Tiêu chuẩn TCVN 10086:2013 Độ bền mài mòn của đế trong giày dép

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10086:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10086:2013 ISO 20868:2001 Giày dép-Phương pháp thử đế trong-Độ bền mài mòn
Số hiệu:TCVN 10086:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2013Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10086:2013

ISO 20868:2001

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG - ĐỘ BỀN MÀI MÒN

Footwear- Test methods for insoles - Abrasion resistance

Lời nói đầu

TCVN 10086:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 20868:2001.

TCVN 10086:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG - ĐỘ BỀN MÀI MÒN

Footwear- Test methods for insoles - Abrasion resistance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác độ bền mài mòn của đế trong, không tính đến vật liệu.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10071 (ISO 18454)1), Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép

PrEN 13400:19982), Footwear - Sampling location of components for footwear (Giầy dép - Vị trí lấy mẫu các chi tiết của giầy dép)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau

Độ bền mài mòn (abrasion resistance)

Độ bền bề mặt của mẫu thử đế trong khi chà xát với một miếng đệm nỉ len trắng ướt, được phủ bằng một lớp vải mài, dưới một áp lực xác định, trong một số chu kỳ chuyển động qua lại.

4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

Phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau:

4.1. Bàn trượt, gồm một bệ bằng kim loại hoàn toàn phẳng, nằm ngang, một bộ phận giữ để giữ chặt vật liệu, để lại 80 mm không giữ và một dụng cụ cho phép mẫu thử được giữ dưới một sức căng nhẹ theo hướng chà xát.

4.2. Bộ phận đẩy, khối lượng 500 g ± 10 g, di chuyển được nhưng cũng có thể được cố định chắc chắn, và một đế 15 mm ± 0,5 mm X 15 mm ± 0,5 mm, một dụng cụ để gắn miếng nỉ len (xem 4.4) với đế, có khối lượng bổ sung là 500 g ± 10 g và một bộ phận dẫn hướng bộ phận đẩy khi được tác dụng toàn bộ tải trọng (khối lượng tổng 1 kg ± 0,1 kg) phẳng lên mẫu thử.

4.3. Bộ phận để dẫn động bàn trượt chuyển động qua lại, có biên độ 35 mm ± 1 mm và tần số 40 chu kỳ/min ± 2 chu kỳ/min.

CHÚ THÍCH Các bộ phận dưới đây là tiện lợi, nhưng không phải là các bộ phận cần thiết của thiết bị:

- Bộ phận để làm bộ phận đẩy chuyển động vuông góc với hướng chà xát, sao cho có thể sử dụng hai hoặc ba đường để chà xát lên một mẫu thử.

- Bộ phận để lựa chọn trước số chu kỳ đã định.

4.4. Đệm nỉ, gồm các miếng nỉ len hình vuông, 15 mm X 15 mm, được cắt ra từ một tấm nỉ len 100 % màu trắng với yêu cầu kỹ thuật sau:

4.4.1. Khối lượng trên đơn vị diện tích 1 750 g/m2 ±100 g/m2;

4.4.2. Khả năng hút nước trung bình 1,0 ml ± 0,1 ml;

4.4.3. Dung dịch chiết có độ pH từ 5,5 đến 7,0 được chuẩn bị bằng cách lắc 5 g nỉ đã nghiền với 100 ml nước cất trong 2 h trong một chai polyetylen.

4.5. Vải mài, các miếng vải có kích thước đủ để che phủ nỉ và gắn với bộ phận đẩy, có các đặc tính được nêu trong Bảng 1:

Bảng 1 - Các đặc tính của vải mài

Sợi dọc

Sợi ngang

Mật độ theo chiều dài sợi

R63 tex/2

R74 tex/2

Các sợi trên cm

17

12

Độ săn sợi đơn, các vòng xoắn trên mét

540 ± 20 'Z'

500 ± 20 'Z'

Độ săn sợi xe, các vòng xoắn trên mét

450 ± 20 ‘S’

350 ± 20 'S'

Đường kính xơ, mm

27,5 ±2,0

29,0 ± 2,0

Khối lượng trên đơn vị diện tích của vải, tối thiểu g/m2

195

Hàm lượng dầu, %

0,9 ± 0,2

4.6. Nước cất

5. Lấy mẫu điều hòa mẫu

Cắt một hình chữ nhật có kích thước tối thiểu 120 mm x 20 mm, từ đế trong của giầy dép, đế trong hoặc bán thành phẩm được cắt.

Nếu mẫu thử được lấy từ giầy hoặc từ bán thành phẩm được cắt, quy trình lấy mẫu phải được thực hiện theo prEN 13400:1998.

Mẫu thử và các đệm nỉ phải được điều hòa theo TCVN 10071 (ISO 18454), trong tối thiểu 24 h trước khi thử.

Cần tối thiểu ba mẫu thử.

6. Phương pháp thử

Cân các miếng đệm nỉ đã được điều hòa.

Đối với mỗi mẫu thử, đặt bốn miếng đệm nỉ (xem 4.4) và bốn miếng vải mài (xem 4.5) vào trong nước cất, gia nhiệt để làm sôi và để sôi nhẹ liên tục cho đến khi các thành phần này chìm xuống. Sau đó gạn nước nóng cho nước cất lạnh o. Để các miếng đệm và vải mài cho đến khi chúng đạt đến nhiệt độ phòng.

Trước khi sử dụng, lấy từng miếng đệm và vải mài ra khỏi nước và vắt hoặc ép vào phía vành cốc có mỏ sao cho không còn nhỏ giọt.

Kiểm tra lượng nước hút của mỗi miếng đệm là 1,0 ml ± 0,1 ml, bằng cách cân.

CHÚ THÍCH Các miếng đệm và vải mài không được ngâm trong nước quá 24 h trước khi sử dụng.

Giữ chặt mẫu thử trên thiết bị được mô tả trong 4.1, 4.2 và 4.3, và tác dụng một lực kéo nhẹ để giữ phẳng mẫu thử.

Gắn một miếng đệm nỉ ướt vào bộ phận đẩy, phủ bằng một miếng vải mài ướt hình chữ nhật và cố định nó vào bộ phận đẩy, ví dụ, bằng dây chun hoặc vòng chun, không được có bất kỳ nếp gấp nào trên vải phía trên bề mặt của đệm nỉ. Đặt bộ phận đẩy cách mép của mẫu thử 5 mm. Gắn thêm khối lượng bổ sung 500 g vào bộ phận đẩy.

Thực hiện 100 chu kỳ, nhấc bộ phận đẩy ra, và kiểm tra hư hại do mài mòn trên diện tích thử.

Thay đệm nỉ và vải mài mới và thực hiện 100 chu kỳ tiếp theo.

Cứ sau 100 chu kỳ, thay đệm nỉ và vải mài và dừng phép thử khi hư hại do mài mòn của mẫu thử bằng, hoặc lớn hơn nhiều so với mức độ mài mòn “chấp nhận được" của “mẫu thử đối chứng”3) tương ứng hoặc sau 400 chu kỳ, tùy theo trường hợp nào xảy ra trước.

7. Biểu thị kết quả

Kiểm tra bề mặt đã mài mòn của mẫu thử bằng mắt thường để đánh giá hư hại do mài mòn bằng cách so sánh với "mẫu thử đối chứng"3) của cùng một loại vật liệu.

Kết quả sẽ là kết quả xấu nhất trong đánh giá của ba mẫu thử.

8. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Kết quả, được biểu thị theo Điều 7;

b) Bản chất mẫu và cách nhận biết đầy đủ mẫu;

c) Mô tả quy trình lấy mẫu, nếu có liên quan;

d) Viện dẫn phương pháp thử của tiêu chuẩn này;

e) Chi tiết về bất kỳ sai lệch nào so với phương pháp thử chuẩn;

f) Ngày thử.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

EN 344 Requirements and test methods for safety, protective and occupational footwear for professional use

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

DANH MỤC TIÊU CHUẨN HOÀN TOÀN TƯƠNG ĐƯƠNG ĐƯỢC VIỆN DẪN TRONG ĐIỀU 2

Tiêu chuẩn Châu Âu

Tiêu chuẩn quốc tế

Tiêu chuẩn quốc gia

EN 12222

ISO 18454

TCVN 10071

EN 13400

ISO 17709

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

5. Lấy mẫu và điều hòa mẫu

6. Phương pháp thử

7. Biểu thị kết quả

8. Báo cáo thử nghiệm

Thư mục tài liệu tham khảo

Phụ lục A (tham khảo) Danh mục tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương được viện dẫn trong Điều 2


1) Xem Phụ lục ZZ

2) PrEN 13400 hiện nay đã thay thế bằng EN 13400:2001/AC:2003

3) Thông tin về việc mua các mẫu thử đối chứng phù hợp có th có từ Ban thư ký CEN/TC 161.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi