Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1526-1:2007 xác định hàm lượng canxi bằng phương pháp chuẩn độ trong thức ăn chăn nuôi
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1526-1:2007
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1526-1:2007 Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng canxi - Phần 1: phương pháp chuẩn độ
Số hiệu: | TCVN 1526-1:2007 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp | |
Năm ban hành: | 2007 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 1526-1:2007
THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CANXI
PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
Animal feeding stuffs – Determination of calcium content
Part 1: Titrimetric method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp chuẩn độ để xác định hàm lượng canxi trong thức ăn chăn nuôi.
Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại thức ăn chăn nuôi có hàm lượng canxi lớn hơn 1 g/kg.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002), Thức ăn chăn nuôi – Lấy mẫu.
TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998), Thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử.
ISO 6490/2, Animal feeding stuffs – Determination of calcium content – Part 2: Atomic absorption spectrometric method (Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng canxi – Phần 2: Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử).
3. Nguyên tắc
Tro hóa phần mẫu thử, xử lý tro bằng axit clohydric và cho kết tủa canxi về dạng canxi oxalat. Hòa tan kết tủa trong axit sulfuric và chuẩn độ axit oxalic tạo thành bằng dung dịch kali permanganat thể tích chuẩn.
4. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước ít nhất có độ tinh khiết tương đương.
4.1. Axit clohydric, khoảng 30% (theo khối lượng) ( = 1,15 g/ml).
4.2. Axit nitric, đậm đặc ( = 1,40 g/ml).
4.3. Axit sulfuric, xấp xỉ 20% (theo khối lượng), ( = 1,13 g/ml).
4.4. Dung dịch amoniac, xấp xỉ 33% (theo khối lượng) ( = 0,89 g/ml).
4.5. Amoni oxalat, dung dịch bão hòa lạnh.
4.6. Axit xitric ngậm một phân tử nước, dung dịch 300g/l.
4.7. Amoni clorua, dung dịch 50 g/l.
4.8. Xanh bromocresol, dung dịch 0,4 g/l.
4.9. Kali permanganat, dung dịch thể tích chuẩn, c (1/5 KMnO4) = 0,1 mol/l.
5. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1. Lò nung điện, có bộ phận thông khí, có khả năng duy trì ở 550 oC ± 20 oC.
5.2. Chén nung, làm bằng platin, silica hoặc bằng sứ.
5.3. Phễu lọc thủy tinh, loại có độ xốp P 16 (cỡ lỗ từ 10 đến 16 ).
5.4. Nồi cách thủy.
5.5. Cốc có mỏ, dung tích 250 ml.
5.6. Bình định mức, dung tích 250 ml.
5.7. Cân phân tích.
6. Lấy mẫu
Lấy mẫu phòng thử nghiệm theo qui định trong TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002)
7. Cách tiến hành
7.1. Chuẩn bị mẫu thử
Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998)
7.2. Phần mẫu thử
Cân khoảng 5 g phần mẫu thử (hoặc nhiều hơn, nếu cần) chính xác đến 1 mg, cho vào chén nung (5.2)
7.3. Xác định
7.3.1. Tro hóa phần mẫu thử trong lò nung điện (5.1), được duy trì ở nhiệt độ 550 oC ± 20 oC cho đến khi các chất hữu cơ bị phá hủy (thường 4 giờ là đủ). Nếu một số chất hữu cơ vẫn còn (các hạt màu đen), chỉ cho vài giọt axit nitric (4.2), làm khô trên bếp điện và hóa tro lại trong lò nung ở nhiệt độ 550 oC ± 20 oC trong 30 phút. Lặp lại thao tác này cho đến khi tất cả các chất hữu cơ bị phá hủy. Chuyển tro vào cốc có mỏ 250 ml (5.5).
7.3.2. Cho thêm 40 ml axit clohydric (4.1), 60 ml nước và một vài giọt axit nitric (4.2). Đem đun sôi và để sôi trong 30 phút. Làm nguội dung dịch và chuyển vào trong bình định mức một vạch 250 ml (5.6). Tráng, pha loãng bằng nước đến vạch, lắc đều và lọc để có được dung dịch thử.
7.3.3. Dung pipet, chuyển phần dung dịch thử (7.3.2) chứa từ 10 mg đến 40 mg canxi tương ứng với hàm lượng canxi mong muốn vào cốc có mỏ 250 ml (5.5). Thêm 1 ml dung dịch axit xitric (4.6) và 5ml dung dịch amoni clorua (4.7). Pha loãng bằng nước đến khoảng 100 ml. Đun sôi, cho 10 giọt dung dịch xanh bromoresol (4.8) và 30 ml dung dịch amoni oxalat ấm (4.5). Nếu hình thành kết tủa, thì hòa tan bằng cách cho vài giọt axit clohydric (4.1).
Trung hòa bằng dung dịch amoniac (4.4) từ từ, khuấy liên tục cho đến khi pH đạt được từ 4.4 đến 4.6 (nghĩa là khi có dấu hiệu thay đổi màu). Đặt cốc có mỏ vào nồi cách thủy (5.4) và đun sôi 30 phút cho kết tủa lắng xuống. Lấy cốc có mỏ ra khỏi nồi cách thủy. Để 1 giờ và lọc qua phễu lọc thủy tinh (5.3).
Rửa cốc có mỏ và phễu lọc thủy tinh bằng nước cho đến khi loại bỏ hết amoni oxalat còn sót lại chứng tỏ không có mặt của clorua trong nước rửa.
Đặt phễu lọc thủy tinh vào cốc có mỏ 250 ml (5.5) hoặc bình cầu miệng rộng. Cho thêm 80 ml axit sulfuric (4.3) và đun nóng đến nhiệt độ từ 70 oC đến 80 oC để hòa tan kết tủa.
7.3.4. Chuẩn độ dung dịch nóng bằng dung dịch kali permanganat thể tích chuẩn (4.9) cho đến khi có màu hồng ổn định trong 1 phút.
7.4. Số lần xác định
Tiến hành hai lần xác định trên các phần mẫu thử được lấy từ cùng một mẫu thử.
8. Biểu thị kết quả
8.1. Phương pháp tính và công thức
Hàm lượng canxi, được biểu thị bằng gam trên kilogram mẫu, tính bằng công thức sau đây:
Trong đó
V là thể tích của dung dịch kali permanganat thể tích chuẩn được dùng để chuẩn độ, tính bằng mililit;
c là nồng độ chính xác của dung dịch kali permanganat thể tích chuẩn, tính bằng mol trên lít.
m là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam;
V’ là thể tích của phần dịch lỏng lấy trong 7.3.3, tính bằng mililit;
Kết quả là trung bình cộng của các giá trị thu được trong hai lần xác định (xem 7.4) khi thỏa mãn yêu cầu về độ lặp lại (xem 8.2).
Báo cáo kết quả chính xác đến 1 g/kg.
8.2. Độ lặp lại
Chênh lệch giữa các giá trị thu được trong hai lần xác định, tiến hành đồng thời hoặc liên tục nhanh do cùng một người phân tích sẽ không được vượt quá:
1g/kg (tuyệt đối) đối với các hàm lượng canxi nhỏ hơn 50 g/kg;
2% (tương đối) đối với các hàm lượng canxi lớn hơn hoặc bằng 50 g/kg.
9. Chú ý cách tiến hành
9.1. Khi hàm lượng canxi rất thấp thì sử dụng phương pháp qui định trong ISO 6490/2.
9.2. Nếu mẫu chỉ chứa các chất khoáng, thì hòa tan chúng trong axit clohydric mà không tro hóa.
Đối với các sản phẩm như canxi nhôm phosphate khó hòa tan trong axit, thì trộn phần mẫu thử trong đĩa latin với một lượng hỗn hợp gồm các phần bằng nhau của kali cacbonat và natri cacbonat lớn gấp năm lần khối lượng phần mẫu thử. Đun nóng cẩn thận cho đến khi hỗn hợp tan chảy hoàn toàn. Để nguội rồi hòa tan trong axit clohyric.
9.3. Nếu hàm lượng magiê của mẫu vượt quá hàm lượng canxi, hoặc trường hợp nhiều gấp đôi, thì cho kết tủa canxi oxalat lần thứ hai.
10. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải chỉ rõ các phương pháp đã sử dụng và kết quả thu được. Báo cáo cũng phải đề cập đến mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc những điều được coi là tùy ý cũng như các sự cố bất kỳ mà có thể ảnh hưởng đến các kết quả thử.
Báo cáo thử nghiệm cũng bao gồm mọi chi tiết nhận biết đầy đủ về mẫu thử.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.