Tiêu chuẩn TCVN 8606-8:2017 Áp kế trong hệ thống nhiên liệu khí nén của ô tô

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8606-8:2017

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8606-8:2017 ISO 15500-8:2015 Phương tiện giao thông đường bộ-Bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG)-Phần 8: Áp kế
Số hiệu:TCVN 8606-8:2017Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Ngày ban hành:29/12/2017Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8606-8:2017

ISO 15500-8:2015

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - B PHẬN CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU KHÍ THIÊN NHIÊN NÉN (CNG) - PHN 8: ÁP K

Road vehicles - Compressed natural gas (CNG) fuel system components - Part 8: Pressure indicator

 

Lời nói đầu

TCVN 8606-8:2017 thay thế TCVN 8606-8:2010.

TCVN 8606-8:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 15500-8:2015.

TCVN 8606-8:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8606 (ISO 15500) Phương tiện giao thông đường bộ - Các bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG), gồm các phần sau:

- TCVN 8606-1:2017 (ISO 15500-1:2015), Phần 1: Yêu cầu chung và định nghĩa.

- TCVN 8606-2:2017 (ISO 15500-2:2016), Phần 2: Đặc tính kỹ thuật và phương pháp th chung.

- TCVN 8606-3:2017 (ISO 15500-3:2012/Amd 1:2016), Phần 3: Van kiểm tra.

- TCVN 8606-4:2017 (ISO 15500-4:2012/Amd 1:2016), Phần 4: Van tay.

- TCVN 8606-5:2017 (ISO 15500-5:2012), Phần 5: Van tay của xy lanh.

- TCVN 8606-6:2017 (ISO 15500-6:2012), Phần 6: Van tự động.

- TCVN 8606-7:2017 (ISO 15500-7:2015), Phần 7: Vòi phun khí.

- TCVN 8606-8:2017 (ISO 15500-8:2015), Phần 8: Áp kế.

- TCVN 8606-9:2017 (ISO 15500-9:2012:Amd 1:2016), Phần 9: Bộ điều áp.

- TCVN 8606-10:2017 (ISO 15500-10:2015), Phần 10: Bộ điều chỉnh lưu lượng khí.

- TCVN 8606-11:2017 (ISO 15500-11:2015), Phần 11: Bộ trộn nhiên liệu khí-không khí.

- TCVN 8606-12:2017 (ISO 15500-12:2015), Phần 12: Van an toàn.

- TCVN 8606-13:2017 (ISO 15500-13:2012/Amd 1:2016), Phần 13: Thiết bị an toàn.

- TCVN 8606-14:2017 (ISO 15500-14:2002/Amd 1:2016), Phần 14: Van quá dòng.

- TCVN 8606-15:2017 (ISO 15500-15:2015), Phần 15: Hộp gom khí và ống mềm thông hơi

- TCVN 8606-16:2010 (ISO 15500-16), Phần 16: ng cứng dẫn nhiên liệu.

- TCVN 8606-17:2010 (ISO 15500-17), Phần 17: Ống mềm dẫn nhiên liệu.

Bộ ISO 15500, Road vehicles - Compressed natural gas (CNG) fuel systems components, còn các phần sau:

- Part 18: Filter.

- Part 19: Fittings.

- Part 20: Rigid fuel line in material other than stainnles steel.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - B PHẬN CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU KHÍ THIÊN NHIÊN NÉN (CNG) - PHN 8: ÁP K

Road vehicles - Compressed natural gas (CNG) fuel system components - Part 8: Pressure indicator

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phép thử và yêu cầu cho áp kế, một bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) được dự định sử dụng trên các kiểu ô tô đã định nghĩa trong TCVN 6211 (ISO 3833).

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các ô tô (dùng một nhiên liệu, hai nhiên liệu, hoặc hai nhiên liệu kết hợp) khi sử dụng khí thiên nhiên phù hợp với ISO 15403.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

a) Các bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được bố trí ở phía trước bộ bay hơi và bao gồm cả bộ bay hơi;

b) Các thùng chứa nhiên liệu;

c) Các động cơ tĩnh tại sử dụng khí;

d) Giá lắp thùng nhiên liệu;

e) Bộ kiểm soát nhiên liệu điện tử;

f) Các van nạp nhiên liệu vào thùng nhiên liệu.

CHÚ THÍCH 1: Phải lưu ý rằng các bộ phận khác nhau không được nêu ra đây có thể được kim tra để đáp ứng các tiêu chí của tiêu chuẩn này và được thử nghiệm theo các phép thử chức năng thích hợp.

CHÚ THÍCH 2: Tất cả các viện dẫn về áp suất trong tiêu chuẩn này đều được coi là áp suất theo áp kế, trừ khi có quy định khác.

CHÚ THÍCH 3: Tiêu chuẩn này dựa trên cơ sở áp suất làm việc đối với khí thiên nhiên như một nhiên liệu bằng 20 MPa [200 bar1)] được đặt 15 °C. Có thể cung cp các áp suất làm việc khác bằng điều chỉnh áp suất theo một hệ số thích hợp. Ví dụ, một hệ thống có áp suất làm việc 25 MPa (250 bar) sẽ yêu cầu các áp suất phải được nhân với 1,25.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chun này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 8606-1 (ISO 15500-1), Phương tiện giao thông đường bộ - Bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) - Phần 1: Yêu cầu chung và định nghĩa.

TCVN 8606-2 (ISO 15500-2), Phương tiện giao thông đường bộ - Bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) - Phần 2: Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thử chung.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được cho trong TCVN 8606-1 (ISO 15500-1).

4  Ghi nhãn

Ghi nhãn cho bộ phận phải cung cấp đủ thông tin để cho phép tìm nguồn gốc như sau:

a) Tên của nhà sản xuất hoặc đại lý, nhãn hiệu hoặc ký hiệu;

b) Ký hiệu kiểu (mã phụ tùng);

c) Áp suất thiết kế hoặc áp suất thiết kế và phạm vi nhiệt độ;

Nên có các nhãn bổ sung sau:

- Chiều của dòng khí (khi cần lắp đặt chính xác);

- Loại nhiên liệu;

- Thông số điện danh định (nếu áp dụng);

- Ký hiệu của tổ chức chứng nhận;

- Số phê duyệt kiểu;

- Số loạt hoặc mã ngày sản xuất;

- Viện dẫn tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Thông tin này có thể được cung cấp bằng mã nhận dạng thích hợp trên ít nhất là một chi tiết của bộ phận khi bộ phận có nhiều hơn một chi tiết.

5  Kết cấu và lắp ráp

5.1  Các bộ chuyển đổi áp suất và đồng hồ đo phải theo quy định trong TCVN 8606-1 (ISO 15500-1) và TCVN 8606-2 (ISO 15500-2) và tuân theo các phép thử quy định trong Điều 6. Dung sai phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 8606-2 (ISO 15500-2).

5.2  Áp kế phải có khả năng chỉ báo tối thiểu là 1,5 lần áp suất làm việc.

5.3  Nếu áp kế là một đồng hồ đo thì phải được trang bị thấu kính chống bị vỡ và có phương tiện bảo vệ bên ngoài các van an toàn. Cái ngắt điện áp không được hướng thẳng vào mặt trước của đồng hồ đo.

6.  Thử nghiệm

6.1  Khả năng áp dụng

Các phép thử phải thực hiện được nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 - Phép th áp dụng

Phép thử

Áp dụng

Quy trình thử như đã yêu cầu trong TCVN 8606-2 (ISO 15500-2)

Yêu cầu th riêng của tiêu chun này

Độ bền thủy tĩnh

X

X

X (xem 6.2)

Rò r

X

X

X (xem 6.3)

Khả năng chịu mô men xoắn quá mức

X

X

 

Mô men uốn

X

X

 

Vận hành liên tục

X

 

X (xem 6.4)

Kh năng chịu ăn mòn

X

X

 

Già hóa do oxy

X

X

 

Già hóa do ozon

X

X

 

Già hóa do nhiệt

X

X

 

Các chất lỏng của ô tô

X

X

 

Điện áp quá mức

Xa

X

 

Nhúng vật liệu phi kim loại

X

X

 

Khả năng chịu rung

X

X

 

Tính tương thích của vật liệu đồng thau

X

X

 

Độ cách điện

Xa

 

X (xem 6.5)

Điện áp vận hành nhỏ nhất

Xa

 

X (xem 6.6)

a Chỉ áp dụng nếu áp kế có một linh kiện điện hoặc điện tử.

6.2  Độ bền thủy tĩnh

Thử nghiệm áp kế theo quy trình thử độ bền thủy tĩnh được quy định trong TCVN 8606-2 (ISO 15500-2). Áp suất th phải bằng 2,5 ln áp suất thiết kế.

6.3. Rò r

Thử nghiệm áp kế các nhiệt độ và áp suất cho trong Bảng 2

Nhiệt độ

(°C)

Áp suất

MPa (bar)

 

Lần thử đầu tiên

Lần th thứ hai

- 40 hoặc - 20

0,75xWP

0,025xWP

20

0,025xWP

1,5 x WP

85 hoặc 120

0,05xWP

6.4  Vận hành liên tục

6.4.1  Th nghiệm áp kế phù hợp quy trình thử vận hành liên tục được cho trong TCVN 8606-2 (ISO 15500-2), Điều 9 đối với 20 000 chu kỳ, một chu kỳ gồm có tăng áp tới áp suất thiết kế, tiếp theo là giảm áp tới mức nhỏ hơn 0,5 lần áp suất thiết kế.

6.4.2. Thực hiện phép th rò r phù hợp với 6.3.

6.5  Độ cách điện

Phép thử này được thiết kế để kiểm tra sự hư hng có tiềm n của cách điện giữa bộ phận cuộn dây có hai lõi và vỏ của áp kế.

Đặt điện áp một chiều 1000 V giữa một trong các chốt của đầu nối và thân hộp áp kế trong thời gian tối thiểu là 2 s. Điện trở nhỏ nhất cho phép phải là 240 kΩ.

6.6  Điện áp vận hành tối thiểu

Điện áp vận hành tối thiểu nhiệt độ phòng phải 8V đối với một hệ thống 12 V và 16 V đối với một hệ thống 24 V.

Bộ phận phải chịu áp suất bằng 0,75 lần áp suất thiết kế trong quá trình thử và số đọc phải trong phạm vi dung sai đã quy định của nhà sản xuất.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 6211 (ISO 3833), Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.

[2] TCVN 12051-1 (ISO 15403-1), Khí thiên nhiên - Khí thiên nhiên sử dụng làm nhiên liệu nén cho phương tiện giao thông - Phần 1: Ký hiệu của chất lượng.

[3] TCVN 12051-2 (ISO/TR 15403-2), Khí thiên nhiên - Khí thiên nhiên sử dụng làm nhiên liệu nén cho phương tiện giao thông - Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật của chất lượng.


1) 1 Bar = 0,1 MPa = 105Pa, 1 MPa = 1N/mm2

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi