Tiêu chuẩn TCVN 6673:2008 Nguyên tắc đo độ thông khí thuốc lá điếu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6673:2008

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6673:2008 ISO 9512:2002 Thuốc lá điếu-Xác định độ thông khí-Định nghĩa và nguyên tắc đo
Số hiệu:TCVN 6673:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2008Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6673:2008

ISO 9512:2002

THUỐC LÁ ĐIẾU − XÁC ĐỊNH ĐỘ THÔNG KHÍ – ĐỊNH NGHĨA VÀ NGUYÊN TẮC ĐO

Cigarettes – Determination of ventilation – Definitions and measurement principles

Lời nói đầu

TCVN 6673:2008 thay thế TCVN 6673:2000;

TCVN 6673:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 9512:2002; TCVN 6673:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 126 Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THUỐC LÁ ĐIẾU − XÁC ĐỊNH ĐỘ THÔNG KHÍ – ĐỊNH NGHĨA VÀ NGUYÊN TẮC ĐO

Cigarettes – Determination of ventilation – Definitions and measurement principles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ thông khí áp dụng cho thuốc lá điếu.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thit cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7096 (ISO 3308), Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá – Máy hút thuốc lá phân tích thông dụng − Định nghĩa và các điều kiện chuẩn.

TCVN 5078 (ISO 3402), Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá − Môi trường bảo ôn và thử nghiệm.

TCVN 6937 (ISO 6565), Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá − Trở lực của điếu thuốc lá và độ giảm áp của thanh đầu lọc − Các điều kiện chuẩn và phép đo.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1. Độ thông khí (vetilation)

Không khí đi vào bên trong điếu thuốc chưa đốt từ các hướng khác, không qua mặt trước của điếu thuốc.

Chú thích Hiệu ứng thông khí làm loãng nồng độ khói thuốc.

3.2. Mặt trước (front area)

Đầu đốt của điếu thuốc lá.

3.3. Dòng khí toàn phần (tổng dòng khí) (total airflow)

100 % dòng thể tích khí đi ra khỏi đầu hút của điếu thuốc lá chưa đốt, được thu lại trong thiết bị đo có độ sâu chìm như định nghĩa trong TCVN 7096 (ISO 3308).

Chú thích Trong các điều kiện thử nghiệm chuẩn, dòng khí toàn phần, Q, là 17,5 ml/s.

3.4. Máy tạo dòng khí toàn phần (generator for total airflow)

Thit bị để duy trì dòng khí toàn phần không đổi tại đầu hút của điu thuốc khi được thu lại trong thiết bị đo có độ sâu chìm như định nghĩa trong TCVN 7096 (ISO 3308).

3.5. Dòng thông khí (ventilation airflow)

Dòng thể tích khí đi vào một điếu thuốc chưa đốt từ các hướng khác, không qua mặt trước của điếu thuốc.

Chú thích Dòng thông khí được chuẩn hóa tới áp suất âm tại đầu hút của điếu thuốc được tạo nên bằng trở lực của điếu thuốc khi thu khí trong thiết bị có độ sâu chìm trong ống giữ của điếu thuốc như định nghĩa trong TCVN 7096 (ISO 3308).

3.6. Thông khí toàn phần (total ventilation)

Tổng lượng không khí đi vào điếu thuốc qua các mặt xung quanh của điếu thuốc (mà không phải qua mặt trước) khi thu khí trong thiết bị có độ sâu chìm trong ống giữ của điếu thuốc như định nghĩa trong TCVN 7096 (ISO 3308).

3.7. Mức độ thông khí (degree of ventilation)

Tỷ lệ phần trăm của dòng thông khí trên dòng khí toàn phần. Xem các Hình 1 b), 1 c) và 1 d).

3.8. Thành phần của độ thông khí toàn phần (components of total ventilation)

Không khí đi qua giấy cuốn điếu, qua các loại phụ liệu kèm theo và gắn vào đầu lọc với điếu thuốc lá để tạo nên độ thông khí toàn phần. Xem các Hình 1 b), 1 c) và 1 d).

3.9. Độ thông khí của đầu lọc (filter ventilation)

Không khí đi vào điếu thuốc qua giấy cuốn phần đầu lọc (giấy sáp) tính từ phần đầu đốt đến điểm bắt đầu của phần có sợi thuốc. Xem Hình 1 b).

3.10. Độ thông khí của giấy (paper ventilation)

Không khí đi vào điếu thuốc qua giấy cuốn của toàn bộ chiều dài phần có sợi thuốc của điếu thuốc. Xem Hình 1 b).

3.11. Độ thông khí của phần đầu mẩu thuốc (butt ventilation)

Không khí đi vào điếu thuốc tính từ phần đầu hút của điếu thuốc đến vạch đánh dấu mẩu thuốc. Xem Hình 1 c).

3.12. Độ thông khí của phần có sợi thuốc đốt cháy được (burnable tobacco rod ventilation)

Không khí đi vào điếu thuốc qua vùng giấy cuốn tính từ điểm được đánh dấu mẩu thuốc đến đầu đốt của điếu thuốc.

Xem Hình 1 c).

3.13. Độ thông khí của giấy sáp (tipping-paper ventilation)

Không khí đi vào điếu thuốc qua giấy cuốn phần đầu lọc (giấy sáp) tính từ phần đầu hút đến điểm cuối của phần có sợi thuốc của giấy sáp.

Xem Hình 1 d).

3.14. Độ thông khí của giấy cuốn điếu (cigarette-paper ventilation)

Không khí đi vào điếu thuốc qua vùng giấy cuốn tính từ đầu đốt của điếu thuốc đến đầu hút của giấy sáp. Xem Hình 1 d).

4. Nguyên tắc

Không khí được hút theo hướng hút chuẩn qua điếu thuốc chưa đốt với tốc độ dòng không đổi. Các thành phần không khí riêng rẽ được do riêng biệt. Tính các độ thông khí thu được.

5. Điều kiện chuẩn

5.1. Trước khi đo, điếu thuốc lá phải được bảo ôn trong không khí theo TCVN 5078 (ISO 3402).

5.2. Các phép đo độ thông khí phải được tiến hành trên điếu thuốc chưa đốt trong các điều kiện môi trường thử nghiệm nêu trong TCVN 5078 (ISO 3402).

5.3. Hướng của dòng không khí trong điếu thuốc lác phải cùng hướng với của dòng khí xuất hiện khi hút.

6. Yêu cầu đối với thiết bị

6.1. Các thiết bị đo phải cho phép xác định riêng rẽ từng thành phần thông khí như nêu trong Hình 1.

6.2. Các điếu thuốc phải được giữ trong đầu đo bằng dụng cụ gắn, với độ ngập trong ống giữ như qui định trong TCVN 7096 (ISO 3308).

6.3. Phần gắn dùng để giữ và các vùng đo độ thông khí từng phần phải có kích cỡ và được bố trí phù hợp với hướng của sản phẩm cần thử nghiệm để giảm tối đa các ảnh hưởng mang tính hệ thống đến các chỉ số đo được. Xem Hình 2.

6.4. Áp suất đo xung quanh điếu thuốc gồm cả đầu đo, ngoại trừ áp suất tại mặt trước và đầu hút được bọc kín trong phần gắn giữ, không thấp hơn 20 Pa áp suất thử khi cấp dòng khí toàn phần.

CHÚ THÍCH Các thực nghiệm được tiến hành trong quá trình xây dựng phương pháp này cho thấy là dòng thông khí (3.5) đo được giảm một cách tỷ lệ thuận với tốc độ giảm áp suất của dòng đo thông khí của thiết bị.

6.5. Thông thường, cần sử dụng máy tạo dòng khí toàn phần để thiết lập các điều kiện đo. Dao động của dòng khí toàn phần không được vượt quá ± 0,10 ml/s.

CHÚ THÍCH Thường sử dụng dòng khí đầu vào tới hạn (CFO) để thiết lập dòng khí toàn phần không đổi trong những hệ đo hút chân không.

6.6. Thiết bị sử dụng để đo dòng thông khí không được ảnh hưởng đến thể tích luồng khí đo.

Xem Hình 2.

Chú giải

1. Chỗ nối chồng lên nhau

Dòng khí toàn phần, Q = 17,5 ml/s

2. Giấy cuốn điếu

Độ thông khí của đầu lọc, VF = x 100%

3. Giấy sáp

Độ thông khí của giấy, VP = x 100%

4. Vạch đánh dấu mẩu thuốc

Độ thông khí toàn phần, V = VF + VP =  x 100%

5. Độ sâu của dụng cụ gắn (TCVN 7096 (ISO 3308)

Độ thông khí của phần thuốc lá có thể cháy, VR = x 100%

6. Điếu thuốc lá

Độ thông khí của đầu mẩu, VB = x 100%

7. Đầu lọc

Độ thông khí của giấy cuốn điếu, VC = x 100%

8. Dụng cụ chèn sâu

Độ thông khí của giấy sáp, VM = x 100%

Hình 1 – Các độ thông khí khác nhau

Chú giải

1. Áp suất thử nghiệm theo TCVN 5078 (ISO 3402)

5. Buồng thông khí

2. Thiết bị đo đo dòng thông khí

6. Phần gắn để giữ cố định

3. Độ ngập trong ống gắn theo TCVN 7096 (ISO 3308)

7. Thiết bị đo độ trở lực của điếu thuốc lá

4. Chất liệu gắn kín từng phần có thể điều chỉnh được

8. Dòng khí gắn toàn phần

Hình 2 – Sơ đồ đo dòng thông khí

7. Lấy mẫu

Mẫu được lấy phải là mẫu đại diện theo cơ sở thống kê, đặc trưng cho sản phẩm.

Mẫu không được có các khuyết tật nhìn thấy được và không dập nát, mà có thể làm hỏng đến quá trình đo.

8. Kiểm tra thiết bị

Trước khi sử dụng, thiết bị đo phải được hiệu chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo rằng thiết bị không bị rò rỉ trước khi hoạt động hoặc kiểm tra hiệu chuẩn.

9. Cách tiến hành

9.1. Bảo ôn các điếu thuốc thử nghiệm

Bảo ôn các mẫu thuốc lá điếu đã chọn để thử nghiệm theo qui định trong 5.1.

9.2. Hiệu chuẩn

Sử dụng bộ mẫu chuẩn hiệu chuẩn và tiến hành hiệu chuẩn thiết bị đo theo qui định trong Phụ lục B.

CHÚ THÍCH Việc hiệu chuẩn cần mở rộng bao trùm phạm vi các giá trị dự kiến của mẫu sẽ nằm trong khoảng đã được hiệu chuẩn đó.

9.3. Tiến hành đo

Đảm bảo rằng thiết bị đo đã được điều chỉnh thiết bị đo cho phù hợp với kích thước của điếu thuốc lá cần thử nghiệm.

Đưa mẫu thuốc lá điếu cần thử vào đầu đo và sử dụng thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ghi lại các thông số đo độ thông khí.

10. Biểu thị kết quả

Kết quả nêu trong báo cáo đo độ thông khí là giá trị trung bình của các lần đo riêng rẽ, được biểu thị bằng phần trăm dòng khí toàn phần. Kết quả phải được tính như sau:

a) Các giá trị kết quả đo riêng rẽ phải được lấy đến ít nhất một chữ số thập phân;

b) Giá trị trung bình được làm tròn đến một chữ số thập phân (0,05 được làm tròn thành 0,1);

c) Độ lệch chuẩn được làm tròn số đến một chữ số thập phân (0,05 được làm tròn thành 0,1).

11. Độ chụm

Độ chụm của phương pháp này được đánh giá bằng chọn năm loại sản phẩm thuốc lá điếu có các giá trị độ thông khí danh định bao trùm dải đo chuẩn. Các kết quả được nêu trong Phụ lục E.

12. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ số lượng mẫu thuốc lá và tất cả những thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.

Báo cáo thử nghiệm phải chỉ ra phương pháp sử dụng, kết quả thu được và những trường hợp ngoại lệ. Báo cáo cũng phải đề cập đến tất cả các chi tiết thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy ý lựa chọn, cùng với các chi tiết bất thường khác có thể ảnh hưởng tới kết quả.

Trong báo cáo thử nghiệm, một số các thông tin bổ sung như tên của phòng thử nghiệm đã thực hiện thử nghiệm mẫu, tên kỹ thuật viên và ngày thử nghiệm.

Phụ lục A

(tham khảo)

Hiệu chuẩn các chuẩn của độ thông khí

A.1. Hiệu chuẩn các chuẩn của độ thông khí

Các chuẩn thông khí được sử dụng để hiệu chuẩn thiết bị đo khi xác định các thành phần cấu thành độ thông khí toàn phần của điếu thuốc lá.

Các chuẩn thông khí có các giá trị thông khí cho phép hiệu chuẩn thiết bị đo trong khoảng giữa của dải đo.

Các chuẩn thông khí có các giá trị giảm áp xác định, các giá trị này có thể sử dụng để hiệu chuẩn thiết bị đo trong việc xác định trở lực của điếu thuốc trong dải đo của thiết bị.

A.2. Các đặc tính cơ bản của các chuẩn thông khí

A.2.1. Các chuẩn thông khí phải được chế tạo từ các vật liệu trơ, không bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng.

A.2.2. Các chuẩn thông khí phải có cỡ và hình dạng tương tự với điếu thuốc lá.

A.2.3. Các chuẩn thông khí phải có các giá trị xác định và lặp lại sau đây:

− độ thông khí của giấy sáp, và

− độ giảm áp với vùng thông khí giấy sáp mở (∆Po),

khi nguồn hút cung cấp dòng khí toàn phần là 17,5 ml/s được áp dụng tại đầu ra của chuẩn.

A.2.4. Có thể bổ sung các thông số sau đây:

− thông khí của giấy;

− độ giảm áp với vùng thông khí của giấy sáp đóng (∆Pc);

− độ giảm áp với vùng thông khí của giấy sáp và giấy cuốn đóng (∆Pe).

A.2.5. Luồng khí đi qua các chuẩn thông khí phải thành từng lớp. Các chuẩn thông khí phải có đặc tính lặp lại khi đo và phải không bị ảnh hưởng lớn do các điều kiện thay đổi về áp suất.

A.2.6. Các chuẩn thông khí phải được ghi nhãn với ID duy nhất có chứng nhận hiệu chuẩn đưa ra các giá trị kiểm soát được của thông khí giấy sáp và độ giảm áp với vùng thông khí mở. Có thể kèm theo các thông số bổ sung.

Độ không đảm bảo của việc hiệu chuẩn các chuẩn thông khí không được vượt quá 1,5 % giá trị tuyệt đối.

A.2.7. Giấy chứng nhận hiệu chuẩn phải nói rõ áp suất khí quyển thực tế, nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường thử nghiệm trong quá trình hiệu chuẩn.

A.3. Cách tiến hành

A.3.1. Các yêu cầu đối với thiết bị

Để xác định các đặc tính của chuẩn thông khí, cần được thực hiện trong các thiết bị hiệu chuẩn, việc lắp đặt thiết bị không được làm biến đổi các đặc tính của chuẩn hoặc gây ảnh hưởng mang tính hệ thống đến việc đo. Việc đo phải được thực hiện trong môi trường thử nghiệm phù hợp với TCVN 5078:2001 (ISO 3402:1999).

Thiết bị hiệu chuẩn phải cho phép đo và hiệu chuẩn độ giảm áp của chuẩn thông khí. Xem Hình A.1.

Thiết bị hiệu chuẩn phải có bộ phận tạo ra dòng khí toàn phần không đổi (Q) = (17,5 ± 0,3) ml/s tại đầu ra của chuẩn thông khí.

CHÚ THÍCH 1 Thường sử dụng đầu ra dòng khí tới hạn (CFO) để thiết lập dòng khí toàn phần không đổi đối với các hệ thống hút.

CHÚ THÍCH 2 Cũng có thể sử dụng phương pháp hiệu chuẩn khác để thiết lập dòng khí và đo độ giảm áp khác với điểm hiệu chuẩn 17,5 ml/s, sau đó sẽ tính được bằng phép nội suy.

A.3.2. Đo dòng thể tích

Cần sử dụng thiết bị đo dòng thể tích mà không gây ảnh hưởng mang tính hệ thống đến phép đo dòng để kiểm tra dòng khí toàn phần tại đầu ra của chuẩn thông khí khi được chèn vào thiết bị hiệu chuẩn.

CHÚ THÍCH Trước đây, người ta thường đo dòng thể tích khí bằng dụng cụ đo bọt xà phòng. Cách đo này gây ra sai số trong việc hiệu chuẩn độ giảm áp do sự bão hoà của không khí đo bằng dụng cụ đo bọt xà phòng, làm cho dòng thể tích tăng giả tạo và giảm độ nhớt.

A.3.3. Phép đo độ giảm áp

Các đặc trưng độ giảm áp của chuẩn thông khí phải được đo theo TCVN 6937 (ISO 6565).

A.3.4. Sự bù khi đo dòng giảm áp

Dòng thông khí được biểu thị tương ứng áp suất tại đầu ra của chuẩn thông khí, được tạo ra từ độ giảm áp của chuẩn thông khí khi ở trong thiết bị hiệu chuẩn.

Giá trị đo được đối với dòng thông khí của đầu lọc và của giấy cuốn điếu phải thay đổi như dưới đây để có được sự so sánh đúng với dòng khí toàn phần đo được tại đầu ra của chuẩn.

Giá trị dòng thông khí của giấy cuốn, QP, là:

Giá trị dòng thông khí của đầu lọc, QF, là:

trong đó

Patm là áp suất khí quyển thực, tính bằng pascal; nếu áp suất khí quyển không đo được thì có thể lấy giá trị gần đúng là 101 325 Pa;

∆PZ là độ giảm áp của chuẩn thông khí với các vùng thông khí mở, tính bằng pascal;

QC là dòng thông khí của giấy cuốn thuốc đo được, tính bằng mililít trên giây;

QM là dòng thông khí của đầu lọc đo được, tính bằng mililít trên giây;

QP là dòng thông khí của giấy cuốn thuốc đã hiệu chỉnh, tính bằng mililít trên giây;

QF là dòng thông khí của đầu lọc đã hiệu chỉnh, tính bằng mililít trên giây;

A.3.5. Tính các độ thông khí

Độ thông khí đối với vùng thông khí của giấy cuốn điếu, VP, được tính như sau:

VP =  × 100%

Độ thông khí đối với vùng thông khí của đầu lọc, VF, được tính như sau:

trong đó

VF =  × 100%

Q là dòng khí toàn phần, tính bằng mililít trên giây;

VP là độ thông khí của giấy, tính bằng phần trăm;

VF là độ thông khí của đầu lọc, tính bằng phần trăm.

Chú giải

1. Môi trường phù hợp với TCVN 5078 (ISO 3402)

5. Buồng thông khí

2. Thiết bị đo dòng thể tích

6. Phần gắn kín để giữ cố định

3. Độ giảm áp (DPZ)

7. Đầu ra của chuẩn thông khí

4. Phần gắn kín từng phần

8. Dòng khí toàn phần của khí hút ra

Hình A.1 – Thiết bị hiệu chuẩn

Phụ lục B

(qui định)

Hiệu chuẩn thiết bị đo độ thông khí sử dụng chuẩn thông khí và chuẩn giảm áp

B.1. Hiệu chuẩn thiết bị

Việc hiệu chuẩn và thực hiện thử nghiệm của thiết bị đo độ thông khí của thuốc lá điếu phải được tiến hành phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất.

B.2. Nguyên tắc

Để thu được độ chính xác cao nhất trong phép đo nội suy, thiết bị phải được hiệu chuẩn càng gần với toàn bộ thang đo càng tốt hoặc tại những vùng của thang đo của các sản phẩm được thử nghiệm.

Hệ thống đo của thiết bị phải được thử nghiệm để đảm bảo có thể thiết lập được phép đo độ thông khí tại vị trí zero. Khi đó, sẽ sử dụng tối thiểu một chuẩn thông khí có giá trị trung gian để kiểm tra hệ thống đo về sự rò rỉ và độ tuyến tính của hệ thống đo.

B.3. Phương pháp

B.3.1. Hệ thống đo của thiết bị phải được kiểm tra về sự rò rỉ phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi thực hiện hiệu chuẩn.

CHÚ THÍCH Một ví dụ về kiểm tra về sự rò rỉ nêu trong Phụ lục D.

B.3.2. Chuẩn thông khí phải được cắm vào đầu đo, phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất, và để yên cho cân bằng nhiệt độ của không khí đo. Khi chỉ số của thiết bị ổn định, cần kết thúc hiệu chuẩn.

B.3.3. Cần kiểm tra độ tuyến tính của việc hiệu chuẩn đã được thiết lập. Phải sử dụng tối thiểu một chuẩn trung gian để kiểm tra giá trị ở vùng giữa thang đo.

B.3.4. Các thiết bị đo độ thông khí mà có thêm khả năng đo trở lực của điếu thuốc lá và áp dụng bù trở lực cho phép đo độ thông khí thì chúng phải có hệ thống đo độ giảm áp được hiệu chuẩn theo TCVN 6937 (ISO 6565).

CHÚ THÍCH Nếu chỉ đo độ thông khí và thiết bị này không bù ảnh hưởng của độ giảm áp, thì khi đó giá trị này có thể được hiệu chỉnh theo giá trị đã bù theo phương pháp nêu trong Phụ lục C.

B.3.5. Phương pháp thích hợp để hiệu chuẩn thiết bị đo độ thông khí và đo độ giảm áp của thuốc lá điếu là phương pháp sử dụng các chuẩn đa thông số có các giá trị định lượng đã được chứng nhận cho các thông số sau đây:

− độ thông khí giấy sáp;

− độ thông khí giấy cuốn điếu;

− độ giảm áp với các vùng thông khí của giấy sáp mở (∆Po);

− độ giảm áp với các vùng thông khí của giấy sáp đóng (∆Pc);

− độ giảm áp với các vùng thông khí của giấy sáp và giấy cuốn điếu đóng (∆Pe).

B.3.6. Việc sử dụng chuẩn làm giảm số đơn vị yêu cầu hiệu chuẩn, giảm nguy cơ sai sót của kỹ thuật viên và giảm ảnh hưởng do thao tác gây ra, giảm thời gian thực hiện loạt hiệu chuẩn.

Việc hiệu chuẩn giảm áp ba giai đoạn và kiểm tra hiệu chuẩn có thể được thực hiện với việc đo lần lượt ∆Pe, ∆Pc, ∆Po, riêng rẽ, đồng thời cũng để kiểm tra sự rò rỉ và độ tuyến tính.

Phụ lục C

(tham khảo)

Đo dòng thông khí của thuốc lá điếu

C.1. Nghiên cứu lý thuyết

Độ thông khí được xác định bằng cách đo dòng thể tích khí đi vào các vùng xác định của điếu thuốc. Việc đo này được thực hiện trên bề mặt tiếp xúc với không khí của điếu thuốc và sau đó so sánh với dòng khí toàn phần đi ra từ điếu thuốc ở áp suất giảm; nghĩa là áp suất không khí thấp hơn giá trị “độ trở lực” của điếu thuốc lá.

Việc đo dòng thể tích, trong không khí xung quanh, phụ thuộc vào mật độ không khí tại điểm đo.

Để so sánh các dòng thể tích, thì việc đo phải được chuẩn hóa trong cùng điều kiện môi trường.

C.2. Phát sinh của các sai số đo: Sự cần thiết phải bù trở lực

Giả sử việc đo dòng thông khí của điếu thuốc lá có độ giảm áp zero giữa các lỗ thông khí và đầu ra. Dòng thể tích đo được đi vào vùng thông khí phải giống giá trị đo được tại đầu ra. Điều này là do tình huống giả của điếu thuốc không có sự giảm áp; nghĩa là, các dòng thể tích không bị thay đổi bởi mật độ không khí khác nhau. Nếu điếu thuốc lá có độ trở lực là 981 Pa (100 mmWG), áp suất không khí tại đầu ra là 981 Pa (100 mmWG) thấp hơn áp suất hiện có trong vùng thông khí của điếu thuốc lá.

Do dòng thể tích khí ra (Q) là không đổi ở 17,5 ml/s không liên quan đến độ trở lực của mẫu, mà các phép đo dòng thể tích tương ứng có thể được so sánh, nếu định lượng được ảnh hưởng của trở lực lên dòng thông khí.

Sử dụng định luật Boyle để xác định dòng thể tích thông khí thực đo được tại đầu vào của vùng giấy sáp, như sau:

Q1 x P1 = Q2 x P2

trong đó

Q1 là dòng thể tích đi vào vùng thông khí của giấy sáp, tính bằng mililít trên giây;

P1 là áp suất không khí tại đầu vào của vùng đầu lọc, tính bằng pascal;

Q2 là dòng khí toàn phần, tính bằng mililít trên giây (=17,5);

P1 là áp suất tại đầu ra (nghĩa là, P1 trừ đi độ trở lực), tính bằng pascal.

Nếu P1 là áp suất không khí chuẩn (nghĩa là = 101 325 Pa), khi đó với trở lực 100 mmWG thì giá trị P2 sẽ là:

P1 – (100 x 9,806 7) = 100 344 Pa

và từ đó ta có:

CHÚ THÍCH Trong phương pháp này các giá trị cho trước tính bằng mmWG được chuyển đổi sang pascal (Pa) dùng hệ số chuyển đổi sau đây:

1 mmWG = 9,806 7 Pa

Điều này cho thấy dòng thông khí của một điếu thuốc lá có trở lực 981 Pa (100 mmWG) bị giảm và sẽ đo được 0,97% thấp hơn khi được so sánh với dòng ra không đổi 17,5 ml/s từ đầu hút.

Việc đo các điếu thuốc lá có trở lực hút trong vùng từ 981 Pa đến 2 452 Pa (100 mmWG đến 250 mmWG) sẽ cho kết quả sai số từ 1 % đến 2,5 % giá trị tuyệt đối nếu dòng thông khí không được bù cho giá trị trở lực của các điếu thuốc.

Phụ lục D

(tham khảo)

Xác định sự rò rỉ của hệ đo thông khí

D.1. Yêu cầu chung

Nguyên tắc kiểm tra sự rò rỉ này có thể được áp dụng cho dải đo của các thiết bị đo độ thông khí được sử dụng trong công nghiệp và được đưa ra làm ví dụ.

Đối với các kỹ thuật mang tính hệ thống riêng biệt, phép thử khuyến cáo và các chế độ kiểm tra, cần tham chiếu hướng dẫn của nhà sản xuất.

D.2. Nguyên tắc

D.2.1. Thực hiện thử rò rỉ để nhận biết các khuyết tật có thể điều chỉnh được của các phần gắn kín và để kiểm tra độ nguyên vẹn của các buồng thông khí (đo). Có thể phát hiện nguồn gốc rò rỉ thông thường bằng cách sử dụng thông khí trung gian và các chuẩn hiệu chuẩn giảm áp để kiểm tra độ chính xác của chỉ số đo ở khoảng giữa thang đo sau khi đã hiệu chuẩn toàn bộ thang đo.

Thông thường, sử dụng chuẩn 100 % làm từ chất liệu không thấm để hiệu chuẩn giới hạn toàn bộ thang đo của hệ thống đo độ thông khí giấy cuốn điếu và đầu lọc. Cũng có thể thử nghiệm hệ thống đo đối với phép đo độ thông khí thông khí zero % bằng cách bắt đầu đo độ thông khí trên que thử giống hình điếu thuốc không thông khí và không cho thấm qua.

D.2.2. Cũng có thể gặp các sự rò rỉ khác mà chúng có thể không thể hiện rõ khi thử nghiệm và/hoặc khi hiệu chuẩn bằng chuẩn 100 %. Điều này do một thực tế là chuẩn đó trơ, không cho khí rò rỉ qua ngoại trừ những vùng thông khí có chủ định.

D.2.3. Các hệ thống đo độ thông khí bao gồm cả việc đo độ trở lực của điếu thuốc có vùng thông khí đầu lọc mở  (∆Po) và đóng (∆Pc), sử dụng  các van điện để cách ly các vùng đo thông  khí từ môi trường và các thiết bị đo dòng thông  khí.

Với những hệ thống này, có thể gây ra sự rò rỉ không thể hiện rõ khi thực hiện hiệu chuẩn 100 % hoặc khi kiểm tra bằng chuẩn trung gian nhưng không có hiệu lực khi thực hiện phép đo trên điếu thuốc lá.

Điều này được thảo luận trong các điều tiếp theo của Phụ lục này.

D.3. Ví dụ của phương pháp

D.3.1. Sử dụng chuẩn thông khí 100 %, theo phương thức chuẩn để hiệu chuẩn giới hạn toàn bộ thang đo của hệ đo độ thông khí giấy cuốn điếu và đầu lọc. Điều này đảm bảo rằng trong suốt thời gian hiệu chuẩn, dòng khí toàn phần (Q) đi trực tiếp từ khí quyển qua buồng thông khí đã chọn tới đầu ra của chuẩn thông khí.

D.3.2. Ngay sau khi hiệu chuẩn, kiểm tra sự rò rỉ của buồng đo thông khí có thể đã được cách ly khỏi môi trường không khí để đo độ giảm áp hoặc mọi các phép đo cần thiết khác.

D.3.3. Để tiến hành kiểm tra sự rò rỉ của buồng đo độ thông khí đã cách ly, cần có các nội dung sau:

− chuẩn giảm áp (PD), có giá trị danh định không nhỏ hơn 2 942 Pa (300 mmWG);

− ống nối giảm áp (PD);

− ống kiểm tra rò rỉ thông khí của đầu lọc;

− ống kiểm tra sự rò rỉ thông khí của giấy cuốn điếu;

D.3.4. Chuẩn giảm áp phải được lắp vào ống nối giảm áp và đặt vào đầu đo như trong hình D.1 và Hình D.2a). Phải ghi lại giá trị đo được trên chuẩn giảm áp.

D.3.5. Chuẩn giảm áp sau đó phải được lắp vào ống kiểm tra rò rỉ thông khí đầu lọc và đặt vào đầu đo như trong Hình D.2b). Thực hiện lần đo thứ hai trên chuẩn giảm áp và phải ghi lại kết quả đo.

Hai giá trị đo giảm áp phải giống nhau trong phạm vi lặp lại của hệ đo thử nghiệm.

Nếu hai giá trị đo được không giống nhau trong phạm vi dung sai cho phép (± 1 %), thì đã có sự rò rỉ.

D.3.6. Lặp lại các bước D.3.4 và D.3.5 sử dụng ống kiểm tra rò rỉ thông khí của giấy cuốn, như trong Hình D.2c), để kiểm tra sự rò rỉ thông khí của giấy cuốn điếu.

Chú giải

1. Lỗ đo rò rì

7. Đầu ra của chuẩn

2. Van cách ly các buồng thông khí

8. Giảm áp

3. Ống nối ngoài PD (cắm chuẩn PD vào)

9. Ống kiểm tra rò rỉ thông khí của giấy cuốn

4. Phần gắn các bộ phận

10. Thiết bị đo dòng thể tích (Q)

5. Buồng thông khí

11. Dòng khí toàn phần hút ra

6. Phần gắn kín để giữ cố định

12. Ống kiểm tra rò rỉ thông khí của đầu lọc

Hình D.1 – Thiết bị kiểm tra rò rỉ thông khí

Chú giải

1. Ống nối ngoài PD (cắm chuẩn PD vào)

2. Ống kiểm tra rò rỉ thông khí đầu lọc

3. Ống kiểm tra rò rỉ thông khí giấy cuốn

4. Các van cách ly các khoang thông khí

5. Giảm áp

6. Thiết bị đo dòng thể tích (Q)

7. Dòng khí toàn phần hút ra

Hình D.2 – Thiết bị kiểm tra

Phụ lục E

(tham khảo)

Các kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm

Các dữ liệu thu được từ 17 phòng thử nghiệm đã tham gia nghiên cứu cộng tác để xác định giới hạn độ lặp lại, r, và giới hạn độ tái lập, R, của phương pháp này.

Đối với mỗi loại sản phẩm nêu trong Bảng E.1, mỗi bộ mẫu đơn gồm 20 mẫu được thử nghiệm mỗi ngày trong thời gian 5 ngày.

Bảng E.1 – Giá trị thông khí đầu lọc danh định

Mức

Giá trị thông khí đầu lọc danh định

1

0 %

2

22 %

3

41 %

4

58 %

5

81 %

Phép phân tích ngoại lệ đã được thực hiện theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2)1)1) và mọi trường hợp ngoại lệ về xác định r và R đã được loại bỏ.

Các khoảng giá trị trung bình đối với r và R được nêu trong Bảng E.2, trong đó, s và s là các độ biến thiên lặp lại và tái lập [xem 7.1.2 của TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994)].

Bảng E.2 – Khoảng giá trị trung bình (m), giới hạn độ lặp lại (r) và giới hạn độ tái lập (R) đối với thông khí giấy sáp, thông khí giấy cuốn điếu và trở lực

Các thông số

ma

s

r

R

R/r

Thông khí giấy sáp

3,2 đến 11,7

0,03 đến 0,11

0,50 đến 0,91

0,09 đến 0,28

0,84 đến 1,47

1,19 đến 2,28

Thông khi của giấy cuốn điếu

70,3 đến 128,1

0,44 đến 2,39

1,86 đến 4,33

2,03 đến 8,85

3,99 đến 8,33

1,19 đến 2,15

Độ trở lực

a Khi tính các điều kiện cho r và R các sản phẩm có độ thông khí dưới 1,5% không được đưa vào bởi vì thực tế việc ứng dụng giới hạn tin cậy thông thường được áp dụng cho những trường hợp này.

1) TCVN 6910:2001 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác, độ đúng và độ chụm của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 2: Phương pháp cơ bản để xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi