Tiêu chuẩn TCVN 6362:2010 Yêu cầu về cơ điện thiết bị hàn điện trở

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6362:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6362:2010 ISO 669:2000 Hàn điện trở-Thiết bị hàn điện trở-Yêu cầu về cơ và điện
Số hiệu:TCVN 6362:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6362:2010

ISO 669:2000

HÀN ĐIỆN TRỞ - THIẾT BỊ HÀN ĐIỆN TRỞ - YÊU CẦU VỀ CƠ VÀ ĐIỆN

Resistance welding - Resistance welding equipment - Mechanical and electrical requirements

Lời nói đầu

TCVN 6362 : 2010 thay thế cho TCVN 6362 : 1998

TCVN 6362 : 2010 hoàn toàn tương đương với ISO 669 : 2000

TCVN 6362 : 2010 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 44 Quá trình hàn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

HÀN ĐIỆN TRỞ - THIẾT BỊ HÀN ĐIỆN TRỞ - YÊU CẦU VỀ CƠ VÀ ĐIỆN

Resistance welding - Resistance welding equipment - Mechanical and electrical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị hàn điện trở, súng hàn có biến áp gắn liền và toàn bộ thiết bị hàn di động.

Các thiết bị hàn điện trở thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này bao gồm các kiểu sau:

- thiết bị hàn một pha với dòng điện hàn xoay chiều;

- thiết bị hàn một pha với dòng điện hàn được chỉnh lưu từ đầu ra của biến áp hàn;

- thiết bị hàn một pha với biến áp hàn có bộ chuyển đổi điện;

- thiết bị hàn ba pha với dòng điện hàn được chỉnh lưu từ đầu ra của biến áp hàn;

- thiết bị hàn ba pha với dòng điện hàn được chỉnh lưu tại đầu vào của biến áp hàn (đôi khi còn được gọi là bộ đối lưu tần số);

- thiết bị hàn ba pha với biến áp hàn có bộ chuyển đổi điện;

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các biến áp hàn được bán tách riêng khỏi thiết bị hàn hoặc các yêu cầu về an toàn.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 865 : 1981, Slots in platens for projection welding machines (Rãnh trong tấm ép dùng cho máy hàn gờ nổi).

ISO 5183-1:1998, Resistance welding equipment - Electrode adaptors, male taper 1 : 10 - Part 1: Conical fixing, taper 1:10 (Thiết bị hàn điện trở - Đầu giữ điện cực có độ côn ngoài 1:10. - Phần 1: Kẹp chặt bằng mặt côn có độ con 1:10).

ISO 5183-2:1988, Resistance spot welding - Electrode adaptors, male taper 1:10 - Part 2: Parallel shank fixing for end-thrust electrodes (Hàn điểm bằng điện trở - Đầu giữ điện cực hàn có độ côn ngoài 1:10 - Phần 2: Kẹp chặt chuôi hình trụ đối với các điện cực có lực đẩy ở đầu mút).

ISO 5184:1979, Straight resistance spot welding electrodes (Điện cực thẳng hàn điểm bằng điện trở).

ISO 5821:1979, Resistance spot welding electrode caps (Mũ điện cực hàn điểm bằng điện trở).

ISO 5826:1999, Electric resistance welding - Transformers - General specifications applicable to all transformers (Hàn điện trở - Biến áp - Điều kiện kỹ thuật chung áp dụng cho tất cả các biến áp).

ISO 5829:1984, Resistance spot welding - Electrode adaptors, female taper 1:10 (Hàn điểm bằng điện trở - Đầu giữ điện cực có độ côn trong 1:10).

ISO 5830:1984, Resistance spot welding - Male electrode caps (Hàn điểm bằng điện trở - Mũ bao ngoài điện cực).

ISO 8430-1:1988, Resistance spot welding - Electrode holdes - Part 1: Taper fixing 1:10 (Hàn điểm bằng điện trở - Giá giữ điện cực - Phần 1: Kẹp chặt bằng mặt côn 1:10).

ISO 8430-2:1988, Resistance spot welding - - Electrode holdes - Part 2: Morse taper fixing (Hàn điểm bằng điện trở - Giá giữ điện cực - Phần 2: Kẹp chặt bằng côn Móoc).

ISO 8430-3:1988, Resistance spot welding - Electrode holdes - Part 3: Parallel shank fixing for end thrust (Hàn điểm bằng điện trở - Giá giữ điện cực - Phần 3: Kẹp chặt đuôi hình trụ với lực đẩy ở đầu mút điện cực).

IEC 60051-2:1984, Direct acting indicating analogue electrical measuring instruments and their accessories - Part2: Special requirements for amperemeters and voltmeters (Dụng cụ đo điện kiểu analog chỉ thị trực tiếp và các thiết bị phụ của nó - Phần 2: Yêu cầu riêng đối với các ampe kế và vôn kế).

IEC 60204-1:1992, Electrical equipment of industrial machines - Part 1: General requirements (Thiết bị điện của các máy công nghiệp - Phần 1: Yêu cầu chung).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Các chi tiết và bộ phận cơ khí của thiết bị hàn điểm, hàn gờ nổi và hàn đường (Mechanical parts of spot, projection and seam welding equipment)

a) thiết bị hàn điểm

b) thiết bị hàn gờ nổi

thiết bị hàn đường dọc

thiết bị hàn đường ngang

c) thiết bị hàn đường

CHÚ DẪN

1. Hệ thống tạo (sinh) lực

7. Giá giữ điện cực

2. Xà trên

8. Điện cực

3. Đầu hàn

9. Tấm ép

4. Xà dưới

10. Đầu giữ bánh điện cực

5. Khung

11. Bánh điện cực

6. Biến áp

Hình 1- Các chi tiết của thiết bị hàn điểm, hàn gờ nổi và hàn đường

CHÚ DẪN

1. Cơ cấu kẹp

4. Dẫn động bàn trượt

2. Khuôn kẹp

5. Bàn trượt

3. Khuôn kẹp dẫn điện

6. Biến áp hàn

Hình 2 –Các chi tiết của thiết bị hàn giáp mép

a) không điều chỉnh được

b) điều chỉnh khi lắp với giá giữ điện cực

c) điều chỉnh khi lắp với điện cực hàn điểm

Hình 3 – Các xà (xà dưới)

a) dạng thẳng

b) dạng cong

c) dạng khuỷu

Hình 4- Các điện cực hàn điểm có côn ngoài tại đầu mút lắp ráp và đầu mút phẳng

a) dạng thẳng

b) dạng cong

c) dạng khuỷu

Hình 5-Giá giữ điện cực có côn trong (lỗ côn) dùng cho điện cực hàn điểm (không minh họa làm mát bằng chất lỏng)

3.1.1.

Xà (arm)

Bộ phận truyền lực cho điện cực và dẫn dòng điện hàn hoặc đỡ ống dẫn hướng tách rời.

Xem Hình 1 và Hình 3.

3.1.2.

Đầu hàn (welding head)

Cơ cấu gồm có hệ thống tạo lực và dẫn hướng mang giá giữ điện cực, tấm ép hoặc đầu giữ bánh điện cực được lắp với xà trên hoặc trực tiếp với thân máy.

Xem hình 1.

3.1.3.

Giá giữ điện cực (electrode holder)

Bộ phận giữ điện cực hàn điểm hoặc đầu giữ điện cực 5.

[ISO 8340-1, ISO 8340-2 và ISO 8340-3].

Xem các Hình 1 và Hình 5.

3.1.4.

Điện cực hàn điểm (spot welding electrode)

Điện cực được thiết kế cho hàn điểm.

[ISO 5184].

Xem các Hình 1 và Hình 4.

3.1.5.

Đầu giữ điện cực (electrode adaptor)

Cơ cấu giữ mũ điện cực bằng côn ngoài hoặc côn trong.

[ISO 5183-1, ISO 5183-2 và ISO 5829].

3.1.6.

Mũ điện cực (electrode cap)

Đầu mút làm việc thay thế được của điện cực hàn điểm được lắp ráp trên đầu giữ điện cực bởi côn trong hoặc côn ngoài của nó.

[ISO 5821 và ISO 5830].

3.1.7.

Tấm ép (platen)

Bộ phận thường có các rãnh chữ T và mang các điện cực hàn gờ nổi hoặc các dụng cụ hàn.

[ISO 865].

Xem Hình 1.

3.1.8.

Đầu giữ bánh điện cực (electrode wheel head)

Cơ cấu gồm có một giá đỡ bánh điện cực và được lắp trên xà trên và xà dưới dùng cho hàn đường dọc và/hoặc hàn đường ngang.

Xem Hình 1.

3.1.9.

Giá đỡ bánh điện cực (electrode wheel bearing)

Bộ phận dẫn hướng bánh điện cực để truyền lực và chủ yếu là để truyền dòng điện.

3.1.10.

Bánh điện cực (electrode wheel)

Điện cực có dạng đĩa quay.

Xem Hình 1.

CHÚ THÍCH: Bánh điện cực có thể được dẫn động bằng động cơ hoặc bởi chi tiết gia công (các bánh điện cực quay lồng không). Dẫn động có thể truyền trực tiếp cho trục bánh điện cực hoặc cho chu vi bánh điện cực (dẫn động con lăn), xem Hình 6.

3.1.11.

Prôphin bánh điện cực (electrode wheel profile)

Hình dạng của bánh điện cực có thể là có mặt vát một bên hoặc có mặt vát hai bên hoặc có bán kính lượn tùy thuộc vào điều kiện hàn và sự tiếp cận khi hàn.

Xem Hình 7

3.1.12.

Tốc độ quay bánh điện cực (electrode wheel speed)

Tốc độ quay n, (dẫn động trực tiếp).

3.1.13.

Tốc độ dài bánh điện cực (electrode wheel speed)

Tốc độ theo phương tiếp tuyến của bánh điện cực, v (dẫn động con lăn).

3.1.14.

Khoảng hở cho gia công, e (throat gap)

Khoảng cách sử dụng được giữa các xà trên và dưới hoặc giữa các bộ phận dẫn điện bên ngoài của mạch hàn (thiết bị hàn điểm và hàn đường).

Xem Hình 8.

3.1.15.

Khoảng hở cho gia công, e (throat gap)

Khoảng cách kẹp giữa các tấm kẹp (thiết bị hàn gờ nổi).

Xem Hình 8.

CHÚ THÍCH: Cũng có thể xem khoảng cách khuôn, e trong 3.2.11.

3.1.16.

Tầm với của điện cực, l (throat depth)

Khoảng cách sử dụng được từ tâm của các tấm ép hoặc trục của các điện cực hoặc trong trường hợp điện cực xiên, từ giao điểm của các trục điện cực ở vị trí làm việc hoặc từ đường tiếp xúc với các bánh điện cực tới phần thân thiết bị có vị trí gần nhất với chúng.

Xem Hình 8.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này không xem xét tới bất cứ sự dịch chuyển nào của các đầu mút điện cực.

a) dẫn động trực tiếp

b) dẫn động con lăn

c) các bánh điện cực quay lồng không

CHÚ DẪN

1. Bánh điện cực

2. Chi tiết hàn

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi