng phải được tính toán từ HIC bằng cách sử dụng các quy trình được mô tả trong 5.6.4.

Các thang ký hiệu chấn thương có thể xảy ra (PAIS) phải được xác định theo vùng cơ thể, sử dụng các quy trình được mô tả trong 5.7.1. Giá trị PAIS lớn nhất và PAIS tổng cộng phải được xác định trên toàn bộ các vùng của cơ thể theo các quy trình được mô tả trong 5.7.2 và 5.7.3 tương ứng.

Các chi phí chấn thương được chuẩn hóa của sự sống sót và sự tử vong và tổng chi phí chấn thương được chuẩn hóa phải được xác định theo các quy trình trong 5.8.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “chi phí” được sử dụng trong điều này có ý nghĩa cụ thể và giới hạn, và chỉ dùng cho mục đích so sánh thử nghiệm (xem 3.5.7 của TCVN 7973-1 đối với các định nghĩa chi phí riêng). Thuật ngữ “các chi phí”, theo như cách được sử dụng ở đây, tượng trưng cho các chi phí trung bình dựa trên mô hình đơn giản hóa của các mẫu dữ liệu kinh tế - sinh học; được thu thập trong một khoảng thời gian và một vùng đặc thù; và đối với một phạm vi giới hạn các kiểu chấn thương cụ thể, mức độ nghiêm trọng, và các vị trí chấn thương trên cơ thể, có thể kiểm tra được trong thử va chạm, và điều này có thể loại trừ phần lớn các kiểu, mức độ nghiêm trọng, và các vị trí chấn thương trên cơ thể con người, và một số dạng thành phần chi phí. “Các chi phí” được mô tả trong tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp một nền tảng chung thuận tiện để kết hợp và so sánh các vùng cơ thể cũng như các thử nghiệm va chạm, và được mô tả trên một nền tảng tương đối, đối với các dạng chấn thương, vị trí chấn thương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương khác nhau. Vì các lý do đã đề cập trước đây, những chi phí như vậy có sự hạn chế trong khả năng áp dụng và không thích hợp để tính toán chi phí thực sự của một tai nạn thực tế cụ thể, cũng như chi phí xã hội hay kinh tế của một thiết bị hoặc mẫu thiết kế đã cho.

4.5. Phân tích rủi ro/lợi ích

Bất kỳ phép phân tích rủi ro/lợi ích nào của thiết bị được đề xuất lắp trên mô tô để bảo vệ người lái khi đâm, tạo thành một phần của phép đánh giá toàn bộ được mô tả trong TCVN 7973-2 hoặc là có thể được sử dụng để nhận biết các kiểu lỗi tiềm tàng của các thiết bị được đề xuất cho các mục đích thử kỹ hơn, phải sử dụng các phương pháp được mô tả trong 5.10.

5. Quy trình

5.1. Biến số chấn thương

Tính toán các giá trị lớn nhất của các biến số theo thời gian, ví dụ Gmax(t)

5.1.1. Gia tốc tổng hợp

Tính toán các gia tốc dài và gia tốc góc của đầu, sử dụng các giá trị theo thời gian của các gia tốc dài và gia tốc góc như được tính trong 5.2.1 của TCVN 7973-4 (ISO 13232-4), và được thể hiện trong ví dụ về tính gia tốc dài tổng hợp được cho dưới đây:

trong đó

ar là gia tốc dài tổng hợp, tính bằng đơn vị g;

ax là gia tốc dài theo phương x tính bằng đơn vị g;

ay là gia tốc dài theo phương y tính bằng đơn vị g;

az là gia tốc dài theo phương z tính bằng đơn vị g;

với g là gia tốc trọng trường

Khi chỉ có 2 thành phần được tính đến trong giá trị tổng hợp thì tính toán giá trị tổng hợp của 2 thành phần này như được minh họa trong ví dụ về thành phần lực cắt tổng hợp được cho dưới đây:

trong đó

Fxy là hợp lực, tính bằng kN;

Fx là lực tác dụng theo phương x, tính bằng kN;

Fy là lực tác dụng theo phương y, tính bằng kN.

5.1.2. GAMBIT

Tính GAMBIT bằng cách sử dụng công thức dưới đây:

trong đó

G là GAMBIT

ar,H là gia tốc dài tổng hợp của đầu, tính bằng g;

ar,H là gia tốc góc tổng hợp của đầu, tính bằng rad/s2;

250 là hệ số chuẩn hóa đối với gia tốc dài trong GAMBIT, tính bằng g;

25 000 là hệ số chuẩn hóa đối với gia tốc góc trong GAMBIT, tính bằng rad/s2;

với g là gia tốc trọng trường

Xác định giá trị lớn nhất của GAMBIT, Gmax.

5.1.3. HIC

Tính toán HIC bằng cách sử dụng công thức cho dưới đây:

trong đó:

HIC là tiêu chuẩn chấn thương đầu;

ar,H là gia tốc dài tổng hợp của đầu, tính bằng g (g: gia tốc trọng trường);

Các giá trị HIC chỉ được tính trong các khoảng thời gian tiếp xúc của đầu được xác định bởi các thời gian va chạm (te) và bật ra (td) của đầu được xác định theo báo cáo kỹ thuật ISO/TR 12351.

t1 và t2 (tính bằng s) là các khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc hợp lý cho mỗi khoảng thời gian tiếp xúc được chia ra thành các khoảng không lớn hơn 0,015 s, trong đó t1 tɛ và t2 ≤ td.

Một ví dụ về mã chương trình để tính va chạm của đầu được cho trong Phụ lục I.

5.1.4. Độ nén xương ức trên và dưới

Sử dụng lịch trình thời gian dịch chuyển xương ức ghi lại được và các biến đổi được mô tả trong 4.4.1.3 và 5.2.1 của TCVN 7973-4 (ISO 13232-4). Tính độ uốn và nén xương ức trên và dưới, như biểu diễn trong các công thức đối với xương ức trên, được cho dưới đây và tham khảo Hình 1:

trong đó

Dy,us

là độ võng của xương ức theo phương y, tính bằng milimét;

luL

là chiều dài dây cáp của chiết áp dây phía trên bên trái, tính bằng milimét;

ΔluL

là số gia chiều dài cáp của chiết áp dây phía trên bên trái (dương nếu dài hơn), tính bằng milimét;

luR

là chiều dài cáp của chiết áp dây phía trên bên phải, tính bằng milimét;

ΔluR

là số gia chiều dài cáp của chiết áp dây phía trên bên phải (dương nếu dài hơn), tính bằng milimét;

WL,R

là khoảng cách ngang giữa các chiết áp dây trái và phải, tính bằng milimét;

Dx,us

là độ võng của xương ức trên theo phương x, tính bằng milimét;

dus

là khoảng cách thẳng góc không bị biến dạng từ mặt phẳng chứa các trục quay của chiết áp dây đến xương ức trên, ở vị trí trọng tâm của xương sườn số 2 mà các dây tiếp xúc với nhau, tính bằng milimét;

187,5

là hệ số thứ nguyên được sử dụng để chuẩn hóa sự nén của ngực Hybrid III, tính bằng milimét;

Cus,norm

là độ nén xương ức trên được tiêu chuẩn hóa cho người nộm Hybrid III, được biểu diễn dưới dạng phần trăm.

Nhận dạng độ nén chuẩn hóa cực đại của xương ức trên và dưới, Cus,max và Cis, max tương ứng.

Nếu bất kỳ khi nào mà Dx,us hoặc Dx,ls nào vượt quá 75 mm, ghi vào tài liệu kết quả này theo ISO 13232-8.

o Vị trí điểm nối không bị võng của tiếp điểm của chiết áp dây

● Vị trí điểm nối bị võng của tiếp điểm của chiết áp dây

• Các điểm trục quay của chiết áp dây

Hình 1 - Biểu diễn hình học của chiết áp ngực đối với xương ức trên

5.1.5. Vận tốc của xương ức trên và dưới

Tính toán vận tốc nén xương ức trên và dưới bằng cách lấy vi phân độ võng của xương ức trên và dưới tương ứng, khi sử dụng quy tắc hình thang, như biểu diễn dưới đây đối với xương ức trên. Lọc các giá trị vận tốc bằng cách sử dụng SAE J211 Class 60 và chuyển đổi các giá trị vận tốc sang đơn vị m/s.

trong đó

Vus

là tốc độ xương ức trên, tính bằng mét trên giây;

Dx.us

là độ võng của xương ức trên theo phương x, tính bằng milimét;

t

là thời gian, tính bằng giây;

1 000

là hệ số chuyển đổi thứ nguyên từ milimét sang mét.

5.1.6. Tốc độ - độ nén xương ức trên và dưới

Tính toán tốc độ - độ nén xương ức trên và dưới, theo minh họa trong công thức đối với xương ức trên được cho dưới đây:

trong đó

VCUS

là tốc độ - độ nén xương ức trên, tính bằng mét trên giây;

Vus

là vận tốc của xương ức trên, tính bằng mét trên giây;

Dx,us

độ võng xương ức trên theo phương x, tính bằng milimét;

1,3

là hệ số để hiệu chỉnh các biến số đo bên trong của xương ức trên (dưới) để áp dụng bên ngoài;

229

là hệ số thứ nguyên để tiêu chuẩn hóa độ võng cho tính toán tốc độ nén VC, tính bằng milimét.

Xác định tốc độ - độ nén xương ức trên và dưới, VCus,maxVCIs,max theo thứ tự lần lượt đối với VusVls ≥ 3 m/s, chỉ xét đến các trường hợp khi cả V và Dx có giá trị âm.

5.1.7. Các vận tốc thành phần của điểm tâm của mũ bảo hiểm

Vẽ đồ thị quỹ đạo điểm tâm của mũ bảo hiểm theo như mô tả trong 4.1.2. Đánh giá các giá trị Vx,h,fc, và Vy,h,fcVz,h,fc có liên quan đến hệ trục quán tính và sử dụng các quy trình được mô tả trong Phụ lục A của TCVN 7973-4 (ISO 13232-4).

Tính toán các giá trị vận tốc thành phần của trọng tâm mũ bảo hiểm theo các phương x, y, z từ dữ liệu phim tốc độ cao, như được minh họa trong ví dụ về vận tốc điểm tâm của mũ bảo hiểm theo phương x, được cho dưới đây:

trong đó

Vx,h,i

là vận tốc điểm tâm của mũ bảo hiểm theo phương x tại khung phân tích thứ i, tính bằng mét trên giây;

xh,i+1

là vị trí của điểm tâm của mũ bảo hiểm theo phương x tại khung phân tích thứ i+1, tính bằng milimét;

ti+1

là thời gian của khung phân tích thứ i+1, tính bằng giây;

1 000

là hệ số chuyển đổi thứ nguyên từ milimét sang mét;

5.1.8. Chỉ số chấn thương cổ (NII)

Tính NII bằng cách sử dụng công thức dưới đây:

trong đó

Fc(t)

là lực nén hướng trục cổ (giá trị nhỏ nhất là Fz hoặc 0 (không bao giờ là số dương));

F*C

là hệ số chuẩn hóa cho sự nén F*C = -6,53 kN);

FT(t)

là lực căng của cổ (giá trị lớn nhất là Fz hoặc 0, (không bao giờ là số âm);

F*T

là hệ số chuẩn hóa cho độ căng (F*T = 3,34 kN);

Mx(t)

là mô men uốn quay ở cổ tại vị trí u đầu xương chẩm;

M*X

là hệ số chuẩn hóa cho độ uốn ngang của u đầu xương chẩm (M*x = 62,66 Nm);

ME(t)

là mô men kéo ở cổ tại vị trí u đầu xương chẩm [giá trị nhỏ nhất của My hoặc 0 (không bao giờ là số dương)];

M*E

là hệ số chuẩn hóa cho sự uốn giãn của u đầu xương chẩm (M*E = -58,0 Nm);

MF(t)

là mô men uốn cổ ở u đầu xương chẩm (giá trị lớn nhất của My hoặc 0 (không bao giờ là số âm));

M*F

là hệ số chuẩn hóa cho độ uốn ở u đầu xương chẩm (M*F = 204,2 Nm);

Mz(t)

là mô men xoắn cổ;

M*z

là hệ số chuẩn hóa cho độ xoắn (M*Z = 47,1 Nm).

Xác định NIImax (giá trị NII cực đại) bằng phương pháp phân tích chuỗi thời gian.

CHÚ THÍCH: Những giả định và những giới hạn để dự đoán các chấn thương ở cổ được cho trong 3.1.5 Phụ lục O và Phụ lục J.

5.2. Sự phá hỏng các bộ phận dễ gãy

Ghi lại số lượng những chỗ gãy có dịch chuyển và không dịch chuyển của mỗi xương đùi và xương ống dễ gãy. Ghi lại những chỗ trật khớp một phần hoặc toàn bộ hoặc không bị chấn thương ở mỗi đầu gối. Ghi lại giá trị PA,max. Sử dụng các phương pháp đánh giá được mô tả trong 5.2.3 của TCVN 7973-4 .

5.3. Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương

Đưa các giá trị biến số chấn thương vào trong những mối liên hệ sau đây để xác định xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương (ISP) đối với mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS, đối với mỗi vùng cơ thể.

5.3.1. Đầu

Tính toán giá trị GAMBIT ISPGmax,HISPHIC,H của phần đầu kín như là một hàm số của Gmax và HIC tương ứng, đối với mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS ≥ j, bằng cách sử dụng các hàm đánh giá chấn thương được cho trong Bảng 1a và 1b tương ứng. Nếu có bất kỳ giá trị đánh giá chấn thương đầu nào nhỏ hơn giá trị yêu cầu tối thiểu đối với mức độ chấn thương nghiêm trọng, thì giá trị ISP tương ứng là 0.

Giá trị ISP, ISPH của phần đầu kín đối với mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS,j, được định nghĩa là giá trị lớn hơn trong hai giá trị ISPGmax, Hj hoặc ISPHIC,Hj.

5.3.2. Ngực

Đối với mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS ≥ j, tính toán độ nén ở ngực trên và ngực dưới, ISPC,usISPC,ls, như là một hàm số của Cus,maxCls,max tương ứng, và tính toán giá trị tốc độ - độ nén ISPVC,usISPVC,ls như là một hàm số của tương ứng VCus,maxVCls,max tương ứng bằng cách sử dụng các hàm đánh giá chấn thương được cho trong Bảng 2 và 3 tương ứng. Nếu có bất kỳ giá trị đánh giá chấn thương ngực nào nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất yêu cầu đối với mức độ nghiêm trọng của chấn thương, thì giá trị ISP tương ứng là 0.

Độ nén ở ngực ISPc đối với mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS, j, được định nghĩa là giá trị lớn hơn trong hai giá trị ISPc,us,j hoặc ISPC,ls,j. Tốc độ - độ nén ngực ISPVC,ls đối với mỗi mức độ nghiêm trọng, j, được định nghĩa là giá trị lớn hơn trong hai giá trị ISPVC,us,j hoặc ISPVC,ls,j. Giá trị ISP, ISPTh tổng của ngực đối với mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS, j, được định nghĩa là giá trị lớn hơn trong hai giá trị ISPCj hoặc ISPVCj.

5.3.3. Bụng

Tính toán độ đâm xuyên bên trong bụng ISPA như là một hàm của pA,max đối với mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS > j bằng cách sử dụng các hàm số đánh giá chấn thương được cho trong Bảng 4.

CHÚ THÍCH: Người nghiên cứu có thể lựa chọn để tính toán ISPA, các chỉ số chấn thương, và các chi phí chấn thương bằng cách:

- Thay thế các giá trị đo được của pA,max bằng giá trị 0;

- Tính các chỉ số chấn thương và chi phí chấn thương theo mô tả trong tiêu chuẩn này;

- Thông báo cả hai bộ giá trị và giá trị pA,max đo được trong tài liệu;

- Lưu ý sự sai lệch này trong tài liệu.

Bảng 1a - Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương ở phần đầu kín dưới dạng hàm số của Gmax

Mức độ nghiêm trọng

Gmax tối thiểu yêu cầu

Hàm đánh giá chấn thương

AIS ≥ 1

0

ISPH,1 = 1 - exp((-Gmax/ 0,755)3,5)

AIS ≥ 2

0,125

ISPH,2 = 1 - exp(-((Gmax - 0,125)/ 0,70)3,5)

AIS ≥ 3

0,375

ISPH,3 = 1 - exp(-((Gmax - 0,375)/ 0,64)3,5)

AIS ≥ 4

0,438

ISPH,4 = 1 - exp(-((Gmax - 0,438)/ 0,62)3,5)

AIS ≥ 5

0,650

ISPH,5 = 1 - exp(-((Gmax - 0,065)/ 0,54)2,2)

AIS = 6

0,680

ISPH,6 = 1 - exp(-((Gmax - 0,680)/ 0,60)1,8)

trong đó:

ISPHj    là xác suất chấn thương ở đầu của mức độ chấn thương AIS ít nhất là mức j;

AIS      được xác định trong AIS-90;

Gmax     là giá trị lớn nhất của GAMBIT.

Bảng 1b - Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương ở phần đầu kín dưới dạng hàm của HIC

Mức độ nghiêm trọng

HIC tối thiểu yêu cầu

Hàm đánh giá Chấn thương

AIS ≥ 1

0

ISPHIC,H,1 = 1 - exp(-(HIC / 560)2,98)

AIS ≥ 2

0

ISPHIC,H,2 = ISPHIC,H,3 + (ISPHIC,H,1 - ISPHIC,H,3)x(55/123)

AIS ≥ 3

0

ISPHIC,H,3 = 1-exp[-((HIC - 500)/ 1990)4,5]

AIS ≥ 4

450

ISPHIC,H,4 = ISPHIC,H,4 + (ISPHIC,H,3 - ISPHIC,H,6)x(24 / 41) 

AIS ≥ 5

450

ISPHIC,H,5 = ISPHIC,H,6 + (ISPHIC,H,3 - ISPHIC,H,6)x(14 / 41)

AIS = 6

450

ISPHIC,H,6 = 1-exp[-((HIC - 450)/ 3275)1,36]

Bảng 2 - Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương do nén ngực dưới dạng hàm của Cus,max và Cls,max

Mức độ nghiêm trọng

Cus,max tối thiểu yêu Cầu

Hàm đánh giá chấn thương a

AIS ≥ 1

1,77

ISPC,us,1 = 1 - exp[-((Cus,max - 1,77)/ 24)6,00]

AIS ≥ 2

7,47

ISPC,us,2 = 1 - exp[-((Cus,max - 7,47)/ 24)6,00]

AIS ≥ 3

13,22

ISPC,us,3 = 1 - exp[-((Cus,max - 13,22)/ 24)6,00]

AIS ≥ 4

18,97

ISPC,us,4 = 1 - exp[-((Cus,max - 18,97)/ 24)6,00]

AIS ≥ 5

24,72

ISPC,us,5 = 1 - exp[-((Cus,max - 24,72)/ 24)6,00]

AIS = 6

32,52

ISPC,us,6 = 1 - exp[-((Cus,max - 32,52)/ 24)6,00]

trong đó:

ISPC,us,j    là xác suất chấn thương do ép ngực trên của mức độ chấn thương AIS ít nhất ở mức j;

AIS                 được xác định trong AIS-90;

Cus,max      là giá trị nén lớn nhất lên ngực trên, được biểu diễn dưới dạng %.

a               công thức tính ISP biểu diễn cho Cus,max cũng là công thức biểu diễn cho Cls,max.

Bảng 3 - Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương ở ngực do tốc độ - độ nén dưới dạng hàm số của VCus,max và VCls,max

Mức độ nghiêm trọng

VCus,max tối thiểu yêu cầu

Hàm đánh giá chấn thương

AIS ≥ 1

0

ISPVC,us,1 = 1 - exp[-(VCus,max / 0,30)0,99]

AIS ≥ 2

0

ISPVC,us,2 = 1 - exp[-(VCus,max / 0,68)1,46]

AIS ≥ 3

0

ISPVC,us,3 = 1 - exp[-(VCus,max / 1,40)2,85]

AIS ≥ 4

0,4

ISPVC,us,4 = 1 - exp[-((VCus,max / 0,4) / 1,291)3,10]

AIS ≥ 5

1,00

ISPVC,us,5 = 1 - exp[-((VCus,max / 1,00) / 0,995)3,10]

AIS = 6

1,50

ISPVC,us,6 = 1 - exp[-((VCus,max - 1,50) / 0,78)3,10]

trong đó

ISPVC,us,j là xác suất chấn thương do tốc độ-độ nén ngực trên của mức độ chấn thương AIS ít nhất ở mức j;

AIS được xác định trong AIS-90;

Cus,max là giá trị tốc độ - độ nén lớn nhất lên ngực trên, được biểu diễn dưới dạng %.

a công thức tính ISP biểu diễn cho VCus,max cũng là công thức biểu diễn cho VCls,max.

Bảng 4 - Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương do đâm xuyên vào trong bụng dưới dạng hàm của PAmax

Mức độ nghiêm trọng

Hàm đánh giá chấn thương

AIS ≥ 1

ISPA,1 = 1,57 x 10-2 x pA,max

AIS ≥ 2

ISPA,2 = 1,23 x 10-2 x pA,max

AIS ≥ 3

ISPA,3 = 1,55 x 10-4 x (pA,max)2,00

AIS = 4

ISPA,4 = 9,36 x 10-13 x (pA,max)6,50

trong đó

ISPA,j là xác suất chấn thương bụng của mức độ chấn thương AIS ít nhất ở mức j;

AIS được xác định trong AIS-90;

PA,max là giá trị đâm xuyên lớn nhất vào bụng, tính bằng milimét.

a việc tính toán ISP thừa nhận rằng PAmax nhỏ hơn 60 mm. Các giá trị lớn hơn giá trị này là thực sự hiếm gặp

5.3.4. Cổ

Tính ISPn ở cổ như là một hàm của NII cho mỗi mức độ chấn thương nghiêm trọng AIS ≥ j bằng cách sử dụng các hàm đánh giá chấn thương cho ở Bảng 5. Nếu NIImax nhỏ hơn giá trị tối thiểu yêu cầu thì ISPn,j = 0

Bảng 5 - Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương do tải trọng kết hợp lên cổ dưới dạng hàm của NII

Mức độ nghiêm trọng

NHmax nhỏ nhất yêu cầu

Hàm đánh giá chấn thương

AIS ≥ 1

1,06

AIS ≥ 2

1,86

AIS ≥ 3

2,29

AIS ≥ 4

4,73

AIS ≥ 5

4,73

AIS = 6

6,13

trong đó

ISPn,j là xác suất chấn thương cổ khi AIS ít nhất ở mức chấn thương j;

AIS được xác định trong AIS-90;

NIImax là giá trị lớn nhất của chỉ số chấn thương cổ (NII).

5.4. Xác suất của từng mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS

5.4.1. Đầu, cổ, ngực, bụng

Đối với mỗi vùng trong 4 vùng của cơ thể và mỗi mức độ trong các mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS, tính toán xác suất phải chịu một chấn thương ở mức độ nghiêm trọng của thương tích AIS cụ thể. Sử dụng công thức cho dưới đây:

Pij = ISPij - ISPij+1

trong đó

Pi.j là xác suất phải chịu chấn thương ở một mức độ nghiêm trọng j trên vùng cơ thể i;

ISPi,j là xác suất phải chịu chấn thương có mức độ nghiêm trọng ít nhất là j trên vùng cơ thể i.

5.4.2. Chi dưới

5.4.2.1. Số lượng chấn thương

Dựa vào sự hư hại của bộ phận dễ gãy của chân được ghi lại trong 5.2, xác định số lượng các chấn thương và mức độ nghiêm trọng của mỗi chấn thương theo thang AIS, đối với xương đùi, xương ống chân và đầu gối, bằng cách sử dụng Bảng 6.

5.4.2.2. Xác suất của một chấn thương ở một mức độ nghiêm trọng của chấn thương riêng

Do bản chất của các bộ phận dễ gãy của chân được sử dụng, xác suất phải chịu một chấn thương ở chi dưới ở một mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS cụ thể, plEj, sẽ bằng 0 hoặc 1 đối với mỗi cấp độ trong 3 mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS được liệt kê trong Bảng 6. Xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS cao nhất trong 6 bộ phận của chân. Đặt PlEj bằng 1 đối với mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS đó, j, và đặt PlEj bằng 0 đối với hai mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS còn lại.

bảng 6 - Mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS đối với sự phá hủy bộ phận dễ gẫy

Kiểu gãy giữa xương đùi

Trật khớp gối

Kiểu gãy giữa xương ống chân

Mức độ nghiêm trọng AIS

Không

Không

Không

0

 

Từng phần

Không dịch chuyển

2

Dịch chuyển hay không dịch chuyển

Hoàn toàn

Dịch chuyển

3

Ví dụ, nếu chỉ có hai bộ phận của chân bị hư hại trong quá trình thử, trật khớp từng phần ở gối trái và gãy có dịch chuyển ở xương đùi phải, PlEj được xác định bằng 1 đối với mức nghiêm trọng chấn thương cấp 3 và bằng 0 đối với mức nghiêm trọng chấn thương AIS cấp 0 hoặc 2, như biểu diễn trên Bảng 7.

Bảng 7 - Ví dụ về xác định PlE,j

Bộ phận bị hỏng

Kiểu hỏng

AIS

PIE,j

Xương ống trái

Không

0

0

Xương ống phải

Không

0

0

Gối trái

Trật khớp từng phần

2

0

Gối phải

Không

0

0

Xương đùi trái

Không

0

0

Xương đùi phải

Gãy không dịch chuyển

3

1

trong đó: PIE,j là xác suất chịu đựng sự chấn thương ở khu vực xa nhất phía dưới của chấn thương AIS có mức độ nghiêm trọng j.

5.4.2.3. Sự mất khả năng cục bộ vĩnh viễn

Xác định số lượng bộ phận dễ gãy của chân bị hỏng và mức độ nghiêm trọng chấn thương theo thang AIS đối với mỗi chấn thương đó. Bằng cách sử dụng tiêu chí được liệt kê trong Bảng 8, xác định giá trị chỉ số mất khả năng cục bộ lâu dài lớn nhất (PPI) gây ra bởi việc chịu của những chấn thương có thể so sánh được đối với các chi dưới.

Bảng 8 - Xác định sự khả năng cục bộ vĩnh viễn

Nếu

PPI=

NF,3+NK,3+NK,2+NT,3+NT,2

≥ 3

0,38

NF,3+NK,3+NK,2+NT,3+NT,2

= 2

0,27

NF,3 hoặc NT,3 hoặc NK,2

= 1

0,15

NK,3

= 1

0,22

NT,2

= 1

0,07

Nleg

= 0

0,0

trong đó:

Nij là số bộ phận dễ gãy của chân bị hỏng i của AIS có mức độ chấn thương j ;

F là bộ phận của xương đùi ;

T là bộ phận của xương ống ;

K là bộ phận của đầu gối.

Đối với ví dụ đã cho trong 5.4.2.2, giá trị PPI được xác định như sau:

NK,2 + NF,3 = 2, vì vậy PPI = 0,27

5.5. Chi phí Chấn thương

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “chi phí” được sử dụng trong điều này có ý nghĩa cụ thể và giới hạn, và chỉ dùng cho mục đích so sánh thử nghiệm (xem 3.5.7 của TCVN 7973-1 (ISO 13232-1) đối với các định nghĩa chi phí riêng). Thuật ngữ “các chi phí”, theo như cách được sử dụng ở đây, tượng trưng cho các chi phí trung bình dựa trên mô hình đơn giản hóa của các mẫu dữ liệu kinh tế - sinh học; được thu thập trong một khoảng thời gian và một vùng đặc thù; và đối với một phạm vi giới hạn các kiểu chấn thương cụ thể, mức độ nghiêm trọng, và các vị trí chấn thương trên cơ thể, có thể kiểm tra được trong thử va chạm, và điều này có thể loại trừ phần lớn các kiểu, mức độ nghiêm trọng, và các vị trí chấn thương trên cơ thể con người, và một số dạng thành phần chi phí. “Các chi phí” được mô tả trong tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp một nền tảng chung thuận tiện để kết hợp và so sánh các vùng cơ thể cũng như các thử nghiệm va chạm, và được mô tả trên một nền tảng tương đối, đối với các dạng chấn thương, vị trí chấn thương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương khác nhau. Vì các lý do đã đề cập trước đây, những chi phí như vậy có sự hạn chế trong khả năng áp dụng và không thích hợp để tính toán chi phí thực sự của một tai nạn thực tế cụ thể, cũng như chi phí xã hội hay kinh tế của một thiết bị hoặc mẫu thiết kế đã cho.

5.5.1. Chi phí về y tế

Lập bảng kê các chấn thương theo vùng cơ thể và mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS. Xác định các chi phí y tế liên quan đến mỗi chấn thương theo vùng cơ thể và mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS riêng rẽ, đối với mỗi nước, bằng cách sử dụng dữ liệu chi phí được liệt kê trong Phụ lục A. Tính toán tổng chi phí y tế liên quan đến các chấn thương đối với mỗi vùng trong 4 vùng cơ thể, bao gồm đầu, cổ, ngực và bụng, bằng cách sử dụng công thức cho dưới đây:

trong đó

MDCi,tot là tổng chi phí y tế liên quan đến các chấn thương của vùng cơ thể i;

Pi,j là xác suất phải chịu một chấn thương có độ nghiêm trọng cụ thể j đối với vùng cơ thể i;

MDCi,j là chi phí y tế liên quan đến một chấn thương ở vùng cơ thể i có độ nghiêm trọng chấn thương AIS là j.

Xác định chi phí y tế liên quan đến những chấn thương ở các chi dưới có độ nghiêm trọng AIS lớn nhất bằng cách sử dụng dữ liệu chi phí tương ứng được liệt kê trong Phụ lục A.

Xác định tổng chi phí y tế của các chấn thương ở đầu, cổ, ngực, bụng và các chi dưới theo công thức dưới đây:

MDC = max(MDCi,tot)

trong đó

MDC là tổng chi phí y tế;

MDCi,tot là tổng chi phí y tế liên quan đến các chấn thương ở vùng cơ thể i.

5.5.2. Các chi phí phụ

Lập bảng kê các chấn thương theo vùng cơ thể và mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS. Xác định các chi phí phụ liên quan đến mỗi chấn thương theo vùng cơ thể và mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS riêng, đối với mỗi quốc gia trong dữ liệu chi phí được liệt kê trong Phụ lục A. Tính toán tổng các chi phí phụ liên quan đến các chấn thương đối với mỗi vùng trong 4 vùng cơ thể, bao gồm đầu, cổ, ngực, bụng bằng cách sử dụng công thức dưới đây:

trong đó

ACi,tot là tổng chi phí phụ liên quan đến các chấn thương phải chịu ở vùng i của cơ thể;

Pi,j là xác suất phải chịu có mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS là j của vùng i của cơ thể;

ACi,j là chi phí phụ liên quan đến chấn thương ở vùng i của cơ thể có mức độ nghiêm trọng theo thang AISlà j.

Xác định tổng chi phí phụ liên quan đến các chấn thương của chi dưới sử dụng giá trị PPI lớn nhất, như được xác định trong 5.4.2.3 và bảng chi phí cụ thể được cho trong Phụ lục A.

Xác định tổng chi phí phụ của các chấn thương ở đầu, cổ, ngực, bụng và chi dưới của cơ thể, theo công thức dưới đây:

AC = max(ACi ,tot)

trong đó

AC là chi phí phụ toàn bộ;

ACi.tot là tổng chi phí phụ liên quan đến các chấn thương phải chịu ở vùng i của cơ thể.

5.5.3. Chi phí tử vong

Xác định chi phí tử vong như được xác định trong Phụ lục A.

5.6. Xác suất tử vong

5.6.1. Do các chấn thương mức 6 của thang AIS

Tính xác suất tử vong do các chấn thương mức 6 của thang AIS của đầu, cổ, và/hoặc ngực theo công thức cho dưới đây:

Pfatal,6 = 1 - [(1 - PH,6)x(1 - Pn ,6)x(1 - PTh,6)]

trong đó

Pfatal,6 là xác suất tử vong do một chấn thương mức 6 của thang AIS;

PH,6 là xác suất phải chịu của một chấn thương mức 6 của thang AIS ở đầu;

PH,6 là xác suất phải chịu của một chấn thương mức 6 của thang AIS ở cổ;

PTh,6 là xác suất phải chịu của một chấn thương mức 6 của thang AIS ở ngực.

5.6.2. Do các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS

Xây dựng bảng như chỉ dẫn trên Bảng 9. Trong bảng, đối với mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS, liệt kê các giá trị đối với các xác suất được tính toán trước đây của chấn thương trên các vùng đầu, cổ, ngực, bụng và chi dưới, và số lượng các chấn thương ở xa phía dưới. Coi rằng cả hai chân bao gồm một vùng cơ thể riêng được gọi là các chi dưới.

Bảng 9 - XáC suất Chấn thương và thang AIS Có thể xảy ra

 

Vùng Của cơ thể

AIS

Đầu

Cổ

Ngực

Bụng

Xác suất

Số lượng chấn thương

0

PH,0

Pn,0

PTh,0

PA,0

PIE,0

-

1

PH,1

Pn,1

PTh,1

PA,1

PIE,1

-

2

PH,2

Pn,2

PTh,2

PA,2

PIE,2

NIE,2

3

PH,3

Pn,3

PTh,3

PA,3

PIE,3

NIE,3

4

PH,4

Pn,4

PTh,4

PA,4

PIE,4

-

5

PH,5

Pn,5

PTh,5

PA,5

PIE,5

-

6

PH,6

Pn,6

PTh,6

PA,6

PIE,6

-

AIS có thể xảy ra

PAISH

PAISn

PAISTh

PAISA

PAISIE

-

Xác suất tử vong do các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS gồm có xác suất tử vong do tất cả các khả năng kết hợp có thể của các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS. Tính xác suất tử vong cho mỗi khả năng kết hợp của 5 chấn thương không phải mức 6 của thang AIS, cho mỗi vùng của cơ thể và tổng cộng của các xác suất này.

Đối với mỗi sự kết hợp của 5 xác suất chấn thương, xác định 3 mức nghiêm trọng lớn nhất của chấn thương theo thang AIS. Sử dụng 3 mức chấn thương nghiêm trọng thang AIS này và Bảng B.1 trong Phụ lục B, xác định tỷ lệ tử vong gắn liền với sự kết hợp của các mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS. Tính toán xác suất tử vong do sự kết hợp đó của các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS .

VÍ DỤ: Tính xác suất tử vong từ sự kết hợp của các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS, như biểu diễn dưới đây, đối với:

- Đầu AIS 4;

- Cổ AIS 1;

- Ngực AIS 1;

- Bụng AIS 2;

- Các chi dưới AIS 3.

Xác định tỷ lệ tử vong đối với sự kết hợp đã cho của các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS khi sử dụng AIS 4, 3, và 2, vì chúng là 3 mức độ nghiêm trọng nhất của chấn thương theo thang AIS. Tỷ lệ tử vong là:

MR432 = 23,7099

trong đó

MR432 là tỷ lệ tử vong, từ Bảng B.1, đối với 3 giá trị lớn nhất theo thang AIS trong 5 vùng của cơ thể;

4, 3, 2, được biểu thị dưới dạng %.

Tính toán xác suất tử vong đối với sự kết hợp đã cho của các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS theo công thức sau:

trong đó

Pfatal,41123 là xác suất tử vong đối với sự kết hợp đã cho của các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS;

PH.4 là xác suất chấn thương đầu mức AIS 4;

Pn,1 là xác suất chấn thương cổ mức AIS 1;

PTh.1 là xác suất chấn thương ngực mức AIS 1;

PA.2 là xác suất chấn thương bụng mức AIS 2;

PlE.3 là xác suất chấn thương vùng xa phía dưới mức AIS 3.

Tính toán xác suất tử vong từ tất cả các kết hợp của các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS sử dụng công thức cho dưới đây:

trong đó

Pfatal.5 là xác suất tử vong từ tất cả các kết hợp của các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS;

MR là tỷ lệ tử vong, từ Bảng B.1 với 3 giá trị lớn nhất theo AIS theo trình từ giảm dần;

Pi,j là xác suất phải chịu một chấn thương đối với vùng i của cơ thể ở mức nghiêm trọng của chấn thương j, trong đó i là H, n, Th, A hoặc lE;

jH là mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS đối với đầu;

jn là mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS đối với cổ;

jTh là mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS đối với ngực;

jA là mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS đối với bụng;

jlE là mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS đối với các chi dưới.

5.6.3. Giá trị tổng

Tính xác suất tử vong toàn bộ bằng cách sử dụng công thức dưới đây:

Pfatal = Pfatal,6 + Pfatal,5

trong đó

Pfatal là xác suất tử vong toàn bộ;

Pfatal,6 là xác suất tử vong từ một chấn thương mức 6 của thang AIS;

Pfatal,5 là xác suất tử vong từ các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS.

5.6.4. Nguy cơ của chấn thương não đe dọa sự sống (gây tử vong)

Xác định nguy cơ chấn thương não đe dọa sự sống bằng cách sử dụng giá trị đối với HIC được tính toán trong 5.1.3 và biểu đồ được cho trong Hình 2. Đặt giá trị HIC tính toán được vào trục ngang và xác định nguy cơ tương ứng của chấn thương não đe dọa sự sống trên trục thẳng đứng.

Hình 2 - Nguy cơ của chấn thương não đe dọa sự sống đối với HIC khi t2- t1 ≤ 0,015s

5.7. Mức AIS Có khả năng xảy ra

5.7.1. Theo vùng của cơ thể

Tính toán một giá trị PAIS trung bình có ảnh hưởng đối với mỗi vùng của cơ thể như biểu diễn trong công thức dưới đây:

trong đó

PAISi là giá trị trung bình có ảnh hưởng của AIS đối với vùng i của cơ thể, làm tròn đến số nguyên gần nhất;

j là mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS;

PiJ là xác suất phải chịu một chấn thương có mức độ nghiêm trọng j theo thang AIS ở vùng i của cơ thể.

Đưa các giá trị PAIS tính toán này vào bảng 8 trong ô tương ứng.

Tính toán tổng số các chấn thương ở chi của cơ thể đối với mỗi mức độ chấn thương AIS đã được ghi trong Bảng 9. Ví dụ:

NlE,3 = NF,3 + NT,3 + NK ,3

trong đó

NlE,3 là số lượng các chấn thương AIS 3 ở vùng chi dưới của cơ thể;

F chỉ ra các chấn thương xương đùi;

T chỉ ra các chấn thương ở xương ống;

K chỉ ra các chấn thương ở đầu gối.

5.7.2. PAIS lớn nhất

Tính toán PAIS lớn nhất đối với tất cả các vùng trong cơ thể theo chỉ dẫn trong công thức sau đây:

PAISmax = max(PAISi)

trong đó

PAISmax là PAIS lớn nhất đối với tất cả các vùng trong cơ thể;

PAISi là PAIS cho vùng i.

5.7.3. Tổng PAIS

Tính toán tổng PAIS cho tất cả các vùng của cơ thể theo chỉ dẫn trong công thức sau đây

PAIStot = PAISH + PAISn + PAISTh + PAISA +

trong đó

PAIStot là tổng PAIS đối với tất cả các vùng trong cơ thể;

PAISH là PAIS đối với đầu;

PAISn là PAIS đối với cổ;

PAISTh là PAIS đối với ngực;

PAISA là PAIS đối với bụng;

j là mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS;

NlEJ là số lượng các chấn thương ở chi dưới của cơ thể có mức độ nghiêm trọng j của chấn thương theo thang AIS.

5.8. Chi phí chấn thương được chuẩn hóa

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “chi phí” được sử dụng trong điều này có ý nghĩa cụ thể và giới hạn, và chỉ dùng cho mục đích so sánh thử nghiệm (xem 3.5.7 của TCVN 7973-1 (ISO 13232-1) đối với các định nghĩa chi phí riêng).

Thuật ngữ “các chi phí”, theo như cách được sử dụng ở đây, tượng trưng cho các chi phí trung bình dựa trên mô hình đơn giản hóa của các mẫu dữ liệu kinh tế - sinh học; được thu thập trong một khoảng thời gian và một vùng đặc thù; và đối với một phạm vi giới hạn các kiểu chấn thương cụ thể, mức độ nghiêm trọng, và các vị trí chấn thương trên cơ thể, có thể kiểm tra được trong thử va chạm, và điều này có thể loại trừ phần lớn các kiểu, mức độ nghiêm trọng, và các vị trí chấn thương trên cơ thể con người, và một số dạng thành phần chi phí. “Các chi phí” được mô tả trong tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp một nền tảng chung thuận tiện để kết hợp và so sánh các vùng cơ thể cũng như các thử nghiệm va chạm, và được mô tả trên một nền tảng tương đối, đối với các dạng chấn thương, vị trí chấn thương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương khác nhau. Vì các lý do đã đề cập trước đây, những chi phí như vậy có sự hạn chế trong khả năng áp dụng và không thích hợp để tính toán chi phí thực sự của một tai nạn thực tế cụ thể, cũng như chi phí xã hội hay kinh tế của một thiết bị hoặc mẫu thiết kế đã cho.

Tính toán chi phí được chuẩn hóa để người sống sót bình phục được biểu diễn trong công thức sau:

trong đó

CSnorm là chi phí được chuẩn hóa để người sống sót bình phục;

MDC là chi phí y tế;

AC là chi phí phụ;

Pfatal là xác suất tử vong;

CF là chi phí tử vong;

Giá trị lớn nhất của CSnorm là 1-Pfatal.

Chi phí tử vong được chuẩn hóa (CFnorm) bằng xác suất của tử vong (Pfatal)

Tính toán tổng chi phí được chuẩn hóa cho chấn thương theo công thức dưới đây:

Cnorm = CSnorm + CFnorm

trong đó:

ICnorm là tổng chi phí được chuẩn hóa cho chấn thương;

CSnorm là chi phí được chuẩn hóa cho người sống sót bình phục;

CFnorm là chi phí tử vong được chuẩn hóa;

Giá trị lớn nhất của ICnorm là 1,0.

5.8.1. Chi phí chấn thương chuẩn hóa gia tăng đối với mỗi vùng cơ thể

Tiền chi phí chấn thương chuẩn hóa đối với mỗi vùng cơ thể (đầu, cổ, ngực, bụng, xương đùi, đầu gối, ống chân) theo 5.8 chỉ sử dụng các giá trị đánh giá chấn thương liên quan đến vùng cơ thể đó, và đặt các giá trị đánh giá cho tất cả các vùng khác của cơ thể bằng 0.

CHÚ THÍCH: Nói chung, tổng các chi phí chấn thương chuẩn hóa trên tất cả các vùng của cơ thể sẽ không bằng tổng chi phí chấn thương chuẩn hóa, do sự tương tác chi phí chấn thương giữa các vùng của cơ thể và các vùng khác là mối liên hệ không tuyến tính.

5.9. Phân tích rủi ro/lợi ích

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “chi phí” được sử dụng trong điều này có ý nghĩa cụ thể và giới hạn, và chỉ dùng cho mục đích so sánh thử nghiệm (xem 3.5.7 của TCVN 7973-1 đối với các định nghĩa chi phí riêng). Thuật ngữ “các chi phí”, theo như cách được sử dụng ở đây, tượng trưng cho các chi phí trung bình dựa trên mô hình đơn giản hóa của các mẫu dữ liệu kinh tế - sinh học; được thu thập trong một khoảng thời gian và một vùng đặc thù; và đối với một phạm vi giới hạn các kiểu chấn thương cụ thể, mức độ nghiêm trọng, và các vị trí chấn thương trên cơ thể, có thể kiểm tra được trong thử va chạm, và điều này có thể loại trừ phần lớn các kiểu, mức độ nghiêm trọng, và các vị trí chấn thương trên cơ thể con người, và một số dạng thành phần chi phí. “Các chi phí” được mô tả trong tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp một nền tảng chung thuận tiện để kết hợp và so sánh các vùng cơ thể cũng như các thử nghiệm va chạm, và được mô tả trên một nền tảng tương đối, đối với các dạng chấn thương, vị trí chấn thương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương khác nhau. Vì các lý do đã đề cập trước đây, những chi phí như vậy có sự hạn chế trong khả năng áp dụng và không thích hợp để tính toán chi phí thực sự của một tai nạn thực tế cụ thể, cũng như chi phí xã hội hay kinh tế của một thiết bị hoặc mẫu thiết kế đã cho.

5.9.1. Tính toán các biến số đánh giá chấn thương và các chỉ số chấn thương

Đối với mỗi hệ thống trong 200 hệ thống va chạm được đưa ra trong TCVN 7973-2, tính các giá trị của các biến số đánh giá chấn thương và các chỉ số chấn thương trong Bảng 10.

Bảng 10 - Các biến số đánh giá chấn thương, sự thay đổi về khả năng chấn thương ở đầu, và các chỉ số chấn thương được tính toán cho mỗi hệ thống va chạm

Biến số đánh giá chấn thương, sự thay đổi về khả năng chấn thương ở đầu, chỉ số chấn thương

Các giá trị để tính toán

Mô tô không có thiết bị bảo vệ

(1)

Mô tô có thiết bị bảo vệ

(2)

Sự thay đổi do thiết bị bảo vệ

(2) - (1)

Gia tốc dài tổng hợp lớn nhất lên đầu

X

X

X

Gia tốc góc tổng hợp lớn nhất lên đầu

X

X

X

GAMBIT lớn nhất lên đầu

X

X

X

Sự thay đổi quỹ đạo của mũ bảo hiểm

-

-

X

Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong vận tốc của mũ bảo hiểm khi va chạm với mũ

-

-

X

HIC

X

X

X

PAIS ở đầu

X

X

X

PAIS ở cổ

X

X

X

PAIS ở ngực

X

X

X

PAIS ở bụng

X

X

X

Tổng cộng PAIS ở xương đùi trái và phải

X

X

X

Tổng cộng PAIS ở đầu gối trái và phải

X

X

X

Tổng cộng PAIS ở xương ống trái và phải

X

X

X

Chi phí chấn thương được chuẩn hóa gia tăng ở đầu

X

X

X

Chi phí chấn thương được chuẩn hóa gia tăng ở cổ

X

X

X

Chi phí chấn thương được chuẩn hóa gia tăng ở ngực

X

X

X

Chi phí chấn thương được chuẩn hóa gia tăng ở bụng

X

X

X

Chi phí chấn thương được chuẩn hóa gia tăng ở xương đùi

X

X

X

Chi phí chấn thương được chuẩn hóa gia tăng ở đầu gối

X

X

X

Chi phí chấn thương được chuẩn hóa gia tăng ở xương ống

X

X

X

Tổng chi phí chấn thương được chuẩn hóa

X

X

X

5.9.2. Sự thay đổi trong tiềm năng chấn thương ở đầu

Đối với mỗi hệ thống trong 200 hệ thống va chạm được quy định trong TCVN 7973-2 (ISO 13232-2), xác định các chỉ số khả năng chấn thương ở đầu cho mỗi bộ phép thử so sánh theo cặp.

5.9.2.1. Sự thay đổi quỹ đạo của mũ bảo hiểm

Tính toán sai lệch lớn nhất theo phương thẳng đứng ở cùng một giá trị xh giữa các quỹ đạo của mũ bảo hiểm so với đường mốc chuẩn và thiết bị bảo vệ trong khoảng thời gian đánh giá được quy định trong 4.1.2.

5.9.2.2. Sự thay đổi theo phần trăm về vận tốc của mũ bảo hiểm khi va chạm với mũ

Tính toán sự thay đổi theo phần trăm của vận tốc tổng hợp của mũ bảo hiểm khi chạm nhau đầu tiên giữa mũ/xe đối diện, từ đường mốc ranh giới tới thiết bị bảo vệ trong khoảng thời gian đánh giá được quy định trong 4.1.2.

5.9.3. Sự phân bố của các biến đánh giá chấn thương, sự thay đổi về khả năng chấn thương ở đầu và các chỉ số chấn thương

Sử dụng dạng bảng được mô tả trong Bảng 10 và 11, vẽ biểu đồ hàm phân bố tích lũy của sự thay đổi do thiết bị bảo vệ đối với mỗi biến số đánh giá chấn thương, sự thay đổi về khả năng chấn thương ở đầu và chỉ số chấn thương, như sau:

- đối với các biến số đánh giá chấn thương đã cho, sự thay đổi về khả năng chấn thương ở đầu, hoặc chỉ số chấn thương, cần sắp xếp thứ tự các thay đổi do thiết bị bảo vệ từ thành phần có giá trị âm lớn nhất đến thành phần có giá trị dương lớn nhất, đi qua tổng số các dạng va chạm;

- đối với mỗi dạng va chạm, liệt kê tần số xuất hiện (FO) theo Bảng B.1 của TCVN 7973-2 (ISO 13232-2);

- đối với mỗi thành phần thay đổi, tính tổng số các FO và bao gồm cả FO đối với thành phần được xem xét đó, để xác định FO tích lũy cho mỗi thành phần;

- đối với mỗi thành phần, chia giá trị FO tích lũy cho tổng số các FO tích lũy để xác định hàm phân bố tích lũy;

- vẽ đồ thị hàm phân bố tích lũy với các giá trị thay đổi, cột 5 trong Bảng 10, theo trục hoành và hàm phân bố tích lũy, cột 6, theo trục tung.

5.9.4. Tính toán rủi ro/lợi ích

Đối với mỗi biến số đánh giá chấn thương, chi phí chuẩn hóa gia tăng của vùng cơ thể, và ICnorm thực hiện các tính toán, theo 5.9.4.1 và 5.9.4.4:

- Tỷ lệ % của các tai nạn có lợi, không hiệu quả và có hại;

- Lợi ích trung bình và rủi ro trung bình trên mỗi tai nạn;

- Tỷ lệ % rủi ro/lợi ích

- Lợi ích thực trung bình trong mỗi tai nạn,

- Lợi ích trung bình trong trường hợp có lợi, và

- Rủi ro trung bình trong trường hợp có hại.

- So sánh các giá trị nhận được đối với ICnorm với các giá trị tương ứng được cho trong Phụ lục E.

5.9.4.1. Tỷ lệ phần trăm có lợi, không có hiệu quả và có hại

Đối với mỗi hàm phân bố tích lũy được vẽ đồ thị trong 5.9.3, tính toán:

- phần trăm của các va chạm có thay đổi âm trong hàm phân bố tích lũy đã cho. Chỉ định tỷ lệ phần trăm này là “có lợi”;

- phần trăm của các va chạm có sự thay đổi là 0 trong hàm phân bố tích lũy đã cho. Chỉ định tỷ lệ phần trăm này là “không hiệu quả”;

- phần trăm của các va chạm có thay đổi dương trong hàm phân bố tích lũy. Chỉ định tỷ lệ phần trăm này là “có hại”.

Bảng 11 - Bảng ví dụ được sử dụng để tính toán phân bố tích lũy ảnh hưởng của sự thay đổi trong gia tốc lớn nhất của đầu do thiết bị bảo vệ

Biến số đánh giá chấn thương, sự thay đổi về khả năng chấn thương ở đầu, hoặc chỉ số chấn thương: gia tốc lớn nhất của đầu

Thứ tự sp xếp

Dạng va chạm

FO từ bảng 8.1, TCVN 7973-2 (ISO 13232-2)

FO tích lũy

Thay đổi do thiết bị bảo vệ

G

Hàm phân bố tích lũy

Tốc độ OV

Tốc độ MC

1

413

0

13,4

5

5

-212

0,01

2

115

6,7

6,7

4

9

-208

0,02

3

314

6,7

13,4

6

15

-189

0,03

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

198

313

0

9,8

2

489

153

0,98

199

711

0

9,8

2

491

192

0,98

200

414

0

13,4

10

501

247

1,0

5.9.4.2. Tỷ lệ phần trăm rủi ro/lợi ích trung bình

Xuyên suốt tất cả các hệ thống hoặc các sự kiện va chạm, tính toán tỷ lệ phần trăm trung bình rủi ro/lợi ích đối với mỗi biến số đánh giá chấn thương, mỗi chi phí chấn thương chuẩn hóa gia tăng của mỗi vùng cơ thể, và ICnorm như sau:

lợi ích trung bình j = độ giảm trung bình trong chỉ số chấn thương

rủi ro trung bình j = độ giảm trung bình trong chỉ số chấn thương

tỷ lệ phần trăm rủi ro/lợi ích

j =

rủ ro trung bình

x 100%

lợi ích trung bình

trong đó

Nben

là số hệ thống trong đó thiết bị bảo vệ là có lợi đối với chỉ số chấn thương đã cho (tức là làm cho giá trị chỉ số chấn thương giảm bớt);

Nrisk

là số hệ thống trong đó thiết bị bảo vệ là có hại đối với chỉ số chấn thương đã cho (tức là làm cho giá trị của chỉ số chấn thương tăng lên);

Δx

là sự thay đổi về giá trị chỉ số chấn thương (thiết bị bảo vệ - đường mốc ranh giới);

P

là chỉ số dưới dòng cho mỗi hệ thống va chạm trong đó có sự giảm của giá trị chỉ số chấn thương;

k

là chỉ số dưới dòng cho mỗi hệ thống va chạm trong đó có sự tăng của giá trị chỉ số chấn thương;

N

là tổng số tai nạn;

VÍ DỤ

Đối với các va chạm mô tô/xe đối diện, TCVN 7973 -2 (ISO 13232-2) chỉ ra N = 501.

j

là chỉ số dưới dòng đối với mỗi chỉ số chấn thương hoặc giá trị đánh giá chấn thương;

FO

là tần số xuất hiện của hệ thống va chạm đã cho hoặc khả năng có thể xảy ra trong các tai nạn, dựa vào TCVN 7973-2 (ISO 13232-2), Bảng B.1 đối với các hệ thống va chạm.

5.9.4.3. Lợi ích thực trung bình

Xuyên suốt tất cả các hệ thống hoặc các sự kiện va chạm có thể xảy ra, tính toán lợi ích thực trung bình cho mỗi biến số đánh giá chấn thương, mỗi chi phí chấn thương thành phần được chuẩn hóa, và ICnorm như sau:

Lợi ích thực trung bình j = lợi ích trung bình j - rủi ro trung bình J.

5.9.4.4. Lợi ích trung bình trong trường hợp có lợi và rủi ro trung bình trong trường hợp có hại

Xuyên suốt tất cả các hệ thống hoặc các sự kiện va chạm có thể xảy ra, tính toán lợi ích trung bình cho trường hợp có lợi và rủi ro trung bình cho trường hợp có hại đối với mỗi biến số đánh giá chấn thương, mỗi chi phí chấn thương thành phần được chuẩn hóa, và ICnorm như sau:

lợi ích trung bình trong trường hợp có lợi  lợi ích trung bình j

rủi ro trung bình trong trường hợp có hại  rủi ro trung bình j

6. Tài liệu

Tất cả các biến số đánh giá chấn thương, các biến số về khả năng chấn thương, xác suất chấn thương nghiêm trọng, và các chỉ số chấn thương phải được lập thành tài liệu đối với mỗi cơ sở dữ liệu về chi phí của quốc gia được đề cập trong Phụ lục A phù hợp với ISO 13232-8. Các kết quả của bất cứ sự phân tích rủi ro/lợi ích phải được lập thành tài liệu phù hợp với Phụ lục C của ISO 13232-8.

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

Chi phí Chấn thương

Sử dụng các bảng trong Phụ lục A để xác định các chi phí y tế và chi phí phụ đối với mỗi vùng của cơ thể và mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo AIS khi tính toán chi phí toàn bộ trong 5.5.1 và 5.5.2 tương ứng.

Bảng A.1 và A.2 liệt kê các chi phí y tế và chi phí phụ tương ứng bằng USD năm 1988.

CHÚ THÍCH: Vào thời gian chuẩn bị cho TCVN 7973 (ISO 13232), chỉ có các dữ liệu về chi phí sẵn có ở Mỹ, chi phí này được cho dưới đây

Bảng A.1 - Các chi phí y tế

Vùng thân thể

Mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo AIS

Chi phí

Đầu

1

$

784

Đầu

2

 

3 807

Đầu

3

 

14 169

Đầu

4

 

72 349

Đầu

5

 

263 306

Cổ

3

$

20 509

Cổ

4

 

440 037

Cổ

5

 

530 695

Ngực

1

$

696

Ngực

2

 

3 410

Ngực

3

 

10 147

Ngực

4

 

19 577

Ngực

5

 

32 790

Bụng

1

$

696

Bụng

2

 

3 410

Bụng

3

 

10 147

Bụng

4

 

19 577

Các chi dưới

2

$

7 881

Các chi dưới

3

 

22 732

Bảng A.2 - Các chi phí phụ

Vùng thân thể

Mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo AIS

PPI

Chi phí

Đầu

1

-

$

2 664

Đầu

2

-

 

10 818

Đầu

3

-

 

47 819

Đầu

4

-

 

91 497

Đầu

5

-

 

320 571

Cổ

3

-

$

76 267

Cổ

4

-

 

391 007

Cổ

5

-

 

463 314

Ngực

1

-

$

1 372

Ngực

2

-

 

10 886

Ngực

3

-

 

31 051

Ngực

4

-

 

46 853

Ngực

5

-

 

64 256

Bụng

1

-

$

1 372

Bụng

2

-

 

10 886

Bụng

3

-

 

31 051

Bụng

4

-

 

46 853

Các chi ới

-

07

$

27 370

Các chi ới

-

15

 

58 650

Các chi dưới

-

22

 

86 020

Các chi ới

-

27

 

105 570

Các chi ới

-

38

 

148 580

CHÚ THÍCH: Năm 1986, chi phí cho tử vong là $ 598 580

 

PHỤ LỤC B

(quy định)

Tỷ lệ tử vong

Sử dụng Bảng B.1 để xác định tỷ lệ tử vong đối với mỗi sự kết hợp của ba mức chấn thương nghiêm trọng lớn nhất trong năm mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo AIS, một trong mỗi vùng của cơ thể. Sử dụng tỷ lệ tử vong để tính toán xác suất tử vong do các chấn thương không phải mức 6 theo thang AIS gây ra, như được mô tả trong 5.6.2.

Bảng B.1 - Tỷ lệ tử vong đối với tất cả các kết hợp theo AIS

Ba mức nghiêm trọng lớn nhất theo AIS

Tỷ lệ tử vong
%

 

Ba mức nghiêm trọng lớn nhất theo AIS

Tỷ lệ tử vong
%

0 0 0

0

 

4 3 3

26,7080

1 0 0

0,1502

 

4 4 0

30,0853

1 1 0

0,3481

 

4 4 1

33,8896

1 1 1

0,8068

 

4 4 2

38,1750

2 0 0

0,9379

 

4 4 3

43,0022

2 1 0

1,2140

 

4 4 4

48,4399

2 1 1

1,5713

 

5 0 0

24,5181

2 2 0

2,0339

 

5 1 0

25,8821

2 2 1

2,6327

 

5 1 1

27,3220

2 2 2

3,4077

 

5 2 0

28,8420

3 0 0

1,8198

 

5 2 1

30,4465

3 1 0

2,0789

 

5 2 2

32,1403

3 1 1

2,3750

 

5 3 0

33,9283

3 2 0

2,7133

 

5 3 1

35,8158

3 2 1

3,0997

 

5 3 2

37,8083

3 2 2

3,5412

 

5 3 3

39,9117

3 3 0

4,0456

 

5 4 0

42,1321

3 3 1

4,6218

 

5 4 1

44,4759

3 3 2

5,2800

 

5 4 3

46,9502

3 3 3

6,0320

 

5 4 3

49,5622

4 0 0

9,1459

 

5 4 4

52,3194

4 1 0

10,3025

 

5 5 0

55,2300

4 1 1

11,6052

 

5 5 1

58,0236

4 2 0

13,0727

 

5 5 2

61,5461

4 2 1

14,7268

 

5 5 3

64,9700

4 2 2

16,5879

 

5 5 4

68,5844

4 3 0

18,6855

 

5 5 5

72,3999

4 3 1

21,0483

 

6 - -

100,0000

4 3 2

23,7099

 

 

 

 

PHỤ LỤC C

(tham khảo)

Biến số ICM và các định nghĩa cho chỉ số dưới dòng

Các bảng được cho trong Phụ lục C quy định các biến số (Bảng C.1) và các chỉ số dưới dòng (Bảng C.2 và C.3) được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

Bảng C.1 - Định nghĩa Các biến số

Các biến số

Định nghĩa

PAISi,j

Xác suất AIS của mức nghiêm trọng của chấn thương j đối với vùng cơ thể i

ISPi,j

Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương đối với mức j theo AIS cho vùng cơ thể i

Pi,j

Xác suất phải chịu một chấn thương riêng có mức nghiêm trọng j theo AIS đối với vùng cơ thể i

Vx,h

Vận tốc điểm trọng tâm của mũ bảo hiểm (theo phương x)

Ax,H

Gia tốc thẳng của đầu (theo phương x)

αx,H

Gia tốc góc của đầu (theo phương x)

G

GAMBIT

HIC

Tiêu chí chấn thương đầu

Dus, Dls

Độ võng xương ức trên và dưới

Cus, Cls

Độ nén xương ức trên và dưới (chuẩn hóa)

∆luL, ∆luR

Độ dịch chuyển của chiết áp ngực, bên trái và phải phía trên

∆llL, ∆llR

Độ dịch chuyển của chiết áp ngực, bên trái và phải phía dưới

pA

Đâm xuyên qua bụng

Ni,j

Số lượng chấn thương cho vùng i của cơ thể có mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo AIS là j

PPI

NII

Chỉ số mất chức năng cục bộ lâu dài

Chỉ số chấn thương cổ

 

Chi phí phụ

ACij

- Chi phí đối với vùng i của cơ thể có mức độ nghiêm trọng của chấn thương j theo AIS

ACi,tot

- Tổng chi phí đối với vùng i của cơ thể

AC

- Chi phí toàn bộ

 

Chi phí y tế

MDCij

- Chi phí đối với vùng i của cơ thể có mức độ nghiêm trọng của chấn thương j theo AIS

MDCi,tot

- Tổng chi phí đối với vùng i;

MDC

Chi phí toàn bộ

ICnorm

Chi phí chấn thương chuẩn hóa

CSnorm

Chi phí để sống sót chuẩn hóa

CFnorm

Chi phí tử vong chuẩn hóa

Pfatal,5

Xác suất tử vong do tất cả các khả năng kết hợp của các chấn thương có mức nghiêm trọng của chấn thương theo AIS <6

Pfatal,6

Xác suất tử vong do một chấn thương có mức nghiêm trọng của chấn thương theo AIS là 6

Pfatal

Tổng xác suất gây tử vong

Vus, Vls

Vận tốc xương ức trên và dưới

VCus, VCls

Tốc độ nén xương ức trên và dưới

MR

Tỷ lệ tử vong

Bảng C.2 - Định nghĩa các chỉ sốới dòng cho các vùng cơ th

Chỉ sốới dòng

Vùng cơ th

A

Bụng

C

Nén ngực

F

Xương đùi

H

Đầu

K

Đầu gối

lE

Các chi dưới

Us

Xương ức trên

Ls

Xương c dưới

N

Cổ

T

Xương ống

Th

Ngực

VC

Tốc đ - độ nén của ngực

Bảng C.3 - Các chỉ số dưới dòng khác

Chỉ sốới dòng

Định nghĩa

 

Chỉ sốới dòng

Định nghĩa

comp

nén, ép

 

không có chỉ số

toàn bộ, tổng

ext

mở rộng

 

peak

giá trị đỉnh

fatal

tử vong

 

R

phải

fc

chạm nhau đầu tiên

 

r

tổng hợp

flex

chỗ uốn

 

shear

cắt, đứt gãy

h

mũ bảo hiểm

 

tens

sức căng

i

chỉ số đối với vùng cơ th

 

tors

mô men xoắn

j

mức nghiêm trọng của chấn thương theo AIS

 

tot

tổng cộng

L

Trái

 

uL, uR

trái trên, phải trên

max

giá trị lớn nhất

 

lL,lR

trái dưới, phải dưới

min

giá trị nhỏ nhất

 

x, y, z

phương x, y, z

norm

chuẩn hóa

 

xy, yz, xz, xyz

tổng hợp của 2 hoặc 3 trục

 

PHỤ LỤC D

(tham khảo)

Thí dụ về mã chương trình máy tính của mô hình chi phí chấn thương

Một thí dụ về mã máy tính được cho dưới đây, dùng để đánh giá mô hình chi phí chấn thương đối với dữ liệu cho trong Phụ lục D của TCVN 7973 -2 .

Số liệu ra tương tự như số liệu ra được trình bày trong Phụ lục F của tiêu chuẩn này. Mã được viết bằng ngôn ngữ FORTRAN-77. Hình D.1 trình bày sơ đồ quá trình tính toán.

hình D.1 - Sơ đồ dòng chảy của mô hình chi phí chấn thương

 

PHỤ LỤC E

(tham khảo)

So sánh các kết quả với các giá trị lợi ích và rủi ro tham chiếu

CHÚ THÍCH: Phụ lục này đưa ra các thông tin có ích cho người sử dụng Bộ TCVN 7973 đối với các kết quả lợi ích và rủi ro.

Tuy nhiên, thông tin này chỉ được đưa ra dưới dạng đề xuất hướng chỉ đạo tham khảo, và người sử dụng có thể quyết định để phát triển theo những đường lối khác hoặc không có đường lối cụ thể, tùy thuộc vào tính chất của nghiên cứu.

Đối với ICnorm, so sánh các giá trị được tính toán trong 5.9.4.1 đến 5.9.4.4 cho các giá trị tham chiếu sau:

1) Ở trạng thái lý tưởng, tỷ lệ % của các tai nạn, những tỷ lệ có lợi sẽ lớn hơn tỷ lệ % không có hiệu quả, và lớn hơn tỷ lệ có hại.

2) Tỷ lệ lợi/hại sẽ nhỏ hơn 7% và không nên lớn hơn 12 % 1

3) Giá trị trung bình của lợi ích thực tế nên lớn hơn 0, và

4) Lợi ích trung bình trong tình trạng có lợi nên lớn hơn thiệt hại trung bình trong trường hợp có hại.

 

PHỤ LỤC F

(tham khảo)

Ví dụ về số liệu chi phí chấn thương có thể xảy ra

Bảng F.1 liệt kê và mô tả các cột đề mục cho Bảng F.2. Bảng F.2 liệt kê các ví dụ về số liệu đầu vào cho kiểu chi phí chấn thương và kết quả đầu ra. Số liệu đầu vào này là sự kết hợp từ các số liệu đầu vào khác nhau của các biến số đánh giá chấn thương, các sự cố chấn thương chân và các mức độ chấn thương có thể xảy ra theo AIS. Số liệu đầu ra bao gồm PAIS lớn nhất, tổng số PAIS, chi phí chấn thương chuẩn hóa và xác suất tử vong.

Bảng F.1 - Chú thích cho Bảng F.2

GMAX

GAMBIT lớn nhất

VC

Tốc độ - độ nén lớn nhất, m/s

CMAX

độ nén ngực chuẩn hóa lớn nhất, %

PA

đâm xuyên vùng bụng, mm

FEM

Gãy xương đùi mức 2 theo AIS = 1, không gãy = 0

KNE

Trật khớp gối mức 2 theo AIS = 1, không trật khớp = 0

TIB

gãy xương ống chân = 1, không gãy = 0

NUM

tổng số chấn thương chân

HP

mức chấn thương theo AIS có thể xảy ra tại vùng đầu

ThP

mức chấn thương theo AIS có thể xảy ra tại vùng ngực

AP

mức chấn thương theo AIS có thể xảy ra tại vùng bụng

F

mức chấn thương đùi theo AIS

K

mức chấn thương đầu gối theo AIS

T

mức chấn thương xương ống chân theo AIS

MAIS

mức chấn thương lớn nhất theo AIS

TAIS

tổng mức chấn thương theo AIS

POF

xác suất tử vong, %

ICn

tổng chi phí chấn thương chuẩn hoá, % (Phụ lục A riêng số liệu Mỹ)

Bảng F.2 - Ví dụ về kết quả đầu vào/đầu ra của chi phí chấn thương có thể xảy ra

GMAX

VC

CMAX

PA

FEM

KNE

TIB

NUM

HP

ThP

AP

F

K

T

MAIS

TAIS

POF

ICn

 

0.0

0.0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

0.0

0

0

1

0

0

1

0

0

0

3

0

0

3

3

2

15

0.0

0.0

0

0

0

1

0

1

0

0

0

0

2

0

2

2

1

12

0.0

0.0

0

0

0

0

1

1

0

0

0

0

0

2

2

2

1

7

0.0

0.0

0

0

1

1

0

2

0

0

0

3

2

0

3

5

2

23

0.0

0.0

0

0

1

1

1

3

0

0

0

3

2

2

3

7

2

30

 

0.0

0.0

0

60

0

0

0

0

0

0

3

0

0

0

3

3

4

9

0.0

0.0

0

60

1

0

0

1

0

0

3

3

0

0

3

6

8

21

0.0

0.0

0

60

0

1

0

1

0

0

3

0

2

0

3

5

6

16

0.0

0.0

0

60

0

0

1

1

0

0

3

0

0

2

3

5

6

12

0.0

0.0

0

60

1

1

0

2

0

0

3

3

2

0

3

8

8

28

0.0

0.0

0

60

1

1

1

3

0

0

3

3

2

2

3

10

8

35

 

0.0

0.0

30

0

0

0

0

0

0

2

0

0

0

0

2

2

1

3

0.0

0.0

30

0

1

0

0

1

0

2

0

3

0

0

3

5

3

16

0.0

0.0

30

0

0

1

0

1

0

2

0

0

2

0

2

4

2

13

0.0

0.0

30

0

0

0

1

1

0

2

0

0

0

2

2

4

2

8

0.0

0.0

30

0

1

1

0

2

0

2

0

3

2

0

3

7

3

24

0.0

0.0

30

0

1

1

1

3

0

2

0

3

2

2

3

9

3

31

 

0.0

0.0

30

60

0

0

0

0

0

2

3

0

0

0

3

5

5

11

0 0

0.0

30

60

1

0

0

1

0

2

3

3

0

0

3

8

10

22

0.0

0.0

30

60

0

1

0

1

0

2

3

0

2

0

3

7

7

18

0.0

0.0

30

60

0

0

1

1

0

2

3

0

0

2

3

7

7

13

0.0

0.0

30

60

1

1

0

2

0

2

3

3

2

0

3

10

10

30

0.0

0.0

30

60

1

1

1

3

0

2

3

3

2

2

3

12

10

36

 

0.0

0.0

45

0

0

0

0

0

0

4

0

0

0

0

4

4

14

24

0.0

0.0

45

0

1

0

0

1

0

4

0

3

0

0

4

7

22

32

0.0

0.0

45

0

0

1

0

1

0

4

0

0

2

0

4

6

17

20

0.0

0.0

45

0

0

0

1

1

0

4

0

0

0

2

4

6

17

27

0.0

0.0

45

0

1

1

0

1

0

4

0

3

2

0

4

9

22

39

0.0

0.0

45

0

1

1

1

3

0

4

0

3

2

2

4

11

22

44

 

0.0

0.0

45

60

0

0

0

0

0

4

3

0

0

0

4

7

23

32

0.0

0.0

45

60

1

0

0

1

0

4

3

3

0

0

4

10

31

41

0.0

0.0

45

eo

0

1

0

1

0

4

3

0

2

0

4

9

27

37

0.0

0.0

45

60

0

0

1

1

0

4

3

0

0

2

4

12

27

38

0.0

0.0

46

60

1

1

0

2

0

4

3

3

2

0

4

12

31

46

0.0

0.0

46

60

1

1

1

3

0

4

3

3

2

2

4

14

31

51

 

0.0

0.0

60

0

0

0

0

0

0

6

0

0

0

0

6

6

92

92

0.0

0.0

60

0

1

0

0

1

0

6

0

3

0

0

6

9

93

94

0.0

0.0

60

0

0

1

0

1

0

6

0

0

2

0

6

8

93

93

0.0

0.0

60

0

0

0

1

1

0

6

0

0

0

2

6

8

93

93

0.0

0.0

60

0

1

1

0

2

0

6

0

3

2

0

6

11

93

95

0.0

0.0

60

0

1

1

1

3

0

6

0

3

2

2

6

13

93

95

 

0.0

0.0

60

60

0

0

0

0

0

6

3

0

0

0

6

9

93

93

0.0

0.0

60

60

1

0

0

1

0

6

3

3

0

0

6

12

94

95

0.0

0.0

60

60

0

1

0

1

0

6

3

0

2

0

6

11

93

94

0.0

0.0

60

60

0

0

1

1

0

6

3

0

0

2

6

11

93

94

0.0

0.0

60

60

1

1

0

2

0

6

3

3

2

0

6

14

94

95

0.0

0.0

60

60

1

1

1

3

0

6

3

3

2

2

6

16

94

96

0.0

1.5

0

0

0

0

0

0

0

3

0

0

0

0

3

3

7

14

0.0

1.5

0

0

1

0

0

1

0

3

0

3

0

0

3

6

12

24

0.0

1.5

0

0

0

1

0

1

0

3

0

0

2

0

3

5

9

20

0.0

1.5

0

0

0

0

1

1

0

3

0

0

0

2

3

5

9

16

0.0

1.5

0

0

1

1

0

2

0

3

0

3

2

0

3

8

12

31

0.0

1.5

0

0

1

1

1

3

0

3

0

3

2

2

3

10

12

37

 

0.0

1.5

0

60

0

0

0

0

0

3

3

0

0

0

3

6

14

21

0.0

1.5

0

60

1

0

0

1

0

3

3

3

0

0

3

9

21

32

0.0

1.5

0

60

0

1

0

1

0

3

3

0

2

0

3

8

18

28

0.0

1.5

0

60

0

0

1

1

0

3

3

0

0

2

3

8

18

24

0.0

1.5

0

60

1

1

0

2

0

3

3

3

2

0

3

11

21

38

0.0

1.5

0

60

1

1

1

3

0

3

3

3

2

2

3

13

21

44

 

0.0

2.5

0

0

0

0

0

0

0

6

0

0

0

0

6

6

91

91

0.0

2.5

0

0

1

0

0

1

0

6

0

3

0

0

6

9

92

93

0.0

2.5

0

0

0

1

0

1

0

6

0

0

2

0

6

8

91

92

0.0

2.5

0

0

0

0

1

1

0

6

0

0

0

2

6

8

91

92

0.0

2.5

0

0

1

1

0

2

0

6

0

3

2

0

6

11

92

94

0.0

2.5

0

0

1

1

1

3

0

6

0

3

2

2

6

13

92

94

 

0.0

2.5

0

60

0

0

0

0

0

6

3

0

0

0

6

9

92

92

0.0

2.5

0

60

1

0

0

1

0

6

3

3

0

0

6

12

93

94

0.0

2.5

0

60

0

1

0

1

0

6

3

0

2

0

6

11

92

93

0.0

2.5

0

60

0

0

1

1

0

6

3

0

0

2

6

11

92

93

0.0

2.5

0

60

1

1

0

2

0

6

3

3

2

0

6

14

93

94

0.0

2.5

0

60

1

1

1

3

0

6

3

3

2

2

6

16

93

95

 

0.0

3.0

0

0

0

0

0

0

0

6

0

0

0

0

6

8

100

100

0.0

3.0

0

0

1

0

0

1

0

6

0

3

0

0

6

9

100

100

0.0

3.0

0

0

0

1

0

t

0

6

0

0

2

0

6

8

100

100

0.0

3.0

0

0

0

0

1

1

0

6

0

0

0

2

6

8

100

100

0.0

3.0

0

0

1

1

0

2

0

6

0

3

2

0

6

11

100

100

0.0

3.0

0

0

1

1

1

3

0

6

0

3

2

2

6

13

100

100

 

0.0

3.0

0

60

0

0

0

0

0

6

3

0

0

0

6

9

100

100

0.0

3.0

0

60

1

0

0

1

0

6

3

3

0

0

6

12

100

100

0.0

3.0

0

60

0

1

0

1

0

6

3

0

2

0

6

11

100

100

0.0

3.0

0

60

0

0

1

1

0

6

3

0

0

2

6

11

100

100

0.0

3.0

0

60

1

1

0

2

0

6

3

3

2

0

6

14

100

100

0.0

3.0

0

60

1

1

1

3

0

6

3

3

2

2

6

16

100

100

 

0.6

0.0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

1

1

0

1

0.6

0.0

0

0

1

0

0

1

1

0

0

3

0

0

3

4

2

16

0.6

0.0

0

0

0

1

0

1

1

0

0

0

2

0

2

3

1

12

0.6

0.0

0

0

0

0

1

1

1

0

0

0

0

2

2

3

1

7

0.6

0.0

0

0

1

1

0

2

1

0

0

3

2

0

3

6

2

23

0.6

0.0

0

0

1

1

1

3

1

0

0

3

2

2

3

8

2

30

 

0.6

0.0

0

60

0

0

0

0

1

0

3

0

0

0

3

4

4

10

0.6

0.0

0

60

1

0

0

1

1

0

3

3

0

0

3

7

9

22

0.6

0.0

0

60

0

1

0

1

1

0

3

0

2

0

3

6

6

17

0.6

0.0

0

60

0

0

1

1

1

0

3

0

0

2

3

6

6

12

0.6

0.0

0

60

1

1

0

2

1

0

3

3

2

0

3

9

9

29

0.6

0.0

0

60

1

1

1

3

1

0

3

3

2

2

3

11

9

35

0.6

0.0

30

0

0

0

0

0

1

2

0

0

0

0

2

3

1

3

0.6

0.0

30

0

1

0

0

1

1

2

0

3

0

0

3

6

3

16

0.6

0.0

30

0

0

1

0

1

1

2

0

0

2

0

2

5

2

13

0.6

0.0

30

0

0

0

1

1

1

2

0

0

0

2

2

5

2

8

0.6

0.0

30

0

1

1

0

2

1

2

0

3

2

0

3

8

3

24

0.6

0.0

30

0

1

1

1

3

1

2

0

3

2

2

3

10

3

31

 

0.6

0.0

30

60

0

0

0

0

1

2

3

0

0

0

3

6

6

12

0.6

0.0

30

60

1

0

0

1

1

2

3

3

0

0

3

9

11

23

0.6

0.0

30

60

0

1

0

1

1

2

3

0

2

0

3

8

8

18

0.6

0.0

30

60

0

0

1

1

1

2

3

0

0

2

3

8

8

14

0.6

0.0

30

60

1

1

0

2

1

2

3

3

2

0

3

11

11

30

0.6

0.0

30

60

1

1

1

3

1

2

3

3

2

2

3

13

11

36

 

0.6

0.0

45

0

0

0

0

0

1

4

0

0

0

0

4

5

15

25

0.6

0.0

45

0

1

0

0

1

1

4

0

3

0

0

4

8

23

34

0.6

0.0

45

0

0

1

0

1

1

4

0

0

2

0

4

7

18

29

0.6

0.0

45

0

0

0

1

1

1

4

0

0

0

2

4

7

18

28

0.6

0.0

45

0

1

1

0

2

1

4

0

3

2

0

4

10

23

40

0.6

0.0

45

0

1

1

1

3

1

4

0

3

2

2

4

12

23

45

 

0.6

0.0

45

60

0

0

0

0

1

4

3

0

0

0

4

8

24

33

0.6

0.0

45

60

1

0

0

1

1

4

3

3

0

0

4

11

32

41

0.6

0.0

45

60

0

1

0

1

 

4

3

0

2

0

4

10

28

37

0.6

0.0

46

60

0

0

1

1

1

4

3

0

0

2

4

10

28

36

0.6

0.0

45

60

1

1

0

2

1

4

3

3

2

0

4

13

32

46

0.0

0.0

45

60

1

1

1

3

1

4

3

3

2

2

4

15

32

51

 

0.6

00

60

0

0

0

0

0

1

6

0

0

0

0

6

7

92

92

0.6

0.0

60

0

1

0

0

1

1

6

0

3

0

0

6

10

93

94

0.6

0.0

60

0

0

1

0

1

1

6

0

0

2

0

6

9

93

93

0.6

0.0

60

0

0

0

1

1

1

6

0

0

0

2

6

9

93

93

0.6

0.0

60

0

1

1

0

2

1

6

0

3

2

0

6

12

93

95

0.6

0.0

60

0

1

1

1

3

1

6

0

3

2

2

6

14

93

95

 

0.6

0.0

60

60

0

0

0

0

1

6

3

0

0

0

6

10

93

94

0.6

0.0

60

60

1

0

0

1

1

6

3

3

0

0

6

13

94

95

0.6

0.0

60

60

0

1

0

1

1

6

3

0

2

0

6

12

94

94

0.6

0.0

60

60

0

0

1

1

1

6

3

0

0

2

6

12

94

94

0.6

0.0

60

60

1

1

0

2

1

6

3

3

2

0

6

15

94

95

0.6

0.0

60

60

1

1

1

3

1

6

3

3

2

2

6

17

94

96

 

0.6

1.5

0

0

0

0

0

0

1

3

0

0

0

0

3

4

7

15

0.6

1.5

0

0

1

0

0

1

1

3

0

3

0

0

3

7

13

25

0.6

1.5

0

0

0

1

0

1

1

3

0

0

2

0

3

6

10

21

0.6

1.5

0

0

0

0

1

1

1

3

0

0

0

2

3

6

10

17

0.6

1.5

0

0

1

1

0

2

1

3

0

3

2

0

3

9

13

32

0.6

1.5

0

0

1

1

1

3

1

3

0

3

2

2

3

11

13

38

 

0.6

1.5

0

60

0

0

0

0

1

3

3

0

0

0

3

7

15

22

0.6

1.5

0

60

1

0

0

1

1

3

3

3

0

0

3

10

21

32

0.6

1.5

0

60

0

1

0

1

1

3

3

0

2

0

3

9

18

28

0.6

1.5

0

60

0

0

1

1

1

3

3

0

0

2

3

9

18

25

0.6

1.5

0

60

1

1

0

2

1

3

3

3

2

0

3

12

21

38

0.6

1.5

0

60

1

1

1

3

1

3

3

3

2

2

3

14

21

44

 

0.6

2.5

0

0

0

0

0

0

1

6

0

0

0

0

6

7

91

91

0.6

2 5

0

0

1

0

0

1

1

6

0

3

0

0

6

10

92

93

0.6

2.5

0

0

0

1

0

1

1

6

0

0

2

0

6

g

91

92

0.6

2.5

0

0

0

0

1

1

1

6

0

0

0

2

6

9

91

92

0.6

2.5

0

0

1

1

0

2

1

6

0

3

2

0

6

12

92

94

0.6

2.5

0

0

1

1

1

3

1

6

0

3

2

2

6

14

92

94

 

0.6

2.5

0

60

0

0

0

0

1

6

3

0

0

0

6

10

92

92

0.6

2.5

0

60

1

0

0

1

1

6

3

3

0

0

6

13

93

94

0.6

2.5

0

60

0

1

0

1

1

6

3

0

2

0

6

12

92

93

0.6

2.5

0

60

0

0

1

1

1

6

3

0

0

2

6

12

92

93

0.6

2.6

0

60

1

1

0

2

1

6

3

3

2

0

6

15

93

94

0.6

2.5

0

60

1

1

1

3

1

6

3

3

2

2

6

17

93

95

 

0.6

3.0

0

0

0

0

0

0

1

6

0

0

0

0

6

7

100

100

0.6

3.0

0

0

1

0

0

1

1

8

0

3

0

0

6

10

100

100

0.6

3.0

0

0

0

1

0

1

1

6

0

0

2

0

6

9

100

100

0.6

3.0

0

0

0

0

1

1

1

6

0

0

0

2

6

0

100

100

0.6

3.0

0

0

1

1

0

2

1

6

0

3

2

0

6

12

100

100

0.6

3.0

0

0

1

1

1

3

1

8

0

3

2

2

6

14

100

100

 

0.6

3.0

0

60

0

0

0

0

1

6

3

0

0

0

6

10

100

100

0.6

3.0

0

60

1

0

0

1

1

6

3

3

0

0

6

13

100

100

0.6

3.0

0

60

0

1

0

1

1

6

3

0

2

0

6

12

100

100

0.6

3.0

0

60

0

0

1

1

1

6

3

0

0

2

6

12

100

100

0.6

3.0

0

60

1

1

0

2

1

6

3

3

2

0

6

15

100

100

0.6

3.0

0

60

1

1

1

3

1

6

3

3

2

2

6

17

100

100

 

0.9

0.0

0

0

0

0

0

0

3

0

0

0

0

0

3

3

17

23

0.9

0.0

0

0

1

0

0

1

3

0

0

3

0

0

3

6

20

31

0.9

0.0

0

0

0

1

0

1

3

0

0

0

2

0

3

5

19

29

0.9

0.0

0

0

0

0

1

1

3

0

0

0

0

2

3

5

19

25

0 9

0.0

0

0

1

1

0

2

3

0

0

3

2

0

3

8

20

37

0.9

0.0

0

0

1

1

1

3

3

0

0

3

2

2

3

10

20

43

 

0.9

0.0

0

60

0

0

0

0

3

0

3

0

0

0

3

6

22

28

0.9

0.0

0

60

1

0

0

1

3

0

3

3

0

0

3

9

27

37

0.9

0.0

0

60

0

1

0

1

3

0

3

0

2

0

3

8

24

34

0.9

0.0

0

60

0

0

1

1

3

0

3

0

0

2

3

8

24

30

0.9

0.0

0

60

1

1

0

2

3

0

3

3

2

0

3

11

27

43

0.9

0.0

0

60

1

1

1

3

3

0

3

3

2

2

3

13

27

48

 

0.9

0.0

30

0

0

0

0

0

3

2

0

0

0

0

3

5

18

24

0.9

0.0

30

0

1

0

0

1

3

2

0

3

0

0

3

8

21

32

0.9

0.0

30

0

0

1

0

1

3

2

0

0

2

0

3

7

20

30

0.9

0.0

30

0

0

0

1

1

3

2

0

0

0

2

3

7

20

26

0.9

0.0

30

0

1

1

0

2

3

2

0

3

2

0

3

10

21

38

0.9

0.0

30

0

1

1

1

3

3

2

0

3

2

2

3

12

21

44

 

0.9

0.0

30

60

0

0

0

0

3

2

3

0

0

0

3

8

24

29

0.9

0.0

30

60

1

0

0

1

3

2

3

3

0

0

3

11

28

38

0.9

0.0

30

60

0

1

0

1

3

2

3

0

2

0

3

10

25

35

0.9

0.0

30

60

0

0

1

1

3

2

3

0

0

2

3

10

25

31

0.9

0.0

30

60

1

1

0

2

3

2

3

3

2

0

3

13

28

43

0.9

0.0

30

60

1

1

1

3

3

2

3

3

2

2

3

15

28

48

 

0.9

0.0

45

0

0

0

0

0

3

4

0

0

0

0

4

7

32

40

0.9

0.0

45

0

1

0

0

1

3

4

0

3

0

0

4

10

39

47

0.9

0.0

45

0

0

1

0

1

3

4

0

0

2

0

4

9

35

44

0.9

00

45

0

0

0

1

1

3

1

0

0

0

2

4

9

35

43

0.9

00

46

0

1

1

0

2

3

4

0

3

2

0

4

12

39

52

0.9

0.0

45

0

1

1

1

3

3

4

0

3

2

2

4

14

39

57

 

0.9

0.0

45

60

0

0

0

0

3

4

3

0

0

0

4

10

40

47

0.9

0.0

45

60

1

0

0

1

3

4

3

3

0

0

4

13

44

52

0.9

0.0

45

60

0

1

0

1

3

4

3

0

2

0

4

12

41

49

0.9

0.0

45

60

0

0

1

1

3

4

3

0

0

2

4

12

41

48

0.9

0.0

45

60

1

1

0

2

3

4

3

3

2

0

4

15

44

56

0.9

0.0

45

60

1

1

1

3

3

4

3

3

2

2

4

17

44

60

 

0.9

0.0

60

0

0

0

0

0

3

6

0

0

0

0

6

9

94

94

0.9

0.0

60

0

1

0

0

1

3

6

0

3

0

0

6

12

95

95

0.9

0.0

60

0

0

1

0

1

3

6

0

0

2

0

6

11

94

95

0.9

0.0

60

0

0

0

1

1

3

6

0

0

0

2

6

11

94

95

0.9

0.0

60

0

1

1

0

2

3

6

0

3

2

0

6

14

95

96

0.9

0.0

60

0

1

1

1

3

3

6

0

3

2

2

6

16

95

96

 

0.9

0.0

60

60

0

0

0

0

3

6

3

0

0

0

6

12

95

95

0.9

0.0

60

60

1

0

0

1

3

6

3

3

0

0

6

15

95

96

0.9

0.0

60

60

0

1

0

1

3

6

3

0

2

0

6

14

95

95

0.9

0.0

60

60

0

0

1

1

3

6

3

0

0

2

6

14

95

95

0.9

0.0

60

60

1

1

0

2

3

6

3

3

2

0

6

17

95

96

0.9

0.0

60

60

1

1

1

3

3

6

3

3

2

2

6

19

95

96

 

0.9

1.5

0

0

0

0

0

0

3

3

0

0

0

0

3

6

25

31

0.9

1.5

0

0

1

0

0

1

3

3

0

3

0

0

3

9

30

40

0.9

1.5

0

0

0

1

0

1

3

3

0

0

2

0

3

8

27

37

0.9

1.5

0

0

0

0

1

1

3

3

0

0

0

2

3

8

27

34

0.9

1.5

0

0

1

1

0

2

3

3

0

3

2

0

3

11

30

45

0.9

1.5

0

0

1

1

1

3

3

3

0

3

2

2

3

13

30

50

 

0.9

1.5

0

60

0

0

0

0

3

3

3

0

0

0

3

9

32

38

0.9

1.5

0

60

1

0

0

1

3

3

3

3

0

0

3

12

36

45

0.9

1.5

0

60

0

1

0

1

3

3

3

0

2

0

3

11

33

42

0.9

1.5

0

60

0

0

1

1

3

3

3

0

0

2

3

11

33

39

0.9

1.5

0

60

1

1

0

2

3

3

3

3

2

0

3

14

36

50

0.9

1.5

0

60

1

1

1

3

3

3

3

3

2

2

3

16

36

54

 

0.9

2.5

0

0

0

0

0

0

3

6

0

0

0

0

6

9

93

93

0.9

2.5

0

0

1

0

0

1

3

6

0

3

0

0

6

12

94

94

0.9

2.5

0

0

0

1

0

1

3

6

0

0

2

0

6

11

93

94

0.9

2.5

0

0

0

0

1

1

3

6

0

0

0

2

6

11

93

94

0.9

2.5

0

0

1

1

0

2

3

6

0

3

2

0

6

14

94

95

0.9

25

0

0

1

1

1

3

3

6

0

3

2

2

6

16

94

95

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.9

25

0

60

0

0

0

0

3

6

3

0

0

0

6

12

94

94

0.9

2.5

0

60

1

0

0

1

3

6

3

3

0

0

6

15

94

95

0.9

26

0

60

0

1

0

1

3

6

3

0

2

0

6

14

94

95

0.9

2.5

0

60

0

0

1

1

3

6

3

0

0

2

6

14

94

94

0.9

2.5

0

60

1

1

0

2

3

6

3

3

2

0

6

17

94

95

0.9

2.5

0

60

1

1

1

a

3

6

3

3

2

2

6

19

94

96

 

0.9

3.0

0

0

0

0

0

0

3

6

0

0

0

0

6

8

100

100

0.9

3.0

0

0

1

0

0

1

3

6

0

3

0

0

6

12

100

100

0.9

3.0

0

0

0

1

0

1

3

6

0

0

2

0

6

11

100

100

0.9

3.0

0

0

0

0

1

1

3

6

0

0

0

2

6

11

100

100

0.9

3.0

0

0

1

1

0

2

3

6

0

3

2

0

6

14

100

100

0.9

3.0

0

0

1

1

1

3

3

6

0

3

2

2

6

16

100

100

 

0.9

3.0

0

60

0

0

0

0

3

6

3

0

0

0

6

12

100

100

0.9

3.0

0

60

1

0

0

1

3

6

3

3

0

0

6

15

100

100

0.9

3.0

0

60

0

1

0

1

3

6

3

0

2

0

6

14

100

100

0.9

3.0

0

60

0

0

1

1

3

6

3

0

0

2

6

14

100

100

0.9

3.0

0

60

1

1

0

2

3

6

3

3

2

0

6

17

100

100

0.9

3.0

0

60

1

1

1

3

3

6

3

3

2

2

6

19

100

100

 

1.2

0.0

0

0

0

0

0

0

5

0

0

0

0

0

5

5

59

66

1.2

0.0

0

0

1

0

0

1

5

0

0

3

0

0

5

8

62

69

1.2

0.0

0

0

0

1

0

1

5

0

0

0

2

0

5

7

60

67

1.2

0.0

0

0

0

0

1

1

5

0

0

0

0

2

5

7

60

67

1.2

0.0

0

0

1

1

0

2

5

0

0

3

2

0

5

10

62

72

1.2

0.0

0

0

1

1

1

3

5

0

0

3

2

2

5

12

62

74

 

1.2

0.0

0

60

0

0

0

0

5

0

3

0

0

0

5

8

63

69

1.2

0.0

0

60

1

0

0

1

5

0

3

3

0

0

5

11

67

72

1.2

0.0

0

60

0

1

0

1

5

0

3

0

2

0

5

10

65

71

1.2

0.0

0

60

0

0

1

1

5

0

3

0

0

2

5

10

65

71

1.2

0.0

0

60

1

1

0

2

5

0

3

3

2

0

5

13

67

75

1.2

0.0

0

60

1

1

1

3

5

0

3

3

2

2

5

15

67

77

 

1.2

0.0

30

0

0

0

0

0

5

2

0

0

0

0

5

7

60

67

1.2

0.0

30

0

1

0

0

1

5

2

0

3

0

0

5

10

63

70

1.2

0.0

30

0

0

1

0

1

5

2

0

0

2

0

5

9

61

68

1.2

0.0

30

0

0

0

1

1

5

2

0

0

0

2

5

9

61

68

1.2

0.0

30

0

1

1

0

2

5

2

0

3

2

0

5

12

63

73

1.2

0.0

30

0

1

1

1

3

5

2

0

3

2

2

5

14

63

75

 

1.2

0.0

30

60

0

0

0

0

5

2

3

0

0

0

5

10

64

70

1.2

0.0

30

60

1

0

0

1

5

2

3

3

0

0

5

13

67

73

1.2

0.0

30

60

0

1

0

1

5

2

3

0

2

0

5

12

65

71

1.2

0.0

30

60

0

0

1

1

5

2

3

0

0

2

5

12

65

71

1.2

0.0

30

60

1

1

0

2

5

2

3

3

2

0

5

15

67

75

1.2

0.0

30

60

1

1

1

3

5

2

3

3

2

2

5

17

67

78

 

1.2

0.0

45

0

0

0

0

0

5

4

0

0

0

0

5

9

6a

74

1.2

0.0

45

0

1

0

0

1

5

4

0

3

0

0

5

12

73

77

1.2

0.0

45

0

0

1

0

1

5

4

0

0

2

0

5

11

71

76

1.2

0.0

45

0

0

0

1

1

5

4

0

0

0

2

5

11

71

76

1.2

0.0

45

0

1

1

0

2

5

4

0

3

2

0

5

14

73

80

1.2

0.0

45

0

1

1

1

3

5

4

0

3

2

2

6

16

73

81

 

1.2

0.0

45

60

0

0

0

0

5

4

3

0

0

0

5

12

73

77

1.2

0.0

45

60

1

0

0

1

5

4

3

3

0

0

5

15

74

79

1.2

0.0

45

60

0

1

0

1

5

4

3

0

2

0

5

14

73

78

1.2

0.0

45

60

0

0

1

1

5

4

3

0

0

2

5

14

73

78

1.2

0.0

45

60

1

1

0

2

5

4

3

3

2

0

5

17

74

81

1.2

0.0

45

60

1

1

1

3

5

4

3

3

2

2

5

19

74

82

 

1.2

0.0

60

0

0

0

0

0

5

6

0

0

0

0

6

11

97

98

1.2

0.0

60

0

1

0

0

1

5

6

0

3

0

0

6

14

98

98

1.2

0.0

60

0

0

1

0

1

5

6

0

0

2

0

6

13

97

98

1.2

0.0

60

0

0

0

1

1

5

6

0

0

0

2

6

13

97

98

1.2

0.0

60

0

1

1

0

2

5

6

0

3

2

0

6

16

98

98

1.2

0.0

60

0

1

1

1

3

5

6

0

3

2

2

6

18

98

98

 

1.2

0.0

60

60

0

0

0

0

5

6

3

0

0

0

6

14

98

98

1.2

0.0

60

60

1

0

0

1

5

6

3

3

0

0

6

17

98

98

1.2

00

60

60

0

1

0

1

5

6

3

0

2

0

6

16

98

98

1.2

0.0

60

60

0

0

1

1

5

6

3

0

0

2

6

16

98

98

1.2

0.0

60

60

1

1

0

2

5

6

3

3

2

0

6

19

90

98

1.2

0.0

60

60

1

1

1

3

5

6

3

3

2

2

6

21

98

98

 

1.2

1.5

0

0

0

0

0

0

5

3

0

0

0

0

5

8

64

71

1.2

1.5

0

0

1

0

0

1

5

3

0

3

0

0

5

11

68

74

1.2

1.5

0

0

0

1

0

1

5

3

0

0

2

0

5

10

66

72

1.2

1.5

0

0

0

0

1

1

5

3

0

0

0

2

5

10

66

72

1.2

1.5

0

0

1

1

0

2

5

3

0

3

2

0

5

13

68

76

1.2

1.5

0

0

1

1

1

3

5

3

0

3

2

2

5

15

68

79

 

1.2

1.5

0

60

0

0

0

0

5

3

3

0

0

0

5

11

69

74

1.2

1.5

0

60

1

0

0

1

5

3

3

3

0

0

5

14

70

76

1.2

1.5

0

60

0

1

0

1

5

3

3

0

2

0

5

13

69

75

1.2

1.5

0

60

0

0

1

1

5

3

3

0

0

2

5

13

69

75

1.2

1.5

0

60

1

1

0

2

5

3

3

3

2

0

5

16

70

78

1.2

1.5

0

60

1

1

1

3

5

3

3

3

2

2

5

18

70

80

 

1.2

2.5

0

0

0

0

0

0

5

6

0

0

0

0

6

11

97

97

1.2

2.5

0

0

1

0

0

1

5

6

0

3

0

0

6

14

97

96

1.2

2.5

0

0

0

1

0

1

5

6

0

0

2

0

6

13

97

97

1.2

2.6

0

0

0

0

1

1

5

6

0

0

0

2

6

13

97

97

1.2

2.5

0

0

1

1

0

2

5

6

0

3

2

0

6

16

97

98

1.2

2.5

0

0

1

1

1

3

5

6

0

3

2

2

6

16

97

98

 

1.2

2.5

0

60

0

0

0

0

5

6

3

0

0

0

6

14

97

98

1.2

2.5

0

60

1

0

0

1

5

6

3

3

0

0

6

17

97

96

1.2

2.5

0

60

0

1

0

1

5

6

3

0

2

0

6

16

97

98

1.2

2.5

0

60

0

0

1

1

5

6

3

0

0

2

6

16

97

98

1.2

2.5

0

60

1

1

0

2

5

6

3

3

2

0

6

19

97

98

12

2.5

0

60

1

1

1

3

5

6

3

3

2

2

6

21

97

98

 

1.2

3.0

0

0

0

0

0

0

5

6

0

0

0

0

6

11

100

100

1.2

3.0

0

0

1

0

0

1

5

6

0

3

0

0

6

14

100

100

1.2

3.0

0

Ũ

0

1

0

1

5

6

0

0

2

0

6

13

100

100

1.2

3.0

0

0

0

0

1

1

5

6

0

0

0

2

6

13

100

100

1.2

3.0

0

0

1

1

0

2

5

6

0

3

2

0

6

16

100

100

1.2

3.0

0

0

1

1

1

3

5

6

0

3

2

2

6

18

100

100

 

1.2

30

0

60

0

0

0

0

5

6

3

0

0

0

6

14

100

100

1.2

3.0

0

60

1

0

0

1

5

6

3

3

0

0

6

17

100

100

1.2

3.0

0

60

0

1

0

1

5

6

3

0

2

0

6

16

100

100

1.2

30

0

60

0

0

1

1

5

6

3

0

0

2

6

16

100

100

1.2

3.0

0

60

1

1

0

2

5

6

3

3

2

0

6

19

100

100

1.2

3.0

0

60

1

1

1

3

5

6

3

3

2

2

6

21

100

100

 

2.0

0.0

0

0

0

0

0

0

6

0

0

0

0

0

6

6

99

99

2.0

0.0

0

0

1

0

0

1

6

0

0

3

0

0

6

9

99

99

2.0

0.0

0

0

0

1

0

1

6

0

0

0

2

0

6

8

99

99

2.0

0.0

0

0

0

0

1

1

6

0

0

0

0

2

6

8

99

99

2.0

0.0

0

0

1

1

0

2

6

0

0

3

2

0

6

11

99

99

2.0

0.0

0

0

1

1

1

3

6

0

0

3

2

2

6

13

99

99

 

2.0

0.0

0

60

0

0

0

0

6

0

3

0

0

0

6

9

99

99

2.0

0.0

0

60

1

0

0

1

6

0

3

3

0

0

6

12

99

99

2.0

0.0

0

60

0

1

0

1

6

0

3

0

2

0

6

11

99

99

2.0

0.0

0

60

0

0

1

1

6

0

3

0

0

2

6

11

99

99

2.0

0.0

0

60

1

1

0

2

6

0

3

3

2

0

6

14

99

99

2.0

0.0

0

60

1

1

1

3

6

0

3

3

2

2

6

16

99

99

 

2.0

0.0

30

0

0

0

0

0

6

2

0

0

0

0

6

8

99

99

2.0

0.0

30

0

1

0

0

1

6

2

0

3

0

0

6

11

99

99

2.0

0.0

30

0

0

1

0

1

6

2

0

0

2

0

6

10

99

99

2.0

0.0

30

0

0

0

1

1

6

2

0

0

0

2

6

10

99

99

2.0

0.0

30

0

1

1

0

2

6

2

0

3

2

0

6

13

99

99

2.0

0.0

30

0

1

1

1

3

6

2

0

3

2

2

6

15

99

99

 

2.0

0.0

30

60

0

0

0

0

6

2

3

0

0

0

6

11

98

99

2.0

0,0

30

60

1

0

0

1

6

?

3

3

0

0

8

14

99

98

20

0.0

30

60

0

1

0

1

6

2

3

0

2

0

6

13

99

99

2.0

0.0

30

60

0

0

1

1

6

2

3

0

0

2

6

13

99

99

2.0

0.0

30

60

1

1

1

2

6

2

3

3

2

0

6

16

99

99

2.0

0.0

30

60

1

1

1

3

6

2

3

3

2

2

6

18

99

99

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.0

0.0

45

0

0

0

0

0

6

4

0

0

0

0

6

10

99

99

2.0

0.0

45

0

1

0

0

1

6

4

0

3

0

0

6

13

99

99

2.0

0.0

45

0

0

1

0

1

6

4

0

0

2

0

6

12

99

99

2.0

0.0

45

0

0

0

1

1

6

4

0

0

0

2

6

12

99

99

2.0

0.0

45

0

1

1

0

2

6

4

0

3

2

0

6

15

99

99

2.0

0.0

45

0

1

1

1

3

6

4

0

3

2

2

6

17

99

99

 

2.0

0.0

45

60

0

0

0

0

6

4

3

0

0

0

6

13

99

99

2.0

0.0

45

60

1

0

0

1

6

4

3

3

0

0

6

16

99

99

2.0

0.0

45

60

0

1

0

1

6

4

3

0

2

0

6

15

99

99

2.0

0.0

45

60

0

0

1

1

6

4

3

0

0

2

6

15

99

99

2.0

0.0

45

60

1

1

0

2

6

4

3

3

2

0

6

18

99

99

2.0

0.0

45

60

1

1

1

3

6

4

3

3

2

2

6

20

99

99

 

2.0

0.0

60

0

0

0

0

0

6

6

0

0

0

0

6

12

100

100

2.0

0.0

60

0

1

0

0

1

6

6

0

3

0

0

6

15

100

100

2.0

0.0

60

0

0

1

0

1

6

6

0

0

2

0

6

14

100

100

2.0

0.0

60

0

0

0

1

1

6

6

0

0

0

2

6

14

100

100

2.0

0.0

60

0

1

1

0

2

6

6

0

3

2

0

6

17

100

100

2.0

0.0

60

0

1

1

1

3

6

6

0

3

2

2

6

19

100

100

 

2.0

0.0

60

60

0

0

0

0

6

6

3

0

0

0

6

15

100

100

2.0

0.0

60

60

1

0

0

1

6

6

3

3

0

0

6

18

100

1Ũ0

2.0

0.0

60

60

0

1

0

1

6

6

3

0

2

0

6

17

100

100

2.0

0.0

60

60

0

0

1

1

6

6

3

0

0

2

6

17

100

100

2.0

0.0

60

60

1

1

0

2

6

6

3

3

2

0

6

20

100

100

2.0

0.0

60

60

1

1

1

3

6

6

3

3

2

2

6

22

100

100

 

2.0

1.5

0

0

0

0

0

0

6

3

0

0

0

0

6

9

99

99

2.0

1.5

0

0

1

0

0

1

6

3

0

3

0

0

6

12

99

99

2.0

1 5

0

0

0

1

0

1

6

3

0

0

2

0

6

11

99

99

2.0

1.5

0

0

0

0

1

1

6

3

0

0

0

2

6

11

99

99

2.0

1.5

0

0

1

1

0

2

6

3

0

3

2

0

6

14

99

99

2.0

1.5

0

0

1

1

1

3

6

3

0

3

2

2

6

16

99

99

 

2.0

1.5

0

60

0

0

0

0

6

3

3

0

0

0

6

12

99

99

2.0

1.5

0

60

1

0

0

1

6

3

3

3

0

0

6

15

99

99

2.0

1.5

0

60

0

1

0

1

6

3

3

0

2

0

6

14

99

99

2.0

1. 5

0

60

0

0

1

1

6

3

3

0

0

2

6

14

99

99

2.0

1.5

0

60

1

1

0

2

6

3

3

3

2

0

6

17

99

99

2.0

1.5

0

60

1

1

1

3

6

3

3

3

2

2

6

19

99

99

 

2.0

2.5

0

0

0

0

0

0

6

6

0

0

0

0

6

12

100

100

2.0

2.5

0

0

1

0

0

1

6

6

0

3

0

0

6

15

100

100

2.0

2.5

0

0

0

1

0

1

6

6

0

0

2

0

6

14

100

100

2.0

2.5

0

0

0

0

1

1

6

6

0

0

0

2

6

14

100

100

2.0

2.5

0

0

1

1

0

2

6

6

0

3

2

0

6

17

100

100

2.0

2.5

0

0

1

1

1

3

6

6

0

3

2

2

6

19

100

100

 

2.0

2.5

0

60

0

0

0

0

6

6

3

0

0

0

6

18

100

100

2.0

2.5

0

60

1

0

0

1

6

6

3

3

0

0

6

18

100

100

2.0

2.5

0

60

0

1

0

1

6

6

3

0

2

0

6

17

100

100

2.0

2.5

0

60

0

0

1

1

6

6

3

0

0

2

6

17

100

100

2.0

2.5

0

60

1

1

0

2

6

6

3

3

2

0

6

20

100

100

2.0

2.5

0

60

1

1

1

3

6

6

3

3

2

2

6

22

100

100

 

2.0

3.0

0

0

0

0

0

0

6

6

0

0

0

0

6

12

100

100

2.0

3.0

0

0

1

0

0

1

6

6

0

3

0

0

6

15

100

100

2.0

3.0

0

0

0

1

0

1

6

6

0

0

2

0

6

14

100

100

2.0

30

0

0

0

0

1

1

6

6

0

0

0

2

6

14

100

100

2.0

3.0

0

0

1

1

0

2

6

6

0

3

2

0

6

17

100

100

2.0

3.0

0

0

1

1

1

3

6

6

0

3

2

2

6

19

100

100

 

2.0

3.0

0

60

0

0

0

0

6

6

3

0

0

0

6

15

100

100

2.0

3.0

0

60

1

0

0

1

6

6

3

3

0

0

6

18

100

100

2.0

3.0

0

60

0

1

0

1

6

6

3

0

2

0

6

17

100

100

2.0

3.0

0

60

0

0

1

1

6

6

3

0

0

2

6

17

100

100

2.0

3.0

0

60

1

1

0

2

6

6

3

3

2

0

6

20

100

100

2.0

3.0

0

60

1

1

1

3

6

6

3

3

2

2

6

22

100

100

PHỤ LỤC G

(tham khảo)

Đường cong phân bố xác suất

Sự phân bố xác suất các chấn thương vùng đầu là một hàm của GAMBIT lớn nhất được cho trong Hình G.1. Sự phân bố xác suất mức độ nghiêm trọng chấn thương vùng ngực là một hàm của độ nén giữa xương ức được cho trong Hình G.2. Sự phân bố xác suất các chấn thương vùng ngực là một hàm của tốc độ - độ nén giữa xương ức được cho trong Hình G.3. Sự phân bố xác xuất các chấn thương vùng bụng là một hàm của độ đâm xuyên vùng bụng được cho trong Hình G.4. Sự phân bố xác suất các chấn thương cổ là một hàm của NII lớn nhất được cho trong Hình G.5.

Các đoạn tham khảo trích dẫn trong Phụ lục G được liệt kê ở Phụ lục B của TCVN 7973 -1.

Hình G.1 - Phân bố xác suất các chấn thương vùng đầu theo hàm của Gmax (Kramer & Appel, 1990)

Hình G.2 - Phân bố xác suất chấn thương vùng ngực theo hàm của hợp lực ép lớn nhất phần trên (hay phần dưới) xương ức (Kroell, et al., 1974)

Hình G.3 - Phân bố xác suất các chấn thương vùng ngực theo hàm của hợp lực ép lớn nhất phần trên (hay phần dưới) xương ức (Lowne &Janssen, 1990)

Hình G.4 - Phân bố xác suất các chấn thương vùng bụng theo hàm của độ đâm xuyên vùng bụng lớn nhất (Rouhane, et al., 1990)

Hình G.5 - Phân bố xác suất chấn thương cổ theo hàm của NIImax

CHÚ THÍCH: Các tỉ lệ trục ngang khác với NIImax coi như tất cả các lực khác khác với lực được biểu thị đều bằng 0.

PHỤ LỤC H

(tham khảo)

Ví dụ về các đồ thị hàm phân bố tích luỹ

H.1. Nguyên lý

Ví dụ về các đồ thị hàm phân bố tích luỹ đối với sự thay đổi trong các biến số đánh giá chấn thương hay các chỉ số chấn thương theo thiết bị bảo vệ.

H.2. Thủ tục

Vẽ đồ thị các hàm phân bố tích luỹ đã tính toán trong 5.9.3 cho mỗi một trong các biến số đánh giá chấn thương được liệt kê trong Bảng 10 như được chỉ ra trong Hình H.1. Vẽ đồ thị các hàm số phân bố tích luỹ đã tính toán trong 5.9.3 cho mỗi một trong các chỉ số chấn thương được liệt kê trong Bảng 10 như được chỉ ra trong Hình H.2.

Hình H.1 - Ví dụ một đồ thị hàm phân bố tích luỹ liên tục đối với sự thay đổi biến số đánh giá chấn thương

Hình H.2 - Ví dụ một đồ thị hàm phân bố tích luỹ rời rạc đối với sự thay đổi chỉ số chấn thương

PHỤ LỤC I

(tham khảo)

Ví dụ mã chương trình máy tính cho các tính toán về tiếp xúc của đầu

PHỤ LỤC J

(tham khảo)

Xác suất chấn thương vùng cổ trên AO/C1/C2 và chi phí chấn thương

J.1. Giới thiệu

J.1.1. Cơ sở

TCVN 7973-5 : 2008 đưa ra phương pháp để đánh giá xác suất của các mức độ nghiêm trọng của chấn thương khác nhau theo AIS đối với các vùng cơ thể dưới đây:

- vùng đầu (sọ não khép kín),

- vùng ngực (vùng giữa cổ và bụng),

- vùng bụng,

- các chi dưới (gãy xương đùi, gãy xương ống chân, trật khớp gối).

Các xác suất AIS được tính toán dựa trên các phép đo khách quan các biến số đánh giá chấn thương được phát hiện và ghi lại trong Thiết bị thử nghiệm nhân trắc người lái mô tô (MATD). Các phép đo này có thể từ các phép thử với tỷ lệ kích thước thực hay từ các mô phỏng trên máy tính.

Cần thiết và mong muốn đánh giá các chấn thương đối với tất cả các vùng chính trên cơ thể, và đối với người lái mô tô đặc biệt là phần xương sống cổ. TCVN 7973 : 2008 quy định phép đo lực và mô men vùng cổ trên bằng cảm biến lực gần chỗ nối vùng cổ trên của MATD. Các chỉ số chấn thương cổ (NII) được tính toán từ các phép đo này. Tuy nhiên, các NII trước đây:

- không có chỉ thị mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo AIS,

- không có chỉ thị xác suất chấn thương, và

- nói chung (nó được theo dõi) nhằm dự báo số lượng và khả năng xảy ra các chấn thương cổ.

Rõ ràng, việc điều tra 501 dạng va chạm mô tô từ LA/Hannover được quy định rõ trong TCVN 7973-2 : 2008, khi sử dụng sự mô phỏng theo ISO 13232-7 : 1996, (Kebschull, et al., 1998), đã chỉ ra rằng trong gần 30% các va chạm có 1 hoặc nhiều hơn 1 chỉ số chấn thương cổ NII vượt quá giá trị 1,0 (giá trị “được hiểu như là gãy cổ hoặc trật khớp cổ; với khả năng gây chấn thương tủy sống đáng kể, tại vị trí C1/AO có xu hướng gây tử vong. TCVN 7973-5 : 2008, H.3.8. Tuy nhiên, số liệu chấn thương thực tế của 498 vụ va chạm từ LA/Hannover với vận tốc cuối cùng thông thường tương đối < 121 km/h3), được đưa ra trong TCVN 7973-2 : 2008, Phụ lục C, đã chỉ ra rằng chỉ có 2 % các vụ va chạm đó là các va chạm không gây tử vong, trong đó đã theo dõi được các chấn thương thoát vị cổ, trật khớp cổ, gãy cổ.

Đối với các tai nạn gây tử vong, các khám nghiệm đầu cổ chi tiết không được thực hiện, do đó không biết được sự cố chấn thương cổ trong số mẫu gây tử vong. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp xấu nhất, tất cả các vụ tai nạn gây tử vong từ LA/Hannover có liên quan đến chấn thương cổ, thì cũng chỉ giải thích được thêm 3 % vụ tai nạn. Nếu cộng thêm các vụ tai nạn không gây tử vong mà trong đó có các chấn thương cổ, thì sẽ tương đương với tổng số lớn nhất là 5 % các tai nạn mô tô thực tế mà một số mức chấn thương cổ được theo dõi hoặc có thể được thừa nhận. Tần xuất sự cố này thấp hơn so với việc xác định bằng NIIs và các phương pháp có liên quan của TCVN 7973, trong các kết quả ví dụ được ghi lại trước đây.

Chú ý rằng đối với các vùng cơ thể khác (như đầu, ngực, bụng, chi dưới), sự mô phỏng đã được hiệu chuẩn của Kebschull, et al., (1998), đưa ra gần đúng sự phân bố chính xác mức độ nghiêm trọng của chấn thương, khi so sánh với số liệu tai nạn thực tế.

Các kết quả của ví dụ này cho thấy sự cần thiết phải có một tập hợp các mối quan hệ xác suất chấn thương cổ phù hợp hơn và toàn diện hơn trong bộ TCVN 7973 : 2008.

Thêm vào đó, gần đây, Đại học Nam California (USC) đã công bố một đề tài nghiên cứu liên quan tới khám nghiệm cổ từ 304 người đi mô tô bị chấn thương gây tử vong (Thom, et al., 1995). Vị trí, kiểu, mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo AIS, và phương của lực được xác định đối với mỗi chấn thương cổ. Một tập con gồm 67 vụ tai nạn này, tương ứng gần nhất với 498 trường hợp từ LA/Hannover có vận tốc cuối cùng thông thường tương đối ≤ 121 km/h trong bộ TCVN 7973 dưới dạng hệ thống các kiểu hình, gần đây đã được Phòng nghiên cứu bảo vệ đầu (HPRL) phân tích sâu hơn (Smith, 2002), và đã được tổng kết sau đó.

J.1.2. Mục đích của việc phân tích xác suất chấn thương cổ

Mục đích của việc phân tích được mô tả ở đây là để phát triển một chuẩn về chấn thương một cách khách quan, theo xác suất, đó là:

- phù hợp với dạng chuẩn về chấn thương đối với các vùng khác nhau của cơ thể trong TCVN 7973-5 : 2008,

- dựa trên lực và mô men có được từ cả mô phỏng trên máy tính và từ các phép thử với tỷ lệ kích thước thực theo TCVN 7973-4 : 2008, ISO 13232-6, ISO 13232-7,

- phù hợp cho dự báo mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS từ cấp 1 đến cấp 6 đối với vùng AO/C1/C2 của xương sống cổ,

- phù hợp với các phân bố tần suất của:

o các mức độ nghiêm trọng của chấn thương cổ được theo dõi được trong 485 vụ tai nạn mô tô không gây tử vong từ LA/Hannover và 67 vụ tan nạn mô tô gây tử vong từ USC với vận tốc tương đối thông thường ≤ 121 km/h;

o mức độ nghiêm trọng và phương chấn thương cổ theo dõi được trong 67 vụ tai nạn mô tô gây tử vong từ USC;

o lực và mô men AO tối đa được theo dõi trong khi mô phỏng trên máy tính 498 vụ tai nạn từ LA/Hannover và 67 vụ tai nạn mô tô gây tử vong từ USC, thừa nhận ranh giới mũ bảo hiểm và OV được đặt ra trong tất cả các trường hợp, và mô tô GPZ 500 là đối tượng trong tất cả các trường hợp.

J.2. Cơ sở dữ liệu

Đường cong xác suất chấn thương mong muốn sẽ được dựa trên số liệu chấn thương từ Los Angeles, Hannover, và số liệu tai nạn mô tô từ USC. Các số liệu này được tổng hợp trong Bảng J.1. Số liệu LA và Hannover được liệt kê trong Bảng C.2 và C.3 của TCVN7973-2. Số liệu từ USC được mô tả trong Thom, et al., (1995).

Bảng J.1 - Tổng kết số liệu tai nạn

Chuẩn mẫu

Số liệu

LA

Hannover

USC

Tai nạn

Chuẩn báo cáo

Cảnh sát thông báo

Cảnh sát thông báo

Cảnh sát thông báo

Số lượng phương tiện

2

2

2

Dạng tai nạn

Tất cả, trừ các dạng không thử nghiệm được

Tất cả, trừ các dạng không thử nghiệm được

Tất cả, trừ chạy đè lên/đâm thủng

Phương pháp điều tra

Hiện trường, kỹ lưỡng

Hiện trường, kỹ lưỡng

Hiện trường, kỹ lưỡng bao gồm cả mổ khám nghiệm và phẫu thuật cổ

Phương tiện chủ thể

Mô tả người ngồi lái

Mô tả người ngồi lái

Mô tả người ngồi lái

 

Người

Người lái

Người lái

Người lái

 

 

Mức độ nghiêm trọng của chấn thương

Chấn thương hoặc tử vong

Chấn thương hoặc tử vong

Chấn thương trong 10 ngày

Phương tiện khác

Ô tô con

Ô tô con

Ô tô con

Vùng

Los Angles

Hannover

Hạt Los Angeles

Khoảng thời gian

1976-1977

1980-1985

8/1978-3/1981

 

 

 

 

Cỡ của mẫu

501

67

 

Vận tốc cuối cùng thông thưng tương đối < 121 km/h

498

67

 

Chấn thương cổ không gây tử vong

£ 2%a

92,5%b

Chấn thương cổ gây tử vong

không rõ, nhưng £ 3

7,5%

 

 

Tử vong (tất cả các nguyên nhân)

3%

100%

Nhận xét

Không phẫu thuật cổ, trường hợp chấn thương cổ gây tử vong không rõ

Thông tin chi tiết về các chấn thương c

Tham khảo

Phần 2, Bảng C.2

Phần 2, Bảng C.3

Smith, 2002

a Thoát vị, trật khớp, và gãy.

b Mẫu gây tử vong chỉ ra rằng hầu hết các vụ tai nạn mô tô gây tử vong này liên quan tới các chấn thương cổ. Nó minh chứng cho các giả thiết đã đưc đưa ra trưc đó là 3 % các vụ tai nạn từ LA/Hannover mà dẫn tới tử vong thì tất cả đều liên quan tới các mức độ nghiêm trọng của chấn thương cổ khác nhau.

          

J.3. Phương pháp kỹ thuật

Xác suất chấn thương cổ AO/C1/C2 mong muốn được xác định bằng cách đưa sự phân bố lực và mô men ở cổ có được qua mô phỏng trên máy tính theo bộ TCVN 7973 đối với số liệu tai nạn được mô tả ở J.2. Điều này mô tả các giả thuyết và các phương pháp được sử dụng.

J.3.1. Các giả thuyết

Các phương pháp phân tích và chuẩn chấn thương cổ được dựa trên các giả thuyết khác nhau, được mô tả trong điều này.

J.3.1.1. Các giả thuyết cơ bản

Các giả thuyết cơ bản cho phép phân tích này là:

- Chuẩn chấn thương cổ được tìm kiếm để sao cho có thể áp dụng được cho phần lớn các vụ đâm xe mô tô-ô tô. Tuy nhiên, phạm vi của các điều kiện đâm xe trong số liệu tai nạn có thể dùng được hạn chế phạm vi hiệu lực của các chuẩn chấn thương. Các chuẩn chấn thương cổ không áp dụng được cho các vụ đâm xe ở tốc độ cao, có vận tốc tương đối thông thường lớn hơn 121 km/h.

- Sự phân bố mức độ nghiêm trọng của chấn thương cổ trong 67 vụ tai nạn mô tô gây tử vong từ USC tương tự như sự phân bố mức độ nghiêm trọng của chấn thương cổ trong 13 vụ tai nạn gây tử vong từ LA/Hannover, có vận tốc cuối cùng thông thường tương đối ≤ 121 km/h.

- Sự phân bố lực và mô men ở cổ có được từ mô phỏng trên máy tính (theo mô phỏng trên máy tính của TCVN 7973 của 67 vụ tai nạn gây tử vong từ USC với mô tô GPZ 500 và người lái được trang bị mũ bảo hiểm tương tự như sự phân bố lực và mô men ở cổ trong 67 vụ tai nạn mô tô gây tử vong, và các sự phân bố này đặc trưng cho tất cả các tai nạn mô tô gây tử vong.

- Sự phân bố lực và mô men có được qua 498 mô phỏng trên máy tính theo TCVN 7973 với mô tô GPZ 500 và người lái được trang bị mũ bảo hiểm tương tự như sự phân bố lực và mô men trong 498 tai nạn gây chấn thương từ LA/Hannover, và các sự phân bố này đặc trưng cho tất cả các tai nạn mô tô gây chấn thương.

Các giả thuyết này được dựa trên một giả thuyết cơ bản là các lực và mô men ở cổ và mức độ nghiêm trọng của chấn thương độc lập với việc sử dụng mũ bảo hiểm. Vấn đề này được thảo luận trong Hurt, et al., (1981).

J.3.1.2. Mô hình toán học

Giả thiết rằng xác suất chấn thương cổ lớn nhất AISAO/C1/C2 ≥ k có quan hệ với chỉ số chấn thương khách quan NIImax như sau:

Trong đó ykhk là các hệ số phân bố rủi ro chấn thương được xác định. Giả thiết rằng sự phân bố này xấp xỉ với sự phân bố chuẩn có giá trị trung bình là μk, và độ lệch chuẩn σk, theo các phương trình từ SAE AE-9 (1987) và Rade ; và Westergren (1990).

μk = yk + 0,8997hk                                                                                  (2)

σk = 0,2847hk                                                                                        (3)

Chỉ số chấn thương khách quan NIImax được xác định như sau:

                                                                                            (4)

trong đó

     (5)

trong đó

FC là lực nén theo chiều trục ở cổ4), FC = -min (Fz,0);

FT là lực căng theo chiều trục ở cổ, FT = max (Fz,0);

MX là mô men uốn ngang ở cổ;

ME là mô men kéo ở cổ4), ME = -min (MY,0);

MF là mô men uốn ở cổ, MF = max (MY,0);

MZ là mô men xoắn ở cổ;

FI* và MI* là các hệ số chuẩn hóa lực và mô men, được xác định đối với I = {C,T,X,E,F,Z};

a là hệ số biểu thị khả năng chấn thương gia tăng đối với các lực chiều trục có liên quan tới khả năng chấn thương đối với các lực và mô men kết hợp, cũng được xác định.

Chỉ số chấn thương khách quan xác định theo phương trình (4) và (5) đã được sửa lại theo phương pháp tỷ số ứng suất chung để đánh giá sức bền của vật liệu dưới các điều kiện tải trọng kết hợp được mô tả trong nhiều tài liệu tham khảo, như Ryder (1937), Bruhn (1973), and US Department of Defense MIL-HDBK-5D (1983), và giả thiết rằng số mũ tổng quát có giá trị là 1 hoặc 25)6)7). Các lực cắt ở cổ không bao gồm trong mô hình này vì chuyển động cắt được theo dõi trong tất cả 64 trường hợp trong số liệu tai nạn gây tử vong từ USC với các chấn thương cổ AO/C1/C2. Kết quả là không đủ thông tin trong số liệu này để nhận biết một chuẩn chấn thương dựa trên cơ sở lực cắt8).

Phương trình (5) có thể được viết lại dưới dạng các thành phần lực và mô men ở cổ như sau:

                               (6)

trong đó

giả thiết thêm rằng nếu AIS AO/C1/C2 lớn nhất ≥ k thì chấn thương thực sự xảy ra, sau đó các chấn thương được kết hợp với các hướng của lực và/hoặc mô men, I, thỏa mãn phương trình:

                                                                                               (8)

trong đó tmax được xác định như sau:

NII(tmax) = NIImax                                                                                                                                                                                                  (9)

Các hệ số Qk* cũng được xác định.

J.3.1.3. Các giả thuyết phụ

Giả thiết thêm rằng:

- các lực ở cổ người nộm MATD mới (Withnal, 1999) là các lực mà có liên quan và tương quan với các chấn thương cổ. Sự đáp ứng động lực học của cổ MATD mới theo ba trục được hợp thức hóa đối với các phạm vi đáp ứng của tình nguyện viên theo Withnal (1999). Phương pháp này thường được những người khác sử dụng trước đây để phát triển chuẩn chấn thương cổ;

- sự đáp ứng động lực học được mô phỏng của cổ MATD mới tương quan chặt chẽ với sự đáp ứng động lực học từ các phép thử với tỷ lệ kích thước thực như được chỉ ra trong Van Auken, et al., (2001);

- sự phân bố lực và mô men ở cổ từ các mô phỏng trên máy tính đã hiệu chuẩn với mô tô GPZ 500 và người lái đội mũ bảo hiểm cho 67 trường hợp tai nạn gây tử vong từ USC được coi như tương đương với sự phân bố mức độ nghiêm trọng và sự di động của chấn thương được theo dõi;

- các hệ số mô tả sự phân bố tương đối các chấn thương theo hướng (FC*, FT*, MX*, ME*, MF*, MZ*, và Q*) được coi là tương tự như với các vụ tai nạn mô tô gây tử vong và không gây tử vong, và với tất cả các mức độ nghiêm trọng của chấn thương;

- FC*, FT*, MX*, ME*, MF*, và MZ* có các giá trị dương, được coi như nhỏ hơn toàn bộ các giá trị lớn nhất đối với FC, FT, MX, ME, MF, và MZ trong các mô phỏng trên máy tính của 67 trường hợp gây tử vong từ USC, vì các chấn thương được theo dõi đã được kết hợp trước với các trục này;

- hệ số a mô tả khả năng chấn thương đối với các lực chiều trục có liên quan tới khả năng chấn thương đối với các mô men và lực kết hợp có thể khác nhau trong các vụ tai nạn mô tô từ LA/Hannover và các vụ tai nạn mô tô gây tử vong Từ USC. Hơn nữa có thể giả thiết thêm rằng không có chấn thương trong các vụ tai nạn mô tô gây tử vong từ USC chỉ do các lực chiều trục gây ra và hệ số a đó = 1;

- toàn bộ các xác suất chấn thương cổ trong các mẫu tai nạn mô tô gây tử vong và không gây tử vong có thể khác nhau (nghĩa là giá trị giới hạn μk đối với người lái trong các vụ tai nạn gây tử vong có thể khác với μk đối với người lái bị chấn thương);

- độ lệch chuẩn của rủi ro chấn thương, sk, có liên quan tới độ dốc của xác suất chấn thương đối với đường cong chỉ số chấn thương, là giống nhau cho tất cả các mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo AIS (nghĩa là cơ cấu bị hư hỏng có tính cơ học tương tự nhau tại tất cả các mức độ nghiêm trọng của chấn thương AIS, ví dụ tương tự với xác suất chấn thương nén vùng ngực TCVN 7973-5 . Giả thiết này loại trừ khả năng các đường cong rủi ro chấn thương chồng lên nhau (ví dụ, xác suất chấn thương AIS 3+ lớn hơn xác suất chấn thương AIS 2+ đối với một giá trị chỉ số chấn thương đã cho);

- hệ số biến thiên (độ lệch chuẩn chia cho giá trị trung bình) của đường cong rủi ro chấn thương AIS ≥ 3 là 0,2 (s33 = 0,2). Giả thiết này được dựa trên các kết quả mô men kéo ở cổ và ứng suất trong Mertz và Prasad (2000);

- xác suất chấn thương AIS ≥ 3 do lực căng 4,17 kN là 0,03 dựa trên AAMA (1998);

- “hướng của lực” trùng với “hướng của sự dịch chuyển” đối với mỗi chấn thương được theo dõi trong các vụ tai nạn gây tử vong từ USC, được dựa trên sự dựng lại chi tiết người lái và đặc biệt là chuyển động của đầu và cổ.

J.3.2. Phương pháp

Các hệ số dùng trong mô hình toán học được thừa nhận được mô tả trong J.3.1.2 được xác định bằng 2 bước. Đầu tiên, các giá trị cho FI*, MI* và Qk* được ước lượng bằng cách khớp sự phân bố mức độ nghiêm trọng của chấn thương cổ và các thành phần hướng, được phỏng đoán bằng các mô hình mô phỏng trên máy tính của 67 vụ tai nạn gây tử vong từ USC, với phân bố mức độ nghiêm trọng của chấn thương được theo dõi và các hướng được theo dõi trong số liệu 67 vụ tai nạn gây tử vong từ USC. Sau đó, các giá trị cho μk được ước lượng bằng cách khớp phân bố chỉ số chấn thương cổ được phỏng đoán qua mô hình mô phỏng trên máy tính của 498 trường hợp từ LA/Hannover với phân bố các mức độ nghiêm trọng của chấn thương trong Bảng J.3. Các giá trị cho γk và ηk sau đó được tính toán từ μksk khi giả thiết rằng sk = 0,2 μ3.

J.3.2.1. Phân bố các chấn thương cổ theo mức độ nghiêm trọng và hướng chấn thương

Phân bố các chấn thương cổ trong số liệu tai nạn gây tử vong từ USC có thể được mô tả bằng các tần suất trong đó các hướng đóng góp xảy ra bởi mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đặt nk,c,t,x,e,f,z là số lượng người lái trong số liệu tai nạn gây tử vong từ USC theo mức độ và trục/hướng chấn thương cổ AO/C1/C2, trong đó các chỉ số dưới đây c, t, x, e, f, z bằng 0 hoặc bằng 1 như sau:

I=1

Nếu người lái có chấn thương AISAO/C1/C2 lớn nhất ≥ k, và chấn thương được kết hợp với các hướng FI và MI.

I=0

các trường hợp khác

Chú ý rằng nk,0,0,0,0,0,0 là số lượng người lái có các chấn thương AISAO/C1/C2 lớn nhất < k. Các giá trị của nk,0,0,0,0,0,0 cho số liệu tai nạn gây tử vong được liệt kê trong Bảng J.2. Cũng chú ý rằng tổng số các trường hợp trong số liệu tai nạn gây tử vong là:

                                                                  (10)

là hằng số đối với tất cả các mức độ nghiêm trọng của chấn thương k (ntotal=67).

Bảng J.2 - Phân bố các chấn thương cổ AO/C1/C2 trong số liệu tai nạn mô tô gây tử vong từ USC

k

Số các trường hợp có MAISAO/C1/C2 = k

Số các trường hợp có MAISAO/C1/C2 < k

(nk,0,0,0,0,0,0)

0

3

0

1

0

3

2

9

3

3

39

12

4

0

51

5

11

51

6

5

62

Tương tự như vậy, đặt mk,c,t,x,e,f,z là số lượng các mô phỏng trên máy tính trong đó chấn thương cổ AO/C1/C2 được chỉ ra, với các chỉ số dưới dòng c, t, x, e, f, z bằng 0 hoặc bằng 1 như sau:

I=1 Nếu NIImax ≥ Sk và NIII(tmax) ≥ Qk* Sk

I=0 các trường hợp khác

Tổng số các trường hợp mô phỏng trên máy tính là:

cũng là hằng số đối với tất cả các mức độ nghiêm trọng của chấn thương (mtotal=67)

Các hệ số chuẩn chấn thương FI*, MI*, và Qk* được lựa chọn nhằm giảm thiểu sự khác biệt giữa các sự phân bố chấn thương được dự báo và được theo dõi. Cụ thể, các hệ số SkFI*, SkMI*, và Qk* được xác định bằng phương pháp số được mô tả trong Phụ lục M để giảm thiểu hàm số khác biệt J.

                                                                                                         (12)

trong đó

trong đó

mk,0,0,0,0,0,0 là nk,0,0,0,0,0,0;

S1 là 1 ;

Qk* là giá trị lớn nhất thỏa mãn NIII(tmax) ≥ Qk*Sk cho ít nhất là một hướng, I, đối với mỗi trường hợp mà thỏa mãn NIImax ≥ Sk.

Việc áp đặt mk,0,0,0,0,0,0 = nk,0,0,0,0,0,0 được đưa ra để thuận tiện cho quá trình định dạng hệ số mô hình. Với việc áp đặt này, Sk có thể được tính toán trực tiếp từ các hệ số FI* và MI*, do đó khử được một hệ số từ việc tìm kiếm hệ số mô hình. Việc áp đặt S1=1 được lựa chọn để xác định duy nhất độ lớn tuyệt đối của các hệ số FI* và MI*.

J.3.2.2. Phân bố chấn thương cổ theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương

Mối liên hệ giữa chỉ số chấn thương cổ, Niimax, và mức độ nghiêm trọng của chấn thương được xác định bằng cách khớp sự phân bố chỉ số chấn thương cổ từ các mô phỏng trên máy tính 498 trường hợp tai nạn chung ISO với phân bố các chấn thương cổ trong số liệu 498 tai nạn từ LA/Hannover được liệt kê trong Bảng J.3. Sự phân bố các trường hợp từ LA/Hannover trong Bảng J.3 được đánh giá bằng cách sử dụng số liệu và phương pháp trong Phụ lục K.

Bảng J.3 - Phân bố các chấn thương cổ AO/C1/C2 trong số liệu LA/Hannover

k

Số lượng ước tính các trường hợp có MAISAO/C1/C2=k (từ cột 9 của Bảng K.1)

Số lượng ước tính các trường hợp có MAISAO/C1/C2<k

nk

Các giới hạn tin cậy 95% của mk sao cho c2 ≤3,84
(phương trình 15)

mk-

mk+

0

479

0

-

-

1

4

479

466

489

2

3

483

471

491

3

9

486

475

493

4

0

495

488

-

5

2

495

488

-

6

1

497

492

-

Đối với mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương k, số các trường hợp của LA/Hannover có chấn thương AISAO/C1/C2 lớn nhất ≥ k và số các trường hợp mô phỏng trên máy tính có NIImax ≥ μk có thể được biểu diễn theo Bảng J.4, trong đó μk và mk đã được xác định. Nếu NIImax được sắp xếp sao cho NIImax,i ≤ NIImax,i + 1, với i=1 đến 497, thì các giá trị μk có thể được tính toán từ mk theo phương trình

Bảng J.4 - Số các trường hợp với các chấn thương được theo dõi và được dự đoán

 

Số các trường hợp

MAISAO/C1/C2≥k

(Số liệu LA/Hannover)

NIImax≥μk

(mô phỏng trên máy tính)

No

nk

mk

Yes     

498 - nk

498 - mk

Tổng số

498

498

Sự đánh giá tốt nhất của μk, với k=1 đến 6, tương ứng với mk = nk, số các trường hợp có MAISAO/C1/C2 < k được liệt kê trong cột thứ 3 của Bảng J.3. Theo đó, sự phân bố các chấn thương MAISAO/C1/C2 được dự đoán bằng các mô phỏng trên máy tính sẽ phù hợp với sự phân bố các chấn thương cổ được theo dõi trong số liệu LA/Hannover (Hình J.5).

Các khoảng tin cậy 95% đối với μk có thể được coi như là khoảng các giá trị cho μk sao cho phần các trường hợp có NIImax ≥ μk không khác đáng kể so với phần các trường hợp có MAISAO/C1/C2 ≥ k. Điều kiện này được thỏa mãn đối với mk- ≤ mk ≤ mk+ sao cho c2 ≤ 3,84, trong đó c2 được tính toán theo phương dưới đây từ Box, et al., (1978).

                                                      (15)

Các giá trị cho mk- và mk+ thỏa mãn điều kiện này được liệt kê trong 2 cột cuối của Bảng J.3. Các giới hạn tin cậy trên cho μ4, μ5, và μ6 là không xác định.

J.4. Chuẩn chấn thương cổ MATD

Các kết quả phân tích chuẩn chấn thương đối với cổ MATD mới từ Withnall (1999), được mô tả trong điều này.

J.4.1. Các hệ số hướng chấn thương cổ MATD

Các hệ số hướng chấn thương cổ MATD được xác định theo các phương pháp được mô tả trong J.3.2.1. Kết quả phù hợp là J = 462/672 = 0,103 đối với các giá trị hệ số được liệt kê trong Bảng J.5 và J.6. Bảng J.7 liệt kê số chấn thương quan sát và dự đoán được theo hướng và mức độ nghiêm trọng của chấn thương, sẽ tóm tắt sự phù hợp với 64 trường hợp riêng. Mối tương quan giữa số trường hợp dự đoán và quan sát được (mk,c,t,x,e,f,z và nk,c,t,x,e,f,z), trừ những trường hợp không có chấn thương, là r2 = 0,56.

Bảng J.5 - Các hệ số chuẩn hóa lực và mô men đối với cổ MATD mới

Hệ số

Giá trị được đánh giá

6,53

kN

3,34

kN

62,66

Nm

58,0

Nm

204,2

Nm

47,1

Nm

Bảng J.6 - các hệ số ngưỡng chấn thương đối với 67 trường hợp tử vong đối với cổ MATD mới

k

Sk

1

2

0,619

2

1,00

0,619

3

1,50

0,650

4

3,74

0,594

5

3,74

0,594

6

5,20

0,564

Bảng J.7 - So sánh số chấn thương quan sát và dự đoán được theo hướng và mức độ nghiêm trọng của chấn thương

Số trường hợp trong cơ sở dữ liệu về tai nạn mô tô gây tử vong USC với MAISAO/C1/C2 ³ k và hướng chỉ thị

Số các mô phỏng trên máy tính vê các trường hợp tử vong USC với NIImax ³ Sk và NIIl (tmax) ³ Qk*Sk

Hướng

k

I

k

1

2

3

4

5

6

1

2

3

4

5

6

Nén

5

5

4

0

0

0

C

8

8

1

0

0

0

Kéo căng

18

18

18

4

4

0

T

12

12

11

1

1

0

Uốn cong

42

42

35

11

11

2

X

42

42

30

7

7

1

Kéo dài

33

33

29

8

8

4

E

28

28

23

6

6

2

Uốn

20

20

17

4

4

0

F

16

16

10

0

0

0

Xoắn

20

20

17

7

7

2

Z

26

26

16

5

5

2

Tổng cộng

64

64

55

16

16

5

-

64

64

55

16

16

5

Hình dạng và sự phù hợp với chuẩn NIImax với dữ liệu USC được minh họa trong Hình J.1. Có 6 biểu đồ phân bố, mỗi biểu đồ cho một cặp các trục Fz, Mx, My, và Mz. Các số trong mỗi biểu đồ phân bố là giá trị lớn nhất AISAO/C1?C2 = k được dự đoán theo NImax ≥ Sk được tính toán từ lực và/hoặc mô men ở tmax, khi sử dụng các hệ số được liệt kê trong Bảng J.5 và J.6, đối với các chấn thương liên quan đến lực và mô men trong biểu đồ. Ví dụ, biểu đồ ở góc trái trên là biểu đồ phân bố chấn thương chỉ liên quan đến sức căng (ứng suất) (NIIT(tmax) ≥ Qk*Sk), sức nén (NIIC(tmax) ≥ Qk*Sk), và/hoặc chuyển động của chỗ uốn ngang (NIIX (tmax) ≥ Qk*Sk) ứng với Fz và Mx. Đường bao của hằng số NIImax = Sk cũng được biểu diễn trên mỗi biểu đồ, tương ứng với các giá trị Sk trong bảng J.6. Các đường bao tách riêng các chấn thương theo mức độ chấn thương AIS theo yêu cầu.

Hình J.1 - Lực và mô men ở tmax từ các mô phỏng trên máy tính của 67 trường hợp tai nạn USC gây tử vong và các đường biên từng bậc phù hợp nhất của hằng số NIImax, đưa ra cơ sở cho hình dạng đường bao

J.4.2. Các hệ số nguy cơ (xác suất) chấn thương cổ MATD

Các hệ số mức độ nghiêm trọng của chấn thương được xác định từ dữ liệu LA/Hannover theozA với các phương pháp được mô tả trong J.3.2.2. Các đường cong minh họa xác suất 50 % các đường ranh giới chấn thương MAIS đối với 498 trường hợp LA/Hannover được minh họa trong Hình J.2 dựa vào hệ số hiệu chỉnh a = 0.31. Hệ số hiệu chỉnh được chọn để Fz = 4.17 kN có thể phù hợp với xác suất 0.03 của chấn thương MAIS ≥ 3 (AAMA, 1998) như minh họa trên Hình J.3. Các hệ số thu được được liệt kê trong Bảng J.8 và các đường cong nguy cơ chấn thương được minh họa trên Hình J.4. Phân bố của các chấn thương cổ đối với 498 mô phỏng trên máy tính cũng phù hợp với phân bố các chấn thương trong cơ sở dữ liệu LA/Hannover, như mô phỏng trên Hình J.5. Để tham khảo, các phân phối lực và mô men lớn nhất đối với 498 mô phỏng trên máy tính được minh họa trên Hình L.1 của Phụ lục L.

Bảng J.8 - Các hệ số rủi ro của mức độ nghiêm trọng của chấn thương đối với cổ MATD mới

k

mk

sk = 0,2m3

gk

hk

1

5,00 (4,33, 6,96)

1,247

1,06

4,38

2

5,80 (4,46, 7,42)

1,247

1,66

4,38

3

6,23 (4,70, 7,84)

1,247

2,29

4,38

4

8,67 (6,62, -)

1,247

4,73

4,38

5

8,67 (6,62, -)

1,247

4,73

4,38

6

10,07 (7,59, -)

1,247

6,13

4,38

Hình J.2 - Lực và mô men ở tmax từ các mô phỏng trên máy tính của 498 trường hợp LA và Hannover và các đường bao của hằng số NIImax, đưa ra cơ sở cho NIImax ứng với xác suất chấn thương 50 %

Hình J.3 - Lực căng tới hạn ứng với hệ số a, đưa ra cơ sở cho a = 3.1

Hình J.4 - Các đường cong nguy cơ chấn thương cổ AO/C1/C2 đối với cổ MATD mới

CHÚ THÍCH Các tỷ lệ trên trục nằm ngang khác NIImax thừa nhận rằng tất cả các lực khác là khác so với lực biểu diễn bằng 0.

Hình J.5 - Phân bố của các mô phỏng trên máy tính quan sát và dự đoán được

J.5. So sánh các chuẩn chấn thương cổ đối với nhóm đàn ông 50 tuổi

Chuẩn chấn thương được nói đến trong J.4 dùng để áp dụng cho các lực và mô men được đo với cổ MATD đã soát xét năm 2001 và không được áp dụng cho các lực và mô men được đo với các cổ người nộm khác.

Các cổ người nộm tương ứng có cấu trúc cơ khí hoàn toàn khác nhau, chuẩn chấn thương MAISAO/C1/C2 ≥ 3 đối với cổ MATD mới được so sánh với chuẩn cho cổ của nhóm đàn ông 50 tuổi Hybrrid III theo Mertz và Prasad (2000), Liên minh các nhà sản xuất ôtô NHTSA 98-4405-9 (1998), Liên minh các nhà sản xuất ôtô NHTSA 99-6407-40 (1999), US DOT NHTSA 00-7013; Thông báo 1 (2001) trong Bảng J.9. sự khác nhau quan trọng giữa chuẩn chấn thương cổ MATD và Hybrrid III là số trục để xác định chuẩn, như minh họa trên Hình J.6. Chuẩn chấn thương cổ Hybrid III dựa vào một lực và một mô men (lực kéo và nén, mô men kéo và uốn) và không quan tâm đến mô men xoắn và uốn ngang. Chuẩn chấn thương cổ MATD dựa vào 4 lực và mô men này. Các đường cong rủi ro (nguy cơ) chấn thương cổ MAIS ≥ 3 đối với nhóm đàn ông 50 tuổi Hybrid III ứng với lực nén và mô men kéo và nén kết hợp, theo Mertz và Prasad (2000), được minh họa trên Hình J.7 và Hình J.8 dùng cho mục đích so sánh.

Nói chung, dạng của chuẩn chấn thương đối với cổ MATD mới phù hợp với chuẩn cho nhóm đàn ông 50 tuổi Hybrid III, mặc dù AIS 3 + các cấp độ lực và mô men nói chung là lớn hơn so với các cấp của Hybrid III. Ví dụ, lực căng chỉ ở mức tương ứng với xác suất 3% của chấn thương AIS ≥ 3 đối với cổ MATD mới và cổ Hybrid III là gần phù hợp với nhau, thì lực nén chỉ ở mức 8,2kN đối với cổ MATD mới so với 4,0kN đối với cổ Hybrid III. Tỷ lệ tương đối giữa các mức lực căng và các mức độ của lực nén gây chấn thương đối với cổ MATD được xác định từ các trường hợp bị tử vong của USC dựa vào các giả thuyết được liệt kê trong J.3.1, trong khi cơ sở cho mức lực nén ở cổ Hybrid III chỉ xuất hiện ít chắc chắn hơn. Mức độ lực và mô men chấn thương của bốn trục chuẩn cổ MATD lớn hơn hai trục chuẩn cổ Hybrid III. Mức độ lực và mômen của bốn trục chuẩn này được cho là lớn hơn không đáng kể so với chuẩn chấn thương của một hoặc hai trục vì nó không cần phải bù cho khả năng chấn thương tăng lên do kết hợp với mômen xoắn hoặc uốn ngang cổ có thể xảy ra. Sự khác nhau về các chuẩn này có thể được chia ra như sau :

- Sự khác nhau giữa cổ MATD mới và cổ của nhóm đàn ông trên 50 tuổi.

- Chuẩn Hybrid III P50 dựa trên các số liệu đối với lợn được giả thiết là đại diện cho các nhóm trẻ em 3 tuổi và sau đó chúng trưởng thành lên thành đàn ông trên 50 tuổi.

Bảng J.9 - So sánh chuẩn chấn thương cổ đối với nhóm đàn ông 50 tuổi

Hướng

Mức chấn thương

m

d

d/m

Giá trị chuẩn

Phần trăm

Đơn vị

Áp dụng đối với cổ

Chuẩn

Nguồn

Ghi chú

3,0%

5,0%

50,0%

Nén

AIS 3+

6,23

1,247

0,20

2,11

8,19

8,81

13,13

kN

MADT mới

a

ATBCS

 

6,53

25,40

27,32

40,71

kN

c

Cho phép

-

4,00

4,00

-

-

kN

Hybrid III

a

AAMA, NHTSA 99­4405-79 (1995) USDoT, NHTSA 00-7013; Ghi chú 1

d

Fzc

6,16

6,16

kN

b

Kéo

AIS 3+

6,23

1,247

0,20

1,06

4,19

4,51

6,72

kN

MADT mới

a

ATB CS

 

3,34

12,99

13,97

20,52

kN

c

ATB CS

1,25

0,132

0,11

F3

3,29

3.30

3,40

4,11

kN

Hybrid III

a

Mertz and Prasad (2000) (Hình 8)

e

1,48

0,235

0,18

F2

6,20

6,44

6,78

9,18

kN

b

Mertz and Prasad (2000) (Hình 10)

e

Cho phép

-

4,170

4,17

-

-

kN

a

AAMA, NHTSA 99­4405-79 (1995) USDoT, NHTSA 00-7013; Ghi chú 1

d

Fzc

6,806

6,81

kN

b

Uốn cong

AIS 3+

6,23

1,247

0,20

62,7

243,7

262,1

390,6

Nm

MADT mới

c

ATB CS

 

Kéo dài

AIS 3+

6,23

1,247

0,20

58,0

225,6

242,3

361,6

Nm

MAĐT mới

c

ATB CS

 

 

 

1,53

0,324

0,21

M3

77,0

70,5

76,4

117,4

Nm

Hybrid III

a

Mertz and Prasad (2000) (Hình 8)

e

 

 

1,48

0,235

0,16

M2

122,0

126,6

133,4

180,6

Nm

b

Mertz and Prasad (2000) (Hình 10)

e

 

Cho phép

Myc

135,0

135,0

Nm

b

AAMA, NHTSA 99­4405-79 (1995) USDoT, NHTSA 00-7013; Ghi chú 1

d

Uốn

AIS3+

6,23

1,247

0,20

204,2

794,2

854,2

1273,0

Nm

MADT mới

c

ATB CS

 

 

Cho phép

Myc

310,0

310,0

Nm

Hybrid II!

b

AAMA, NHTSA 99­4405-79 (1995) USDoT, NHTSA 00-7013; Ghi chú 1

d

Xoắn

AIS 3+

6,23

1,247

0,20

47,1

163,2

197,0

293,6

Nm

MADT mới

c

ATB CS

 

a Chuẩn áp dụng cho trục đơn

b Chuẩn áp dụng cho bốn trục (nén hoặc kéo, kéo dài hoặc uốn, uốn cong và xoắn)

c Chuẩn áp dụng cho hai trục (nén hoặc kéo, kéo dài hoặc uốn)

d Biểu thị hệ số tương quan với giá trị lớn nhất cho phép theo tiêu chuẩn an toàn của hiệp hội ô tô Mỹ số 208 (2001), bảo vệ người sử dụng khi đâm

e Dựa trên sự so sánh chấn thương cổ mức AIS 3+ ở các con lợn 10 tuần tuổi, chọn để đại diện cho trẻ em 3 tuổi, lực và mô men ở cổ tối đa đo bằng người nộm 3 tuổi Hlll trong các thử nghiệm tương ứng

Lực và mô men ở cổ được chia tỷ lệ cho nhóm đàn ông 50 tuổi dựa trên chu vi cổ

                  

Hình J.6 - So sánh hình dáng chung và các trục của chuẩn chấn thương cổ MATD mới với các giới hạn cho phép được đề xuất bởi NHTSA đối với cổ HIII 50 PAM (thừa nhận rằng các cổ có độ cứng rất khác nhau)

Chuẩn chấn thương do ứng suất của Mertz & Prasad đối với cổ PSG Male HIII

Hình J.7 - Nguy cơ chấn thương cổ AIS 3+ tương ứng với lực kéo căng đối với cổ đàn ông P50 Hybrid III (Mertz & Prasad 2000)

Chuẩn chấn thương xoắn và nén kết hợp của Mertz&Prasad đối với cổ P50 Male HIII

Hình J.8 - Nguy cơ chấn thương cổ AIS 3+ ứng với lực kéo và nén kết hợp đối với cổ đàn ông P50 Hybrid III (Mertz & Prasad2000)

J.6. Sự biến đổi mô hình chi phí chấn thương

Mô hình chi phí chấn thương (ICM) có thể mở rộng trực tiếp từ những phân tích đối với 4 vùng (đầu, ngực, bụng và chi dưới) ở phần 5 tới 5 vùng của cơ thể bao gồm chỉ số chấn thương cổ (NII max) và kết quả tính toán xác suất của các mức chấn thương AIS rời riêng. Các quy trình phân tích cơ bản của ICM sẽ lưu lại các kết quả giống nhau trừ xác suất tử vong dựa trên 3 chấn thương AIS cao nhất từ 5 vùng của cơ thể (4 vùng ở trên) và nếu chỉ ra mức độ chấn thương cổ tiềm ẩn thì khả năng chi phí chấn thương chuẩn hóa có thể xảy ra của sự sống sót có thể tăng lên.

Tiếp theo các quy trình dùng cho 4 vùng của cơ thể ở trên, chi phí thuốc men và chi phí phụ của chấn thương cố có thể dựa trên nghiên cứu của Miller như đã được nhóm Newman, Tylko và Miler mô tả (AAAM,1992) ngoại trừ tổng viện phí và các chi phí phụ không được phép vượt quá chi phí tử vong. Việc không vượt quá chi phí tử vong là cần thiết để tránh “chi phí chấn thương tới hạn bất thường”. Điều này là cần thiết vì chi phí chấn thương cổ tới hạn (tức là gây gây ra liệt chân tay) lớn hơn chi phí xã hội khi tử vong. Chi phí này gây ra một sức ép cho xã hội, vì thế sự chuyển đổi từ chi phí chấn thương tới hạn thành một chi phí cho tai nạn chết người không phải là một giải pháp khả thi (điều này rất quan trọng trong việc đưa ra các phương pháp thiết kế tối ưu mang tính tự động).

 

PHỤ LỤC K

(tham khảo)

Sự phân bố đánh giá tính nghiêm trọng của các chấn thương vùng cổ AO/C1/C2 trong cơ sở dữ liệu LA/Hannover

Sự phân bố các chấn thương cổ trong 498 trường hợp cơ sở dữ liệu tai nạn LA/Hannover với tốc độ danh định tương đối ≤ 121 km/h được đánh giá bởi:

- Sự phân bố các chấn thương cổ quan sát được trong 67 trường hợp tử vong USC và trong 13 trường hợp tử vong LA/Hannover; và

- Phân bố lại 3 tổn thương chưa được biết trong số các trường hợp đã có.

Dữ liệu và các kết quả của sự phân tích này được kê trong bảng K.1 như sau:

Cột 1 và 10: Mức độ nghiêm trọng lớn nhất của chấn thương theo AIS trong AO/C1/C2 AIS (MAISAO/C1/C2).

Cột 2 và 4 : Số trường hợp sống sót và tử vong trong cơ sở dữ liệu LA/Hannover bởi (MAISAO/C1/C2).

Chú ý: 3 trường hợp sống sót và 13 trường hợp tử vong có các chấn thương cổ chưa được biết.

Cột 3 và 5: Tỉ lệ phần trăm của các trường hợp trong cơ sở dữ liệu LA/Hannover tương ứng với các cột 2 và 4. Tỉ lệ phần trăm trong các cột đó bằng số các trường hợp chia cho 498 nhân với 100 %.

Cột 11: Số các trường hợp trong cơ sở dữ liệu tai nạn gây tử vong USC bởi (MAISAO/C1/C2).

Cột 12: Tỉ lệ phần trăm của các trường hợp trong cơ sở dữ liệu tai nạn gây tử vong USC bởi (MAISAO/C1/C2).

Cột 6 và 13 : Tỉ lệ phần trăm được đánh giá của các trường hợp LA/Hannover đã tử vong bởi (MAISAO/C1/C2). Tỉ lệ phần trăm trong cột này bằng các giá trị trong cột 12 nhân với 2,61%.

Cột 7 : Tỉ lệ phần trăm được đánh giá của tất cả các trường hợp LA/Hannover bởi (MAISAO/C1/C2). Tỉ lệ phần trăm trong cột này bằng các giá trị trong cột 3 cộng các giá trị trong cột 6.

Cột 8: Tỉ lệ phần trăm đã có được đánh giá của các trường hợp bởi MAISAO/C1/C2, lại chia ra 3 trường hợp chưa biết còn lại giữa các trường hợp đã có. Tỉ lệ phần trăm trong cột này bằng các giá trị trong cột 7 nhân với 498 chia cho (498-3).

Cột 9 : Số trường hợp được đánh giá của LA/Hannover bởi MAISAO/C1/C2. Các số trong cột này bằng các giá trị trong cột 8 x 498/100 %. Các số đã đánh giá của các trường hợp được làm tròn đến các giá trị nguyên sao cho tổng số các trường hợp là 498.

Bảng K.1 - Sự phân bố tính nghiêm trọng của các chấn thương ở cổ AO/C1/C2 trong cơ sở dữ liệu tai nạn gây tử vong USC và LA/Hannover

 

PHỤ LỤC L

(tham khảo)

Sự phân bố của lực và mô men cực đại tại cổ dựa vào sự mô phỏng trên máy tính của 498 trường hợp LA/Hannover và 67 trường hợp tử vong USC

Đối với các mục đích tham khảo, Hình L.1 minh họa sự phân bố lực và mô men cực đại tại cổ đối với sự mô phỏng trên máy tính được dùng để nhận dạng chuẩn chấn thương cổ đối với cổ MATD mới (Phụ lục N). Chú ý rằng những lực và mô men cực đại này là những giá trị cực đại quan sát trong toàn bộ chuỗi tai nạn, bao gồm sự tiếp xúc mặt đất, tới 5 s từ thời điểm chạm nhau ban đầu, cho mục đích của sự tương quan với các chấn thương được báo cáo trong dữ liệu tai nạn.

Hình L.1- Các phân bố lực và mô men cực đại ở cổ MATD mới (498 trường hợp LA/Hannover và 67 trường hợp tử vong USC)

Thuật toán khảo sát hệ số chuẩn chấn thương được dùng dễ nhận dạng chuẩn thương cổ.

 

PHỤ LỤC M

(tham khảo)

Thuật toán khảo sát hệ số chuẩn chấn thương được dùng để nhận dạng chuẩn chấn thương cổ

Các hệ số chuẩn chấn thương tới hạn FI*, MI*, Qk*, và Sk được chọn để giảm thiểu sự khác nhau của hàm J được xác định bởi công thức (12) và (13) trong Phụ lục J. Điều này được thực hiện khi sử dụng sự khảo sát toàn bộ được miêu tả trong Điều M.1 tiếp theo là 2 sự khảo sát cục bộ được miêu tả trong điều M.2.

M.1. Sự khảo sát toàn bộ

Sự khảo sát toàn bộ được hoàn thành đối với giải pháp khảo sát đã cho nres (ví dụ: nres=25) như sau:

1) Xác định các giá trị cực đại cho FC, FT, MX, ME, MF, và MZ qua tất cả 67 trường hợp tử vong USC theo công thức sau:

 for I = {C, T}  and i = 1 to 67

 for I = {X, E, F, Z}  and i = 1 to 67

 for I = {C, T}

 for I = {X, E, F, Z}

Ta có 0 < FI* <  và 0 < MI* <  theo giả thiết thứ 5 trong J.3.1.3 của Phụ lục J.

2) Loại trừ bất cứ mẫu thời gian t nào mà NH(t) = NH không xảy ra, đối với các giá trị của FI* và MI* để tăng tốc độ khảo sát. Các tiêu chuẩn sau đã được sử dụng để loại trừ các mẫu thời gian khỏi sự khảo sát:

Nếu tồn tại một mẫu thời gian tại thời điểm tk ≠ tl đối với trường hợp thứ i sao cho FI(tk) ≤ FI,i(tl) và MI,i(tk) ≤ MI,i(tl) đối với tất cả I = {C, T, X, E, F, Z}, tiếp đó NII(tk) ≤ NII,i(tl) ≤ NII,maxi và mẫu thời gian tại thời điểm tk có thể bị loại trừ khỏi sự khảo sát.

i) nếu tồn tại một mẫu thời gian tại thời điểm tk đối với trường hợp thứ i sao cho Fl,i(tk) <   và Ml,i(tk) <  đối với tất cả I={C, T, X, E, F, Z}, tiếp đó có thể thừa nhận rằng NIIi(tk) £ NIImax,i và mẫu thời gian này tại thời điểm tk có thể bị loại trừ khỏi sự khảo sát. Giả thiết này đã được chứng minh là đúng, một phần, bằng phép lấy đạo hàm trong điều M.3. Chuẩn chấn thương cuối cùng sau đó có thể được kiểm tra khi sử dụng toàn bộ các thời điểm đã qua.

Tính toán từng bước các quy mô khảo sát toàn bộ đối với các hệ số và mô men F*C, F*T, M*x, M*E, M*F, và M*z, theo các công thức:

3) Đối với tất cả nres6 tổ hợp của kI = 1 ÷ nnes và I = {C, T, X, E, F, Z} thực hiện theo:

i) Tính toán các giá trị thích hợp của F*I M*I theo các công thức sau:

ii) Tính toán NIImax cho từng trường hợp trong 67 trường hợp tử vong USC theo các công thức (4) và (5) trong phụ lục J.

iii) Xếp loại 67 giá trị của NIImax sao cho NIImax,i < NIImax,l + 1 , với i = 1÷66.

iv) Xác định các giá trị cho Sk, sao cho mk,0,0,0,0,0,0 = nk,0,0,0,0,0,0 theo công thức sau:

các giá trị nk,0,0,0,0,0,0 được lấy từ Bảng J.2 trong Phụ lục J.

v) Thay đổi tỷ lệ F*I, M*I, Sk và NIImax,i sao cho S1 = 1, theo các công thức:

for I = {C, T}

for I = {X, E, F, Z}

NIImax,i Ü NIImax,i /S1, for i = 1 to 67

Sk Ü Sk /S1, for i = 2 to 6

S1 Ü 1

trong đó chỉ rõ toán tử thay thế.

vi) Tính toán hàm chênh lệch J theo các công thức (12) và (13) trong Phụ lục J.

vii) Nếu J nhỏ hơn Jmin khi đó tồn tại các giá trị đối với F*I. M*I, Q*k, và Sk và chính đặt Jmin = J.

Lặp lại các bước 3, 4 đối với các giá trị khác của nres để thiết lập sự hội tụ. Tổng số của các tổ hợp giảm thiểu J và nres6. Tồn tại các giá trị F*I. M*I, Q*k, và Sk để giảm thiểu J và nres.

Các giá trị thu được của Jmin tương ứng với nres đối với cổ MATD mới được minh họa trong Hình M.1. Qui mô khảo sát (nres6) tương ứng nres cũng được minh họa.

M.2. Các khảo sát cục bộ

Các giá trị F*I. M*I, Q*k, và Sk từ sự khảo sát toàn bộ sau đó có thể lọc lại cục bộ như sau:

1) Đặt các độ lớn các bước khảo sát cục bộ như sau:

ΔFl = 0,01kN

ΔMl = 0,01kN

2) Đối với tất cả 6 tổ hợp (2nres+ 1 ) từ kl = -nres đến nres và I ={C, T, X, E, F, Z} làm như sau:

i) Tính toán các giá trị thích hợp đối với F*IM*I theo các công thức sau:

trong đó F*I ,0 M*I,0 là các giá trị đối với F*F*I để giảm thiểu hàm chênh lệch J trong sự khảo sát toàn bộ miêu tả trong điều M.1.

ii) Thực hiện bước 4.ii đến bước 4.vii miêu tả trong điều M.1

Lặp lại bước 2 đối với các giá trị của nres để thiết lập sự hội tụ. Tổng số các tổ hợp thích hợp của các hệ số trong mỗi lần khảo sát là (1+2nres)6. Tồn tại các giá trị F*I. M*I, Q*k, và Sk để giảm thiểu J và nres.

Lặp lại sự khảo sát cục bộ được mô tả ở trên khi sử dụng các giá trị đối với F*I, và M*I theo độ lớn các bước:

ΔFl = 0,005kN

ΔMl = 0,05kN

Các giá trị thu được Jmin tương ứng với nres đối với cổ MATD mới được minh họa trong Hình M.2. Qui mô khảo sát (nres6) tương ứng với nres cũng được minh họa.

M.3. Chuẩn để giảm sự chỉnh đặt các mẫu thời gian thích hợp trong khảo sát đối với giá trị cục đại tổng quát

M.3.1. Chuẩn

Đưa ra chuỗi thời gian yk và xk ở đây k là chỉ số thời gian và i là chỉ số thành phần (ví dụ , xk,I là thành phần của yk gây bởi sức căng, độ uốn, độ xoắn) sao cho:

                                                                                                      (1)

xk,i ≥ 0                                                                                                               (2)

K- được xác định dưới dạng tập hợp của tất các giá trị đối với k để thỏa mãn công thức:

                                                                                            (3)

Đối với mọi i, tập hợp K- không bao gồm giá trị đối với k làm tăng yk.

M.3.2. Chứng minh

Với k đã cho, Ik được xác định sao cho:

                                                                                                 (4)

do đó: xk,Ik ≥ xk,i                                                                                                 (5)

đối với tất cả k và i. Khi đó ta có:

                                                                                   (6)

vì xk,i đều không âm. Khi đó kết hợp các công thức (2), (5), (6) ta có:

                                                                                          (7)

Đối với mọi k và i. Cũng từ các công thức (1) và (5) ta có:

                                                                           (8)

Khi đó, đối với i thu được, xác định Ki sao cho:

                                                                                                  (9)

và do đó :

                                                                                                         (10)

Đối với mọi k và i. Từ công thức (7) ta có:

                                                                                                         (11)

với mọi i.

Khi đó, K0 được xác định sao cho:

                                                                                                    (12)

và do đó:

                                                                                                          (13)

với mọi k. Từ các công thức (11) và (13) ta có:

                                                                                                        (14)

đối với mọi i. Từ công thức (8) nó chỉ ra rằng:

                                                                                                   (15)

Kết hợp các công thức (14) và (15) ta có:

                                                                                                 (16)

Đối với mọi i, bao gồm cả trường hợp đặc biệt tại đó i =IKo. Ta có:

                                                                                             (17)

Bây giờ, nếu tồn tại một hoặc nhiều giá trị đối với k, k Î K-, sao cho:

                                                                                                      (18)

Với mọi i, khi đó Ko Ï K-. Điều này là bởi vì nếu Ko Î K- khi đó các công thức (17) và (18) sẽ mâu thuẫn khi i = IKo. Công thức (18) là đồng nhất với công thức (3). Q.E.D.

Hình M.1 - Sự hội tụ của thuật toán khảo sát toàn bộ

Hình M.2- Sự hội tụ của thuật toán khảo sát cục bộ

 

PHỤ LỤC N

(tham khảo)

Sự công nhận phép mô phỏng cổ người nộm trên máy tính

N.1. Hướng dẫn

Một cổ MATD mới được đưa ra để thay thế cổ MATD trong ISO 13232- 3 (Withnall, 1999, 2000). Cái cổ mới này có nhiều ưu điểm hơn so với cổ năm 1996 trong các các ứng dụng thử nghiệm trên mô tô, bao gồm:

- Phù hợp tốt với phạm vi đáp ứng của cơ thể có thể áp dụng được cho người lái mô tô (ISO/TC22/SC22/WG22/N227, được phê duyệt bởi ISO/TC22/SC12/WG5).

- Khớp phù hợp hơn với vị trí ngồi trên mô tô.

Việc mô phỏng bằng máy tính một cổ mới được phát triển và được xác định cho phù hợp với các phương pháp trong ISO 13232-7, với các trường hợp ngoại lệ sau:

- Sự uốn cổ về phía trước, sự kéo cổ ở phía sau, và sự kéo sang bên cạnh được hiệu chuẩn bằng cách sử dụng các phép thử xe trượt được nêu trong Withnall (1999, 2000), thay cho các phép thử dao động cổ dựa trên 49 CFR phần 572.

- So sánh giữa phép thử với tỷ lệ kích thước thực và mô phỏng trên máy tính được hoàn thiện đối với một hệ thống va chạm tương đối khắc nghiệt (413-0/30).

Kết quả mô phỏng bằng máy tính được sử dụng để tính toán những lực và mô men ở cổ xuất hiện trong các hệ thống va chạm khác nhau, liên quan đến các chấn thương cổ được theo dõi xuất hiện trong các hệ thống va chạm thực tế trên thế giới. Đây là dạng cơ sở để phát triển các hàm xác suất chấn thương cổ.

N.2. Các phép thử thành phần trong phòng thí nghiệm

Các kết quả từ mô phỏng trên máy tính và các phép thử xe trượt trong phòng thí nghiệm được quy định trong Withnall (1999, 2000), và thử xoắn được quy định trong ISO 13232-3, được minh họa trong các hình N.1 đến N.8. Hình N.1, N.3, N.5 và N.7 là các hình ảnh tĩnh của các phép thử thành phần và các mô phỏng bằng máy tính, tương ứng với các dữ liệu đo được và được biểu diễn trên các hình N.2, N.4, N.6, và N.8.

Các Hình N.1 và N.2 minh họa sự phù hợp tốt giữa phép mô phỏng trên máy tính và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đối với dạng cổ mới về sự uốn cổ về phía trước. Vị trí của đầu và cổ ở thời điểm t = 0,1s được minh họa trên Hình N.1. Phần đầu Hình N.1 được lấy từ video của phép thử xe trượt; phần chân của Hình N.1 được lấy từ phép mô phỏng bằng máy tính. Mômen theo phương y của cảm biến lực phần cổ trên và chuyển động (theo phương x, z và bước dịch chuyển) của các đáp ứng cg ở đầu được biểu diễn trên Hình N.2.

Các Hình N.3 và N.4 minh họa sự phù hợp tốt giữa phép mô phỏng trên máy tính và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đối với dạng cổ mới về sự uốn cổ về phía sau. Hình N.3 và N.4 có cùng cỡ như Hình N.1 và N.2. Dữ liệu dịch chuyển cg của đầu được số hóa về chuyển vị đầu không có giá trị đối với thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Các Hình N.5 và N.6 minh họa sự phù hợp tốt giữa phép mô phỏng trên máy tính và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đối với dạng cổ mới về sự uốn sang bên cạnh của cổ. Cỡ của Hình N.5 và N.6 tương tự như Hình N.1 và N.2. Mômen uốn theo trục x của cảm biến lực phần cổ trên và chuyển động ngang của phần đầu (theo phương y, z và chuyển động lắc ngang) được biểu diễn trên Hình N.6.

Các Hình N.7 và N.8 minh họa sự đáp ứng của phép thử động lực về sự xoắn chiều trục của cổ theo 6.8 của ISO 13232-3. Hình ảnh video của phép thử xoắn trong phòng thí nghiệm không có giá trị. Hình N.8 chỉ ra sự phù hợp tốt giữa phép mô phỏng trên máy tính và phép thử trong phòng thí nghiệm về mômen xoắn đối với góc quay.

Hình N.9 minh họa sự phù hợp chặt chẽ giữa các lực trên trục của cổ từ phép mô phỏng trên máy tính và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đối với một va chạm theo phương thẳng đứng vào đỉnh đầu.

Các kết quả hiệu chuẩn đối với các vùng khác của thân MATD, môtô, và xe đối diện được minh họa trong (Kebschull, 1998).

N.3. Phép thử với tỷ lệ kích thước thực

Các Hình N.10 và N.11 minh họa sự tương thích giữa phép mô phỏng trên máy tính và phép thử với tỷ lệ kích thước thực của xe Kawasaki GPZ với thiết bị bảo vệ chân nguyên mẫu đối với hệ thống va chạm ISO 413-0/30. Phần đầu của hình N.10 là hình ảnh phép thử với tỷ lệ kích thước thực ở thời điểm 0,1 s sau va chạm đầu tiên. Phần cuối của Hình N.10 là phép mô phỏng trên máy tính tương ứng ở cùng thời điểm. Lực và mô men tác dụng theo thời gian của phần cổ trên, ở đầu xương chẩm được biểu diễn trên Hình N.11. Các kết quả này chỉ ra sự tương thích chung giữa phép mô phỏng trên máy tính và các thử nghiệm theo tỷ lệ kích thước thực, đặc biệt đối với các lực kéo, nén tối đa và các mômen tối đa.

Hình N.1 - Thử trong phòng thí nghiệm và mô phỏng trên máy tính đối với uốn cổ về phía trước ở 0,1 s

Hình N.2 - Sự đáp ứng đối với uốn cổ về phía trước trong thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và mô phỏng trên máy tính

Hình N.3 - Thử trong phòng thí nghiệm và mô phỏng trên máy tính đối với phần kéo dài của cổ ở phía sau ở 0,1 s

Hình N.4 - Đáp ứng của phần kéo dài phía sau của cổ đối với phép thử trong phòng thí nghiệm và mô phỏng máy tính

Hình N.5 - Thử trong phòng thí nghiệm và mô phỏng trên máy tính phần kéo dài của cổ ở phía sau ở 0,1 s

Hình N.6 - Đáp ứng của sự uốn ngang cổ của phép thử trong phòng thí nghiệm và mô phỏng trên máy tính

Hình N.7 - Mô phỏng trên máy tính phép thử xoắn của cổ ở 0,1 s

Hình N.8 - Đáp ứng của sự xoắn của cổ khi thử trong phòng thí nghiệm và mô phỏng trên máy tính

Hình N.9 - Đáp ứng của lực hướng trục của cổ khi thử va chạm trong phòng thí nghiệm và mô phỏng trên máy tính

Hình N.10 - Thử với tỷ lệ kích thước thực và mô phỏng trên máy tính của hệ thống va chạm 413-0/30 0,1 s sau khi chạm nhau đầu tiên

Hình N.11 - Thử với tỷ lệ kích thước thực và mô phỏng trên máy tính của hệ thống 413-0/30 với cổ MATD mới

 

PHỤ LỤC O

(tham khảo)

Cơ sở logic Của TCVN 7973-5

Các tài liệu tham khảo được viện dẫn trong Phụ lục O đã được liệt kê trong Phụ lục B của TCVN 7973-1.

O.1. Phạm vi áp dụng

Mục đích của toàn bộ TCVN 7973 nói chung và của phần này nói riêng là cung cấp những chỉ số đặc tính khách quan liên quan đến khả năng chấn thương của con người. Sự nhất quán trong giải thích hiển nhiên là được trông đợi qua các phép thử, và giữa các thiết bị thử khác nhau. “Chi phí có thể có do chấn thương” đề cập đến tổng chi phí xã hội của sự kết hợp các chấn thương đã cho dựa trên các dữ liệu kinh tế-sinh học, và cung cấp các biện pháp tốt nhất có thể có để định lượng tác động của các đa chấn thương đặc trưng của tai nạn mô tô. “Các tác động kết hợp” đề cập đến xu hướng của các đa chấn thương trong tai nạn mô tô, và biện pháp để đưa ra khả năng kết hợp hoặc tổ hợp của các chấn thương khác nhau. “Tính có thể xác minh” đề cập đến khả năng của các biện pháp khác trong việc phân tích các dữ liệu đo được từ một thử nghiệm và xác nhận các kết quả cuối cùng (điều này sẽ khó khăn, ví dụ nếu như phép phân tích mang tính chủ quan). “Các tác động liên quan” đề cập đến việc sử dụng phương pháp so sánh ghép cặp, như đã mô tả trong ISO 13232-6.

O.2. Yêu Cầu

O.2.1. Biến số đánh giá Chấn thương (xem 4.1.1)

O.2.1.1. Phần đầu

Phép đánh giá chấn thương phần đầu được dựa trên Mô hình gia tốc suy rộng về Sức chịu chấn thương não (the Generalized Acceleration Model for Brain Injury Tolerance - GAMBIT) được Newman đề xuất đầu tiên (năm 1985) và mới đây được Kramer và Appel định lượng (năm 1990); đồng thời dựa trên chuẩn về Chấn thương đầu (the Head Injury Criterion - HIC) dùng cho các mục đích so sánh.

Để xem xét các tác động kết hợp của chuyển động quay và chuyển động thẳng, Newman đã giới thiệu mô hình GAMBIT vào năm 1984, dựa trên khái niệm cơ bản về “học thuyết về sự thất bại”. Mô hình này sau đó đã được công bố trong Biên bản Hội nghị Quốc tế của IRCOBI về cơ-sinh học của va chạm năm 1986. Nó sử dụng tất cả những dữ liệu sẵn có lúc đó và bao gồm cả các số liệu đo được của 2 dạng chuyển động. Năm 1990, Kramer và Appel đã dựng mô hình 226 tai nạn ô tô thực có mà các dữ liệu về chấn thương đầu. Lần đầu tiên họ đã có thể đưa ra những mối tương quan bằng thống kê được công nhận giữa mức độ nghiêm trọng của chấn thương đầu và mô hình GAMBIT. Trong các tiêu chuẩn hiện tại, để nhất quán, mô hình GAMBIT được tính toán như một quá trình thời gian, mà giá trị lớn nhất của nó được sử dụng như một biến số đánh giá chấn thương. Các trị số chuẩn hóa của Kramer và Appel cũng được sử dụng trong quá trình tính toán vì chúng là các kết quả mới nhất và toàn diện nhất sẵn có.

Tiêu chuẩn HIC được giới thiệu vào năm 1972 như là một phần trong dự thảo luật của Ban quản lý Quốc gia về an toàn giao thông đường quốc lộ (the National Highway Traffic Safety Administration - NHTSA) để đánh giá sự an toàn trong va chạm phía trước xe ôtô.

Trong lần xuất bản năm 1996 của ISO 13232, tiêu chuẩn HIC đã được đánh giá vì nó được xem là biến số hữu ích và đáng quan tâm dùng cho việc đánh giá chấn thương và các mục đích so sánh. Nó được sử dụng như một sự chỉ báo chung của “nguy cơ đe dọa tính mạng của chấn thương não” được mô tả dưới đây trong H.3.6.3. Tuy nhiên, trong ISO 13232 gốc, tiêu chuẩn HIC không được kết hợp vào mô hình chi phí chấn thương vì không có mối tương quan được biết đến nào đã được công bố giữa tiêu chuẩn HIC và thang AIS - cơ sở của mô hình chi phí chấn thương.

Trong Bản sửa đổi số 1 của ISO 13232, tiêu chuẩn HIC đã được gộp vào mô hình chấn thương đầu, khi sử dụng các đường cong xác suất do US/NHTSA đưa ra. Mô hình sửa đổi này xem xét các xác suất chấn thương tại mỗi mức của thang AIS từ cả mô hình GAMBIT và tiêu chuẩn HIC, và chọn lấy giá trị xác suất lớn hơn, theo cách giống như mô hình ngực xem xét các xác suất chấn thương do sự nén và tích số tốc độ - độ nén. Một cách tiêu biểu, nhưng không phải luôn luôn như vậy, điều này tương đương một cách thường xuyên hơn với các xác suất chấn thương từ mô hình GAMBIT.

O.2.1.2. Phần ngực

Các biến số đánh giá chấn thương của phần ngực bao gồm giá trị lớn nhất của độ nén lớn nhất (Cmax) và tích số tốc độ - độ nén (VCmax). Các giá trị lớn nhất này được kết hợp với nguy cơ chấn thương lớn nhất. Một số chuẩn chấn thương ngực khác đã được công bố để khảo sát các chấn thương vùng ngực, bao gồm cả chuẩn về gia tốc và chỉ số chấn thương vùng ngực TTI (thoracic trauma index). Tuy nhiên, các chuẩn này không có sự tương quan rõ rệt về khía cạnh mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Chuẩn về gia tốc đã được rút ra từ những nghiên cứu trước đây về các tác động động lực học đối với chấn thương. Chuẩn này thừa nhận các hoạt động của ngực như một thân cứng chịu toàn bộ các gia tốc giảm dần của cơ thể. Những mặt hạn chế đi cùng với việc áp dụng chuẩn này bao gồm: sự thiếu độ nhạy cảm đối với vị trí va chạm; không thể tách các gia tốc được chỉ ra trong phần ngực từ đường đi của tải trọng thông qua đầu gối, cẳng chân, hông, đầu và bả vai; không giải thích được tác động của sự biến dạng phần ngực đối với nguyên nhân gây chấn thương và độ nhạy đối với việc thiết lập thử nghiệm va chạm.

Chỉ số TTI là một chỉ số gia tốc được bắt nguồn từ việc áp dụng các va chạm ngang của vật cùn vào ngực tử thi. Chỉ số này là một hàm của tuổi, trọng lượng, gia tốc lớn nhất của xương sườn và gia tốc lớn nhất của xương sống phần ngực dưới của tử thi. Vì chỉ số TTI là một chuẩn dựa trên cơ sở gia tốc nên nó khó tránh khỏi những hạn chế như đã nêu đối với chuẩn về gia tốc.

Những nghiên cứu được Viano và Lau tiến hành năm 1988 nhận biết các chấn thương ngực như được đặc trưng bởi 2 dạng cơ chế chấn thương: chấn thương “dẻo” gây ra bởi tốc độ biến dạng nhanh; và chấn thương kiểu đè bẹp gây ra bởi tốc độ biến dạng chậm. Chuẩn chấn thương được cho là mang tính dự báo cáo nhất đối với chấn thương kiểu đè bẹp là độ nén lớn nhất. Độ nén lớn nhất là độ chuyển vị tổng hợp lớn nhất của xương ức trên và dưới, chọn giá trị nào lớn hơn. Khi tốc độ biến dạng lớn hơn hoặc bằng 3 m/s, sự dự báo chấn thương tốt nhất là chuẩn tốc độ - độ nén lớn nhất hoặc là VCmax. VC được tính toán cho cả xương ức trên và dưới, và VCmax được xem là giá trị nào lớn hơn. VC là tích của giá trị vận tốc tức thời phần ngực và độ nén tương đối V(t)C(t) đo tại 2 điểm này trên phần ngực. Công thức này bảo toàn thời gian của sự đáp ứng cơ học.

O.2.1.3. Phần bụng

Biến số đánh giá chấn thương của phần bụng là giá trị độ đâm xuyên lớn nhất, pmax, được đo từ giá trị độ biến dạng lớn nhất của các yếu tố dễ gãy. Nó được phát triển bởi Rouhana và những người khác (năm 1990) và được dựa trên cơ sở sự chất tải đối với đai an toàn ghế trước.

Các nghiên cứu được tiến hành bởi Stalnaker (năm 1985) và Viano (năm 1989) đã tìm ra mối tương quan rõ rệt giữa tích số vận tốc - độ nén lớn nhất VCmax và thang AIS đối với các chấn thương phần bụng. Tuy nhiên, vì thời gian cho cả vận tốc và độ đâm xuyên đều không thể xác định được từ các yếu tố dễ gãy, nên VCmax không thể được tính đến như là một biến số đánh giá chấn thương cho phần bụng.

O.2.1.4. Phần cổ

Phần xương ở vùng cổ được hợp thành bởi 1 tập hợp các xương dạng đĩa xen kẽ với các đĩa đệm, và được đỡ bởi chuỗi các dây chằng và cơ. Trong điều kiện va chạm mô tô, cấu trúc vùng cổ sẽ bị đặt trong tình trạng bị cắt, uốn, kéo, xoắn và kéo nén dọc trục. Chấn thương cổ có thể do tải trọng đơn hoặc tải trong kết hợp.

O.2.2. Biến số khả năng chấn thương (xem 4.1.2)

Các biến số khả năng chấn thương được liệt kê là những biến số có thể sử dụng trong phép đánh giá “khả năng” xảy ra chấn thương đầu (mặc dù không thích hợp đối với phép đánh giá chấn thương cơ - sinh học. Các biến số khả năng chấn thương có liên quan đến đường chuyển động của điểm tâm của mũ bảo hiểm tính đến khi có sự chạm nhau đầu tiên giữa mũ bảo hiểm/xe đối diện và liên quan đến vận tốc điểm tâm của mũ bảo hiểm tại lúc chạm nhau đầu tiên giữa mũ bảo hiểm/xe đối diện. Mặc dù có thể có nhiều sự khác nhau cá biệt do sự khác nhau trong hình dạng xe đối diện hoặc dạng va chạm, nhưng nhìn chung đường chuyển động thấp của mũ bảo hiểm được xem là có khả năng chấn thương cao hơn vì nó đặt phần đầu vào tình trạng ở gần với các cấu trúc cứng hơn của xe đối diện. Cụ thể như, đường chuyển động hướng đến gờ mui xe được xem là có khả năng chấn thương cao hơn đường chuyển động vượt qua mui xe; đường chuyển động hướng đến gờ nắp khoang hành lý thì nghiêm trọng hơn đường chuyển động lên trên mặt nắp khoang hành lý, mà chuyển động này lại nghiêm trọng hơn so với chuyển động vượt qua nắp khoang hành lý; và cứ tương tự như vậy. Sự ngoại lệ của xu hướng này có thể xuất hiện ở các cửa sổ của xe đối diện. Khả năng xảy ra chấn thương đối với người điều khiển xe đối diện, hoặc khả năng bị cắt đầu của người lái mô tô có thể khiến cho sự va chạm vào cửa sổ xe, trong một số trường hợp, trở thành tình huống nghiêm trọng hơn về mọi mặt so với sự va chạm vào mui xe.

Vận tốc phần đầu tại lúc chạm nhau đầu tiên giữa mũ bảo hiểm/xe đối diện càng lớn được xem là tiêu biểu cho khả năng chấn thương đầu càng cao. Có 4 thành phần được tính toán của “vận tốc va chạm” này. Thành phần vận tốc tổng hợp là phù hợp trên quan điểm động năng và động lượng (động năng hoặc động lượng của phần đầu khi va chạm càng cao thì khả năng chấn thương càng lớn). Thành phần vận tốc tổng hợp có thể phù hợp với va chạm vào các bề mặt lồi hoặc nghiêng của xe đối diện, hoặc khi dạng hình học của bề mặt là không xác định. Thành phần vận tốc theo chiều dọc có liên quan đến khả năng gây chấn thương khi bề mặt va chạm gần như thẳng đứng. Thành phần vận tốc thẳng đứng có liên quan đến khả năng chấn thương khi bề mặt va chạm gần như nằm ngang.

Không có biến số khả năng chấn thương nào có chuẩn xác thực liên kết với chúng, và các biến số này chủ yếu được sử dụng cho các mục đích so sánh (so sánh cặp). Thậm chí kể cả trong trường hợp này, không biết có hay không có sự thay đổi quỹ đạo hoặc vận tốc của đầu tới 10%, ví dụ như liên quan đến khả năng xảy ra chấn thương. một sự thay đổi như vậy có thể là phi lôgic, hoặc thực sự có tính quyết định, phụ thuộc vào kiểu đâm xe, góc tới, dạng va chạm, và tương tự như vậy. Nói công bằng thì các biến số khả năng chấn thương thiếu một cơ sở cơ - sinh học, tuy thế chúng có thể có ích trong việc hiểu rõ một hiện tượng chấn thương đầu riêng biệt.

Như đã bàn luận kỹ hơn trong ISO 13232-8, kết luận rõ ràng nhất có thể được rút ra khi các biến số đánh giá chấn thương đầu (mô hình GAMBIT và tiêu chuẩn HIC) và các biến số khả năng chấn thương đầu cùng chỉ ra một xu hướng giống nhau đối với một thiết bị bảo vệ đã trước.

O.2.3. Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương (xem 4.3)

Các xác suất được dùng để mô tả sự phân bố của sức chịu đựng con người đối với toàn bộ chuỗi các biến số đánh giá chấn thương. Vì các mức chịu đựng của con người là không cố định, do vậy luôn có một số phần dữ liệu mật độ tai nạn phân bố trong mỗi mức độ nghiêm trọng của chấn thương, đối với cùng một giá trị đánh giá chấn thương. Phương pháp hiệu quả nhất để mô tả sự phân bố như vậy khi xác định một hàm liên tục với một biến số đánh giá chấn thương cụ thể là sử dụng các xác suất.

O.2.4. Chỉ số chấn thương (xem 4.4)

Tính năng của các hệ thống bảo vệ sử dụng trên mô tô được đánh giá bởi sự so sánh hậu quả chấn thương của các thử nghiệm đâm xe và/hoặc phép mô phỏng trên máy tính với các phương tiện chuẩn và phương tiện sửa đổi. Các chỉ số chấn thương được dùng để mô tả và định lượng các hậu quả chấn thương. Yêu cầu phải có mối tương quan đối với các chấn thương cụ thể của con người để có thể hoàn thiện sự mô tả này.

Thang AIS (Thang Chấn thương Rút gọn - Abbreviated Injury Scale) là chỉ số chấn thương cơ bản mà phương pháp luận đã công bố lấy làm nền tảng (Hiệp hội AAAM, năm 1990). Được phát triển trong thập kỷ 60 và kể từ đó được sửa đổi 5 năm một lần, thang AIS được công nhận trên phạm vi toàn cầu với tư cách là một phương pháp chấp nhận được trong việc xếp hạng chấn thương. Sự phân bố xác suất chấn thương và các phép phân tích chi phí là một hàm của thang AIS, theo đó thiết lập mối liên kết cần thiết giữa hậu quả chấn thương do đâm xe và mức độ nghiêm trọng của chấn thương cụ thể trên con người.

O.2.5. Phép phân tích rủi ro/lợi ích (xem 4.5)

Một phương pháp riêng cho “phân tích rủi ro/lợi ích” - một thành phần bắt buộc của “đánh giá toàn diện” chỉ ra trong 4.2 của TCVN 7973 -2 , và một phương pháp tùy chọn xác định các mô hình thử thêm khác cũng nằm trong TCVN 7973 -2 đã được quy định để đảm bảo cung cấp một biện pháp phổ biến, khách quan và có thể tái hiện lại để đánh giá tác động của thiết bị bảo vệ được công bố đối với các chấn thương.

O.3. Qui trình

O.3.1. Biến số Chấn thương (xem 5.1)

O.3.1.1. Mô hình GAMBIT (xem 5.1.2)

Dạng mô hình GAMBIT được sử dụng ở đây được dựa trên dạng mô hình đã được Kramer và Appel định lượng (năm 1990), với số mũ đặt là 2 thay vì 2,5 (số mũ là 2 đơn giản hơn và thống nhất hơn với tiêu chuẩn đặc trưng về sức bền vật liệu).

O.3.1.2. Tiêu Chuẩn HIC (xem 5.1.3)

Để nhất quán, dạng tiêu chuẩn HIC sử dụng ở đây được dựa trên tiêu chuẩn SAE J885 (1986a).

Việc sử dụng những lần lắp và tháo đầu và khoảng thời gian 0,15 s lớn nhất cho phép tính toán của tiêu chuẩn HIC được dựa trên tiêu chuẩn ISO/TC22/SC12/WG13 N355 (Báo cáo Kỹ thuật TR 12351 của ISO).

O.3.1.3. Độ nén xương ức trên và dưới (xem 5.1.4)

Độ nén xương ức trên và xương ức dưới được tính toán như một hàm thời gian, khi sử dụng dữ liệu đo được từ các chiết áp bên trái và bên phải, phía trên và phía dưới. Phép tính toán Dy và Dx được dựa trên phương pháp lượng giác.

Hệ số chuẩn hóa 187,5 được Neathery (năm 1974) khuyến nghị đối với phần ngực Hybrid III bị nén.

O.3.1.4. Tốc độ - độ nén xương ức trên và dưới (xem 5.1.6)

Các phương trình của Vus, Vls, VCusVCls, bao gồm cả hệ số chuẩn hóa là 1,3 và hệ số kích thước là 229, và giới hạn V là 3 m/s là theo Viano và Lau (năm 1988).

O.3.1.5. Chỉ số chấn thương cổ (xem 5.1.8)

Các mô tả chi tiết và cơ sở lý luận cho việc tính toán chỉ số chấn thương cổ (NII) được cung cấp trong các Phụ lục J, K, L và M.

Qui trình dùng trong phép tính toán chỉ số NII và xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương cổ được dựa trên các thông tin tốt nhất sẵn có. Nên tính đến sự cải tiến xa hơn trong tương lai. Những mặt hạn chế của phép phân tích và những phạm vi có thể phân tích sâu hơn trong tương lai bao gồm:

- Cho hệ số thay đổi đối với đường cong nguy cơ chấn thương cấp AIS > 3 bằng 0,2 dựa theo Mertz và Prasad (năm 2000). Coi độ lệch chuẩn của nguy cơ chấn thương đối với các mức độ nghiêm trọng của chấn thương còn lại bằng với độ lệch chuẩn của nguy cơ chấn thương mức AIS > 3. Trong tương lai sự giả định này nên được xem xét lại khi có dữ liệu chấn thương mới và/hoặc dựa trên cơ sở phép phân tích độ nhạy.

- Điều khiển việc dựng lại các tai nạn của các thử nghiệm kiểu tỷ lệ kích thước thực theo tiêu chuẩn ISO và so sánh các kết quả "chuyển động" cổ dựng lại với các đáp ứng đo được.

- Cố gắng thu được các cơ sở dữ liệu chấn thương khác nhằm bổ sung vào bộ dữ liệu hiện tại và cải thiện sự tin cậy của phép thống kê.

- Các nghiên cứu phần xương sống vùng thắt lưng các điều kiện chất tải kết hợp được xem xét lại, nhưng được nhận thấy là không có dữ liệu định lượng hữu ích nào đối với mô hình hiện tại.

- Các mức độ AIS 1, 2 và 4 có thể được miêu tả chưa đúng mức trong bộ dữ liệu hiện thời.

- Các chấn thương được biểu thị bởi các giá trị thang AIS, tuy nhiên, chấn thương mức AIS 1 rất khó quan sát thấy. Cơ sở dữ liệu được sử dụng có chứa một số dạng chấn thương mức AIS 1 dựa trên các báo cáo của các nạn nhân của vụ tai nạn.

- Người sử dụng nên lưu ý rằng các hệ số chuẩn hóa dùng để tính toán chỉ số NII là khác biệt so với các hệ số được công bố trong FMVSS 208 vì các hệ số trong FMVSS được sắp đặt đối với các đặc tính đáp ứng của phần cổ Hybrid III còn các hệ số trong phương trình của chỉ số NII được sắp đặt đối với đáp ứng của phần cổ MATD.

- Sự phân bố xác suất chấn thương đối với các mức AIS 1+, 2+ và 3+ nằm gần kề với nhau, và mức AIS 4+ trùng hợp với mức 5+. Điều này có thể gây nên sự thay đổi bất thường lớn đối với việc đánh giá chấn thương vì một sự biến đổi nhỏ trong phép đo lực/mômen phần cổ sẽ gây ra một sự biến đổi lớn trong việc đánh giá rủi ro. Điều này còn bị làm cho phức tạp hơn bởi các mức phơi ra nguy hiểm cao tại các mức AIS thấp có thể làm sai lệch việc phân tích lợi ích. Kết quả này nên được xác minh lại khi có thêm các dữ liệu sâu hơn.

- Các chuẩn chấn thương cổ sử dụng phương pháp tỉ số ứng suất để đánh giá các mức rủi ro chấn thương. Phương pháp này được dựa trên lý thuyết chất tải kết hợp đối với các vật liệu đồng nhất, ví dụ như thép. Con người không phải là một cấu trúc đồng nhất và có thể có các mức chịu đựng khác nhau phụ thuộc vào đường đi của tải trọng.

- Đáp ứng vật lý và đáp ứng bằng số của phần cổ MATD đã được công nhận chủ yếu với các điều kiện chất tải ban đầu (chỉ có 1 thử nghiệm va chạm được sử dụng để công nhận). Sự công nhận mô hình số đối với các điều kiện va chạm nên được mở rộng bằng cách dựng các thử nghiệm va chạm với phần cổ vật lý để cung cấp những dữ liệu như vậy. Một cách lý tưởng, các dữ liệu va chạm của con người cũng sẽ có hiệu lực đối với sự công nhận phần cổ vật lý.

- Việc xem xét các điều kiện chất tải túi khí sẽ có tác dụng tham khảo nếu phải sử dụng phần cổ trong các thử nghiệm để xác định xem sự tương tác là có hay không. Các điều kiện chất tải này cũng có thể dẫn đến các giới hạn chịu đựng mới khác.

O.3.2. Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương (xem 5.3)

Xác suất kết hợp với mỗi mức của thang AIS đối với một vùng cơ thể cho trước được xác định bằng phương pháp các hàm Weibull đối với các đường cong xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương đã công bố. Sự phân bố tần số tích luỹ Weibull rất phù hợp để mô tả các dữ liệu cơ-sinh học được quan tâm. Nó được định nghĩa như sau:

trong đó:

W(z;K) là sự phân bố tần số tích luỹ đối với 1 biến số và 3 tham số;

Z là biến số độc lập được xác định từ γ đến 4. Nó tượng trưng cho giá trị của biến số tải trọng hoặc giá trị đánh giá chấn thương;

a là tham số tỷ lệ > 0;

b là tham số trạng thái, b > 1 biểu thị rủi ro đang tăng lên;

γ là tham số vị trí.

O.3.2.1. Phần đầu (xem 5.3.1)

Các đường cong xác suất chấn thương đầu giống như một hàm của mô hình GAMBIT và được bắt nguồn từ công trình của Kramer và Appel (năm 1990). Các đường cong này là sự phân bố đáp ứng chấn thương đầu toàn diện nhất hiện có và được chỉ ra trên hình G.1. Kramer và Appel đã sử dụng các dữ liệu tai nạn của Trường Cao đẳng Y khoa Hannover đối với 1288 người ngồi ghế trước của 716 phương tiện liên quan đến các va chạm phía trước.

Các đường cong xác suất chấn thương đầu với tư cách là một hàm của HIC được dựa trên tiêu chuẩn ISO/TC22/SC22/WG22 N203 Rev 1.

O.3.2.2. Phần ngực (xem 3.2.2)

Các đường cong xác suất chấn thương ngực đã được thiết lập đối với các va chạm ở tốc độ cao (≥ 3 m/s) và các va chạm ở tốc độ thấp (< 3 m/s). Sự phân bố toàn diện nhất của xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương do va chạm ở tốc độ cao được dựa trên công trình của Lowne và Janssen (năm 1990). Công trình này bao gồm các đường cong xác suất cho mức AIS > 2, AIS > 3 và AIS > 4. Vì không có dữ liệu đã công bố nào về tỷ lệ kỳ vọng của các chấn thương mức AIS 1, AIS 5 và AIS 6 nên các giá trị này đã được nội suy. Đồ thị này được minh họa trên Hình G.3. Cuối cùng là, khi có nhiều dữ liệu chính xác hơn, chúng sẽ có thể thay thế cho các dữ liệu nội suy này.

Các đường cong xác suất liên quan đến các chấn thương ngực do tốc độ thấp hoặc các chấn thương gây dập nát ngực chưa được xác định một cách rõ ràng. Sự phân bố xác suất chấn thương thích hợp duy nhất được Kroell và những người khác công bố năm 1974, và đã định ra một hàm từ mức AIS 1 đến mức AIS 6. Vì xác suất chấn thương được dùng để xác định sự xếp loại tương đối của sự đáp ứng va chạm giữa các thử nghiệm va chạm tương tự nhau nên hàm bậc thang được thay thế bằng các hàm đơn điệu liên tục cho mức AIS 1 đến AIS 6, được minh họa trên Hình G.2. Một lần nữa, vì có nhiều dữ liệu chính xác hơn nên các đường cong lý thuyết sẽ bị thay thế.

Để tránh việc đánh giá không đúng mức độ nghiêm trọng của chấn thương trong vùng chuyển tiếp, cả hai chuẩn chấn thương, VCmaxCmax, đối với cả vị trí trên và dưới đều được tính đến trong các phép tính toán sự phân bố chấn thương. Xác suất của chấn thương tại mỗi mức theo thang AIS ở 2 vị trí đối với mỗi chuẩn trong 2 chuẩn chấn thương được so sánh với nhau và chọn ra giá trị lớn nhất (nghĩa là trường hợp xấu nhất). Sau đó, xác suất của chấn thương tại mỗi mức theo thang AIS được tính toán từ VCmaxCmax sẽ được so sánh với nhau và chọn ra giá trị lớn nhất. Sự phân bố nhận được có thể là kết hợp của VCmaxCmax, của các xác suất chấn thương xương ức trên và dưới.

O.3.2.3. Phần bụng (xem 5.3.3)

Sự phân bố xác suất chấn thương bụng được Rouhana và những người khác tuân theo đối với mức AIS ≥ 3 và AIS ≥ 4 (năm 1990). Các dữ liệu đã được ngoại suy để tính đến các chấn thương mức 1 và 2 theo thang AIS. Biểu đồ này được minh họa trên Hình G.4. Sự đâm xuyên lớn nhất của các thành phần dễ gẫy được hạn chế tới độ lớn chưa đủ để gây ra các chấn thương mức 5 và 6 theo thang AIS. Vị trí va chạm, dù là phía trước hay ở phía bên, được nhận thấy là không có tác động nào tới sự đáp ứng lại của phần bụng (theo Stalnaker, năm 1985). Vì vậy, sự phân bố xác suất được dùng cho các va chạm ở cả phía trước bụng và ở bên sườn. Sự phân bố xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương được dựa trên các nghiên cứu do Cavanaugh và những người khác tiến hành (năm 1986) trong đó các mẫu tử thi thí nghiệm được chất tải với một thanh hình trụ. Mặc dù không tìm thấy những thanh như vậy trong các qui trình thử nghiệm đâm xe hiện nay, nhưng có thể đòi hỏi việc chất tải đối với phần bụng người nộm lái xe bằng các tay lái mô tô hoặc bằng tay vịn mui ô tô.

Theo lựa chọn của nhà nghiên cứu, có thể bỏ qua độ đâm xuyên phần bụng trong phép tính toán chấn thương, với điều kiện là các phép tính toán đó được thực hiện khi có và không có giá trị độ đâm xuyên. Đó là do một số sự không chắc chắn liên quan đến sự đáp ứng động lực học của vật liệu bọt, và do vấn đề có hay không có hiện tượng hồi phục hoạt động. Điều này nên được làm sáng tỏ qua các nghiên cứu sâu hơn. Do vậy, trong thời gian chuyển tiếp, có thể thực hiện các phép tính toán chấn thương khi có hoặc không có các biến số ở phần bụng này.

O.3.3. Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương riêng biệt của thang AIS (xem 5.4)

O.3.3.1. Đầu, cổ, ngực và bụng (xem 5.4.1)

Sự phân bố mức độ nghiêm trọng của chấn thương chỉ ra mức độ nghiêm trọng theo AIS ít được mong đợi nhất khi một con người phải chịu một giá trị đánh giá chấn thương tương đương với giá trị quan sát được trên người nộm lái xe hoặc mô hình mô phỏng. Nhằm mục đích phân lập các xác suất kết hợp với một mức AIS cụ thể, các xác suất bao hàm các chấn thương AIS nghiêm trọng hơn các mức AIS quan tâm phải được trừ đi.

O.3.3.2. Các chi dưới (xem 5.4.2)

Đối với các chi dưới, phép đánh giá chấn thương về bản chất mang tính phi xác suất. Lý do của kết luận này được mô tả dưới đây.

Nhìn chung, đối với các vùng cơ thể khác, các hàm chỉ số đánh giá chấn thương được dựa trên sự phân bố mức độ nghiêm trọng của chấn thương rút ra từ phép phân tích thống kê các dữ liệu cơ-sinh học. Hiện tại, các chỉ số đã công bố, tức là cho phần đầu, ngực và bụng, được dựa trên các đáp ứng động học quan sát được, nghĩa là gia tốc, vận tốc và độ chuyển vị. Ví dụ, một giá trị riêng biệt của Gmax dựa trên các giá trị gia tốc dài và gia tốc quay đo được thì tương đương với sự phân bố có thể có của mức độ nghiêm trọng của chấn thương đầu kín.

Do vậy, nhìn chung, các hàm chỉ số đánh giá chấn thương cần 2 dạng cơ sở dữ liệu:

- một cơ sở dữ liệu thống kê chấn thương liên kết các dạng và các mức độ nghiêm trọng của chấn thương trên các vùng cơ thể cụ thể của con người với các trường hợp tai nạn cụ thể;

- một cơ sở dữ liệu chỉ số chấn thương dựa trên sự mô phỏng “các trường hợp tai nạn cụ thể” nói trên và đo các chỉ số chấn thương trong những phép mô phỏng đó.

Trong trường hợp đối với các chi dưới, hiện tại không có cả cơ sở dữ liệu thống kê chấn thương cũng như cơ sở dữ liệu chỉ số chấn thương. Thực tế thì chỉ số chấn thương dưới dạng số có thể áp dụng tổng quát cho một phạm vi rộng các va chạm chi dưới có thể có vẫn chưa được xác định.

Đối với các chi dưới, các mức độ nghiêm trọng của chấn thương được giới hạn ở chấn thương mô mềm ít nghiêm trọng mà hiện tại không thể kiểm soát bởi bất cứ thiết bị thử nghiệm nhân trắc sẵn có nào, hoặc giới hạn ở các chấn thương nghiêm trọng mức 2 hoặc mức 3 theo thang AIS với các dạng gãy.

Dưới dạng xác suất, các xương chân sẽ được quan sát xem gẫy hay không gẫy, tức là, 0% hay 100% khả năng xuất hiện. Thêm vào đó, sự phân bố mang tính xác suất của độ bền tĩnh và độ bền động lực học của xương chân người nộm đã được đo, như được định lượng trong phần Cơ sở lý luận của ISO 13232-3. Đồng thời, sự phân bố mang tính xác suất của độ bền tĩnh xương chân của tử thi người cũng đã được đo (Yamada, 1970). Về cơ bản, những sự phân bố này có thể có liên quan.

Vết gãy của thành phần xương dễ gãy của phần chân trên là sự biểu thị của một vết gãy phần đùi. Mức độ nghiêm trọng của một chấn thương như vậy được phân là mức 3 theo thang AIS, không cần quan tâm đến dạng vết gẫy, nghĩa là gẫy vụn.

Chấn thương ở đầu gối phụ thuộc vào tình trạng của các chốt trượt và chốt xoay. Sự hư hỏng của một trong hai hoặc cả hai chốt trượt là tương ứng với tải trong gây ra sự đứt dây chằng và tạo thành một sự trật khớp gối cục bộ. Sự hư hỏng của cả hai chốt trượt được xem như tương đương với một sự trật khớp gối hoàn toàn. Thang AIS phân loại các chấn thương này theo thứ tự là mức 2 (AIS 2) và mức 3 (AIS 3).

Không có sự phân bố xác suất chấn thương đã công bố nào cho các chi dưới. Vì nó là sự quan sát hoặc mô phỏng hư hại đối với thành phần xương dễ gãy để định ra mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS nên không yêu cầu sự tính toán nào để phân lập mức AIS này. Các chấn thương mức 2 và mức 3 theo thang AIS được dự báo là xuất hiện hoặc không xuất hiện.

O.3.3.3. Sự mất chức năng cục bộ lâu dài (xem 5.4.2.3)

Các chấn thương thuộc cùng một mức theo thang AIS có thể bao hàm những hậu quả mất chức năng khác nhau đáng kể và các chi phí không thể nhận ra được nếu chỉ phân biệt các chấn thương chi dưới bằng thang AIS. Chỉ số mất chức năng cục bộ lâu dài được dùng cho các chấn thương chi dưới gắn với vấn đề về độ nhạy bị suy giảm của thang AIS. Phương pháp chỉ số PPI, được Farisse và những người khác phát triển năm 1983, cho rằng các chấn thương bao gồm các khớp sẽ nghiêm trọng hơn các chấn thương chân và tay, và đa chấn thương chân thì nghiêm trọng hơn các chấn thương đơn lẻ. Các chấn thương chân được chỉ định cho một giá trị chỉ số PPI tượng trưng cho tỉ lệ phần trăm mong đợi của sự mất chức năng do các chấn thương. Giải pháp đơn giản này làm tăng độ nhạy đối với loại chấn thương như đối với số lượng chấn thương. Vì chỉ số PPI tượng trưng cho tỉ lệ phần trăm sự mất chức năng nên nó có thể được ứng dụng trực tiếp cho các chi phí mất chức năng.

O.3.4. Chi phí chấn thương (xem 5.5)

Đã có rất nhiều nghiên cứu về chi phí được thực hiện ở cả Bắc Mỹ và Châu Âu. Các dữ liệu dùng cho ứng dụng này được Miller và những người khác công bố năm 1990, và là cơ sở dữ liệu được biết đến duy nhất định rõ chi phí, bao gồm cả chi phí y tế và chi phí phụ, bằng thang AIS và vùng cơ thể. Việc sắp xếp dữ liệu phải sao cho các chi phí có thể được ứng dụng trực tiếp cho xác suất nghiêm trọng của chấn thương. Sự thay thế trong tương lai, với nhiều dữ liệu chi phí đặc trưng hơn, sẽ làm cho phép phân tích mang tính tiêu biểu hơn.

O.3.4.1. Chi phí về y tế (xem 5.5.1)

Chi phí về y tế bao gồm chi phí cho sự chăm sóc y tế, chi phí cho thời kỳ nằm viện ban đầu và sau nằm viện kết hợp với các chấn thương.

Các giá trị xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương được nhân với chi phí y tế có liên quan đối với mỗi mức thang AIS và được cộng lại để đưa ra mức chi phí y tế có thể mất của toàn bộ sự phân bố chấn thương đối với mỗi vùng cơ thể. Vì không có sự phân bố xác suất nào thích hợp cho các chi dưới nên sự quan sát hoặc mô phỏng các chấn thương chân tự động bao hàm xác suất xuất hiện 100% . Chi phí y tế cho những chấn thương như vậy sau đó được trực tiếp trừ đi từ dữ liệu chi phí mà không cần thêm bất cứ thao tác nào. Lựa chọn chi phí y tế cao nhất của tất cả các vùng cơ thể bị chấn thương vì chi phí này được cho là bị chi phối bởi chấn thương tốn kém nhất.

Chi phí y tế có thể mất được tính toán độc lập với chi phí phụ có thể mất nhằm xác định chi phí cụ thể hơn. Điều này có thể quan trọng, ví dụ như để biết tỷ lệ nào trong tổng chi phí nảy sinh do chi phí y tế.

O.3.4.2. Chi phí phụ (xem 5.5.2)

Các chi phí phụ bao gồm chi phí về sức lao động trong gia đình, chi phí do mất lương, chi phí do mất vị trí công tác và chi phí pháp lý, nhưng loại trừ chi phí cho “sự đau đớn về thể xác và tinh thần”, là chi phí dễ biến đổi đáng kể.

Việc tính toán chi phí phụ cho chấn thương có thể xảy ra ở đầu, ngực và bụng được thực hiện bằng cách sử dụng cùng một phương pháp như đã mô tả đối với chi phí y tế. Chi phí phụ của các chấn thương chi dưới được bắt nguồn từ chỉ số mất chức năng cục bộ lâu dài (permanent partial incapacity - PPI). Vì chỉ số PPI là một hàm của sự mất chức năng nên chi phí phụ bị ảnh hưởng đáng kể bởi chỉ số PPI hơn, sau đó mới đến chi phí y tế.

Vì các dữ liệu chi phí được dựa trên thang AIS nên phải thiết lập mối tương quan giữa thang AIS và chỉ số PPI nếu đánh giá các chi phí với tư cách là một hàm của PPI. Chi phí gần nhất tương đương với sự mất chức năng hoàn toàn của các chi dưới được thừa nhận là tương đương với chi phí phụ của một chấn thương xương sống mức 4 theo thang AIS gây ra sự mất cảm giác ở cả 2 chân. Sự mất chức năng cục bộ, tương ứng với giá trị chỉ số PPI là 20 %, được thừa nhận là của chấn thương xương sống mức 4 theo thang AIS.

Lựa chọn chi phí phụ cao nhất của tất cả các vùng cơ thể vì giống như chi phí y tế, chi phí phụ được cho là bị chi phối bởi chấn thương tốn kém nhất.

O.3.4.3. Chi phí tử vong (xem 5.5.3)

Chi phí cho tử vong, thu được từ Miller và một số người khác (năm 1990) được xác định một cách độc lập trên các vùng cơ thể. Phương pháp luận hiện thời xem các chi phí tử vong là tách biệt nhằm cung cấp cái nhìn bên trong sâu sắc hơn đối với viễn cảnh chấn thương.

O.3.5. Xác suất tử vong (xem 5.6)

Tất cả các chấn thương mức 6 của thang AIS, không phân biệt vùng cơ thể nào, đều được thừa nhận là gây tử vong. Mặc dù một bộ phận người sống sót có thể tiến triển cùng với sự chăm sóc y tế tiên tiến, nhưng các dữ liệu về chi phí mà Miller đã thu thập từ năm 1982 đến 1985 đã xác định rõ chi phí cho chấn thương từ mức 1 đến mức 5 của thang AIS và cho các trường hợp tử vong, là các chấn thương mức 6 của thang AIS, và/hoặc từ sự phối hợp các chấn thương ít nghiêm trọng hơn (mức < 6 của thang AIS) ngoài ra xác suất gây tử vong của các chấn thương dưới mức 6 của thang AIS. Xác suất của tất cả những khả năng này, vì vậy, phải được tính đến.

O.3.5.1. Tử vong do các chấn thương mức 6 của thang AIS (xem 5.6.1)

Các chấn thương gây tử vong tạo nên mức 6 của thang AIS và có thể được phát hiện ra ở đầu, cổ và ngực. Sự tử vong được thừa nhận là do kết quả của một chấn thương mức 6 của thang AIS đối với phần đầu hoặc phần ngực. Vì vậy, khả năng xuất hiện đồng thời 2 hoặc nhiều hơn chấn thương mức 6 của thang AIS phải được loại trừ.

O.3.5.2. Tử vong do các chấn thương không phải mức 6 của thang AIS (xem 5.6.2)

Nhiều phương pháp tính toán xác suất tử vong khác nhau đã được công bố, trong đó nổi bật nhất là phương pháp Tỷ số Xác suất Tử vong (Probability of Death Score - PODS) của Somers năm 1981.

Khả năng tử vong hay PODS là tỷ số giữa xác suất tử vong và xác suất sống sót. Vấn đề đối với phương pháp này là ở chỗ nó hàm ý rằng phải biết xác suất sống sót đối với mật độ cho trước. Tuy nhiên trong trường hợp mô phỏng và mô hình hóa thử nghiệm va chạm mô tô, có thể không biết dữ liệu này. PODS và và các mô hình khác phỏng đoán tử vong dựa trên 2 chấn thương nghiêm trọng nhất. Điều này đưa ra sự cải tiến thích hợp nhất, nhưng không ngăn ngừa được việc sử dụng nhiều chấn thương.

Phương pháp lựa chọn để đánh giá xác suất tử vong của các chấn thương dưới mức 6 của thang AIS được định ra bởi Ulman và Stalnaker (năm 1986). Các tỷ lệ mà Ulman và Stalnaker công bố được dựa trên các dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của Hệ thống Quốc gia về Mức độ nghiêm trọng của đâm xe (the National Crash Severity System - NCSS), và được bắt nguồn từ các phương trình hồi qui riêng biệt đối với mỗi mức của thang AIS. Các phỏng đoán tử vong được dựa trên 3 vùng cơ thể bị chấn thương nghiêm trọng nhất. Ulman và Stalnaker định ra xác suất tử vong cho mỗi sự kết hợp của 3 mức chấn thương trong thang AIS, từ 1-0-0 đến 5-5-5. Cách tiếp cận này tỏ ra rất thích hợp đối với thử nghiệm đâm xe và dữ liệu mô phỏng. Các xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương được sử dụng trực tiếp để tính toán xác suất xuất hiện của mỗi bộ ba chấn thương AIS kết hợp. Không yêu cầu thêm sự mô tả nào khác về mật độ.

Việc sử dụng 3 vùng cơ thể đã có tính đến sự phân biệt giữa tác động của một chấn thương và đa chấn thương. Vì các dữ liệu về chi phí không phân biệt được 1 chấn thương với đa chấn thương, và vì không biết được phần chi phí có thể qui cho đa chấn thương, nên tỷ lệ tử vong là thước đo tối ưu.

O.3.5.3. Nguy cơ của chấn thương não đe dọa sự sống (xem 5.6.4)

Nguy cơ của chấn thương não đe dọa sự sống được báo cáo như một chỉ số chấn thương, dựa trên tiêu chuẩn HIC, đã được Mertz làm cho tương quan với HIC

O.3.6. Mức AIS nhiều khả năng xảy ra (PAIS) (xem 5.7)

O.3.6.1. Theo vùng cơ thể (xem 5.7.1)

Để hiểu được các kết quả cũng như hiểu được mục đích của các tài liệu dẫn chứng thử nghiệm, sẽ là hữu ích khi liệt kê mức độ nghiêm trọng của chấn thương “được mong đợi” trên mỗi vùng cơ thể. Để làm điều này, một giá trị trung bình. PAIS, đã được tính toán và phương trình đó là không cần giải thích thêm.

O.3.6.2. PAIS lớn nhất (xem 5.7.2)

Chỉ số này cung cấp một quy luật của quá trình tính toán tổng mức nghiêm trọng của chấn thương trên cơ thể, và nó được tính toán chủ yếu cho các mục đích so sánh mang tính lịch sử (như trong ví dụ, Roges, 1991a).

O.3.6.3. PAIS tổng (xem 5.7.3)

Chỉ số này cung cấp một quy luật của quá trình tính toán tổng mức nghiêm trọng của chấn thương trên cơ thể, và nó được tính toán chủ yếu cho các mục đích so sánh mang tính lịch sử (như trong ví dụ, Roges, 1991a).

O.3.7. Chi phí cho chấn thương được chuẩn hóa (xem 5.8)

Chi phí cho các chấn thương này được bắt nguồn từ Miller và các người khác (năm 1990) và dựa trên dữ liệu từ Hệ thống Lấy mẫu tai nạn Quốc Gia (National Accident Sampling System - NASS) của Ban Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (the U.S National Highway Traffic Safety Administration), từ Hệ thống NCSS, và từ Thông tin Khẳng định Chi tiết (Detailed Claims Information) của Hội đồng Quốc gia về Bảo hiểm Đền bù (National Council in Compensation Insurance) và FARS. Chi phí y tế và chi phí phụ dựa trên thang AIS được định ra cho phần đầu, cổ, ngực, bụng và các chi dưới.

Các chi phí được tính toán độc lập cho người và phương tiện để xác định cụ thể hơn về hậu quả của chấn thương.

Ngoại trừ phần cổ, tất cả các vùng cơ thể khác hướng tới việc tạo ra một hàm quan hệ tăng giữa chỉ số chấn thương và chi phí chấn thương (ví dụ chỉ số chấn thương tăng, chi phí cho chấn thương tăng). Mặc dù, đối với phần cổ các chi phí tổng hợp của chi phí y tế và chi phí phụ của các chấn thương có thể làm tăng chi phí tử vong. kết quả là chi chí chấn thương chống lại hàm quan hệ suy giảm với chỉ số chấn thương (ví dụ ở mức AIS 5 mức độ nghiêm trọng của chấn thương có thể giảm chi phí chấn thương bằng việc tăng chỉ số chấn thương.

Để ngăn ngừa nghịch lý đó, giá trị lớn nhất của chi phí để người sống sót bình phục bị giới hạn là (1 - Pfatal) và như vậy chi phí cho chấn thương được chuẩn hóa không bao giờ lớn hơn 1. Nó cũng tránh việc gia tăng kèm theo bằng việc giảm hàm chi phí chấn thương. Sự ép buộc này là cần thiết vì chi phí chấn thương cổ trầm trọng là chi phí lớn hơn chi phí tử cong cho xã hội. Điều đó chung quy là áp dụng một ép buộc xã hội phụ với mục đích chuyển một chấn thương nghiêm trọng thành tử vong mà không gây ảnh hưởng tới các giải pháp thiết kế có thể (điều này có thể quan trọng trong việc áp dụng các phương pháp tối ưu hóa tự động).

O.3.8. Phân tích rủi ro/lợi ích (xem 5.9.4)

Phép phân tích rủi ro/lợi ích được thực hiện qua mật độ tai nạn, trong trường hợp này như được tượng trưng bởi 200 mô hình va chạm mô tả trong TCVN 7973 -2 . Tiêu chuẩn này cũng khuyến cáo rằng phép phân tích phải được thực hiện bằng phương pháp mô phỏng trên máy tính (ngược với thử nghiệm với tỷ lệ kích thước thực) vì các lý do thực tế, và trong trường hợp này, phép mô phỏng phải thỏa mãn các yêu cầu của ISO 13232-7 (ví dụ như về việc xây dựng mô hình, về các thông số, về đầu ra, về sự hiệu chỉnh và về sự tương quan).

Các biến số và chỉ số trong Bảng 9 được tính toán vì chúng tượng trưng cho những thành phần then chốt của quá trình đánh giá chấn thương, được sắp xếp theo thứ tự từ các biến số vật lý (ví dụ như gia tốc tổng hợp lớn nhất của dầu) đến tổng chi phí cho chấn thương được hồi phục, đối với mỗi thử nghiệm va chạm. Trong Bảng 9, “sự thay đổi do thiết bị bảo vệ” được tính toán vì đó là biến số được quan tâm nhất trong phép so sánh ghép cặp, đối với mỗi chỉ số đánh giá biến số/chấn thương.

“Sự phân bố các biến số đánh giá chấn thương và các chỉ số chấn thương” được xác định bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê chuẩn dễ hiểu; và có tính đến tần số xuất hiện của mỗi mô hình va chạm, để đưa ra một sự định lượng thích đáng về mật độ tai nạn.

Trong “các phép tính toán rủi ro/lợi ích”, tỉ lệ phần trăm trường hợp thay đổi âm, 0 và dương theo thứ tự được gọi là “có lợi ích”, “không có “ và “có hại”, nhằm làm đơn giản hóa và sáng tỏ cho sự giải thích phép tính toán được thực hiện đối với mỗi chỉ số đánh giá biến số/chấn thương này.

O.3.8.1. Tỉ lệ phần trăm rủi ro/lợi ích trung bình (xem 5.9.4.2)

Đây là một phép tính toán sơ cấp đơn giản và phổ biến dùng để xác định một thiết bị có lợi ích thực qua các điều kiện của mục đích sử dụng dự kiến hay không. Phép tính toán này dựa trên giá trị trung bình của rủi ro và lợi ích qua tất cả các điều kiện. Giá trị lợi ích thực tổng cộng tất nhiên có thể được xác định bằng cách nhân tỉ lệ này với tổng số tai nạn được đánh giá.

O.3.8.2. Lợi ích thực trung bình (xem 5.9.4.3)

So với bản đề nghị trước đây của năm 1997 (N 236), các phương trình rủi ro và lợi ích được Iijima và những người khác công bố năm 1998 cần phải chia cho tổng số tai nạn (nghĩa là đưa ra giá trị rủi ro và lợi ích trung bình cho mỗi tai nạn) hơn là chia cho tổng các chỉ số chấn thương . Tổng các chỉ số chấn thương này trong nhiều trường hợp có thể bằng 0, dẫn tới các tình trạng không xác định về mặt toán học khác nhau, mà bản N 236 chỉ luận giải theo một cách rất rắc rối. Phương pháp được công bố đó đã được cải tiến và mang tính toán học cao.

O.3.8.3. Lợi ích trung bình cho mỗi trường hợp có lợi và rủi ro trung bình cho mỗi trường hợp có hại (xem 5.9.4.4)

Các chỉ số này là cần thiết để định lượng xem có một sự cân bằng thích hợp giữa các lợi ích và rủi ro riêng lẻ hay không. Cụ thể như, các chỉ số này định lượng tính nghiêm trọng tương đối của một lợi ích chấn thương tiêu biểu (ví dụ như sự loại trừ các chấn thương gây tử vong trong một số tai nạn) hoặc một rủi ro chấn thương tiêu biểu (các chi phí cho chấn thương được hồi phục tăng 0,1 lần trong một số tai nạn khác), giống như trong một ví dụ đã đề cập trước đây. Một ví dụ nữa có thể là một thiết bị để làm giảm nhẹ chấn thương ngực trong phần lớn các trường hợp khi chi phí chấn thương ngực gây tử vong trong số ít trường hợp. Các chỉ số này có thể dùng để làm sáng tỏ các sự kết hợp này.

O.4. Phụ lụC D (tham khảo) Mã Chương trình máy tính mẫu Của mô hình Chi phí Chấn thương

Phụ lục này được cung cấp để thống đều hóa việc thực hiện các phép tính toán chỉ số chấn thương.

O.5. Phụ lục e (tham khảo) phép so sánh các kết quả với các giá trị rủi ro và lợi ích chuẩn

Các giá trị chuẩn này phải được tính đến để hỗ trợ việc giải thích các kết quả rủi ro - lợi ích và không phải là các yêu cầu bắt buộc mà chúng phải tuân theo. Giá trị thứ nhất và thứ ba trong các giá trị chuẩn này là rõ ràng và hiển nhiên. Giá trị chuẩn thứ hai được dựa trên các giá trị chuẩn của ôtô đã công bố được viện dẫn, mặc dù chúng có thể thích hợp hoặc không thích hợp cho môtô. Giá trị chuẩn thứ tư được dựa trên khái niệm căn bản về quyền của một cá thể, nghĩa là rủi ro đối với bất kỳ một cá thể nào không được lớn hơn lợi ích riêng đối với các cá thể còn lại.

O.6. Phụ lục F (tham khảo) Dữ liệu mẫu về chi phí chấn thương nhiều khả năng xảy ra

Phụ lục này được cung cấp cho mục đích tham khảo, để tạo thuận lợi cho việc hiểu về sự tương tác số học và cơ chế hoạt động toàn diện của các phép tính toán chỉ số chấn thương. Nó đồng thời được cung cấp như một cách kiểm tra số học cho mọi sự thực hiện việc tính toán chỉ số chấn thương.

O.7. Phụ lục G (tham khảo) Các đường cong phân bố xác suất

Các đường cong này được bao gồm thành một phụ lục cung cấp thông tin để nâng cao sự hình dung về các phương trình đã cho trong Bảng 1 và Bảng 2.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Định nghĩa và các chữ viết tắt

4. Yêu cầu

4.1. Biến số về chấn thương

4.2. Các chấn thương ở vùng xa nhất phía dưới của cơ thể

4.3. Xác suất chấn thương nghiêm trọng

4.4. Chỉ số chấn thương

4.5. Phân tích rủi ro/lợi ích

5. Quy trình

5.1. Biến số chấn thương

5.2. Sự phá hủy các bộ phận dễ gãy

5.3. Xác suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương

5.4. Xác suất của từng mức độ nghiêm trọng của chấn thương theo thang AIS

5.5. Chi phí cho chấn thương

5.6. Xác suất tử vong

5.7. Mức AIS có khả năng xẩy ra

5.8. Chi phí chấn thương được chuẩn hóa

5.9. Phân tích rủi ro/lợi ích

6. Tài liệu

Phụ lục A (quy định) Chi phí chấn thương

Phụ lục B (quy định) Tỷ lệ tử vong

Phụ lục C (tham khảo) Biến số ICM và các định nghĩa cho chỉ số dưới dòng

Phụ lục D (tham khảo) Ví dụ về mã chương trình của mô hình chi phí chấn thương

Phụ lục E (tham khảo) So sánh các kết quả với các giá trị lợi và hại tương ứng

Phụ lục F (tham khảo) Ví dụ về dữ liệu chi phí chấn thương có thể xẩy ra

Phụ lục G (tham khảo) Đường cong phân bố xác suất

Phụ lục H (tham khảo) Ví dụ về các đồ thị hàm phân bố tích lũy

Phụ lục I (tham khảo) Ví dụ mã chương trình máy tính cho các tính toán về tiếp xúc của đầu

Phụ lục J (tham khảo) Xác suất chấn thương vùng cổ trên AO/C1/C2 và chi phí chấn thương

Phụ lục K (tham khảo) Đánh giá phân bố chấn thương nghiêm trọng phần cổ AO/C1/C2 trong cơ sở dữ liệu LA/Hannover

Phụ lục L (tham khảo) Sự phân bố của lực và mô men lớn nhất tại cổ dựa vào mô phỏng trên máy tính của 498 trường hợp LA/Hannover và 67 trường hợp tử vong USC

Phụ lục M (tham khảo) Thuật toán khảo sát hệ số chuẩn chấn thương được dùng để nhận dạng chuẩn chấn thương cổ

Phụ lục N (tham khảo) Sự công nhận phép mô phỏng cổ người nộm trên máy tính

Phụ lục O (tham khảo) Cơ sở logic của TCVN 7973-5

 

 

 

1 Dựa vào các kết quả đối với dây đai an toàn của ôtô (7%) theo Malliaris, 1982, được mô tả bởi Rogers, 1996, để dự đoán tỷ lệ lợi/hại cho phép; và các kết quả đối với túi khí an toàn của ô tô trước năm 1998 (12 %), theo lijima, et al., 1996, tỷ lệ này được cho là tỷ lệ lợi ích/rủi ro không chấp nhận được.

3) Ba trong số 501 trường hợp của LA/Hannover có vận tốc cuối cùng thông thường tương đối > 121 km/h. Ba trường hợp này được loại trừ khỏi phân tích chấn thương cổ bởi vì chúng có các vận tốc cao hơn các số liêu tử vong USC đã có và do đó nằm ngoài phạm vi hiệu lực của chuẩn chấn thương cổ.

4) Lực nén chiều trục ở cổ, mô men kéo và các hệ số tương ứng trong Bảng J.5 được xác định trong Phụ lục này là các giá trị dương. Lực nén trục, mô men kéo và các hệ số tương ứng trong 5.8.1 được xác định với dấu ngược lại.

5) Các tài liệu tham khảo đã được xuất bản (như US Department of Defense MIL-HDBK-5D (1983), trang 1-29) chỉ ra rằng đối với các loại vật liệu khác nhau, các thành phần trong phương trình (5) nói chung có thể có các giá trị thực trong khoảng n = 1 đến 3, như đã chỉ ra trong Hình 1.5.3.5 của Bộ Quốc phòng Mỹ MIL-HDBK-5D (1983), và ở nơi khác. Điều này thừa nhận rằng vật liệu sinh học như các dây chằng và các mặt đốt sống có các đặc trưng vật liệu tương tự như các vật liệu kim loại, ví dụ.

6) Đối với độ bền của các vật liệu, nói chung, các ứng suất uốn và ứng suất chiều trục được coi như là cộng tuyến tính (nghĩa là n=1); các mô men đối với các trục trực giao được coi như là các hợp lực (nghĩa là n = 2); và sự kết hợp ứng suất cắt (xoắn) và ứng suất chiều trục được coi như là các hợp lực. Các phương trình C4.11, C4.16 và C4.16 trong Bruhn (1973) là các ví dụ về các tỉ số ứng suất cho các kiểu tương tác lẫn nhau này.

7) Phương trình (5) tính đến các độ bền không đối xứng (như kéo-uốn, căng-nén), và các độ bền theo mỗi hướng độc lập với các độ bền theo các hướng khác, và chúng phù hợp với các kết cấu phức tạp như cổ người.

8) Những giải thích hợp lý cho điều này là chuyển động cắt ở cổ có thể được kết hợp đồng bộ với các chấn thương cổ cùng mô tô (và có thể là tất cả phương tiện gắn máy); hoặc nói cách khác, là chuyển động cắt là một biến số độc lập, có được từ các chuyển động kết hợp khác được hiển thị (như uốn, xoắn, và nén-căng).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi