Tiêu chuẩn TCVN 11985-9:2017 Yêu cầu an toàn máy mài khuôn cầm tay

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11985-9:2017

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11985-9:2017 ISO 11148-9:2011 Máy cầm tay không dùng năng lượng điện-Yêu cầu an toàn-Phần 9: Máy mài khuôn cầm tay
Số hiệu:TCVN 11985-9:2017Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2017Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11985-9:2017

ISO 11148-9:2011

MÁY CẦM TAY KHÔNG DÙNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN - YÊU CẦU AN TOÀN - PHẦN 9: MÁY MÀI KHUÔN CẦM TAY

Hand-held non-electric power tools - Safety requirements - Part 9: Die grinders

 

Lời nói đầu

TCVN 11985-9:2017 hoàn toàn tương đương ISO 11148-9:2011

TCVN 11985-9:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 118, Máy nén khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11985 (ISO 11148), y cầm tay không dùng năng lượng điện - Yêu cầu an toàn bao gồm các phần sau:

- TCVN 11985-1:2017 (ISO 11148-1:2011), Phần 1: Máy cầm tay lắp ráp các chi tiết cơ khí kẹp chặt không có ren

- TCVN 11985-2:2017 (ISO 11148-2:2011), Phần 2: Máy cầm tay cắt đứt và gấp mép

- TCVN 11985-3:2017 (ISO 11148-3:2012), Phần 3: Máy khoan và máy cắt ren cầm tay

- TCVN 11985-4:2017 (ISO 11148-4:2012), Phần 4: Máy va đập cầm tay không quay

- TCVN 11985-5:2017 (ISO 11148-5:2011), Phần 5: Máy khoan đập xoay cầm tay

- TCVN 11985-6:2017 (ISO 11148-6:2012), Phần 6: Máy cầm tay lắp các chi tiết kẹp chặt có ren

- TCVN 11985-7:2017 (ISO 11148-7:2012), Phần 7: Máy mài cầm tay

- TCVN 11985-8:2017 (ISO 11148-8:2011), Phần 8: Máy mài bằng giấy nhám và máy đánh bóng cầm tay

- TCVN 11985-9:2017 (ISO 11148-9:2011), Phần 9: Máy mài khuôn cầm tay

- TCVN 11985-10:2017 (ISO 11148-10:2011), Phần 10: Máy ép cầm tay

- TCVN 11985-11:2017 (ISO 11148-11:2011), Phần 11: Máy đột theo khuôn và máy cắt kiểu kéo cầm tay

- TCVN 11985-12:2017 (ISO 11148-12:2012), Phần 12: Máy cưa đĩa, máy cưa lắc, máy cưa tịnh tiến qua lại cầm tay

 

MÁY CẦM TAY KHÔNG DÙNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN - YÊU CẦU AN TOÀN - PHẦN 9: MÁY MÀI KHUÔN CẦM TAY

Hand-held non-electric power tools - Safety requirements - Part 9: Die grinders

CHÚ Ý - Xem thêm ISO 3864-4 về các tính chất so màu và quan trắc cùng với các tài liệu viện dẫn từ các hệ thống ch dẫn màu sắc.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn cho các máy cm tay có động cơ không dùng điện được lắp các ống kẹp (đàn hồi) (sau đây gọi là các “máy mài khuôn cm tay”) dùng để mài và gia công tinh bề mặt, vát cạnh khi sử dụng các mũi gia công cho lắp ráp, đá mài rìa xờm, giũa, bánh chải dây thép nhỏ và các phụ tùng khác được lắp trên cán. Máy mài khuôn cầm tay có thể được cấp năng lượng bằng không khí nén, chất lỏng thủy lực hoặc các động cơ đốt trong và được sử dụng bởi một người vận hành và được đỡ bằng một tay hoặc cả hai tay của người vận hành, có hoặc không có bộ phận treo, ví dụ, bộ cân bằng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- máy mài khuôn cầm tay kiểu góc;

- máy giũa có chuyển động tịnh tiến qua lại cầm tay;

- máy giũa cầm tay quay;

- máy mài khuôn cầm tay kiểu thẳng.

CHÚ THÍCH 1: Về các ví d của các máy mài khuôn cầm tay, xem Phụ lục B.

CHÚ THÍCH 2: Các máy mài cầm tay không có ống kẹp sử dụng các côn mài và nút mài với ống lót có ren được giới thiệu trong TCVN 11985-7 (ISO 11148-7).

Tiêu chuẩn này đề cập tất cả các mối nguy quan trọng, các tình huống hoặc sự kiện nguy him quan trọng có liên quan đến các máy mài khuôn cầm tay khi các máy này được sử dụng theo dự định và trong các điều kiện sử dụng sai mà nhà sản xuất có thể thấy trước được, ngoại trừ việc sử dụng các máy mài khuôn cầm tay trong các môi trường có tiềm ẩn gây ra nổ.

CHÚ THÍCH 4: EN 13463-1 đưa ra các yêu cầu cho các thiết bị không dùng điện trong các môi trường có tiềm ẩn gây ra nổ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, (nếu có).

TCVN 10605-3 (ISO 3857-3), Máy nén, máy và dụng cụ khí nén - Thuật ngữ và định nghĩa - Phần 3: Máy và dụng cụ khí nén (Compressors, pneumatic tools and machines - Vocabulary - Part 3: Pneumatic tools and machines).

TCVN 11254 (ISO 5391), Dụng cụ và máy khí nén - Thuật ngữ và định nghĩa (Pneumatic tools and machines - Vocabulary).

ISO 12100:2010, Safety of machinery - General principles for design - Risk assessment and risk reduction (An toàn máy - Các nguyên tắc chung cho thiết kế - Đánh giá rủi ro và giảm rủi ro)

ISO 13732-1, Ergonomics of the thermal environment - Methods for the assessment of human responses to contact with surfaces - Part 1: Hot surfaces (Ecgônômi của môi trường nhiệt - Các phương pháp đánh giá sự phản ứng của con người khi tiếp xúc với các bề mặt - Phần 1: Bề mặt nóng)

ISO 13732-3, Ergonomics of the thermal environment - Methods for the assessment of human responses to contact with surfaces - Part 3: Cold surfaces (Ecgônômi của môi trường nhiệt - Phương pháp đánh giá sự phản ứng của con người khi tiếp xúc với các bề mặt - Phần 3: Bề mặt lạnh)

ISO 15744, Hand-held non-electric power tools - Noise measurement code - Engineering method (grade 2) (Máy cầm tay có động cơ không dùng điện - Quy tắc đo tiếng ồn - Phương pháp kỹ thuật (cấp 2)

TCVN 11255 (ISO 17066), Dụng cụ thủy lực - Thuật ngữ và định nghĩa (Hydraulic tools - Vocabulary).

TCVN 11722-10 (ISO 28927-10), Máy cầm tay có động cơ - Các phương pháp th đánh giá rung phát ra - Phần 10: Máy khoan va đập, máy búa đập và máy đập cầm tay (Hand-held portable power tools - Test methods for evaluation of vibration emission - Part 10: Percussive drills, hammers and breakers)

TCVN 11722-12 (ISO 28927-12), Máy cầm tay có động cơ - Phương pháp thử để đánh giá rung phát ra - Phn 12: Máy mài khuôn cầm tay (Hand-held portable power tools - Test methods for evaluation of vibration emission - Part 12: Die grinders).

EN 12096, Mechanical vibration - Declaration and verification of vibration emission values (Rung học - Công bố và kiểm tra xác minh các giá trị rung phát ra)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được cho trong ISO 3857-3, ISO 5391, ISO 12100, ISO 17066 (cho các dụng cụ thủy lực) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1  Các thuật ngữ và định nghĩa chung

3.1.1

Máy cầm tay (hand-held power tool)

Máy được vận hành bằng một hoặc hai tay và được dẫn động bằng các động cơ quay hoặc tịnh tiến sử dụng không khí nén, chất lỏng thủy lực, nhiên liệu khí hoặc lỏng, điện hoặc năng lượng dự trữ (ví dụ, bằng một lò xo) để tạo ra công cơ học và được thiết kế sao cho động cơ và các cơ cấu tạo thành một cụm có thể dễ dàng mang đến địa điểm vận hành.

CHÚ THÍCH: Các máy cầm tay được dẫn động bằng không khí nén hoặc khí nén được gọi là dụng cụ khí nén (hoặc dụng cụ không khí nén). Các máy cầm tay được dẫn động bằng chất lỏng thủy lực được gọi là dụng cụ thủy lực.

3.1.2

Dụng cụ lắp vào máy (inserted tool)

Dụng cụ được lắp vào máy mài khuôn cầm tay để thực hiện công việc gia công theo dự định.

3.1.3

Dụng cụ bảo dưỡng (service tool)

Dụng cụ để thực hiện việc bảo dưỡng hoặc bảo trì trên máy mài khuôn cầm tay.

3.1.4

Cơ cấu điều khiển (control device)

Cơ cấu để khi động và dừng máy mài khuôn cầm tay hoặc để đảo chiều quay hoặc điều khiển các đặc tính chức năng như tốc độ và công suất.

3.1.5

Cơ cấu khởi động và dừng (start-and-stop device)

Cơ cấu bật tắt (start-and-stop device, throttle)

Cơ cấu điều khiển được vận hành bằng tay trên máy mài khuôn cầm tay để bật và tắt nguồn năng lượng cung cấp cho động cơ.

3.1.6

Cơ cấu khởi động giữ cho chạy và dừng (hold-to-run start-and-stop device)

Cơ cấu n định áp suất (constant pressure throttle)

Cơ cấu khi động và dừng sẽ tự động tr về vị trí tắt (OFF) khi b lực tác động lên cơ cấu khởi động và dừng.

3.1.7

Cơ cấu khởi động và dừng được giữ vị trí bật (lock-on start-and stop device)

Cơ cấu ổn định áp suất có bộ phận duy trì (constant pressure throttle with instant release lock)

Cơ cấu khởi động giữ cho chạy và dừng có thể được giữ ở vị trí bật (ON) và được thiết kế để cho phép máy cầm tay lắp ráp các chi tiết cơ khí kẹp chặt không có ren, được tắt bởi một chuyển động của cùng một ngón tay hoặc các ngón tay dùng để bật máy.

3.1.8

Cơ cấu khởi động và dừng được giữ ở vị trí tắt (lock-off start-and-stop device)

Cơ cấu giữ vị trí tắt (lock-off throttle)

Cơ cấu khởi động và dừng tự động giữ ở vị trí tắt (OFF) khi cắt dẫn động và khi kích hoạt máy cần thực hiện hai chuyển động.

3.1.9

Cơ cấu khởi động và dừng (ON - OFF) cưỡng bức (positive on-off start-and-stop device)

Cơ cấu bật - tắt cưỡng bức (positive on-off throttle)

Cơ cấu khi động và dừng duy trì vị trí bật (ON) tới khi được thay đổi vị trí bằng tay.

3.1.10

Áp suất làm việc lớn nhất (maximum operating pressure)

Áp suất lớn nhất tại đó máy mài khuôn cầm tay có thể được vận hành.

3.1.11

Ống mềm quấn được (whip hose)

Ống mềm dẫn không khí nén kết nối ống mềm của đường dẫn không khí nén chính với một dụng cụ không khí nén nhằm mục đích tạo ra sự mềm dẻo, linh hoạt hơn.

3.1.12

Áp suất không khí danh định (rated air pressure)

Áp suất không khí được yêu cầu tại cửa vào của dụng cụ không khí nén để bảo đảm đặc tính danh nghĩa của dụng cụ và cũng được xem là áp suất lớn nhất tại đó có thể vận hành dụng cụ.

3.1.13

Tốc độ danh định (Rated speed)

3.1.13.1

Tốc độ danh định (rated speed)

(dụng cụ khí nén), tốc độ của một dụng cụ không khí nén ở điều kiện không tải và áp suất không khí danh định tại cửa vào của dụng cụ.

CHÚ THÍCH: Tốc độ danh định được biểu thị bằng vòng quay trên phút

3.1.13.2

Tốc độ danh định (rated speed)

(dụng cụ thủy lực), tốc độ danh nghĩa của một dụng cụ thủy lực ở điều kiện không tải và lưu lượng danh định tại cửa vào của dụng cụ.

CHÚ THÍCH 1: Tốc độ danh định được biểu thị bằng vòng trên phút

CHÚ THÍCH 2: Tốc độ danh định cũng được xem là tốc độ lớn nhất tại đó một dụng cụ mài như máy mài khuôn cầm tay phải được vận hành.

3.1.14

Tốc độ lớn nhất có thể đạt được (maximum attainable speed)

Tốc độ lớn nhất mà máy có thể đạt được điều kiện bất lợi nhất trong quá trình điều chnh không đúng hoặc trục trặc có thể có của các cơ cấu điều khiển tốc độ của máy khi được cung cấp không khí nén áp suất được ghi nhãn trên máy mài khuôn cầm tay hoặc khi được cung cấp chất lỏng thủy lực lưu lượng lớn nhất được ghi nhãn trên máy mài khuôn cầm tay.

3.1.15

Bộ phận treo (suspension device)

Bộ phận được kẹp chặt vào máy cầm tay nhằm mục đích chủ yếu là giảm sự căng thẳng, mệt mỏi của người vận hành do khối lượng của máy gây ra.

CHÚ THÍCH: Bộ phận treo cũng có thể có mục đích thứ yếu là truyền momen phản lực.

3.2  Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến máy mài khuôn cầm tay

3.2.1

Máy mài khuôn cầm tay (die grinder)

Máy cầm tay có chuyển động quay dùng cho các nguyên công vát cạnh, mài rìa xờm và làm sạch tinh với dụng cụ lắp vào máy được lắp trong ống kẹp (đàn hồi).

CHÚ THÍCH: Một máy mài khuôn cầm tay có lắp đá mài rìa xờm thường được gọi là máy giũa cầm tay quay.

3.2.2

Máy giũa có chuyển động tịnh tiến qua lại cầm tay (reciprocating file)

Máy cầm tay có chuyển động quay hoặc tịnh tiến qua lại dẫn động một giũa có chuyển động tịnh tiến qua lại.

3.2.3

ng kẹp (đàn hồi) (collet chuck)

Cơ cấu để kẹp chặt dụng cụ lắp vào máy bằng kẹp chặt cán dụng cụ.

3.2.4

Trục chính của máy (machine spindie)

Bộ phận quay của máy mài khuôn cầm tay dẫn động ống kẹp và do đó dẫn động dụng cụ lắp vào máy.

4  Yêu cầu an toàn và/ hoặc các biện pháp bảo vệ

4.1  Quy định chung

Máy phải tuân theo các yêu cầu về an toàn và/ hoặc các biện pháp bảo vệ sau và phải được kiểm tra phù hợp với Điều 5. Ngoài ra, máy phải được thiết kế phù hợp với các nguyên tắc của ISO 12100 đối với các mối nguy có liên quan, nhưng không quan trọng lắm, không được xử lý bởi tiêu chuẩn này.

Các biện pháp được chấp nhận tuân theo các yêu cầu của Điều 4 phải tính đến mức phát triển hiện tại của kỹ thuật.

Cần lưu ý rằng khi tối ưu hóa thiết kế đối với một số biện pháp an toàn có thể dẫn đến sự suy giảm tính năng tương phản với các yêu cầu an toàn khác. Trong các trường hợp này, cần cố gắng tạo ra sự cân bằng giữa các yêu cầu khác nhau để đạt được một thiết kế mài khuôn cầm tay thỏa mãn được từng yêu cầu trong chừng mực có thể thực hiện được một cách hợp lý và thích hợp với mục đích đã đặt ra.

4.2  An toàn cơ khí

4.2.1  Các bề mặt, các cạnh và các góc

Các bộ phận tiếp cận được của các máy mài khuôn cầm tay không được có các cạnh sắc hoặc góc sắc hoặc các bề mặt xù xì hay thô nhám, xem ISO 12100:2010, 6.2.2.1.

4.2.2  Bề mặt đỡ và tính n định

Máy mài khuôn cầm tay ren phải được thiết kế sao cho có thể được đặt sang một bên và giữ được vị trí ổn định trên một bề mặt phng.

4.2.3  Thời gian chuyn động theo quán tính (theo đà)

Thời gian chuyển động theo quán tính hoặc theo đà, sau khi đã được điều khiển dừng lại, phải càng ngắn càng tốt.

4.2.4  Sự phụt ra của chất lỏng thủy lực

Các hệ thống thủy lực của máy mài khuôn cầm tay phải được che chắn kín để bảo vệ tránh sự phụt ra thành tia của chất lỏng thủy lực có áp suất cao.

4.2.5  Điều khiển tốc độ

Tốc độ danh định của máy mài khuôn cầm tay không được vượt quá mức quy định trong các điều kiện được ghi nhãn trên máy mài khuôn cầm tay. Phải có khả năng đo tốc độ quay bằng một tốc kế góc.

Cơ cấu điều khiển tốc độ của một máy mài khuôn cầm tay phải được thiết kế sao cho ngăn ngừa được sự lắp ráp không đúng. Cơ cấu điều khiển tốc độ phải được chế tạo bằng vật liệu chịu ăn mòn.

4.2.6  Bộ phận bảo vệ

Không yêu cầu phải có bộ phận bảo vệ che dụng cụ lắp vào máy, trừ trường hợp sau: máy mài khuôn cầm tay được sử dụng với các phụ tùng có đường kính lớn hơn 50 mm có bộ phận bảo vệ bánh mài.

4.2.7  Kết cấu của máy cầm tay

Máy mài khuôn cầm tay phải được thiết kế và cấu tạo để ngăn ngừa được sự tháo lỏng và mất các chi tiết máy trong quá trình sử dụng theo yêu cầu, bao gồm cả thao tác mạnh tay và đôi khi bị rơi có thể có hại đến chức năng an toàn của máy. Phải thực hiện việc kiểm tra phù hợp với 5.5.

4.3  An toàn về nhiệt

Các nhiệt độ bề mặt của các bộ phận trên máy mài khuôn cầm tay được cầm giữ trong quá trình sử dụng hoặc vô ý chạm vào phải tuân theo các điều khoản của ISO 13732-1 và ISO 13732-3.

Các dụng cụ khí nén phi được thiết kế để giảm tới mức tối thiểu các ảnh hưởng làm mát không khí xả trên các tay cm và các vùng cầm giữ khác.

4.4  Giảm tiếng ồn

Máy mài khuôn cầm tay phải được thiết kế và cấu tạo sao cho tiếng ồn phát ra giảm tới mức thp nhất, có tính đến các tiến bộ kỹ thuật và các phương tiện sẵn có để giảm tiếng ồn, đặc biệt là tại nguồn tiếng ồn. Các nguyên tắc cho thiết kế các máy mài khuôn cầm tay với tiếng ồn phát ra giảm được nêu trong ISO/TR 11688-1 và ISO/TR 11688-2.

Sự phát ra tiếng ồn từ sử dụng các máy mài khuôn cầm tay có ba nguồn chính:

- bản thân máy mài khuôn cầm tay;

- dụng cụ lắp vào máy;

- chi tiết gia công.

CHÚ THÍCH: Thông thường nhà sản xuất máy mài khuôn cầm tay không thể trực tiếp kiểm soát được tiếng n phát ra do đặc tính của chi tiết gia công.

Các nguồn tiếng ồn điển hình do bản thân máy mài khuôn cầm tay phát ra là:

a) động cơ và cơ cấu dẫn động;

b) không khí xả hoặc các khí xả, và;

c) tiếng ồn do rung hoặc va đập tạo ra.

Khi không khí xả hoặc các khí x là thành phần chính đóng góp vào tiếng ồn thì thiết kế phải bao gồm phương tiện để giảm tiếng ồn, ví dụ như một ống giảm thanh hoặc phương tiện tương đương.

Theo cách khác, khi có thể thực hiện được, không khí xả hoặc khí xả có thể được dẫn ra xa khỏi người vận hành trong một ống mềm.

Tiếng ồn do rung tạo ra thường có thể được giảm đi bằng cách ly rung và tắt rung.

Danh sách này chưa toàn diện, khi có các biện pháp kỹ thuật khác để giảm tiếng ồn với hiệu quả lớn hơn thì nhà sản xuất nên sử dụng các biện pháp này.

4.5  Rung

Máy mài khuôn cầm tay phải được thiết kế và cấu tạo sao cho rung được giảm tới mức thấp nhất tại các tay cầm, và tại bất cứ bộ phận nào khác của máy tiếp xúc với hai tay của người vận hành, có tính đến các tiến bộ kỹ thuật và các phương tiện sẵn có đ giảm rung, đặc biệt là tại nguồn gây rung. Nguyên tắc thiết kế cho việc giảm rung của máy cầm tay lắp ráp các chi tiết cơ khí kẹp chặt không có ren được nêu trong CR 1030-1.

Các nguồn rung điển hình do máy mài khuôn cầm tay phát ra là:

- sự mất cân bằng của các bộ phận quay;

- các động cơ và truyền động được thiết kế với chất lượng thấp, và;

- cộng hưng trong kết cấu của máy, đặc biệt là các tay cầm và lắp đặt các tay cầm.

Các đặc điểm về thiết kế sau đã được xem là có hiệu quả và nên được nhà sản xuất xem xét khi thiết kế các máy mài khuôn cầm tay:

a) các bộ tự cân bằng;

b) tăng quán tính;

c) v máy hoặc các tay cầm được cách ly;

Danh sách nêu trên chưa toàn diện, khi có các biện pháp kỹ thuật khác về giảm rung với hiệu quả lớn hơn thì nhà sản xuất nên sử dụng các biện pháp này.

4.6  Các vật liệu và các chất được gia công, xử lý, sử dụng hoặc xả ra

4.6.1  Không khí hoặc khí x

Các máy mài khuôn khí nén cầm tay được dẫn động bằng không khí nén phải được thiết kế sao cho không khí xả hoặc các khí xả được định hướng thoát ra không gây nguy hiểm cho người vận hành và không có bất cứ ảnh hưởng nào khác như thổi bụi và không khí dội lại từ chi tiết gia công đến người vận hành được giảm tới mức tối thiểu.

4.6.2  Bụi và khói

Trong chừng mực có thể thực hiện được máy mài khuôn cầm tay phải được thiết kế để dễ dàng thu gom và lấy đi hoặc triệt các hạt bụi và khói trong không khí được tạo ra bi quá trình gia công, sổ tay hướng dẫn phải bao gồm thông tin đầy đủ để có thể kim soát được một cách thích hợp các rủi ro do bụi và khói gây ra.

4.6.3  Chất bôi trơn

Khi quy định các chất bôi trơn, nhà sản xuất phải tính đến các khía cạnh về sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường.

4.7  Ecgônômi

4.7.1  Thiết kế tay cầm

Các vùng cầm giữ của các máy mài khuôn cầm tay phải được thiết kế để cung cấp các phương tiện thuận tiện, có hiệu quả cho người vận hành để có thể điều khiển được hoàn toàn máy mài khuôn cầm tay.

Các tay cầm và các bộ phận khác dùng để cầm giữ máy mài khuôn cầm tay phải được thiết kế và đm bảo cho người vận hành cầm giữ đúng máy mài khuôn cầm tay và thực hiện công việc gia công được yêu cầu. Các tay cầm phải thích hợp với giải phẫu học chức năng của bàn tay và các kích thước của hai bàn tay của đa số những người vận hành.

CHÚ THÍCH: Có thể tham khảo các hướng dẫn thêm về các nguyên tắc thiết kế ecgônômi trong EN 614-1.

Các máy mài khuôn cầm tay có khối lượng lớn hơn 2kg (bao gồm cả dụng cụ lắp vào máy) phải có kh năng được đỡ bằng hai tay trong khi được nâng lên hoặc vận hành.

Tay nắm phải đảm bảo sao cho lực dẫn tiến bình thường và momen phản lực có thể được truyền theo nguyên tắc thuận lợi từ bàn tay người vận hành tới máy mài khuôn cầm tay.

4.7.2  Bộ phận treo

Khi có thể, cần có phương tiện kẹp chặt bộ phận treo máy để giảm sự mệt mỏi cho người vận hành do trọng lưng của máy gây ra. Việc lắp một bộ phận treo không được phát sinh thêm nguy hiểm.

4.8  Cơ cấu điều khiển

4.8.1  Cơ cấu khi động và dừng

Các máy mài khuôn cầm tay phải được trang bị ch một cơ cấu điều khiển để khi động và/ hoặc dừng máy. Cơ cấu này phải thích nghi với tay cầm hoặc bộ phận của máy mài khuôn cầm tay được cầm giữ sao cho có thể giữ cơ cấu này một cách thuận tiện vị trí vận hành và người vận hành có thể kích hoạt nó mà không phải buông tay nắm ra trên các tay cầm.

Các cơ cấu khi động và dừng phải được thiết kế sao cho dụng cụ lắp vào máy phải dừng hoạt động khi cơ cấu khởi động và dừng được ngắt. Không cần phải dùng lực tay và khi được ngắt hoàn toàn, cơ cấu phải di chuyển tới vị trí dừng, nghĩa là cơ cấu phải là kiểu giữ cho chạy.

Các cơ cu khởi động và dừng phải ở vị trí dừng hoặc di chuyn ngay lập tức tới vị trí dừng khi máy mài khuôn cầm tay được kết nối với nguồn cung cấp năng lượng.

Không thể khóa được cơ cấu khi động và dừng ở vị trí đang vận hành với các ngoại lệ sau:

- Đối với các máy mài khuôn cầm tay có công suất ra 300W hoặc nhỏ hơn, cơ cấu khi động và dừng có th được thiết kế để khóa được vị trí ON (bật) nếu có thể được mở khóa một cách dễ dàng mà không phải buông tay nắm khỏi máy mài khuôn cầm tay.

- Đối với các máy mài khuôn cầm tay có khả năng kẹp ống kẹp tới đường kính 3 mm (hoặc 1/8 in), cho phép có sự kích hoạt bằng chân và các máy mài khuôn này không cần phải có cơ cấu khởi động và giữ cho chạy và dừng.

4.8.2  Khởi động không có chủ định

Cơ cấu khi động và dừng phải được thiết kế, định vị hoặc bảo vệ sao cho nguy cơ khởi động không có chủ định (vô tình) được giảm tới mức tối thiểu. Phải thực hiện việc kiểm tra phù hợp với 5.4.

Đối với các máy mài khuôn cầm tay có công suất ra lớn hơn 500W, cơ cấu khởi động và dừng phải thiết kế để cần phải có hai tác động riêng biệt và khác nhau khởi động máy mài khuôn cầm tay.

4.8.3  Lực khởi động

Đối với các máy mài khuôn cầm tay được dự định sử dụng cho các khởi động thường xuyên hoặc sử dụng cho gia công chính xác, lực khi động phải nh.

Đối với các máy mài khuôn cầm tay thường được sử dụng trong các vận hành với thời gian dài, lực yêu cầu để giữ cơ cấu khởi động vị trí vận hành nên nhỏ.

CHÚ THÍCH: Vcác thông tin bổ sung thêm cho các lực khởi động đối với các cơ cấu điều khiển, xem EN 894-3.

5  Kiểm tra

5.1  Điều kiện chung cho thử nghiệm

Các phép thử theo tiêu chuẩn này là các phép th kiểu.

5.2  Tiếng ồn

Phải đo và công bố các giá trị tiếng ồn phát ra phù hợp với ISO 15744.

Sự tuân thủ các yêu cầu của 4.5 có thể được kiểm tra thông qua so sánh giá trị tiếng ồn phát ra với giá trị tiếng ồn phát ra của máy khác thuộc cùng họ hoặc các máy có cỡ kích thước và đặc tính tương tự.

5.3  Rung

Đối với các máy mài khuôn cầm tay, phải đo và báo cáo giá trị rung tổng phù hợp với ISO 28927-12.

Giá trị rung phát ra và độ không ổn định của nó phải được công bố phù hợp với EN 12096.

Sự tuân thủ các yêu cầu của 4.5 có thể được kiểm tra thông qua so sánh các giá trị rung phát ra với các giá trị rung phát ra của các máy khác thuộc cùng một họ hoặc các máy có cỡ kích thước và đặc tính tương tự.

5.4  Khởi động không có chủ định

Phải kiểm tra sự tuân th các yêu cầu của 4.8.2 như sau:

Máy mài khuôn cầm tay phải được đấu nối với nguồn cung cấp năng lượng và được đặt, bảo dưỡng bất cứ vị trí nào và được kéo qua một mặt phẳng nằm ngang bằng ống mềm của máy.

Sự vận hành liên tục của cơ cu khi động và dừng không được xảy ra.

Ngoài ra, các máy mài khuôn cầm tay cần có các cơ cu khởi động và dừng được khóa ở vị trí OFF (tắt) để khởi động phải được kiểm tra bằng mắt để xác minh rằng có sự hiện diện của cơ cấu này và nó hoạt động có hiệu quả.

5.5  Kết cấu của máy cầm tay

Phải kiểm tra sự tuân thủ các yêu cầu của 4.2.7 bằng cách cho một mẫu thử máy mài khuôn cầm tay rơi ba lần xuống một bề mặt bê tông từ độ cao 1 m mà không ảnh hưởng đến chức năng vận hành và an toàn của máy. Mẫu thử phải được bố trí sao cho có th thay đổi được điểm va đập.

5.6  Cấu trúc kiểm tra các yêu cầu an toàn

Phải thực hiện quá trình kim tra phù hợp với Bảng 1

Bảng 1 - Cấu trúc kiểm tra

Yêu cầu an toàn

Kiểm tra bằng mắt

Kiểm tra chức năng

Đo

Viện dẫn [các điều của tiêu chuẩn này, hoặc tiêu chuẩn khác]

4.2.1  Các bề mặt, các cạnh và các góc

X

-

-

-

4.2.2  Bề mặt đỡ và tính ổn định

X

X

-

-

4.2.3  Thời gian chạy theo quán tính

-

-

X

-

4.2.4  Sự phụt ra của chất lỏng thủy lực

X

-

-

-

4.2.5  Kiểm tra tốc độ

-

-

X

-

4.2.6  Các bộ phận bảo vệ

-

X

-

-

4.2.7  Kết cấu của máy cầm tay

-

X

-

5.5

4.3  An toàn về nhiệt

-

-

X

ISO 13732-1, ISO 13732-3

4.4  Giảm tiếng ồn

-

-

X

ISO 15744

5.2

4.5  Rung

-

-

X

ISO 28927-10

5.3

4.6.1  Không khí xả hoặc khí xả

-

X

-

-

4.6.2  Bụi và khói

X

X

-

-

4.7.1  Thiết kế tay cầm

X

-

-

-

4.7.2  Bộ phận treo

X

X

-

-

4.8.1  Cơ cấu khởi động và dừng

-

X

-

-

4.8.2  Khi động không có chủ định

X

X

-

5.4

4.8.3  Lực dẫn động

X

X

-

-

6  Thông tin sử dụng

6.1  Ghi nhãn, ký hiệu và cảnh báo bằng văn bản

Các máy mài khuôn cầm tay phải được ghi nhãn dễ đọc, rõ ràng và không tẩy xóa được với các thông tin sau:

- tên và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất và, khi thích hợp, đại diện có thẩm quyền của nhà sản xuất;

CHÚ THÍCH 1 : Địa chỉ có thể được đơn giản hóa nếu không có đ chỗ cho ghi nhãn trên các máy nh, với điều kiện là nhà sản xuất (và, khi thích hợp, đại diện có thẩm quyền của nhà sản xuất) có thể luôn luôn được nhận biết để thư từ tới được công ty,

- ký hiệu của loạt hoặc kiểu;

CHÚ THÍCH 2: Có thể ký hiệu máy cầm tay bằng một t hợp của các chữ cái và chữ số.

- Số loạt hoặc số lô;

- năm chế tạo, đây là năm mà quá trình chế tạo được hoàn thành;

- tốc độ danh định, được biểu thị bằng vòng trên phút;

- đối với máy mài khuôn khí nén cầm tay:

+ áp suất không khí nén danh định được ghi nhãn là (max);

- đối với máy mài khuôn thủy lực cầm tay:

+ áp suất và lưu lượng danh nghĩa;

+ giá trị chỉnh đặt lớn nhất cho phép đối với van an toàn áp suất.

Các máy mài khuôn cầm tay phải được ghi nhãn bền lâu với một ký hiệu bằng hình vẽ phù hợp với Phụ lục C chỉ ra rằng phải đọc hướng dẫn của người vận hành trước khi bắt đầu công việc.

6.2  Sổ tay hướng dẫn

6.2.1  Quy định chung

Vthông tin cung cấp cho người sử dụng, cần áp dụng nội dung của Điều 6 cùng với ISO 12100:2010, các Điều 6.4.5.2 và 6.4.5.3.

Thông tin do nhà sản xuất cung cấp là điều quan trọng, nhưng không phải là nội dung duy nhất cơ bản về an toàn cho sử dụng máy. Phải cung cấp đủ thông tin cho người sử dụng để thực hiện việc đánh giá rủi ro ban đầu.

Có thể thấy trước các mối nguy đã nêu trong 6.2.2.4 đến 6.2.2.13 trong sử dụng thông thường các máy mài khuôn cầm tay. Thông tin được cung cấp cùng với máy phải công bố rằng người sử dụng hoặc phụ trách của người sử dụng phải đánh giá các rủi ro riêng có thể xuất hiện do kết quả của mỗi lần sử dụng.

Sổ tay hướng dẫn phải chứa đựng các thông tin có liên quan đến ít nhất là các vấn đề sau:

- tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hoặc bt cứ nhà đại lý nào khác chịu trách nhiệm về đầu tư máy mài khuôn cầm tay trên thị trường;

- ký hiệu của loạt hoặc kiểu;

- hướng dẫn vận hành, xem 6.3;

- thông tin về tiếng ồn phát ra, xem 6.4.2;

- thông tin về rung được truyền cho các bàn tay của người vận hành, xem 6.4.3;

- hướng dẫn bảo dưỡng, xem 6.5;

- giải thích về bất cứ ký hiệu nào được ghi nhãn trên máy mài khuôn cầm tay; xem Phụ lục C;

- thông tin về các rủi ro còn lại và cách kiểm soát chúng.

6.2.2  Hướng dẫn của người vận hành

6.2.2.1  Quy định chung

Phải đưa ra các hướng dẫn và cảnh báo đã công bố trong 6.2.2 đến 6.2.4 cho tất cả các máy mài khuôn cầm tay trừ khi đánh giá rủi ro ch ra rằng các rủi ro không có liên quan tới một máy mài khuôn cầm tay riêng biệt nào. Phải sử dụng các từ có nghĩa tương đương.

6.2.2.2  Công bố cho sử dụng

Hướng dẫn của người vận hành phải bao gồm mô tả về sử dụng đúng máy mài khuôn cầm tay và phải viện dẫn các dụng cụ thích hợp lắp vào máy. Hướng dẫn của người vận hành phải công bố rằng bất cứ việc sử dụng nào khác phải bị ngăn cấm. Việc sử dụng sai thấy trước được của máy mài khuôn cầm tay mà kinh nghim cho thấy có thể xảy ra phải được cảnh báo lại.

6.2.2.3  Cho phép đối với người sử dụng

Hướng dẫn của người vận hành phải được viết chủ yếu cho những người sử dụng chuyên nghiệp. Khi một máy mài cầm tay có thể được sử dụng bởi người sử dụng không chuyên nghiệp thì phải cung cấp thông tin bổ sung cho sử dụng.

6.2.2.4  Quy tắc an toàn chung

- Đối với nhiều mối nguy, cần phải đọc và hiểu được các hướng dẫn về an toàn trước khi lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, thay phụ tùng trên máy hoặc làm việc gần máy mài khuôn cm tay. Không thực hiện các công việc nêu trên có thể dẫn đến các thương tích nghiêm trọng cho thân thể.

- Chỉ có những người vận hành được đào tạo và được cấp chứng chỉ mi được lắp đặt, điều chỉnh hoặc sử dụng máy mài khuôn cm tay.

- Không được sửa đổi máy mài khuôn cầm tay. Các sửa đi có thể làm suy giảm hiệu quả của các biện pháp an toàn và tăng rủi ro cho người vận hành.

- Không được vứt b các hướng dẫn an toàn và phải đưa chúng cho người vận hành.

- Không sử dụng máy mài khuôn cầm tay đã bị hư hỏng.

- Phải kiểm tra định kỳ các máy mài khuôn cầm tay để xác minh rằng các đặc tính thiết kế và các nội dung ghi nhãn theo yêu cầu của tiêu chuẩn này đã được ghi nhãn dễ đọc trên máy. Phụ trách/ người sử dụng phải tiếp xúc với nhà sản xuất để nhận được các nhãn thay thế khi cn thiết.

CHÚ DN:

1  giá kẹp của ống kẹp

DS đường kính của cán

2  đai ốc của ống kẹp

Lg chiều dài kẹp chặt

3  ống kẹp

L0 chiều dài phần công xôn (theo khuyến nghị của nhà sản xuất)

D  đường kính của dụng cụ được lắp (điểm lắp)

T chiều dài của dụng cụ được lắp

Hình 1 - Chiều dài kẹp chặt của ống kẹp và giá kẹp

6.2.2.5  Mối nguy do vật văng ra

- Cần biết rằng hư hỏng của chi tiết gia công hoặc các phụ tùng hoặc hư hỏng của ngay cả dụng cụ lắp vào máy có thể dẫn đến các vật văng ra với tốc độ cao.

- Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt trong quá trình vận hành máy mài khuôn cầm tay hoặc khi thay phụ tùng trên máy. Nên đánh giá cấp bảo vệ yêu cầu cho mỗi sử dụng.

- Bảo đảm rằng chi tiết gia công được kẹp chặt an toàn.

- Kiểm tra thường xuyên để bảo đảm rằng tốc độ của máy mài khuôn cầm tay không lớn hơn tốc độ được ghi nhãn trên máy. Phải thực hiện các phép kiểm tra tốc độ này khi không lắp sản phẩm vật liệu mài và phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Bảo đảm rằng các tia lửa và mảnh vụn do sử dụng máy không tạo ra mối nguy.

- Ngắt máy mài khuôn cm tay khỏi nguồn cung cấp năng lượng trước khi thay sản phẩm vật liệu mài và bảo dưỡng.

- Các ri ro đối với những người khác cũng được đánh giá tại thời điểm này.

6.2.2.6  Mối nguy do vướng mắc

Sự mắc kẹt, lột da đầu và/ hoặc sự xé rách có thể xảy ra nếu quần áo không gọn gàng, đồ trang sức cá nhân, khăn quàng cổ, tóc hoặc bao tay không được giữ cách xa máy và các phụ tùng của máy.

6.2.2.7  Mối nguy trong vận hành

- Tránh tiếp xúc với trục chính và dụng cụ lắp vào máy đang quay để ngăn ngừa sự cắt đứt các bàn tay và các bộ phận khác trên cơ thể.

- Sử dụng máy có thể khiến cho hai tay của người vận hành phơi ra trước các mối nguy, bao gồm cắt đứt, làm trầy da và đốt nóng. Phải đeo các bao tay thích hợp đ bảo vệ hai bàn tay.

- Người vận hành và nhân viên bảo dưỡng phải có thể chất để có thể cầm và điều khiển máy có cỡ kích thước, khối lượng và công suất lớn.

- Cầm giữ máy đúng, sẵn sàng đối phó với các chuyển động bình thường hoặc đột ngột và luôn sử dụng cả hai tay.

- Duy trì vị trí cân bằng của thân thể và đứng vững của chân.

- Ngắt cơ cấu khởi động và dừng trong trường hợp có sự ngừng cung cấp năng lượng.

- Chỉ sử dụng các chất bôi trơn do nhà sản xuất khuyến nghị.

- Sử dụng kính an toàn bảo vệ cá nhân, các bao tay và quần áo bảo vệ thích hợp được khuyến nghị.

- Không được vận hành máy giũa cầm tay quay ở tốc độ vượt quá tốc độ danh định.

- Đối với công việc gia công phía trên đầu, cần đội mũ an toàn.

- Cần biết rằng dụng cụ lắp vào máy tiếp tục chạy sau khi cơ cấu khởi động và dừng đã được ngắt.

- Phải đưa ra cnh báo để tránh rủi ro của nổ hoặc cháy do vật liệu đang được gia công.

CHÚ THÍCH: Đối với các máy mài khuôn tuabin cầm tay, thời gian dừng có th được đặt trong vài giây.

6.2.2.8  Mối nguy do các chuyn động lặp lại

- Khi sử dụng máy mài khuôn cầm tay để thực hiện các công việc gia công, người vận hành có thể phải trải qua sự khó chịu các bàn tay, cánh tay, hai vai, cổ hoặc các bộ phận khác của thân thể.

- Trong khi sử dụng máy mài khuôn cầm tay, người vận hành nên có tư thế thoải mái và giữ cho chân đứng vững chắc, tránh các tư thế bất tiện hoặc mất cân bằng. Người vận hành nên thay đổi tư thế trong quá trình thực hiện các công việc kéo dài; sự thay đổi tư thế này giúp cho người vận hành tránh được sự khó chịu và mệt mỏi.

- Nếu người vận hành trải qua các triệu chứng bệnh như sự khó chịu dai dẳng hoặc tái diễn, có cảm giác đau, nhức râm ran, tim đập mạnh, tê cóng, nóng bừng hoặc sơ cứng thì không nên bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo này. Người vận hành nên nói cho phụ trách biết và tham vấn người có kinh nghiệm, lành nghề trong bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp.

6.2.2.9  Mối nguy của phụ tùng

- Ngắt máy mài khuôn cầm tay khỏi nguồn cung cấp năng lượng trước khi lắp hoặc thay dụng cụ lắp vào máy hoặc phụ tùng.

- Chỉ sử dụng các cỡ kích thước và kiểu phụ tùng và vật tư kỹ thuật do nhà sản xuất máy mài khuôn cầm tay khuyến nghị; không sử dụng các kiểu hoặc cỡ kích thước của phụ tùng hoặc vật tư kỹ thuật khác.

- Tránh tiếp xúc với dụng cụ lắp vào máy trong hoặc sau khi sử dụng vì dụng cụ có thể còn nóng hoặc sắc.

- Tốc độ lớn nhất của dụng cụ lắp vào máy phải bằng hoặc vượt quá tốc độ danh định được ghi nhãn trên máy.

- Không bao giờ được lắp các bánh mài, bánh mài cắt đứt hoặc dao bào soi trên máy mài khuôn cầm tay. Bánh mài vỡ tung ra có thể gây ra thương tích rất nghiêm trọng hoặc dẫn đến tử vong.

- Không được sử dụng các bánh mài gia công bị vỡ, có vết nứt hoặc có thể đã bị rơi.

- Chỉ được phép sử dụng các dụng cụ lắp vào máy có đường kính trục đúng.

- Lưu ý rằng tốc độ cho phép của dụng cụ được lắp (điểm lắp) sẽ thấp hơn do tăng chiều dài của trục giữa mặt mút của ống kẹp và điểm lắp (chiều dài phần công xôn). Bảo đảm rằng chiều dài kẹp chặt nhỏ nhất 10 mm được tuân thủ (xem Hình 1 và các khuyến nghị của nhà sản xuất về các điểm lắp).

- Cần quan tâm đến rủi ro của sự không tương xứng giữa đường kính của trục có lắp dụng cụ (điểm lắp) và trục có lắp ống kẹp.

6.2.2.10  Mối nguy của địa điểm làm việc

- Trượt chân, vấp, ngã là các nguyên nhân chính của các thương tích tại địa điểm làm việc, cần biết rằng, các bề mặt trơn là do sử dụng máy và cũng là mối nguy dẫn đến vấp ngã do đường ống dẫn không khí hoặc ống mềm thủy lực gây ra.

- Tiến lên một cách cẩn thận trong vùng xung quanh còn xa lạ. Có thể còn có các mối nguy được che giấu như các đường dây điện hoặc các đường dây sử dụng khác.

- Không được sử dụng máy mài khuôn cầm tay trong các môi trường có tiềm ẩn gây ra nổ và không được cách ly chống tiếp xúc với điện.

- Bảo đảm rằng không có các dây dẫn điện, các ống dẫn khí.v.v... có thể gây ra nguy hiểm nếu bị hư hng do sử dụng máy.

6.2.2.11  Mối nguy của bụi và khói

- Bụi và khói sinh ra trong khi sử dụng các máy mài khuôn cầm tay có th làm suy giảm sức khỏe (ví dụ như có thể dẫn đến ung thư, các khuyết tật trong sinh sản, hen xuyễn và/ hoặc viêm da); đánh giá rủi ro và thực hiện các kiểm soát thích hợp cho các mối nguy này là điều thiết yếu.

- Đánh giá rủi ro nên bao gồm bụi được tạo ra do sử dụng máy và tiềm năng gây nhiễu loạn của bụi hiện có.

- Vận hành và bảo dưỡng máy mài khuôn cầm tay như đã giới thiệu trong các hướng dẫn này đ giảm tới mức tối thiểu sự phát ra bụi hoặc khói.

- Dn hướng sự xả để giảm tới mức tối thiểu sự nhiễu loạn của bụi trong môi trường chứa đầy bụi.

- Khi bụi và khói được tạo ra, phải ưu tiên kiểm soát chúng tại điểm phát ra.

- Tất cả các chi tiết hoặc phụ tùng gắn liền với máy để thu gom, thu hồi hoặc triệt bụi hoặc khói nên được sử dụng và bảo trì đúng phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Lựa chọn, bảo trì và thay thế vật tư kỹ thuật dụng cụ lắp vào máy như đã giới thiệu trong sổ tay hướng dẫn để ngăn ngừa sự tăng lên không cần thiết của bụi hoặc khói.

- Sử dụng trang bị bảo vệ hơi th phù hợp với hướng dẫn của phụ trách và theo yêu cầu của các quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

- Gia công một số vật liệu tạo ra bụi và khói gây ra môi trường có tiềm ẩn gây ra nổ.

6.2.2.12  Mối nguy của tiếng ồn

- Tiếp xúc với các mức tiếng ồn cao có thể gây ra tàn tật mất khả năng nghe một cách vĩnh viễn và các vấn đề khác như chứng ù tai (tiếng ù ù, tiếng vo ve, tiếng huýt gió hoặc tiếng vo vo trong tai). Vì vậy, điều cốt yếu là phải đánh giá rủi ro và thực hiện các kiểm soát thích hợp đối với các mối nguy này.

- Các kiểm soát thích hợp để giảm rủi ro có thể bao gồm các hoạt động như giảm chấn cho các vật liệu để ngăn ngừa chi tiết gia công phát ra tiếng kêu.

- Sử dụng trang bị bảo vệ thính giác phù hp với hướng dẫn của phụ trách và theo yêu cầu của các quy định về an toàn và bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp.

- Vận hành và bảo dưỡng máy mài khuôn cầm tay như đã giới thiệu trong s tay hướng dẫn để ngăn ngừa sự tăng lên không cần thiết của mức tiếng ồn.

- Lựa chọn, bảo trì và thay thế vật tư kỹ thuật dụng cụ lắp vào máy như đã giới thiệu trong sổ tay hướng dẫn để ngăn ngừa sự tăng lên không cần thiết của tiếng ồn.

- Nếu máy mài khuôn cầm tay có một ống giảm thanh thì phải luôn luôn đảm bảo rằng ống giảm thanh phải được lắp đặt đúng vị trí và ở trong tình trạng làm việc tốt mỗi khi máy được vận hành.

6.2.2.13  Mối nguy của rung

Thông tin cho sử dụng phải lưu ý đến các mối nguy của rung chưa được loại bỏ bi thiết kế và kết cấu và vẫn còn các rủi ro về rung. Phụ trách phải có khả năng nhận biết các trường hợp trong đó người vận hành có thể gặp rủi ro do tiếp xúc với rung. Nếu giá trị rung phát ra thu được khi sử dụng ISO 28927- 12 không biểu thị đầy đủ sự phát ra rung trong các sử dụng theo dự định (và sử dụng sai thấy trước được) của máy thì phải cung cấp thông tin bổ sung và/ hoặc các cảnh báo để có thể đánh giá và kiềm chế được các rủi ro phát sinh từ rung.

- Tiếp xúc với rung có thể gây ra tổn hại về chứng đau thần kinh và cung cấp máu cho các bàn tay và cánh tay.

- Mặc quần áo ấm khi làm việc trong các điều kiện thời tiết lạnh, giữ cho các bàn tay được ấm và khô.

- Nếu bị tê cóng, có cảm giác râm ran, đau đớn hoặc da ở các ngón tay hoặc bàn tay trắng bệch ra thì phải ngừng sử dụng máy mài khuôn cầm tay, nói cho phụ trách biết và hỏi ý kiến của thầy thuốc.

- Vận hành và bảo dưỡng máy mài khuôn cầm tay như đã giới thiệu trong sổ tay hướng dẫn để ngăn ngừa sự tăng lên không cần thiết của các mức rung.

- Lựa chọn, bảo trì và thay thế vật tư kỹ thuật dụng cụ lắp vào máy như đã giới thiệu trong sổ tay hướng dẫn để ngăn ngừa sự tăng lên không cần thiết của các mức rung.

- Đỡ trọng lượng của máy trong một giá đỡ, thiết bị kéo căng hoặc bộ cân bằng nếu có thể thực hiện được.

- Cầm giữ máy với sự nắm giữ nhẹ nhàng, có tính đến các phản lực yêu cầu của bàn tay bi vì rủi ro do rung thường lớn hơn khi lực nắm giữ lớn hơn.

- Dụng cụ lắp vào máy được lắp không đúng hoặc bị hư hng có thể gây ra các mức rung quá lớn.

6.2.3  Hướng dẫn bổ sung về an toàn cho các máy cầm tay khí nén

- Không khí có áp suất có thể gây ra thương tích nghiêm trọng:

- Luôn luôn ngắt nguồn cung cấp không khí nén, xả ống mềm có áp suất không khí và ngắt máy khỏi nguồn cung cấp không khí nén khi không sử dụng, trước khi thay phụ tùng hoặc khi sửa chữa;

- Không bao giờ được hướng dòng không khí nén vào bản thân mình hoặc bất cứ người nào khác.

- Qun các ống mềm lại có thể gây ra thương tích nghiêm trọng. Luôn luôn kiểm tra sự hư hỏng hoặc lỏng ra của các ống mềm và phụ tùng nối ống.

- Mỗi khi sử dụng các khớp nối vạn năng (khớp nối vấu), phải lắp đặt các chốt hãm và sử dụng các cáp quấn an toàn để bo vệ chống hư hỏng của các mối nối ống mềm với máy và ống mềm với ống mềm.

- Không được vượt quá áp suất lớn nhất của không khí đã ấn định cho máy.

- Không bao giờ được mang, xách máy cầm tay không khí nén bằng ống mềm.

6.2.4  Hướng dẫn bổ sung về an toàn cho các máy cầm tay thủy lực

- Không được vượt quá giá trị chỉnh đặt lớn nhất của van an toàn đã ấn định cho máy.

- Thực hiện kiểm tra hàng ngày đối với các ống mềm bị hư hỏng hoặc sn mòn hoặc các mối nối thủy lực và thay thế các chi tiết bị hư hỏng nếu cần thiết.

- Chỉ sử dụng dầu sạch và thiết bị nạp dầu sạch.

- Các bộ nguồn cần có dòng không khí lưu thông tự do để làm mát và vì vậy cần được b trí trong một vùng có thông gió tốt, không có khói nguy hiểm,

- Bảo đảm rằng các khớp nối sạch và ăn khớp đúng trước khi vận hành.

- Không được kiểm tra và làm sạch máy trong khi nguồn năng lượng thủy lực được kết nối. Sự vào khớp bất ngờ của máy có thể gây ra thương tích nghiêm trọng.

- Không được lắp đặt hoặc tháo máy trong khi nguồn năng lượng thủy lực được kết nối. Sự vào khớp bất ngờ của máy có thể gây ra thương tích nghiêm trọng.

- Bảo đảm rằng tất cả các mối nối ống mềm đều kín.

- Lau sạch tất cả các đầu nối trước khi đấu nối. Không làm sạch các đầu nối có thể dẫn đến hư hỏng cho các khớp nối nhanh và gây ra sự quá nhiệt.

Hướng dẫn phải chỉ ra rằng chỉ được sử dụng chất lng thủy lực do nhà sản xuất khuyến nghị.

CHÚ THÍCH: Nên hỏi nhà máy sản xuất về việc có thể sử dụng hay không sử dụng chất lng không dễ bốc cháy.

6.2.5  Hướng dẫn riêng về an toàn

Phải đưa ra các cảnh báo về bất cứ các mối nguy riêng hoặc không phổ biến nào gắn liền với sử dụng máy mài khuôn cầm tay. Các cảnh báo này phải ch ra tính chất của mối nguy, ri ro của thương tích và hoạt động phòng tránh cn có.

6.3  Hướng dẫn vận hành

Hướng dẫn vận hành phải bao gồm, khi thích hợp:

- hướng dẫn về lắp đặt hoặc kẹp chặt máy mài khuôn cầm tay một vị trí ổn định thích hợp cho các máy mài khuôn cầm tay có thể được lắp đặt trên một giá đỡ;

- hướng dẫn lắp ráp, bao gồm các bộ phận bảo vệ, các phụ tùng và dụng cụ lắp vào máy được khuyến nghị;

- mô tả các chức năng bằng minh họa;

- các giới hạn cho sử dụng máy do các điều kiện về môi trường;

- hướng dẫn về chỉnh đặt và thử nghiệm;

- hướng dẫn chung về sử dụng, bao gồm cả thay các dụng cụ lắp vào máy và các giới hạn về cỡ kích thước và kiểu chi tiết gia công.

6.4  Các dữ liệu

6.4.1  Quy định chung

Hướng dẫn phải bao gồm thông tin trên đĩa dữ liệu và thông tin sau:

- khối lượng của máy mài khuôn cầm tay;

- đặc tính kỹ thuật của khớp nối;

- đặc tính kỹ thuật của các ống mềm về mặt áp suất và lưu lượng;

- nhiệt độ lớn nhất đầu vào của chất lỏng thủy lực.

6.4.2  Tiếng ồn

6.4.2.1  Công bố về tiếng ồn phát ra

Hướng dẫn phải bao gồm công bố về tiếng ồn phát ra phù hợp với ISO 15744.

6.4.2.2  Thông tin bổ sung

Nếu các giá trị của tiếng ồn phát ra thu được khi sử dụng các phép thử thích hợp quy định trong 5.2 không biểu thị đầy đ sự phát ra tiếng ồn trong quá trình sử dụng máy theo dự định thì phải cung cấp thông tin bổ sung và/ hoặc các cảnh báo để có thể đánh giá và quản lý các rủi ro có liên quan.

Cũng nên cung cấp thông tin về tiếng ồn phát ra trong tài liệu bán hàng.

6.4.3  Rung

6.4.3.1  Công b về rung phát ra

Hướng dẫn phải bao gồm giá trị rung phát ra và độ không ổn định như đã quy định trong 5.3 và số viện dẫn của quy tắc th phù hợp với ISO 28927-12.

6.4.3.2  Thông tin bổ sung

Nếu các giá trị rung phát ra thu được khi sử dụng các phép th thích hợp quy định trong 5.3 không biểu thị đầy đủ sự phát rung trong quá trình sử dụng máy theo dự định thì phải cung cấp thông tin bổ sung và/ hoặc các cảnh báo để có thể đánh giá và quản lý các rủi ro liên quan.

Cũng nên cung cấp thông tin về rung phát ra trong tài liệu bán hàng.

6.5  Hướng dẫn bảo dưỡng

Hướng dẫn bảo dưỡng phải bao gồm:

- hướng dẫn về giữ an toàn cho các máy mài khuôn cầm tay bng bảo dưỡng phòng ngừa thưng xuyên;

- thông tin về thời gian phải bảo dưỡng phòng ngừa thường xuyên, ví dụ như sau một thời gian vận hành quy định, một số chu kỳ/ vận hành quy định hoặc một số lần bảo dưỡng quy định trong một năm;

- hướng dẫn về bố trí sao cho nhân viên không tiếp xúc với môi trường nguy him;

- danh sách các hoạt động bảo dưỡng mà người sử dụng nên thực hiện;

- hướng dẫn về bôi trơn, nếu có yêu cầu;

- hướng dẫn về kiểm tra tốc độ và thực hiện phép kiểm tra đơn giản đối với mức rung sau mỗi lần bảo dưỡng;

- hướng dẫn về kiểm tra tốc độ thường xuyên, và;

- điều kiện kỹ thuật của các chi tiết dự phòng cho sử dụng khi các chi tiết này ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của người vận hành.

Hướng dẫn bảo dưỡng cũng phải bao gồm các đề phòng cần phải có đề tránh tiếp xúc với các chất nguy hiểm kết tủa (do các quá trình gia công) trên máy.

CHÚ THÍCH: Sự tiếp xúc của da với bụi nguy him có th gây ra viêm da nghiêm trọng. Nếu bụi được tạo ra hoặc bị nhiễu loạn trong quy trình bảo dưỡng thì phải thực hiện việc hút bụi.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Danh sách các mối nguy quan trọng

Phụ lục này chứa đựng tất cả các mi nguy, các tình huống và sự kiện nguy hiểm quan trọng, đáng kể đến mức mà chúng được xử lý trong tiêu chuẩn này, được xác định bằng đánh giá rủi ro là rất đáng kể đối với kiểu máy này và cần phải có hành động để loại bỏ hoặc giảm rủi ro. Các mối nguy quan trọng sau có thể xảy ra trong sử dụng các máy mài khuôn cầm tay.

Bảng A.1 - Danh sách các mối nguy quan trọng

Loại mối nguy

Viện dẫn yêu cầu an toàn

Bằng thiết kế hoặc bảo vệ

Thông tin cho sử dụng

1. Các mối nguy cơ khí

 

 

- cắt đứt

4.2.1

 

- kéo vào hoặc mắc vào (gây ra bi tóc, quần áo, v.v... vướng mắc vào máy cầm tay đang quay)

 

6.2.2.6

- mối nguy do ma sát hoặc trầy da

4.2.1

 

- mất ổn định

4.2.2

 

- ống mềm quấn lại

 

6.2.3

- sự phụt ra từ các hệ thống thy lực cao áp

4.2.4

 

- sự phụt ra các phần (bộ phận)

4.2.5

 

- đặc tính kỹ thuật của ống mềm và khớp nối ống mềm.

 

6.2.3

2. Các mối nguy về điện

 

6.2.2.10

3. Các mối nguy về nhiệt

 

 

- n

4.3

6.2.2.4

- tổn hại sức khỏe do các bề mặt nóng hoặc lạnh

4.3

 

4. Các mối nguy do tiếng ồn

4.4

6.2.2.12

5. Các mối nguy do rung

4.5

6.2.2.13

6. Các mối nguy do các vật liệu và các chất được gia công, xử lý, sử dụng hoặc xả ra

 

 

- hít phải bụi và khói độc hại

4.6.2

6.2.2.11

- tạo thành bụi và khói gây nổ

 

6.2.2.11

- tia la

 

6.2.2.5

- không khí xả

4.6.1

6.2.2.11

- các chất bôi trơn

4.6.3

6.2.2.7

- chất lỏng thủy lực

 

6.2.4

7. Các mối nguy do b qua các nguyên tắc ecgônômi trong thiết kế máy

 

 

- các thương tích do mệt mi lặp lại

4.7.1, 4.7.2

6.2.2.8

- tư thế không thích hợp

 

6.2.2.8

- thiết kế cầm giữ và cân bằng máy không thích hợp

4.7.1

6.2.2.7

- sử dụng không hợp lý trang bị bảo vệ cá nhân

 

6.2.2.7

8. Các mối nguy do hư hỏng của nguồn cung cấp năng lượng:

 

 

- hành trình ngược không mong muốn của cung cp năng lượng sau một hư hỏng

 

6.2.3, 6.2.2.5

- lưu lượng và áp suất chất lỏng ra không đúng

 

6.2.4

9. Các mối nguy do phương tiện liên quan đến an toàn được định vị không đúng và/hoặc lệch

 

 

- cơ cấu khởi động và dừng

4.8.1.

 

- khởi động không chủ định

4.8.2

6.2.2.7

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Các ví dụ về máy mài khuôn cầm tay được bao hàm trong tiêu chuẩn này

Hình B.1 - Máy mài khuôn cầm tay
(kiu thẳng)

Hình B.2 - Máy mài khuôn cầm tay
(kiểu góc)

Hình B.3 - Máy giũa cầm tay quay

Hình B.4 - Máy giũa có chuyển động tịnh tiến qua lại cầm tay

 

Phụ lục C

(Quy định)

Các biểu tượng về nhãn và dấu hiệu

Bảng C.1 - Các biểu tượng về nhãn và dấu hiệu

Số

No.

Biểu tượng

Ý nghĩa

Màu sắc

Số đăng ký của biểu tượng hoặc nguồn

C.1.1

Cảnh báo

Yêu cầu tối thiểu.

Biu tượng này là quy định. Các biểu tượng bổ sung và/ hoc văn bản là tham khảo

Nền trong vòng tròn: màu xanh da trời

Biểu tượng: màu trắng

Nền cho cảnh báo: màu da cam

ISO 3864-2

ng dụng của ISO 7010-M002

C.1.2

Chiều quay

Nền: tùy chọn

Biểu tượng: màu đen

ng dụng của ISO 700-004

C.13

Chiều quay

Nền: tùy chọn

Biểu tượng: màu đen

ng dụng của ISO 700-004

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Các ví dụ về sản phẩm vật liệu mài dùng cho máy mài khuôn cầm tay

Thông tin trong Phụ lục này được dùng để tham khảo

Bảng D.1 - Các ví dụ về sản phẩm vật liệu mài dùng cho các máy mài khuôn cầm tay

Kiểu

Hình minh họa

Kiểu liên kết

Tốc độ làm việc lớn nhất a

m/s

Gii hạn kích thước a

mm

Đĩa nhỏ (dùng cho máy mài khuôn cầm tay)

Có lớp phủ

40

D ≤ 50

ng côn, trụ hoặc hình nón cụt (dùng cho máy mài khuôn cầm tay)

Có lớp phủ

≤ 40

D ≤ 50

Bánh mài đánh bóng (dùng cho máy mài khuôn cầm tay)

Có lớp phủ

≤ 40

D ≤ 100

B ≤ 30

Bánh và dụng cụ mài được lắp kiểu 5.2 (dùng cho máy mài khuôn cầm tay)

V

≤ 40

D ≤ 150

B, PL

≤ 50

D ≤ 150

B  liên kết nhựa resinoid

PL  liên kết chất dẻo

V  liên kết thủy tính hóa

a Theo FEPA (Federation of European Producers of Abrasive Products = Liên đoàn các nhà sản xuất sản phẩm vật liệu mài châu âu).

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 9452 (ISO 2787), Dụng cụ khí nén kiểu quay và va đập - Thử tính năng (Rotary and percussive pneumatic tools - Performance tests).

[2] TCVN 10605-1 (ISO 3857-1), Máy nén, máy dụng cụ khí nén - Thuật ngữ định nghĩa - Phần 1: Quy định chung (Compressors, pneumatic tools and machines - Vocabulary - Part 1: General)

[3] ISO 3864-2, Graphical symbols - Safety colours and safety signs - Part 2: Design principles for product safety labels (Ký hiệu bằng hình vẽ - Màu sắc an toàn và dấu hiệu an toàn - Phần 2: Các nguyên tắc thiết kế cho các nhãn an toàn của sản phẩm)

[4] ISO 3864-4, Graphical symbols - Safety colours and safety signs - Part 4: Colorimetric and photometric properties of safety sign materials (Ký hiệu bằng hình vẽ - Màu sắc an toàn và dấu hiệu an toàn - Phần 4: Các tính chất so màu và trắc quang của các vật liệu cho dấu hiệu an toàn)

[5] ISO 4871, Acoustics - Declaration and verification of noise emission values of machinery and equipment (Âm học - Công bố và kiểm tra xác minh các giá trị tiếng ồn phát ra của máy và thiết bị)

[6] ISO 7000, Graphical symbols for use on equipment - Index and synopsis (Ký hiệu bằng hình vẽ cho sử dụng trên thiết bị - Chỉ số và bảng tóm tắt)

[7] ISO 7010, Graphical symbols - Safety colours and safety signs - Registered safety signs (Ký hiệu bằng hình vẽ - Màu sắc an toàn và dấu hiệu an toàn -Dấu hiệu an toàn được đăng ký)

[8] ISO/TR 11688-1, Acoustics - Recommended practice for the design of low-noise machinery and equipment - Part 1: Planning (Âm học - Quy trình kỹ thuật được khuyến nghị cho thiết kế máy và thiết bị có mức tiếng ồn thấp - Phần 1: Lập kế hoạch)

[9] ISO/TR 11688-2, Acoustics - Recommended practice for the design of low-noise machinery and equipment - Part 2: Introduction to the physics of low-noise design (Âm học - Quy trình kỹ thuật được khuyến nghị cho thiết kế máy và thiết bị có mức tiếng ồn thấp - Phần 2: Giới thiệu về vật lý học của thiết kế mức tiếng ồn thấp)

[10] ISO 11690 (all parts), Acoustics - Recommended practice for the design of low-noise workplaces containing machinery (Âm học - Quy trình kỹ thuật được khuyến nghị cho thiết kế địa điểm làm việc có mức tiếng ồn thấp chứa máy móc)

[11] ISO 14163, Acoustics - Guidelines for noise control by silencers (Âm học - Hướng dẫn về kiểm soát tiếng ồn bằng ống giảm thanh)

[12] EN 614-1, Safety of machinery - Ergonomic design principles - Part 1: Terminology and general principles (An toàn máy - Các nguyên tắc thiết kế ecgônômi - Phần 1: Thuật ngữ và các nguyên tắc chung)

[13] EN 626 (all parts), Safety of machinery - Reduction of risks to health from hazardous substances emitted by machinery (An toàn máy - Giảm rủi ro đối với sức khỏe khỏi các chất nguy hiểm từ máy phát ra)

[14] EN 894-3, Safety of machinery - Ergonomics requirements for the design of displays and control actuatoes - Part 3: Control actuators (An toàn máy - Các yêu cầu về ecgônômi cho thiết kế các bộ phận chỉ báo và cơ cấu dẫn động điều khiển - Phần 3: Các cơ cấu dẫn động điều khiển)

[15] EN 982, Safety of machinery - Safety requirements for fluid power systems and their components - Hydraulics (An toàn máy - Các yêu cầu về an toàn cho các hệ thống truyền động lưu chất - Thủy lực học)

[16] EN 983, Safety of machinery - Safety requirements for fluid power systems and their components - Pneumatics (An toàn máy - Các yêu cầu về an toàn cho các hệ thống truyền động lưu chất - Khí nén học)

[17] EN 1127-1, Explosive atmospheres - Explosion prevention and protection - Part 1: Basic concepts and methodology (Môi trường nổ - Ngăn ngừa n và bảo vệ chống n - Phần 1: Khái niệm cơ bản và phương pháp luận)

[18] EN 50144-1, Safety of hand-held motor operated tools - Part 1: General requirements (An toàn của các máy cầm tay có động cơ- Phần 1: Yêu cầu chung)

[19] EN 61310-1, Safety of machinery - Indication, marking and actuation - Part 1: Requirements for visual, acoustic and tactile signals (An toàn máy- Sự chỉ báo, ghi nhãn và vận hành - Phần 1: Yêu cầu cho các tín hiệu nhìn, nghe và xúc giác)

[20] EN 61310-2, Safety of machinery - Indication, marking and actuation - Part 2: Requirements for marking (An toàn máy - Sự chỉ báo, ghi nhãn vận hành - Phần 2: Yêu cầu cho ghi nhãn)

[21] CR 1030-1, Hand-arm vibration - Guidelines for vibration hazards reduction - Part 1: Engineering methods by design of machinery (Rung của bàn tay - Cánh tay - Hướng dẫn về giảm các mối nguy của rung - Phần 1: Phương pháp kỹ thuật cho thiết kế).

[22] EHTMA[1]), Recommendations for the correct use of hand-held or portable hydraulic tools and associated portable power sources, June 1991

[23] FEPA[2]), Safety code for the use of coated abrasive products

[1]) EHTMA= European Hydraulic Tool Manufacturers’ Association = Hội các nhà sản xuất dụng cụ thủy lực Châu Âu.

[2]) FEPA= Federation of European Producers of Abrasive Products = Liên đoàn các nhà sản xuất sản phẩm vật liệu mài Châu Âu.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi