Tiêu chuẩn TCVN 13554-3:2022 Bàn và ghế dùng cho cắm trại, ngoại thất gia đình và công cộng - Phần 3: Yêu cầu an toàn cơ học

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13554-3:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13554-3:2022 Đồ gỗ ngoài trời - Bàn và ghế dùng cho cắm trại, ngoại thất gia đình và công cộng - Phần 3: Yêu cầu an toàn cơ học và phương pháp thử cho bàn
Số hiệu:TCVN 13554-3:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:13/12/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13554-3:2022

ĐỒ GỖ NGOÀI TRỜI - BÀN VÀ GHẾ DÙNG CHO CẮM TRẠI, NGOẠI THẤT GIA ĐÌNH VÀ CÔNG CỘNG -
PHẦN 3: YÊU CẦU AN TOÀN CƠ HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ CHO BÀN

Outdoor furniture - Seating and tables for camping, domestic and contract use -
Part 3: Mechanical safety requirements and test methods for table

Lời nói đầu

TCVN 13554-3:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 581-3:2017 Outdoor furniture - Seating and tables for camping, domestic and contract use - Part 2: Mechanical safety requirements and test methods for table.

TCVN 13554-3:2022 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13554, Đồ gỗ ngoài trời - Bàn và ghế dùng cho cắm trại, ngoại thất gia đình và công cộng, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 13554-1:2022, Phần 1: Yêu cầu an toàn chung.

- TCVN 13554-2:2022, Phần 2: Yêu cầu an toàn cơ học và phương pháp thử cho ghế ngồi.

- TCVN 13554-3:2022, Phần 3: Yêu cu an toàn cơ học và Phương pháp thử cho bàn.

 

ĐỒ G NGOÀI TRỜI - BÀN VÀ GHDÙNG CHO CM TRẠI, NGOẠI THẤT GIA ĐÌNH VÀ CÔNG CỘNG -
PHN 3: YÊU CẦU AN TOÀN CƠ HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ CHO BÀN

Outdoor furniture - Seating and tables for camping, domestic and contract use -
Part 3: Mechanical safety requirements and test methods for table

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu về an toàn cơ học và phương pháp thử độ bền lực, độ bền lâu và độ n định của các loại bàn ngoài trời. Bàn dùng cho người trưng thành.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho bàn đường phố; loại vật liệu, thiết kế và quá trình sản xuất; độ bền của vật liệu bọc các chi tiết sản phẩm, bánh xe, cơ cấu điều chỉnh chiều cao bàn; an toàn điện; khả năng chống lão hóa và suy thoái do ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết đã áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13554-1, Đồ gỗ ngoài trời - Bàn và ghế dùng cho cắm trại, ngoại thất gia đình và công cộng - Phần 1: Yêu cầu an toàn chung

EN 12150-1:2015, Glass in building - Thermally toughened soda lime silicate safety glass - Definition and description (Kính xây dựng - Kính an toàn vôi soda silicat chịu nhiệt - Định nghĩa và mô tả)

EN 12600:2002, Glass in building - Pendulum test - Impact test method and classification for flat glass (Kính xây dựng - Thử nghiệm con lắc - Phương pháp thử va đập và phân loại kính phẳng).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1

Bàn ngoài trời dùng cho công cộng (Outdoor table for contract use)

Bàn ngoài trời dùng ở những nơi công cộng, không có mục đích sử dụng cá nhân.

3.2

Bàn ngoài trời dùng trong gia đình (Outdoor table for domestic use)

Bàn ngoài trời có mục đích sử dụng riêng trong gia đình, không dùng ở những nơi công cộng.

3.3

Bàn ngoài trời dùng cho cắm trại (Outdoor table for camping use)

Bàn ngoài trời có thể gấp lại hoặc gập xuống, có khối lượng nhẹ, được thiết kế đ sử dụng liên quan đến hoạt động dã ngoại như cắm trại và du lịch.

3.4

Bàn ghế đường phố (Street furniture)

Bàn ghế ngoài trời sử dụng trong không gian công cộng, được lắp cố định trên mặt đất hoặc bất kỳ cấu trúc nào đó (ví dụ: bến xe buýt, tường, v.v.) hoặc không thể tháo rời di chuyển được.

3.5

Độ ổn định (Stability)

Khả năng chịu được các lực có xu hướng gây lật mẫu.

3.6

Độ bền lực (Strength)

Khả năng chịu lực tác động có xu hướng phá hủy cấu trúc mẫu thử.

3.7

Độ bền lâu (Durability)

Khả năng chịu mỏi, chịu lực tác động liên tục của mẫu thử trong một khoảng thời gian.

4  Yêu cầu an toàn cơ học cho bàn

4.1  Yêu cầu chung

Trước và sau khi thử nghiệm độ bền lực, độ bền lâu và độ ổn định, sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu an toàn theo TCVN 13554-1.

Mặt bàn bằng kính phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu EN 12150-1:2015, Điều 8, thử nghiệm vỡ, hoặc phương thức vỡ (β) theo EN 12600:2002 Loại B hoặc Loại C.

Các lỗ của ô/dù che nắng trên mặt bàn bằng kính phải được bảo vệ đ ngăn kim loại tiếp xúc với kính.

4.2  Độ bền lực, độ bền lâu và độ ổn định

4.2.1  Thông số và trình tự thử nghiệm

Các nội dung thử nghiệm được đưa ra trong Bảng 1.

Bng 1 - Trình tự và các thông số thử nghiệm

Nội dung thử nghiệm

Phương pháp thử

Thông số thử nghiệm

 

Bàn dùng cho dã ngoại

Bàn dùng cho gia đình

Bàn dùng cho công cộng

1. Tải trọng tĩnh thng đứng trên bề mặt chính, mặt bàn có diện tích lớn hơn 0,25 m2 b

5.5.2.1

Lực tác động quy định, N

a) Bề mặt chính đối với bàn có chiều cao ≤ 950 mm

300

750

1 000

b) Bề mặt chính đối với bàn có chiều cao > 950 mm

-

500

500

Số lần tác động

10

10

10

2. Tải trọng tĩnh thẳng đứng trên bề mặt chính, mặt bàn có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 0,25 m2 b

5.5.2.1

Lực tác động quy định, N

150

300

500

Số ln tác động

10

10

10

3. Tải trọng tĩnh thẳng đứng trên bề mặt bàn khi mặt bàn chính có chiều dài lớn hơn 1600 mm

5.5.2.2

Lực tác động quy định, N

500

750

1 000

Số lần tác động

10

10

10

4. Tải trọng tĩnh thẳng đứng trên bề mặt phần bàn gấp mở rộng

5.5.2.3

Lực tác động quy định, N

100

200

300

Số lần tác động

10

10

10

5. Độ bền lâu nằm ngang

5.5.3

Khối lượng đặt trên bàn, kg

50

50

50

Lực tác động quy định, N

100

150

300

Số lần tác động

5 000

10 000

20 000

6. Độ ổn định bàn dưới tải trọng thẳng đứnga b

5.5.4.1

Lực tác động quy định, N

V1

200

200

200

V2

200

400

400

7. Độ ổn định của bàn với những phần mở rộnga

5.5.4.2

Tải trọng phần mở rộng quy định, kg/dm3

0,2

0,2

0,5

Số lần tác động

5 000

10 000

30 000

Lực tác động thẳng đứng, N, được xác định theo 5.5.4 Bảng 2

 

 

 

V1

200

200

200

V2

200

400

400

8. Độ ổn định ca bàn được thiết kế có cán ô/dù che nắnga

5.5.4.3

Lực thử nghiệm, N

30

30

30

a) Đối với bàn không đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu về độ ổn định cần phải thực hiện thêm các thử nghiệm phụ về độ ổn định trước khi thử nghiệm theo trình tự quy định trong bảng này.

b) Các loại bản có phần mở rộng phải được thử nghiệm cả trạng thái mở rộng và không mở rộng. Nếu bản có phần mở rộng nằm ở trung tâm phải được thử nghiệm như bề mặt chính. Phần của bề mặt chính ở dạng không mở rộng có thể tr thành bề mặt phụ trong hình dạng mở rộng.

 

4.2.2  Yêu cầu về độ bền lực, độ bền lâu và độ n định

Các yêu cầu an toàn về độ bền lực, độ bền lâu và độ ổn định của bàn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Không có bất kỳ mối liên kết nào bị gãy;

b) Các liên kết cứng không lỏng ra;

c) Bàn hoàn toàn đảm bảo chức năng của nó sau khi bỏ tài;

d) Sản phẩm không bị lật ngược khi thử nghiệm độ ổn định.

5  Phương pháp thử nghiệm

5.1  Chuẩn bị mẫu thử

Bàn được lắp ráp theo hướng dẫn lắp ráp. Các phụ kiện phải được xiết chặt trước khi thử nghiệm.

Bàn được dựng thẳng đứng đ thử nghiệm.

Bàn thử nghiệm phải được bảo quản trong môi trường trong nhà ít nhất 24 h ngay trước khi thử. Các thử nghiệm phải được thực hiện ở điều kiện môi trường trong nhà. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thử nghiệm, nhiệt độ nằm ngoài dải từ 15 °C đến 25 °C, nhiệt độ tối đa và tối thiểu phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.

5.2  Lực tác động

Lực tác động khi thử nghiệm độ bền lâu và tải trọng tĩnh “phải được tác động chậm để lực xung động gây ra là nhỏ được chấp nhận. Lực tác động trong thử nghiệm độ bền lâu phải được tác động chậm để không xảy ra nhiệt.

Tải trọng tĩnh phải được duy trì trong (10 ± 2) s, tải thử độ bền phải được duy trì trong (2 ± 1) s.

Các lực có thể được thay thế bằng khối lượng. Tương quan 10 N = 1 kg.

5.3  Dung sai

Các dung sai sau được áp dụng cho thử nghiệm:

- Lực tác động: ± 5 % lực danh nghĩa;

- Vận tốc: ± 5 % vận tốc danh nghĩa;

- Khối lượng: ± 1 % khối lượng danh nghĩa;

- Kích thước: ± 1 mm kích thước danh nghĩa,

- Góc: ± 2 0 của góc danh nghĩa.

5.4  Thiết bị, dụng cụ

5.4.1  Đầu gây tác động lực

Đầu gây tác động lực gồm có 3 phần: Hình trụ tròn bằng sắt, lò so đàn hồi và mặt tác động lực (xem Hình 1).

Bề mặt tác động lực là một vật thể tròn cứng, đường kính 200 mm, mặt của nó có một phần lồi, mặt cầu cong bán kính 300 mm với bán kính cạnh bo tròn 12 mm.

 

CHÚ DẪN:

1 Hình trụ tròn bằng sắt

2 Lò so đàn hồi

3 Mặt tác động lực

Hình 1 - Đầu gây tác động lực

5.4.2  Sàn

Mặt phẳng cứng, bề mặt nhẵn, nằm ngang.

5.4.3  Chặn chống trượt

Chặn chống trượt dùng để ngăn bàn khỏi bị trượt nhưng không ngăn bàn khỏi bị nghiêng, có chiều cao ≤ 12 mm. Trong trường hợp bàn cần phải sử dụng chặn chống trượt cao hơn thì sử dụng chặn chống trượt thấp nhất có thể để ngăn bàn khỏi bị dịch chuyển.

5.4.4  Đệm chịu tải

Một vật thể hình trụ cứng, đường kính 100 mm, có mặt phẳng, nhẵn và cạnh có bán kính 12 mm.

5.4.5  Tấm đệm xốp

Lớp bọt xốp dày 25 mm với khối lượng riêng (120 ± 25) kg/m3.

5.4.6  Ống thử nghiệm bằng thép

Ống đường kính (18 ± 1,5) mm và chiều dày thành (1,5 ± 0,5) mm với chiều dài sao cho một lực có thể được tác dụng ở khoảng cách 2200 mm so với mặt sàn.

5.5  Phương pháp thử

5.5.1  Điều kiện thử nghiệm chung

Các phép th tính chất cơ học của bàn được thực hiện trong hình dạng dễ bị hư hỏng nhất.

Trường hợp mặt bàn có thể mở rộng, kích thước nhỏ nhất của mặt bàn không được mở rộng nhỏ hơn 300 mm thì hình dạng mở rộng được coi là có khả năng gây ra hỏng hóc nhất. Trong trường hợp này, hình dạng mở rộng được coi là bề mặt chính.

5.5.2  Tải trọng tĩnh thẳng đứng

5.5.2.1  Tải trọng tĩnh thẳng đứng trên bề mặt bàn chính

Đặt bàn trên bề mặt thử nghiệm, ở vị trí sử dụng bình thường. Phần mở rộng bàn vào giữa bàn sẽ được coi là bề mặt chính. Tác động một lực thẳng đứng hướng xuống ở bất kỳ vị trí nào trên mặt bàn có khả năng gây ra hư hng, nhưng không nhỏ hơn 100 mm từ bất kỳ cạnh nào (xem Hình 2). Sử dụng tấm đệm chịu tải (5.4.4).

Nếu bàn có xu hướng lật, dần dần di chuyển điểm tải về phía giữa bàn cho đến khi xu hướng này chấm dứt.

Nếu trên bàn có nhiều vị trí dễ hư hng, tiến hành thử nghiệm ở tối đa bốn vị trí khác nhau.

Nếu yêu cầu đo độ võng, hãy duy trì tải cuối cùng trong tối đa 30 min đ đo độ võng lớn nhất, d.

Độ võng, d, là sự khác biệt về độ cao tại điểm đặt tải, giữa trạng thái ban đầu không tải và trạng thái cuối cùng chịu tải.

a) Bề mặt chính

CHÚ DẪN:

d độ võng

F Lực tác động thẳng đứng

Hình 2 - Lực tác động thẳng đứng trên bề mặt bàn chính

5.5.2.2  Tải trọng tĩnh thng đứng trên bề mặt bàn khi mặt bàn chính có chiều dài lớn hơn 1600 mm

Đặt bàn trên bề mặt thử nghiệm, ở vị trí sử dụng bình thường.

Một phần mở rộng của bàn được thêm vào giữa bàn sẽ được coi là bề mặt chính.

Tác động đồng thời hai lực thẳng đứng hướng xuống tại các điểm được định vị trên trục dọc của mặt bàn, cách 400 mm ở hai bên của trục ngang (xem Hình 3). sử dụng tấm đệm chịu tải (5.4.4).

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

L chiều dài mặt bàn

F Lực tác dụng thẳng đứng

Hình 3 - Thử nghiệm tải trọng tĩnh trên mặt bàn có chiều dài lớn hơn 1600 mm

5.5.2.3  Tải trọng tĩnh thẳng đứng trên bề mặt bàn phần bàn mở rộng

Đặt bàn trên bề mặt thử nghiệm, ở vị trí sử dụng bình thường.

Một phần mở rộng của bàn được thêm vào giữa bàn sẽ được coi là bề mặt chính.

Một phần của bề mặt chính trong hình dạng không mở rộng có thể trở thành mặt phụ trong hình dạng mở rộng.

Tác động một lực thẳng đứng hướng xuống ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt m rộng dễ gây ra hư hỏng nhưng không nhỏ hơn 100 mm từ bất kỳ cạnh nào (xem Hình 4). Sử dụng đệm chịu tải 5.4.4.

Nếu bàn có xu hướng bị lật, dần dần di chuyển điểm tải về phía giữa bàn để tránh bị lật.

Lặp lại thử nghiệm ở tối đa hai vị trí khác nhau.

Nếu yêu cầu đo độ võng, hãy duy trì tải cuối cùng trong tối đa 30 min đ đo độ võng lớn nhất, d.

Độ võng, d, là sự khác biệt về độ cao tại điểm đặt tải, giữa trạng thái ban đầu không tải và trạng thái cuối cùng chịu tải.

CHÚ DẪN:

d độ võng

1 Bề mặt bàn chính

F tải trọng tĩnh thẳng đứng

2 Bề mặt bàn mở rộng

Hình 4 - Thử nghiệm tải trọng tĩnh thẳng đứng trên bề mặt phần bàn mở rộng

5.5.3  Độ bền lâu bàn theo phương ngang

Đặt bàn trên bề mặt thử nghiệm, ở vị trí sử dụng bình thường.

Bàn có phần mở rộng được chèn vào giữa bàn phải được thử nghiệm trong hình dạng mở rộng. Tt cả các bàn khác sẽ được thử nghiệm mà không mở rộng bàn.

Cố định chân bàn bằng cách đặt chặn chống trượt xung quanh mỗi chân (xem Hình 5).

Đặt khối lượng quy định lên mặt bàn trên diện tích (300 ± 50) mm x (300 ± 50) mm, hoặc đường kính (300 ± 50) mm, tại điểm có khả năng ngăn cản bàn nâng lên khỏi sàn nhất.

Tác dụng hai lực ngang xen kẽ ở cạnh bên mặt bàn, một điểm ở cuối bàn cách một góc/cạnh 50 mm, á, và một điểm ở đầu/cạnh đối diện, b, (xem Hình 5a). Sử dụng tấm đệm chịu tải (5.4.4).

Nếu mặt bàn không được giữ chặt vào kết cấu bên dưới và mặt bàn di chuyển khi tác dụng lực, giảm lực vừa đủ để ngăn cản sự dịch chuyển đó. Ghi lại giá trị bất kỳ lực giảm nào đã sử dụng.

Nếu bàn có xu hướng nâng lên, giảm lực vừa đủ để ngăn cản sự nâng lên đó. Ghi lại giá trị bất kỳ lực giảm nào đã sử dụng.

Lặp lại thử nghiệm ở các vị trí góc khác, c và d, (xem Hình 5 a).

Tiến hành thử nghiệm đối với số chu kỳ được quy định.

Thử nghiệm có thể được thực hiện theo chu kỳ một giai đoạn a, c, b, d hoặc trong chu kỳ hai giai đoạn a, b sau đó là c, d.

Đối với các bàn có mặt bàn cong có thể sử dụng các tấm đệm ti đặc biệt.

Đối với bàn có chân đế hình tam giác hoặc ba chân, hướng a, b phải vuông góc với một mặt của chân đế hoặc với đường nối hai chân và đi qua góc thứ ba của chân đế hoặc chân thứ ba. Hướng c, d phải song song với một bên của đế hoặc đường nối hai chân.

Đối với các bàn có mặt hình tròn hoặc hình bầu dục, và có đế hình tam giác hoặc ba chân, a, b phải thông qua trục dọc. Hướng c, d sẽ nằm trên a vuông góc với phương a, b và cách mép ngoài cùng của bàn 50 mm (xem Hình 5e).

Đối với các bàn có mặt hình tròn hoặc bầu dục và có giá đỡ chân chéo, hướng a, b phải qua trục dọc. Hướng c, d phải nằm trên đường vuông góc với hướng a, b và cách ngoài cùng 50 mm cạnh của bàn (xem Hình 5f).

Kích thước tính bằng milimét

a) Mặt bàn cơ bản

b) Bàn giá đỡ công xôn

c) Bàn được gắn với mặt bàn khác ở một đầu

d) Bàn có mặt bàn hình tròn và bầu dục

e) Bàn có mặt bàn hình tròn và bầu dục có ba chân

f) Bàn có mặt hình tròn hoặc bầu dục và có giá đỡ chân chéo

CHÚ DN:

Fa một lực tác dụng tại điểm a

1 Mặt bản chính

Fb lực tác dụng tại điểm b

2 Khối lượng quy định

Fc lực tác dụng tại điểm c

3 Điểm chặn

Fd lực tác dụng tại điểm d

4 Bàn bổ sung

Hình 5 - Thử nghiệm độ bền lâu theo phương ngang

5.5.4  Thử nghiệm độ ổn định

5.5.4.1  Thử nghiệm độ ổn định bàn dưới tác dụng lực thẳng đứng

5.5.4.1.1  Bàn có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 950 mm

Các bàn được thử nghiệm thực hiện trong hình dạng có khả năng gây lật lớn nhất.

Nếu mặt bàn có thể được mở rộng và kích thước nhỏ nhất của mặt bàn chưa mở rộng nhỏ hơn 300 mm thì hình dạng khi được mở rộng được xem là hình dạng dễ bị hư hỏng nhất.

Bàn phải được đặt ở độ cao dễ bị lật nhất, chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 950 mm.

Đo kích thước dài nhất của mặt bàn (L). Sử dụng lực quy định tác dụng thẳng đứng (V), được xác định từ Bảng 2.

CHÚ THÍCH Biểu thị đồ họa của Bảng 2 được thể hiện trong Hình 6.

Lực tác động thẳng đứng được đặt cách mép ngoài của mặt bàn 50 mm (xem Hình 7), nơi lực gây ra lật bàn càng xa giá đỡ càng tốt.

Khi có nhiều vị trí có thể gây lật bàn, thử nghiệm được lặp lại ở mỗi vị trí.

Bảng 2 - Xác định lực tác động thẳng đứng

Kích thước dài nhất của mặt bàn, L

Lực tác dụng thẳng đứng, V

Từ 0 mm đến < 800 mm

V1

Từ 800 mm đến 1600 mm

> 1600 mm

V2

CHÚ DN:

1 Lực thẳng đứng (V) tính bằng N

2 Kích thước dài nhất của mặt bàn tính bằng mm

V1 Lực tác động thẳng đứng tối thiểu

V2 Lực tác động thẳng đứng tối đa

Hình 6 - Xác định lực tác động thẳng đứng thử nghiệm độ ổn định của bàn

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

L Kích thước dài nht của mặt bàn

V Lực tác dụng thẳng đứng

Hình 7 - Thử nghiệm độ ổn định của bàn dưới tác động lực thẳng đứng

5.5.4.1.2  Bàn có chiều cao lớn hơn 950 mm

Các bàn được thử nghiệm thực hiện trong hình dạng có nhiều khả năng gây ra lật.

Nếu mặt bàn có thể được mở rộng và kích thước nhỏ nhất của mặt bàn chưa mở rộng nhỏ hơn 300 mm thì hình dạng khi được mở rộng được xem là hình dạng dễ bị hư hỏng nhất.

Chiều cao của bàn lớn hơn 950 mm.

Phương pháp thử nghiệm như mục 5.5.4.1.1 sử dụng 50% lực tác dụng thẳng đứng quy định (V) xác định từ Bảng 2. Khi có nhiều vị trí có thể gây lật, kiểm tra được lặp lại ở mỗi vị trí.

5.5.4.2  Thử nghiệm độ n định của bàn với những phần kéo ra của bàn được mở rộng

Thử tải quy định trên từng phần tử mở rộng.

Đối với bàn có các phần mở rộng không được lắp khóa liên động, hãy mở tất cả các phần mở rộng. Đối với bàn có phần mở rộng được lắp với khóa liên động, hãy mở hai phần mở rộng có khối lượng lớn nhất mà không đè lên khóa liên động. Nếu thiết bị khóa liên động ngăn không cho mở đồng thời hai phần mở rộng bất kỳ, hãy mở phần mở rộng với khối lượng lớn nhất.

Bàn không được lật khi tác dụng lực quy định thẳng đứng ở tâm mặt bàn, cách mép 50 mm. Sử dụng tấm đệm tài (5.4.4).

5.5.4.3  Thử nghiệm độ n định của bàn khi có cán ô/dù che nắng

Các bàn được thử nghiệm thực hiện trong hình dạng có nhiều khả năng gây ra lật.

Nếu mặt bàn có thể mở rộng được và kích thước nhỏ nhất của mặt bàn chưa mở rộng nhỏ hơn 300 mm thì hình dạng khi khi mở rộng được xem là hình dạng dễ bị hư hỏng nhất.

Thử nghiệm này không áp dụng nếu bàn sử dụng các ô/dù che được lắp với đế riêng của chúng.

Giữ chặt ống thép (5.4.5) trong giá cố định của bàn để giữ ô/dù che nắng.

Tác dụng lực F theo phương ngang ở độ cao h 2 200 mm so với mặt sàn.

Hình 8 cho thấy một ví dụ về bàn có ô/dù che nắng.

CHÚ DẪN

F Lực tác dụng ngang

h chiều cao

Hình 8 - Thử nghiệm độ ổn định của bàn có ô/dù che nắng

6  Thông tin hướng dẫn sử dụng

6.1  Thông tin chung

Hướng dẫn sử dụng phải được viết bằng ngôn ngữ của quốc gia nơi bàn được bán. Các hướng đều có tiêu đề “QUAN TRỌNG, ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG”, chiều cao chữ phải lớn hơn 5 mm.

Thông tin phải chứa ít nhất các chi tiết sau:

a) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất/nhà cung cấp/nhà bán lẻ;

b) Điều kiện sử dụng sản phẩm (trong gia đình, cắm trại hoặc công cộng), nếu có;

c) Hướng dẫn lắp ráp;

d) Hướng dẫn bảo quản và bảo dưỡng bàn;

e) Nếu bàn có có cấu điều chỉnh chiều cao, điều khiển điện, cần thêm thông tin chỉ những người được đào tạo mới thay thế, sa chữa cơ cấu này.

Thông tin mua sản phẩm tham khảo tại phụ lục A

7  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm gồm những thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) mô tả cụ thể chi tiết sản phẩm được thử;

c) điều kiện sử dụng sản phẩm (cắm trại, gia đình, công cộng);

d) các khuyết tật nhìn thấy được trước khi thử nghiệm;

e) kết quả thử nghiệm theo các điều áp dụng;

f) sự phù hợp với các yêu cầu;

g) tên và địa chỉ của cơ sở thử nghiệm;

h) ngày thử nghiệm.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Thông tin cho người mua sản phẩm

Để người tiêu dùng lựa chọn một sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng dễ dàng trước khi mua, thông tin mua hàng phải có sẵn mà không cần phải mở bất kỳ gói nào.

Thông tin này bao gồm:

- Nhận dạng sản phẩm;

- Các đặc tính của sản phẩm như kích thước, thông tin lưu trữ, bảo quản, v.v...;

Điều kiện sử dụng sản phm (cắm trại, ngoại thất gia đình, hoặc công cộng);

- Cảnh báo nếu bàn có lỗ cắm ô nhưng không có bộ phận đỡ.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 11536:2016 (ISO 7172), Đồ nội thất - Bàn - Xác định độ ổn định

[2] GB 28478-2012  (Yêu cầu an toàn cho đồ gỗ ngoài trời - Bàn và ghế).

[3] EN 1728:2012, Furniture - Seating - Test methods for the determination of strength and durability (Đồ gỗ - Ghế ngồi - Phương pháp xác định độ bền lực và độ bền lâu).

[4] EN 1730:2012, Furniture - Tables - Test methods for the determination of stability, strength and durability (Đồ gỗ - Bàn - Phương pháp xác định độ ổn định, độ bền lực và bền lâu).

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu an toàn cơ học cho bàn

4.1  Yêu cầu chung

4.2  Độ bền lực, độ bền lâu và độ ổn định

5  Phương pháp thử nghiệm

5.1  Chuẩn bị mẫu thử

5.2  Lực tác động

5.3  Dung sai

5.4  Thiết bị, dụng cụ

5.5  Phương pháp thử

6  Thông tin hướng dẫn sử dụng

7  Báo cáo thử nghiệm

Phụ lục A (tham khảo) Thông tin cho người mua sản phẩm

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi