Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7711:2007 Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7711:2007

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7711:2007 Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat
Số hiệu:TCVN 7711:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Ngày ban hành:31/12/2007Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7711:2007

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7711:2007

XI MĂNG POÓC LĂNG HỖN HỢP BỀN SULFAT

Sulfate resistance blended portland cement

Lời nói đầu

TCVN 7711 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC74 Xi măng – Vôi hoàn thiện trên cơ sở dự thảo đề nghị của Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

XI MĂNG POÓC LĂNG HỖN HỢP BỀN SULFAT

Sulfate resistance blended portland cement

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 4030 : 2003 Xi măng – Phương pháp xác định độ mịn.

TCVN 4315 : 2007 Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng.

TCVN 4316 : 2007 Xi măng poóc lăng xỉ lò cao.

TCVN 4787 : 2001 (EN 196-7 : 1989) Xi măng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 5438 : 2004 Xi măng – Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989) Xi măng – Phương pháp thử - Xác định độ bền.

TCVN 6017 : 1995 (ISO 9597 : 1989) Xi măng – Phương pháp thử - Xác định thời gian đông kết và độ ổn định.

TCVN 6068 : 2004 Xi măng poóc lăng bền sulfat – Phương pháp xác định độ nở sulfat.

TCVN 6260 : 1997 Xi măng poóc lăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6882 : 2001 Phụ gia khoáng cho xi măng.

TCVN 7713 : 2007 Xi măng – Xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sulfat.

3. Quy định chung

3.1. Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat là xi măng poóc lăng hỗn hợp (TCVN 6260 : 1997) hoặc xi măng poóc lăng xỉ lò cao (TCVN 4316 : 2007) khi thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật theo điều 4 của tiêu chuẩn này.

3.2. Phụ gia khoáng dùng để chế tạo xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat, bao gồm:

- Xỉ hạt lò cao có chất lượng theo TCVN 4315 : 2007;

- Các phụ gia khoáng khác có chất lượng theo TCVN 6882 : 2001.

3.3. Phân loại

3.3.1. Theo độ bền sulfat, xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat gồm hai loại:

- Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat trung bình, ký hiệu là PCBMSR;

- Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat cao, ký hiệu là PCBHSR.

3.3.2. Theo cường độ nén

- Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat trung bình (PCBMSR) gồm các mác:

PCBMSR30;

PCBMSR40;

PCBMSR50.

- Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat cao (PCBHSR) gồm các mác:

PCBHSR30;

PCBHSR40;

PCBHSR50.

Trong đó, các trị số 30, 40, 50 là cường độ nén tối thiểu của mẫu vữa chuẩn sau 28 ngày đóng rắn, tính bằng MPa, xác định theo TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989).

4. Yêu cầu kỹ thuật

Yêu cầu kỹ thuật đối với xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat theo Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat

Tên chỉ tiêu

Mức

Bền sulfat trung bình

Bền sulfat cao

PCBMSR30

PCBMSR40

PCBMSR50

PCBHSR30

PCBHSR40

PCBHSR50

1. Cường độ nén, MPa, không nhỏ hơn:

 

 

 

 

 

 

- 3 ngày

- 28 ngày

18

30

20

40

22

50

16

30

18

40

20

50

2. Thời gian đông kết, phút:

 

- Bắt đầu, không sớm hơn

45

- Kết thúc, không muộn hơn

375

3. Độ mịn:

 

- Phần còn lại trên sàng 0,09 mm, %, không lớn hơn

10

- Bề mặt riêng, phương pháp Blaine, cm2/g, không nhỏ hơn

2800

4. Độ bền sulfat (xác định bằng sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sulfat):

 

 

- 6 tháng, %, không lớn hơn

0,10

0,05

- 12 tháng, %, không lớn hơn

-

0,10

5. Độ nở thanh vữa trong môi trường nước ở tuổi 14 ngày*, %, không lớn hơn

0,02

6. Độ nở autoclave, %, không lớn hơn

0,8

* Việc kiểm soát chất lượng trong sản xuất: Xem Phụ lục A.

        

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4787 : 2001 (EN 196-7 : 1989).

5.2. Xác định cường độ nén theo TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989).

5.3. Xác định thời gian đông kết theo TCVN 6017 : 1995 (ISO 9597 : 1989).

5.4. Xác định độ mịn theo TCVN 4030 : 2003.

5.5. Xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sulfat xác định theo TCVN 7713:2007.

5.6. Xác định độ nở thanh vữa trong môi trường nước xác định theo TCVN 6068 : 2004.

CHÚ THÍCH: Xi măng để tạo thanh vữa đo độ nở không được trộn thêm thạch cao.

5.7. Xác định độ nở autoclave (theo Phụ lục B).

6. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

Theo TCVN 6260 : 1997.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Kiểm soát chất lượng trong sản xuất

A.1. Trong quá trình sản xuất, nếu hơn 10 % thành phần trong xi măng có thay đổi hàm lượng lớn hơn 5 % theo khối lượng hoặc ít hơn 10 % thành phần trong xi măng bị thay đổi lớn hơn 50 % theo khối lượng so với mẫu xi măng đã thỏa mãn yêu cầu của Bảng 1 thì phải thử lại các chỉ tiêu của sản phẩm.

A.2. Nếu hàm lượng oxit trong xi măng thay đổi vượt quá qui định ở Bảng A.1 thì lô xi măng kiểm tra đó coi như không đạt yêu cầu.

Bảng A.1 – Quy định mức thay đổi cho phép của hàm lượng oxit trong xi măng

Mức thay đổi

Hàm lượng oxit trong xi măng

lớn hơn hoặc bằng 10 %

nhỏ hơn 10 %

Mức thay đổi hàm lượng oxit trong xi măng, % theo khối lượng so với mẫu xi măng đã thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật trong Bảng 1

± 3

± 5

 

Phụ lục B

(quy định)

Phương pháp xác định độ nở autoclave

B.1. Nguyên tắc

Độ nở autoclave là giá trị chênh lệch tương đối của chiều dài thanh vữa chuẩn trước và sau khi dưỡng hộ trong môi trường áp suất hơi nước xác định.

B.2. Thiết bị, dụng cụ

B.2.1. Thiết bị autoclave

Thiết bị là một bình kim loại hình trụ có khả năng làm việc ở áp suất cao và chịu nhiệt, bao gồm bộ phận điều khiển áp suất, bộ phận gia nhiệt, van tự ngắt ở áp suất 2,4 MPa, van để thoát không khí trong giai đoạn đầu quá trình gia nhiệt và thoát hơi nước ở giai đoạn cuối của quá trình làm lạnh.

Đồng hồ hiển thị áp suất có giới hạn từ 0 đến 4,1 MPa, đường kính 114 mm, thang chia 0,03 MPa. Khi làm việc ở áp suất 2 MPa, sai số của đồng hồ không vượt quá 0,02 MPa. Autoclave có thể nâng áp suất đến 2 MPa trong khoảng thời gian từ 45 phút đến 74 phút, có bộ phận cân bằng áp suất để duy trì ổn định áp suất ở (2 ± 0,07) MPa và nhiệt độ ở (216 ± 2) oC trong thời gian ít nhất là 3 giờ.

B.2.2. Máy trộn xi măng và các dụng cụ khác

Theo TCVN 6068 : 2004.

B.2.3. Các dụng cụ thử độ dẻo tiêu chuẩn của hồ xi măng

Theo TCVN 6017 : 1995 (ISO 9597 : 1989).

B.3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

Theo TCVN 4787 : 2001 (EN 196-7 : 1989).

B.4. Cách tiến hành

Xác định độ dẻo tiêu chuẩn của hồ xi măng theo TCVN 6017 : 1995 (ISO 9597 : 1989) để tính lượng nước tiêu chuẩn.

Dùng cân kỹ thuật cân 650 g xi măng và đong lượng nước tiêu chuẩn đã xác định ở trên (cho một mẻ trộn) đổ vào bát trộn, trộn hồ xi măng theo quy trình của TCVN 6017 : 1995 (ISO 9597 : 1989). Hồ xi măng sau khi trộn xong được dùng để tạo thanh mẫu theo quy trình của TCVN 6068 : 2004. Số lượng thanh mẫu dùng để thử tối thiểu là 2 thanh.

Thanh mẫu được bảo dưỡng trong buồng dưỡng hộ ở (27 ± 1) oC trong 24 giờ ± 30 phút, sau đó tháo mẫu ra khỏi khuôn và đo chênh lệch chiều dài ban đầu của thanh vữa, ∆lo.

Đặt các thanh mẫu vào giá đựng mẫu và đổ nước có nhiệt độ phòng chiếm từ 7 % đến 10 % thể tích các thiết bị autoclave. Đóng chặt nắp thiết bị autoclave.

Tăng nhiệt độ của autoclave, mở van thoát khí trong suốt quá trình đốt nóng cho đến khi có dòng hơi nước thoát ra thì đóng van lại. Tiếp tục tăng nhiệt độ cho đến khi áp suất đạt 2 MPa trong thời gian từ 45 phút đến 75 phút. Duy trì áp suất ở (2 ± 0,07) MPa trong thời gian 3 giờ, sau đó tắt nguồn cung cấp nhiệt và làm lạnh thiết bị autoclave đến áp suất nhỏ hơn 0,07 MPa trong thời gian 1,5 giờ.

Mở nắp thiết bị autoclave, làm lạnh mẫu từ từ bằng nước để giảm nhiệt độ từ 90oC đến nhiệt độ phòng trong thời gian 15 phút, sau đó tiếp tục lưu mẫu trong 15 phút.

Lấy mẫu ra khỏi thiết bị autoclave, thấm khô bề mặt và đo chênh lệch chiều dài thanh mẫu, ∆l1.

B.5. Tính kết quả

Độ nở autoclave của thanh mẫu thử (d), tính bằng phần trăm (%), chính xác đến 0,001 %, theo công thức sau:

d = x 100

trong đó:

∆l1 là chênh lệch chiều dài thanh mẫu thử sau khi thử trong thiết bị autoclave, tính bằng milimét (mm);

∆lo là chênh lệch chiều dài thanh mẫu thử sau khi bảo dưỡng 1 ngày, tính bằng milimét (mm);

l là chiều dài danh nghĩa của thanh chuẩn, l = 250 mm.

Kết quả là trung bình cộng các giá trị độ nở autoclave của mẫu thử (tối thiểu hai thanh), tính bằng phần trăm (%), chính xác tới 0,01%.

B.6. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau:

- các thông tin cần thiết về mẫu thử: người gửi mẫu, loại mẫu, ký hiệu mẫu, ngày gửi mẫu;

- viện dẫn tiêu chuẩn này;

- các giá trị đo và kết quả xác định độ nở autoclave;

- các lưu ý trong quá trình thử nghiệm, nếu có;

- cơ sở, ngày và người thử nghiệm.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi