Tiêu chuẩn TCVN 11998:2018 hướng dẫn lão hóa nhiệt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11998:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11998:2018 ASTM D 5510-94 Chất dẻo có khả năng phân hủy oxy hóa - Hướng dẫn lão hóa nhiệt
Số hiệu:TCVN 11998:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11998:2018

ASTM D 5510-94

CHẤT DẺO CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY OXY HÓA HƯỚNG DẪN LÃO HÓA NHIỆT

Standard Practice for heat aging of oxidatively degradable plastics

 

Lời nói đầu

TCVN 11998:2018 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D 5510-94 (Reapproved 2001), Standard Practice for heat aging of oxidatively degradable plastics, với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D 5510-94 thuộc bản quyền ASTM quốc tế.

TCVN 11998:2018 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CHẤT DẺO CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY OXY HÓA HƯỚNG DẪN LÃO HÓA NHIỆT

Standard Practice for heat aging of oxidatively degradable plastics

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này được sử dụng để xác định điều kiện phơi nhiễm chất dẻo tại các nhiệt độ khác nhau khi tiếp xúc với không khí nóng trong các khoảng thời gian được kéo dài. Tiêu chuẩn chỉ quy định quá trình phơi nhiễm với nhiệt mà không quy định về phương pháp thử cũng như mẫu thử. Ảnh hưởng của nhiệt lên tính chất cụ thể bất kỳ có thể được xác định bằng cách lựa chọn phương pháp thử và mẫu thử phù hợp; tuy nhiên, nên sử dụng ASTM D 3826 để xác định điểm phá hủy cuối được định nghĩa là điểm thuộc về lịch sử của vật liệu khí 75 % mẫu thử được thử nghiệm có độ giãn dài khi đứt nhỏ hơn hoặc bằng 5 % tại tốc độ kéo ban đầu bằng 0,1 mm/mm.min.

1.2  Tiêu chuẩn này được sử dụng như hướng dẫn dùng để so sánh đặc tính lão hóa nhiệt của các vật liệu được xác định bởi sự thay đổi một số tính chất quan tâm (đó là điểm gãy giòn bằng cách đo sự giảm độ giãn dài). Tiêu chuẩn này tương tự với ASTM D 3045 nhưng được dùng để đánh giá chất dẻo được chế tạo dễ dàng bị oxy hóa sau khi sử dụng. Thời gian phơi mẫu sử dụng cho tiêu chuẩn này sẽ ngắn hơn nhiều so với thời gian thực hiện theo ASTM D 3045.

1.3  Loại tủ sấy sử dụng có thể ảnh hưởng đến các kết quả thử thu được theo tiêu chuẩn này. Người sử dụng có thể dùng một trong hai phương pháp phơi nhiễm trong tủ sấy. Các kết quả chỉ dựa trên một phương pháp không nên kết hợp với các kết quả dựa trên phương pháp khác.

1.3.1  Quy trình A: Lò đối lưu tự nhiên - Khuyến nghị với mẫu thử màng có độ dày danh nghĩa nhỏ hơn 0,25 mm (0,010 in.)

1.3.2  Quy trình B: Lò tuần hoàn cưỡng bức - Khuyến nghị với mẫu thử màng có độ dày danh nghĩa lớn hơn 0,25 mm (0,010 in.)

1.4  Tiêu chuẩn này khuyến cáo quy trình sử dụng để so sánh đặc tính lão hóa nhiệt của các vật liệu tại một nhiệt độ. Quy trình được khuyến cáo để xác định đặc tính lão hóa nhiệt của một vật liệu tại một dãy nhiệt độ dùng để ước lượng thời gian dẫn đến một thay đổi tính chất xác định tại một vài nhiệt độ thấp hơn cũng được mô tả. Tiêu chuẩn này không dự đoán đặc tính lão hóa nhiệt khi không kiểm soát được sự tương quan giữa ứng suất, môi trường, nhiệt độ và thời gian.

1.5  Các giá trị thể hiện theo đơn vị SI là giá trị chuẩn.

1.6  Tiêu chuẩn này không đề cập đến yếu tố an toàn, nếu có liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nhiệm thiết lập các thực hành an toàn và sức khỏe phù hợp và xác định khả năng áp dụng của các giới hạn quy định trước khi sử dụng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

2.1  Tiêu chuẩn ASTM

TCVN 12001:2018 (ASTM D 3826) Chất dẻo có khả năng phân hủy - Polyetylen và Polypropylen - Xác định điểm phân hủy cuối cùng sử dụng phép thử kéo.

ASTM D 618, Practice for conditioning plastics for testing (Hướng dẫn điều hòa chất dẻo để thử).

ASTM D 883, Terminology relating to plastics (Thuật ngữ liên quan đến chất dẻo).

ASTM D 1870, Practice for elevated temperature aging using a tubular oven (Hướng dẫn lão hóa nhiệt tăng cao sử dụng tủ sấy dạng ống).

ASTM D 2436, Specification for forced-convection laboratory ovens for electrical insulation (Yêu cầu đối với tủ sấy phòng thí nghiệm loại đối lưu cưỡng bức đối với việc cách điện).

ASTM D 3045, Practice for heat aging of plastics without load (Hướng dẫn lão hóa nhiệt chất dẻo không có tải trọng).

ASTM D 3593, Test method for molecular weight averages and molecular weight distribution of certain polymers by liquid size-exclusion chromatography (Gel permeation chromatography GPC) using universal calibration (Phương pháp thử khối lượng phân tử trung bình và sự phân bố khối lượng phân tử của một số polyme bằng phương pháp sắc ký rây phân tử lỏng (sắc ký thẩm thấu gel GPC) sử dụng hiệu chuẩn toàn cầu.

ASTM E 145, Specification for gravity-convection and forced-ventilation ovens (Yêu cầu đối với tủ sấy tuần hoàn cưỡng bức và tủ sấy đối lưu tự nhiên).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa và thuật ngữ nêu trong D 883.

4  Ý nghĩa và sử dụng

4.1  Mối liên hệ giữa các kết quả thu được theo tiêu chuẩn này với các môi trường thải bỏ thực tế (ví dụ, bãi compost) chưa được xác định và do vậy các kết quả chỉ nên sử dụng cho mục đích so sánh và xếp loại.

4.2  Các chất dẻo có thể phân hủy khi cho tiếp xúc với nhiệt có thể trải qua nhiều kiểu thay đổi lý học và hóa học. Cường độ phơi nhiễm về thời gian và nhiệt độ sẽ quyết định mức độ và kiểu thay đổi xảy ra. Thời gian phơi nhiễm ngắn ở nhiệt độ tăng cao thường được sử dụng để rút ngắn thời gian cảm ứng của chất dẻo có khả năng phân hủy oxy hóa mà trong thời gian đó xảy ra sự suy yếu của các chất chống oxy hóa và chất ổn định. Các tính chất vật lý như độ bền kéo, độ bền va đập, độ giãn dài và mô đun đàn hồi có thể thay đổi trong giai đoạn cảm ứng; tuy nhiên, các thay đổi này thường không phải do sự phân hủy khối lượng phân tử mà chỉ đơn thuần là ảnh hưởng của nhiệt độ như tăng khả năng kết tinh hoặc mất mát các chất bay hơi hoặc cả hai.

4.3  Nhìn chung thời gian phơi nhiễm ngắn ở nhiệt độ tăng cao có thể đẩy các chất bay hơi ra như độ ẩm, dung môi hoặc chất hóa dẻo; giảm bớt ứng suất nội do đúc khuôn; gia tăng quá trình khâu mạch đối với nhiệt rắn; tăng khả năng kết tinh và gây ra một số thay đổi màu sắc của chất dẻo hoặc các chất tạo màu, hoặc cả hai. Thông thường có sự co ngót kèm theo với sự mất mát chất bay hơi hoặc gia tăng quá trình polyme hóa.

4.4  Một số vật liệu chất dẻo như PVC có thể trở nên giòn vì mất chất hóa dẻo hoặc do sự giảm khối lượng phân tử của polyme. Polypropylen và các polymer đồng trùng hợp của chúng có xu hướng trở nên rất giòn vì xảy ra sự phân hủy phân tử, trong khi đó polyetylen có xu hướng trở nên mềm và yếu trước khi nó trở nên giòn kèm theo giảm độ bền kéo đứt và độ giãn dài.

4.5  Một vật liệu trở nên giòn không nhất thiết phải đi cùng với việc giảm khối lượng phân tử. Phương pháp ASTM D 3593 nên được sử dụng để xác định đặc tính của sự thay đổi khối lượng phân tử mà có thể xảy ra trong quá trình phơi nhiễm với nhiệt.

4.6  Mức độ thay đổi quan sát được sẽ phụ thuộc vào tính chất được xác định. Các tính chất khác nhau có thể không thay đổi với mức độ giống nhau. Trong hầu hết các trường hợp các tính chất tới hạn như độ bền đứt hoặc độ giãn dài khi đứt thường nhạy với quá trình phân hủy hơn so với các tính chất khối, ví dụ như mô đun.

4.7  Ảnh hưởng của việc phơi nhiễm có thể thay đổi không nhiều, đặc biệt khi mẫu được phơi nhiễm trong các khoảng thời gian dài. Các thông số ảnh hưởng đến độ tái lập của dữ liệu là mức độ kiểm soát nhiệt độ của khu vực phơi, độ ẩm của tủ và tốc độ không khí đi qua mẫu thử và thời gian phơi nhiễm. Các lỗi khi phơi nhiễm thường tích tụ theo thời gian. Một số vật liệu dễ bị phân hủy do tác động của độ ẩm trong các phép thử dài hạn. Các vật liệu dễ bị ảnh hưởng bởi sự thủy phân (như các chất dẻo có khả năng phân hủy thủy phân) có thể bị phân hủy khi chịu các phép thử nhiệt dài hạn do độ ẩm.

4.8  Không nên kết luận rằng các vật liệu được so sánh xếp loại là không sử dụng được. Tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm cung cấp thông tin có thể sử dụng với mục đích so sánh như vậy sau khi thực hiện các phép thử tính chất vật lý sau khi phơi nhiễm. Tuy nhiên, vì tiêu chuẩn không đề cập đến các tác động của ứng suất hoặc môi trường có trong hầu hết các ứng dụng thực tế, người thiết kế phải sử dụng cẩn thận các thông tin thu được từ tiêu chuẩn này, phải chắc chắn là khi lựa chọn vật liệu phải thêm các thông tin như độ ẩm, đất và tác động cơ học có tồn tại với các yêu cầu của ứng dụng cụ thể.

4.9  Có thể có nhiều thông số nhiệt độ tồn tại, thực tế chỉ có một thông số đối với mỗi tiêu chí phá hủy. Do đó, đối với ứng dụng bất kỳ của một thông số nhiệt độ có giá trị, chương trình lão hóa nhiệt phải làm song song các điều kiện phơi nhiễm dự định của sản phẩm cuối. Nếu vật liệu được phơi ở ứng dụng cuối theo cách chưa được đánh giá trong chương trình lão hóa thì thông số nhiệt độ thu được từ đó không áp dụng với vật liệu này.

4.10  Trong một số hoàn cảnh, một vật liệu sẽ được phơi nhiễm ở một nhiệt độ trong một giai đoạn nhất định sau khi đã được phơi nhiễm ở nhiệt độ khác trong một thời gian cụ thể. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cho các ứng dụng như vậy. Đường cong nhiệt-lão hóa của nhiệt độ đầu tiên phải được đưa ra, sau đó sẽ đưa ra đường cong nhiệt-lão hóa với nhiệt độ thứ hai sau khi phơi mẫu dưới nhiệt độ ban đầu.

4.11  Có thể có sai số rất lớn khi sử dụng sơ đồ Arhenius hoặc các công thức dựa vào dữ liệu thực nghiệm tại một dãy các nhiệt độ để ước lượng thời gian gây ra sự thay đổi tính chất xác định tại nhiệt độ thấp hơn. Việc ước lượng thời gian gây ra thay đổi tính chất hoặc phá hủy phải luôn đồng thời với khoảng tin cậy 95 %, đối với khoảng thời gian có được dựa trên tính toán hoặc ước lượng.

5  Thiết bị, dụng cụ

5.1  Sử dụng cho điều hòa tại các điều kiện tiêu chuẩn quy định.

5.2  Tủ sấy

5.2.1  Quy trình A: Tủ sấy đối lưu tự nhiên - Được khuyến nghị với mẫu thử màng có độ dày danh nghĩa không lớn hơn 0,25 mm (0,010 in.)

5.2.2  Quy trình B: Tủ sấy tuần hoàn cưỡng bức - Được khuyến nghị với mẫu thử có độ dày lớn hơn 0,25 mm (0,010 in.). Khi cần thiết phải tránh làm nhiễm bẩn giữa các mẫu thử hoặc vật liệu, có thể theo quy trình tủ sấy dạng ống như quy định trong ASTM D 1870. Thiết bị sấy phải phù hợp với ASTM D 2436 và E 145, Loại 1A và Loại IIB, với 50 ± 10 lần thay không khí trong một giờ và các yêu cầu về sự đồng đều trong khoảng nhiệt độ thử. Nên ghi lại bằng thiết bị để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm phơi nhiễm.

5.3  Giá giữ mẫu - Giá hoặc khung giữ mẫu phù hợp để cho không khí tuần hoàn quanh các mẫu thử.

5.4  Thiết bị thử, phù hợp với các phương pháp thử để xác định các tính chất lựa chọn.

6  Mẫu thử

6.1  Số lượng và loại mẫu thử yêu cầu phải tuân theo các tiêu chuẩn phương pháp thử tính chất cụ thể cần xác định; yêu cầu này phải đáp ứng tại từng thời gian và nhiệt độ lựa chọn. Trừ khi có quy định khác hoặc theo thỏa thuận của các bên liên quan, phơi tối thiểu ba mẫu của mỗi vật liệu ở từng thời gian và nhiệt độ đã chọn.

6.2  Độ dày của mẫu thử phải so sánh được nhưng không lớn hơn độ dày tối thiểu cho ứng dụng mà nó được dùng.

6.3  Phương pháp gia công mẫu thử phải giống với phương pháp của ứng dụng mà nó được dùng.

6.4  Tất cả các mẫu thử của một dãy nhiệt độ phải có cùng tuổi thọ, từ cùng một dây chuyền sản xuất và ngày sản xuất.

7  Điều hòa

7.1  Thực hiện các phép thử ban đầu trong môi trường thí nghiệm chuẩn theo quy định tại ASTM D 618 và với các mẫu thử được điều hòa theo yêu cầu của phương pháp thử được dùng để xác định tính chất hoặc các tính chất yêu cầu.

7.2  Khi có yêu cầu, điều hòa mẫu theo D 618 sau khi phơi nhiễm ở nhiệt độ nâng cao và trước khi thử, trừ khi có quy định khác.

8  Cách tiến hành

8.1  Việc lựa chọn quy trình A hoặc B phụ thuộc vào loại tủ sấy sử dụng (5.2).

8.2  Khi sử dụng các phép thử ở chỉ một nhiệt độ thì tất cả các vật liệu phải được phơi nhiễm cùng thời gian trong cùng một thiết bị. Sử dụng số lần lặp lại của từng vật liệu với từng thời gian thử sao cho các kết quả thử được sử dụng để xác định tính chất vật liệu có thể so sánh được bằng cách phân tích sự biến thiên hoặc quy trình phân tích dữ liệu thống kê tương tự.

8.3  Sử dụng tối thiểu bốn nhiệt độ phơi khi thử ở một dãy nhiệt độ để xác định mối liên hệ giữa thay đổi tính chất xác định với nhiệt độ. Nên sử dụng quy trình sau để lựa chọn nhiệt độ phơi nhiễm:

8.3.1  Nhiệt độ thấp nhất phải gây ra mức độ thay đổi tính chất mong muốn hoặc gây ra phá hủy trong khoảng sáu tháng. Nhiệt độ cao hơn kế tiếp phải gây ra mức độ thay đổi tính chất hoặc phá hủy tương tự nhưng trong khoảng một tháng.

8.3.2  Nhiệt độ thứ ba hoặc thứ tư phải tạo ra mức độ thay đổi tính chất mong muốn hoặc phá hủy tương ứng trong khoảng 1 tuần và 1 ngày.

8.3.3  Chọn các nhiệt độ phơi nhiễm từ Bảng 1 nếu có thể. Nếu theo thời gian lão hóa nhiệt được khuyến nghị trong 8.3.1 và 8.3.2 thì phải sử dụng lịch trình thời gian phơi nhiễm A, B, C, D và E.

8.3.4  Mục đích của Bảng 1 là đưa ra lịch trình thời gian tại các nhiệt độ cụ thể, để chỉ ra một lịch trình lão hóa nhiệt đặc trưng đối với tính chất nhất định của một vài vật liệu. Trong thực tế thường khó ước lượng sự ảnh hưởng của lão hóa nhiệt trước khi thu được các dữ liệu thử. Do đó thường chỉ bắt đầu với lão hóa nhiệt ngắn hạn ở một hoặc hai nhiệt độ cho đến khi thu được các dữ liệu được sử dụng làm cơ sở để lựa chọn nhiệt độ còn lại của các nhiệt độ lão hóa nhiệt. Vì nhiệt độ này phụ thuộc khác nhau vào các chất dẻo có khả năng phân hủy oxy hóa, chỉ sử dụng Bảng 1 như chỉ dẫn ban đầu. Để thu được dữ liệu chính xác hơn, có thể sử dụng thời gian phơi nhiễm và nhiệt độ phơi trung bình so với giá trị cho trong Bảng 1.

CHÚ THÍCH 1 Năng lượng hoạt hóa của một số vật liệu tại các nhiệt độ cao hơn có thể khác so với năng lượng hoạt hóa của vật liệu tại các nhiệt độ thấp hơn. Phải lưu ý khi xây dựng mối liên hệ trong Bảng 1 trên cơ sở dữ liệu lấy từ nhiệt độ lão hóa cao nhất.

8.4  Thử một bộ các mẫu chưa phơi đối với tính chất lựa chọn theo phương pháp thử phù hợp, gồm cả quy định về điều hòa.

8.5  Gắn các mẫu thử vào giá hoặc khung giữ mẫu, và đặt khung vào trong tủ sấy sao cho cả hai mặt của mẫu thử được tiếp xúc với dòng không khí. Để giảm thiểu các ảnh hưởng từ sự thay đổi nhiệt độ trong tủ sấy nên định kỳ đặt lại vị trí của khung hoặc giá mẫu thử.

8.6  Phơi các mẫu thử còn lại trong các khoảng thời gian đã chọn ở các nhiệt độ quy định. Sau khi phơi, điều hòa các mẫu thử này theo quy trình quy định, rồi thử. Nếu ảnh hưởng của lão hóa không có nhiệt được biết trước thì điều hòa và thử song song một mẫu thử chưa phơi đã lão hóa.

Bảng 1 - Nhiệt độ và thời gian phơi nhiễm gợi ý đối với việc xác định lão hóa nhiệt của chất dẻo có khả năng phân hủy oxy hóa A

Nhiệt độ phơi nhiễm gợi ý, °C

Logarit nhiệt độ (°C)

Thời gian phá hủy dự kiến (h) ở 90 °C

1-10

11-24

25-48

49-96

97-192

30

1,477

A

 

 

 

 

40

1,602

B

A

 

 

 

50

1,699

C

B

A

 

 

60

1,778

D

C

B

A

 

70

1,845

E

D

C

B

A

80

1,903

 

E

D

C

B

90

1,954

 

 

E

D

C

100

2,000

 

 

 

E

D

110

2,041

 

 

 

 

E

A Thời gian phơi nhiễm gợi ý: A-2, 4, 8, 16, 32 tuần; B-3, 6, 12, 24, 36, 48 ngày; C-1, 2, 4, 8, 12, 16 ngày; D-8, 16, 32, 64, 96, 128 h và E-2, 4, 8, 16, 24, 32 h.

9  Tính toán

9.1  Khi các vật liệu được so sánh ở một nhiệt độ, sử dụng phân tích biến thiên để so sánh giá trị trung bình của dữ liệu tính chất được đo của từng vật liệu tại từng thời gian phơi nhiễm, sử dụng các kết quả từ mỗi lần lặp lại của từng vật liệu được so sánh cho phân tích biến thiên. Khuyến cáo nên sử dụng độ tin cậy thống kê F bằng 95 % để xác định chính xác đối với các kết quả lấy từ phân tích tính toán biến thiên.

9.2  Khi các vật liệu sẽ được so sánh sử dụng một khoảng nhiệt độ khác nhau, sử dụng quy trình sau để phân tích dữ liệu và để ước lượng thời gian phơi nhiễm cần thiết để gây ra mức độ thay đổi tính chất xác định trước ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thử được sử dụng. Thời gian này có thể được dùng để xếp loại vật liệu về tính chất ổn định với nhiệt độ hoặc để ước lượng tuổi thọ mong muốn lớn nhất tại nhiệt độ đã chọn.

9.2.1  Vẽ đồ thị của tính chất được đo là hàm số của thời gian phơi nhiễm với tất cả nhiệt độ sử dụng. Đồ thị phải được xây dựng theo Hình 1, khi trục hoành là trục thời gian theo logarit và trục tung là tính chất được đo.

Hình 1 - Đường cong lão hóa nhiệt đặc trưng - Độ giãn dài tuyệt đối theo thời gian (ví dụ)

9.2.2  Sử dụng phân tích hồi quy để xác định mối liên hệ giữa logarit thời gian phơi nhiễm với tính chất được đo. Sử dụng phương trình hồi quy để xác định thời gian phơi nhiễm cần thiết gây ra mức độ thay đổi tính chất xác định trước. Một phương trình hồi quy được chấp nhận phải có r2 ít nhất 80 %. Đồ thị của phần dư (giá trị còn lại của tính chất được dự đoán bởi phương trình hồi quy trừ đi giá trị thực tế) theo thời gian lão hóa phải chỉ ra sự phân bố ngẫu nhiên. Không khuyến cáo sử dụng biểu đồ để ước lượng thời gian phơi nhiễm cần thiết gây ra mức độ thay đổi tính chất xác định trước.

9.2.3  Vẽ đồ thị logarit của thời gian tính toán để gây ra mức thay đổi tính chất đã định trước (xác định bằng phương trình hồi quy được chấp nhận) là hàm số của nghịch đảo nhiệt độ tuyệt đối (1/T theo °K) của mỗi lần phơi nhiễm. Đồ thị đặc trưng của loại này (đồ thị Arrhenius) được chỉ trong Hình 2. Sử dụng phân tích hồi quy để xác định phương trình thể hiện mối quan hệ log thời gian/nhiệt độ nghịch đảo. Phương trình hồi quy chấp nhận được phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong 9.2.2.

9.2.4  Sử dụng phương trình này theo log của thời gian dẫn đến thay đổi của tính chất xác định là hàm số của thời gian tuyệt đối nghịch đảo để xác định thời gian gây ra thay đổi này tại nhiệt độ chọn trước trên cơ sở thống nhất của các bên liên quan.

9.2.5  Tính độ tin cậy 95 % đối với thời gian gây ra thay đổi tính chất xác định sử dụng “lỗi chuẩn” từ phân tích hồi quy để ước lượng thời gian đối với nhiệt độ lựa chọn này. Phần này có ở hầu hết các phần mềm phân tích hồi quy. Độ tin cậy 95 % có thể được xác định bằng cách lấy thời gian tính toán ± (2 x lỗi chuẩn đối với thời gian ước lượng).

Hình 2 - Đồ thị Arrhenius đặc trưng - Thời gian lão hóa nhiệt theo nghịch đảo nhiệt độ

(ví dụ)

10  Báo cáo thử nghiệm

10.1  Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

10.1.1  Vật liệu, loại và độ dày của chất dẻo phơi nhiễm, cùng với quy trình chuẩn bị mẫu thử.

10.1.2  Quy trình điều hòa trước và điều hòa sau.

10.1.3  Phương pháp thử sử dụng để đánh giá từng tính chất.

10.1.4  Các quan sát về thay đổi nhìn thấy của mẫu thử.

10.1.5  Quy trình sử dụng, A hoặc B.

10.1.6  Nhiệt độ phơi nhiễm và thời gian phơi nhiễm tại từng nhiệt độ.

10.1.7  Độ ẩm của tủ sấy trong quá trình phơi.

10.1.8  Tốc độ tuyến tính của dòng không khí trong tủ sấy.

10.1.9  Các kết quả phân tích biến thiên, so sánh với kết quả của từng vật liệu đối với từng thời gian phơi nhiễm khi chỉ sử dụng một nhiệt độ

10.1.10  Khi sử dụng một dãy nhiệt độ để phơi vật liệu, báo cáo đối với từng vật liệu như sau:

10.1.10.1  Sơ đồ thu được theo 9.2.1 và 9.2.3.

10.1.10.2  Các phương trình hồi quy của sự thay đổi tính chất là hàm số của thời gian phơi nhiễm với từng nhiệt độ sử dụng.

10.1.10.3  Phương trình hồi quy của thời gian gây ra thay đổi tính chất xác định là hàm số của nghịch đảo nhiệt độ tuyệt đối.

10.1.10.4  Thời gian ước lượng để gây ra thay đổi tính chất xác định tại nhiệt độ đã chọn đối với từng vật liệu được thử.

10.1.10.5  Độ tin cậy 95 % đối với thời gian gây ra thay đổi tính chất xác định tại nhiệt độ được chọn (tính toán theo 9.2.5) của từng vật liệu được thử.

11  Độ chụm và độ chệch

11.1  Chưa có báo cáo về độ chụm và độ chệch áp dụng cho tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, độ chụm và độ chệch liên quan đến các phương pháp thử khác và quy trình phân tích sử dụng để nghiên cứu mẫu phơi nhiễm phải được quan tâm đến khi giải thích dữ liệu thu được từ các phương pháp thử này.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi