Tiêu chuẩn TCVN 10173-2:2013 Đặc tính của palet phẳng xếp dỡ hàng hóa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10173-2:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10173-2:2013 ISO 8611-2:2011 Palet nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa-Palet phẳng-Phần 2: Yêu cầu đặc tính và lựa chọn các thử nghiệm
Số hiệu:TCVN 10173-2:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2013Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10173-2:2013

ISO 8611-2:2011

PALÉT NÂNG CHUYỂN XẾP DỠ HÀNG HÓA - PALÉT PHẲNG - PHẦN 2: YÊU CẦU ĐẶC TÍNH VÀ LỰA CHỌN CÁC THỬ NGHIỆM

Pallets for materials handling - Flat pallets - Part 2: Performance requirements and selection of tests

Li nói đầu

TCVN 10173-2:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 8611-2:2011.

TCVN 10173-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 51 Palét dùng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu bằng phương pháp tải đơn vị biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10173 (ISO 8611) Palét nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa - Palét phẳng bao gồm các phần sau:

- TCVN 10173-1:2013 (ISO 8611-1:2011) Phần 1: Phương pháp thử;

- TCVN 10173-2:2013 (ISO 8611-2:2011) Phần 2: Yêu cầu đặc tính và lựa chọn các thử nghiệm;

- TCVN 10173-3:2013 (ISO 8611-3:2011) Phần 3: Tải trọng làm việc lớn nhất.

Lời giới thiệu

Lực mà các palét chịu được trong quá trình sử dụng là rất quan trọng. Qui trình thử được mô tả trong TCVN 10173-1 (ISO 8611-1) mô phỏng gần đúng việc sử dụng palét. Các thử nghiệm này giúp cho nhà thiết kế palét thiết lập được sự cân bằng ban đầu có thể chấp nhận được giữa chi phí và chất lượng sử dụng của một bản thiết kế palét. Dự kiến rằng tất cả các kết quả thử nghiệm được thực hiện khi sử dụng thủ tục này phải được xác nhận và kiểm tra xác nhận bằng các thử nghiệm tại hiện trường trước khi công bố tính năng sử dụng hoặc khả năng thương mại của một thiết kế palét mới.

Tải trọng danh nghĩa được xác định theo thủ tục thử nghiệm này không biểu thị trọng tải vận chuyển và không kiểm tra xác nhận được bằng các thử nghiệm tại hiện trường. Tải trọng danh nghĩa là một mức trọng tải vận chuyển nhỏ nhất được sử dụng để xác định tải trọng làm việc lớn nhất theo các qui trình trong TCVN 10173-3 (ISO 8611-3). Tải trọng làm việc lớn nhất có thể được kiểm tra xác nhận đối với một trọng tải vận chuyển qui định được sử dụng bằng các thử nghiệm tại hiện trường. Điều đó có nghĩa là việc công bố tải trọng làm việc lớn nhất bao gồm mô tả trọng tải vận chuyển và các chế độ sử dụng dự định của palét.

Điều cốt yếu là phải lưu ý khi so sánh các kết quả thử nghiệm với kinh nghiệm theo thời gian trong quá trình sử dụng các thiết kế palét hiện có. Mong đợi của người sử dụng về đặc tính hoặc chất lượng sử dụng có thể thay đổi. Một số yêu cầu các mức đặc tính lớn hơn và một số chấp nhận các mức đặc tính thấp hơn. Người sử dụng đang chấp nhận các mức rủi ro khác nhau khi sử dụng palét. Vì các mong muốn về đặc tính thay đổi của người sử dụng palét cho nên các kết quả thử nghiệm thường không thể phản ánh sự hiểu biết của người sử dụng về chất lượng sử dụng của palét.

Tải trọng danh nghĩa có thể không phản ánh sự hiểu biết của người sử dụng về đặc tính hoặc chất lượng sử dụng của palét vì tải trọng danh nghĩa không biểu thị trọng tải vận chuyển. Điều đó có nghĩa là các tải trọng làm việc lớn nhất được sử dụng để so sánh với đặc tính hoặc chất lượng sử dụng theo thời gian của các thiết kế palét hiện có.

Về sử dụng bộ tiêu chuẩn TCVN 10173 (ISO 8611):

- TCVN 10173-1 (ISO 8611-1) mô tả các phương pháp thử;

- TCVN 10173-2 (ISO 8611-2) mô tả các yêu cầu đặc tính và sự lựa chọn các phép thử, và

- TCVN 10173-3 (ISO 8611-3) mô tả các phép thử để xác định các tải trọng làm việc lớn nhất cho các trọng tải vận chuyển đã cho.

TCVN 10173-1 (ISO 8611-1) và TCVN 10173-2 (ISO 8611-2) được yêu cầu để xác định tải trọng danh nghĩa. Tải trọng danh nghĩa là giá trị tải trọng an toàn thấp nhất cho các điều kiện để qui định không phụ thuộc vào loại tải trọng (ngoại trừ các tải trọng tập trung).

TCVN 10173-1 (ISO 8611-1), TCVN 10173-2 (ISO 8611-2) và TCVN 10173-3 (ISO 8611-3) được yêu cầu để xác định tải trọng làm việc lớn nhất cho các trọng tải vận chuyển đã cho.

Tải trọng danh nghĩa cho sử dụng được xác lập bằng việc lựa chọn các phép thử trong TCVN 10173-1 (ISO 8611-1) và yêu cầu đặc tính được xác lập từ các tiêu chí trong TCVN 10173-2 (ISO 8611-2).

Có ba kiểu sau dự kiến sử dụng với các điều kiện đỡ qui định được xác định:

- Nâng chuyển xếp dỡ các palét đã chất tải được xếp trên giá và xếp chồng;

- Nâng chuyển xếp dỡ các palét đã chất tải không được xếp trên giá;

- Nâng chuyển xếp dỡ các palét đã chất tải không được xếp trên giá hoặc xếp chồng;

Để xác định tải trọng làm việc lớn nhất bằng thử nghiệm cho trong TCVN 10173-3 (ISO 8611-3), độ biến dạng dưới tác dụng của trọng tải vận chuyển đã cho không thể vượt quá độ biến dạng giới hạn (xem 4.2, 4.3 và 4.4 của TCVN 10173-3:2013 (ISO 8611-3:2011)) được xác lập trong TCVN 10173-1 (ISO 8611-1) và TCVN 10173-2 (ISO 8611-2). Tải trọng làm việc lớn nhất là trọng tải vận chuyển lớn nhất mà một palét có thể được phép chuyên chở trong điều kiện chất tải và đỡ qui định.

Phụ lục A của TCVN 10173-3 (ISO 8611-3) đưa ra hướng dẫn về ảnh hưởng chung của các loại tải trọng và phương pháp ổn định hóa khác nhau đến đặc tính của palét. Các loại tải trọng và phương pháp ổn định hóa này chỉ có thể đưa ra hướng dẫn về kết quả có thể đạt được từ các thử nghiệm với trọng tải vận chuyển đã cho.

Các thử nghiệm khác về đánh giá độ bền lâu được qui định trong TCVN 10173-1 (ISO 8611-1).

PALÉT NÂNG CHUYỂN XẾP DỠ HÀNG HÓA - PALÉT PHẲNG - PHẦN 2: YÊU CẦU ĐẶC TÍNH VÀ LỰA CHỌN CÁC THỬ NGHIỆM

Pallets for materials handling - Flat pallets - Part 2: Performance requirements and selection of tests

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đặc tính để xác lập các tải trọng danh nghĩa cho các palét phẳng mới.

Tiêu chuẩn này cũng qui định các thử nghiệm được yêu cầu cho các palét phẳng mới trong các môi trường nâng chuyển xếp dỡ khác nhau và các yêu cầu đặc tính khác nhau cho các thử nghiệm với các trọng tải vận chuyển khác nhau. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các palét có kết cấu phần trên cố định hoặc có hộp chứa tự đỡ, cứng vững có thể được kẹp chặt cơ khí với palét và góp phần làm tăng độ bền của palét.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10173-1 (ISO 8611-1), Palét nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa - Palét phẳng - Phần 1: Phương pháp thử;

TCVN 10173-3 (ISO 8611-3), Palét nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa - Palét phẳng - Phần 3: Tải trọng làm việc lớn nhất;

ISO 445, Pallets for materials handling - Vocabulary (Palét nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa - Từ vựng).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được cho trong ISO 445 và các thuật ngữ, định nghĩa sau.

3.1. Sự đứt gãy của một bộ phận (breaking of one component)

Sự gãy hỏng của một phần tử kết cấu có ảnh hưởng đáng kể đến độ bền, độ cứng vững hoặc chức năng của palét.

3.2. Tải trọng tập trung (concentrated load)

Tải trọng tập trung trên một diện tích nhỏ hơn 50 % mặt sàn trên của palét.

[ISO 445:2008, định nghĩa 2.3].

3.3. Tải trọng làm việc lớn nhất (maximum working load)

Trọng tải vận chuyển lớn nhất mà một palét được phép chuyên chở trong điều kiện chất tải riêng và có đỡ.

CHÚ THÍCH 1: Tải trọng này thay đổi theo kiểu, sự phân bố, thiết bị và phương tiện ổn định hóa tải trọng và hệ thống đỡ và có thể thấp hơn hoặc cao hơn tải trọng danh nghĩa (xem các Điều 4 và 6 cũng như TCVN 10173-3 (ISO 8611-3)).

CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này theo định nghĩa 2.7, ISO 445:2008.

3.4. Tải trọng danh nghĩa (nominal load), R

Giá trị tải trọng an toàn thấp nhất đối với các điều kiện đỡ qui định, không phụ thuộc vào loại tải trọng (ngoại trừ các tải trọng tập trung).

CHÚ THÍCH 1: “Các điều kiện đỡ qui định” là dãy các điều kiện sử dụng trong 7.1 của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 2: Tải trọng danh nghĩa không biểu thị một trọng tải vận chuyển thực đối với một palét trong sử dụng. Tải trọng danh nghĩa được dùng để so sánh đặc tính của các palét khác nhau.

CHÚ THÍCH 3: Định nghĩa này theo định nghĩa 2.2, ISO 445:2008.

3.5. Trọng tải vận chuyển (payload), Q

Tải trọng do palét chuyên chở trong sử dụng.

[ISO 445:2008, định nghĩa 2.8].

CHÚ THÍCH: Trọng tải vận chuyển này có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn tải trọng danh nghĩa.

3.6. Tấm ép (platen)

Bề mặt rắn chắc, cứng vững trên máy thử dùng để tác dụng tải trọng lên một palét mẫu thử.

3.7. Xếp trên giá (racking)

Chứa đựng các đơn vị tải trong các giá có dẫn động hoặc dầm có tấm với tự do, không được đỡ.

[ISO 445:2008, định nghĩa A.3.1].

3.8. Hệ số an toàn (safety factor)

Tỷ số giữa tải trọng giới hạn và tải trọng danh nghĩa.

CHÚ THÍCH: Trong TCVN 10173 (ISO 8611) (tất cả các phần) tỷ số này ít nhất phải bằng 2,0.

3.9. Tải liền khối (solid load)

Tải đơn, rắn chắc, đồng nhất được đỡ bằng tất cả các khối (cục gù) và/hoặc các thanh đỡ (thanh đố) của palét.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này theo định nghĩa 2.6, ISO 445:2008.

3.10. Xếp chồng (stacking)

Đặt các palét chứa các đơn vị tải chồng lên nhau mà không cần đến các kệ hoặc giá trung gian.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này theo định nghĩa A.2.1. ISO 445:2008.

3.11. Độ cứng vững (stiffness)

Biến dạng tương đối của một palét hoặc bộ phận của nó dưới tác dụng của tải trọng.

CHÚ THÍCH: Độ cứng vững cao có nghĩa là độ dịch chuyển, độ võng hoặc độ biến dạng nhỏ đối với một tải trọng đã cho.

3.12. Tải trọng thử (test load), P

Các bộ phận đặt tải, tấm đỡ tải trọng hoặc hộp tải trọng và bản thân tải trọng tác dụng.

3.13. Tải trọng giới hạn (ultimate load), U

Tải trọng tại đó độ nén, độ dịch chuyển hoặc độ võng không được duy trì nữa do sự phá hủy của mẫu thử hoặc đứt gãy một bộ phận, hoặc khi độ dịch chuyển, biến dạng hoặc độ võng trở lên quá mức.

CHÚ THÍCH: xem Bảng 1.

3.14. Tải trọng liên kết phân bố đều (uniformly distributed bonded load)

Sự trải rộng đều của tải trọng ngang qua toàn bộ bề mặt của mặt sàn trên của palét, ở đó hình dạng của mỗi một lớp kiện hàng thay đổi sao cho các kiện hàng được khóa liên động với nhau.

3.15. Ti trọng không liên kết phân bố đều (uniformly distributed unbounded load)

Sự trải rộng đều của tải trọng ngang qua toàn bộ bề mặt của mặt sàn trên của palét, ở đó có các kiện hàng không được khóa liên động, được liên kết hoặc được nối với nhau.

4. Điều kiện thử

4.1. Qui định chung

Phải xác định các điều kiện thử dựa trên vật liệu của palét phù hợp với 4.2 đến 4.6 và phải duy trì các điều kiện thử này trong suốt quá trình thử. Nếu palét gồm có nhiều loại vật liệu khác nhau, các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm phải phù hợp với vật liệu nhạy cảm nhất đối với các thay đổi trong các điều kiện này.

4.2. Palét bằng gỗ

Độ ẩm chuẩn là (20 ± 2) %. Nếu các palét được dùng ở các độ ẩm cao hơn thì chúng phải được thử ở các độ ẩm cao hơn này và phải ghi lại độ ẩm trong các kết quả thử.

CHÚ THÍCH: Có thể thực hiện phép đo phù hợp với EN 13183-2 [2].

4.3. Palét bằng kim loại

Không phải ổn định hóa (thuần hóa) đối với các palét bằng kim loại.

4.4. Palét bằng chất dẻo

Các điều kiện thử đối với tải trọng danh nghĩa, tải trọng làm việc lớn nhất và các thử nghiệm độ bền lâu cho các palét bằng chất dẻo phải như sau:

- Các thử nghiệm 1a, 1b, 2a, 2b, 3a, 3b, 4a, 4b, 5a, 5b, 6a, 6b, 8, 9, 10, 11, 12 và 13: (23 ± 2) °C

- Các thử nghiệm tải trọng làm việc lớn nhất khi đỡ trọng tải vận chuyển: (40 ± 2)°C

- Thử nghiệm 9: (23 ± 2) °C và (-10 ± 2) °C

Đối với các tải trọng làm việc lớn nhất và thử nghiệm 9, khi sử dụng các palét bằng chất dẻo trong các điều kiện có kiểm soát hoặc giới hạn thì các điều kiện thử phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.

4.5. Palét bằng giấy

Các điều kiện thử đối với tải trọng danh nghĩa, tải trọng làm việc lớn nhất và các thử nghiệm độ bền lâu cho các palét bằng giấy phải như sau:

- Các thử nghiệm 1a, 1b, 2a, 2b, 3a, 3b, 4a, 4b, 5a, 5b, 6a, 6b, 8, 9, 10, 11, 12 và 13: (23 ± 2) °C và (50 ± 5) % RH (độ ẩm tương đối)

- Các thử nghiệm tải trọng làm việc lớn nhất khi đỡ trọng tải vận chuyển: (23 ± 2) °C và (90 ± 5) % RH

Đối với các tải trọng làm việc lớn nhất và thử nghiệm 9, khi sử dụng các palét bằng giấy trong các điều kiện có kiểm soát hoặc giới hạn thì các điều kiện thử phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.

4.6. Palét bằng vật liệu composit dựa trên nền gỗ

Các điều kiện thử đối với tải trọng danh nghĩa, tải trọng làm việc lớn nhất và các thử nghiệm độ bền lâu cho các palét bằng vật liệu composit dựa trên nền gỗ phải như sau:

- Các thử nghiệm 1a, 1b, 2a, 2b, 3a, 3b, 4a, 4b, 5a, 5b, 6a, 6b, 8, 9, 10, 11, 12 và 13: (23 ± 2) °C và (50 ± 5) % RH

- Các thử nghiệm tải trọng làm việc lớn nhất: (23 ± 2) °C và (90 ± 5) % RH

Nếu palét được sử dụng trong điều kiện phải tiếp xúc với nước trong môi trường phân bố thì palét phải được nhúng chìm trong nước ngay dưới mặt nước trong thời gian 24 h ở nhiệt độ (20 ± 5) °C.

Các khối bằng tấm mùn cưa có thể phải được thử theo các tiêu chuẩn đã được thừa nhận (ví dụ, xem EN 1087-1), được miễn ổn định hóa.

Đối với các tải trọng làm việc lớn nhất và thử nghiệm 9, khi sử dụng các palét bằng vật liệu composit dựa trên nền gỗ trong các điều kiện có kiểm soát hoặc giới hạn thì các điều kiện thử phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.

5. Số lượng mẫu

Đối với mỗi thử nghiệm, phải sử dụng ít nhất là ba palét chưa được thử.

6. Yêu cầu đặc tính

Các yêu cầu đặc tính cho các thử nghiệm 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 9 trong TCVN 10173-1 (ISO 8611-1) được cho trong Bảng 1. Phải so sánh các giá trị lớn nhất quan trắc được từ các thử nghiệm với các yêu cầu đặc tính trong Bảng 1.

Các yêu cầu đặc tính cho các thử nghiệm 8, 10, 11, 12, 13 và 14 trong TCVN 10173-1 (ISO 8611-1) không được bao gồm trong Bảng 1, mà còn chờ cho đến khi có nhiều kinh nghiệm hơn với các thử nghiệm này.

Bảng 1 - Danh mục các thử nghiệm

Thử nghiệm số

Phép đo thử nghiệm

Hoạt động nâng chuyển xếp dỡ hoặc mục đích thử

Mức tải trọng thử

Các giới hạn về đặc tính

Tham chiếu TCVN 10173-1 (ISO 8611-1)

Các thử nghiệm với tải trọng danh nghĩa

1

Các thử nghiệm uốn

Xếp trên giá

8.1

1a

Độ bền uốn ad

Tải trọng giới hạn (U1) hoặc tải trọng gây ra độ võng 6% L1 (L2)

8.1.3.1

1b

Độ cứng vững uốn bd

≤ 50 %U1

2 % L1 (L2) dưới tác dụng của tải trọng, 0,7 % L1 (L2) sau thời gian hồi phục

8.1.3.2

2

Các thử nghiệm nâng xếp

Nâng với xe nâng xếp và xe vận chuyển palét

8.2

2a

Độ bền uốn a

Tải trọng giới hạn, U2

8.2.3.1

2b

Độ cứng vững uốn b

≤ 50 %U2

20 mm hoặc góc uốn nhỏ hơn 4,5g lấy độ võng nhỏ hơn dưới tác dụng của tải trọng, 7mm sau thời gian hồi phục

8.2.3.2

3

Các thử nghiệm nén các khối hoặc thanh đỡ

Bất cứ hoạt động nào để nén các khối hoặc thanh đỡ, bao gồm cả xếp chồng

8.3

3a

Độ bền của các khối hoặc thanh đỡ

Tải trọng giới hạn U3 cho mỗi khối hoặc tải trọng gây ra độ võng 10 % y

8.3.3.1

3b

Độ cứng vững của các khối hoặc thanh đỡc

50%U3 cho mỗi khối

4 mm dưới tác dụng của tải trọng, 1,5 mm sau thời gian hồi phục

8.3.3.2

4

Các thử nghiệm xếp chồngf

Xếp chồng

Trọng tải vận chuyển

8.4

4a

Thử độ bền của các mặt sàn

Tải trọng giới hạn U4 trên mặt sàn trên và tải trọng giới hạn U4 trên mặt sàn dưới hoặc tải trọng gây ra độ võng 6% L1 (L2)

8.4.3.1

4b

Thử độ cứng vững của mặt sàn

≤ 50 %U4

2 % L1 (L2) dưới tác dụng của tải trọng, 0,7% L1 (L2) sau thời gian hồi phục

8.4.3.2

5

Các thử nghiệm uốn mặt sàn dưới

Các băng tải rãnh kép

8.5

5a

Độ bền uốn ae

Tải trọng giới hạn (U5) hoặc tải trọng gây ra độ võng 6 % L1 (L2)

8.5.3.1

5b

Độ cứng vững uốn be

≤ 50 % U5

15 mm dưới tác dụng của tải trọng, 7 mm sau thời gian hồi phục

8.5.3.2

6

Các thử nghiệm uốn palét có cánh

Nâng với bộ dây nâng

8.6

6a

Độ bền uốn a

Tải trọng giới hạn (U6) hoặc tải trọng gây ra độ võng 6 % L1 (L2)

8.6.3.1

6b

Độ cứng vững uốn b

≤ 50 % U6

2 % L1 (L2) dưới tác dụng của tải trọng 0,7 % L1 (L2) sau thời gian hồi phục

8.6.3.2

Các thử nghiệm tải trọng làm việc ln nhất - Với trọng ti vận chuyển hoặc túi khí

1

Thử uốn

Xếp trên giá

8.1

1b

Độ cứng vững uốn

Trọng tải vận chuyển

Độ võng không được vượt quá độ võng tại ½ U1

8.1.3.2

7

Các thử nghiệm uốn với túi khí

Xếp trên giá

8.7

7a

Độ bền uốn a

Tải trọng giới hạn (U1) hoặc tải trọng gây ra độ võng 6% L1 (L2)

8.7.3.1

7b

Độ cứng vững uốn b

Túi khí

Độ võng không được vượt quá độ võng tại ½ U1

8.7.3.2

2

Các thử nghiệm nâng xếp

Nâng với xe nâng xếp và xe vận chuyển palét

8.2

2b

Độ cứng vững uốn b

Trọng tải vận chuyển

Độ võng không được vượt quá độ võng tại ½ U2

8.2.3.2

4

Các thử nghiệm xếp chồng f

Xếp chồng

8.4

4b

Thử độ cứng vững mặt sàn

Trọng tải vận chuyển

Độ võng không được vượt quá độ võng tại ½ U4

8.4.3.2

5

Các thử nghiệm uốn mặt sàn dưới

Các băng tải rãnh kép

8.5

5b

Độ cứng vững uốn be

Trọng tải vận chuyển

15 mm dưới tác dụng của tải trọng, 7 mm sau thời gian hồi phục

8.5.3.2

6

Các thử nghiệm uốn palét có cánh

Nâng với bộ dây nâng

8.6

6b

Độ cứng vững uốn b

Trọng tải vận chuyển

Độ võng không được vượt quá độ võng tại ½ U6

8.6.3.2

Các thử nghiệm độ bền lâu

8

Thử cắt tĩnh

Khả năng chịu biến dạng

Th nghiệm so sánh

8.8

9

Thử rơi góc

Khả năng chịu va đập

Palét trống rỗng

Dy ≤ 4 % h = 0,5 m

Không có đứt gãy hoặc hư hỏng hạn chế đặc tính hoặc chức năng của palét

8.9

10

Thử va đập cắt

Khả năng chịu biến dạng

Thử nghiệm so sánh

8.10

11

Thử va đập cạnh mặt sàn trên

Khả năng cản các cần nâng

Thử nghiệm so sánh

8.11

12

Thử va đp khối

Khả năng cản đầu cần nâng

Thử nghiệm so sánh

8.12

13

Thử hệ số ma sát tĩnh

Khả năng chống trượt trên các cần nâng

Tự trọng Ws

Thử nghiệm so sánh

8.13

14

Thử góc trượt

Khả năng chống trượt của các tải trọng

Tự trọng

Thử nghiệm so sánh

8.14

a Phải thử nghiệm palét khi sử dụng chiều xếp lên giá (cũng xem Phụ lục A).

b Tốc độ biến dạng trong các thử nghiệm độ cứng vững phải là tốc độ giảm dần.

c Các hoạt động nâng chuyển xếp dỡ mà nén lên các khối là xếp chồng có hoặc không có các cấu trúc ở trên hoặc các trụ và tóc tải trọng nặng, cứng chắc.

d Mỗi khi xảy ra hư hỏng của palét do sự tập trung ứng suất tại bộ phận đặt tải, phép thử phải được loại bỏ và phải được lặp lại.

e Mặt sàn trên các palét phải luôn bằng phẳng trong quá trình thử.

f Phải sử dụng thử nghiệm 4b để xác định tải trọng làm việc lớn nhất của các palét như đã mô tả trong TCVN 10173-3 (ISO 8611-3).

g Góc được đo giữa đường nối từ cạnh của dầm đỡ trong mặt phẳng nằm ngang tới cạnh của palét trước khi chất tải và đường nối từ cạnh của dầm đỡ tới cùng một điểm sau khi chất tải.

7. Lựa chọn các thử nghiệm

7.1. Sử dụng theo dự định

Các palét phải được thử cho bốn kiểu chính được sử dụng theo dự định sau:

a) Nâng chuyển xếp dỡ các palét đã chất tải để xếp trên giá và xếp chồng;

b) Nâng chuyển xếp dỡ các palét đã chất tải để xếp chồng nhưng không xếp trên giá;

c) Nâng chuyển xếp dỡ các palét đã chất tải không xếp trên giá và xếp chồng;

d) Nâng chuyển xếp dỡ các palét đã chất tải trong các tình huống đặc biệt (dùng băng tải hoặc các bộ dây nâng)

Các thử nghiệm yêu cầu cho sử dụng theo dự định được chỉ dẫn trong Bảng 2.

Bảng 2 - Các thử nghiệm yêu cầu cho sử dụng theo dự định

Thử nghiệm tải trọng danh nghĩa

Hoạt động nâng chuyển xếp dỡ

Xếp trên giá và xếp chồng

Xếp chồng, không xếp trên giá

Không xếp trên giá hoặc xếp chồng

Tình huống đặc biệt

Băng tải

Bộ dây nâng

Xếp trên giá

1a và 1ba

Nâng xếp

2a và 2bb

2a và 2bb

2a và 2bb

Nén

3a và 3bc

3a và 3bc

3a và 3bc

Xếp chồng

4a và 4bd

4a và 4bd

Đỡ mặt sàn dưới

5a và 5be

5a và 5be

Bộ dây nâng dưới các cánh

6a và 6bf

a Các thử nghiệm uốn

b Các thử nghiệm nâng xếp

c Các thử nghiệm nén các khối hoặc thanh đỡ

d Các thử nghiệm xếp chồng

e Các thử nghiệm uốn mặt sàn dưới

f Các thử nghiệm uốn palét có cánh

Có thể yêu cầu các đặc tính bổ sung và tiêu chuẩn này đưa ra một số thử nghiệm (nâng với các bộ dây nâng, xếp trên giá ngang qua thanh đỡ hoặc các đường trượt của palét, sử dụng băng tải rãnh kép, khả năng chịu va đập, ma sát v.v....). Các palét đa năng được hướng cho sử dụng trong các tình huống nâng chuyển xếp dỡ và vận chuyển phải được thử theo 7.2, và các palét chuyên dùng được hướng cho sử dụng trong một phạm vi hạn chế của các tình huống nâng chuyển xếp dỡ và vận chuyển phải được thử theo 7.3 và 7.4

Các thử nghiệm khác với các thử nghiệm được liệt kê trong điều này có thể có liên quan và nên được sử dụng cho phép đo bổ sung của palét và đặc tính thiết kế.

7.2. Nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa có xếp trên giá và xếp chồng

Đối với các palét được dự định sử dụng trong quá trình xếp trên giá và xếp chồng, phải sử dụng các thử nghiệm 1a, 1b, 2a, 2b, 3a, 3b, 4a, 4b, 5a và 5b.

CHÚ THÍCH: Các thử nghiệm 5a và 5b bao hàm các điều kiện đỡ băng tải xích và băng lăn rung.

7.3. Nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa có xếp chồng và không xếp trên giá

Đối với các palét được dự định sử dụng trong xếp chồng nhưng không bao giờ xếp trên giá phải sử dụng các thử nghiệm 2a, 2b, 3a, 3b, 4a và 4b.

CHÚ THÍCH: Thử nâng xếp là một thử uốn cần thiết vì trong một số kết cấu palét, trạng thái đỡ này có thể bị hạn chế.

7.4. Nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa không có xếp chồng hoặc xếp trên giá

Đối với các palét được dự định sử dụng trong nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa không có xếp chồng và xếp trên giá, phải sử dụng các thử nghiệm 2a, 2b, 3a và 3b.

7.5. Các ứng dụng đặc biệt

7.5.1. Qui định chung

Ngoài các thử nghiệm qui định trong 7.2 đến 7.4, một số điều kiện sử dụng có thể yêu cầu các thử nghiệm bổ sung được qui định trong TCVN 10173-1 (ISO 8611-1).

7.5.2. Nâng chuyển xếp dỡ tự trọng hoặc các băng tải

Đối với các ứng dụng đặc biệt đòi hỏi phải có, ví dụ như các băng tải xích và băng lăn rung, độ bền và độ cứng vững của mặt sàn dưới có thể là điểm yếu nhất của palét. Trong trường hợp này phải sử dụng các thử nghiệm 5a và 5b.

7.5.3. Nâng với bộ dây nâng

Đối với các palét dùng để nâng với bộ dây nâng, phải sử dụng các thử nghiệm 6a và 6b. Xem Bảng 2 về các thử nghiệm cơ bản.

7.5.4. Khả năng chịu va đập

Khi cần phải có kiến thức bổ sung về độ bền lâu của các palét trong các điều kiện sử dụng riêng, có thể sử dụng các thử nghiệm 8, 9, 10, 11 và 12 và các thử nghiệm này có thể được sửa cho phù hợp với sử dụng cuối cùng.

7.5.5. Thử nghiệm ma sát

Có thể sử dụng các thử nghiệm 13 và 14 để so sánh các kiểu palét khác nhau và sự tương tác của chúng với hàng hóa được vận chuyển hoặc thiết bị nâng chuyển xếp dỡ.

8. Tải trọng thử - Tải trọng danh nghĩa

8.1. Thử độ bền

Ngoại trừ các thử nghiệm 10 và 11, tải trọng thử cho các thử nghiệm độ bền không được có giá trị cố định.

8.2. Tải trọng giới hạn, U

Tùy theo điều kiện sử dụng được mô tả trong Điều 7, phải thực hiện các phép thử nghiệm để xác định khả năng chịu tải trọng giới hạn của palét (các thử nghiệm 1a, 2a, 3a, 4a, 5a hoặc 6a) và phải xác định các tải trọng giới hạn U1, U2, U3, U4, U5 và U6.

8.3. Thử độ cứng vững

Tải trọng thử, P, cho các thử nghiệm độ cứng vững 1b, 2b, 3b, 4b, 5b và 6b (khi có thể áp dụng được) phải bằng 50 % tải trọng giới hạn (hệ số an toàn bằng 2) hoặc một tải trọng thấp hơn, lấy tải trọng nào đạt tới các giới hạn độ võng.

8.4. Tải trọng danh nghĩa

Giá trị thấp nhất của tất cả các tải trọng thử, P, từ các thử nghiệm độ cứng vững thành công phải là tải trọng danh nghĩa, R, của palét cho các điều kiện sử dụng được lựa chọn từ Điều 7.

Ví dụ: sử dụng theo dự định : xếp trên giá và xếp chồng.

Một ví dụ về xác định tải trọng danh nghĩa cho sử dụng trong xếp trên giá và xếp chồng khi sử dụng các dữ liệu tùy chọn được cho trong Bảng 3. Tải trọng danh nghĩa, R, đối với palét này là 1250 kg.

Bảng 3 - Ví dụ về xác định tải trọng danh nghĩa cho sử dụng trong xếp trên giá và xếp chồng

Xác định tải trọng danh nghĩa cho sử dụng trong xếp trên giá và xếp chồng

Tải trọng giới hạn của thử nghiệm 1a

U1 = 2840 kg

50 % U1a dẫn đến tải trọng danh nghĩa

P1a = 1420 kg

Th nghiệm 1b (2 % L1, max)

Đạt được tại P1b = 1250 kg

Tải trọng giới hạn của thử nghiệm 2a

U2 = 3500 kg

50 % U2a dẫn đến tải trọng danh nghĩa

P2a = 1750 kg

Thử nghiệm 2b (20 mm hoặc 4,5°, max)

Qua được với P2b = 1750 kg

Tải trọng giới hạn của thử nghiệm 3a

U3 = 4500 kg

50 % U3a dẫn đến tải trọng danh nghĩa

P3a = 2250 kg

Thử nghiệm 3b (4mm, max)

Qua được với P3b = 2250 kg

Tải trọng giới hạn của thử nghiệm 4a

U4 = 4420 kg

50 % U4a dẫn đến tải trọng danh nghĩa

P4a = 2210 kg

Thử nghiệm 4b (2 % L1, max)

Qua được với P4b = 2210 kg

Tải trọng giới hạn của thử nghiệm 5a

U5 = 4060 kg

50 % U5a dẫn đến tải trọng danh nghĩa

P5a = 2030 kg

Thử nghiệm 5b (15 mm, max)

Qua được với P5b = 2030 kg

a Hệ số an toàn của tải trọng là 2.

9. Thời gian cho các thử nghiệm độ cứng vững tĩnh

Toàn bộ thời gian tác dụng tải trọng cho các thử nghiệm độ cứng vững tĩnh 1b, 3b, 4b, 5b và 7b phải theo chỉ dẫn trong Bảng 4. Khoảng thời gian thử nghiệm và thời gian hồi phục cho các thử nghiệm 6b và 2b phải là 30 min cho tất cả các kiểu palét.

Bảng 4 - Toàn bộ thời gian tác dụng tải trọng cho các thử nghiệm độ cứng vững tĩnh

Vật liệu của palét

Khoảng thời gian thử, h

Thời gian hồi phục, h

Gỗ tự nhiên không được gia công (cưa) có các chi tiết kẹp chặt bằng kim loại

2

1

Tất cả các kim loại (kết cấu hàn hoặc dập)

2

1

Khi chất dẻo hoặc các chi tiết chất dẻo qui định toàn bộ đặc tính

Các thử nghiệm 4b

48

2

Tất cả các thử nghiệm khác

24

2

Gỗ dựa trên nền giấy và được gia công (ví dụ tấm mùn cưa) khi các vật liệu này qui định toàn bộ đặc tính

24

1

Palét lắp ráp khi sử dụng chất keo để liên kết các thành phần cấu thành chính

24

1

CHÚ THÍCH: Các thời gian thử có thể được rút ngắn khi phát triển các mẫu thử rão (từ biến) đáng tin cậy. Ứng dụng này sẽ nâng cao hiệu quả đánh giá thử nghiệm. Đây là ý định của các chuyên gia đối với phát triển mẫu thử rão như là một đặc tính kỹ thuật.

10. Số lượng va đập cho các thử nghiệm động lực

Đối với mỗi thử nghiệm động lực, phải thực hiện ba lần va đập trên mỗi bề mặt hoặc đường trục nằm ngang của palét như đã qui định trong TCVN 10173-1:2013 (ISO 8611-1:2011), Điều 9. Kết quả của mỗi thử nghiệm phải là giá trị trung bình của ba lần va đập này.

11. Báo cáo thử

Báo cáo thử phải phù hợp với Điều 9 của TCVN 10173-1:2013 (ISO 8611-1:2011).

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các đồ thị của lực đặc trưng đối với biến dạng từ các thử nghiệm palét chỉ ra biến dạng do tải trọng giới hạn, U

Các đồ thị của lực đặc trưng đối với biến dạng từ các thử nghiệm palét chỉ ra biến dạng do tải trọng giới hạn, U, được thể hiện trên các Hình A.1, A.2 và A.3.

CHÚ DẪN:

X Tải trọng

Y Biến dạng

U Tải trọng giới hạn

Hình A.1 - Đồ thị lực - biến dạng chỉ ra toàn bộ hư hỏng của palét

CHÚ DN:

X Tải trọng

Y Biến dạng

U Tải trọng giới hạn

Hình A.2 - Đồ thị lực - biến dạng chỉ ra toàn bộ hư hỏng thành phần

CHÚ DN:

X Tải trọng

Y Biến dạng

U Tải trọng giới hạn

a 6 % khoảng thử

Hình A.3 - Đồ thị lực - biến dạng ch ra sự biến dạng quá mức

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] EN 1087-1, Particleboards - Determination of moisture resistance - Part 1: Boil test (Tấm mùn cưa - Xác định mức chống ẩm - Phần 1: Thử đun sôi)

[2] EN 13183-2, Moisture content of a piece of sawn timber - Part 2: Estimation by electrical resistance method (Độ m của mẫu gỗ cưa tự nhiên - Phần 2: Ước lượng bằng phương pháp điện trở)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi