Tiêu chuẩn TCVN 6364:2010 Vị trí hàn cho các mối hàn góc và mối hàn giáp mép

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6364:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6364:2010 Hàn và các quá trình liên quan-Vị trí hàn
Số hiệu:TCVN 6364:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6364:2010

HÀN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN - VỊ TRÍ HÀN

Welding and allied processes - Welding positions

Lời nói đầu

TCVN 6364: 2010 thay thế cho TCVN 6364: 1998.

TCVN 6364: 2010 hoàn toàn tương đương với ISO/FDIS 6947: 2010. TCVN 6364: 2010 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 44 Quá trình hàn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

HÀN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN - VỊ TRÍ HÀN

Welding and allied processes - Welding positions

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định vị trí hàn cho các mối hàn góc và mối hàn giáp mép trong tất cả các dạng sản phẩm đối với thử nghiệm và sản xuất.

Phụ lục A đưa ra các ví dụ về giới hạn của góc nghiêng của trục mối hàn và góc xoay của bề mặt mối hàn xung quanh trục mối hàn đối với vị trí hàn.

Phụ lục B cung cấp sự so sánh các ký hiệu của Việt Nam, Châu âu và Mỹ.

Chú thích: Ký hiệu của Việt Nam hoàn toàn tương ứng với ký hiệu Quốc tế.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Vị trí hàn (welding position)

Vị trí của một mối hàn trong không gian, được xác định theo góc nghiêng của trục mối hàn và góc xoay của mặt mối hàn so với mặt phẳng nằm ngang.

2.2. Vị trí hàn cơ bản (main welding position)

Vị trí hàn, được ký hiệu là PA, PB, PC, PD, PE, PF hoặc PG.

Chú thích : Xem Hình 1.

2.3. Góc nghiêng, S (Slope, S)

Góc của trục mối hàn so với vị trí hàn cơ bản.

2.4. Góc xoay, R (rotation, R)

Góc của mặt mối hàn so với vị trí hàn cơ bản.

2.5. Góc nghiêng của ống, L (inclined angle, L)

Góc của trục ống.

3. Vị trí hàn

3.1. Vị trí hàn cơ bản

Các vị trí hàn cơ bản được minh họa trên Hình 1 với các ví dụ của các mối hàn góc và mối hàn giáp mép cho trên Hình 2.

Chú dẫn

1 Hàn bằng                                         4 và 6 Hàn góc ngửa

2 và 8 Hàn góc bằng                           5 Hàn ngửa

3 và 7 Hàn ngang

Hình 1 - Các vị trí hàn cơ bản

Các ví dụ vị trí hàn cơ bản đối với mối hàn góc và mối hàn giáp mép được minh họa trên Hình 2.

a Mũi tên chỉ vị trí hàn

a) PA: Hàn bằng

a Mũi tên chỉ vị trí hàn

b) PB: Hàn gúc bằng

a Mũi tên chỉ vị trí hàn

c) PC: Hàn ngang

a Mũi tên chỉ vị trí hàn

d) PD: Hàn gúc ngửa

Hình 2 - Ví dụ các vị trí hàn cơ bản

a Mũi tên chỉ vị trí hàn

e) PE: Hàn ngửa

a Mũi tên chỉ vị trí hàn

f) PF: Hàn leo

a Mũi tên chỉ hướng hàn hoặc sự phát triển mối hàn

g) PG: Hàn tụt

Hình 2 - Ví dụ các vị trí hàn cơ bản (tiếp theo)

a Mũi tên chỉ hướng hàn hoặc sự phát triển mối hàn

b Cho các mục đích đặc biệt, ví dụ để kiểm tra thợ hàn; vị trí này được xem như là vị trí cơ bản

h) PH: Hàn ống leo

a Mũi tên chỉ hướng hàn hoặc sự phát triển mối hàn

b Cho các mục đích đặc biệt, ví dụ để kiểm tra thợ hàn; vị trí này được xem như là vị trí cơ bản

i) PJ: Hàn ống tụt

a Mũi tên chỉ hướng hàn hoặc sự phát triển mối hàn

b Cho các mục đích đặc biệt, ví dụ để kiểm tra thợ hàn; vị trí này được xem như là vị trí cơ bản

j) PK: Hàn ống theo chu vi khép kín

Hình 2 - Ví dụ các vị trí hàn cơ bản (kết thúc)

3.2. Vị trí hàn đối với sản xuất

Các vị trí hàn cơ bản có thể được sử dụng trong các tiêu chuẩn khác, ví dụ như ISO 9606 [1], ISO 15614 [2], để xác định hướng hàn trong mối hàn được chế tạo sau khi phân loại theo một trong các vị trí hàn cơ bản PA, PB, H-L045, vv…. Phạm vi góc nghiêng và góc xoay đối với các vị trí hàn trong sản xuất được cho trong Bảng 1 đối với mối hàn giáp mép, và Bảng 2 đối với mối hàn góc (xem ví dụ trong Phụ lục A).

CHÚ THÍCH: Đối với các dung sai không đối xứng, dung sai dương nghĩa là bề mặt hàn hướng về vị trí hàn cơ bản PA, và dung sai âm nghĩa là bề mặt hàn hướng về vị trí hàn cơ bản PE.

3.3. Vị trí hàn đối với thử nghiệm

Các vị trí hàn được sử dụng trong quá trình hàn mẫu thử phải có góc nghiêng không được vượt quá ± 5o và góc xoay không vượt quá ± 10o so với vị trí hàn cơ bản.

Bảng 1 - Phạm vi góc nghiêng và góc xoay đối với các vị trí hàn trong sản xuất khi hàn giáp mép

Vị trí hàn

Vị trí hàn cơ bản

Góc nghiêng

S

Góc xoay

R

Hàn bằng

PA

±15°

±30°

Hàn ngang

PC

±15°

+60 °

-10 °

Hàn ngửa

PE

±80°

±80°

Hàn leo, Hàn tụt

PF, PG

+75 °

-10 °

±100 °

±180 °

Bảng 2 - Phạm vi góc nghiêng và góc xoay đối với các vị trí hàn trong sản xuất khi hàn góc

Vị trí hàn

Vị trí hàn cơ bản

Góc nghiêng

S

Góc xoay

R

Hàn bằng

PA

±15°

±30°

Hàn góc bằng

PB

±15°

+15 °

-10 °

Hàn ngang

PC

±15°

+35 °

-10 °

Hàn góc ngửa

PD

±80°

+35 °

-10 °

Hàn ngửa

PE

±80°

±35°

Hàn leo, Hàn tụt

PF, PG

+75 °

-10 °

±100 °

±180 °

4. Ký hiệu

Các vị trí cơ bản phải được ký hiệu bằng ký hiệu thích hợp theo Hình 1 và Hình 2 (xem ví dụ 1). Ký hiệu của vị trí cơ bản có thể được bổ sung thêm trị số góc nghiêng và góc xoay, bằng số có ba chữ số (xem ví dụ 2).

Đối với các mối hàn theo chu vi trên ống có đường trục nghiêng, ký hiệu góc nghiêng và góc xoay phải được đơn giản hóa phù hợp với Hình 1 và Hình 2 (xem các ví dụ 4 và 5).

Ví dụ 1: Vị trí hàn cơ bản “hàn góc bằng” (PB) phải được ký hiệu như sau:

PB

Ví dụ 2: Vị trí hàn cơ bản “hàn góc bằng” (PB), với góc nghiêng 15o và góc xoay 40o phải được ký hiệu như sau:

PB 015 - 040

Ví dụ 3: Vị trí hàn trên ống có đường trục nghiêng, với hướng hàn “Hàn đi lên” (H) và góc nghiêng của ống là 300 phải được ký hiệu như sau:

H - L030

Ví dụ 4: Vị trí hàn trên ống có đường trục nghiêng, với hướng hàn “Hàn đi xuống” (J) và góc nghiêng của ống là 600 phải được ký hiệu như sau:

J - L060

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

Giới hạn của góc nghiêng của trục mối hàn và góc xoay của bề mặt mối hàn xung quanh trục mối hàn đối với vị trí hàn

Bằng các hình vẽ phác họa, Phụ lục này mô tả giới hạn của góc nghiêng của trục mối hàn và góc xoay của bề mặt mối hàn xung quanh trục mối hàn đối với vị trí hàn của các mối hàn trong sản xuất (xem 3.2 và Bảng 1 và Bảng 2).

Các hình từ Hình A.1 đến Hình A.15 là các hình vẽ phác họa cho các mối hàn giáp mép, các hình từ Hình A.16 đến Hình A.21 là các hình vẽ phác họa cho các mối hàn góc.

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi