Tiêu chuẩn TCVN 10198:2013 Từ vựng về tính sẵn sàng sử dụng của cần trục

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10198:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10198:2013 ISO 11994:1997 Cần trục-Tính sẵn sàng trong sử dụng-Từ vựng
Số hiệu:TCVN 10198:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2013Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10198:2013

ISO 11994:1997

CẦN TRỤC - TÍNH SẴN SÀNG TRONG SỬ DỤNG - TỪ VỰNG

Cranes - Availability - Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 10198:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 11994:1997

TCVN 10198:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CẦN TRỤC - TÍNH SẴN SÀNG TRONG SỬ DỤNG - TỪ VỰNG

Cranes - Availability - Vocabulary

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa chung liên quan đến tính sẵn sàng trong sử dụng của tất cả các loại cần trục được định nghĩa trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1) với mục đích để dễ dàng hơn trong việc lập các hợp đồng và hiểu biết lẫn nhau.

Các thuật ngữ và định nghĩa được các nhà thiết kế, nhà sản xuất, các cơ quan kiểm định có thẩm quyền, người sử dụng và các đối tượng khác sử dụng.

Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Quy định chung.

1. Thuật ngữ và định nghĩa

1.1. Sản phẩm

Bộ phận (cần trục, cụm lắp ghép, bộ phận, chi tiết) có tính sẵn sàng và độ tin cậy (1.8) trong sử dụng.

1.2. Khả năng làm việc

Khả năng thực hiện chức năng đã định của sản phẩm.

1.3. Không có khả năng làm việc

Không có khả năng thực hiện chức năng đã định của sản phẩm

1.4. Khả năng làm việc không hỏng

Tính chất của sản phẩm thể hiện tính duy trì khả năng làm việc (1.2) trong khoảng thời gian hoặc thời gian vận hành đã định (4.1) trong từng trường hợp cụ thể.

1.5. Khả năng bảo trì

Tính chất của sản phẩm tạo thuận lợi cho việc duy trì và phục hồi khả năng làm việc (1.2).

1.6. Độ bền lâu

Tính chất của sản phẩm giữ được khả năng làm việc (1.2) cho đến khi đạt trạng thái giới hạn (2.1) khi áp dụng hệ thống bảo trì và sửa chữa đã định trước.

1.7. Khả năng bảo quản

Tính chất của sản phẩm giữ được khả năng làm việc không hỏng (1.4), độ bền lâu (1.6) và khả năng bảo trì (1.5) sau khi lưu kho hoặc vận chuyển đúng cách.

1.8. Độ tin cậy

Tính chất của sản phẩm đặc trưng bởi khả năng thực hiện, trong giới hạn đã định, các chức năng yêu cầu về khả năng làm việc không hỏng (1.4), độ bền lâu (1.6), khả năng bảo trì (1.5), khả năng bảo quản (1.7) và khả năng vận chuyển hoặc tổ hợp các tính chất này.

2.  Trạng thái

2.1. Trạng thái giới hạn

Trạng thái của sản phẩm mà tiếp tục sử dụng theo công dụng của nó là không thể chấp nhận hoặc không khả thi hoặc không khả thi để khôi phục khả năng làm việc (1.2).

2.2. Tiêu chí của trạng thái giới hạn

Tiêu chí hoặc bộ các tiêu chí trạng thái giới hạn (2.1) đối với sản phẩm, được quy định trong các tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật và tài liệu thiết kế.

3. Khuyết tật, hư hại và hư hỏng

3.1. Khuyết tật

Sự không phù hợp, rõ ràng và tiềm ẩn của sản phẩm với một yêu cầu nào đó của tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật và  tài liệu thiết kế xảy ra trước khi sử dụng, trong quá trình chế tạo hoặc sửa chữa.

3.2. Hư hại

Trạng thái không mong muốn gây nên bởi sự kiện làm ảnh hưởng xấu lên trạng thái bình thường của sản phẩm.

3.3. Hư hỏng

Sự kiện gây ra do mất hoặc giảm khả năng làm việc (1.2) của sản phẩm, và sẽ là hư hỏng "hoàn toàn" nếu nó gây ra trạng thái không có khả năng làm việc (1.3) của sản phẩm, hoặc hư hỏng hóc "một phần" nếu nó gây giảm khả năng làm việc.

3.4. Sự gián đoạn

Hư hỏng (3.3) hoặc hư hại (3.2) đơn lẻ tạm thời hay hư hỏng hoặc hư hại có thể loại bỏ bằng một thao tác nhỏ của người vận hành.

3.5 . Tiêu chí hư hỏng

Tiêu chí hoặc bộ các  tiêu chí của trạng thái không có khả năng làm việc của sản phẩm (1.3), quy định trong các tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật và tài liệu thiết kế.

3.6. Nguyên nhân hư hỏng

Hiện tượng, quá trình, sự kiện hoặc các trạng thái làm phát sinh hư hỏng.

3.7. Hậu quả hư hỏng

Hiện tượng, quá trình, sự kiện hoặc các trạng thái gây ra do sự phát sinh hư hỏng.

3.8. Hư hỏng nhỏ

Hư hỏng (3.3) gây nên các khuyết tật không đáng kể.

3.9. Hư hỏng lớn

Hư hỏng (3.3) gây nên các khuyết tật đáng kể.

3.10. Hư hỏng nguy cấp

Hư hỏng (3.3) đe dọa tính mạng con người, sức khỏe hoặc môi trường hoặc gây thiệt hại kinh tế nặng nề.

3.11. Giới hạn hư hỏng

Hư hỏng (3.3) gây ra quá trình chuyển đổi sản phẩm về trạng thái giới hạn (2.1).

3.12. Hư hỏng nguyên phát

Hư hỏng (3.3) không có nguyên nhân từ các hư hỏng khác.

3.13. Hư hỏng thứ phát

Hư hỏng (3.3) có nguyên nhân từ các hư hỏng khác.

3.14. Hư hỏng đột ngột

Hư hỏng (3.3) đặc trưng bởi sự chuyển đổi đột ngột sản phẩm sang trạng thái không có khả năng làm  việc (1.3).

3.15. Hư hỏng từ từ

Hư hỏng (3.3) do việc thay đổi từ từ một hoặc nhiều tiêu chí.

3.16. Hư hỏng lặp lại

Hư hỏng (3.3) tạm thời lặp đi lặp lại với cùng một tính chất.

3.17. Hư hỏng rõ ràng

Hư hỏng (3.3) có thể phát hiện bằng các phương pháp và phương tiện thông thường khi xem xét, kiểm tra hoặc thử trong quá trình chuẩn bị đưa sản phẩm và sử dụng hoặc trong quá trình sử dụng đúng mục đích.

3.18. Hư hỏng tiềm ẩn

Hư hỏng (3.3) không thể phát hiện bằng các phương pháp và phương tiện thông thường khi xem xét, kiểm tra hoặc thử nhưng có thể lộ diện trong khi bảo trì phòng ngừa (5.1).

3.19. Hư hỏng do lỗi thiết kế

Hư hỏng (3.3) phát sinh do khuyết điểm hoặc vi phạm kế hoạch, nguyên tắc thiết kế và các tiêu chuẩn đã thiết lập.

3.20. Hư hỏng do chế tạo

Hư hỏng (3.3) phát sinh do khuyết điểm hoặc vi phạm quá trình sản xuất hoặc sửa chữa (5.2) đã thiết lập.

3.21. Hư hỏng do sử dụng sai

Hư hỏng (3.3) phát sinh do vi phạm nguyên tắc vận hành, bảo trì và các điều kiện sử dụng.

3.22. Hư hỏng sớm

Hư hỏng (3.3) phát sinh tại giai đoạn đầu khi sử dụng các khuyết tật (3.1) tiềm ẩn không được phát hiện và loại bỏ trong quá trình chạy thử sản phẩm.

4. Khái niệm về thời gian

4.1. Thời gian vận hành

Khoảng thời gian hoặc số công việc thực hiện của sản phẩm ở dạng liên tục (ví dụ, thời gian làm việc tính bằng giờ, quãng đường, v.v…) hoặc dạng số đếm (ví dụ, số chu trình làm việc, số lần khởi động, v.v…).

4.2. Thời gian vận hành đến khi hư hỏng

Thời gian vận hành (4.1) của sản phẩm từ khi bắt đầu sử dụng đến khi có hỏng hóc (3.3) đầu tiên.

4.3. Thời gian vận hành giữa các hư hỏng

Thời gian vận hành (4.1) của sản phẩm từ khi hoàn thành việc khôi phục khả năng làm việc (1.2) sau khi hư hỏng (3.3) đến lần hư hỏng kế tiếp.

4.4. Tuổi thọ

Thời gian vận hành (4.1) của sản phẩm, tích lũy từ khi bắt đầu sử dụng hoặc tiếp tục lại sau sửa chữa (5.2) cho đến khi bắt đầu trạng thái giới hạn (2.1)

4.5. Thời hạn sử dụng

Khoảng thời gian sử dụng theo lịch của sản phẩm từ khi bắt đầu sử dụng hoặc tiếp tục lại sau khi sửa chữa (5.2) cho đến khi bắt đầu trạng thái giới hạn (2.1).

5. Bảo trì và sửa chữa

5.1. Bảo trì

Tập hợp các quy trình để đảm bảo khả năng làm việc (1.2) của sản phẩm.

5.2. Sửa chữa

Quá trình khôi phục khả năng làm việc (1.2) của sản phẩm.

5.3. Sản phẩm có khả năng sửa chữa

Sản phẩm mà việc sửa chữa (5.2) là khả thi.

5.4. Sản phẩm không có khả năng sửa chữa

Sản phẩm mà việc sửa chữa (5.2) là không khả thi.

6. Đo độ tin cậy

6.1. Chỉ số độ tin cậy

Thông số định lượng của một hoặc nhiều tính chất cấu thành độ tin cậy (1.8) của sản phẩm.

6.2. Chỉ số độ tin cậy lớn nhất

Chỉ số độ tin cậy (6.1) xác định với một trong các tính chất cấu thành độ tin cậy (1.8) của sản phẩm.

6.3. Chỉ số độ tin cậy tích hợp

Chỉ số độ tin cậy (6.1) là kết quả tổ hợp hai hoặc nhiều hơn chỉ số độ tin cậy đơn nhất.

6.4. Chỉ số độ tin cậy dự báo

Chỉ số độ tin cậy (6.1) xác định bằng tính toán.

6.5. Chỉ số độ tin cậy thực nghiệm

Chỉ số độ tin cậy (6.1) xác định bằng các kết quả thực nghiệm.

6.6. Chỉ số độ tin cậy quan trắc

Chỉ số độ tin cậy (6.1) xác định qua số liệu trắc nghiệm.

7. Đo khả năng làm việc không hỏng

7.1. Xác suất không hỏng

Xác suất sản phẩm không bị hỏng trong thời gian vận hành (4.1) đã định.

7.2. Thời gian vận hành đến khi hỏng với xác suất g

Thời gian vận hành (4.1) trong đó sản phẩm sẽ không hỏng với xác suất g tính bằng phần trăm.

7.3. Thời gian vận hành đến khi hỏng trung bình

Kỳ vọng toán học của thời gian vận hành (4.1) của sản phẩm đến khi có hư hỏng (3.3) đầu tiên.

7.4. Thời gian vận hành trung bình cho mỗi lần hỏng

Tỷ số giữa thời gian vận hành (4.1) tích lũy của sản phẩm có thể khôi phục và kỳ vọng toán học của số lần hư hỏng (3.3) trong toàn bộ thời gian vận hành.

8. Đo độ bền lâu

8.1. Tuổi thọ g-phần trăm

Thời gian vận hành (4.1) tích lũy mà sản phẩm sẽ không đạt tới trạng thái giới hạn (2.1) với xác suất g tính bằng phần trăm.

8.2. Tuổi thọ trung bình

Giá trị trung bình của tuổi thọ (4.4)

8.3. Thời hạn sử dụng g-phần trăm

Thời gian theo lịch mà sản phẩm sẽ không đạt tới trạng thái giới hạn (2.1) với xác suất g tính bằng  phần trăm.

9. Đo khả năng bảo trì

9.1. Thời gian phục hồi trung bình

Giá trị trung bình của thời gian yêu cầu để phục hồi khả năng làm việc (1.2) của sản phẩm sau hư hỏng (3.3)

9.2. Số giờ nhân công phục hồi trung bình

Giá trị trung bình của số giờ nhân công yêu cầu để phục hồi sản phẩm sau hư hỏng (3.3).

10. Đo tính sẵn sàng

10.1. Hệ số sẵn sàng

Xác suất để sản phẩm có khả năng làm việc tại mọi thời điểm khi có yêu cầu sử dụng sản phẩm đúng mục đích.

10.2. Hệ số sẵn sàng vận hành

Xác suất sản phẩm có khả năng làm việc tại mọi thời điểm khi có yêu cầu sử dụng theo đúng công dụng tính từ thời điểm có khả năng làm việc không hỏng (1.4) trong khoảng thời gian đã định.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi