Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13778:2023 Cyclone thủy lực sứ dùng trong tuyển khoáng - Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13778:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13778:2023 Cyclone thủy lực sứ dùng trong tuyển khoáng - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 13778:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:12/09/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13778:2023

CYCLONE THỦY LỰC SỨ DÙNG TRONG TUYỂN KHOÁNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Ceramic hydrocyclone in mineral industry – Specification

 

Lời nói đầu

TCVN 13778: 2023 do Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm đnh, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

 

CYCLONE THỦY LỰC SỨ DÙNG TRONG TUYN KHOÁNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Ceramic hydrocyclone in mineral industry – Specification

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cho cyclone thủy lực làm bằng vật liệu sứ có kích thước đường kính cyclone không lớn hơn 100mm dùng trong lĩnh vực tuyển khoáng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6415-18:2016 (EN 101:1991). Gạch gốm ốp, lát - Phương pháp thử - Phần 18: Xác định độ cứng bề mặt theo thang Mohs

TCVN 6530-1:2016. Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ bền nén ở nhiệt độ thường của vật liệu chịu lửa định hình sít đặc.

TCVN 6530-3:2016. Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 3; Xác định khối lượng thể tích, độ xốp biểu kiến, độ hút nước, độ xốp thực của vật liệu chịu lửa định hình sít đặc

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa và một số kí hiệu sau:

3.1

Đường kính cyclone

D

Đường kính trong của phần thân hình trụ của cyclone.

CHÚ THÍCH: Đường kính cyclone thủy lực được biểu thị bằng milimet (mm)

3.2

Đường kính ống cấp liệu

Di

Đường kính trong của ống cấp liệu vào cyclone.

CHÚ THÍCH: Đường kính ống cấp liệu được biểu thị bằng milimet (mm)

3.3

Đường kính ống chảy tràn

Do

Đường kính trong của ống thu hạt mịn phía đỉnh cyclone.

CHÚ THÍCH: Đường kính ống chảy tràn được biểu thị bằng milimet (mm)

3.4

Đường kính ống xả đáy

Du

Đường kính trong của ống thu hạt thô dưới đáy cyclone.

CHÚ THÍCH: Đường kính ng xả đáy được biểu thị bằng milimet (mm)

3.5

Chiều cao cyclone thủy lực

H

Chiều cao tính từ mặt trên của thân hình trụ đến mặt dưới của thân hình côn.

CHÚ THÍCH: Chiều cao của cyclone thủy lực được biểu thị bằng milimet (mm)

3.6

Chiều cao thân hình trụ

H1

Chiều cao tính từ mặt trên của thân hình trụ đến điểm tiếp giáp với phần thân hình côn.

CHÚ THÍCH: Chiều cao thân hình trụ được biểu thị bằng milimet (mm)

Các kích thước cơ bản của cyclone thủy lực sứ được thể hiện trong Hình 1.

CHÚ DN:

D: Đường kính cyclone, mm

Do: Đường kính ống chảy tràn, mm

Du: Đường kính ống xả đáy, mm

Di: Đường kính ống cấp liệu, mm

H: Chiều cao cyclone, mm

H1: Chiều cao thân hình trụ, mm

Hình 1 - Sơ đồ cấu tạo của cyclone thủy lực sứ

4. Phân loại

Cyclone thủy lực sứ được phân thành 2 loại theo bản chất vật liệu.

Loại 1: Cyclone chế tạo từ hệ sứ corun hay sứ zircon

Loại 2: Cyclone chế tạo từ hệ sứ có hàm lượng Al2O3 từ 20 ÷ 30%

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Sai lệch cho phép về kích thước phải phù hợp với quy định ở Bảng 1

5.2. Những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của sản phẩm gồm: độ hút nước, khối lượng thể tích, độ bền nén, độ bền uốn, độ cứng vạch bề mặt, phải phù hợp với quy định ở Bảng 2.

Bảng 1 - Sai lệch kích thước của Cyclone thủy lực sứ

Chỉ tiêu kích thước

Mức sai lệch

%

1. Sai lệch kích thước thực đường kính cyclone D so với kích thước định danh, không lớn hơn

10

2.Sai lệch kích thước thực đường kính ống xả đáy Du so với kích thước định danh, không lớn hơn

3

3.Sai lệch kích thước thực đường kính ống cấp liệu Di, so với kích thước định danh, không lớn hơn

4

4.Sai lệch kích thước thực đường kính ống chảy tràn Do, so với kích thước định danh, không lớn hơn

4

5.Sai lệch kích thước chiều cao trung bình của cyclone H so với kích thước định danh, %, không lớn hơn

3

6.Sai lệch kích thước chiều cao trung bình của phần thân hình trụ cyclone H1 so với kích thước định danh, %, không lớn hơn

3

Bảng 2 - Tính chất cơ lý

Chỉ tiêu cơ lý

Phương pháp thừ

Mức

Loại 1

Loại 2

1.Đ hút nước, %, không lớn hơn

TCVN 6530-3:2016

0,01

0,5

2.Khối lượng thể tích, g/cm3, không nhỏ hơn

TCVN 6530-3:2016

3,6

2,3

3.Đ bền nén, N/mm2, không nhỏ hơn

TCVN 6530-1:2016

1200

250

4.Độ bền uốn, N/mm2, không nhỏ hơn

Theo phụ lục A

250

60

5.Đ cứng thang Mohs, không nhỏ hơn

TCVN 6415-18:2016

9

7

6.Đ chịu mài mòn, cm3, không lớn hơn

TCVN 13780: 2023

0,2

1,0

6. Ghi nhãn, đóng gói, vận chuyển và bảo quản

6.1. Ghi nhãn

Mỗi sản phẩm mỗi khi xuất xưởng đều có dán nhãn của nơi sản xuất. Tem phẩm cấp của sản phẩm được dán ở vị trí dễ nhìn thấy nhất của sản phẩm.

6.2. Đóng gói

Sản phẩm được đóng gói trong các bao bì gỗ hoặc giấy cactông.

Sản phẩm đóng trong các bao bì được kê chèn chắc chắn, đảm bảo không bị xê lung lay trong quá trình bốc xếp, vận chuyển. Cơ sở sản xuất phải có giấy chứng nhận trong đó ghi rõ:

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

- Tên và kí hiệu, loại của sản phẩm;

- Các chỉ tiêu chính theo tiêu chuẩn này;

- Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng.

6.3. Vận chuyển

Việc vận chuyển các hòm hoặc thùng đựng sản phẩm sứ được tiến hành bằng mọi phương tiện giao thông thông dụng (ôtô, tàu hoả, tàu thủy,...)

Khi bốc dỡ và vận chuyển phải áp dụng các biện pháp đảm bảo tránh va đập.

6.4. Bảo quản

Sản phẩm được bảo quản trong kho, xếp riêng theo từng chủng loại sản phẩm và loại chất lượng và đảm bảo tránh bị va đập.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Xác định độ bền uốn

A.1. Nguyên tắc

Độ bền uốn xác định theo phương pháp 3 điểm

A.2. Chuẩn bị mẫu

Chuẩn bị ít nhất 5 mẫu thử có kích thước: chiều dài (L) lớn hơn 60 mm và nhỏ hơn 230 mm, chiều rộng của mẫu (b) cần nhỏ hơn chiều rộng của gối đỡ.

A.3. Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị kiểm tra độ bền uốn: sử dụng máy kéo nén vạn năng với lực tối đa 50kN. Thiết bị gồm một dầm thép cứng nằm ngang, trên dầm cỏ hai gối đỡ, có thể điều chỉnh khoảng cách giữa hai gối. Mu thử độ bền uốn được đặt trên các gối này. Lực uốn được truyền từ máy nén xuống mẫu nhờ một dầm thép phụ và gối truyền tải.

A.4. Cách tiến hành

Dùng chổi chải nhẹ cho sạch các hạt bụi bám trên bề mặt mẫu thử. Cho các mẫu thử vào tủ sấy để sấy khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 110°C ± 5°C. Làm nguội tự nhiên đến nhiệt độ phòng. Tiến hành các thử nghiệm không muộn hơn 3 giờ sau khi mẫu đạt nhiệt độ phòng. Trước khi thử cần kiểm tra mẫu đề tránh vết nứt, cong vênh, sau đó đánh số thứ tự cho mẫu.

Cách xác định độ bền uốn: Đặt mẫu thử lên các gối đỡ, sao cho mẫu thử thừa ra ở 2 đầu bằng nhau và bằng một đoạn l1:

Bảng A1: Chiều dài l1

Chiều dài mẫu L, mm

Phần đầu thừa ngoài gối đ l1, mm

60 ≤ L < 95

5

95 ≤ L ≤ 230

10

Vị trí thanh truyền lực phải ở chính giữa 2 gối đỡ. Truyền tải trọng với tốc độ sao cho đạt ứng suất 1 N/mm2 ± 0,2 N/mm2 trong một giây. Sơ đồ bố trí mẫu như Hình A1.

Ghi lại tải trọng phá hủy mẫu F, khoảng cách 2 gối đỡ l2

CHÚ DN

F: lực phá hủy mẫu, N

L: Chiều dài mẫu thử, mm

l1: Phần đầu thừa ngoài gối đỡ, mm

I2: Khoảng cách giữa hai gối đỡ, mm

Hình A1. Mô tả cách bố trí mẫu đo độ bền uốn

A.5. Biểu thị kết quả

Chỉ sử dụng những kết quả thử với các mẫu có vết gãy tại điểm giữa của mẫu, dọc theo thanh truyền lực, trong phạm vi đường kính của thanh truyền lực. Độ bền uốn của mẫu được xác định theo giới hạn bền khi uốn.

Công thức xác định độ bền uốn của mẫu:

Trong đó:

R: Độ bền uốn (N/mm2)

P: lực tác dụng nên mẫu vào lúc gãy (N)

l2: khoảng cách giữa hai gối đỡ (mm)

b: chiều rộng mẫu thí nghiệm (mm)

h: chiều dày nhỏ nhất của mẫu thí nghiệm, được đo theo mép gãy (mm)

Kết quả thử là giá trị trung bình của 05 mẫu. Nếu 01 trong 05 kết quả độ bền uốn sai lệch quá 50% giá trị trung bình cộng của 05 mẫu thử, thì mẫu đó bị loại bỏ. Khi đó kết quả cường độ uốn là giá trị trung bình cộng của 4 mẫu còn lại. Nếu có 02 trong 05 kết quả cường độ uốn sai lệch quá mức thì phải lấy mẫu khác và làm lại.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi