Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 7955:2008 Thi công nghiệm thu lắp đặt ván sàn
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7955:2008
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7955:2008 Lắp đặt ván sàn-Quy phạm thi công và nghiệm thu
Số hiệu: | TCVN 7955:2008 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp, Xây dựng |
Năm ban hành: | 2008 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7955:2008
LẮP ĐẶT VÁN SÀN – QUI PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Installation of parquet flooring – Code of practice and acceptance
Lời nói đầu
TCVN 7955 : 2008 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
LẮP ĐẶT VÁN SÀN – QUI PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Installation of parquet flooring – Code of practice and acceptance
1. Phạm vi áp dụng
Qui phạm này áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu lắp đặt ván sàn.
2. Quy định chung
2.1. Ván sàn nói đến trong qui phạm này bao gồm ván sàn gỗ, ván sàn tre và ván sàn công nghiệp.
2.2. Việc lựa chọn loại ván sàn, màu sắc, hoa văn, được quy định trong thiết kế hoặc có sự thỏa thuận giữa nhà thầu và chủ đầu tư bằng văn bản.
2.3. Bề mặt nền nói đến trong qui phạm này bao gồm các loại:
- Nền vữa xi măng cát;
- Nền gạch ceramic, đá tự nhiên, đá nhân tạo, gạch gốm, gạch granít,…;
- Nền ván nhân tạo;
- Khung đỡ.
2.4. Phải phòng chống mối theo quy định.
2.5. Việc thi công sàn chỉ được thực hiện khi các công đoạn thi công khác liên quan đến căn phòng đều đã được hoàn tất. Nếu phòng đã lắp cửa ra vào và cửa mở vào trong thì mép dưới của cửa phải cách mặt nền chưa lát ít nhất bằng chiều dày thanh ván sàn cộng thêm 7 mm.
2.6. Không thi công lắp đặt ván sàn khi độ ẩm không khí tại nơi thi công lớn hơn 85 %.
3. Quy trình thi công
3.1. Chuẩn bị bề mặt nền
Để lắp đặt ván sàn, bề mặt nền cần phải khô, sạch và bằng phẳng.
3.1.1. Nền vữa xi măng cát: nếu là vữa mới thì phải để đủ 28 ngày mới được lát. Nếu là vữa cũ, không còn đủ cường độ thì bắt buộc phải phá bỏ thay bằng vữa mới. Nếu chỉ có một số chỗ vữa không còn đủ cường độ thì phải phá bỏ cục bộ, vá lại bằng vữa mới và phải chờ đủ 28 ngày mới được lát ván. Nếu có sử dụng các biện pháp để tăng tốc đóng rắn cho vữa thì thời gian đưa vào sử dụng có thể rút ngắn nhưng cần có sự thống nhất của tư vấn thiết kế.
3.1.2. Nếu bề mặt sàn đã lát gạch ceramic, đá tự nhiên, đá nhân tạo, gạch gốm phải kiểm tra độ dính kết với nền. Những viên bị bong tróc phải dán lại.
3.1.3. Nếu bề mặt sàn đã lát ván nhân tạo phải kiểm tra chất lượng ván và độ chặt của đinh vít. Những tấm bị hỏng cần phải thay thế tấm mới, các đinh vít bị lỏng phải xiết chặt lại.
3.1.4. Nếu là khung đỡ thì phải căn chỉnh để đảm bảo độ bằng phẳng của khung.
3.2. Chuẩn bị ván sàn
3.2.1. Ván sàn đưa đến chỗ thi công phải có chứng chỉ kiểm tra chất lượng đáp ứng yêu cầu quy định trong thiết kế. Những yêu cầu khác ngoài tiêu chuẩn thì cần có sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp với nhà thầu và chủ đầu tư bằng văn bản.
3.2.2. Để nguyên các kiện ván sàn trong phòng cần lát ít nhất 48 giờ để thích nghi với vi khí hậu của căn phòng.
3.3. Chuẩn bị dụng cụ thi công
Dụng cụ thi công bao gồm:
- Khoan;
- Cưa;
- Chày cao su;
- Búa đóng đinh;
- Đồng hồ đo độ ẩm không khí;
- Nivô, dây bọt nước;
- Kính lúp thông thường.
3.4. Lắp ghép ván sàn
3.4.1. Trải lớp lót sàn
3.4.1.1. Nếu trong thiết kế có lớp chống ẩm, cần phải trải một lớp vật liệu chống ẩm như tấm trải bitumpolyme, giấy dầu, nilon với độ dày ≤ 1 mm. Nếu các tấm trải có độ dày < 0,3 mm thì các tấm trải chờm lên nhau khoảng 10 cm. Nếu các tấm trải có độ dày ≥ 0,3 mm thì các tấm chỉ được phép trải sít mép vào nhau và nối bằng băng dính chuyên dùng.
3.4.1.2. Nếu thiết kế có lớp giảm âm, cần phải trải một lớp tấm PE dạng xốp hoặc nỉ lên lớp trải chống ẩm, có độ dày ≥ 1mm. Hai tấm liền kề được nối bằng băng dính.
3.4.1.3. Trường hợp lớp lót kết hợp vừa chống ẩm vừa giảm âm thì mặt chống ẩm phải ở dưới cùng.
3.4.1.4. Các lớp lót được trải liền nhau theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, nếu lớp lót chống ẩm và giảm âm riêng biệt thì nên trải hai lớp vuông góc với nhau.
3.4.1.5. Trường hợp kê khung đỡ thì không nhất thiết phải lót sàn. Nếu trong thiết kế có yêu cầu thì phải trải lớp lót lên nền trước, sau đó mới kê khung đỡ.
3.4.2. Ghép ván sàn
3.4.2.1. Mặt sàn sẽ được ghép bắt đầu từ góc phòng và nối tiếp nhau từ trong ra ngoài.
3.4.2.2. Các thanh ván sàn được ghép liên tục theo thiết kế. Khoảng cách giữa chân tường và mép sàn ≥ 10mm. Đây là khoảng cách bắt buộc để có thể ghép mộng cho thanh ván cuối cùng và cũng là khoảng cách an toàn cho sự dãn nở của toàn bộ mặt sàn sau một quá trình sử dụng.
3.4.3. Xử lý các phần kết nối và kết thúc sàn.
3.4.3.1. Kết thúc sàn tại các mép với chân tường sẽ được che kín bằng phào hoặc nẹp kết thúc.
3.4.3.2. Kết thúc sàn tại mép cửa bằng nẹp kết thúc.
3.4.3.3. Kết nối sàn khi chuyển màu, giữa hai phòng với nhau hoặc giữa sàn và nền sàn bằng vật liệu khác, dùng nẹp chữ T.
3.4.3.4. Viền tường chỉ được gắn trực tiếp vào tường, không được gắn cố định với sàn.
3.4.3.5. Bơm keo chuyên dụng vào những khe hở giáp với tường, khung cửa, v.v…
3.4.3.6. Trường hợp ván sàn chưa xử lý bề mặt thì sau khi ghép xong, phải xử lý bề mặt theo hướng dẫn của nhà cung cấp.
3.5. Vệ sinh sàn
Kết thúc công việc ghép ván sàn, phải vệ sinh toàn bộ mặt sàn.
3.5.1. Với bụi, dùng chổi mềm để quét hoặc máy hút bụi.
3.5.2. Với các vết dây bẩn dùng giẻ ẩm lau theo chiều dọc thanh ván sàn. Với các vết bẩn khó sạch thì dùng nước tẩy rửa theo hướng dẫn của nhà cung cấp.
3.5.3. Nếu mặt sàn chưa sử dụng ngay sau khi lắp đặt thì phải phủ giấy Craft lên toàn bộ bề mặt sàn để tránh bụi và các vật rơi gây trầy xước bề mặt ván sàn.
3.5.4. Khi kê đồ đạc như giường, tủ, bàn, ghế nặng thì nên dùng các miếng lót phía dưới chân để bảo vệ bề mặt ván sàn.
3.5.5. Nên đặt các tấm chùi chân ở các vị trí cửa ra vào, sảnh để hạn chế sự bám bẩn và trầy xước lên bề mặt sàn.
4. Kiểm tra và nghiệm thu
4.1. Kiểm tra
4.1.1. Kiểm tra công việc chuẩn bị nền
Nếu bề mặt nền khô ráo, bằng phẳng không có các khuyết tật lớn và không có bụi bẩn là đạt yêu cầu.
4.1.2. Kiểm tra độ ẩm không khí nơi lắp đặt ván sàn
Nếu độ ẩm không khí trong khu vực lắp đặt ván sàn ≤ 85% mới được thi công sàn.
4.1.3. Kiểm tra thời gian thích nghi vi khí hậu của ván sàn
Nếu các kiện ván sàn được xác nhận là đã để ở trong phòng ≥ 48 giờ trước khi ghép là đạt yêu cầu.
4.1.4. Kiểm tra độ bằng phẳng của bề mặt ván sàn
Sử dụng thước đo độ phẳng chuyên dụng để kiểm tra độ bằng phẳng của toàn bộ bề mặt ván sàn. Dung sai cho phép về chiều cao tối đa giữa mép và đầu nối của hai thanh ván sàn liền kề là 0,1 mm.
4.1.5. Kiểm tra các khe hở
Kiểm tra các khe hở trên bề mặt sàn, nếu chiều rộng của khe hở tối đa cho phép 0,5 mm có thể chấp nhận được.
4.2. Hồ sơ nghiệm thu
Hồ sơ nghiệm thu toàn bộ công việc thi công ván sàn bao gồm các tài liệu sau:
- Biên bản tiếp nhận ván sàn: thời gian nhập, số lượng, chủng loại, hình thức nhãn mác, chứng chỉ chất lượng, các văn bản hướng dẫn sử dụng, họ tên, chữ ký người giao và người nhận.
- Biên bản nghiệm thu chất lượng bề mặt trước khi lát;
- Biên bản nghiệm thu các bước lát ván sàn;
- Nhật ký thi công của nhà thầu và cán bộ kiểm tra giám sát kĩ thuật;
- Biên bản nghiệm thu bàn giao.
5. An toàn lao động và vệ sinh môi trường
5.1. Người làm việc trong phòng đang lắp đặt ván sàn phải đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt.
5.2. Không bật quạt khi cưa cắt thanh ván sàn và khoan tường.
5.3. Không để những người không có nhiệm vụ vào khu vực đang thi công sàn.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.