Tiêu chuẩn TCVN 6592-2:2009 Thiết bị điện aptomat

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6592-2:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6592-2:2009 IEC 60947-2:2009 Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp-Phần 2: Áptômát
Số hiệu:TCVN 6592-2:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6592-2:2009

IEC 60947-2:2009

THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2: ÁPTÔMÁT

Low-voltage switchgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers

Lời nói đầu

TCVN 6592-2: 2009 thay thế TCVN 5692-2: 2000;

TCVN 6592-2: 2009 hoàn toàn tương đương với IEC 60947-2: 2009;

TCVN 6592-2: 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Bộ tiêu chuẩn TCVN 6592 (IEC 60947) hiện đã có các phần sau:

1) TCVN 6592-1: 2009 (IEC 60947-1: 2007), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 1: Quy tắc chung

2) TCVN 6592-2: 2009 (IEC 60947-2: 2009), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 2: Áptômát

3) TCVN 6592-4-1: 2009 (IEC 60947-4-1: 2002, amendment 2: 2005), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 4-1: Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ - Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ kiểu điện-cơ

Bộ tiêu chuẩn IEC 60947 có các phần sau:

IEC 60947-1: 2007, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 1: General rules

IEC 60947-2: 2009, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers

IEC 60947-3: 2008, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 3: Switches, disconnectors, switch- disconnectors and fuse-combination units

IEC 60947-4-1: 2002, amendment 2: 2005, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 4-1: Contactors and motor-starters - Electromechanical contactors and motor-starters

IEC 60947-4-2: 2007, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 4-2: Contactors and motor-starters - AC semiconductor motor controllers and starters

 

THIẾT B ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIN H ÁP - PHẦN 2: ÁPTÔMÁT

Low-voltage switchgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers

1. Quy định chung

Các điều khoản về quy tắc chung đề cập trong TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) có thể áp dụng cho tiêu chuẩn này.

1.1. Phạm vi áp dụng và mục đích

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các áptômát mà các tiếp điểm chính được nối đến các mạch có điện áp danh định không quá 1 000 V xoay chiều hoặc không quá 1 500 V một chiều; tiêu chuẩn này cũng nêu các yêu cầu bổ sung đối với áptômát tích hợp với cầu chảy.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các áptômát ở mọi dòng điện danh định, mọi phương pháp kết cấu hoặc mọi mục đích sử dụng.

Các yêu cầu bổ sung đối với áptômát có bảo vệ dòng dư được đề cập trong Phụ lục B.

Các yêu cầu bổ sung đối với áptômát có bảo vệ quá dòng bằng điện tử được đề cập trong Phụ lục F.

Các yêu cầu bổ sung đối với áptômát dùng cho hệ thống IT được đề cập trong Phụ lục H.

Các yêu cầu và phương pháp thử nghiệm đối với tương thích điện từ của áptômát được đề cập trong Phụ lục J.

Các yêu cầu đối với áptômát không đáp ứng yêu cầu bảo vệ quá dòng được đề cập trong Phụ lục L.

Các yêu cầu đối với thiết bị dòng dư thích hợp (không phải thiết bị cắt dòng tích hợp) được đề cập trong Phụ lục M.

Các yêu cầu và phương pháp thử đối với tương thích điện từ của phụ kiện áptômát được đề cập trong Phụ lục N.

Các yêu cầu bổ sung đối với các áptômát được sử dụng như bộ khởi động đóng điện trực tiếp, được nêu trong TCVN 6592-4-1 (IEC 60947-4-1), phần áp dụng cho công tắc tơ và bộ khởi động hạ áp.

Các yêu cầu đối với áptômát dùng để bảo vệ các đường dây, trong các tòa nhà và các mục đích sử dụng tương tự và được thiết kế để nhũng người không được đào tạo sử dụng được đề cập trong TCVN 6434 (IEC 60898).

Các yêu cầu đối với áptômát dùng cho thiết bị (ví dụ thiết bị điện) được đề cập trong IEC 60934.

Ở những nơi có điều kiện đặc biệt (ví dụ như tàu xe, các xưởng cán kim loại, dịch vụ đường biển) phải có các yêu cầu cụ thể hoặc yêu cầu bổ sung.

CHÚ THÍCH: Các áptômát liên quan đến tiêu chuẩn này có thể có các cơ cấu để tự động cắt trong các điều kiện định trước không kể quá dòng và sụt áp, ví dụ như đảo ngược công suất hoặc dòng điện. Tiêu chuẩn này không liên quan đến kiểm tra các quá trình làm việc trong các điều kiện định trước này.

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm thể hiện:

a) đặc tính của áptômát;

b) điều kiện mà áptômát phải phù hợp liên quan đến:

1) hoạt động và tác động trong làm việc bình thường;

2) hoạt động và tác động trong trường hợp quá tải và hoạt động và tác động trong trường hợp ngắn mạch, kể cả sự phối hợp trong làm việc (bảo vệ chọn lọc và bảo vệ dự phòng);

3) tính chất điện môi;

c) thử nghiệm để chứng tỏ các điều kiện này đã được thỏa mãn, các phương pháp để thực hiện các thử nghiệm;

d) thông tin ghi trên nhãn hoặc các hướng dẫn đi kèm thiết bị.

1.2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi.

IEC 60050(411):1984, International Electrotechnical Vocabulary (IEV) - Chapter 411: Switchgear, controlgear and fuses (Từ vựng kỹ thuật điện (IEV) - Chương 411: Bộ đóng cắt, bộ điều khiển và cầu chảy)

IEC 60051 (tất cả các phần), Direct acting indicating analogue electrical measuring instruments and their accessories (Thiết bị đo điện analog chỉ thị trực tiếp và các phụ kiện của chúng)

TCVN 7699-2-14: 2007 (IEC 60068-2-14: 1984), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-14: Các thử nghiệm - Thử nghiệm N: Thay đổi nhiệt độ

TCVN 7699-2-30: 2007 (IEC 60068-2-30: 2005), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-30: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Db: Nóng ẩm, chu kỳ (chu kỳ 12 h + 12 h)

TCVN 7447 (IEC 60364) (tất cả các phần), Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà

IEC 60471, Graphical symbols for use on equipment (Ký hiệu bằng hình vẽ sử dụng trên thiết bị)

TCVN 7922 (IEC 60617), Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ

IEC 60695-2-10: 2000, Fire hazard testing - Part 2-10: Glowing/hot-wire based test methods - Glow- wire apparatus and common test procedure (Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phần 2-10: Phương pháp thử nghiệm dựa trên sợi dây nóng đỏ - Thiết bị sợi dây nóng đỏ và quy trình thử nghiệm chung)

IEC 60695-2-11: 2000, Fire hazard testing - Part 2-11: Glowing/hot-wire based test methods - Glow- wire flammability test method for end-products (Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phương pháp thử nghiệm dựa trên sợi dây nóng đỏ - Phương pháp thử nghiệm tính dễ cháy bằng sợi dây nóng đỏ đối với sản phẩm cuối cùng)

IEC 60695-2-12: 2000, Fire hazard testing - Part 2-12: Glowing/hot-wire based test methods - Glow- wire flammability test method for matericals (Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phương pháp thử dựa trên sợi dây nóng đỏ - Phương pháp thử nghiệm tính dễ cháy của sợi dây nóng đỏ đối với vật liệu)

IEC 60695-2-13: 2000, Fire hazard testing - Part 2-13: Glowing/hot-wire based test methods - Glow- wire ignitability test method for matericals (Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phương pháp thử dựa trên sợi dây nóng đỏ - Phương pháp thử nghiệm tính bùng cháy đối với vật liệu)

IEC/TR 60755:1983, General requirements for residual current operated protective devices (Yêu cầu chung đối với thiết bị bảo vệ tác động dòng điện dư)

TCVN 6434 (IEC 60898), Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự

IEC 60934, Ciruit-breakers for equipment (CBE) (Áptômát dùng cho thiết bị)

TCVN 6592-1: 2009 (IEC 60947-1:2007), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 1: Quy định chung

TCVN 6592-4-1: 2009 (IEC 60947-4-1: 2000), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 4-1: Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ - Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ kiểu điện - cơ

IEC 61000-3-2: 2005, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-2: Limits - Limits for harmonic current emissions (equipment input current ≤ 16 A per phase) (Tương thích điện t (EMC) - Phần 3-2: Giới hạn - Giới hạn đối với sự phát xạ dòng điện hài (dòng điện đầu vào thiết bị ≤ 16 A mỗi pha))

IEC 61000-3-3: 1994, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3: Limits - Section 3: Limitation of voltage fluctuations and flicker in low-voltage supply systems for equipment with rated current ≤ 16 A (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 3: Giới hạn - Mục 3: Giới hạn biến động điện áp và chập chờn trong hệ thống cung cấp điện hạ áp dùng cho thiết bị có dòng điện danh định ≤ 16 A)

IEC 61000-4-2: 1995, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4: Testing and measurement techniques - Section 2: Electrostatic discharge immunity test (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Mục 2: Thử nghiệm miễn nhiễm phóng tĩnh điện)

IEC 61000-4-3: 2006, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-3: Testing and measurement techniques - Radiated, radio-frequency, electromagnectic field immunity test 1995 (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-3: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm trường điện từ, tần số radio, bức xạ)

IEC 61000-4-4: 2004, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-4: Testing and measurement techniques - Electrical fast transien/burst immunity test (Tương thích điện từ(EMC) - Phần 4-4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm quá độ/đột biến nhanh về điện)

IEC 61000-4-5: 2005, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-5: Testing and measurement techniques - Surge immunity test (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-5: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm xung)

IEC 61000-4-6: 2003, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-6: Testing and measurement techniques - Immunity to conducted disturbances, induced by radiofrequency fields (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-6: Kỹ thuật thử nghiệm và đo - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn, gây ra bởi trường tần số radio).

IEC 61000-4-11: 2004, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-11: Testing and measurement techniques - Voltage dips, short interruptions and voltage variations immunity tests (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-11: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm đối với sụt áp, mất điện thời gian ngắn và biến động điện áp)

IEC 61000-4-13: 2004, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-13: Testing and measurement techniques - Harmonics and interharmonics including mains signalling at a.c. power port, low frequency immunity tests (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-13: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm tần số thấp đối với các hài và hài trung gian, kể cả tín hiệu nguồn lưới ở cổng nguồn xoay chiều)

IEC/TR 61000-5-2: 1997, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 5: Installation and mitigation guidelines - Section 2: Earthing and cabling (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 5: Hướng dẫn lắp đặt và giảm nhẹ - Mục 2: Nối đất và đi cáp)

TCVN 6950-1: 2007 (IEC 61000-1:1996), Áptômát tác động bằng dòng dư không có bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các mục đích tương tự (RCCB) - Phần 1: Quy định chung

TCVN 6951-1: 2007 (IEC 61009-1: 2003), Áptômát tác động bằng dòng dư có bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các mục đích tương tự (RCBO) - Phần 1: Quy định chung

IEC 61131-1: 2003, Programmable controllers - Part 1: General information (Bộ điều khiển lập trình được - Phần 1: Thông tin chung)

TCVN 6988:2006 (CISPR 11: 2004), Thiết bị tần số rađiô dùng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế (ISM) - Đặc tính nhiễu điện từ - Giới hạn và phương pháp đo

TCVN 7189:2002 (CISPR 22: 1997), Thiết bị công nghệ thông tin - Đặc tính nhiễu tần số rađio - Giới hạn và phương pháp đo

2. Định nghĩa

Phần lớn các định nghĩa liên quan đến tiêu chuẩn này đã nêu trong Điều 2 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

Tiêu chuẩn này có thêm các định nghĩa sau đây:

CHÚ THÍCH: Ở những định nghĩa không khác với thuật ngữ kỹ thuật điện quốc tế (IEV), IEC 60050 (441) thì các IEV trích dẫn sẽ được viết trong dấu ngoặc vuông.

2.1. Áptômát (circuit-breaker)

Thiết bị đóng cắt cơ khí, có khả năng đóng, mang và cắt dòng điện ở các điều kiện mạch điện bình thường và cũng có thể đóng, mang trong thời gian quy định rồi ngắt dòng điện ở điều kiện mạch điện không bình thường được quy định, ví dụ như ngắn mạch.

[IEV 441-14-20]

2.1.1. Cỡ khung (frame size)

Thuật ngữ chỉ ra nhóm các áptômát mà các kích thước ngoài chung cho một dải thông số dòng điện. Cỡ khung được tính theo ampe, tương ứng với thông số dòng điện cao nhất của nhóm. Trong một cỡ khung, chiều rộng có thể thay đổi tùy theo số cực.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này không hàm ý tiêu chuẩn hóa kích thước.

2.1.2. Sự thay đổi kết cấu (construction break)

Sự khác biệt đáng kể trong kết cấu giữa các áptômát có cỡ khung đã cho, đòi hỏi có thử nghiệm điển hình bổ sung (xem 7.1.5).

2.2. Áptômát có lắp cầu chảy tích hợp (integrally fused circuit-breaker)

Sự phối hợp của áptômát và các cầu chảy thành thiết bị duy nhất, mỗi cầu chảy được mắc nối tiếp với mỗi cực của áptômát để nối đến dây pha.

[IEV 441-14-22]

2.3. Áptômát hạn chế dòng đin (current-limitting circuit-breaker)

Áptômát, mà trong phạm vi dải dòng điện, ngăn ngừa không để dòng điện cho phép đi qua đạt tới giá trị đỉnh kỳ vọng và giới hạn năng lượng cho phép đi qua (l2t) có giá trị nhỏ hơn năng lượng cho phép đi qua của dạng sóng nửa chu kỳ của dòng điện kỳ vọng đối xứng.

[IEV 441-14-21].

CHÚ THÍCH 1: Có thể tham khảo giá trị đỉnh kỳ vọng đối xứng hoặc không đối xứng của dòng điện cho phép đi qua.

CHÚ THÍCH 2: Dòng điện cho phép đi qua cũng có thể được coi là dòng điện ngưỡng (xem IEC 441-17-12).

CHÚ THÍCH 3: Mẫu để thể hiện bằng đồ hoạ của đặc tính dòng điện ngưỡng và đặc tính năng lượng cho phép đi qua được cho từ hình K.2 tới K.5 và các ví dụ sử dụng mẫu ở Hình K.6 và K.7.

2.4. Áptômát kiểu cắm (plug-in circuit-breaker)

Áptômát mà ngoài các tiếp điểm đóng cắt còn có bộ tiếp điểm cho phép tháo rời áptômát khỏi chỗ lắp đặt.

CHÚ THÍCH: Một số các áptômát kiểu cắm chỉ cắm được ở phía lưới, còn phía tải thường đấu dây dẫn bằng đầu nối.

2.5. Áptômát kiểu ngăn kéo (withdrawable circuit-breaker)

Áptômát mà ngoài các tiếp điểm đóng cắt còn có bộ tiếp điểm cách ly, cho phép áptômát cách ly với mạch chính, ở vị trí đã kéo ra, có khoảng cách ly theo các yêu cầu quy định.

2.6. Áptômát kiểu hộp đúc (moulded-case circuit-breaker)

Áptômát có các ngăn để chứa và đỡ được ép bằng vật liệu cách điện tạo nên các bộ phận cấu thành của áptômát.

[IEV 441-14-24]

2.7. Áptômát không khí (air circuit-breaker)

Áptômát có các tiếp điểm đóng và mở trong không khí ở áp suất môi trường.

[IEV 441-14-27]

2.8. Áptômát chân không (vacuum circuit-breaker)

Áptômát có các tiếp điểm đóng và mở trong môi trường chân không cao.

[IEV 441-14-29]

2.9.  Áptômát dùng khí (gas circuit-breaker)

Áptômát có các tiếp điểm đóng và mở trong chất khí khác không khí, ở áp suất thường hoặc áp suất cao hơn.

2.10. Bộ nhả dòng điện đóng (making-current release)

Bộ nhả cho phép cắt áptômát không có thời gian trễ định trước, nếu ở thao tác đóng, dòng điện đóng vượt quá giá trị định trước, còn khi áptômát đã ở vị trí đóng thì bộ nhả này được đưa về trạng thái không làm việc.

2.11. Bộ nhả ngắn mạch (short-circuit release)

Bộ nhả quá dòng được dùng để bảo vệ chống ngắn mạch.

2.12. Bộ nhả ngắn mạch có thời gian trễ ngắn (shor-time delay short-circuit release)

Bộ nhả quá dòng dùng để tác động ở cuối thời gian trễ ngắn (xem 2.5.26 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)).

2.13. Bộ đóng cắt báo động (alarm switch)

Bộ đóng cắt phụ chỉ làm việc khi áptômát mắc với bộ đóng cắt báo động này tác động.

2.14. Áptômát có khóa ngoài để ngăn ngừa đóng (circuit-breaker with lock-out device preventing closing)

Áptômát mà mỗi tiếp điểm động không đóng được đến mức có thể dẫn dòng điện nếu lệnh đóng được bắt đầu trong lúc các điều kiện quy định vẫn được duy trì.

2.15. Khả năng cắt (hoặc đóng) ngắn mạch (short-circuit breaking (or making) capacity)

Khả năng cắt (hoặc đóng) trong các điều kiện bắt buộc, kể cả ngắn mạch.

2.15.1. Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn (ultimate short-circuit breaking capacity)

Khả năng cắt trong các điều kiện bắt buộc, theo các trình tự thử nghiệm quy định nhưng không tính đến khả năng mang liên tục dòng điện danh định của áptômát.

2.15.2. Khả năng cắt ngắn mạch làm việc (Service short-circuit breaking capacity)

Khả năng cắt trong các điều kiện bắt buộc, theo các trình tự thử nghiệm quy định, có tính đến khả năng mang liên tục dòng điện danh định của áptômát.

2.16. Thời gian mở (opening time)

Áp dụng 2.5.39 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) và các bổ sung sau:

- trong trường hợp áptômát thao tác trực tiếp, thời điểm bắt đầu của thời gian mở là thời điểm bắt đầu tăng dòng điện đủ để làm áptômát tác động;

- trong trường hợp áptômát được thao tác từ nguồn năng lượng bên ngoài, thời điểm bắt đầu của thời gian mở là thời điểm đặt vào hoặc loại bỏ năng lượng ngoài để mở bộ nhả.

CHÚ THÍCH: Đối với các áptômát, "thời gian mở" thường gọi là “thời gian tác động", mặc dù, nói đúng ra thời gian tác động là thời gian giữa thời điểm bắt đầu thời gian mở và thời điểm mà lệnh mở bt đầu trở nên không thể đảo ngưc được.

2.17. Phối hợp các bảo vệ quá dòng (over-current protective co-ordination)

Áp dụng 2.5.22 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

2.17.1. Chọn lọc quá dòng (over-current discrimination)

Áp dụng 2.5.23 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

[IEV 441-17-15]

2.17.2. Chọn lọc toàn phần (total discrimination (total selectivity))

Chọn lọc quá dòng, trong đó nếu có hai cơ cấu bảo vệ quá dòng mắc nối tiếp thì cơ cấu bảo vệ phía phụ tải phải thực hiện bảo vệ không để cho cơ cấu bảo vệ kia tác động.

2.17.3. Chọn lọc từng phần (partial discrimination (partial selectivity)

Chọn lọc quá dòng, trong đó nếu có hai cơ cấu bảo vệ quá dòng mắc nối tiếp thì cơ cấu bảo vệ phía phụ tải ở cấp quá dòng phải thực hiện bảo vệ không để cho cơ cấu bảo vệ kia tác động.

2.17.4. Dòng điện giới hạn chọn lọc (Is) (selectivity limit current)

Toạ độ dòng của giao điểm giữa đường đặc tính thời gian-dòng điện tổng của cơ cấu bảo vệ phía phụ tài và đặc tính thời gian-dòng điện trước hồ quang (đối với cầu chảy) hoặc đặc tính thời gian-dòng điện tác động (đối với áptômát) của cơ cấu bảo vệ kia.

Dòng điện giới hạn chọn lọc (xem hình A.1) là giá trị giới hạn của dòng điện mà:

- dưới nó, khi có hai cơ cấu bảo vệ quá dòng mắc nối tiếp thì cơ cấu bảo vệ phía phụ tải hoàn thành thao tác cắt kịp thời, không để cơ cấu bảo vệ kia khởi động tác động (nghĩa là sự chọn lọc được đảm bảo);

- trên nó, khi có hai cơ cấu bảo vệ mắc nối tiếp thì cơ cấu bảo vệ phía phụ tải không hoàn thành thao tác cắt kịp thời để ngăn ngừa cơ cấu bảo vệ khởi động tác động (nghĩa là sự chọn lọc không được đảm bảo).

2.17.5. Bảo vệ dự phòng (back-up protection)

Áp dụng 2.5.24 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

2.17.6. Dòng chuyển giao (lB) (take-over current)

2.5.25 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) được mở rộng như sau:

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng 2.5.25 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) cho hai cơ cấu bảo vệ mắc nối tiếp có thời gian tác động ≥ 0,05 s. Nếu thời gian tác động < 0,05 s thì hai cơ cấu bảo vệ quá dòng mắc nối tiếp được coi như kết hợp với nhau, xem Phụ lục A.

CHÚ THÍCH: Dòng chuyển giao là tọa độ dòng của giao điểm giữa đặc tính thời gian-dòng điện cắt lớn nhất của hai cơ cấu bảo vệ quá dòng mắc nối tiếp.

2.18. Đặc tính I2t của áptômát (l2t characteristic of a circuit-breaker)

Các thông tin (thường là đường cong) về giá trị lớn nhất của l2t liên quan đến thời gian cắt dưới dạng hàm số của dòng điện kỳ vọng (giá trị hiệu dụng đối xứng đối với điện xoay chiếu) đến dòng điện kỳ vọng lớn nhất ứng với khả năng cắt ngắn mạch danh định và điện áp đặt vào.

2.19. Thời gian đặt lại (resetting time)

Khoảng thời gian tính từ lúc áptômát tác động do quá dòng đến thời điểm đạt được điều kiện có thể đóng lại.

2.20. Dòng điện đặt ngắn mạch tức thời danh định (It) (rated instantaneous short-circuit current setting)

Giá trị danh định của dòng điện gây ra tác động của bộ nhả không có bất kỳ thời gian trễ định trước.

2.21. Bộ điều khiển logic lập trình được (PLC) (Programmable logic controller)

Hệ thống điện tử hoạt động bằng kỹ thuật số, được thiết kế để sử dụng trong môi trường công nghiệp, sử dụng bộ nhớ lập trình được để lưu trữ bên trong hướng dẫn định hướng người sử dụng thực hiện chức năng cụ thể như logic, trình tự, định thời gian, đếm và số học, để kiểm soát, thông qua đầu vào và đầu ra kỹ thuật số hoặc kỹ thuật tương tự, các loại máy hoặc quy trình khác nhau. Cả PLC và các thiết bị ngoại vi kết hợp của PLC được thiết kế để có thể dễ dàng tích hợp thành hệ thống điều khiển công nghiệp và dễ dàng sử dụng trong mọi chức năng dự định.

[IEC 61131-1, định nghĩa 3.5]

3. Phân loại

Áptômát được phân loại:

3.1. Theo cp chọn lọc, A hoặc B (xem 4.4).

3.2. Theo môi trường cắt, ví dụ:

- cắt trong không khí;

- ct trong chân không;

- cắt trong chất khí khác không khí.

3.3. Theo thiết kế, ví dụ:

- kết cấu hở;

- hộp đúc.

3.4. Theo phương pháp điều khiển cơ cấu thao tác, ví dụ:

- thao tác bằng tay phụ thuộc;

- thao tác bằng tay độc lập;

- thao tác bằng năng lượng phụ thuộc;

- thao tác bằng năng lượng độc lập;

- thao tác bằng năng lượng dự trữ.

3.5. Theo khả năng thích hợp để cách ly:

- thích hợp để cách ly;

- không thích hợp để cách ly.

3.6. Theo yêu cầu bảo dưỡng:

- có thể bảo dưỡng;

- loại không thể bảo dưỡng.

3.7. Theo phương pháp lắp đặt, ví dụ:

- kiểu cố định;

- kiểu cắm;

- kiểu ngăn kéo.

3.8. Theo cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (xem 7.1.12 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)).

4. Đặc trưng của áptômát

4.1. Danh mục các đặc trưng

Các đặc trưng của áptômát phải được nêu theo các hạng mục sau, nếu thuộc đối tượng áp dụng:

- kiểu áptômát (4.2);

- các giá trị danh định và giá trị giới hạn của mạch chính (4.3);

- loại chọn lọc (4.4);

- các mạch điều khiển (4.5);

- các mạch phụ (4.6);

- các bộ nhả (4.7);

- các cầu chảy tích hợp (áptômát tích hợp với cầu chảy) (4.8);

- đóng cắt quá điện áp (4.9).

4.2. Kiểu áptômát

Phải nêu các điểm sau:

4.2.1. Số Cực

4.2.2. Loại dòng điện

Loại dòng điện (xoay chiều hay một chiều), trong trường hợp điện xoay chiều, nêu số pha và tần số danh định.

4.3. Giá trị danh định và giá trị giới hạn của mạch chính

Các giá trị danh định được thiết lập cho áptômát phải được nêu phù hợp từ 4.3.1 đến 4.4, nhưng không nhất thiết phải xác định tất cả các giá trị danh định được liệt kê tại các điểm này.

4.3.1. Điện áp danh định

Áptômát có các điện áp danh định như sau:

4.3.1.1. Điện áp làm việc danh định (Ue.)

Áp dụng 4.3.1.1 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1), có mở rộng như sau:

- Các áptômát đề cập trong điểm a) của chú thích 2:

Ue thường là điện áp dây.

CHÚ THÍCH A: ở Canada và Mỹ. điện áp làm việc danh định Ue, được nêu là:

a) điện áp giữa các pha và đất cùng với điện áp dây (ví dụ 277/480 V) đối với hệ thống trung tính nối đất ba pha bốn dây;

b) điện áp dây (ví dụ 480 V) đối với hệ thống ba pha ba dây không nối đất hoặc hệ thống nối đất trở kháng.

Các áptômát dùng cho hệ thống không nối đất hoặc hệ thống nối đất trở kháng (IT), yêu cầu có các thử nghiệm bổ sung theo Phụ lục H.

- Các áptômát đề cập trong điểm a) của chú thích 2:

Các áptômát này yêu cầu có các thử nghiệm bổ sung theo Phụ lục C.

Ue phải được nêu là điện áp dây được ghi sau chữ cái C.

CHÚ THÍCH B: Ở Canada và Mỹ. các áptômát được đề cập ở điểm b) của chú thích 2, điện áp chỉ được ghi là điện áp dây, không có chữ cái C.

4.3.1.2. Điện áp cách ly danh định (Ul)

Áp dụng 4.3.1.2 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

4.3.1.3. Điện áp chịu xung danh định (Uimp)

Áp dụng 4.3.1.3 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

4.3.2. Dòng điện

Áptômát có các dòng điện sau:

4.3.2.1. Dòng điện nhiệt quy ước trong không khí lưu thông tự do (lth)

Áp dụng 4.3.2.1 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

4.3.2.2. Dòng điện nhiệt quy ước trong hộp (Ithe)

Áp dụng 4.3 2.2 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

4.3.2.3. Dòng điện danh định (ln)

Đối với áptômát, dòng điện danh định là dòng điện không gián đoạn danh định (lU) (xem 4.3.2.4 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)) và bằng dòng điện nhiệt quy ước trong không khí lưu thông tự do (Ith).

4.3.2.4. Thông số đặc trưng dòng điện đối với áptômát bốn cực

Áp dụng 7.1.9 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

4.3.3. Tần số danh định

Áp dụng 4.3.3 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

4.3.4. Chế độ danh định

Chế độ danh định thường là:

4.3.4.1. Chế độ tám giờ

Áp dụng 4.3.4.1 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

4.3.4.2. Chế độ liên tục

Áp dụng 4.3.4.2 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

4.3.5. Đặc trưng ngắn mạch

4.3.5.1. Khả năng đóng ngắn mạch danh định (lcm)

Khả năng đóng ngắn mạch danh định của áptômát là giá trị của khả năng đóng ngắn mạch được ấn định bởi nhà chế tạo, dùng cho áptômát ở điện áp làm việc danh định, ở tần số danh định và ở hệ số công suất quy định đối với điện xoay chiều, hoặc hằng số thời gian đối với điện một chiều. Khả năng đóng ngắn mạch danh định là dòng điện đỉnh kỳ vọng cực đại.

Đối với điện xoay chiều, khả năng đóng ngắn mạch danh định của áptômát không được nhỏ hơn khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định nhân với hệ số n của Bảng 2 (xem 4.3.5.3).

Đối với điện một chiều, khả năng đóng ngắn mạch danh định của áptômát không được nhỏ hơn khả năng cắt ngắn mạch ti hạn danh định của áptômát.

Khả năng đóng ngắn mạch danh định có nghĩa là áptômát phải có khả năng đóng dòng điện tương ứng với khả năng danh định của áptômát ở điện áp đặt vào thích hợp liên quan đến điện áp làm việc danh định.

4.3.5.2. Khả năng cắt ngắn mạch danh định

Khả năng cắt ngắn mạch danh định của áptômát là giá trị của khả năng cắt ngắn mạch được ấn định bởi nhà chế tạo, dùng cho áptômát ở điện áp làm việc danh định, trong các điều kiện quy định.

Khả năng cắt ngắn mạch danh định đòi hỏi áptômát phải có khả năng cắt ở bất kỳ giá trị nào của dòng ngắn mạch đến và bằng giá trị phù hợp với khả năng danh định ở điện áp phục hồi tần số công nghiệp, tương ứng với các giá trị điện áp thử nghiệm được công bố và:

- đối với điện xoay chiều, ở hệ số công suất không nhỏ hơn giá trị của Bảng 11 (xem 8.3.2.2.4);

- đối với điện một chiều, ở hằng số thời gian không lớn hơn giá trị của Bảng 11 (xem 8.3.2.2.5).

Nếu điện áp phục hồi tần số công nghiệp vượt quá giá trị điện áp thử nghiệm được công bố (xem 8.3.2.2.6) thì khả năng cắt ngắn mạch không đảm bảo.

Đối với điện xoay chiều, áptômát phải có khả năng cắt dòng điện kỳ vọng tương ứng với khả năng cắt ngắn mạch danh định của áptômát và có hệ số công suất liên quan cho trong Bảng 11, không kể giá trị của thành phần một chiều là bao nhiêu trên cơ sở thừa nhận thành phần xoay chiều là không đổi.

Khả năng cắt ngắn mạch danh định nên ở dạng:

- khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định;

- khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định.

4.3.5.2.1. Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định (lcu)

Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định của áptômát là giá trị của khả năng cắt ngắn mạch tới hạn (xem 2.15.1) được ấn định bởi nhà chế tạo dùng cho áptômát ở điện áp làm việc danh định tương ứng, trong các điều kiện quy định của 8.3.5. Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn ghi ở dạng giá trị của dòng điện cắt kỳ vọng tính bằng kA (giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều trong trường hợp điện xoay chiều).

4.3.5.2.2. Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định (lcs)

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định là giá trị của khả năng cắt ngắn mạch làm việc (xem 2.15.2) do nhà chế tạo ấn định cho áptômát, ứng với điện áp làm việc danh định, trong các điều kiện quy định ở 8.3.4. Khả năng cắt ngắn mạch làm việc được thể hiện bằng giá trị của dòng điện cắt kỳ vọng tính bằng kA, tương ứng với một trong những tỷ lệ phần trăm quy định của khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định theo Bảng 1 và được làm tròn đến số nguyên gần nhất. Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định có thể được thể hiện ở dạng tỷ lệ phần trăm của lcu (ví dụ lcs = 25% lcu).

Một cách khác, khi khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định bằng dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định (xem 4.3.5.4) thì khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định được nêu là giá trị của dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định, tính bằng kA với điều kiện không được nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất liên quan cho trong Bảng 1.

Nếu lcu lớn hơn 200 kA đối với loại chọn lọc A (xem 4.4) hoặc 100 kA đối với loại chọn lọc B, nhà chế tạo có thể công bố giá trị lcs là 50 kA.

Bảng 1 - Tỷ lệ tiêu chuẩn giữa lcs và lcu

Loại chọn lọc A

% của lcs

 

Loại chọn lọc B

% của lcu

25

50

75

100

 

50

75

100

 

4.3.5.3. Mối tương quan tiêu chuẩn giữa khả năng đóng và cắt ngắn mạch và hệ số công suất đối với các áptômát xoay chiều

Mối tương quan tiêu chuẩn giữa khả năng cắt ngắn mạch và khả năng đóng ngắn mạch được cho trong Bảng 2.

Bảng 2 - Tỷ số n giữa khả năng đóng ngắn mạch và khả năng cắt ngắn mạch có liên quan đến hệ số công suất tương ứng (đối với áptômát xoay chiều)

Khả năng cắt ngắn mạch I

kA (giá trị hiệu dụng)

H số công suất

Giá tr nhỏ nhất yêu cầu đối với n

n=

Khả năng đóng ngắn mạch

khả năng cắt ngắn mạch

4,5 l 6

6  < I ≤ 10

10 < I ≤ 20

20 < I ≤ 50

50 < I

0,7

0,5

0,3

0,25

0,2

1,5

1,7

2,0

2,1

2,2

CHÚ THÍCH: Nếu khả năng cắt nhỏ hơn 4,5 kA với một số ứng dụng thì hệ số công suất xem trong Bảng 11.

Khả năng đóng và cắt ngắn mạch danh định chỉ có giá trị khi áptômát làm việc phù hợp với yêu cầu của 7.2.1.1 và 7.2.1.2.

Nếu có yêu cầu đặc biệt, nhà chế tạo có thể ấn định giá trị của khả năng đóng ngắn mạch danh định cao hơn yêu cầu của Bảng 2. Các thử nghiệm để kiểm tra các giá trị danh định này phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

4.3.5.4. Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định (lcw)

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định của áptômát là giá trị dòng điện chịu thử ngắn hạn được ấn định bởi nhà chế tạo trong các điều kiện thử nghiệm quy định của 8.3.6.2.

Nếu là điện xoay chiều thì giá trị của dòng điện này là giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều của dòng điện ngắn mạch kỳ vọng, được coi là hằng số trong quá trình trễ ngắn hạn.

Thời gian trễ ngắn hạn có liên quan với dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định phải tối thiểu là 0,05 s, các giá trị ưu tiên được cho như sau:

0,05 0,1 – 0,25 0,5-1 s

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định không được nhỏ hơn các giá trị thích hợp cho trong Bảng 3.

Bảng 3 - Giá trị nhỏ nhất của dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Dòng điện danh định ln

 

A

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh đnh lcw

Giá trị nhỏ nhất

kA

ln < 2 500

ln > 2 500

12 ln hoặc 5 kA, chọn giá trị lớn hơn

30 kA

4.4. Loại chọn lọc

Loại chọn lọc của áptômát phải được quy định liên quan đến áptômát có được thiết kế đặc biệt hay không để tác động chọn lọc bằng cơ cấu làm trễ thời gian định trước liên quan đến các áptômát khác mắc nối tiếp ở phía phụ tải trong điều kiện ngắn mạch (xem hình A.3).

Chú ý đến sự khác nhau của các thử nghiệm áp dụng cho hai loại chọn lọc (xem Bảng 9 và 8.3.4, 8.3.5, và 8.3.8).

Loại chọn lọc được ấn định trong Bảng 4.

Bng 4 - Loại chọn lọc

Loại chọn lọc

Ứng dụng liên quan đến tính chọn lọc

A

Áptômát không thiết kế đặc biệt để chọn lọc trong điều kiện ngắn mạch liên quan đến cơ cấu bảo vệ ngắn mạch khác mắc nối tiếp ở phía phụ tải, tức là không có thời gian trễ ngắn hạn định trước đối với tính chọn lọc trong điều kiện ngắn mạch, và vì vậy không có dòng chịu thử ngắn hạn theo 4.3.5.4.

B

Áptômát được thiết kế đặc biệt để chọn lọc trong điều kiện ngắn mạch liên quan đến cơ cấu bảo vệ ngắn mạch khác mắc nối tiếp ở phía phụ tải, tức là có thời gian trễ ngắn hạn định trước (thời gian này có thể điều chỉnh được) được trang bị để chọn lọc trong điều kiện ngắn mạch, áptômát như vậy có dòng chịu thử ngắn hạn theo 4.3.5.4.

CHÚ THÍCH: Tính chọn lọc không nhất thiết đảm bảo đến giá trị bằng với khả năng cắt ngắn mạch tới hạn của áptômát (ví dụ trong trường hợp làm việc của bộ nhả tức thời) nhưng ít nhất ở giá trị quy định trong Bảng 3.

CHÚ THÍCH 1: Hệ số công suất hoặc hằng số thời gian tương ứng với mỗi giá trị của dòng điện ngắn mạch danh định được cho trong Bảng 11 (xem 8.3.2.2.4 và 8.3.2.2.5).

CHÚ THÍCH 2: Cần chú ý đến các yêu cầu khác nhau của số phần trăm yêu cầu nhỏ nhất của lcs đối với loại chọn lọc A hoặc B phù hợp với Bảng 1.

CHÚ THÍCH 3: Áptômát có loại chọn lọc A có thể có thời gian trễ ngắn hạn định trước dùng cho tình trạng chọn lọc trong điều kiện không phải là ngắn mạch, có dòng điện chịu thử ngắn hạn nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 3. Trong trường hợp đó, các thử nghiệm kể cả thử nghiệm trình tự IV (xem 8.3.6) ở dòng điện chịu thử ngắn hạn được ấn định.

4.5. Mạch điều khiển

4.5.1. Mạch điều khiển bằng điện

Áp dụng 4.5.1 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) có bổ sung như sau:

Nếu điện áp nguồn điều khiển danh định khác với điện áp mạch chính thì các giá trị ưu tiên được chọn theo Bảng 5.

Bảng 5 - Giá trị ưu tiên của điện áp nguồn điều khiển danh định nếu khác với điện áp mạch chính

Điện một chiều

V

Điện xoay chiều một pha

V

24 - 48- 110- 125 220 - 250

24 - 48 - 110 - 127 - 220 - 230

CHÚ THÍCH: Nhà chế tạo cần nêu giá trị hoặc các giá trị của dòng điện trong mạch điều khiển ở điện áp nguồn điều khiển danh định.

4.5.2. Mạch điều khiển bằng nguồn không khí (khí nén hoặc điện-khí nén)

Áp dụng 4.5.2 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

4.6. Mạch phụ

Áp dụng 4.6 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

4.7. Bộ nhả

4.7.1. Các kiểu bộ nhả

1) Bộ nhả song song;

2) Bộ nhả quá dòng:

a) nhả tức thời;

b) nhả có ấn định thời gian trễ;

c) nhả có thời gian trễ nghịch đảo:

- không phụ thuộc vào tải trước đó;

- phụ thuộc vào tải trước đó (ví dụ bộ nhả loại nhiệt).

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ "bộ nhả quá tải" được dùng để chỉ bộ nhả quá dòng với mục đích bảo vệ chống quá tải (xem 2.4.30 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)). Thuật ngữ "bộ nhả ngắn mạch” được dùng để chỉ các bộ nhả quá dòng với mục đích bảo vệ chống ngắn mạch (xem 2.11).

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ ”bộ nhả điều chỉnh được" sử dụng trong tiêu chuẩn này cũng bao hàm cả các bộ nhả lắp lẫn được.

3) Bộ nhả điện áp thấp (dùng để cắt).

4) Các bộ nhả khác.

4.7.2. Các đặc tính

1) Bộ nhả song song và bộ nhả điện áp thấp (dùng để mở):

- điện áp mạch điều khiển danh định (Uc);

- loại dòng điện;

- tần số danh định, nếu là điện xoay chiều.

2) Bộ nhả quá dòng:

- dòng điện danh định (ln);

- loại dòng điện;

- tần số danh định, nếu là điện xoay chiều;

- dòng điện đặt (hoặc dải dòng điện đặt);

- thời gian đặt (hoặc dải thời gian đặt).

Dòng điện danh định của bộ nhả quá dòng là giá trị dòng điện (giá trị hiệu dụng nếu là điện xoay chiều) tương ứng với giá trị dòng điện đặt lớn nhất mà bộ nhả có khả năng mang trong các điều kiện thử nghiệm quy định trong 8.3.2.5 mà độ tăng nhiệt không vượt quá các giá trị quy định trong Bảng 7.

4.7.3. Dòng điện đặt của bộ nhả quá dòng

Đối với các áptômát có lắp bộ nhả điều chỉnh được (xem chú thích 2, điểm 2, ở 4.7.1), dòng điện đặt (hoặc dải dòng điện đặt, nếu thuộc đối tượng áp dụng) phải được ghi nhãn trên bộ nhả hoặc trên hệ thống có khắc vạch của bộ nhả. Nhãn có thể ghi trực tiếp bằng ampe hoặc bội số của giá trị dòng điện cần ghi nhãn trên bộ nhả.

Đối với các áptômát có lắp bộ nhả không điều chỉnh được thì có thể ghi nhãn trên áptômát. Nếu các đặc tính làm việc của bộ nhả quá tải phù hợp với các yêu cầu cho trong Bảng 6 thì áptômát chỉ cần ghi nhãn dòng điện danh định (ln).

Trong trường hợp các bộ nhả gián tiếp làm việc nhờ biến dòng, việc ghi nhãn có thể ghi theo dòng điện chạy qua sơ cấp biến dòng cấp điện cho bộ nhả hoặc dòng điện đặt của bộ nhả quá tải. Trong cả hai trường hợp, đều phải nêu tỷ số biến dòng.

Nếu không có quy định nào khác thì:

- giá trị làm việc của các bộ nhả quá tải trừ bộ nhả kiểu nhiệt, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường trong giới hạn từ -5 °C đến +40 °C;

- đối với các bộ nhả kiểu nhiệt thì giá trị được nêu với nhiệt độ chuẩn là 30 °C ± 2 °C. Nhà chế tạo phải nêu rõ ảnh hưởng của sự thay đổi theo nhiệt độ môi trường (xem 7.2.1.2.4, điểm b)).

4.7.4. Thời gian đặt để nhả của bộ nhả quá dòng

1) Bộ nhả quá dòng có thời gian trễ định trước

Thời gian trễ của bộ nhả quá dòng này không phụ thuộc vào quá dòng. Nếu thời gian trễ là không điều chỉnh được thì thời gian đặt để nhả là thời gian tính bằng giây của thời gian mở của áptômát, hoặc nếu thời gian trễ là điều chỉnh được thì thời gian đặt để nhả là giá trị cực hạn của thời gian mở.

2) Bộ nhả quá dòng có thời gian trễ nghịch đảo

Thời gian trễ của bộ nhả này phụ thuộc vào quá dòng.

Đặc tính thời gian/dòng điện được nêu dưới dạng đường cong do nhà chế tạo cung cấp. Đường cong này phải biểu thị thời gian mở, bắt đầu từ trạng thái nguội, biến thiên như thế nào theo dòng điện nằm trong dải làm việc của bộ nhả. Nhà chế tạo phải chỉ ra bằng cách thích hợp dung sai có thể áp dụng cho đường cong này.

Đường cong đặc tính thời gian/dòng điện phải được nêu cho mỗi giá trị cực hạn của dòng điện đặt, và nếu thời gian đặt đối với dòng điện đặt đã cho có thể điều chỉnh được thì nên nêu bổ sung từng giá trị cực hạn này cho mỗi giá trị cực hạn của thời gian đặt.

CHÚ THÍCH: Nên sử dụng thang logarit, dòng điện biểu diễn theo trục hoành và thời gian theo trục tung. Ngoài ra, để dễ nghiên cứu sự phối hợp các loại khác nhau của bảo vệ quá dòng thì nên vẽ dòng điện theo bội số của dòng điện đặt, còn thời gian tính bằng giây trên giây vẽ đồ thị chuẩn được nêu chi tiết trong 5.6.1 của TCVN 5926-1 (IEC 60269-1) và trong Hình 4(l), 4(ll) và 3(ll) của IEC 60269-2-1.

4.8. Cầu chảy tích hợp (áptômát tích hợp với cầu chảy)

Áp dụng 4.8 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

Nhà chế tạo phải cung cấp các thông tin cần thiết.

5. Các thông tin về sản phẩm

5.1. Nội dung thông tin

Áp dụng 5.1 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1), các nội dung liên quan đến thiết kế cụ thể.

Ngoài ra, khi có yêu cầu, nhà chế tạo phải cung cấp các thông tin liên quan đến tổn hao công suất điển hình đối với các cỡ khung khác nhau (xem 2.1.1). Xem Phụ lục G.

5.2. Ghi nhãn

Mỗi áptômát phải được ghi nhãn một cách bền vững.

a) Các dữ liệu sau đây phải được khắc trên áptômát hoặc trên nhãn hoặc các nhãn gắn trên áptômát và được đặt ở vị trí dễ đọc và rõ ràng khi áptômát đã được lắp đặt:

- dòng điện danh định (ln);

- thích hợp dùng cho cách ly, nếu thuộc đối tượng áp dụng thì ký hiệu ;

- chỉ ra vị trí cắt và vị trí đóng bằng ký hiệu  và  tương ứng nếu sử dụng ký hiệu (xem 7.1.6.1 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)).

b) Các dữ liệu sau đây cũng phải được ghi nhãn ở bên ngoài áptômát như quy định ở điểm a) nhưng không nhất thiết phải nhìn thấy khi áptômát đã được lắp đặt:

- tên nhà chế tạo hoặc thương hiệu;

- kiểu hoặc số sêri;

- TCVN 6592-2 (IEC 60947-2) nếu nhà chế tạo xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn này;

- loại chọn lọc;

- điện áp (các điện áp) làm việc danh định Ue, (xem 4.3.1.1 và Phụ lục H, nếu thuộc đối tượng áp dụng);

- tần số hoặc dải tần số danh định (ví dụ 50 Hz) và/hoặc điện một chiều ký hiệu "d.c" (hoặc ký hiệu );

- khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định (lcs) tại điện áp danh định tương ứng (Ue);

- khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định (lcu) tại điện áp danh định tương ứng (Ue);

- dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định (lcw) và thêm thời gian trễ ngắn hạn nếu loại chọn lọc là B;

- các đầu nối nguồn và tải, trừ khi việc đấu nối là hiển nhiên;

- các đầu nối cực trung tính, nếu thuộc đối tượng áp dụng, ký hiệu bằng chữ N;

- các đầu nối đất bảo vệ, nếu thuộc đối tượng áp dụng, ký hiệu là  (xem 7.1.10.3 TCVN 6592-1 (IEC 60947-1));

- nhiệt độ chuẩn, dùng cho bộ nhả nhiệt không có cơ cấu bù, nếu khác 30 °C.

c) Các dữ liệu sau đây phải được ghi nhãn trên áptômát như quy định ở điểm b) hoặc có sẵn trong các thông tin được công bố của nhà chế tạo:

- khả năng đóng ngắn mạch danh định (lcm) nếu cao hơn giá trị quy định trong 4.3.5.1;

- điện áp cách ly danh định (Ui), nếu cao hơn điện áp làm việc danh định lớn nhất;

- mức ô nhiễm nếu khác 3;

- dòng điện nhiệt quy ước trong hộp kín (Ithe) nếu khác với dòng điện danh định;

- mã IP, nếu có (xem Phụ lục C của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1));

- cỡ vỏ nhỏ nhất và các dữ liệu về thông gió (nếu thuộc đối tượng áp dụng) để gắn các đặc trưng được ghi nhãn;

- khoảng cách nhỏ nhất giữa áptômát và các phần kim loại nối đất đối với các áptômát sử dụng không có vỏ bọc.

- sự thích hợp đối với môi trường A hoặc môi trường B, nếu thuộc đối tượng áp dụng;

- giá trị hiệu dụng của cảm biến, nếu có, theo F.4.1.1.

d) Các dữ liệu sau đây có liên quan đến cơ cấu mở, cơ cấu đóng của áptômát phải được đặt hoặc trên nhãn của cơ cấu đóng cắt hoặc trên nhãn của áptômát. Tuy vậy, nếu không gian không cho phép thì các dữ liệu phải có trong các thông tin được công bố của nhà chế tạo:

- điện áp mạch điều khiển danh định của cơ cấu đóng (xem 7.2.1.2 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)) và tần số danh định nếu là điện xoay chiều;

- điện áp mạch điều khiển danh định của bộ nhả song song (xem 7.2.1.4 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)) và/hoặc của bộ nhả điện áp thấp (hoặc của bộ nhả không điện áp) (xem 7.2.1.3 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)) và tần số danh định nếu là điện xoay chiều;

- dòng điện danh định của bộ nhả quá dòng gián tiếp;

- số lượng và chủng loại tiếp điểm phụ, loại dòng điện, tần số danh định (nếu là điện xoay chiều) và điện áp danh định của thiết bị đóng cắt phụ trợ nếu các đại lượng này khác với mạch chính.

e) Ghi nhãn đầu nối

Áp dụng 7.1.8.4 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) (xem thêm điểm b) trên đây).

5.3. Hướng dẫn lắp đặt, vận hành và bảo trì

Áp dụng 5.3 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

6. Điều kiện làm việc bình thường, điều kiện lắp đặt và vận chuyển

Áp dụng điều 6 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) và bổ sung như sau:

Độ nhiễm bẩn (xem 6.1.3.2 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1))

Nếu không có quy định nào khác của nhà chế tạo thì áptômát được lắp đặt trong điều kiện môi trường có độ nhiễm bẩn 3.

7. Yêu cầu về kết cấu và tính năng

7.1. Yêu cầu về kết cấu

Áp dụng 7.1 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1). Theo 7.1.2.2 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1), nhiệt độ thử nghiệm cần được quy định, nên nhiệt độ thử nghiệm yêu cầu bởi tiêu chuẩn này là 960 °C.

7.1.1. Áptômát kiểu ngăn kéo

Ở vị trí mở, các tiếp điểm cách ly của mạch chính, các mạch phụ, nếu có, của áptômát kiểu ngăn kéo phải có khoảng cách ly phù hợp với yêu cầu quy định dùng cho chức năng cách ly, có tính đến dung sai chế tạo và những thay đổi kích thước do bị mòn đi.

Cơ cấu kéo phải lắp với thiết bị chỉ thị tin cậy để chỉ ra rõ ràng các vị trí của tiếp điểm cách ly.

Cơ cấu kéo phải được lắp với bộ khóa liên động, bộ khóa này chỉ cho phép các tiếp điểm cách ly tách ra hoặc đóng lại khi các tiếp điểm chính của áptômát được mở ra.

Ngoài ra, cơ cấu kéo phải lắp với bộ khóa liên động chỉ cho phép đóng tiếp điểm chính:

- khi tiếp điểm cách ly đã đóng hoàn toàn, hoặc

- khi khoảng cách ly quy định giữa các bộ phận tĩnh và động của tiếp điểm cách ly đã đạt giá trị quy định (ở v trí cách ly).

Khi áptômát ở vị trí mở, phải có các phương tiện đảm bảo các khoảng cách ly quy định giữa các tiếp điểm cách ly không thể giảm một cách ngẫu nhiên.

7.1.2. Yêu cầu bổ sung đối với áptômát dùng để cách ly

Đối với các yêu cầu bổ sung liên quan đến tính năng, xem 7.2.7.

Áp dụng 7.1.7 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) với các bổ sung sau:

CHÚ THÍCH: Nếu vị trí tác động không phải là vị trí mở được chỉ ra thì phải nhận biết được một cách rõ ràng.

Vị trí mở được chỉ ra là vị trí duy nhất tại đó khoảng cách ly quy định giữa các tiếp điểm được đảm bảo.

7.1.3. Khe hở không khí và chiều dài đường rò

Giá trị nhỏ nhất cho trong Bảng 13 và Bảng 15 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

7.1.4. Yêu cầu về an toàn cho người thao tác

Áptômát phải đảm bảo không có các đường hay các lỗ khiến cho tàn lửa có thể thoát ra khu vực có phương tiện thao tác bằng tay.

Kiểm tra sự phù hợp bằng 8.3.2.6.1, điểm b).

7.1.5. Danh mục các thay đổi kết cấu

Các áptômát thuộc cỡ khung đã cho được coi là áptômát có thay đổi kết cấu (xem 2.1.2) nếu một trong các đặc điểm mô tả dưới đây là không giống nhau:

- vật liệu, chất lượng bề mặt và kích thước của các bộ phận mang dòng bên trong, tuy nhiên, chấp nhận những thay đổi được liệt kê trong các điểm a), b), c) dưới đây;

- kích cỡ, vật liệu, cấu hình và phương pháp gắn chặt các tiếp điểm chính;

- vật liệu và đặc tính vật lý của tất cả các cơ cấu thao tác bằng tay tích hợp;

- vật liệu đúc và vật liệu cách điện;

- nguyên lý hoạt động, vật liệu và kết cấu của cơ cấu dập tắt hồ quang;

- thiết kế cơ bản của cơ cấu nhả quá dòng, tuy nhiên, chấp nhận những thay đổi được chi tiết hóa trong a), b), c) dưới đây.

Các thay đổi dưới đây không tạo nên thay đổi kết cấu:

a) kích thước các đầu nối, miễn là khe hở không khí và chiều dài đường rò không giảm;

b) trong trường hợp các bộ nhả nhiệt và bộ nhả từ có kích thước và vật liệu của các bộ phận hợp thành bộ nhả, kể cả mối nối uốn được, quyết định thông số đặc trưng dòng điện;

c) cuộn dây thứ cấp của biến dòng thao tác các bộ nhả;

d) các phương tiện thao tác bên ngoài hỗ trợ cho phương tiện thao tác lắp liền.

e) tên gọi kiểu và/hoặc đặc tính thẩm mỹ (ví dụ: nhãn);

f) trong trường hợp có bốn cực khác nhau, bộ nhả cực thứ tư được thay bằng một sợi dây để có trung tính không được bảo vệ

7.1.6. Yêu cầu bổ sung đối với áptômát có cực trung tính

Áp dụng 7.1.9 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) với yêu cầu sau:

Nếu một cực có khả năng đóng và khả năng cắt thích hợp được sử dụng là cực trung tính, khi đó tất cả các cực, kể cả cực trung tính, có thể hoạt động đồng thời.

7.1.7. Đầu vào và đầu ra số sử dụng với bộ điều khiển logic lập trình được (PLC)

Áp dụng Phụ lục S của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1). Với mục đích của tiêu chuẩn này, không yêu cầu áp dụng đầu vào và đầu ra số riêng cho thiết bị không phải là PLC.

7.2. Yêu cầu về tính năng

7.2.1. Điều kiện thao tác

7.2.1.1. Thao tác đóng

Để áptômát đóng an toàn ở dòng điện đóng tương ứng với khả năng đóng ngắn mạch danh định của áptômát thì chủ yếu là được thao tác với tốc độ và sự dứt khoát giống như quá trình thử nghiệm điển hình để chứng minh cho khả năng đóng ngắn mạch.

7.2.1.1.1. Đóng bằng tay phụ thuộc

Nếu áptômát có cơ cấu đóng bằng tay phụ thuộc thì không thể ấn định khả năng đóng ngắn mạch cho dù các điều kiện thao tác cơ là như thế nào.

Áptômát đóng bằng tay phụ thuộc không nên sử dụng trong các mạch điện có dòng điện đóng đỉnh kỳ vọng vượt quá 10 kA.

Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho các áptômát có cơ cấu đóng bằng tay phụ thuộc và có lắp tích hợp với bộ nhả cắt nhanh làm cho áptômát cắt một cách an toàn, bất kể tốc độ và sự dứt khoát mà ở đó áptômát được đóng ở dòng điện đỉnh kỳ vọng vượt quá 10 kA, trong trường hợp đó, khả năng đóng ngắn mạch danh định có thể ấn định được.

7.2.1.1.2. Đóng bằng tay độc lập

Áptômát có cơ cấu đóng bằng tay độc lập có thể ấn định được khả năng đóng ngắn mạch bất luận các điều kiện của thao tác cơ khí.

7.2.1.1.3. Đóng bằng năng lượng phụ thuộc

Cơ cấu đóng thao tác bằng năng lượng, kể cả các rơle điều khiển trung gian ở những nơi cần thiết, phải có khả năng đóng tin cậy áptômát trong điều kiện bất kỳ từ không tải đến khả năng đóng danh định của áptômát, khi điện áp nguồn đo trong thời gian thao tác đóng nằm trong khoảng 85 % đến 110 % điện áp nguồn điều khiển danh định và ở tần số danh định nếu là điện xoay chiều.

Ở 110 % điện áp nguồn điều khiển danh định, thao tác đóng được hoàn thành với áptômát không tải và không được gây ra bất kỳ hỏng hóc nào cho áptômát.

Ở 85 % điện áp nguồn điều khiển danh định, thao tác đóng phải hoàn thành khi dòng điện được thiết lập ở áptômát bằng với khả năng đóng danh định của nó nằm trong giới hạn cho phép nhờ hoạt động của các rơle hoặc các bộ nhả và nếu giới hạn thời gian lớn nhất được công bố đối với thao tác đóng thì thời gian không được vượt quá giới hạn thời gian lớn nhất này.

7.2.1.1.4. Đóng bằng năng lượng độc lập

Các áptômát có cơ cấu thao tác đóng bằng năng lượng độc lập có thể ấn định được khả năng đóng ngắn mạch danh định, bất luận tình trạng của năng lượng đóng.

Các phương tiện dùng để nạp cho cơ cấu thao tác cũng như các bộ phận hợp thành bộ điều khiển đóng phải có khả năng làm việc theo quy định của nhà chế tạo.

7.2.1.1.5. Đóng bằng năng lượng dự trữ

Kiểu cơ cấu đóng này phải có khả năng đóng tin cậy áptômát trong các điều kiện bất kỳ từ không tải đến khả năng đóng danh định của áptômát.

Khi năng lượng dự trữ nằm bên trong áptômát, phải có cơ cấu để chỉ ra cơ cấu dự trữ đã được nạp đy.

Các phương tiện nạp cho cơ cấu thao tác cũng như các bộ phận hợp thành bộ điều khiển đóng phải có khả năng làm việc khi điện áp nguồn phụ nằm trong khoảng 85 % đến 110 % điện áp nguồn điều khiển danh định.

Nếu bộ nạp không đủ để hoàn thành toàn bộ thao tác đóng thì các tiếp điểm động không được rời khỏi vị trí mở.

Khi cơ cấu dự trữ năng lượng được thao tác bằng tay thì phải chỉ ra hướng thao tác.

Yêu cầu này không áp dụng đối với các áptômát có thao tác đóng bằng tay độc lập.

7.2.1.2. Thao tác cắt

7.2.1.2.1. Yêu cầu chung

Các áptômát có trang bị tự động cắt phải là loại ưu tiên cắt và, nếu không có thỏa thuận nào khác giữa nhà chế tạo và người sử dụng thì năng lượng dùng cho thao tác nhả phải được dự trữ trước khi hoàn thành thao tác đóng.

7.2.1.2.2. Cắt bằng bộ nhả điện áp thấp

Áp dụng 7.2.1.3 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

7.2.1.2.3. Cắt bằng bộ nhả song song

Áp dụng 7.2.1.4 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

7.2.1.2.4. Cắt bằng bộ nhả quá dòng

a) Cắt trong điều kiện ngắn mạch

Bộ nhả ngắn mạch phải gây nhả áptômát với độ chính xác ±20 % giá trị dòng điện nhả của dòng điện đặt đối với mọi giá trị dòng điện đặt của bộ nhả dòng điện ngắn mạch.

Ngoài ra, đối với phối hợp quá dòng (xem 2.17), nhà chế tạo phải cung cấp các thông tin (thường là đường cong) về:

- dòng điện đỉnh cắt lớn nhất (chạy qua) (xem 2.5.19 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)) dưới dạng hàm số dòng kỳ vọng (giá trị hiệu dụng đối xứng);

- đặc tính l2t (xem 2.18) đối với các áptômát loại chọn lọc A và nếu thuộc đối tượng áp dụng, cả áptômát loại chọn lọc B bỏ qua tức thời (xem chú thích ở 8.3.5).

Kiểm tra sự phù hợp của các thông tin này bằng các thử nghiệm điển hình liên quan trong các trình tự thử nghiệm II và trình tự thử nghiệm III (xem 8.3.4 và 8.3.5).

CHÚ THÍCH: Có thể có hình thức khác của dữ liệu để thẩm tra các đặc tính phối hợp của các áptômát, ví dụ, các thử nghiệm trên sự phối hợp các cơ cấu bảo vệ ngắn mạch.

b) Cắt trong điều kiện quá tải

1) Tác động tức thời hoặc có thời gian trễ định trước

Bộ nhả phải làm cho áptômát tác động với độ chính xác ±10 % giá trị dòng điện tác động của dòng điện đặt đối với mọi giá trị của dòng điện đặt của bộ nhả quá tải.

2) Tác động có thời gian trễ nghịch đảo

Các giá trị quy ước đối với tác động có thời gian trễ nghịch đảo cho trong Bảng 6.

Ở nhiệt độ chuẩn (xem 4.7.3) và ở 1,05 lần dòng điện đặt (xem 2.4.37 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)), nghĩa là đối với dòng điện không tác động quy ước (xem 2.5.30 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)) trong trạng thái có điện trên tất cả các cực của bộ nhả không được xảy ra tác động trong thời gian nhỏ hơn thời gian quy ước (xem 2.5.30 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)) từ trạng thái nguội, nghĩa là với áptômát ở nhiệt độ chuẩn.

Hơn nữa, ở cuối thời gian quy ước, nếu giá trị dòng điện được tăng đột ngột đến 1,3 lần dòng điện đặt, nghĩa là với dòng điện tác động quy ước (xem 2.5.31 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)), bộ nhả phải tác động ở thời điểm sớm hơn thời gian quy ước.

CHÚ THÍCH: Nhiệt độ chuẩn là nhiệt độ môi trường mà dựa vào đó xây dựng đặc tính thi gian-dòng điện của áptômát.

Bảng 6 - Đặc tính tác động cắt của bộ nhả quá dòng có thời gian trễ nghịch đảo ở nhiệt độ chuẩn

Tất cả các cực đều mang tải

Thời gian quy ước

h

Dòng điện không tác động quy ước

Dòng điện tác động quy ước

1,05 ln dòng điện đặt

1,30 lần dòng điện đặt

2a

a 1 h khi ln < 63 A

Nếu nhà chế tạo công bố bộ nhả ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường thì các giá trị dòng điện trong Bảng 6 phải áp dụng ở dải nhiệt độ công bố của nhà chế tạo với dung sai 0,3 %/°C.

Dải nhiệt độ phải được ít nhất là 10 °C về cả hai phía của nhiệt độ chuẩn.

7.2.2. Độ tăng nhiệt

7.2.2.1. Giới hạn độ tăng nhiệt

Độ tăng nhiệt của các bộ phận khác nhau trong áptômát đo trong các điều kiện quy định ở 8.3.2.5 không được vượt quá các giá trị giới hạn cho trong Bảng 7, quá trình thử nghiệm được thực hiện phù hợp với 8.3.3.6. Độ tăng nhiệt của các đầu nối không được vượt quá các giá trị giới hạn cho trong Bảng 7, quá trình thử nghiệm được thực hiện theo 8.3.4.4 và 8.3.6.3.

7.2.2.2. Nhiệt độ môi trường

Giới hạn của độ tăng nhiệt cho trong Bảng 7 chỉ được áp dụng nếu duy trì nhiệt độ môi trường nằm trong giới hạn cho trong 6.1.1 cửa TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

7.2.2.3. Mạch chính

Mạch chính của áptômát, kể cả bộ nhả quá dòng nếu mắc với mạch chính phải mang được dòng điện nhiệt quy ước (lth hoặc lthe, nếu thuộc đối tượng áp dụng, xem 4.3.2.1 và 4.3.2.2) mà độ tăng nhiệt không vượt quá giới hạn quy định trong Bảng 7.

7.2.2.4. Mạch điều khiển

Các mạch điều khiển, kể cả các cơ cấu mạch điều khiển được dùng để đóng và cắt áptômát, phải có các chế độ danh định như quy định trong 4.3.4 và chịu được các thử nghiệm độ tăng nhiệt trong các điều kiện thử nghiệm quy định trong 8.3.2.5 mà độ tăng nhiệt không vượt quá các giới hạn quy định trong Bảng 7.

Các yêu cầu ở điều này phải được kiểm tra trên áptômát mới. Ngoài ra, theo lựa chọn của nhà chế tạo, có thể kiểm tra bằng các thử nghiệm độ tăng nhiệt ở 8.3.3.6.

7.2.2.5. Các mạch phụ

Mạch phụ, kể các các cơ cấu phụ phải có khả năng mang dòng điện nhiệt quy ước của mạch phụ mà độ tăng nhiệt không vượt quá các giới hạn quy định trong Bảng 7 khi được thử nghiệm theo 8.3.2.5.

Bảng 7 - Giới hạn độ tăng nhiệt dùng cho các đầu nối và các bộ phận chạm tới được

Mô tả các bộ phận a

Gii hạn độ tăng nhiệt b

°C

- Các đầu nối dùng cho mối nối ngoài

- Phương tiện thao tác bằng tay:

kim loại

phi kim

- Những bộ phận cần chạm tới nhưng không phải tay nắm:

kim loại

phi kim

- Những bộ phận không cần chạm tới trong làm việc bình thường

kim loại

phi kim

80

 

25

35

 

40

50

 

50

60

a Không quy định các giá trị đối với các bộ phận khác với liệt kê này nhưng không được gây ra các hỏng hóc vật liệu cách điện của các bộ phn bên cạnh.

b Giới hạn độ tăng nhiệt được quy định không áp dụng đối với mẫu mới nhưng được dùng để kiểm tra độ tăng nhiệt trong trình tự thử nghiệm thích hợp được quy định trong Điều 8.

7.2.3. Đặc tính điện môi

Áp dụng 7.2.3 a) và 7.2.3 b) của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

Thử nghiệm điển hình phải được làm theo 8.3.3.2.

Để kiểm tra khả năng chịu điện môi được thực hiện trong các trình tự thử nghiệm phải được thực hiện theo 8.3.3.5.

Thử nghiệm thường xuyên phải được thực hiện theo 8.4.5.

7.2.3.1. Điện áp chịu xung

Áp dụng 7.2.3.1 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

7.2.3.2. Điện áp chịu tần số công nghiệp của mạch chính, mạch phụ và mạch điều khiển

Sử dụng thử nghiệm tần số công nghiệp trong các trường hợp dưới đây:

- thử nghiệm điện môi là thử nghiệm điển hình để kiểm tra cách điện rắn;

- kiểm tra khả năng chịu điện môi, như một tiêu chí của hỏng hóc, sau khi thử nghiệm điển hình về ngắn mạch hoặc đóng cắt;

- thử nghiệm thường xuyên.

7.2.3.3. Khe hở không khí

Áp dụng 7.2.3.3 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

7.2.3.4. Chiều dài đường rò

Áp dụng 7.2.3.4 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

7.2.3.5. Cách điện rắn

Cách điện rắn phải được kiểm tra bằng các thử nghiệm tần số công nghiệp phù hợp với điểm 3) của 8.3.3.4.1 TCVN 6592-1 (IEC 60947-1), hoặc bằng thử nghiệm một chiều (điện áp thử nghiệm đối với thử nghiệm một chiều đang được xem xét).

Đối với mục đích của tiêu chuẩn này, thiết bị bán dẫn tích hợp mạch điện phải không được kết nối để thử nghiệm.

7.2.3.6. Khoảng trống giữa các mạch riêng rẽ

Áp dụng 7.2.3.6 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

7.2.4. Khả năng đóng và cắt trong các điều kiện không ti, tải bình thường và quá tải

7.2.4.1. Đặc tính quá tải

Yêu cầu này áp dụng cho các áptômát có dòng điện danh định đến và bằng 630 A.

Áptômát phải có khả năng thực hiện số chu kỳ thao tác có dòng điện trong mạch chính lớn hơn dòng điện danh định của áptômát trong các điều kiện thử nghiệm theo 8.3.3.4.

Mỗi chu kỳ thao tác gồm có thao tác đóng và tiếp theo là thao tác cắt.

7.2.4.2. Khả năng thực hiện thao tác

Áp dụng 7.2.4.2 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) và các bổ sung sau đây:

Áptômát phải có khả năng thỏa mãn các yêu cầu của Bảng 8:

- đối với thử nghiệm thực hiện thao tác không có dòng điện trong mạch chính ở các điều kiện thử nghiệm quy định trong 8.3.3.3.3;

- đối với thử nghiệm thực hiện thao tác có dòng điện trong mạch chính ở các điều kiện thử nghiệm quy định trong 8.3.3.3.4.

Mỗi chu kỳ thao tác gồm có thao tác đóng và tiếp theo là thao tác cắt (thử nghiệm thực hiện thao tác không có dòng điện) hoặc thao tác đóng và tiếp theo là thao tác cắt (thử nghiệm thực hiện thao tác có dòng điện).

Bảng 8 - Số chu kỳ thao tác

1

2

3

4

5

Dòng điện danh định a

A

Số chu kỳ thao tác

trong 1 h b

Số chu kỳ thao tác

Không có dòng điện

Có dòng điện c

Tổng cộng

ln100

120

8 500

1 500

10 000

100 < ln 315

120

7 000

1 000

8 000

315 < ln 630

60

4 000

1 000

5 000

630 < ln 2 500

20

2 500

500

3 000

2 500 < ln

10

1 500

500

2 000

a Là dòng điện danh định lớn nhất đối với cỡ khung đã cho.

b Cột 2 nêu tốc độ thao tác nhỏ nhất. Tốc độ này có thể tăng lên nếu có sự đồng ý của nhà chế tạo; trong trường hợp đó, tốc độ được sử dụng phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

c Mỗi chu kỳ thao tác, áptômát phải được duy trì ở tình trạng đóng trong thời gian thích hợp để đảm bảo dòng điện được xác lập hoàn toàn nhưng không quá 2 s.

7.2.5. Khả năng đóng và khả năng cắt trong điều kiện ngắn mạch

Áp dụng 7.2.5 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) có mở rộng như sau:

Khả năng đóng ngắn mạch danh định phải phù hợp với 4.3.5.1 và 4.3.5.3.

Khả năng cắt ngắn mạch danh định phải phù hợp với 4.3.5.2.

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định phải phù hợp với 4.3.5.4.

CHÚ THÍCH: Nhà chế tạo phải có trách nhiệm đảm bảo đặc tính của áptômát là phù hợp với khả năng của áptômát để chịu được các ứng suất v nhiệt và điện động vốn có.

7.2.6. Để trống

7.2.7. Yêu cầu bổ sung dùng cho các áptômát thích hợp để cách ly

Áp dụng 7.2.7 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) và các thử nghiệm phải được thực hiện theo 8.3.3.2, 8.3.3.5, 8.3.3.9, 8.3.4.3. 8.3.5.3 và 8.3.7.7.

7.2.8. Yêu cầu dành riêng cho áptômát tích hợp với cầu chảy

CHÚ THÍCH: Sự phối hợp giữa các áptômát và cầu chảy riêng rẽ được mắc trong cùng một mạch điện xem 7.2.9.

Sự phối hợp giữa áptômát và cầu chảy phải phù hợp về mọi mặt với tiêu chuẩn này cho tới khả năng cắt ngắn mạch tới hạn. Đặc biệt, áptômát này phải thỏa mãn các yêu cầu của trình tự thử nghiệm V (xem 8.3.7).

áptômát phải đảm bảo không để cầu chảy tác động nếu xuất hiện quá dòng không vượt quá dòng điện giới hạn chọn lọc Is được nhà chế tạo công bố.

Với mọi quá dòng đến và bằng khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định ấn định cho bộ phối hợp thì áptômát phải cắt khi một hoặc nhiều cầu chảy tác động (để ngăn ngừa mất một pha). Nếu áptômát được nhà chế tạo nêu là có cơ cấu khóa ngoài để ngăn ngừa đóng (xem 2.14) thì áptômát phải không đóng lại được khi chưa thay dây bị chảy hoặc thiếu dây chảy hoặc chưa đặt lại cơ cấu khóa ngoài.

7.2.9. Sự phối hợp giữa áptômát và thiết bị bảo vệ ngắn mạch khác

Đối với sự phối hợp giữa áptômát và thiết bị bảo vệ ngắn mạch khác, xem Phụ lục A.

7.3. Tương thích điện từ (EMC)

Các yêu cầu và phương pháp thử nghiệm được nêu trong Phụ lục J.

8. Các thử nghiệm

8.1. Loại thử nghiệm

Áp dụng 8.1 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) với các bổ sung sau:

8.1.1. Các thử nghiệm để kiểm tra các đặc tính của áptômát là:

- các thử nghiệm điển hình (xem 8.3);

- thử nghiệm thường xuyên (xem 8.4).

- thử nghiệm đặc biệt (xem 8.5)

8.1.2. Các thử nghiệm điển hình bao gồm các thử nghiệm sau:

Thử nghiệm

Điều

Độ tăng nhiệt

Các giới hạn tác động và các đặc tính tác động

Các đặc tính điện môi

Khả năng thực hiện thao tác

Đặc tính quá tải (nếu có)

Khả năng cắt ngắn mạch

Dòng điện chịu thử ngắn hạn (nếu có)

Khả năng phối hợp cầu chảy và áptômát

8.3.2.5

8.3.3.1

8.3.3.2

8.3.3.3

8.3.3.4

8.3.4 và 8.3.5

8.3.6

8.3.7

Các thử nghiệm điển hình được thực hiện bởi nhà chế tạo, trong xưởng hoặc trong bất kỳ phòng thử thích hợp mà nhà chế tạo lựa chọn.

8.1.3. Các thử nghiệm thường xuyên bao gồm các thử nghiệm liệt kê ở 8.4.

8.2. Phù hợp với yêu cầu kết cấu

Áp dụng 8.2 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

8.3. Thử nghiệm điển hình

Để tránh lặp lại các thử nghiệm chung áp dụng cho các trình tự thử nghiệm, các điều kiện thử nghiệm chung được nhóm lại ở phần đầu của điều này thành ba dạng:

- các điều kiện thử nghiệm áp dụng cho tất cả các trình tự (8.3.2.1 đến 8.3.2.4);

- các điều kiện thử nghiệm áp dụng cho thử nghiệm độ tăng nhiệt (8.3.2.5);

- các điều kiện thử nghiệm áp dụng cho thử nghiệm ngắn mạch (8.3.2.6).

Ngoài ra, các điều kiện thử nghiệm chung này được tham khảo hoặc dựa trên những quy định chung của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

Mỗi trình tự thử nghiệm cần tham khảo áp dụng các điều kiện thử nghiệm chung. Yêu cầu này sử dụng các trích dẫn tham khảo nhưng cho phép mỗi trình tự thử nghiệm được đưa ra dưới hình thức đơn giản nhất.

Xuyên suốt điều này, thuật ngữ "thử nghiệm" được dùng cho mọi thử nghiệm được tiến hành; thuật ngữ "kiểm tra" có nghĩa là "thử nghiệm để kiểm tra" và được sử dụng khi kiểm tra tình trạng của áptômát tiếp sau thử nghiệm trước đó trong trình tự thử nghiệm mà vì đó có thể gây ảnh hưởng bất lợi.

Để dễ tìm điều kiện thử nghiệm hoặc thử nghiệm cụ thể, sử dụng bảng sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái nêu trong 8.3.1 với các thuật ngữ thường sử dụng nhất (không nhất thiết phải chính xác theo thuật ngữ được nêu trong đề mục liên quan).

8.3.1. Trình tự thử nghiệm

8.3.1.1. Yêu cầu chung

Các thử nghiệm điển hình được nhóm lại với nhau theo số trình tự cho trong Bảng 9.

Đối với mỗi trình tự, thử nghiệm phải được tiến hành theo thứ tự được liệt kê trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn.

8.3.1.2. Bỏ qua thử nghiệm từ trình tự l và thực hiện riêng rẽ

Liên quan đến 8.1.1 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1), các thử nghiệm sau đây của trình tự thử nghiệm I (xem 8.3.3) có thể được bỏ qua trong trình tự và được thực hiện trên mẫu riêng:

- giới hạn nhả và đặc tính (8.3.3.1); trong trường hợp này các mẫu thử nghiệm trình tự phải chịu thử nghiệm của 8.3.3.1.3, tại giá trị đặt lớn nhất và không chịu thử nghiệm bổ sung ở điểm b) để kiểm tra đặc tính thời gian-dòng điện;

- thử nghiệm các đặc tính điện môi (8.3.3.2);

- thử nghiệm bộ nhả điện áp thấp của 8.3.3.3.2 (điểm c) và 8.3.3.3.3 để kiểm tra các yêu cầu của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) và thử nghiệm bộ nhả điện áp thấp tại tần số lựa chọn (xem 8.3.2.1);

- thử nghiệm bộ nhả tác động song song của 8.3.3.3.2 (điểm d) và 8.3.3.3.3 để kiểm tra các yêu cầu 7.2.1.4 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) và thử nghiệm bộ nhả tác động song song tại tần số lựa chọn (xem 8.3.2.1);

- thử nghiệm bổ sung cho khả năng thao tác không có dòng điện dùng cho các áptômát kiểu ngăn kéo (8.3.3.3.5).

8.3.1.3. Khả năng áp dụng các trình tự thử nghiệm theo quan hệ giữa các thông số đặc trưng ngắn mạch

Áp dụng các trình tự thử nghiệm theo quan hệ giữa lcs, lcu và lcw được cho trong Bảng 9a.

Thứ tự các thử nghiệm (xếp theo thứ tự bảng chữ cái)

Điều kiện thử nghiệm chung

Điều

Các báo cáo (phân tích số liệu các báo cáo)

Chuẩn bị các áptômát để thử nghiệm ngắn mạch

Chuẩn bị các áptômát, yêu cầu chung

Điện áp phục hồi

Hằng số thời gian

Hệ số công suất

Mạch thử nghiệm ngắn mạch

Quy trình thử nghiệm ngắn mạch

Sai số cho phép

Tần số

Thử nghiệm độ tăng nhiệt

8.3.2.6.6

8.3.2.6.1

8.3.2.1

8.3.2.2.6

8.3.2.2.5

8.3.2.2.4

8.3.2.6.2

8.3.2.6.4

8.3.2.2.2

8.3.2.2.3

8.3.2.5

 

Các thử nghiệm

(dùng cho cả hệ thống các trình tự thử nghiệm, xem Bảng 9)

Điều

Áptômát kiểu ngăn kéo (thử nghiệm bổ sung)

Áptômát tích hợp với cầu chảy (các thử nghiệm ngắn mạch)

Bộ nhả quá tải (kiểm tra)

 

 

Các giới hạn tác động và các đặc tính tác động

Dòng điện chịu thử ngắn hạn

Đặc tính quá tải

Độ tăng nhiệt (kiểm tra)

 

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc

Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn

Khả năng thực hiện thao tác

Kiểm tra xác nhận vị trí tiếp điểm chính

Thử nghiệm khả năng cắt ngắn mạch ở dòng điện chịu thử ngắn hạn lớn nhất

Thử nghiệm ngắn mạch cực riêng rẽ (đối với hệ thống IT)

Thử nghiệm ngắn mạch cực riêng rẽ (đối với hệ thống pha-đất)

Tính chất điện môi (kiểm tra)

Tính chịu điện môi

8.3.3.3.5

8.3.7.1 - 8.3.7.5 - 8.3.7.6

8.3.3.7 - 8.3.4.4 - 8.3.5.1 –

8 3.5.4 - 8.3.6.1 - 8.3.6.6 - 8.3.7 4 –

8.3.7.8 - 8.3.8.1 - 8.3.8.6

8.3.3.1

8.3.6.2 – 8.3.8.2

8.3.3.4

8.3.3.6 - 8.3.4 3 - 8.3 6.3 - 8.3.7.2 -

8.3.8.5

8.3.4.1 - 8.3.8.3

8.3.5.2

8.3.3.3 - 8.3.4.2-8.3.4.4

8.3.3.9

8.3.6.4

 

Phụ lục H

Phụ lục C

8.3.3.5 - 8.3.4.3 - 8.3.5.3 - 8.3.6.5 -

8.3.7.3 - 8.3.7.7-8.3.8.5

8.3.3.2

Bảng 9 - Hệ thống toàn bộ các trình tự thử nghiệm a)

Trình tự thử nghiệm

Áp dụng cho

Các thử nghiệm

I

Đặc trưng chung (8.3.3)

Tất cả các áptômát

Các giới hạn tác động và đặc tính tác động

Tính chất điện môi

Thao tác cơ khí và khả năng thực hiện thao tác

Đặc tính quá tải (nếu có)

Kiểm tra khả năng chịu điện môi

Kiểm tra độ tăng nhiệt

Kiểm tra nhả quá tải

Kiểm tra nhả song song và nhả điện áp thấp (nếu có)

Kiểm tra vị trí tiếp điểm chính (nếu có)

II

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định (8.3.4)

Tất cả các áptômát b)

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

Khả năng thực hiện thao tác

Kiểm tra khả năng chịu điện môi

Kiểm tra độ tăng nhiệt

Kiểm tra nhả quá tải

III

Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định (8.3.5)

Tất cả các áptômát c) loại chọn lọc A và các áptômát loại chọn lọc B có điều khiển tức thi *

Kiểm tra nhả quá tải

Khả năng cắt ngắn mạch lớn nhất danh định

Kiểm tra khả năng chịu điện môi

Kiểm tra nhả quá tải

IV

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

(8.3.6)

Aptômát loại chọn lọc B b)

Kiểm tra nhả quá tải

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Kiểm tra độ tăng nhiệt

Khả năng cắt ngắn mạch ở dòng điện chịu thử ngắn hạn lớn nhất

Kiểm tra khả năng chịu điện môi

Kiểm tra nhả quá tải

V

Đặc tính của áptômát tích hợp với cầu chảy (8.3.7)

 

Giai đoạn 1

Các áptômát tích hợp với cầu chảy

 

Giai đoạn 2

Ngắn mạch ở dòng điện giới hạn chọn lọc
Kiểm tra độ tăng nhiệt
Kiểm tra khả năng chịu điện môi

 

Kiểm tra nhả quá tải
Ngắn mạch ở 1,1 lần dòng chuyển giao
Ngắn mạch ở khả năng cắt ngắn mạch lớn nhất danh định
Kiểm tra khả năng chịu điện môi
Kiểm tra nhả quá tải

VI

Trình tự thử nghiệm tích hợp (8.3.8)

Áptômát loại chọn lọc B:

- khi lcw = lcs

(thay cho trình tự thử nghiệm II và IV)

- khi lcw = lcs = lcu

(thay cho trình tự thử nghiệm II, III và IV)

Kiểm tra nhả quá tải

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

Khả năng thực hiện thao tác

Kiểm tra khả năng chịu điện môi

Kiểm tra độ tăng nhiệt

Kiểm tra nhả quá tải

Trình tự thử nghiệm ngắn mạch cực riêng rẽ (Phụ lục C)

Các áptômát dùng trong các hệ thống pha-đất

Khả năng cắt ngắn mạch cực riêng rẽ (lsu)

Kiểm tra khả năng chịu điện môi

Kiểm tra nhả quá tải

Trình tự thử nghiệm ngắn mạch cực riêng rẽ (Phu lục H)

Các áptômát dùng trong các hệ thống IT

Khả năng cắt ngắn mạch cực riêng rẽ (llT)

Kiểm tra khả năng chịu điện môi

Kiểm tra nhả quá tải

* Xem chú thích 8.3.5.

a) Để lựa chọn các áptômát thử nghiệm và áp dụng các trình tự thử nghiệm khác theo quan hệ giữa Ics, lcu và lcw xem trong Bảng 9a.

b) Trừ khi áp dụng trình tự thử nghiệm phối hợp.

c) Trừ - khi lcs = lcu, (nhưng phải xem 8.3.5)

- khi áp dụng trình tự thử nghiệm VI

- Áptômát tích hợp với cầu chảy.

       

Bảng 9a - Khả năng áp dụng các trình tự thử nghiệm theo quan hệ giữa Ics, lcu và lcwa)

Quan hệ Ics, lcu và lcw

Trình tự thử nghiệm

Loại chọn lọc

A

A

Tích hợp với cầu chảy

B

B

Tích hợp với cầu chảy

Trường hợp 1

lcs ¹ lcu đối với loại chọn lọc A

lcs ¹ lcu ¹ lcw đối với loại chọn lọc B

I

X

X

X

X

II

X

X

X

X

III

X

 

Xb)

 

IV

Xd)

 

X

X

V

 

X

 

X

 

Trường hợp 2

lcs = lcu ¹ lcw đối với loại chọn lọc B

I

 

 

X

X

II

 

 

X

X

III

 

 

Xb)

 

IV

 

 

X

X

V

 

 

 

X

VI (phối hợp)

 

 

Xc)

Xc)

 

Trường hợp 3

lcs = lcu đối với loại chọn lọc A

lcs = lcu ¹ lcw đối với loại chọn lọc B

I

X

X

X

X

II

X

X

X

X

III

 

 

 

 

IV

Xd)

 

X

X

V

 

X

 

X

 

Trường hợp 4

lcs = lcu = lcw đối với loại chọn lọc B

I

 

 

X

 

II

 

 

X

 

III

 

 

 

 

IV

 

 

X

 

V

 

 

 

 

VI (phối hợp)

 

 

Xc)

 

a) Bảng áp dụng cho mọi giá trị của Ue. Nếu có nhiều giá trị Ue thì áp dụng Bảng cho mỗi Ue, áp dụng trình tự thử nghiệm được đánh dấu X trong ô liên quan.

b) Thử nghiệm chỉ áp dụng nếu lcu > lcw

c) Theo công bố hoặc theo thỏa thuận với nhà chế tạo, trình tự này có thể áp dụng cho các áptômát loại chọn lọc B, trong trường hợp đó, trình tự thử nghiệm này thay thế cho trình tự II và IV.

d) Trình tự thử nghiệm IV chỉ áp dụng cho những áptômát được đề cập ở chú thích 3 của Bảng 4.

8.3.1.4. Chương trình thử nghiệm thay thế dùng cho áptômát có biến thể ba cực và biến thể bốn cực

Chương trình thử nghiệm thay thế này có thể áp dụng khi không có cấu trúc thay đổi (xem 7.1.5) giữa các cực của biến thể bốn cực và các cực của biến thể ba cực.

Sự phù hợp với các yêu cầu thử nghiệm có thể được đáp ứng bằng cách thực hiện một trong các chương trình thay thế 1 hoặc 2 dưới đây:

- Chương trình 1: Trình tự thử nghiệm được áp dụng theo Bảng 9 phải thực hiện trên biến thể ba cực của áptômát. Ngoài ra, các thử nghiệm hoặc trình tự thử nghiệm trong Bảng 9b phải thực hiện trên biến thể bốn cực.

- Chương trình 2: Trình tự thử nghiệm được áp dụng theo Bảng 9 phải thực hiện trên biến thể bốn cực của áptômát. Ngoài ra, các thử nghiệm hoặc trình tự thử nghiệm trong Bảng 9c phải thực hiện trên biến thể ba cực.

Bảng 9b - Khả năng áp dụng các thử nghiệm hoặc trình tự thử nghiệm cho áptômát bốn cực theo cỡ và thiết kế khung cho trước khi thử nghiệm theo chương trình thay thế 1 của 8.3.1.4

Trình tự thử nghiệm

Điều thử nghiệm

Thử nghiệm

Bốn cực giống nhau, trung tính được nhận biết hoặc không

Cực thứ tư được nhận biết, trung tính không được bảo vệ (xem chú thích 2 của 8.3.1.4)

Cực thứ tư được nhận biết, trung tính bảo vệ có thông số đặc trưng khác với các cực pha

I

8.3.3.1

Thử nghiệm giới hạn tác động và đặc tính tác động

 

 

 

8.3.3.1.1

Yêu cầu chung

 

 

 

8.3.3.1.2

Bộ nhả ngắn mạch

X

Một thử nghiệm trên một cặp cực chọn ngẫu nhiên a

X

Một thử nghiệm trên một cặp cực pha chọn ngẫu nhiên a

X

i) một thử nghiệm trên một cặp cực pha chọn ngẫu nhiêna

X

ii) một thử nghiệm trên N+ và một cực pha chọn ngẫu nhiên

 

8.3.3.1.3

a)

 

hoặc

8.3.3.1.3 b) (nếu thuộc đối tượng áp dụng)

Bộ nhả quá tải:

Tức thời/ thời gian trễ định trước

 

 

 

Thời gian trễ nghịch đảo

 

X

3-pha

 

 

X

3-pha

 

X

3-pha

 

 

X

3-pha

 

X

i) các cực 3-pha

X

ii) N

X

i) các cực 3-pha

X

ii) N

Bảng 9b (kết thúc)

Trình tự thử nghiệm

Điều thử nghiệm

Thử nghiệm

Bốn cực giống nhau, trung tính được nhận biết hoặc không

Cực thứ tư được nhận biết, trung tính không được bảo vệ (xem chú thích 2 của 8.3.1.4)

Cực thứ tư được nhận biết, trung tính bảo vệ có thông số đặc trưng khác với các cực pha

 

8.3.3.1.4

Thử nghiệm bổ sung đối với bộ nhả thời gian trễ định trước

- bộ nhả quá tải

 

- bộ nhả ngắn mạch

 

 

 

X

i) các cực 3-pha X

ii) N

X

i) Một thử nghiệm trên một cặp cực pha chọn ngẫu nhiên a

X

ii) một thử nghiệm trên N+ và một cực pha chọn ngẫu nhiên

8.3.3.2

Đặc tính điện môi

X

X

X

8.3.3.3

Thao tác cơ và khả năng thực hiện thao tác

 

 

 

8.3.3.3.1

Yêu cầu chung

 

 

 

8.3.3.3.2

Cấu trúc và thao tác cơ khí

X

X

X

8.3.3.3.3

Khả năng thực hiện thao tác không cùng dòng điện

X

X

X

8.3.3.3.4

Khả năng thực hiện thao tác cùng dòng điện

X

X

X

8.3.3.3.5

Áptômát kiểu ngăn kéo

x

x

X

8.3.3.4

Đặc tính quá tải

X

X

X

8.3.3.5

Kiểm tra khả năng chịu điện môi

X

X

X

8.3.3.6

Kiểm tra độ tăng nhiệt

X

X

X

8.3.3.7

Kiểm tra nhả quá tải

 

 

 

8.3.3.8

Kiểm tra nhả song song và nhả điện áp thấp

X

X

X

8.3.3.9

Kiểm tra xác nhận vị trí tiếp điểm chính

X

X

X

II

8.3.4

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

 

 

 

III

8.3.5 b

Khả năng cắt ngắn mạch lớn nhất danh định

X

X

X

IV

8.3.6

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

X

cực thứ tư và chỉ một cực liền kề (xem 8.3.2.6.4)

X

cực thứ tư và chỉ một cực liền kề (xem 8.3.2.6.4)

X

cực thứ tư và chỉ một cực liền kề(xem 8.3.2.6.4)

V

8.3.7

Đặc tính của áptômát tích hợp với cầu chảy

 

 

 

VI

8.3.8

Trình tự thử nghiệm phối hợp

 

 

 

CHÚ THÍCH: Khả năng áp dụng thử nghim hoặc trình tự thử nghiệm đưc biểu thị bởi X trong các ô liên quan.

a Trong trường là hợp bộ nhả điện tử, các thử nghiệm này được làm trên một cực chọn ngẫu nhiên.

b Trình tự thử nghiệm này cũng được áp dụng khi, đối với thử nghiệm 3 cực. trình tự III trên biến thể ba cực được thay thế bằng trình tự III hoặc trình tự VI (xem Bảng 9).

Bảng 9c - Khả năng áp dụng của các thử nghiệm hoặc trình tự thử nghiệm cho áptômát 3 cực theo cỡ và thiết kế khung cho trước khi thử nghiệm theo chương trình thay thế 2 của 8.3.1.4

Trình tự thử nghiệm

Điều thử nghiệm

Thử nghiệm

Thử nghiệm hoặc trình tự thử nghiệm trên biến thể 3 cực

I

8.3.3.1

Thử nghiệm giới hạn tác động và đặc tính tác động

 

8.3.3.1.1

Yêu cầu chung

 

8.3.3.1.2

Bộ nhả ngn mạch

 

8.3.3.1.3 a)

hoặc

8.3.3.1.3 b) (nếu thuộc đối tượng áp dụng

Bộ nhả quá tải:

- tức thời/thời gian trễ định trước

- thời gian trễ nghịch đảo

 

8.3.3.1.4

Thử nghiệm bổ sung đối với bộ nhả thời gian trễ định trước

- bộ nhả quá tải

- bộ nhả ngắn mạch

 

8.3.3.2

Đặc tính điện môi

X

8.3.3.3

Thao tác cơ và khả năng thực hiện thao tác

 

8.3.3.3.1

Yêu cầu chung

 

8.3.3.3.2

Cấu trúc và thao tác cơ khí

 

8.3.3.3.3

Khả năng thực hiện thao tác không có dòng điện

X

8.3.3.3.4

Khả năng thực hiện thao tác có dòng điện

X

8.3.3.3.5

Áptômát kiểu ngăn kéo

 

8.3.3.4

Đặc tính quá tải

X

 

8.3.3.5

Kiểm tra khả năng chịu điện môi

X

 

8.3.3.6

Kiểm tra độ tăng nhiệt

X

 

8.3.3.7

Kiểm tra nhả quá tải

 

 

8.3.3.8

Kiểm tra bộ nhả điện áp thấp và bộ nhả song song

 

 

8.3.3.9

Kiểm tra vị trí tiếp điểm chính

 

II

8.3.4

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

 

III

8.3.5 b

Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định

X

IV

8.3.6

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

 

V

8.3.7

Đặc tính của áptômát tích hợp với cầu chảy

 

VI

8.3.8

Trình tự thử nghiệm phối hợp

 

CHÚ THÍCH: Khả năng áp dụng thử nghiệm hoặc trình tự thử nghiệm được biểu thị bởi X trong các ô liên quan

a Trong trường là hợp bộ nhả điện tử, các thử nghiệm này được làm trên một cực chọn ngẫu nhiên.

b Trình tự thử nghiệm này cũng được áp dụng khi, đối với thử nghiệm 4 cực, trình tự III trên biến thể bốn cực được thay bằng trình tự II hoặc trình tự VI (xem Bảng 9).

8.3.2. Điều kiện thử nghiệm chung

CHÚ THÍCH: Các thử nghiệm theo yêu cầu của tiêu chuẩn này không làm loại trừ sự cần thiết đối với các thử nghiệm bổ sung liên quan đến các áptômát được lắp thành cụm, ví dụ như các thử nghiệm phù hợp với IEC 60439.

8.3.2.1. Yêu cầu chung

Nếu không có thỏa thuận nào khác của nhà chế tạo thì mỗi trình tự thử nghiệm được thực hiện trên mẫu (hoặc bộ mẫu) áptômát sạch và mới.

Số lượng mẫu dùng cho thử nghiệm ở mỗi trình tự thử nghiệm và các điều kiện thử nghiệm (ví dụ các giá trị đặt của bộ nhả quá tải, đầu nối dây) theo các thông số của áptômát được ghi trong Bảng 10.

Nếu cần, các thông tin bổ sung được cho trong các điều liên quan.

Nếu không có quy định nào khác thì các thử nghiệm được tiến hành trên áptômát có dòng điện danh định lớn nhất trong cỡ khung đã cho, và được coi là đảm bảo cho tất cả các dòng điện danh định của cỡ khung đó.

Trong trường hợp có một hay nhiều thay đổi kết cấu (xem 2.1.2 và 7.1.5) nằm trong cỡ khung, phải thử nghiệm phù hợp với chú thích g của Bảng 10 trên các mẫu khác nữa.

Nếu không có quy định nào khác thì bộ nhả ngắn mạch phải đặt ở giá trị lớn nhất (thời gian và dòng điện) đối với mọi thử nghiệm.

Các áptômát đem thử nghiệm phải có các chi tiết quan trọng trong tổng số chi tiết của áptômát là phù hợp với thiết kế của kiểu loại mà các áptômát này đại diện.

Nếu không có quy định nào khác, các thử nghiệm phải được tiến hành với cùng loại dòng điện và trong trường hợp điện xoay chiều, thử nghiệm phải được tiến hành ở cùng tần số danh định và với cùng số pha như trong làm việc bình thường. Thử nghiệm được thực hiện tại 50 Hz khống chế 60 Hz và riêng lẻ, ngoại trừ tính năng điện áp thấp và bộ nhả song song (xem 7.2.2 và 7.2.2.6 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1))

Nếu cơ cấu truyền động được điều khiển bằng điện thì phải được cung cấp ở điện áp thấp nhất theo quy định ở 7.2.1.1.3. Ngoài ra, cơ cấu truyền động điều khiển bằng điện phải được cấp điện thông qua mạch điều khiển áptômát cùng với cơ cấu đóng cắt thích hợp. Phải kiểm tra để chứng tỏ rằng các hoạt động của áptômát là chính xác ở chế độ không ti khi thao tác trong các điều kiện nêu trên.

Áptômát thử nghiệm phải được lắp đặt đầy đủ trên giá đỡ của nó hoặc giá đỡ tương đương.

Áptômát phải được thử nghiệm trong không khí lưu thông tự do.

Nếu áptômát có thể sử dụng trong vỏ riêng và đã qua thử nghiệm ở môi trường không khí lưu thông tự do thì phải bổ sung thêm thử nghiệm áptômát đặt trong vỏ có kích thước nhỏ nhất được nêu bởi nhà chế tạo, sử dụng mẫu mới, theo 8.3.5, ở Ue lớn nhất/lcu tương ứng, với bộ nhả được đặt ở giá trị lớn nhất (xem chú thích a ở Bảng 10).

Chi tiết về thử nghiệm này, kể cả kích thước của vỏ phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm.

CHÚ THÍCH: Vỏ riêng là vỏ được thiết kế và có kích thước để chỉ chứa được một áptômát.

Tuy nhiên, nếu áptômát có thể sử dụng trong vỏ riêng được quy định và được thử nghiệm từ đầu đến cuối trong vỏ có kích thước nhỏ nhất được nêu bởi nhà chế tạo thì các thử nghiệm trong không khí lưu thông tự do không cần thực hiện nhưng với điều kiện vỏ này phải là kim loại trần, không được cách điện. Các chi tiết, kể cả kích thước của vỏ phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm.

Đối với các thử nghiệm trong không khí lưu thông tự do, để thực hiện các thử nghiệm liên quan đến khả năng quá tải (8.3.3.4), ngắn mạch (8.3.4.1, 8.3.5.2, 8.3.6.4, 8.3.7.1, 8.3.7.5, 8.3.7.6 và 8.3.8.3) và dòng điện chịu thử ngắn hạn (8.3.6.2, 8.3.8.2) nếu thuộc đối tượng áp dụng phải có màn chắn kim loại được đặt về mọi phía của áptômát theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. Các chi tiết, kể cả khoảng cách giữa màn chắn kim loại đến áptômát phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm.

Màn chắn kim loại có những đặc trưng sau đây:

- cấu tạo: các sợi đan thành mắt lưới,

hoặc kim loại được khoan lỗ,

hoặc kim loại được cắt trích rồi kéo giãn ra;

- tỷ lệ diện tích lỗ/tổng diện tích: 0,45-0,65;

- kích cỡ lỗ: không quá 30 mm2;

- bề mặt: để trần hoặc mạ lớp dẫn điện;

- điện trở: phải được kể đến trong các tính toán đối với dòng điện kỳ vọng trong mạch của phần tử chảy (xem 8.3.4.2.1, điểm d) của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1)) khi được đo từ điểm xa nhất trên tấm chắn kim loại mà hồ quang có thể phóng tới.

Mômen xoắn đặt lên các đầu nối bắt ren phải phù hợp với yêu cầu của nhà chế tạo, nếu không có yêu cầu thì phải phù hợp với Bảng 4 của TCVN 6592-1 (IEC 60947-1).

Việc bảo dưỡng hoặc thay thế các bộ phận là không được phép.

Để thử nghiệm được tiến hành thuận lợi, thông thường người ta đưa ra các yếu tố tăng tính khắc nghiệt của thử nghiệm (ví dụ như chọn tần số thao tác cao nhất trong chế độ thao tác để giảm thời gian thử nghiệm), điều này phải được thực hiện theo thỏa thuận với nhà chế tạo.

Đối với thử nghiệm một pha trên cực riêng rẽ của áptômát nhiều cực, thích hợp cho sử dụng trong hệ thống pha-đất, xem Phụ lục C.

Đối với thử nghiệm bổ sung dùng cho áptômát trong hệ thống không nối đất hoặc nối đất trở kháng (IT), xem Phụ lục H.

Bảng 10 - Số lượng mẫu dùng cho thử nghiệm

Trình tự thử nghiệm

Số lượng được ghi nhãn của Ue

Đầu nối được ghi nhãn lưới/tải

S lượng mẫu

Mẫu Số

Dòng điện đặt a)

Điện áp thử nghiệm

Dòng điện thử nghiệm

Kiểm tra độ tăng nhiệt

Chú thích

1

2

Nhiu

Không

Min

Max

Tương ứng

Max

I

X

X

X

X

X

1

1

 

X

Ue max

xem 8.3.3

X

g

II

(lcs)

và VI phối hợp

X

 

 

X

 

2

1

2

 

X

X

Ue

Ue

X

X

 

X

h

b

 

X

 

 

 

X

 

X

 

3

1

2

3

X

X

 

X

Ue

Ue

Ue

X

X

X

 

X

X

h

b

j

 

 

X

 

 

X

 

X

 

3

1

2

3

 

X

X

 

X

Ue, max tương ứng

Ue max tương ứng

Ue max

 

 

 

X

X

 

X

X

 

 

X

h

 

b

k

 

 

 

 

X

 

 

X

 

 

X

 

 

4

1

2

3

4

 

X

X

 

X

X

Ue max tương ứng

Ue max tương ứng

Ue trung gian

Ue max

 

 

 

X

X

X

X

X

 

 

X

X

h

b

 

e

k

III

(lcu)

X

 

 

X

 

2

1

2

 

X

X

Ue

Ue

X

X

 

 

g

b

 

X

 

 

 

 

X

 

3

1

2

3

 

X

X

 

X

Ue

Ue

Ue

X

X

X

 

 

g

b

c

 

 

X

 

 

X

 

X

 

3

1

2

3

 

 

X

X

 

 

X

Ue max tương ứng

Ue max tương ứng

Ue max

 

 

X

X

X

 

g

 

b

d

 

 

 

 

X

 

 

X

 

 

X

 

 

4

1

2

3

4

 

X

X

 

X

X

Ue max tương ứng

Ue max tương ứng

Ue trung gian

Ue max

 

 

X

X

X

X

 

g

b

e

d

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi