Tiêu chuẩn TCVN 13434-1:2021 Sơn phủ bề mặt sản phẩm gỗ - Phần 1: Nhóm sơn polyurethane (PU)

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13434-1:2021

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13434-1:2021 Sơn phủ bề mặt sản phẩm gỗ - Phần 1: Nhóm sơn polyurethane (PU)
Số hiệu:TCVN 13434-1:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2021Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13434-1:2021

SƠN PHỦ BỀ MẶT SẢN PHẨM GỖ
PHẦN 1: NHÓM SƠN POLYURETHANE (PU)

Wood paints and varnishes
Part 1: Polyurethane (PU) paints and varnishes

Lời nói đầu

TCVN 13434-1: 2021 do Tổng cục Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SƠN PHỦ BMẶT SẢN PHM GỖ
PHẦN 1: NHÓM SƠN POLYURETHANE (PU)

Wood paints and varnishes
Part 1: Polyurethane (PU) paints and varnishes

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho nhóm sơn Polyurethane (PU) dùng phủ bề mặt sản phẩm gỗ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bn được nêu. Đối với tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2090:2015 (ISO 15528:2013), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu.

TCVN 2096-1:2015 (ISO 9117-1:2009), Sơn và vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô - Phần 1: Xác định trạng thái khô hoàn toàn và thời gian khô hoàn toàn;

TCVN 2101:2016 (ISO 2813:2014), Sơn và vecni - Xác định giá trị độ bóng ở 20°, 60° và 85°;

TCVN 2102:2008 (ISO 3668:1998), Sơn và vecni - Xác định màu sắc theo phương pháp so sánh trực quan;

TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007), Sơn và vecni - Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi - Phần 2: Phương pháp sắc ký khí;

ISO 4618:2014, Paints and varnishes - Terms and definitions. (Sơn và vecni - Thuật ngữ và định nghĩa)]

ISO 4624:2016, Paints and varnishes - Pull-off test for adhesion. (Sơn và vecni - Thử nghiệm bám dính bằng phương pháp kéo ra);

ISO 15184:2012, Paints and varnishes - Determination of film hardness by pencil test. (Sơn và vecni - Xác định độ cứng màng film sơn bằng thử nghiệm bút chì).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong ISO 4618:2014, TCVN 2101:2016 (ISO 2813:2014), TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007) và các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Sơn PU (PU paints and varnishes)

Loại chất phủ tạo màng được tạo ra từ phản ứng giữa nhóm Isocyanate (-NCO) với Hydro linh động (-H) của rượu đa chức (Polyol), amin, urê, amid, este, ête.

3.2

Sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ (PU paints and varnishes for wood coating)

Sơn PU dùng để phủ bề mặt sản phẩm gỗ.

3.3

Sơn PU lớp lót (PU primers)

Lớp sơn PU đầu tiên được sơn trực tiếp bám dính lên bề mặt vật liệu nền làm nền cho lớp sơn phủ, hay còn gọi là sơn lót từ sơn PU.

3.4

Sơn PU lớp mặt (Gloss PU paints and varnishes)

Là sơn PU dùng đ phủ lớp ngoài cùng có tác dụng làm tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ bề mặt sản phẩm trước tác động từ môi trường bên ngoài, hay còn gọi là sơn bóng từ sơn PU.

3.5

Hàm lượng chì (Lead content)

Phần trăm khối lượng của chì (được tính theo chì kim loại (Pb)) tồn tại ở tất cả các dạng đơn chất và hợp chất của chì trong sơn.

4  Yêu cầu kỹ thuật

Các sản phm sơn PU ph bề mặt sản phẩm gỗ cần thỏa mãn mức yêu cầu kỹ thuật quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

Chỉ tiêu kỹ thuật

Tên sản phẩm

Mức yêu cầu (1)

1. Hàm lượng chì, % khối lượng rắn

Sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

≤ 0,009% (90 ppm)

2. Hàm lượng VOC, g/mL

Sơn PU lớp mt:

Độ bóng 80 GU (góc đo 60°)

Độ bóng < 80 GU (góc đo 60°)

≤ 0,58 g/mL

0,67 g/mL

Sơn PU lớp lót:

≤ 0,67 g/mL

3. Độ bám dính

Sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

Do nhà sản xuất tự công bố

4. Độ cứng bề mặt

Sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

Do nhà sản xuất tự công bố

5. Thời gian khô

Sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

Do nhà sản xuất tự công bố

6. Màu sắc

Sơn PU ph bề mặt sản phẩm gỗ

Do nhà sản xuất tự công bố

7. Độ bóng

Sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

Do nhà sản xuất tự công bố

GHI CHÚ:

(1) Các ch tiêu kỹ thuật được xác định ở dung dịch sơn sau khi pha chế đầy đ các thành phần theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

5  Phương pháp xác định

5.1  Lấy mẫu

Lấy mẫu đại diện của lô sản phẩm sơn PU được thử nghiệm theo quy định trong TCVN 2090:2015 (ISO 15528:2013).

5.2  Phương pháp thử

Các chỉ tiêu kỹ thuật sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ được thử nghiệm theo các phương pháp thử quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

Chỉ tiêu kỹ thuật

Tên sản phẩm

Phương pháp thử

1. Hàm lượng chì, % khối lượng rắn

Sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

Quy định tại Phụ lục A

2. Hàm lượng VOC, g/mL

Sơn PU lớp mặt:

Độ bóng 80 GU (góc đo 60°)

Độ bóng < 80 GU (góc đo 60°))

Sơn PU lớp lót:

TCVN 10370-2:2014

(ISO 11890-2:2007)

3. Độ bám dính

Sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

ISO 4624:2016

4. Độ cứng bề mặt

Sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

ISO 15184:2012

5. Thời gian khô

Sơn PU phủ bề mặt sn phẩm gỗ

TCVN 2096-1:2015

(ISO 9117-1:2009)

6. Màu sắc

Sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

TCVN 2102:2008

(ISO 3668:1998)

7. Độ bóng

Sơn PU phủ bề mặt sản phẩm gỗ

TCVN 2101:2016

(ISO 2813:2014)

6  Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

6.1  Bao gói

Phương tiện chứa sơn phải đảm bảo kín và chắc chắn, chịu được những va đập và tác động của thời tiết trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào nhà xưởng, kho chứa bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới phù hợp với quy định đối với từng loại sơn. Bao bì dùng hết phải bảo quản riêng. Trường hợp sử dụng lại bao bì phải làm sạch, bảo đảm không phản ứng với sơn được đưa vào tiếp theo.

Vật liệu kê, đậy phải được đánh dấu đ phân biệt từng loại sơn, không được dùng lẫn của nhau.

6.2  Ghi nhãn

Sơn PU lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn phù hợp với quy định về nhãn hàng hóa và công bố đầy đủ các ch tiêu chất lượng trên bao gói sản phẩm. Nội dung trên nhãn tối thiểu phải có các thông tin sau:

- Tên sơn;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sơn;

- Xuất xứ sơn;

- Định lượng;

- Ngày sản xuất;

- Hạn sử dụng;

- Thành phần hoặc thành phần định lượng;

- Mã nhận dạng hóa chất sơn;

- Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ;

- Biện pháp phòng ngừa;

- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

6.3  Vận chuyển và bảo quản

6.3.1  Vận chuyển

Sơn PU được vận chuyển phải tuân thủ theo các quy định hin hành đối với nhóm danh mục hàng hóa nguy hiểm.

Khi vận chuyển sơn phải đảm bảo các yêu cầu:

Xe phải có thùng, bồn chứa chuyên dụng hoặc có mui, bạt che tránh mưa, nắng. Bạt che phủ phải kín toàn bộ phần sơn được vận chuyển, đảm bảo không tiếp xúc nước mưa, ánh sáng mặt trời trực tiếp và ngăn sơn rò rỉ, rơi vãi trên đường.

Đảm bảo các điều kiện về môi trường bảo quản theo đúng phiếu an toàn hóa chất.

Cấm vận chuyển sơn chung với người, gia súc và các hàng hóa khác.

6.3.2  Bảo quản

Bảo quản sơn phù hợp với tiêu chí ghi nhãn tương ứng một trong các hình đồ cảnh báo GHS06, GHS07, GHS08. GHS09 (sau đây gọi tắt là hóa chất độc) phải tuân thủ các quy định sau:

a) Điều kiện về trang thiết bị, nhà xưởng, kho chứa hóa chất độc

- Cơ sở phải giám sát quy trình xuất, nhập sơn, lập phiếu kiểm soát mua bán sơn đảm bảo quản lý chính xác về khối lượng sơn chứa trong kho.

- Máy, thiết bị, ống dẫn sơn phải bảo đảm bền và kín, các ống dẫn khí phải được thiết kế đảm bảo hạn chế tối đa các chỗ nối, chờ, nối dự phòng.

- Nơi có sơn phải có tín hiệu báo động về tình trạng thiếu an toàn của máy, thiết bị, báo hiệu các công đoạn sản xuất đặc biệt.

- Nơi có hơi khí độc, bụi độc phải thông gió tự nhiên và kết hợp với các biện pháp thông gió cưỡng bức để đảm bảo nồng độ chất độc trong môi trường làm việc không vượt quá nồng độ giới hạn cho phép theo quy định pháp luật hiện hành.

- Thiết bị chứa sơn dễ bay hơi, dễ sinh bụi phải đảm bảo kín, chỉ được đặt tại các khu vực được quy định theo quy trình sản xuất.

- Sơn phải bảo quản trong kho có tường và nền không thm nước, không bị ảnh hưởng của lũ lụt, xa nơi đông dân cư, kho phải có khóa bảo đảm, chắc chắn.

- Khu vực chứa sơn phải có hệ thống bờ, rãnh thu gom; hệ thống thu gom có dung tích chứa tối thiểu bằng 110% tổng thể tích sơn;

b) Yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với sơn

- Khi tiếp xúc với sơn, phải có mặt nạ phòng độc. Mặt nạ phòng độc phải được lựa chọn theo khuyến cáo của nhà sản xuất hóa chất tại MSDS của hóa chất đó.

- Khi tiếp xúc với bụi độc phải được trang bị khẩu trang chống bụi, quần áo bảo vệ chống hơi bụi, giày, găng tay phù hợp. Khi tiếp xúc với chất lỏng độc phải che kín cơ thể. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải để trong tủ kín được kim soát chặt chẽ việc sử dụng và định kỳ kiểm tra điều kiện sử dụng.

- Trong quá trình sản xuất sơn, khi lấy mẫu sơn trong thiết bị áp lực cao, phải dùng máy giảm áp để giảm áp lực. Các thiết bị sản xuất, sử dụng sơn dạng lỏng phải có thiết bị đo mức hóa chất.

- Không được tiếp xúc trực tiếp sơn. Các dụng cụ cân, đong sơn sau khi đã dùng phải được vệ sinh sạch sẽ.

- Trước khi đưa người vào làm việc nơi kín, có sơn phải kiểm tra nồng độ sơn trong không khí, khử độc bằng biện pháp phù hợp, đảm bảo nồng độ chất độc còn lại nhỏ hơn nồng độ gii hạn cho phép tiếp xúc hoặc trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp. Khi làm việc ở những khu vực này, phải có ít nhất 02 người đ báo động, cấp cứu kịp thời khi xảy ra sự cố.

- Khu vực sang chiết, đóng gói lại phương tiện chứa phải thông thoáng, đảm bảo vệ sinh an toàn hoặc có trang bị hệ thống hút hơi khí độc.

- Khi sử dụng các phương tiện cân đong sơn phải đảm bảo không làm rơi vãi hoặc phát tán bụi ra không khí.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Phương pháp xác định hàm lượng chì trong sơn PU

A.1  Thông tin chung

Phương pháp xác định hàm lượng chì được tham khảo theo tiêu chuẩn CPSC-CH-E1003-09.1 - Quy trình thực hành chuẩn để xác định chì (Pb) trong sơn và các bề mặt phủ tương tự.

A.2  Thiết bị và Vật tư

Hóa chất, dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và phân tích như sau:

a. Hóa chất

1. Dung dịch chì chun (1 mg/ml) hoặc pha 1,5980 g chì nitrat Pb(N03)2 trong 10 ml nước, thêm 10 ml HN03 (khối lượng riêng 1,42 g/l) và pha loãng thành 1 l.

2. Dung dịch amoni axetat (NH4CH3COO) : axit nitric (HNO3) tỷ lệ 1:1.

3. Dung dịch amoni axetat (NH4CH3COO) - 50% khối lượng/thể tích): Hòa tan 500 g amoni axetat (NH4CH3COO) trong nước, và pha loãng thành 1 l.

4. Axit nitric đậm đặc.

5. Nước cất.

b. Dụng cụ

1. Cốc nung

2. Bình định mức dung tích (50, 100, 1000 ml)

3. Pipet dung tích (1, 2, 5 ml)

4. Giấy lọc

5. Đũa thủy tinh, Kẹp.

c. Thiết bị

1. Lò nung hoặc lò vi sóng phá mẫu

2. Tủ sấy

3. Thiết bị quang ph hấp thụ nguyên tử (AAS) hoặc Thiết bị phổ phát xạ nguyên t plasma cặp cảm ứng (ICP)

4. Cân phân tích 4 số.

3. Quy trình phân tích

a. Xử lý mẫu

Cân từ 2 g đến 3 g sơn nước hoặc từ 1 g đến 2 g sơn bột vào cốc nung (chén sứ). Sử dụng cân có độ chính xác 0,1 mg. Sấy khô mẫu ở 105 °C trong 4 h để loại bỏ dung môi cho đến khi sơn tạo màng và có khối lượng không đổi. Làm lạnh đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm và cân để xác định trọng lượng của lớp sơn khô theo công thức:

% Sơn khô =

Khối lượng mẫu sơn sau khi sấy đến khối lượng không đổi (g) x 100

Khối lượng mẫu sơn trước khi sấy (g)

Tiếp tục đưa cốc nung có mẫu sơn đã được sấy đến khối lượng không đổi vào lò nung ở nhiệt độ (475 ÷ 500) °C để tro hóa mẫu trong 1 h đến 2 h. Lấy chén cốc nung ra và làm mát đến nhiệt độ phòng. Dùng que thủy tinh phá tro thành các hạt mịn.

Cho 10 ml HNO3 (1:1) vào cốc chưa mẫu đã tro hóa, cẩn thận đề tránh thất thoát do trong trường hợp tro phản ứng mạnh với axit sẽ sôi, trào mẫu ra ngoài. Đun nóng mẫu cho đến khi còn từ 2 ml đến 3 ml dung dịch. Tiếp tục thêm 10 ml HNO3 (1:1) và gia nhiệt cho mẫu đến khi dung dịch trong cốc mẫu ít hơn 5 ml.

Lọc dung dịch qua giấy lọc có độ xốp trung bình vào bình định mức 50 ml. Nếu dịch lọc không trong, lọc lại bằng giấy lọc có kích thước lỗ nhỏ hơn. Rửa cốc đựng mẫu 3 lần, mỗi lần với 2,5 ml dung dịch amoni axetat nóng và chuyển toàn bộ vào phễu lọc. Rửa lại cốc mẫu và giấy lọc bằng nước cất. Chuyển toàn bộ dịch vào bình định mức. Định mức mẫu bằng nước cất đến 50 ml.

Đây là dung dịch được sử dụng để phân tích trên máy AAS hoặc ICP.

b. Phân tích hàm lượng chì trong mẫu bằng phương pháp AAS hoặc ICP

Xây dựng đường chuẩn của Pb theo hướng dẫn của thiết bị phân tích (tùy theo khả năng phân tích của từng thiết bị, đường chuẩn sẽ được khuyến cáo lập trong khoảng đo nào là tốt nhất, sao cho hàm lượng Pb phát hiện được của mẫu phải nằm trong khoảng tuyến tính của đường chuẩn được xây dựng).

Phân tích hàm lượng Pb trong mẫu bằng thiết bị AAS hoặc ICP: đối với mỗi thiết bị nên chọn vạch hấp thụ hay phát xạ đầu tiên nhà sản xuất đưa ra (đối với thiết bị phân tích AAS sử dụng bước sóng 283,3 nm, hoặc đối với thiết bị phân tích ICP sử dụng bước sóng 220,2 nm để xác định hàm lượng Pb trong mẫu).

4  Tính toán và báo cáo kết quả

Kết quả cho các phương pháp kiểm tra Pb được tính toán và báo cáo như sau:

Tổng nồng độ Pb:

trong đó:

C: Nồng độ Pb trong dung dịch phân tích (pg / ml);

F: Hệ số pha loãng;

S: Khối lượng của mẫu sơn đem đi phân tích (g).

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. QCVN 08:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn.

[2]. QCVN 05:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

[3]. Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

[4]. Nghị định 42/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa và các văn bản pháp luật hiện hành.

[5]. ASTM D3960 - 05 (Reapproved 2018). Standard Practice for Determining Volatile Organic Compound (VOC) Content of Paints and Related Coatings. (ASTM D3960-05 (Phê chuẩn lại năm 2018) Tiêu chuẩn xác định hàm lượng các chất hữu cơ bay hơi trong sơn và các màng phủ có liên quan).

[6]. GB 18581:2009. Indoor decorating and refurbishing materials - Limit of harmful substances of solvent based coatings for woodenware. Tiêu chuẩn đối với các vật liệu tân trang và trang trí nội thất - Mức giới hạn các chất độc hại của chất phủ tan trong dung môi cho đồ gỗ.

[7]. CPSC-CH-E1003-09.1 Standard Operating Procedure for Determining Lead (Pb) in Paint and other Similar Surface Coatings. February 25, 2011. (CPSC-CH-E1003-09.1 Tiêu chuẩn quy định quy trình xác định hàm lượng chì (Pb) có trong sơn và các chất phủ bề mặt tương tự khác).

[8]. Directive 2004/42/CE of the European Parliament and of the Council of 21 April 2004 on the limitation of emissions of volatile organic compounds due to the use of organic solvents in certain paints and varnishes and vehicle refinishing products and amending Directive 1999/13/EC. (Thông tư số 2004/42/EC của Nghj viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu ngày 21/4/2004 về giới hạn phát thải các hợp chất hữu cơ bay hơi do sử dụng dung môi trong sơn và vecni và các sản phẩm hoàn thiện lại bề mặt cho xe hơi.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi