Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13928:2023 Mực in bao bì thực phẩm - Yêu cầu chung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13928:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13928:2023 Mực in bao bì thực phẩm - Yêu cầu chung
Số hiệu:TCVN 13928:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:28/11/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13928:2023

MỰC IN BAO BÌ THỰC PHẨM - YÊU CẦU CHUNG

Printing ink for food packaging - General requirements

Lời nói đầu

TCVN 13928:2023 xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn IS 15495:2020 Printing ink for food packaging - Code of practice.

TCVN 13928:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 130 Công nghệ đồ họa biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề ngh, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Việc sản xuất các sản phẩm an toàn để bảo vệ người tiêu dùng khỏi nguồn ô nhiễm đi vào thực phẩm là một xu hướng tất yếu trong công nghiệp mực in và bao bì. Bao bì thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản và bảo vệ thực phẩm khỏi nguồn ô nhiễm. Mực in là một phần không thể tách rời khỏi bao bì và rất quan trọng vì chúng cung cấp các thông tin, nhận diện thương hiệu và trang trí cho bao bì. Mực in phải được sản xuất từ các hợp chất an toàn, không độc hại, do vậy cần phải có tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cơ bản về mực in an toàn được sử dụng trong bao bì thực phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm nhằm ngăn chặn mối nguy hại cho người sử dụng, cũng như giảm thiểu tác hại đối với môi trường, đảm bo các lợi ích cho cộng đồng.

 

MỰC IN BAO BÌ THỰC PHM - YÊU CU CHUNG

Printing ink for food packaging - General requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với mực in sử dụng trên bao bì thực phẩm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, (nếu có).

TCVN 6238-3 (ISO 8124-3) An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại

3  Phân loại

Mực in sử dụng cho bao bì thực phẩm được chia thành hai loại như sau:

3.1  Mực in trên bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Mực được in trên bề mặt của bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được bao gói hoặc tờ in rời tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

3.2  Mực in trên bao bì không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Mực được in trên các vị trí hoặc các phần không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của bao bì thực phẩm.

4  Các yêu cầu

4.1  Mực in trên các bao bì thực phẩm phải được sản xuất sao cho trong điều kiện sử dụng bình thường hoặc dự kiến, các thành phần của chúng sẽ không thôi nhiễm vào thực phẩm với những lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng tiêu cực đến các đặc tính cảm quan hoặc thay đổi về bản chất, các chất và/hoặc chất lượng của thực phẩm.

4.2  Màng mực được sử dụng trên bao bì thường là rất mỏng và do vậy tổng lượng mực có trong đó là rất nhỏ. Tuy nhiên, để áp đặt biện pháp bảo vệ, mực in trên bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cũng như mực in trên bao bì không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được pha chế bằng cách sử dụng các vật liệu an toàn, không độc hại, không được phân loại là chất gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư, gây biến đổi gen và độc hại cho sinh sản (CMR) như quy định trong A.1 và không sử dụng các hợp chất hóa học quy định tại trong Phụ lục A.

4.3  Tổng hàm lượng chì, cadimi, thủy ngân và crom (VI) trong mực in không được vượt quá 100 mg/kg.

5  Quy tắc thực hành

5.1  Các nhà sản xuất mực in phải đảm bảo mực được pha chế phù hợp với các yêu cầu tại 4.2 và 4.3 và dự kiến sẽ thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, vì họ không có quyền kiểm soát tổng thể đối với quá trình in ẩn hoặc gói/đóng gói thực tế, trách nhiệm cuối cùng đảm bảo thực phẩm không bị hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng thuộc về người đóng gói thực phẩm.

5.2  Các nhà sản xuất mực in phải thông báo cho nhà in và hướng dẫn người mua mực in về sự phù hợp của loại mực đối với các bao gói thực phẩm và các tiêu chuẩn áp dụng bất cứ khi nào nếu cần. Ngoài ra, các nhà sản xuất mực in phải cung cấp các thông tin liên quan cho nhà in để tạo điều kiện cho nhà in thực hiện đánh giá sự phù hợp về an toàn (ví dụ: cung cấp các thông tin về thành phần có thể gây mất an toàn trong công thức pha chế mực in, ...)

5.3  Thông thường, không nên để bề mặt bao bì được in tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và mực in cho bao bì thực phẩm phải được in lên mặt ngoài của bao bì. Khi đó bản thân bao bì, sẽ tạo thành một lớp ngăn cách giữa mực in và thực phẩm.

5.4  Quá trình in trên bao bì phải đảm bảo thực hiện ở những điều kiện phù hợp nhất để tránh các lỗi có thể gây dính mực không mong muốn trên bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (chẳng hạn như lỗi dính mực ngược “set-off’)”.

6  Bảo quản và ghi nhãn

6.1  Bảo quản

Mực in được tồn chứa trong vật chứa phù hợp, bảo quản nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

6.2  Ghi nhãn

Ghi nhãn mực in theo quy định hiện hành, bao gồm ít nhất các thông tin sau.

- Tên sản phẩm hàng hóa;

- Tên và địa ch nhà sản xuất;

- Khối lượng tịnh;

- Thời gian sản xuất/sử dụng.

 

Phụ lục A

(quy định)

Danh mục các vật liệu và hợp chất hóa học không được sử dụng trong mực in bao bì thực phẩm

A.1  Chất gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư, chất gây biến đổi gen và chất độc đối với sinh sản (CMR) theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS).

Nhóm A

 

Nhóm B

Độc tính cấp tính loại 1 và loại 2 [H300, H310, H330]

 

 

Độc tính cấp tính loại 3 (hít phải) [H331]

 

Độc tính cấp tính loại 3 (miệng, da) [H301, H311]

Chất gây ung thư hoặc gây biến đổi gen loại 1A và loại 1B [H350, H340]

 

 

Chất độc đối với sinh sản loại 1A và loại 1B [H360] (các chất không có ngưỡng)

 

Chất gây độc sinh sản loại 1A và loại 1B [H360] (nếu có ngưỡng)

Chất gây độc cơ quan đích cụ thể (STOT - Specific Target Organ Toxicity) phơi nhiễm đơn loại 1 [H370]

 

Chất gây độc cơ quan đích cụ thể (STOT) phơi nhiễm lặp lại loại 1 [H372]

A.2  Bột màu và các hp chất gốc antimon (xem Chú thích A.1), asen, cadimi, crom (VI), chì (trừ khi cần thiết trong một số mực in lưới để đáp ứng các yêu cầu về độ bền đã quy định), thủy ngân và selen.

CHÚ THÍCH A.1: Loại trừ antimon titanat không phân hủy sinh học có trong các bột màu titan dioxit.

A.3  Chất tạo màu

 

Số CAS

A.3.1  Auramin (Vàng bazơ 2 - Cl 41000)

2465-27-2

A.3.2  Chrysoidin (Cam bazơ 2 - Cl 11270)

532-82-1

A.3.3  Cresylen nâu (Nâu bazơ 4 - Cl 21010)

8005-78-5

A.3.4  Fuchsin (Tím bazơ 14 - Cl 42510)

632-99-5

A.3.5  Indulin (Xanh dung môi 7 - Cl 50400)

64285-34-3

CHÚ THÍCH A.2: số CAS là tên viết tắt của số dịch vụ tóm tắt hóa chất (Chemical Abtract Service Number).

Các thuốc nhuộm azo có th phân hủy trong cơ thể thành các amin thơm khả dụng sinh học, được phân loại là chất gây ung thư loại 1A hoặc loại 1B.

Trong trường hợp bột màu và phẩm màu gốc kim loại, giới hạn cho phép đối với một số kim loại độc hại/kim loại nặng được quy định trong Phụ lục B.

A.4  Dung môi

 

 

Số CAS

A.4.1

Benzen

71-43-2

A.4.2

Diclorobenzen

Nhiều

A.4.3

2-Etoxyetanol

110-80-5

A.4.4

2-Etoxyethyl axetat

111-15-9

A.4.5

2-Metoxyetanol

109-86-4

A.4.6

2-Metoxyehyl axetat

110-49-6

A.4.7

Monoclorobenzen

108-90-7

A.4.8

2-Nitropropan

79-46-9

A.4.9

Toluen

108-88-3

A.4.10

Các dẫn xuất clo hydrocacbon dễ bay hơi, như tricloroetylen, percloetylen và metylen clorua

Nhiều

A.4.11

Các dẫn xuất fluoroclo hydrocacbon dễ bay hơi

Nhiều

A.5  Chất hoá dẻo

 

 

 

Số CAS

A.5.1

Các dẫn xuất clo naphtalen

Nhiều

A.5.2

Các dẫn xuất do parafin

Nhiều

A.5.3

Di-n-butylphtalat (DBP)

84-74-2

A.5.4

Di-isononyl Phtalat (DINP)

28553-12-0 và 68515-48-0

A.5.5

Monocresyl Diphenyl Phosphat

26444-49-5

A.5.6

Monocresyl Phosphat

Không có sẵn

A.5.7

Các dẫn xuất polyclo biphenyl

Nhiều

A.5.8

Các dẫn xuất polyclo terphenyl

Nhiều

A.5.9

Tricresyl Phosphat

78-30-8 và 1330-78-5

A.6  Các hợp chất khác

 

 

Số CAS

A.6.1

Amiăng

1332-21-4

A.6.2

Chất chống cháy brom hóa

Nhiều

A.6.3

Diaminosiben và các dẫn xuất

Nhiều

A.6.4

2,4-Dimetyl-6-tertiary-butylphenol

1879-09-0

A.6.5

Dioxin

Nhiều

A.6.6

Hexaclorocyclohexan

Nhiều

A.6.7

Nitrosamin

Nhiều

A.6.8

Pentaclorophenol và muối của nó

Nhiều

A.6.9

Các dẫn xuất polyclo dibenzofuran

Nhiều

A.6.10

4,4’-Bis(dimetylamino)benzophenon (Michler's Keton)

90-94-8

A.6.11

Benzophenon

119-61-9

A.6.12

Các alkylphenol etoxylat (các APEO)

Nhiều

 

Phụ lục B

(quy định)

Giới hạn đối với một số kim loại độc hại/kim loại nặng trong bột màu và phẩm màu gốc kim loại

Ngưỡng giới hạn và phương pháp xác định đối với một số kim loại độc hại/kim loại nặng có trong bột màu và phẩm màu gốc kim loại được quy định trong Bảng B.1.

Bảng B.1 - Giới hạn cho phép đối với một số kim loại độc hại/kim loại nặng

Kim loại

Hàm lượng, không lớn hơn,

mg/kg

Phương pháp thử

Asen (As)

25

Chiết các kim loại trong mẫu theo TCVN 6238-3 (ISO 8124-3), sử dụng dung dịch axit clohydric (HCI) loãng trong nước, sau đó phân tích dịch chiết kim loại nặng bằng phổ phát xạ nguyên tử plasma kết hợp cảm ứng (ICP-OES).

Bari (Ba)

1000

Cadimi (Cd)

75

Crom (Cr) (VI)

60

Thủy ngân (Hg)

60

Chì (Pb)

90

Antimon (Sb)

60

Selen (Se)

500

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] QCVN 12-1:2011/BYT An toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

[2] QCVN 12-2:2011/BYT Vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

[3] QCVN 12-3:2011/BYT Vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

[4] QCVN 12-4:2015/BYT Vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

[5] IS 15495:2020 Printing ink for food packaging - Code of practice (Mực in cho bao bì thực phẩm - Quy phạm thực hành)

[6] GB 9685-2016 National Food Safety Standard - Standard for Uses of Additives in Food Contact Materials and Products (Tiêu chun quốc gia về an toàn thực phẩm - Tiêu chuẩn về sử dụng phụ gia trong các sn phẩm và vật liệu tiếp xúc với thực phẩm)

[7] QB 2930-2:2008 Limits and determination method of certain toxic elements in printing ink - Part 2: Lead, mercury, cadmium, chromium (VI) (Giới hạn và phương pháp xác định một số nguyên tố độc hại trong mực in - Phần 2: Chì, thủy ngân, cadimi, crom (VI))

[8] European Printing Ink Association (EuPIA) Exclusion policy for printing inks and related product, 4th edition, March 2021 [Hiệp hội mực in châu Âu (EuPIA) Chính sách loại trừ đối với mực in và các sản phẩm liên quan, phiên bản lần thứ 4, tháng 3/2021]

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi