Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13756-3:2023 Động cơ đốt trong kiểu pít tông – Động cơ điêzen 01 xi lanh, công suất dưới 37 k

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13756-3:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13756-3:2023 Động cơ đốt trong kiểu pít tông - Động cơ điêzen 01 xi lanh, công suất dưới 37 kW dùng cho máy nông, lâm nghiệp - Phần 3: Giới hạn và phương pháp đo các chất thải gây ô nhiễm
Số hiệu:TCVN 13756-3:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:29/12/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13756-3:2023

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PÍT TÔNG - ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN 01 XI LANH, CÔNG SUẤT DƯỚI 37 KW DÙNG CHO MÁY NÔNG, LÂM NGHIỆP - PHẦN 3: GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC CHẤT THẢI GÂY Ô NHIỄM

Reciprocating internal combustion engines - Single cylinder diesel engines with a power less than 37 kW for agriculture, forestry machinery - Part 3: Limits and Mesurement Methods of Emission Pollutants

 

Mục lục

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

4. Tài liệu kỹ thuật cho phê duyệt kiu

5. Yêu cầu kỹ thuật, giới hạn các chất gây ô nhiễm và thử nghiệm

6. Các thông số xác định họ động cơ điêzen

7. Lựa chọn động cơ đại diện

Phụ lục A (Quy định) Khai báo phê duyệt kiu

Phụ lục AA (Quy định) Đặc tính cơ bn và dữ liệu thử nghiệm liên quan của động cơ điêzen

Phụ lục AB (Quy định) Đặc điểm cơ bản của họ động cơ

Phụ lục AC (Quy định) Đặc điểm cơ bản của kiu động cơ trong họ

Phụ lục B (Quy định) Quy định về thử nghiệm

Phụ lục BA (Quy định) Quy cách lấy mẫu và đo

Phụ lục BB (Quy định) Kỹ thuật hiệu chuẩn

Phụ lục BC (Quy định) Xác định dữ liệu và tính toán

Phụ lục C (Quy định) Hệ thống ly mẫu khí và hạt thải

Phụ lục D (Quy định) Yêu cầu kỹ thuật nhiên liệu điêzen

Phụ lục E (Quy định) Các thiết bị và phụ kiện được lắp đặt để kiểm tra công suất động cơ điêzen

Phụ lục F (Quy định) Kết quả thử nghiệm

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 13756-3:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn Trung Quốc GB 20891-2007.

TCVN 13756-3: 2023 do Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13756: 2023 Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Động cơ điêzen 01 xi lanh, công suất dưới 37kW dùng cho máy nông, lâm nghiệp gồm các phần sau:

- TCVN 13756-1: 2023 Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Động cơ điêzen 01 xi lanh, công suất dưới 37kW dùng cho máy nông, lâm nghiệp - Phần 1: Thông số cơ bản và yêu cầu kỹ thuật chung.

- TCVN 13756-2: 2023 Động cơ đốt trong kiểu pit tông Động cơ điêzen 01 xi lanh, công suất dưới 37kW dùng cho máy nông, lâm nghiệp - Phần 2: Phương pháp thử đặc tính động cơ.

TCVN 13756-3: 2023 Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Động cơ điêzen 01 xi lanh, công suất dưới 37kW dùng cho máy nông, lâm nghiệp - Phần 3: Giới hạn và phương pháp đo các chất thải gây ô nhiễm.

 

ĐỘNG CƠ ĐT TRONG KIU PÍT TÔNG - ĐNG CƠ ĐIÊZEN 01 XI LANH, CÔNG SUẤT DƯỚI 37 KW DÙNG CHO MÁY NÔNG, LÂM NGHIỆP - PHN 3: GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC CHT THẢI GÂY Ô NHIỄM

Reciprocating internal combustion engines - Single cylinder diesel engines with a power less than 37 kW for agriculture, forestry machinery - Part 3: Limits and Mesurement Methods of Emission Pollutants

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho động cơ điêzen 01 xi lanh, công suất dưới 37kW dùng cho máy nông, lâm nghiệp (sau đây gọi là động cơ điêzen) và quy định giới hạn, phương pháp đo các chất thải gây ô nhiễm từ động cơ điêzen.

Tiêu chuẩn này áp dụng (bao gồm nhưng không giới hạn) cho các máy sau:

- Máy kéo;

- Máy thu hoạch;

- Máy xay xát;

- Máy cưa gỗ;

- Máy nén khí;

- Máy phát;

- Bơm nước.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13756-2: 2023 Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Động cơ điêzen 01 xi lanh công suất dưới 37kW dùng cho máy nông, lâm nghiệp - Phần 2: Phương pháp thử đặc tính động cơ

GB/T 258 Standard test method for determination of acidity of light petroleum products

GB/T 260 Test method for water in petroleum products - Distillation method

GB/T 261 Determination of flash point - Pensky-Martens closed cup method

GB/T 265 Petroleum products - Determination of kinematic viscosity and calculation of dynamic viscosity

GB/T 268 Petroleum products. Determination of carbon residue. Conradson method

GB/T 380 Determination of sulfur content in petroleum products (lamp method)

GB/T 386 Diesel fuels determination of ignition quality by the cetane method

GB/T 508 Petroleum products. Determination of ash

GB/T 1884 Petroleum and liquid petroleum product - Determination of density - Hydrometer method

GB/T 1885 Petroleum measurement tables

GB/T 5096 Test method for corrosiveness to copper from petroleum products by copper trip test

GB/T 6536 Standard test method for distillation of petroleum products at atmospheric pressure

SH/T 0175 Standard test method for oxidation stability of distillate fuel oil (accelerated method)

SH/T 0248 Diesel and domestic heating fuels-Determination of cold filter plugging point

ISO 91-2:1991 Petroleum measurement tables - Part 2: Tables based on a reference temperature of 20 degrees C

ISO 2719:2002 Determination of flash point - Pensky - Martens closed cup method

ISO 3046 Reciprocating internal combustion engines - Performance

ISO 3675:1998 Crude petroleum and liquid petroleum products - Laboratory determination of density - Hydrometer method

ISO 3733:1999 Petroleum products and bituminous materials - Determination of water - Distillation method

ISO 4259 Petroleum and related products - Precision of measurement methods and results

ISO 5167 Measurement of fluid flow by means of pressure differential devices inserted in circular cross- section conduits running full

ISO 5725 Accuracy (trueness and precision) of measurement methods and results

ISO 6245:1982 Petroleum products - Determination of ash

ISO 6615:1983 Petroleum products - Determination of carbon residue - Conradson method

IP 309/99 Methods of test for Petroleum and its products - Part 309

ASTM D86-07a A Standard Test Method for Distillation of Petroleum Products

ASTM D613-08 Standard Test Method for Cetane Number of Diesel Fuel Oil

ASTM D2274-88 Oxidation Stability of Distillate Fuel Oil

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 13756-2: 2023 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1.1  Động cơ thứ cấp (secondary engine)

Động cơ được lắp đặt cho máy nông nghiệp, máy lâm nghiệp nhưng không cung cấp nguồn động lực cho máy di chuyển (ví dụ máy kéo, máy thu hoạch) mà cung cấp năng lượng cho các thiết bị chuyên dùng được lắp trên các máy đó.

3.1.2  Phê duyệt kiểu động cơ điêzen (diesel engine type-approval)

Phê duyệt kiểu động cơ điêzen về mức khí thải của các chất thải gây ô nhiễm từ động cơ.

3.1.3  Kiểu động cơ điezen (diesel engine type)

Một nhóm động cơ điêzen trong đó các động cơ không có sự khác biệt về thông số đặc tính cơ bản so với động cơ đại diện được liệt kê trong Phụ lục AA

3.1.4  Họ động cơ (engine family)

Một nhóm động cơ điêzen do nhà sản xuất thiết kế theo quy định tại Phụ lục AB, chúng có đặc tính khí thải tương tự nhau; Tất cả các động cơ điêzen trong cùng một họ phải đáp ứng các giới hạn khí thải tương ứng.

3.1.5  Động cơ đại diện (parent engine)

Động cơ được lựa chọn từ họ động cơ điêzen và có khả năng thể hiện đặc tính khí thải của họ động cơ điêzen đó.

3.1.6  Các chất thải gây ô nhiễm (Emision pollutants)

Các chất khí gây ô nhiễm và hạt gây ô nhiễm từ ống xả của động cơ điêzen.

3.1.7  Các chất khí gây ô nhiễm (gaseous pollutants)

Cacbon mônôxlt (CO), hydrocacbon (HC) và nitơ oxit (NOx) là những chất khí gây ô nhiễm. Hydrocacbon (HC) được biểu thị bằng đương lượng C1 (giả sử tỷ lệ cacbon-hydro là 1:1.85) và nitơ oxit (NOx) được biểu thị bằng đương lượng nitơ điôxit (NO2).

3.1.8  Hạt gây ô nhiễm (particulate matter pollutants)

Tất cả các hạt trong khí thải được thu thập bằng phương tiện lọc theo phương pháp thử được mô tả trong Phụ lục B và khí thải được pha loãng với nhiệt độ không quá 325 K (52 °C).

3.1.9  Công suất hữu ích (net power)

Công suất được đo tại đầu trục khuỷu của động cơ điêzen hoặc bộ phận tương đương theo phương pháp đo công suất hữu ích được quy định trong TCVN 13756-2: 2023 trên băng thử động cơ điêzen và trong điều kiện thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Trong thử nghiệm công suất hữu ích, các thiết bị và thiết bị phụ được lắp đặt lên động cơ được nêu chi tiết trong Phụ lục E và các thông số kỹ thuật nhiên liệu sử dụng tương đương được nêu chi tiết trong Phụ lục D.

3.1.10  Phần trăm tải (percent load)

Tỷ lệ phần trăm mô men xoắn cực đại có được ở một giá trị tốc độ nhất định của động cơ điêzen.

3.1.11  Tốc độ trung gian (intermediate speed)

Tốc độ của động cơ điêzen được thiết kế để hoạt động ở tốc độ biến đổi và thỏa mãn một trong các điều kiện sau khi hoạt động theo đường cong mô men toàn tải:

- Nếu tốc độ tại mô men xoắn lớn nhất bằng 60 % đến 75 % tốc độ định mức, thì tốc độ trung gian sẽ lấy tại mô men xoắn lớn nhất;

- Nếu tốc độ tại mô men xoắn lớn nhất nhỏ hơn 60 % tốc độ định mức, thì tốc độ trung gian bằng 60 % tốc độ định mức;

- Nếu tốc độ tại mô men xoắn lớn nhất lớn hơn 75 % tốc độ định mức, thì tốc độ trung gian bằng 75 % tốc độ định mức.

3.2  Ký hiệu và chữ viết tắt

Tất cả thể tích và lưu lượng thể tích phải được chuyển về điều kiện tham chiếu 273 K (0 °C) và 101,3 kPa.

Ký hiệu

Đơn vị

Thuật ngữ

Ap

m2

Diện tích mặt cắt ngang của đầu lấy mẫu động lực học tương đương

AT

m2

Diện tích mặt cắt ngang của ống xả

Aver

-

Giá trị trung bình

 

m3/h

Lưu lượng thể tích

 

kg/h

Lưu lượng khối lượng

C1

-

Hydrocacbon, biểu thị bằng đương lượng C1

Conc

10-6 (hoặc tỷ phần thể tích, %)

Nồng độ của thành phần nào đó (được thể hiện bằng chỉ số phụ bên dưới)

Concc

10-6 (hoặc tỷ phần thể tích, %)

Nồng độ của thành phần nào đó sau khi hiệu chỉnh nền (được thể hiện bằng chỉ số phụ bên dưới)

concd

10-6 (hoặc tỷ phần thể tích, %)

Nồng độ của thành phần nào đó trong không khí pha loãng (được thể hiện bằng chỉ số phụ bên dưới)

DF

-

Hệ số pha loãng

fa

-

Hệ số môi trường phòng thí nghiệm

FFH

-

Hệ số đặc trưng nhiên liệu dầu điêzen, dùng để chuyển nồng độ gốc khô sang gốc ướt theo tỷ lệ hydro-cacbon

GAIRW

kg/h

Lưu lượng khối lượng khí nạp ướt

GAIRD

kg/h

Lưu lượng khối lượng khí nạp khô

GDILW

kg/h

Lưu lượng khối lượng không khí pha loãng ướt

GEDFW

kg/h

Lưu lượng khối lượng khí thải pha loãng tương đương trên ướt

GEXHW

kg/h

Lưu lượng khối lượng khí thải ướt

GFUEL

kg/h

Lưu lượng khối lượng nhiên liệu dầu điêzen

GTOTW

kg/h

Lưu lượng khối lượng khí thải pha loãng ướt

HREF

g/kg

Giá trị tham chiếu độ ẩm tuyệt đối 10.71 g/kg, dùng để tính toán hệ số hiệu chỉnh độ ẩm của NOx và hạt gây ô nhiễm

Ha

g/kg

Độ ẩm tuyệt đối khí nạp

Hd

g/kg

Độ ẩm tuyệt đối của không khí pha loãng

i

-

Chỉ số thể hiện một trạng thái vận hành nhất định

KH

-

Hệ số hiệu chỉnh độ ẩm NOx

KP

-

Hệ số hiệu chỉnh độ ẩm hạt gây ô nhiễm

Kw,a

-

Hệ số hiệu chỉnh cơ sở khí nạp khô - ướt

Kw,d

-

Hệ số hiệu chỉnh khô - ướt của không khí pha loãng

Kw,e

-

Hệ số hiệu chỉnh khô - ướt của khí thải đã pha loãng

Kw,r

-

Hệ số hiệu chỉnh khô - ướt của khí thải nguyên gốc

L

%

Tỷ lệ phần trăm mô men xoắn ở tốc độ thử nghiệm so với mô men xoắn cực đại

mass

g/h

Lưu lượng khối lượng các chất gây ô nhiễm (được thể hiện bằng chỉ số)

MDIL

kg

Khối lượng không khí pha loãng qua giấy lọc lấy mẫu hạt gây ô nhiễm

MSAM

kg

Khối lượng khí thải đã pha loãng qua giấy lọc lấy mẫu hạt gây ô nhiễm

Md

mg

Khối lượng hạt gây ô nhiễm thu được từ không khí pha loãng

Mf

mg

Khối lượng hạt gây ô nhiễm thu được

Pa

kPa

Áp suất hơi bão hòa của khí nạp (ISO 3046:psy=PSY môi trường thử)

PB

kPa

Áp suất khí quyển toàn phần (ISO 3046: px = PX áp suất tổng trong môi trường py = PY áp suất tổng trong môi trường thử nghiệm)

Pd

kPa

Áp suất hơi bão hòa của không khí pha loãng

Ps

kPa

Áp suất không khí khô

P(n)

kW

Công suất tối đa đo được ở tốc độ thử nghiệm (lắp các thiết bị, phụ kiện tại phụ lục E)

P(a)

kW

Công suất được hấp thụ bởi các phụ kiện lắp lên động cơ khi thử nghiệm

P(b)

kW

Công suất được hấp thụ bởi các phụ kiện được tháo dỡ khỏi động cơ khi thử nghiệm

P(m)

kW

Công suất đo trên băng thử

q

-

Tỷ lệ pha loãng

r

-

Tỷ lệ diện tích mặt cắt ngang của ống lấy mẫu động tương đương và ống xả

Ra

%

Độ ẩm tương đối của khí nạp

Rd

%

Độ ẩm tương đối của không khí pha loãng

Rf

 

Hệ số đáp ứng FID

S

kW

Giá trị đặt lực kế

Ta

K

Nhiệt độ nhiệt động khí nạp

TD

K

Nhiệt độ nhiệt động điểm sương

Tref

K

Nhiệt độ tham chiếu (khi nạp: 298 K)

VAIRD

m3/h

Lưu lượng thể tích khí nạp khô

VAIRW

m3/h

Lưu lượng thể tích khí nạp ướt

VDIL

m3

Thể tích không khí pha loãng qua giấy lọc lấy mẫu hạt gây ô nhiễm

VDILW

m3/h

Lưu lượng thể tích không khí pha loãng ướt

VEDFW

m3/h

Lưu lượng thể tích khí thải pha loãng ướt

VEXHD

m3/h

Lưu lượng khí thải khô

VEXHW

m3/h

Lưu lượng khí thải ướt

VSAM

m3

Thể tích khí thải pha loãng qua giấy lọc lấy mẫu hạt gây ô nhiễm

VTOTW

m3/h

Lưu lượng thể tích khí thải pha loãng ướt

WF

-

Hệ số trọng lượng

WFE

-

Hệ số trọng lượng hiệu dụng

 

Chữ viết tắt

Thuật ngữ

 

FID

Máy dò ion hóa hydro

 

HFID

Máy dò ion hóa gia nhiệt bằng ngọn lửa hydro

 

NDIR

Máy phân tích tia hồng ngoại không tán sắc

 

CLD

Máy dò quang hóa

 

HCID

Máy dò quang hóa có gia nhiệt

 

PDP

Bơm thể tích

 

CFV

Ống Venturi lưu lượng tới hạn

4  Tài liệu kỹ thuật cho phê duyệt kiểu

4.1  Yêu cầu phê duyệt kiểu

4.1.1  Các dữ liệu kỹ thuật liên quan đến phê duyệt kiểu phải theo các yêu cầu của Phụ lục A. Nếu nhà sản xuất sử dụng các thiết bị xử lý khí thải như bộ chuyển đổi xúc tác và (hoặc) bẫy hạt, thì phải gửi kèm phương pháp thử nghiệm độ bền liên quan và dữ liệu kết quả thử nghiệm.

4.1.2  Động cơ điêzen đáp ứng yêu cầu đặc tính "kiểu động cơ điêzen" (hoặc "động cơ đại diện") được mô tả trong Phụ lục A phải được gửi cho cơ quan kiểm tra chịu trách nhiệm thử nghiệm phê duyệt kiểu để hoàn thành các nội dung kiểm tra theo quy định trong tiêu chuẩn này.

4.1.3  Nếu việc cung cấp dữ liệu động cơ đại diện không thể hiện đầy đủ cho họ động cơ được xác định trong Phụ lục AB; Nếu cần thiết, nhà sản xuất có thể phải cung cấp một động cơ đại diện khác theo yêu cầu của 4.1.1 và 4.1.2

4.2  Chứng nhận phê duyệt kiểu

Khi động cơ điêzen có thể hoàn thành chức năng của nó chỉ khi vận hành kết hp với các bộ phận khác của máy nông nghiệp, máy lâm nghiệp hoặc cung cấp một đặc tính hoạt động, việc phê duyệt kiểu phải kiểm tra xác nhận xem liệu một hoặc nhiều yêu cầu khi động cơ hoạt động kết hợp với các bộ phận khác có đều được đáp ứng không. Phạm vi phê duyệt kiểu động cơ điêzen sẽ bị hạn chế theo các điều kiện này; các điều kiện hạn chế hoạt động và hướng dẫn lắp đặt phải được nêu trong hồ sơ chứng nhận phê duyệt kiểu

5  Yêu cầu kỹ thuật, giới hạn các chất gây ô nhiễm và thử nghiệm

5.1  Yêu cầu chung

Các biện pháp kỹ thuật do nhà sản xuất áp dụng phải đảm bảo khí thải của động cơ điêzen ở điều kiện hoạt động bình thường và trong thời hạn sử dụng quy định đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Nếu nhà sản xuất sử dụng các thiết bị xử lý khí thải như bộ chuyển đổi xúc tác và (hoặc) bẫy hạt ô nhiễm, các thiết bị xử lý này phải được chứng nhận có khả năng xử lý ở các điều kiện hoạt động bình thường và trong khoảng thời gian sử dụng quy định của động cơ điêzen thông qua một thử nghiện độ bền bằng phương pháp kỹ thuật với công nghệ tăng cường. Sau một thời gian động cơ hoạt động, có thể thay thế định kỳ các thiết bị xử lý khí thải. Trạng thái hoạt động bình thường của động cơ và các thiết bị xử lý khí thải phải được đảm bảo thông qua định kỳ điều chỉnh, sửa chữa, tháo dỡ, vệ sinh và thay thế phụ tùng hoặc hệ thống, và các công việc này phải được tiến hành trong phạm vi công nghệ cho phép. Các yêu cầu về bảo trì hệ thống phải đưa vào sổ tay hướng dẫn sử dụng (bao gồm giấy bảo hành của nhà sản xuất về độ bền thiết bị xử lý chất thải). Khi nhà sản xuất trình hồ đề nghị phê duyệt kiểu, tóm tắt nội dung liên quan đến bảo dưỡng và thay thế thiết bị xử lý khí thải trong hướng dẫn vận hành phải khai báo theo Phụ lục A.

5.2  Quy định về các chất gây ô nhiệm

Các quy định về đo và lấy mẫu đối với các chất gây ô nhiễm từ động cơ điêzen phải phù hợp với quy định theo Phụ lục BA, và chu trình thử nghiệm, tùy theo tốc độ là biến đổi hay không đổi, phải phù hợp với các chu trình quy định trong Bảng B.1.1 hoặc Bảng B.1.2 hoặc Bảng B.2 của Phụ lục B.

Các chất thải gây ô nhiễm từ động cơ điêzen phải được xác định bằng hệ thống mô tả trong Phụ lục C.

Nếu hệ thống hoặc máy phân tích khác có khả năng thu được kết quả tương đương với hệ thống tham chiếu sau, có thể cho phép sử dụng:

- Hệ thống dùng để đo các khí gây ô nhiễm trong khí thải nguyên gốc (xem Hình C.1 của Phụ lục C);

- Hệ thống dùng để đo các khí gây ô nhiễm trong hệ thống pha loãng toàn dòng (xem Hình C.2 của Phụ lục C);

- Hệ thống dùng để đo hạt thải trong hệ thống pha loãng toàn dòng và lấy mẫu bằng phương pháp dùng lọc giấy đơn (sử dụng một cặp giấy lọc trong toàn bộ chu trình thử nghiệm) hoặc phương pháp dùng nhiều lọc giấy (dùng một cặp giấy lọc cho mỗi điều kiện hoạt động), (xem Hình C.12 của Phụ lục C).

Sự tương đương giữa hệ thống hoặc máy phân tích khác với một hoặc một số hệ thống tham chiếu của tiêu chuẩn này phải được xác nhận dựa trên nghiên cứu tương quan của ít nhất 7 cặp mẫu.

Tiêu chí để đánh giá tính tương đương được coi là tính nhất quán của giá trị trung bình cặp mẫu trong phạm vi ± 5 %. Đối với hệ thống mới được đưa vào tiêu chuẩn này, tính tương đương được tính toán theo độ tái lập và độ lặp lại nêu trong Tiêu chuẩn ISO 5725.

5.2.1  Giới hạn các chất thải gảy ô nhiễm

Phát thải riêng của cacbon mônôxit (CO), hydrocacbon (HC), nitơ oxit (NOx) và hạt thải (PM) trong chất thải gây ô nhiễm từ động cơ điêzen không được vượt quá mức giới hạn I cho trong Bảng 1 hoặc không vượt quá mức giới hạn II cho trong Bảng 2 tùy theo bảng nào được áp dụng.

Bảng 1 - Mức giới hạn I các chất thải gây ô nhiễm từ động cơ điêzen

Công suất định mức

(Pmax)/kW

CO/[g/(kWh)]

HC/[g/(kWh)]

NOx/[g/(kWh)l

HC+NOx/[g/(kWh)]

PM/[g/(kWh)]

18 Pmax < 37

8,4

2,1

10,8

-

1,0

8 Pmax <18

8,4

-

-

12,9

-

0 < Pmax < 8

12,3

-

-

18,4

-

CHÚ THÍCH: Giới hạn các chất thải gây ô nhiễm là giới hạn phải đạt được tại cửa xả của động cơ và trước thiết bị xử lý khí thải (Nếu có).

Bảng 2 - Mức giới hạn II các chất thải gây ô nhiễm động cơ điêzen

Công suất đnh mức (Pmax)/kW

CO/[g/(kWh)]

HC/[g/(kWh)]

NOx/[g/(kWh)]

HC+NOx/[g/(kWh)]

PM/ [g/(kWh)]

18 Pmax < 37

5,5

1,5

8

-

0,8

8 Pmax < 18

6,6

-

-

9,5

0,8

0 < Pmax < 8

8,0

-

-

10,5

1,0

5.2.2  Theo định nghĩa tại Phụ lục AB, nếu có nhiều dải công suất trong một họ động cơ điêzen, thì giá trị các chất thải gây ô nhiễm từ động cơ đại diện và các động cơ trong họ phải đáp ứng yêu cầu chất thải tương ứng với dải công suất cao nhất. Nhà sản xuất có thế giới hạn họ động cơ trong một dải công suất và thực hiện phê duyệt kiểu cho họ động cơ điêzen của dải công suất này.

5.3  Yêu cầu về lắp đặt động cơ

Động cơ điêzen được lắp đặt trên máy nông nghiệp, máy lâm nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Độ giảm áp suất nạp không vượt quá độ giảm áp suất của động cơ được phê duyệt kiểu được chỉ định trong AA.1.18 của Phụ lục A.

b) Áp suất ngược của khí thải không vượt quá áp suất ngược của động cơ được phê duyệt kiểu được chỉ định trong AA.1.19 của Phụ lục A.

6  Các thông số xác định họ động cơ điêzen

Họ động cơ điêzen xác định theo các thông số thiết kế cơ sở chung. Trong một số điều kiện nhất định, một số thông số thiết kế có ảnh hưởng lẫn nhau và phải được tính đến để đảm bảo chỉ những động cơ có đặc tính khí thải tương tự nhau mới được đưa vào cùng một họ.

Những động cơ điêzen cùng họ phải có chung các thông số cơ bản và kiểu sau:

6.1  Số kỳ động cơ

- Động cơ 2 kỳ.

- Động cơ 4 kỳ.

6.2  Phương pháp làm mát

- Không khí.

- Nước.

- Dầu.

6.3  Phương pháp nạp không khí

- Hút khí tự nhiên

- Có bộ tăng áp

- Có bộ tăng áp kết hợp hệ thống làm khí nạp tăng áp trung gian

6.4  Kiểu/kết cấu buồng cháy

- Buồng cháy phụ

- Buồng cháy xoáy lốc

- Buồng cháy thống nhất

6.5  Kết cấu, kích thước và số lượng van, đế van

- Nắp xi lanh

- Thành xi lanh

- Thân động cơ

6.6  Hệ thống cung cấp nhiên liệu

- Bơm - ống dẫn - vòi phun

- Bơm pit tông

- Bơm phân phối

- Bơm đơn khối

- Bơm - vòi phun

6.7  Các đặc tính khác

- Hệ thống tuần hoàn khí thải

- Phun/tạo nhũ tương nước

- Phun không khí thứ cấp

- Hệ thống làm mát khí nạp tăng áp trung gian

6.8  Xử lý khí thải

- Chất xúc tác khử oxy hóa

- Lớp xúc tác thứ nhất

- Bộ phản ứng nhiệt

- By hạt

7  Lựa chọn động cơ đại diện

7.1  Lựa chọn động cơ đại diện phải lấy công suất cấp nhiên liệu lớn nhất trên mỗi chu trình ở tốc độ mô men xoắn cực đại làm nguyên tắc lựa chọn đầu tiên; Nếu hai hoặc nhiều động cơ đáp ứng nguyên tắc lựa chọn thứ nhất, thì công suất cấp nhiên liệu lớn nhất trên mỗi chu trình ở tốc độ định mức sẽ được lấy làm nguyên tắc lựa chọn thứ 2. Trong 5.2.2 hoặc trong một số điều kiện, có thể chọn một (hoặc một vài) động cơ khác để thử nhằm xác định mức phát thải xấu nhất trong họ động cơ. Do đó, một (hoặc một vài) động cơ có thể được bổ sung để thử nghiệm và động cơ được lựa chọn là động cơ có mức phát thải xấu nhất trong nhóm này.

7.2  Nếu các động cơ trong họ có các đặc tính thay đổi khác ảnh hưởng tới lượng phát thải, thì trong quá trình lựa chọn động cơ đại diện phải được xác định và tính đến các đặc tính này.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Khai báo phê duyệt kiểu

Để phê duyệt kiểu động cơ điêzen, các dữ liệu và nội dung sau đây phải được cấp thành 3 bản.

Nếu là sơ đồ, phải được mô tả đầy đủ các chi tiết theo đúng tỷ lệ; định dạng phải là A4 hoặc được gấp lại theo kích thước này. Nếu có bất cứ hình ảnh nào, phải được hiển thị chi tiết. Nếu loại động cơ hoặc họ động cơ sử dụng vi điều khiển, thì dữ liệu liên quan phải được cung cấp.

Động cơ đại diện/ loại động cơ điêzen1): ___________________________

A.1  Tổng quan

A.1.1  Nhãn hiệu: __________________________________________________________

A.1.2  Tên và họ (nếu có) của động cơ điêzen đại diện1): ___________________________

A.1.3  Tên và địa chỉ của nhà sản xuất: _________________________________________

Tên và địa chỉ đại lý ủy quyền của nhà sản xuất (nếu có): ___________________________

A.1.4  Vị trí và phương pháp cố định nhãn hiệu động cơ: ___________________________

A.1.5  Địa chỉ nhà máy lắp ráp tổng thành: _______________________________________

A.1.6  Chế độ hoạt động (tốc độ không đổi/ tốc độ biến đổi)1): ________________________

A.2  Tài liệu phụ trợ

A.2.1  Các đặc tính cơ bản và dữ liệu thử nghiệm liên quan của động cơ điêzen (động cơ đại diện) (xem Phụ lục AA).

A.2.2  Các đặc tính cơ bản của họ động cơ (xem Phụ lục AB).

A.2.3  Đặc tính cơ bản của từng loại động cơ trong họ động cơ (xem Phụ lục AC).

A.2.4  Hình ảnh và / (hoặc) bản vẽ của động cơ đại diện/ kiểu loại.

A.2.5  Liệt kê các tài liệu phụ trợ khác (nếu có).

A.3  Ngày tháng và địa điểm

CHÚ THÍCH:

1) Ngoài ra không áp dụng.

 

Phụ lục AA

(Quy định)

Đặc tính cơ bản và dữ liệu thử nghiệm liên quan của động cơ điêzen (Động cơ đại diện)1)

AA.1  Mô tả động cơ

AA.1.1  Nhà sản xuất: ___________________________

AA.1.2  Ký hiệu động cơ của nhà sản xuất: __________

AA.1.3  Số kỳ: 4 kỳ/ 2 kỳ2

AA.1.4  Số lượng và cách bố trí xi lanh: .___________________

AA.1.4.1  Đường kính xi lanh: ___________________________ mm

AA.1.4.2  Hành trình pit tông: ____________________________ mm

AA.1.5  Lượng khí thải: _________________________________ cm3

AA.1.6  Tỷ số nén3): ____________________________________

AA.1.7  Sơ đồ buồng cháy và đỉnh pit tông: __________________

AA.1.8  Diện tích mặt cắt ngang nhỏ nhất của các cửa nạp và cửa xả: __ cm2

AA.1.9  Mô tả hệ thống cháy: _____________________________

AA.1.10  Tốc độ không tải: _______________________________ r/min

AA.1.11  Tốc độ định mức: _______________________________ r/min

AA.1.12  Công suất định mức: _________ kW tại ______________ r/min

AA.1.13  Mô men xoắn lớn nhất: ________ Nm tại _____________ r/min

AA.1.14  Hệ thống làm mát

AA.1.14.1  Chất lỏng làm mát

AA.1.14.1.1  Đặc tính chất lỏng: ___________________________

AA.1.14.1.2  Bơm tuần hoàn: Có/Không2)

AA.1.14.1.3  Đặc tính hoặc nhãn hiệu và kiểu bơm (nếu có): _______

AA.1.14.1.4  Tỷ số truyền động (nếu có): _______________________

AA.1.14.2  Làm mát bằng không khí

AA.1.14.2.1  Quạt: Có/Không2)

AA.1.14.2.2  Đặc tính hoặc nhãn hiệu và kiểu quạt (nếu có): ________

AA.1.14.2.3  Tỷ số truyền động (nếu có): ________________________

AA.1.15  Nhiệt độ cho phép của nhà sản xuất

AA.1.15.1  Chất lỏng làm mát: Nhiệt độ lớn nhất ở cửa ra: __________ K

AA.1.15.2  Làm mát bằng không khí: Điểm chuẩn: ____________________ Nhiệt độ lớn nhất tại điểm chuẩn: ____________________ K

AA.1.15.3  Nhiệt độ lớn nhất của khí đầu vào tại đầu ra của bộ phận làm mát trung gian (nếu có):____________ K

AA.1.15.4  Nhiệt độ khí thải lớn nhất trong ống thải gần mặt bích đầu ra của ống góp (các ống góp) khí thải: ______________________________K

AA.1.15.5  Nhiệt độ dầu bôi trơn: nhỏ nhất __________K, lớn nhất __________K

AA.1.16  Thiết bị tăng áp: Có/Không2)

CHÚ THÍCH:

1) Trường hp có nhiều động cơ đại diện, phụ lục này phải được gửi riêng.

2) Ngoài ra không áp dụng.

3) Thể hiện dung sai.

AA.1.16.1  Nhà sản xuất: ______________________________

AA.1.16.2  Kiểu loại: __________________________________

AA.1.16.3  Mô tả hệ thống [ví dụ: áp suất khí đầu vào lớn nhất và tổn thất (nếu có)]:

AA.1.17  Bộ phận làm mát trung gian: Có/Không1)

AA.1.17.1  Nhà sản xuất: ______________________________

AA.1.17.2  Kiểu loại: ______________________________

AA.1.18  Hệ thống nạp

Độ tụt áp suất nạp tối đa cho phép theo phương pháp đo công suất hữu ích được quy định trong TCVN 13756-2: 2023, ở các điều kiện thử nghiệm quy định trong tiêu chuẩn này và ở tốc độ định mức và 100% tải của động cơ điêzen: ______________________________kPa

AA.1.19  Hệ thống xả

Áp suất ngược trên đường ống xả tối đa cho phép theo phương pháp đo công suất hữu ích được quy định trong TCVN 13756-2: 2023, ở các điều kiện thử nghiệm quy định trong tiêu chuẩn này và ở tốc độ định mức và 100 % tải của động cơ điêzen: ___________ kPa

AA.2  Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí

AA.2.1  Các thiết bị kiểm soát ô nhiễm bổ sung (cung cấp, nhưng không bao gồm trong danh mục khác)

AA.2.1.1  Bộ biến đổi kiểu xúc tác: Có/Không1)

AA.2.1.1.1  Nhà sản xuất: ______________________

AA.2.1.1.2  Kiểu loại: __________________________

AA.2.1.1.3  Số lượng bộ biến đổi xúc tác và thành phần: ___________

AA.2.1.1.4  Kích thước, hình dạng và khối lượng của bộ biến đổi xúc tác:

AA.2.1.1.5  Loại phản ứng xúc tác: _________________________________

AA.2.1.1.6  Tổng lượng kim loại quý: ________________________________

AA.2.1.1.7  Nồng độ tương đối của kim loại quý: _______________________

AA.2.1.1.8  Chất nền (cấu trúc và vật liệu): ____________________________

AA.2.1.1.9  Mật độ lỗ: ____________________________________________

AA.2.1.1.10  Loại vỏ của bộ biến đổi xúc tác: ___________

AA.2.1.1.11  Vị trí của bộ biến đổi xúc tác (vị trí và các khoảng cách tham chiếu trong ống xả):

AA.2.1.2  Cảm biến ôxy: Có/Không1)

AA.2.1.2.1  Nhà sản xuất: ___________

AA.2.1.2.2  Kiểu loại: _________________

AA.2.1.2.3 Vị trí: ______________________

AA.2.1.3 Phun không khí: Có/Không1)

AA.2.1.3.1  Kiểu loại (bơm không khí, xung không khí, ...): ___________

AA.2.1.4  Tuần hoàn khí thải (EGR); Có/Không1)

AA.2.1.4.1  Đặc tính (lưu lượng, ...): ______________________

AA.2.1.5  Bẫy hạt: Có/Không1)

1) Ngoài ra không áp dụng

AA.2.1.5.1  Nhà sản xuất: ______________________

AA.2.1.5.2  Kiểu loại: _________________________

AA.2.1.5.3  Kích thước, hình dạng và khối lượng: ______________________

AA.2.1.5.4  Dạng và kết cấu bẫy hạt: _________________________________

AA.2.1.5.5  Vị trí (khoảng cách tham chiếu trong đường ống xả): ___________

AA.2.1.5.6  Phương pháp hoặc hệ thống tái sinh, mô tả và (hoặc) bản vẽ: ____

AA.2.1.6  Các hệ thống khác: Có/Không2)

AA.2.1.6.1  Loại và tác dụng: _________________________________

AA.3  Cung cấp nhiên liệu

AA.3.1  Bơm chuyển nhiên liệu

Áp suất1): _________________________________ kPa

AA.3.2  Hệ thống phun

AA.3.2.1  Bơm cao áp

AA.3.2.1.1  Nhà sản xuất: ______________________

AA.3.2.1.2  Kiểu loại: __________________________

Ở vị trí cấp nhiên liệu toàn tải, tốc độ bơm: ________ r/min (mô men xoắn định mức và cực đại),

Khả năng cấp1): _______mm3/hành trình (hoặc chu kỳ); hoặc đường đặc tính (mô tả phương pháp thử được sử dụng: trên động cơ điêzen/trên băng thử bơm2))

AA.3.2.1.3  Phun sớm nhiên liệu

AA.3.2.1.3.1  Đặc tính phun sớm1): ______________________

AA.3.2.1.3.2  Thời điểm phun1): __________________________

AA.3.2.2  Đường ống dẫn nhiên liệu cao áp

AA.3.2.2.1  Độ dài: _________________________________ mm

AA.3.2.2.2  Đường kính trong: _________________________________ mm

AA.3.2.3  Vòi phun nhiên liệu

AA.3.2.3.1  Nhà sản xuất: _________________________________

AA.3.2.3.2  Kiểu loại: _____________________________________

AA.3.2.3.3  Áp suất mở: ___________________________________ kPa1)

Hoặc đường đặc tính1), 2): __________________________________

AA.3.2.4  Bộ điều tốc

AA.3.2.4.1  Nhà sản xuất: _________________________________

AA.3.2.4.2  Kiểu loại: ______________________________________

AA.3.2.4.3  Tốc độ ở điểm giảm lượng nhiên liệu khi toàn tải: _______ r/min

AA.3.2.4.4  Tốc độ không tải lớn nhất: __________________________ r/min

AA.3.2.4.5  Tốc độ không tải: _________________________________ r/min

AA.3.3  Thiết bị khởi động nguội

AA.3.3.1  Nhà sản xuất: _____________________________________

AA.3.3.2  Kiểu loại: _________________________________________

AA.3.3.3  Mô tả: ____________________________________________

AA.4  Phối khí

AA.4.1  Hành trình (độ nâng) van lớn nhất, góc mở và đóng: ___________

AA.4.2  Giá trị tham chiếu và (hoặc) phạm vi chính đặt1): ______________

AA.5  Thiết bị phụ

Động cơ Điêzen thử nghiệm phải bao gồm các thiết bị phụ cần thiết cho động cơ hoạt động (xem Phụ lục E).

CHÚ THÍCH:

1) Thể hiện dung sai.

2) Ngoài ra không áp dụng.

AA.5.1  Thiết bị phụ lắp vào để thử nghiệm

Nếu không thể hoặc không thích hợp lắp thiết bị phụ lên băng thử, phải xác định công suất thiết bị phụ hấp thụ và phải trừ đi phần công suất này ra khỏi công suất động cơ đo được trong toàn bộ miền làm việc của chu trình thử.

AA.5.2  Thiết bị phụ tháo ra để thử nghiệm

Các thiết bị phụ yêu cầu cho hoạt động máy nông nghiệp, máy lâm nghiệp (ví dụ: máy nén khí, hệ thống điều hòa) phải được tháo ra khi thử. Nếu không thể tháo rời các thiết bị phụ này, có thể xác định công suất của chúng hấp thụ và cộng vào công suất động cơ điêzen đo được trong toàn bộ miền làm việc của chu trình thử.

AA.6  Bổ sung thông tin về các điều kiện thử

AA.6.1  Dầu bôi trơn sử dụng

AA.6.1.1  Nhà sản xuất: _________________________________

AA.6.1.2  Ký hiệu: ______________________________________

AA.6.2  Thiết bị phụ được động cơ dẫn động (nếu có)

Chỉ xác định công suất của thiết bị phụ hấp thụ:

- Nếu các thiết bị phụ yêu cầu cho hoạt động không được lắp vào động cơ, và (hoặc)

- Nếu các thiết bị phụ không yêu cầu cho hoạt động được lắp vào động cơ.

AA.6.2.1  Liệt kê và xác định các chi tiết: _________________________________

AA.6.2.2  Công suất hấp thụ ở tốc độ quy định của động cơ (theo quy định của nhà sản xuất) (Bảng AA.1)

Bảng AA.1

Thiết bị

Công suất hấp thụ (kW) ở tốc độ động cơ khác nhau

Tốc độ không tải

Tốc độ trung gian (nếu có)

Tốc độ định mức

P(a)

Thiết bị phụ được yêu cầu cho hoạt động động cơ (được trừ đi khỏi công suất động cơ, xem AA.5.1)

 

 

 

P(b)

Thiết bị phụ không được yêu cầu cho hoạt động động cơ (được cộng vào công suất động cơ, xem AA.5.2)

 

 

 

AA.7  Đặc tính động cơ

AA.7.1  Tốc độ động cơ

Không tải: _________________________________r/min

Trung gian (nếu có): _________________________r/min

Định mức: _________________________________r/min

AA.7.2  Công suất động cơ (Bảng AA.2)

Bảng AA.2

Trạng thái

Công suất (kW) ở tốc độ khác nhau

Tốc độ không tải

Tốc độ trung gian (nếu có)

Tốc độ định mức

P(m)

Công suất đo được trên băng thử /kW

 

 

 

P(a)

Công suất thiết bị phụ hấp thụ lắp đặt trong thử nghiệm theo AA.5.1/kW

- Nếu lắp đặt

- Nếu không lắp đặt

0

0

0

P(b)

Công suất thiết bị phụ hấp thụ tháo ra khi thử nghiệm theo AA.5.2/kW

- Nếu lắp đặt

- Nếu không lắp đặt

0

0

0

Công suất hữu ích của động cơ:

P(n) = P(m) - P(a) + P(b)

 

 

 

 

Phụ lục AB

(Quy định)

Đặc điểm cơ bản của họ động cơ

AB.1  Thông số chung

AB.1.1  Chu trình cháy: _________________________________

AB.1.2  Chất làm mát: __________________________________

AB.1.3  Phương pháp nạp không khí: ______________________

AB.1.4  Kiểu/ kết cấu buồng cháy: _________________________

AB.1.5  Van và cửa van - kết cấu, kích thước và số lượng: ______

AB.1.6  Hệ thống nhiên liệu: ______________________________

AB.1.7  Hệ thống quản lý động cơ Điêzen: ___________________

Xác nhận các mục sau đây giống như bảng hoặc danh sách cung cấp:

- Hệ thống làm mát khí tăng áp1): _____________________________

- Tuần hoàn khí thải1): ______________________________________

- Phun/tạo nhũ tương nước1): ________________________________

- Phun không khí1): _________________________________________

AB.1.8  Xử lý khí thải1): _______________________________________

Cung cấp bảng hoặc danh sách (thiết bị xử lý khí thải liên quan):

Xác nhận tỷ lệ "dung tích hệ thống/dung tích cấp nhiên liệu mỗi kỳ" giống như bảng hoặc danh sách cung cấp ở trên, hoặc xác nhận tỳ lệ đó đối với động cơ đại diện là tỷ lệ nhỏ nhất.

AB.2  Kê khai họ động cơ

AB.2.1  Tên của họ động cơ: _________________________________

AB.2.2  Đặc điểm của họ động cơ (Bảng AB.1):

Bảng AB.1

 

 

 

 

Động cơ đại diện2)

Kiểu động cơ

 

 

 

 

Số xi lanh

 

 

 

 

Tc độ định mức /(r/min)

 

 

 

 

Lượng nhiên liệu cung cấp mỗi kỳ/ mm3

 

 

 

 

Công suất định mức/kW

 

 

 

 

Tốc độ tại mô men xoắn lớn nhất/(r/min)

 

 

 

 

Lượng nhiên liệu tại điểm có mô men xoắn lớn nhất / mm3

 

 

 

 

Mô men xoắn lớn nhất/ Nm

 

 

 

 

Tốc độ không tải thấp/ (r/min)

 

 

 

 

Phần trăm dung tích xi lanh so với động cơ đại diện/ %

 

 

 

100

CHÚ THÍCH:

1) Nếu không áp dụng, ghi rõ "không áp dụng".

2) Chi tiết tại Phụ lục AA.

 

Phụ lục AC

(Quy định)

Đặc điểm cơ bản của kiểu động cơ trong họ 1)

AC.1  Mô tả động cơ

AC.1.1  Nhà sản xuất: ______________________________________

AC.1.2  Ký hiệu động cơ của nhà sản xuất: ______________________

AC.1.3  Số kỳ: 4kỳ/2 kỳ2)

AC.1.4  Số lượng và bố trí xi lanh: ______________________________

AC. 1.4.1  Đường kính lỗ xi lanh: _______________________________ mm

AC.1.4.2  Hành trình pít tông: __________________________________ mm

AC.1.5  Dung tích động cơ: ____________________________________ cm3

AC.1.6  Tỷ số nén3): __________________________________________

AC.1.7  Bản vẽ buồng cháy và đỉnh pít tông: _______________________

AC.1.8  Diện tích mặt cắt nhỏ nhất của các cửa nạp và cửa xả: ________ cm2

AC.1.9  Mô tả hệ thống cháy: ___________________________________

AC.1.10  Tốc độ không tải: ______________________________________ r/min

AC.1.11  Tốc độ định mức: ______________________________________ r/min

AC.1.12  Công suất hữu ích lớn nhất: ____kW tại tốc độ ________________ r/min

AC.1.13  Mô men xoắn hữu ích lớn nhất: ___ Nm tại tốc độ ______________ r/min

AC.1.14  Hệ thống làm mát

AC.1.14.1  Chất lỏng làm mát

AC.1.14.1.1  Đặc tính của chất lỏng: ______________________

AC.1.14.1.2  Bơm tuần hoàn: Có/Không2)

AC.1.14.1.3  Đặc điểm hoặc nhãn hiệu hoặc kiểu loại (nếu có): ___________

AC.1.14.1.4  Tỷ số truyền động (nếu có): _____________________________

AC.1.14.2  Làm mát bằng không khí

AC.1.14.2.1  Quạt: Có/Không2)

AC.1.14.2.2  Đặc tính hoặc nhãn hiệu và kiểu loại (nếu có):

AC.1.14.2.3  Tỷ số truyền động (nếu có):

AC.1.15  Nhiệt độ cho phép của nhà sản xuất

AC.1.15.1  Chất lng làm mát: nhiệt độ lớn nhất ở cửa ra: ______________ K

AC.1.15.2  Làm mát bằng không khí: điểm chuẩn: ______________ Nhiệt độ lớn nhất tại điểm chuẩn: ____________________________ K

AC. 1.15.3  Nhiệt độ lớn nhất của khí nạp tại đầu ra của bộ phận làm mát trung gian đường nạp (nếu có): ____________________________K

AC.1.15.4  Nhiệt độ khí thải lớn nhất gần mặt bích đầu ra của ống góp (các ống góp) khí thi:K

AC.1.15.5  Nhiệt độ dầu bôi trơn: nhỏ nhất ______________K, lớn nhất ______________K

AC.1.16  Thiết bị tăng áp: Có/Không2)

1) Chi tiết từng loại động cơ do nhà sản xuất cung cấp.

2) Ngoài ra không áp dụng.

3) Thể hiện dung sai.

AC.1.16.1  Nhà sản xuất: ____________________________

AC.1.16.2  Kiu loại: ________________________________

AC.1.16.3  Mô tả hệ thống [ví dụ: áp suất nạp lớn nhất và van thông khí xả (nếu có)]: _______

AC.1.17  Bộ làm mát trung gian: Có/Không1)

AC.1.17.1  Nhà sản xuất:

AC.1.17.2  Kiểu loại:

AC.1.18  Hệ thống nạp

Độ tụt áp suất nạp tối đa cho phép theo phương pháp đo công suất hữu ích quy định trong TCVN 13756- 2: 2023, ở các điều kiện thử nghiệm quy định trong tiêu chuẩn này và ở tốc độ định mức và 100 % tải của động cơ điêzen: ____________________________kPa

AC.1.19  Hệ thống xả

Áp suất ngược trên đường ống xả tối đa cho phép theo phương pháp đo công suất hữu ích quy định trong TCVN 13756-2: 2023, ở các điều kiện thử nghiệm quy định trong tiêu chuẩn này và ở tốc độ định mức và 100 % tải của động cơ điêzen: ______________ kPa

AC.2  Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí

AC.2.1  Các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí bổ sung (cung cấp, nhưng không bao gồm trong danh mục khác)

AC.2.1.1  Bộ biến đổi kiểu xúc tác: Có/Không1)

AC.2.1.1.1  Nhà sản xuất: ____________________________

AC.2.1.1.2  Kiểu loại: ________________________________

AC.2.1.1.3  Số lượng bộ biến đổi xúc tác và thành phần: ____

AC.2.1.1.4  Kích thước, hình dạng và thể tích của bộ biến đổi xúc tác:

AC.2.1.1.5  Loại phản ứng xúc tác: ______________________

AC.2.1.1.6  Tổng lượng kim loại quý: _____________________

AC.2.1.1.7  Nồng độ tương đối của kim loại quý: ____________

AC.2.1.1.8  Chất nền (cấu tạo và vật liệu): _________________

AC.2.1.1.9  Mật độ lỗ: __________________________________

AC.2.1.1.10  Loại vỏ của bộ biến đổi xúc tác: ______________

AC.2.1.1.11  Vị trí của bộ biến đổi xúc tác (vị trí và các khoảng cách tham chiếu trong ống xả)

AC.2.1.2  Cảm biến ô xy: Có/Không1)

AC.2.1.2.1  Nhà sản xuất: ____________________________

AC.2.1.2.2  Kiểu loại:

AC.2.1.2.3  Vị trí: _____________________________

AC.2.1.3  Phun không khí: Có/Không1)

AC.2.1.3.1  Kiểu loại (bơm không khí, xung không khí, ...): ______________

AC.2.1.4  Tuần hoàn khí thải (EGR): Có/Không1)

AC.2.1.4.1  Đặc tính (lưu lượng, ...): ____________________________

AC.2.1.5  By hạt: Có/Không1)

1) Xóa bỏ phần không áp dụng.

AC.2.1.5.1  Nhà sản xuất: ____________________________

AC.2.1.5.2  Kiểu loại: ________________________________

AC.2.1.5.3  Kích thước, hình dạng và thể tích bẫy hạt: ______________

AC.2.1.5.4  Dạng và kết cấu bẫy hạt: ____________________________

AC.2.1.5.5  Vị trí (khoảng cách tham chiếu trong đường ống xả):

AC.2.1.5.6  Phương pháp hoặc hệ thống tái sinh, mô tả và (hoặc) bản vẽ: _

AC.2.1.6  Các hệ thống khác: Có/Không2)

AC.2.1.6.1  Danh mục và tác dụng: ____________________________

AC.3  Cung cấp nhiên liệu

AC.3.1  Bơm chuyển dầu

Áp suất1):                         EPa

AC.3.2  Hệ thống phun nhiên liệu

AC.3.2.1  Bơm cao áp

AC.3.2.1.1  Nhà sản xuất: ____________________________

AC.3.2.1.2  Kiểu loại: ____________________________

Ở vị trí cấp nhiên liệu toàn tải, tốc độ bơm: __________r/min (mô men xoắn định mức và cực đại), Khả năng cấp nhiên liệu1): ________ mm3/hành trình (hoặc chu kỳ); hoặc đường đặc tính (mô tả phương pháp thử sử dụng: trên động cơ điêzen/trên băng thử bơm2))

AC.3.2.1.3  Phun sớm nhiên liệu

AC.3.2.1.3.1  Đặc tính phun sớm1): ____________________________

AC.3.2.1.3.2  Góc phun sớm ở trạng thái tĩnh1): ______________

AC.3.2.2  Đường ống nhiên liệu cao áp

AC.3.2.2.1  Độ dài: ____________________________ mm

AC.3.2.2.2  Đường kính trong: ____________________ mm

AC.3.2.3  Vòi phun

AC.3.2.3.1  Nhà sản xuất: ____________________________

AC.3.2.3.2  Kiểu loại: _______________________________

AC.3.2.3.3  Áp suất mở: ____________________________ kPa1)

Hoặc đường đặc tính1),2): ____________________________

AC.3.2.4  Bộ điều tốc

AC.3.2.4.1  Nhà sản xuất: ____________________________

AC.3.2.4.2  Kiểu loại: ____________________________

AC.3.2.4.3  Tốc độ tại điểm giảm lượng nhiên liệu ở toàn tải: ______________ r/min

AC.3.2.4.4  Tốc độ không tải lớn nht: ______________ r/min

AC.3.2.4.5  Tốc độ không tải: _____________________ r/min

AC.3.3  Hệ thống khởi động ở trạng thái nguội

AC.3.3.1  Nhà sản xuất: ____________________________

AC.3.3.2  Kiểu loại: ________________________________

AC.3.3.3  Mô tả: ___________________________________

AC.4  Phối khí

AC.4.1  Hành trình (độ nâng) van lớn nhất, góc m và đóng ______________

AC.4.2  Giá trị tham chiếu và (hoặc) phạm vi chỉnh đặt1): _________________

CHÚ THÍCH:

1) Thể hiện dung sai.

2) Ngoài ra không áp dụng.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Quy định về thử nghiệm

B.1  Tổng quan

B.1.1  Phụ lục này mô tả các phương pháp đo chất gây ô nhiễm từ động cơ điêzen.

B.1.2  Thử nghiệm phải được thực hiện trên băng thử động lực kế động cơ (sau đây gọi tắt là băng thử động cơ).

B.2  Điều kiện thử nghiệm

B.2.1  Tất cả thể tích và lưu lượng thể tích phải được chuyển đổi sang điều kiện tham chiếu 273 K (0 °C) và 101,3 kPa.

B.2.2  Điều kiện thử nghiệm động cơ

B.2.2.1  Nhiệt động Ta của khí nạp động cơ được biểu thị bằng K; áp suất không khí khô ps được biểu thị bằng kPa; và hệ số môi trường phòng thử nghiệm fa được tính theo công thức sau:

Đối với động cơ hút khí tự nhiên và tăng áp cơ khí:

Đối với động cơ tăng áp tubô có hoặc không có làm mát khí nạp:

B.2.2.2  Đánh giá hiệu quả thử nghiệm

Khi hệ số fa đáp ứng điều kiện sau đây, thử nghiệm được coi hiệu quả:

0,96 ≤ fa ≤ 1,06

B.2.2.3  Đối với động cơ tăng áp làm mát không khí, phải ghi lại nhiệt độ môi chất làm mát và không khí tăng áp.

B.2.3  Hệ thống nạp của động cơ

Động cơ thử nghiệm phải được trang bị một hệ thống nạp, độ sụt áp suất nạp phải bằng giới hạn trên cho phép do nhà sản xuất quy định: Độ sụt áp suất nạp do bộ lọc không khí tạo ra ở điều kiện hoạt động lưu lượng nạp tối đa của động cơ và theo quy định của nhà sản xuất.

Có thể sử dụng phòng thử nghiệm nếu có thể đại diện cho điều kiện hoạt động thực tế của động cơ điêzen.

B.2.4  Hệ thống xả của động cơ

Động cơ thử nghiệm phải được trang bị một hệ thống ống xả, áp suất ngược của khí thải do nhà sản xuất quy định: Áp suất ngược của khí thải được tạo ra ở điều kiện hoạt động ở công suất lớn nhất của động cơ.

B.2.5  Hệ thống làm mát

Hệ thống làm mát của động cơ phải có đủ công suất để đảm bảo cho động cơ giữ được nhiệt độ làm việc bình thường do nhà sản xuất quy định.

B.2.6  Dầu bôi trơn

Các thông số kỹ thuật của dầu bôi trơn sử dụng trong thử nghiệm phải được ghi lại.

B.2.7  Nhiên liệu thử nghiệm

Nhiên liệu tương đương được quy định trong Bảng D.1 của Phụ lục D sẽ được dùng để thử nghiệm.

Giá trị xêtan, hàm lượng lưu huỳnh và khối lượng riêng của nhiên liệu tương đương dùng để thử nghiệm phải được ghi riêng rẽ vào F.1.1.1, F.1.1.2 và F.1.1.3 của Phụ lục F.

Nhiệt độ nhiên liệu ở đầu vào của bơm cao áp phải trong khoảng 306 K đến 316 K (33 °C đến 43 °C) hoặc đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất.

B.2.8  Công suất

Phép đo phát thải riêng khi phanh phải dựa trên công suất hữu ích chưa hiệu chỉnh.

Trong quá trình thử nghiệm, phải tháo dỡ một số thiết bị phụ lắp trên động cơ. Chẳng hạn như:

- Máy nén khí cho hệ thống phanh;

- Bơm trợ lực lái;

- Máy nén điều hòa không khí;

- Bơm điều khiển hệ thống thủy lực.

Xem mô tả tại Phụ lục E.

Nếu các thiết bị phụ nói ở trên không được tháo, thì công suất của các thiết bị này hấp thụ ở tốc độ thử nghiệm phải được xác định để tính toán giá trị đặt của lực kế theo yêu cầu của B.2.9.

B.2.9  Xác định giá trị đặt của động lực kế

Giá trị đặt độ giảm áp suất nạp và áp suất ngược của khí thải phải được điều chỉnh đến giới hạn trên do nhà sản xuất quy định theo các yêu cầu B.2.3 và B.2.4.

Để tính giá trị mô-men xoắn của điều kiện hoạt động thử nghiệm quy định, giá trị mô-men xoắn cực đại ở tốc độ thử nghiệm phải được xác định bằng thử nghiệm. Đối với động cơ không hoạt động ở dải tốc độ của đường đặc tính mô-men xoắn toàn tải, thì mô-men xoắn cực đại ở tốc độ thử do nhà sản xuất xác định.

Giá trị đặt của động cơ ở từng điều kiện hoạt động thử nghiệm được tính theo công thức sau:

Nếu ≥ 0,03, thì hiệu số (P(b) - P(a)) cần phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt kiểu.

B.3  Thử nghiệm

B.3.1  Chuẩn bị mẫu giấy lọc

Đặt từng mảnh (cặp) giấy lọc vào đĩa petri đậy kín ít nhất 1 h trước khi thử nghiệm và đưa vào phòng cân để ổn định. Sau khi ổn định xong, cân và ghi lại khối lượng của từng mảnh (cặp) giấy lọc, sau đó đặt mảnh (cặp) giấy lọc này vào đĩa petri có nắp đậy hoặc trên giá đỡ giấy lọc cho đến khi cần thử nghiệm; Nếu mảnh (cặp) giấy lọc này không được sử dụng trong vòng 8 h kể từ khi rời khỏi phòng cân, hãy ổn định và cân lại trước khi sử dụng.

B.3.2  Lắp đặt thiết bị đo

Thiết bị và đầu dò lấy mẫu phải lắp đặt theo yêu cầu. Khi khí thải được pha loãng bằng hệ thống pha loãng toàn dòng, ống xả phải được kết nối với hệ thống.

B.3.3  Khởi động hệ thống pha loãng và động cơ

Khởi động và làm nóng sơ bộ hệ thống pha loãng và động cơ điêzen cho đến khi tất cả nhiệt độ và áp suất ở chế độ toàn tải và tốc độ định mức đạt yêu cầu nhà sản xuất quy định.

B.3.4  Điều chỉnh tỷ lệ pha loãng

Thiết lập không khí pha loãng phi đảm bảo nhiệt độ bề mặt của giấy lọc trong từng điều kiện hoạt động thử nghiệm không vượt quá 325 K (52 °C), và tổng tỷ lệ pha loãng không được nhỏ hơn 4.

Đối với phương pháp giấy lọc đơn của hệ thống pha loãng toàn dòng, lưu lượng khối lượng lấy mẫu qua giấy lọc và lưu lượng khối lượng khí thải pha loãng trong tất cả các điều kiện hoạt động (ngoại trừ 10 s đầu tiên của mỗi điều kiện hoạt động đối với hệ thống không có khả năng dòng chảy vòng đường tắt) phải được duy trì một tỷ lệ không thay đổi, và sai lệch của tỷ lệ lưu lượng khối lượng này phải được kiểm soát trong phạm vi ± 5 %. Đối với phương pháp giấy lọc đơn của hệ thống pha loãng dòng nhánh, lưu lượng khối lượng lấy mẫu qua giấy lọc trong tất cả các điều kiện hoạt động (ngoại trừ 10 s đầu tiên của mỗi điều kiện hoạt động đối với hệ thống không có khả năng dòng chảy vòng đường tắt) phải được giữ nguyên không đổi, và sai lệch phải được kiểm soát trong phạm vi ± 5 %.

B.3.5  Đo hạt gây ô nhiễm nền

Đối với phương pháp giấy lọc đơn (phương pháp nhiều giấy lọc tùy chọn), khởi động hệ thống lấy mẫu hạt thải và hoạt động ở điều kiện chảy bỏ qua. Lấy mẫu hạt thải cho không khí pha loãng theo phương pháp quy định trong Phụ lục BA, và đo giá trị hạt thải nền của không khí pha loãng. Nếu không khí pha loãng được lọc, đo một lần vào bất kỳ thời điểm nào trước, trong hoặc sau khi thử nghiệm. Nếu không, phải ít nhất đo 3 lần (nghĩa là: sau khi bắt đầu, gần giữa chu trình thử nghiệm và trước khi kết thúc), sau đó lấy trung bình.

B.3.6  Đo nồng độ không khí pha loãng nền

Đối với hệ thống kiểm soát tỷ lệ pha loãng thông qua đo CO2 và NOx, hàm lượng CO2 và NOx trong không khí pha loãng phải được đo khi bắt đầu và kết thúc mỗi phép thử, đồng thời đo nồng độ nền của CO2 và NOx trong không khí pha loãng được đo trước và sau thử nghiệm phải lần lượt nằm trong khoảng 100 × 10-6 và 5 × 10-6.

Nếu sử dụng hệ thống phân tích khí thải pha loãng, nồng độ nền liên quan phải được xác định theo không khí pha loãng thu vào túi lấy mẫu trong toàn bộ quá trình thử nghiệm.

Nồng độ nền liên tục (không có túi lấy mẫu) phải được đo ít nhất 3 lần trước khi thử nghiệm, gần giữa chu trình thử nghiệm và sau khi thử nghiệm, sau đó lấy trung bình. Theo yêu cầu của nhà sản xuất, phép đo nền có thể được bỏ qua.

B.3.7  Kiểm tra máy phân tích

Điểm zero và điểm cuối lớn nhất của dải do của máy phân tích phải được hiệu chuẩn.

B.3.8  Quy trình thử nghiệm

B.3.8.1  Chu trình thử nghiệm

B.3.8.1.1  Động cơ điêzen tốc độ biến đổi phải được thử theo 8 chu trình ở điều kiện hoạt động trong Bảng B.1.1.

Bảng B.1.1

Số thứ tự điều kiện hoạt động

Tốc độ động cơ

Phn trăm tải %

Hệ số trọng lượng

1

Tốc độ định mức

100

0,15

2

Tốc độ định mức

75

0,15

3

Tốc độ định mức

50

0,15

4

Tốc độ định mức

10

0,1

5

Tốc độ trung gian

100

0,1

6

Tốc độ trung gian

75

0,1

7

Tốc độ trung gian

50

0,1

8

Tốc độ không tải

0

0,15

Động cơ điêzen tốc độ biến đổi có công suất định mức hữu ích nhỏ hơn 18 kW cũng có thể được thử theo 6 chu trình ở điều kiện hoạt động trong Bảng B.1.2.

Bảng B.1.2

Số thứ tự trạng thái vận hành

Tốc độ động cơ

Phần trăm tải %

Hệ số trọng lượng

1

Tốc độ định mức

100

0,09

2

Tốc độ định mức

75

0,2

3

Tốc độ định mức

50

0,29

4

Tốc độ định mức

25

0,30

5

Tốc độ định mức

10

0,07

6

Tốc độ không tải

0

0,05

B.3.8.1.2  Động cơ điêzen tốc độ không đổi phải được thử theo 5 chu trình ở điều kiện hoạt động trong Bảng B.2.

Bảng B.2

Số thứ tự trạng thái vận hành

Tốc độ động cơ

Phần trăm tải %

Hệ s trọng lượng

1

Tốc độ định mức

100

0,05

2

Tốc độ định mức

75

0,25

3

Tốc độ định mức

50

0,3

4

Tốc độ định mức

25

0,3

5

Tốc độ định mức

10

0,1

CHÚ THÍCH: Phần trăm tải là phần trăm mô-men xoắn yêu cầu ở một điều kiện hoạt động thử nghiệm nhất định và mô-men xoắn cực đại khả dụng ở tốc độ đã cho này. Công suất tương ứng với mô-men xoắn cực đại khả dụng là công suất phát ra liên tục không giới hạn số giờ làm việc trong khoảng thời gian duy trì do nhà sản xuất quy định và ở điều kiện khí quyển.

B.3.8.2  Điều chỉnh động cơ

Để ổn định các thông số của động cơ điêzen theo giá trị quy định của nhà sản xuất, động cơ phải được làm nóng trước ở tốc độ định mức và 100 % tải.

B.3.8.3  Quy trình thử nghiệm

Thử nghiệm phải được thực hiện có trình tự theo số thứ tự điều kiện hoạt động liệt kê trong Bảng B.1.1 hoặc Bảng B.1.2 hoặc Bảng B.2 của B.3.8.1.

Trong chu trình thử nghiệm, tốc độ quy định phải được duy trì ổn định sau giai đoạn chuyển tiếp của từng điều kiện hoạt động và sai lệch phải trong phạm vi ± 1 % của tốc độ định mức hoặc ± 3 r/min, tùy theo giá trị nào lớn hơn; Và tốc độ không tải phải nằm trong phạm vi sai lệch nhà sản xuất quy định. Mô-men xoắn quy định trung bình trong giai đoạn đo kiểm phải được duy trì ổn định và sai lệch trong phạm vi ± 2 % mô-men xoắn cực đại ở tốc độ thử nghiệm.

Mỗi điều kiện hoạt động cần ít nhất 10 min; Khi thử nghiệm một số động cơ điêzen, thời gian điều kiện hoạt động thử nghiệm có thể được kéo dài khi yêu cầu thời gian lấy mẫu lâu hơn để đáp ứng thu được đủ lượng hạt thải trên giấy lọc.

Thời gian điều kiện hoạt động phải được ghi lại và trình bày trên báo cáo.

Giá trị nồng độ các chất khí gây ô nhiễm phải được đo và ghi lại trong 3 min cuối cùng ở mỗi điều kiện hoạt động.

Trước khi động cơ điêzen đạt đến trạng thái ổn định, không được lấy mẫu hạt thải và đo các chất khí ô nhiễm, và nhà sản xuất phải quy định các điều kiện ổn định. Thời gian hoàn thành việc lấy mẫu hạt thải và đo các lường chất khí gây ô nhiễm phải nhất quán.

Nhiệt độ nhiên liệu phải được đo tại vị trí do nhà sản xuất quy định hoặc tại đầu vào của bơm cao áp nhiên liệu, và vị trí của đim đo phải được ghi lại.

B.3.8.4  Phản ứng của máy phân tích

Khí thải phải đi qua máy phân tích trong 3 min cuối cùng ở mỗi điều kiện hoạt động, và kết quả đầu ra của máy phân tích phải được ghi lại bằng máy ghi băng từ hoặc hệ thống thu thập dữ liệu tương đương. Nếu khí CO và CO2 pha loãng được đo bằng phương pháp túi lấy mẫu, khí thải phải được đưa vào túi lấy mẫu trong 3 min cuối cùng ở mỗi điều kiện hoạt động, sau đó túi lấy mẫu phải được phân tích và ghi lại kết quả.

B.3.8.5  Lấy mẫu hạt thải

Đối với việc lấy mẫu hạt thải thông qua phương pháp giấy lọc đơn hoặc phương pháp nhiều giấy lọc, kết quả thu được do các phương pháp khác nhau có thể khác nhau một ít, do đó phải mô tả phương pháp được sử dụng cùng với kết quả.

Đối với phương pháp giấy lọc đơn, hệ số trọng lượng trong chu trình thử nghiệm phải được xem xét trong quá trình lấy mẫu, đồng thời lưu lượng lấy mẫu và thời gian lấy mẫu phải được điều khiển theo hướng dẫn dưới đây.

Lấy mẫu phải được thực hiện ở lần cuối cùng tại mỗi điều kiện hoạt động; Thời gian lấy mẫu ở mỗi điều kiện hoạt động phải ít nhất 20 s đối với phương pháp giấy lọc đơn và ít nhất 60 s đối với phương pháp nhiều giấy lọc; Đối với hệ thống không có chức năng chảy bỏ qua, thời gian lấy mẫu ở từng điều kiện hoạt động ít nhất phải 60 s đối với phương pháp giấy lọc đơn và phương pháp nhiều giấy lọc.

B.3.8.6  Trạng thái động cơ

Sau khi động cơ ổn định ở từng điều kiện hoạt động, phải đo tốc độ, tải trọng, nhiệt độ khí nạp, lưu lượng nhiên liệu, lưu lượng khí nạp và khí thải của động cơ.

Nếu không thể đo lưu lượng khí thải hoặc khí nạp và mức tiêu thụ nhiên liệu, việc tính toán có thể được thực hiện thông qua phương pháp cân bằng cacbon hoặc phương pháp cân bằng oxy.

Mọi dữ liệu bổ sung cần thiết đ tính toán phải được ghi lại.

B.3.9  Kiểm tra máy phân tích

Sau khi thử khí thải, máy phân tích phải được kiểm tra lại thông qua khí zero và khí span (khí hiệu chuẩn điểm cuối dải do) giống hệt nhau; nếu chênh lệch kết quả kiểm tra trước và sau phép thử không vượt quá 2 %, kiểm tra được coi đạt yêu cầu.

 

Phụ lục BA

(Quy định)

Quy cách lấy mẫu và đo

BA.1  Quy cách lấy mẫu và đo

Hệ thống quy định trong Phụ lục C phải được sử dụng để đo chất thải gây ô nhiễm của động cơ điêzen. Phụ lục C mô tả hệ thống phân tích các chất khí gây ô nhiễm (xem 0.1.1), hệ thống lấy mẫu và pha loãng hạt thải (xem C.1.2).

BA.1.1  Thông số kỹ thuật của lực kế

Lực kế có đặc tính phù hợp để hoàn thành chu trình thử nghiệm được quy định trong Bảng B.1.1, Bảng B.1.2 hoặc Bảng B.2 của B.3.8.1. Thông qua tính toán bổ sung, các thiết bị đo mô-men xoắn và tốc độ phải được thực hiện đo công suất cuối trục đo trong phạm vi công suất cho phép.

Độ chính xác của thiết bị đo không được vượt quá giới hạn lớn nhất cho trong Bảng BA.1.

BA.1.2  Lưu lượng khí thải

Đo lưu lượng khí thải theo một trong các phương pháp được nêu tại BA.1.2.1 đến BA.1.2.4.

BA.1.2.1  Phương pháp đo trực tiếp

Đo trực tiếp lưu lượng khí thải bằng vòi đo lưu lượng hoặc lưu lượng kế tương đương1).

1) Xem ISO 5167 để biết chi tiết.

BA.1.2.2  Phương pháp đo lưu lượng khí nạp và lượng nhiên liệu tiêu thụ

Lưu lượng kế không khí và lưu lượng kế nhiên liệu có độ chính xác phù hợp với quy định trong Bảng BA.1 phải được sử dụng để đo lượng khí nạp và lượng nhiên liệu tiêu thụ.

Lưu lượng khí thải được tính theo công thức sau:

GEXHW = GAIRW + GFUEL

(Lưu lượng khối lượng khí thải ướt)

hoặc

VEXHD = VAIRD -  0,766 × GFUEL

(Lưu lượng thể tích khí thải khô)

hoặc

VEXHW = VAIRW - 0,746 × GFUEL

(Lưu lượng thể tích khí thải ướt)

BA.1.2.3  Phương pháp cân bằng cacbon

Tính lưu lượng khối lượng khí thải bằng phương pháp cân bằng cacbon theo mức tiêu thụ nhiên liệu và nồng độ khí thải (xem Phụ lục BC).

BA.1.2.4  Phương pháp đo tổng lưu lượng khí thải pha loãng

Khi sử dụng hệ thống pha loãng toàn dòng, tổng lưu lượng khí thải pha loãng (Gtoto và Vron/v) phải được đo bằng phương pháp PDP hoặc CFV (xem c.1.2.1.2); Độ chính xác của phép đo phải đáp ứng yêu cầu BB.2.2.

BA.1.3  Yêu cầu về độ chính xác của thiết bị đo

Hiệu chuẩn thiết bị đo phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc gia liên quan và đáp ứng các điều kiện quy định trong Bảng BA.1:

Bảng BA.1

Số thứ tự

Hạng mục

Sai lệch cho phép (± giá trị cực đại của động cơ điezen)

1

Tốc độ động cơ điêzen

2 %

2

Mô-men xoắn

2 %

3

Công suất

2 %

4

Tiêu thụ nhiên liệu

2 %

5

Tiêu thụ không khí

2%

6

Lưu lượng khí thải

4%

7

Nhiệt độ nước làm mát

2 K

8

Nhiệt độ dầu bôi trơn

2 K

9

Áp suất khí thải

5 % của giá trị lớn nhất

10

Sức cản ống góp đường nạp

5 % của giá trị lớn nhất

11

Nhiệt độ khí thải

15 K

12

Nhiệt độ khí nạp

2 K

13

Áp suất khí quyển

0,5 % của giá trị hiển thị trên thiết bị đo

14

Độ ẩm đầu vào (độ ẩm tương đối)

3%

15

Nhiệt độ nhiên liệu

2 K

16

Nhiệt độ đường ống (tunel) pha loãng

1,5 K

17

Độ ẩm của không khí pha loãng

3 %

18

Dòng khí thải pha loãng

20 % của giá trị hiển thị

BA.1.4  Xác định các chất khí gây ô nhiễm

BA.1.4.1  Thông số kỹ thuật chung của máy phân tích

Máy phân tích phải có dải do với độ chính xác cần thiết để đo nồng độ thành phần khí thải (xem BA.1.4.1.1); Máy phân tích phải thực hiện phép đo trong khoảng 15 % đến 100 % của dải do; Nồng độ đo được phải nằm trong phạm vi này.

Nếu giá trị toàn bộ dải do bằng 155 × 10-6 (hoặc 10-6C1) trở xuống, hoặc hệ thống đọc (máy tính, máy ghi dữ liệu) đủ độ chính xác và độ phân giải khi giá trị đo thấp hơn 15 % toàn bộ dải do, thì kết quả đo nồng độ, mà nó thp hơn 15 % của giá trị toàn bộ dải do, có thể chấp nhận được. Trong các trường hợp đó, các điểm hiệu chuẩn bổ sung phải tăng lên để đảm bảo độ chính xác của đường hiệu chuẩn (xem BB.1.5.5.2).

Khả năng tương thích điện từ của thiết bị phải đạt mức giảm thiểu tối đa sai số phát sinh.

BA.1.4.1.1  Sai số đo

Tổng sai số phép đo, bao gồm cả phản ứng chéo với các khí khác (xem BB.1.9), không được vượt quá ± 5 % giá trị hiển thị hoặc 3,5 % giá trị toàn dải do và lấy giá trị nhỏ hơn. Sai số đo dưới 100 × 10-6 không được vượt quá ± 4 × 10-6.

BA.1.4.1.2  Độ lặp lại

Bằng 2,5 lần độ lệch chuẩn của 10 giá trị đáp ứng lặp lại đối với khí hiệu chuẩn hoặc khí span nào đó; Đối với các khí vượt quá 155 × 10-6 (hoặc 10-6C1) thì sai số đo không được vượt quá ± 1 % nồng độ lớn nhất của dải đo; Đối với các khí dưới 155 × 10-6 (hoặc 10-6C1) thì sai số đo không được vượt quá ± 2 % nồng độ lớn nhất của dải đo.

BA.1.4.1.3  Độ nhiễu

Độ nhậy đỉnh tới đỉnh của máy phân tích đối với khí chuẩn zero, khí hiệu chuẩn hoặc khí span trong vòng 10 s không được vượt quá 2 % giá trị lớn nhất của dải đo khi sử dụng tất cả các dải đo.

BA.1.4.1.4  Sự trôi điểm không

Thời gian đáp ứng trung bình cho khí zero (bao gồm cả nhiễu) trong khoảng 30 s.

Độ trôi điểm không trong vòng 1 h không được vượt quá 2 % giá trị lớn nhất của dải đo khi sử dụng dải đo thấp nhất.

BA.1.4.1.5  Sự trôi điểm span

Thời gian đáp ứng trung bình cho khí span (bao gồm cả nhiễu) trong khoảng 30 s.

Độ trôi điểm span trong vòng 1 h không được vượt quá 2 % giá trị lớn nhất của dải đo khi sử dụng dải đo thấp nhất.

BA.1.4.2  Làm khô khí

Phải chọn máy làm khô khí ít ảnh hưởng nht tới nồng độ khí đo được. Không sử dụng máy làm khô khí hóa học để tách độ ẩm trong khí mẫu.

BA.1.4.3  Máy phân tích

BA.1.4.3.1 đến BA.1.4.3.4 mô tả nguyên lý đo của máy phân tích được sử dụng; Xem Phụ lục C để biết chi tiết về hệ thống.

Khí đo phải được phân tích bằng các thiết bị sau: Đối với máy phân tích phi tuyến, cho phép sử dụng bộ phân tích tuyến tính.

BA.1.4.3.1  Máy phân tích cacbon mônôxit (CO)

Máy phân tích cacbon mônôxit phải là loại hấp thụ hồng ngoại không khuếch tán (NDIR).

BA.1.4.3.2  Máy phân tích cacbon điôxit (CO2)

Máy phân tích cacbon đlôxit phải là loại hấp thụ hồng ngoại không khuếch tán (NDIR).

BA.1.4.3.3  Máy phân tích Hydrocacbon (HC)

Máy phân tích hydrocacbon phải là máy phân tích ion hóa ngọn lửa hydro làm nóng; Phải thực hiện gia nhiệt cho các bộ phận như đầu đo, van và đường ống để duy trì nhiệt độ khí ở 463 K ± 10 K (190 °C ± 10 °C).

BA.1.4.3.4  Máy phân tích nitơ oxit (NOx)

Khi đo ở điều kiện nền khô, máy phân tích nitơ oxit phải được sử dụng đầu dò quang hóa (CLD) hoặc đầu dò quang hóa gia nhiệt (HCLD) với bộ chuyển đổi NO2/NO; Khi đo ở điều kiện nền ẩm, và việc kiểm tra đèn chữa cháy bằng nước (xem BB.1.9.2.2) đáp ứng yêu cầu, có thể sử dụng đầu dò quang hóa gia nhiệt (HCLD) cho bộ chuyển đổi đến nhiệt độ sử dụng trên 333 K (60 °C).

BA.1.4.4  Lấy mẫu các chất khí gây ô nhiễm

Đầu dò lấy mẫu phải lắp đặt ở điểm cách đầu ra của hệ thống xả về phía trước dòng khí thải ít nhất 0,5 m hoặc gấp 3 lần đường kính ống xả (lấy giá trị lớn hơn) tính từ đầu ra của hệ thống xả, tránh xa đầu ra của ống xả và càng gần động cơ càng tốt. Đảm bảo nhiệt độ khí thải tại điểm đầu dò không thấp hơn 343 K (70 °C).

Trường hợp thành phần khí thải bị ảnh hưởng bởi hệ thống xử lý khí thải sau, đầu lấy mẫu khí thải phải ở phía trước của hệ thống xử lý sau khi thực hiện phép thử ở mức giới hạn chất thải I và phía sau của hệ thống này khi thực hiện TCVN 13756-3:2023 phép thử mức giới hạn chất phát thải II. Khi hệ thống pha loãng toàn bộ dòng được sử dụng để đo lượng phát thải dạng hạt, các chất phát thải dạng khí cũng có thể được xác định theo phép đo đối với khí thải được pha loãng. Trong ống pha loãng, đầu dò lấy mẫu khí thải phải đủ gần đầu dò lấy mẫu phát thải dạng hạt (xem DT trong C.1.2.1.2 và PSP trong C.1.2.2); Phép đo phát thải co và CO2 có thể lựa chọn đưa khí mẫu vào túi lấy mẫu và xác định nồng độ khí trong túi khí mẫu.

BA.1.5  Đo hạt thải

Đo hạt thải yêu cầu sử dụng hệ thống pha loãng; Hệ thống pha loãng được chia thành hệ thống pha loãng toàn dòng và hệ thống pha loãng một phần dòng. Lưu lượng của hệ thống pha loãng phải đủ để quét sạch nước ngưng tụ trong hệ thống pha loãng và lấy mẫu, đồng thời đảm bảo nhiệt độ của khí thải đã pha loãng tiếp xúc điểm đầu vào của ngăn giữ giấy lọc không được vượt quá 325 K (52 °C). Nếu độ ẩm không khí cao, cho phép hút ẩm trước khi đi vào ống pha loãng. Nếu nhiệt độ môi trường dưới 293 K (20 °C), thì không khí pha loãng nên được làm nóng trước để vượt qua giới hạn nhiệt độ 303 K (30 °C). Tuy nhiên, trước khi đưa khí thải vào ống pha loãng, nhiệt độ của không khí pha loãng không được vượt quá 325 K (52 °C).

Đối với hệ thống pha loãng một phần dòng, được thể hiện dưới dạng EP và SP trong Hình C.3 đến Hình C.11 của C.1.2.1.1, đầu dò lấy mẫu hạt thải phải tiếp cận và được đặt ở dòng trên của đầu dò lấy mẫu khi thải được nêu trong C.1.1.1.

Thiết kế của hệ thống pha loãng một phần dòng chia dòng khí thải thành hai phần; Trong đó, một phần nhỏ được sử dụng để đo hạt thải sau khi được pha loãng bằng không khí. Việc xác định chính xác tỷ lệ pha loãng rất quan trọng. Có thể sử dụng nhiều phương pháp chia dòng khác nhau. Phương pháp chia dòng quyết định rất lớn đến hệ thống lấy mẫu và quy trình lấy mẫu được sử dụng (xem C.1.2.1.1).

Đo lượng hạt thải yêu cầu hệ thống lẫy mẫu hạt thải, giấy lọc lấy mẫu hạt thải, cân vi lượng, và phòng cân có nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát.

Để lấy mẫu phát thải dạng hạt, có thể sử dụng hai phương pháp sau:

- Phương pháp giấy lọc đơn: sử dụng một cặp giấy lọc ở mọi điều kiện hoạt động của chu trình thử nghiệm (xem BA.1.5.1.3). Ở giai đoạn lấy mẫu, phải đặc biệt chú ý đến thời gian và lưu lượng lấy mẫu. Tuy nhiên, ch yêu cầu một cặp giấy lọc trong suốt chu trình thử nghiệm.

- Phương pháp dùng nhiều giấy lọc: Sử dụng một cặp giấy lọc ở mỗi điều kiện hoạt động của chu trình thử nghiệm (xem BA.1.5.1.3); Phương pháp này ít yêu cầu khắt khe hơn đối với quy trình lấy mẫu nhưng cần nhiều cặp giấy lọc.

BA.1.5.1  Giấy lọc lấy mẫu hạt thải

BA.1.5.1.1  Thông số kỹ thuật giấy lọc

Đối với thử nghiệm phê duyệt kiểu, bộ lọc sợi thủy tinh phủ fluorocarbon hoặc giấy lọc màng với fluorocarbon làm nền phải được sử dụng. Đối với ứng dụng cụ thể, có thể sử dụng các vật liệu giấy lọc khác nhau. Đối với tất cả các loại giấy lọc, khi tốc độ dòng khí đạt 35 ~ 80 cm/s, hiệu quả thu gom DOP (đioctyptalat) kích thước 0,3 μm tối thiểu phải đạt 95 %. Khi so sánh thử nghiệm giữa các phòng thí nghiệm và giữa nhà sản xuất với cơ quan phê duyệt kiểu, phải sử dụng giấy lọc có cùng mức chất lượng.

BA.1.5.1.2  Kích thước giấy lọc

Đường kính tối thiểu của giấy lọc lấy mẫu chất thải dạng hạt bằng 47 mm (đường kính của bề mặt bị ô nhiễm bằng 37 mm), hoặc có thể sử dụng giấy lọc có đường kính lớn hơn (xem BA.2).

BA.1.5.1.3  Giấy lọc sơ cấp và giấy lọc thứ cấp

Trong phép thử, phải sử dụng một cặp giấy lọc sơ cấp và thứ cấp bố trí song song để tiến hành lấy mẫu đối với khí thải pha loãng; Giấy lọc thứ cấp phải được đặt phía sau dòng xuống và cách giấy lọc sơ cấp không quá 100 mm và không được tiếp xúc với giấy lọc sơ cấp. Giấy lọc phải được cân tương ứng hoặc cân cùng nhau sau khi đặt các bề mặt bị ô nhiễm của giấy lọc đối diện.

BA.1.5.1.4  Tốc độ khí đầu giấy lọc

Tốc độ khí đi qua đầu giấy lọc phải đạt 35 cm/s đến 80 cm/s. Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thử nghiệm, mức giảm áp suất không được quá 25 kPa.

BA.1.5.1.5  Chất tải giấy lọc

Lượng chất tải giấy lọc tối thiểu khuyến nghị bằng 0,5 mg /1075 mm2 diện tích bị ô nhiễm đối với phương pháp giấy lọc đơn; Đối với những kích thước giấy lọc được sử dụng thường xuyên nhất, khuyến nghị lượng chất tải nêu chi tiết trong Bảng BA.2.

Bảng BA.2

Đường kính giấy lọc
mm

Đường kính bề mặt ô nhiễm nên dùng
mm

Khuyến nghị tải tối thiểu
mg

47

37

0,5

70

60

1,3

90

80

2,3

110

100

3,6

Đối với phương pháp nhiều giấy lọc, lượng chất tải giấy lọc tối thiểu khuyến ngh của tổng tất cả các giấy lọc bằng tích của căn bậc hai của lượng tải tối thiểu khuyến nghị tương ứng nêu trên ở chế độ thử nghiệm.

BA.1.5.2  Phòng cân và cân phân tích

BA.1.5.2.1  Điều kiện phòng cân

Trong quá trình xử lý giấy lọc lấy mẫu hạt thải và giai đoạn cân, nhiệt độ phòng cân phải được duy trì ở mức 295 K ± 3 K (22 °C ± 3 °C); Độ ẩm phải được duy trì ở nhiệt độ điểm sương 282,5 K ± 3 K (9,5 °C ± 3 °C) và độ ẩm tương đối là 45 % ± 8 %.

BA.1.5.2.2  Cân giấy lọc tham chiếu

Trong quá trình ổn định giấy lọc lấy mẫu hạt thải, phòng cân không được có bất kỳ chất ô nhiệm môi trường nào có thể rơi vào giấy lọc (ví dụ: bụi). Điều kiện cho phép phòng cân sai lệch so với BA.1.5.2.1 là thời gian sai lệch không quá 30 s. Khi nhân viên vận hành vào phòng cân để thực hiện cân phải đáp ứng điều kiện quy định BA.1.5.2.1. Trong vòng 4 h sau khi cân cặp giấy lọc lấy mẫu, phải cân đồng thời hai mảnh giấy lọc đối chứng hoặc cặp giấy lọc đối chứng chưa sử dụng; Kích thước và chất liệu của cặp giấy lọc tham chiếu phải giống như giấy lọc lấy mẫu.

Trong hai lần cân giấy lọc lấy mẫu, nếu sự thay đổi về khối lượng trung bình của cặp giấy lọc tham chiếu vượt quá ± 5 % lượng tải tối thiểu (xem BA.1.5.1.5) của giấy lọc được khuyến nghị, thì tất cả giấy lọc lấy mẫu đều không hợp lệ và thử nghiệm khí thải phải được thực hiện lại.

Nếu phòng cân không đáp ứng điều kiện nêu tại BA.1.5.2.1, nhưng việc cân cặp giấy lọc tham chiếu đáp ứng các yêu cầu nêu trên, thì nhà sản xuất có thể chọn chấp nhận khối lượng giấy lọc lấy mẫu hoặc phủ nhận phép thử này và thực hiện phép thử lại sau khi điều chỉnh hệ thống kiểm soát phòng cân.

BA.1.5.2.3  Cân phân tích

Đối với giấy lọc có đường kính lớn hơn hoặc bằng 70 mm, cân phân tích dùng để cân khối lượng giấy lọc phải có độ chính xác 20 μg và độ phân giải 10 μg. Đối với giấy lọc có đường kính nhỏ hơn 70 mm, độ chính xác và độ phân giải của cân phân tích lần lượt là 2 μg và 1 μg.

BA.1.5.2.4  Loại bỏ hiệu ứng tĩnh điện của giấy lọc

Để loại bỏ hiệu ứng tĩnh điện, giấy lọc phải được trung hòa trước khi cân. Phải tiến hành trung hòa plutonium hoặc các thiết bị có tác dụng tương tự để trung hòa.

BA.1.5.3  Điều kiện bổ sung của phép đo hạt thải

Từ ống xả đến giá đỡ giấy lọc, tất cả các bộ phận của hệ thống pha loãng và hệ thống lấy mẫu tiếp xúc với khí thải nguyên gốc và khí thải đã pha loãng phải được thiết kế để giảm thiểu độ bám dính và thay đổi thành hạt thải. Tt cả các bộ phận phải được làm bằng vật liệu dẫn điện không phản ứng với thành phần khí thải và phải được ni đất để ngăn ngừa hiệu ứng tĩnh điện.

 

Phụ lục BB

(Quy định)

Kỹ thuật hiệu chuẩn

BB.1  Hiệu chuẩn thiết bị phân tích

BB.1.1  Tổng quan

Mọi máy phân tích phải được thường xuyên được hiệu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này về độ chính xác của thiết bị. Đối với các máy phân tích được liệt kê trong BA.1.4.3, Phụ lục này đưa ra phương pháp hiệu chuẩn sử dụng.

BB.1.2  Khí hiệu chuẩn

Tuân thủ thời hạn lưu trữ của tất cả các khí hiệu chuẩn.

Phải ghi lại ngày hết hạn của khí hiệu chuẩn do nhà sản xuất quy định.

BB.1.2.1  Khí tinh khiết

Phải sử dụng các loại khí làm việc sau đây; Hàm lượng các tạp chất trong các khí không được vượt quá các yêu cầu giới hạn sau:

- Nitơ tinh khiết; Trong đó, các tạp chất: C 1 x 10-6, CO 1 × 10-6, CO2 400 × 10-6, NO ≤ 0,1 × 10-6;

- Oxy tinh khiết: Độ tinh khiết (thể tích) > 99,5 %;

- Hỗn hợp khí hydro-heli (hydro với tỷ lệ thể tích là 40 % ± 2 % và heli đóng vai trò là khí cân bằng); Trong đó, các tạp chất: C ≤ 1 × 10-6, CO2 400 × 10-6;

- Không khí hỗn hợp; Trong đó, các tạp chất: C ≤ 1 × 10-6, CO 1 × 10-6, CO2 400 × 10-6, NO 0,1 × 10-6; Oxy (thể tích): 18 % đến 21 %.

BB.1.2.2  Khí hiệu chuẩn và khí span

Hỗn hợp khí với các thành phần hóa học sau đây phải được sử dụng:

- C3H8 và không khí hỗn hợp;

- CO và nitơ tinh khiết;

- NO và nitơ tinh khiết (Hàm lượng NO2 trong khí hiệu chuẩn không được vượt quá 5 % hàm lượng NO);

- O2 và nitơ tinh khiết;

- CO2 và nitơ tinh khiết.

CHÚ THÍCH: Cho phép sử dụng các hỗn hợp khí khác với điều kiện các khí này không có tương tác với nhau. Nồng độ thực tế của khí hiệu chuẩn và khí span phải nằm trong khoảng ± 2 % giá trị danh nghĩa; Nồng độ của tất c các khí hiệu chuẩn và khí span phải được biểu thị bằng phần thể tích (10-6 hoặc %).

Khí hiệu chuẩn và khí span có thể thu được bằng bộ tách khí. Pha loãng bằng nitơ tinh khiết hoặc hỗn hợp không khí. Độ chính xác của thiết bị pha trộn phải kiểm soát được sai số nồng độ khí hiệu chuẩn pha loãng trong khoảng ± 2 %.

BB.1.3  Thông số kỹ thuật vận hành của hệ thống phân tích và lấy mẫu

Thông số kỹ thuật vận hành của máy phân tích phải tuân thủ hướng dẫn khởi động và vận hành của nhà sản xuất thiết bị và phải bao gồm các yêu cầu tối thiểu được nêu trong BB.1.4 đến BB.1.9.

BB.1.4  Kiểm tra rò rỉ

Hệ thống phải được kiểm tra rò rỉ. Tháo đầu dò lấy mẫu ra khỏi hệ thống xả, dùng nút bịt kín đầu dò lấy mẫu; Khởi động bơm lấy mẫu của máy phân tích; Sau giai đoạn ổn định ban đầu, số hiển thị của tất cả các u lượng kế phải bằng 0. Nếu số hiển thị khác 0, phải kiểm tra và khắc phụ rò rỉ với các đường ống lấy mẫu. Độ rò rỉ tối đa cho phép là 0,5 % lưu lượng sử dụng của bộ phận kiểm tra trong hệ thống. Lưu lượng sử dụng sẽ được ước tính với lưu lượng của máy phân tích và lưu lượng qua van điều áp.

Phương pháp khác: Đưa khí hiệu chuẩn với nồng độ tăng dần từng bước từ khí zero đến khí span ở đầu trước của ống lấy mẫu; Nếu thời gian đủ dài và giá trị đọc nồng độ của máy phân tích thấp hơn nồng độ của khí span được đưa vào, điều đó có nghĩa là có vấn đề về hiệu chuẩn hoặc có rò rỉ.

BB.1.5  Kỹ thuật hiệu chuẩn

BB.1.5.1  Tổ hợp máy phân tích

Tổ hợp máy phân tích phải được hiệu chuẩn và khí hiệu chuẩn phải được sử dụng để kiểm tra đường hiệu chuẩn. Lưu lượng khí hiệu chuẩn sử dụng phải giống lưu lượng của mẫu khí thải.

BB.1.5.2  Thời gian làm nóng sơ bộ

Thời gian làm nóng sơ bộ phải phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất, Nếu không có yêu cầu, nên làm nóng trước ít nhất 2 h cho máy phân tích.

BB.1.5.3  Máy phân tích NDIR và HFID

Máy phân tích NDIR phải được hiệu chỉnh theo yêu cầu và ngọn lửa đốt của máy phân tích HFID phải được điều chỉnh ở mức tối ưu (Xem các yêu cầu tại BB.1.8.1).

BB.1.5.4  Hiệu chuẩn

Dải do thường sử dụng phải được hiệu chuẩn.

Không khí hỗn hợp (hoặc nitơ) phải được sử dụng để hiệu chuẩn vị trí 0 của máy phân tích CO, CO2, NOx, HC và O2.

Đưa khí hiệu chuẩn phù hợp vào máy phân tích, ghi lại giá trị và lập đường hiệu chuẩn theo BB.1.5.5.

Nếu cần, hãy kiểm tra lại quá trình hiệu chuẩn điểm 0 và lặp lại thông số hiệu chuẩn.

BB.1.5.5  Lập đường hiệu chuẩn

BB.1.5.5.1  Nguyên lý chung

Đường hiệu chuẩn của máy phân tích phải bao gồm ít nhất 5 điểm hiệu chuẩn (không bao gồm điểm 0) được phân bổ đều nhất có thể. Nồng độ danh nghĩa tối đa phải bằng hoặc lớn hơn 90 % dải do.

Đường hiệu chuẩn phải được tính toán bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Nếu bậc của đa thức được sử dụng lớn hơn 3, thì số lượng điểm hiệu chuẩn (bao gồm cả điểm 0) ít nhất phải bằng bậc của đa thức này cộng với 2.

Chênh lệch giá trị danh nghĩa giữa đường hiệu chuẩn và từng điểm hiệu chuẩn không được lớn hơn ± 2 % và chênh lệch tại điểm 0 không được lớn hơn ± 1 % toàn dải.

Chúng ta có thể kiểm tra hiệu chuẩn có chính xác hay không dựa trên các đường hiệu chuẩn và điểm hiệu chuẩn; Các thông số đặc trưng khác nhau của máy phân tích phải được quy định, đặc biệt là:

- Dải do;

- Độ nhạy;

- Ngày hiệu chuẩn.

BB.1.5.5.2  Hiệu chuẩn dưới 15 % dải do

Đường hiệu chuẩn của máy phân tích phải bao gồm ít nhất 10 điểm hiệu chuẩn với khoảng cách xp xỉ bằng nhau (không bao gồm điểm 0); Trong đó, 50 % điểm hiệu chuẩn nằm dưới 10 % dải do.

Đường hiệu chuẩn được tính toán bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất.

Chênh lệch giá trị danh nghĩa giữa đường hiệu chuẩn và từng điểm hiệu chuẩn không được lớn hơn ± 4 % và chênh lệch tại điểm 0 không được lớn hơn ± 1 % dải đo.

BB.1.5.5.3  Phương pháp thay thế

Nếu các công nghệ thay thế (chẳng hạn như máy tính và công tắc nhịp điều khiển điện tử) có khả năng đạt được độ chính xác như nhau, thì các công nghệ thay thế này có thể được áp dụng.

BB.1.6  Kiểm tra hiệu chuẩn

Trước mỗi thử nghiệm, mọi dải do phổ biến của thử nghiệm phải được kiểm tra theo quy trình sau đây.

Kiểm tra việc hiệu chuẩn bằng khí zero và khí span, giá trị danh nghĩa của khí span phải trên 80 % dải đo.

Nếu chênh lệch giữa giá trị đo được và giá trị danh nghĩa của hai điểm không lớn hơn ± 4 % dải đo, thì có thể sửa đổi tham số điều chỉnh. Mặt khác, một đường hiệu chuẩn mới phải được thiết lập theo BB.1.5.5.

BB.1.7  Kiểm tra hiệu suất bộ chuyển đổi NOx

Kiểm tra hiệu suất bộ chuyển đổi NO2 thành NO theo yêu cầu tại BB.1.7.1 đến BB.1.7.8.

BB.1.7.1  Các thiết bị kiểm tra

Sử dụng các thiết bị kiểm tra như trong Hình BB.1 với các quy trình bên dưới và kiểm tra hiệu quả của bộ chuyển đổi bằng máy tạo ôzôn hóa.

BB.1.7.2  Hiệu chuẩn

Khí zero và khí span phải được sử dụng để hiệu chuẩn CLD và HCLD ở hầu hết dải do phổ biến theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất (hàm lượng NO trong khí span phải đạt khoảng 80 % dải do hoạt động, và nồng độ NO2 trong hỗn hợp khí phải nhỏ hơn 5 % nồng độ NO). Máy phân tích NOx phải được đặt ở chế độ NO để đảm bảo khí span không đi qua bộ chuyển đổi. Ghi lại nồng độ hiển thị.

Hình BB.1 - Sơ đồ thiết bị chuyển đổi NO2

BB.1.7.3  Tính toán

Hiệu suất của bộ chuyển đổi NOx được tính theo công thức sau:

Trong đó,

η - Hiệu suất của bộ chuyển đổi, %;

a - Nồng độ NOx thu được theo BB.1.7.6;

b - Nồng độ NOx thu được theo BB.1.7.7;

c - Nồng độ NO thu được theo BB.1.7.4;

d - Nồng độ NO thu được theo BB. 1 7.5.

BB.1.7.4  Bổ sung oxy

Đặt máy phân tích ở chế độ NO, liên tục bổ sung oxy hoặc không khí hỗn hợp vào dòng khí qua khớp nối "T" loại F cho tới khi nồng độ thấp hơn khoảng 20 % so với nồng độ hiệu chuẩn được nêu trong BB.1.7.2; Ghi lại nồng độ được hiển thị (c). Trong quá trình này, máy tạo ôzôn không hoạt động.

BB.1.7.5  Truyền khí vào máy tạo ôzôn

Đặt máy phân tích ở chế độ NO, truyền khí vào máy tạo ôzôn để tạo đủ ôzôn và làm cho nồng độ NO giảm xuống khoảng 20 % nồng độ hiệu chuẩn được quy định tại BB.1.7.2 (mức tối thiểu là 10 %); Ghi lại nồng độ được hiển thị (d).

BB.1.7.6  Chế độ NOx

Chuyển máy phân tích sang chế độ NOx và cho hỗn hợp khí (chứa NO, NO2, O2 và N2) đi qua bộ chuyển đổi; Ghi lại nồng độ được hiển thị (a).

BB.1.7.7  Ngừng truyền khí vào máy tạo ôzôn

Đặt máy phân tích ở chế độ NOx, ngừng truyền khi cho máy tạo ôzôn và cho hỗn hợp khí được mô tả trong BB.1.7.6 đi qua máy chuyển đổi; Ghi lại nồng độ được hiển thị (b).

BB.1.7.8  Chế độ NO

Trong trường hợp máy tạo ôzôn ngừng truyền khí, hãy chuyển sang chế độ NO; Dòng khí oxy hoặc khí hỗn hợp cũng bị cắt; Chỉ số NOx của máy phân tích không được chênh lệch quá ± 5 % so với giá trị đo được theo BB.1.7.2.

BB.1.7.9  Quãng cách thử nghiệm

Trước mỗi lần hiệu chuẩn máy phân tích NOx, phải thực hiện thử nghiệm hiệu quả của bộ chuyển đổi.

BB.1.7.10  Yêu cầu về hiệu suất bộ chuyển đổi

Hiệu suất của bộ chuyển đổi không được thấp hơn 90 % nhưng hiệu suất nên đạt trên 95 %.

CHÚ Ý: Trong dải do phổ biến nhất của máy phân tích, nếu máy tạo ôzôn không làm giảm nồng độ NO giảm từ 80 % xuống 20 % theo BB.1.7.5, thì dải do tối đa có khả năng đạt được lượng giảm này phải được chấp nhận trong thử nghiệm.

BB.1.8  Điều chỉnh FID

BB.1.8.1  Tối ưu hóa đáp ứng của máy dò

FID phải được điều chỉnh theo các yêu cầu trong tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất. Khí span prôpan phải được sử dụng để tối ưu hóa đáp ứng ở dải do phổ biến nhất.

Đặt lưu lượng hỗn hợp khí H2/He theo giá trị khuyến nghị của nhà sản xuất và đưa khí span (350 ± 75) × 10-6C1 vào máy phân tích. Sự đáp ứng của hỗn hợp khí H2/He đã cho phải được xác định theo sự khác biệt giữa sự đáp ứng của khí span và sự đáp ứng của khí zero. Dòng hỗn hợp khí H2/He phải được điều chỉnh tăng dần tương ứng ở các giá trị trên và dưới theo yêu cầu của nhà sản xuất. Ghi lại đáp ứng của khí span và khí zero dưới dòng hỗn hợp khí H2/He, sau đó vẽ sự khác biệt giữa các đáp ứng của khí span và khí zero thành một đường cong và hiệu chỉnh dòng hỗn hợp khí H2/He đến vùng đáp ứng cao của đường cong.

BB.1.8.2  Hệ số đáp ứng hydrocacbon

Sử dụng khí prôpan và không khí hỗn hợp trong đó không khí hỗn hợp đóng vai trò là khí cân bằng để hiệu chuẩn máy phân tích.

Khi khởi động máy phân tích và sau khi kiểm tra định kỳ, phải xác định hệ số đáp ứng. Hệ số đáp ứng của một hydrocacbon cụ thể (Rf) đề cập tỷ lệ số hiển thị FID C1 với nồng độ khi của xi lanh khí được biểu thị bằng 10-6C1.

Nồng độ của khí thử nghiệm phải có khả năng tạo ra mức đáp ứng khoảng 80 % dải do. Căn cứ vào chuẩn cân, nồng độ thể tích phải đạt độ chính xác ± 2 %. Ngoài ra, xi lanh phải được xử lý trước ở 298 K ± 5 K (25 °C ± 5 °C) trong 24 h.

Khí thử được sử dụng và phạm vi hệ số đáp ứng nên như sau:

Khí mêtan và không khí hỗn hợp

1,00 ≤ Rf ≤ 1,15

Propen và không khí hỗn hợp

0,90 ≤ Rf ≤ 1,10

Methylbenzen và không khí hỗn hợp

0,90 ≤ Rf ≤ 1,10

Các giá trị trên là các hệ số đáp ứng tương ứng khi Rf của prôpan và không khí hỗn hợp bằng 1.

BB.1.8.3  Kiểm tra nhiễu oxy

Khi khởi động máy phân tích và sau khi kiểm tra định kỳ, phải kiểm tra nhiễu oxy.

Hệ số đáp ứng được xác đị

Prôpan và nitơ tinh khiết

0,95 ≤ Rf ≤ 1,15

Giá trị trên là hệ số đáp ứng tương ứng khi Rf của prôpan và không khí hỗn hợp bằng 1.

Nồng độ oxy của không khí trong đèn đốt FID phải nằm trong phạm vi ± 1 mol % nồng độ không khí trong đèn đốt được sử dụng trong lần kiểm tra nhiễu oxy gần nhất. Nếu chênh lệch lớn, thì phải tiến hành kiểm tra nhiễu oxy. Nếu cần thiết, phải điều chỉnh máy phân tích.

BB.1.9  Hiệu ứng nhiễu trên máy phân tích NDIR và CLD

Bên cạnh khí được phân tích, các loại khí khác trong khí thải có thể ảnh hưởng đến kết quả hiển thị theo nhiều cách khác nhau. Nhiễu tích cực trong máy phân tích NDIR có nghĩa là khí gây nhiễu tạo ra tác dụng giống như khí được thử nghiệm, nhưng mức độ ảnh hưởng nhỏ hơn. Nhiễu tiêu cực trong máy phân tích NDIR có nghĩa là khí gây nhiễu mở rộng dải hấp thụ của khí được thử nghiệm; Nhiễu tiêu cực trong thiết bị CLD là tác động dập tắt ánh sáng của khí gây nhiễu. Máy phân tích, trước khi khởi động và sau khi kiểm tra định kỳ, phải được kiểm tra nhiễu theo các yêu cầu BB.1.9.1 và BB.1.9.2.

BB.1.9.1  Kiểm tra nhiễu của máy phân tích CO

Nước và CO2 có thể ảnh hưởng đến đặc tính của máy phân tích CO. Do đó, khí span CO2 có nồng độ 80 % đến 100 % ở dải do hoạt động tối đa trong thử nghiệm phải sủi bọt và chảy ra khỏi nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, đồng thời ghi lại giá trị đáp ứng của máy phân tích. Nếu dải do CO bằng hoặc lớn hơn 300 × 10-6, giá trị phản hồi của máy phân tích không được lớn hơn 1 % dải do; Nếu dải do co dưới 300 × 10-6, giá trị đáp ứng của máy phân tích không được lớn hơn 3 x 10-6.

BB.1.9.2  Thử nghiệm dập tắt ánh sáng của máy phân tích NOx

Hai loại khí có tác dụng dập tắt ánh sáng đối với máy phân tích CLD (hoặc HCLD) là CO2 và hơi nước. Phản ứng dập tắt ánh sáng của các khí này tỷ lệ thuận với nồng độ. Do đó, cần phải sử dụng phương pháp thử nghiệm để xác định ánh sáng bị dập tắt ở nồng độ tối đa theo kinh nghiệm thử nghiệm.

BB.1.9.2.1  Thử nghiệm dập tắt ánh sáng với CO2

Đưa khi span CO2 có nồng độ 80 % đến 100 % ở dải do hoạt động tối đa vào máy phân tích NDIR, ghi lại giá trị CO2 bằng A, sau đó pha loãng với khí span NO đến nồng độ 50 % và đưa vào NDIR và (H) CLD, tương ứng ghi lại giá trị khí CO2 và NO bằng B và C; sau đó ngắt khí CO2, chỉ cho khí NO đi qua (H) CLD và ghi giá trị khí NO bằng D.

Trong đó,

A - Nồng độ xác định được của khí CO2 không pha loãng với máy phân tích NDIR, %;

B - Nồng độ xác định được của khí CO2 pha loãng với máy phân tích NDIR, %;

C - Nồng độ xác định được của khí NO pha loãng với (H) CLD, 10-6;

D - Nồng độ xác định được của khí NO không pha loãng với (H) CLD, 10-6.

BB.1.9.2.2  Thử nghiệm dập tắt ánh sáng với nước

Thử nghiệm này chỉ áp dụng cho máy phân tích NOx nền ướt. Tính toán ánh sáng chữa cháy bằng nước phải sử dụng hơi nước để pha loãng khí span NO và làm cho nồng độ hơi nước của hỗn hợp khí đạt đến nồng độ mong muốn trong thử nghiệm.

Đưa khí NO có nồng độ 80 % đến 100 % ở dải do hoạt động phổ biến vào (H) CLD, ghi lại giá trị NO bằng D; Khí span NO tạo bọt và chảy ra khỏi nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và đi qua thiết bị phân tích NO, ghi lại giá trị NO bằng C. Xác định áp suất tuyệt đối của thiết bị phân tích và nhiệt độ nước của thiết bị tạo bọt, lần lượt ghi giá trị bằng E và F. Tính áp suất hơi bão hòa của hỗn hợp khí tương ứng với nhiệt độ nước (F) của bình tạo bọt và ghi giá trị bằng G.

Nồng độ hơi nước (H, %) của hỗn hợp khí được tính theo công thức sau:

Nồng độ (De) của khí NO pha loãng dự kiến (ở dạng hơi) được tính theo công thức sau:

Đối với khí thải động cơ điêzen, cho rằng tỷ lệ nguyên tử nhiên liệu H:C là 1,8:1, theo nồng độ (A, xác định theo BB. 1.9.2.1) của khí CO2 chưa pha loãng, nồng độ (Hm, %) hơi nước tối đa trong khí thải xác định như sau:

Hm = 0,9 × A

Độ giảm sáng của đèn được tính theo công thức sau không được vượt quá 3 %:

Trong đó,

De - Nồng độ dự kiến của NO pha loãng, 10-6;

C - Nồng độ dự kiến của NO, 10-6;

Hm - Nồng độ hơi nước tối đa, %;

H - Nồng độ hơi nước thực tế, %.

CHÚ THÍCH: Vì sự hấp thụ NO2 trong nước không được xem xét khi tính toán ánh sáng dập tắt, nên nồng độ NO2trong khí span NO trong thử nghiệm này càng thấp càng tốt.

BB.1.10  Chu kỳ hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn máy phân tích ít nhất 3 tháng một lần theo các yêu cầu BB.1.5, hoặc tiến hành hiệu chuẩn sau khi bảo trì và điều chỉnh hệ thống.

BB.2  Hiệu chuẩn hệ thống đo hạt thải

BB.2.1  Tổng quan

Để đạt được yêu cầu về độ chính xác của tiêu chuẩn này, từng bộ phận phải được hiệu chuẩn thường xuyên. Phần này mô tả phương pháp hiệu chuẩn của các bộ phận như được nêu trong BA.1.5 và Phụ lục C.

BB.2.2  Đo lưu lượng

Hiệu chuẩn đồng hồ đo lưu lượng khí hoặc dụng cụ đo lưu lượng phải theo tiêu chuẩn quốc tế và (hoặc) tiêu chuẩn quốc gia.

Sai số tối đa của giá trị đo được phải trong phạm vi ± 2 % giá trị hiển thị.

Nếu lưu lượng khí được xác định bằng phương pháp đo lưu lượng chênh lệch áp suất, sai số lớn nhất của chênh lệch lưu lượng phải làm cho độ chính xác của GEDFW trong phạm vi ± 4 % (Xem EGA tại C.1.2.1.1). Giá trị này có thể được tính bằng bình phương trung bình gốc của mỗi lỗi thiết bị.

BB.2.3  Kiểm tra tỷ lệ pha loãng

Khi áp dụng hệ thống lấy mẫu hạt thải không có máy phân tích khí thải (xem C.1.2.1.1), đối với từng bộ động cơ điêzen mới lắp đặt, kiểm tra tỷ lệ pha loãng bằng cách vận hành động cơ điêzen và đo nồng độ CO2 hoặc NOx trong khí thải nguyên gốc hoặc khí thải pha loãng.

Tỷ lệ pha loãng đo được phải nằm trong phạm vi ± 10 % tỷ lệ pha loãng được tính theo nồng độ CO2 hoặc NOx đo được.

BB.2.4  Kiểm tra điều kiện dòng một phần

Tốc độ khí thải và phạm vi dao động áp suất sẽ được kiểm tra; Nếu có, thực hiện điều chỉnh theo yêu cầu của EP tại C.1.2.1.1.

BB.2.5  Chu kỳ hiệu chuẩn

Thiết bị đo lưu lượng phải được hiệu chuẩn định kỳ hoặc tiến hành hiệu chuẩn khi hệ thống có những thay đổi ảnh hưởng đến việc hiệu chuẩn.

 

Phụ lục BC

(Quy định)

Xác định dữ liệu và tính toán

BC.1  Xác định dữ liệu và tính toán

BC.1.1  Xác định dữ liệu các khi gây ô nhiễm

Để xác định dữ liệu các khí gây ô nhiễm, dữ liệu thu thập phải là giá trị trung bình trong khoảng 60 s ở mọi trạng thái vận hành. Nồng độ trung bình của HC, CO, NOx và CO2 (nếu áp dụng phương pháp cân bằng cacbon) ở từng trạng thái vận hành phải được xác định theo giá trị trung bình của dữ liệu chính xác tương ứng. Nếu đảm bảo thu được dữ liệu tương đương, có thể sử dụng các chế độ ghi khác nhau.

Nồng độ nền trung bình (concd) có thể được xác định theo ch số của túi lấy mẫu không khí pha loãng hoặc chỉ số nền liên tục hoặc chỉ số của dữ liệu chính xác tương ứng.

BC.1.2  Hạt thải

Để xác định lượng phát hạt thải, khối lượng lấy mẫu (MSAM,i) hoặc thể tích lấy mẫu (VSAM,i) đi qua giấy lọc trong mọi trạng thái vận hành phải được ghi lại.

Sau khi hoàn thành thử nghiệm, giấy lọc phải được đưa về phòng cân để ổn định trong ít nhất 1 h nhưng không quá 80 h, sau đó mới cân. Ghi lại khối lượng tổng của giấy lọc và trừ đi khối lượng thực của nó (xem B.3.1); Khối lượng hạt phát thải (Mf đối với phương pháp giấy lọc đơn và phương pháp nhiều giấy lọc) là khối lượng hạt thải thu được từ giấy lọc sơ cấp và thứ cấp.

Nếu thực hiện hiệu chỉnh nền, phải ghi lại khối lượng (MDIL) hoặc thể tích (VDIL) của không khí pha loãng và khối lượng của hạt thải (Md) đi qua giấy lọc. Nếu thực hiện nhiều phép đo, thì tỷ lệ Md/MDIL hoặc Md/VDIL của mỗi phép đo phải được tính toán và lấy giá trị trung bình.

BC.1.3  Tính toán đối với chất khí gây ô nhiễm

Kết quả cuối cùng của thử nghiệm phải được tính toán theo quy trình sau:

BC.1.3.1  Xác định lưu lượng khí thải

Lưu lượng khí thải (GEXHW, VFXHW hoặc VEXHD) ở moi trạng thái vận hành được xác định theo BA. 1.2.1 đến BA.1.2.3.

Khi áp dụng hệ thống pha loãng toàn dòng, tổng lưu lượng khí thải pha loãng (GTOTW, VTOTW) ở mọi trạng thái vận hành được tính theo BA.1.2.4.

BC.1.3.2  Hiệu chuẩn khô/ướt

Khi áp dng GEXHW, VEXHW, GTOTW hoặc VTOTW, nếu phép đo không được thực hiện trong điều kiện ướt, thì nồng độ khô sẽ được chuyển đổi thành nồng độ ướt theo công thức sau:

conc(wet) = Kw × conc(dry)

Lấy mẫu khí thải nguyên gốc:

hoặc

Lấy mẫu khí thải pha loãng:

hoặc

FH được tính theo công thức sau:

Đối với không khí pha loãng:

Kw,d = 1 - Kw1

Trong đó:

Đối với dòng khí đi vào (nếu khác với dòng khí pha loãng):

Kw,a = 1 - Kw2

BC.1.3.3  Hiệu chuẩn độ ẩm NOx.

Vì phát thải NOx có liên quan đến điều kiện môi trường xung quanh, nên NOx phải được hiệu chuẩn ở nhiệt độ và độ ẩm môi trường theo hệ số KH có trong công thức sau; Công thức hệ số hiệu chuẩn độ ẩm NOx như sau:

Trong đó:

BC.1.3.4  Tính toán lưu lượng khối lượng phát thải

Lưu lượng khối lượng phát thải ở mọi trạng thái vận hành được tính theo công thức sau:

(a) Đối với khí thải nguyên gốc1):

Gasmass = u × conc × GEXHW

hoặc

Gasmass = v × conc × VEXHD

hoặc

Gasmass = w × conc × VEXHW

(b) Đối với khí thải pha loãng:

Gasmass = u × conc × GTOTW

hoặc

CHÚ THÍCH: 1) Nồng độ (concNOx hoặc conccNOx) của NOx phải được nhân với KH (hệ số hiệu chỉnh độ ẩm của NOx; xem BC.1.3.3); Công thức tính như sau

KH × conc NOx (hoặc concc NOx)

Gasmass = w × concc × VTOTW

Trong đó:

concc là nồng độ hiệu chỉnh nền

concc = conc - concd × (1 - 1/DF)

Bảng BC.1 cho các hệ số áp dụng, u-ướt, v-khô, w-ướt,

Bảng BC.1 - Hệ số áp dụng cho tính toán lưu lượng khối lượng

Khí

u

v

w

conc

NOx

0,001 587

0,002 053

0,002 053

10-6

CO

0,000 965

0,001 25

0,001 25

10-6

HC

0,000 479

-

0,000 619

10-6

CO2

15,19

19,64

19,64

%

BC.1.3.5  Tính toán lượng phát thải riêng khi phanh

Lượng phát thải riêng khi phanh [g/(kWh)] theo từng thành phần được tính theo công thức sau:

Hệ số trọng số và số trạng thái vận hành (n) được sử dụng trong tính toán nêu trên phải phù hợp với các yêu cầu B.3.8.1.

BC.1.4  Tính toán hạt thải

Hạt thải được tính toán theo công thức sau:

BC.1.4.1  Hệ số điều chỉnh độ ẩm của hạt thải

Do sự phát ra hạt thải của động cơ điêzen có liên quan đến điều kiện khí quyển xung quanh, nên lưu lượng khối lượng hạt thải phải được hiệu chuẩn với hệ số Kp trong công thức sau đối với độ ẩm không khí xung quanh; Lưu lượng khối lượng PMmass của hạt thải được sử dụng để tính toán kết quả cuối cùng, và bằng khối lượng hạt thải đo được nhân với hệ số điều chỉnh độ ẩm Kp.

BC.1.4.2  Hệ thống pha loãng một phần dòng

Kết quả cuối cùng của hạt thải phải được xác định theo quy trình sau. Khi áp dụng các phương pháp kiểm soát lưu lượng pha loãng khác nhau, các phương pháp tính toán khác nhau có thể sử dụng cho lưu lượng khối lượng khí thải tương đương GEDEW hoặc lưu lượng thể tích khí thải tương đương VEDFW. Tất cả các tính toán phải lấy giá trị trung bình ở mỗi giai đoạn lấy mẫu trạng thái vận hành làm cơ sở.

BC.1.4.2.1  Hệ thống đẳng động học

GEDFW,i = GEXHW,i × qi

hoặc

VEDFW,i = VEXHW,i × qi

Trong đó:

hoặc

Trong đó:

BC.1.4.2.2  Hệ thống đo nồng độ CO2 hoặc NOx

GEDFW,i - GEXHW,i x qi

hoặc

VEDFW,i = VEXHW,i × qi

Trong đó:

concE - Nồng độ ướt của khí đánh dấu trong khí thải nguyên gốc;

concD - Nồng độ ướt của khí đánh dấu trong khí thải pha loãng;

concA - Nồng độ ướt của khí đánh dấu trong không khí pha loãng.

Nồng độ khô đo được phải chuyển đổi thành nồng độ ướt theo BC.1.3.2.

BC.1.4.2.3  Hệ thống đo CO2 và phương pháp cân bằng cacbon

Trong đó:

CO2D - Nồng độ CO2 trong khí thải pha loãng, biểu thị bằng phần trăm thể tích ướt (%);

CO2A - Nồng độ CO2 trong không khí pha loãng, được biểu thị bằng phần trăm thể tích ướt (%).

Tính toán theo công thức dưới đây dựa trên cơ sở nguyên lý cân bằng cacbon giả định (cụ thể: tất cả các nguyên tử cacbon cung cấp cho động cơ đều thải ra dưới dạng CO2).

GEDFW,i = GEXHW,i x qi

BC.1.4.2.4  Hệ thống đo lưu lượng

GEDFW,i = GEXHW,i × qi

BC.1.4.3  Hệ thống pha loãng toàn dòng

Kết quả cuối cùng của hạt thải phải được xác định theo quy trình sau.

Tất cả các tính toán phải lấy giá trị trung bình ở mỗi giai đoạn lấy mẫu trạng thái vận hành làm cơ sở.

GEDFW,i = GTOTW,i

hoặc

VEDFW,i = VTOTW,i

BC.1.4.4  Tính toán lưu lượng khối lượng hạt thải

Lưu lượng khối lượng hạt thải được tính theo công thức sau:

Đối với phương pháp sử dụng giấy lọc đơn:

hoặc

Trong đó:

(GEDFW)aver, (VEDFW)aver, (MSAM)aver và (VSAM)aver trong toàn bộ chu trình thử nghiệm là tổng giá trị trung bình có trọng số ở từng trạng thái vận hành trong quá trình lấy mẫu.

Trong đó:

i = 1, ..., n

Đối với phương pháp sử dụng nhiều giấy lọc:

hoặc

Trong đó: i = 1, .... n

Lưu lượng khối lượng hạt thải phải được hiệu chỉnh nền theo các công thức sau:

Đối với phương pháp sử dụng giấy lọc đơn:

Trong đó: i = 1, .... n

Lưu lượng khối lượng phát thải dạng hạt phải được hiệu chỉnh nền theo các công thức sau: Đối với phương pháp sử dụng giấy lọc đơn:

hoặc

Nếu là phép đo nhiều lần, (Md/MDIL) hoặc (Md/VDIL) phải được thay thế tương ứng bằng (Md/MDIL)aver hoặc (Md/VDIL)aver.

hoặc

Đối với phương pháp sử dụng nhiều giấy lọc:

hoặc

Nếu là phép đo nhiều lần, (Md/MDIL) hoặc (Md/VDIL) phải được thay thế tương ứng bằng (Md/MDIL)aver hoặc (Md/VDIL) aver.

hoặc

BC.1.4.5  Tính toán phát thải riêng khi phanh

Lượng phát thải riêng hạt thải khi phanh PM[g/(kWh)] được tính toán theo công thức sau1):

Đối với phương pháp sử dụng giấy lọc đơn:

Đối với phương pháp sử dụng nhiều giấy lọc:

BC.1.4.6  Hiệu chỉnh hàm lượng lưu huỳnh của phát thải riêng hạt thải khi phanh

Xem xét sự thay đổi của xu hướng thị trường, để duy trì một tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, lần đầu tiên phê duyệt kiểu loại động cơ điêzen không có các thiết bị xử lý khí thải, cho phép nhiên liệu điêzen có hàm lượng lưu huỳnh tối đa là 500x10-6 (tối thiểu: 300x10-6). Trong trường hợp đó, đo hạt thải phải được hiệu chỉnh để giá trị phát thải riêng hạt thải khi phanh của nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh ở mức danh nghĩa 1500x10-6 theo công thức sau:

PMadj = PM + [SFC × 0,091 7 × (NSLF - FSF)]

Trong đó:

PMadj - Giá trị hiệu chỉnh của phát thải riêng hạt thải khi phanh, g/(kWh);

PM - Lượng phát thải riêng hạt thải đo được khi phanh, g/(kWh);

NSLF - Phần % khối lượng hàm lượng lưu huỳnh danh nghĩa, ví dụ 0,15 %/100;

FSF - Phần % khối lượng hàm lượng lưu huỳnh của nhiên liệu điêzen, %/100;

SFC - Mức tiêu thụ nhiên liệu theo tỷ lệ trọng số được tính theo công thức sau, g/(kwh).

BC.1.4.7  Hệ số trọng lượng hiệu dụng

Đối với phương pháp sử dụng giấy lọc đơn, hệ số trọng lượng hiệu dụng ở mọi trạng thái vận hành được tính theo công thức sau:

hoặc

Trong đó: i = 1, ..., n

Hệ số trọng lượng hiệu dụng phải nằm trong khoảng ± 0,005 (giá trị tuyệt đối) của hệ số trọng lượng được liệt kê trong Bảng B.1.1 hoặc Bảng B.1.2 hoặc Bảng B.2.

CHÚ THÍCH:

1) PMmass phải được nhân với KP (hệ số hiệu chỉnh độ ẩm của hạt thải, xem BC.1.4.1).

 

Phụ lục C

(Quy định)

Hệ thống lấy mẫu khí và hạt thải

C.1  Hệ thống phân tích và lấy mẫu

Xem Bảng C.1 đ biết hệ thống lấy mẫu khí và hạt thải.

Bảng C.1 - Hệ thống lấy mẫu khí và chất thải dạng hạt

Số hình

Mô tả

Hình C.1

Hệ thống phân tích khí thải cho khí thải nguyên gốc

Hình C.2

Hệ thống phân tích khí thải cho khí thải pha loãng

Hình C.3

Dòng động như dòng một phần, điều khiển bơm khí, lấy mẫu một phần

Hình C.4

Dòng động như dòng một phần, điều khiển máy nén, lấy mẫu một phần

Hình C.5

Dòng một phần, điều khiển CO2 và NOx, lấy mẫu một phần

Hình C.6

Dòng một phần, kiểm soát CO2 và cân bằng carbon, lấy mẫu tổng

Hình C.7

Dòng một phần, venturi đơn và đo nồng độ, lấy mẫu một phần

Hình C.8

Dòng một phần, venturi kép hoặc tấm lỗ và đo nồng độ, lấy mẫu một phần

Hình C.9

Dòng một phần, phân nhánh đường ống và đo nồng độ, lấy mẫu một phần

Hình C.10

Dòng một phần, kiểm soát dòng, lấy mẫu tng

Hình C.11

Dòng một phần, kiểm soát dòng, lấy mẫu một phần

Hình C.12

Dòng toàn phần, bơm thể tích hoặc venturi lưu lượng tới hạn, lấy mẫu từng phần

Hình C.13

Hệ thống lấy mẫu hạt thải

Hình C.14

Hệ thống pha loãng toàn dòng

C.1.1  Xác định chất ô nhiễm dạng khí

Hình C.1 và Hình C.2 trong C.1.1.1 bao gồm việc lấy mẫu và sơ đồ nên dùng cho hệ thống phân tích và không cần thiết phải tuân thủ đầy đủ các hình này vì các cách sắp xếp khác nhau có thể tạo ra các tác động giống nhau. Các bộ phận bổ sung như đồng hồ đo, van, van điện từ, máy bơm và công tắc có thể được sử dụng để cung cấp thêm thông tin và các chức năng để điều phối hệ thống bộ phận. Nếu các bộ phận khác không cần thiết để duy trì độ chính xác của một số hệ thống, chúng có thể được gỡ bỏ thông qua đánh giá kỹ thuật tăng cường.

C.1.1.1  Thành phần khí ô nhiễm CO, CO2, HC, NOx

Mô tả hệ thống phân tích xác định khí gây ô nhiễm trong khí thải nguyên gốc và khí thải pha loãng dựa trên cơ sở áp dụng các máy phân tích sau.

- HFID để đo lượng hydrocacbon;

- NDIR để đo CO và CO2;

- HCID hoặc máy phân tích tương đương để đo NOx.

Đối với khí thải nguyên gốc (Hình C.1), lấy mẫu của tất cả các thành phần có thể sử dụng đầu dò lấy mẫu hoặc hai đầu dò lấy mẫu gần nhau và được chia cho các máy phân tích khác nhau bên trong. Phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo không có sự đông tụ của thành phần khí thải (bao gồm nước và sunfat) tại bất kỳ bộ phận nào của hệ thống phân tích.

Hình C.1 - Lưu đồ hệ thống phân tích để đo khí thái nguyên gốc CO, CO2, O2, NOx và HC

Hình C.2 - Lưu đồ hệ thống phân tích để đo khí thải pha loãng CO, CO2, NOx và HC

Mô tả Hình C.1 và Hình C.2

Các quy định chung:

Tất cả các phần của đường lấy mẫu phải được giữ nhiệt độ tương ứng theo yêu cầu của từng hệ thống.

(1) SP1 Đầu dò lấy mẫu khí thải nguyên gốc (chỉ áp dụng cho Hình C.1)

Nên sử dụng các đầu dò thông thường có nhiều lỗ và bằng thép không gỉ có đầu bịt kín. Đường kính bên trong không được vượt quá đường kính của ống lấy mẫu. Độ dày thành của đầu dò lấy mẫu không được vượt quá 1 mm và phải có ít nhất ba lỗ với lưu lượng lấy mẫu xấp xỉ như nhau trên ba mặt phẳng hướng tâm khác nhau. Đầu dò lấy mẫu phải kéo dài đến ít nhất 80 % đường kính trong của ống xả.

(2) SP2 Đầu dò lấy mẫu khí thải pha loãng HC (chỉ áp dụng cho Hình C.2)

Đầu dò lấy mẫu phải:

- Được xác định là một đoạn từ 254 mm đến 762 mm đầu trước của đường lấy mẫu HC (HSL1);

- Có đường kính trong nhỏ nhất bằng 5 mm;

- Được lắp đặt trong đường ống pha loãng DT (xem c. 1.2.1.2), nơi không khí pha loãng và khí thải được trộn lẫn hoàn toàn (ví dụ: vị trí cách điểm mà khí thải đi vào đường ống pha loãng về hướng phía sau dòng một đoạn bằng khoảng 10 lần đường kính ống);

- Đủ xa so với đầu dò lấy mẫu khác và thành ống (theo hướng kính) để tránh ảnh hưởng của dòng xoáy hoặc dòng đuôi;

- Được làm nóng để làm cho nhiệt độ luồng không khí ở đầu ra của thiết bị lấy mẫu ở mức 463 K ± 10 K (190 °C±10°C).

(3) SP3 Đầu dò lấy mẫu khí thải pha loãng CO, CO2 và NOx (chỉ áp dụng cho Hình C.2)

Đầu dò lấy mẫu phải:

- Nằm cùng mặt phẳng với SP2;

- Đủ xa so với đầu dò lấy mẫu khác và thành ống (theo hướng kính) để tránh ảnh hưởng của dòng xoáy hoặc dòng đuôi;

- Được làm nóng suốt chiều dài và cách nhiệt để làm cho nhiệt độ ở mức thấp nhất trên 328 K (55 °C) để ngăn chặn sự đông tụ của thành phần nước.

(4) HSL1 Đường lấy mẫu gia nhiệt

ng lấy mẫu gửi khí mẫu từ đầu dò ly mẫu đến điểm phân chia và máy phân tích HC.

Đường lấy mẫu phải:

- Đường kính bên trong tối thiểu bằng 5 mm và đường kính bên trong tối đa bằng 13,5 mm;

- Làm bằng thép không gỉ hoặc PTFE;

- Nếu nhiệt độ ra tại đầu dò lấy mẫu bằng hoặc nhỏ hơn 463 K (190 °C), hãy giữ nhiệt độ thành của mỗi lần gia nhiệt được kiểm soát ở 463 K ± 10 K (190 °C ± 10 °C);

- Nếu nhiệt độ khí thải ở đầu dò lấy mẫu trên 463 K (190 °C), thì nhiệt độ thành được giữ trên 453 K (180 °C);

- Giữ bộ lọc gia nhiệt (F2) và nhiệt độ khí trước HFID ở 463 K ± 10 K (190 °C ± 10 °C).

(5) HSL2 Đường lấy mẫu NOx được gia nhiệt

Đường lấy mẫu phải:

- Khi sử dụng bộ làm mát, nhiệt độ vách phải được giữ từ 328 K đến 473 K (55 °C đến 200 °C) trước khi đến bộ chuyển đổi; khi không sử dụng bộ làm mát, nhiệt độ vách phải được giữ từ 328 K đến 473 K (55 °C đến 200 °C) trước khi đến máy phân tích;

- Làm bằng thép không gỉ hoặc PTFE;

Do việc gia nhiệt đường lấy mẫu chỉ được sử dụng để ngăn chặn sự đông tụ của nước và sunfat, nên nhiệt độ của đường lấy mẫu phụ thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu.

(6) SL Đường lấy mẫu CO (CO2)

Đường lấy mẫu được làm bằng thép không gỉ hoặc PTEE và có thể được gia nhiệt hoặc không.

(7) BK Túi lấy mẫu nền (tùy chọn: chỉ sử dụng cho Hình C.2)

Được sử dụng đ đo nồng độ nền.

(8) BG Túi lấy mẫu (tùy chọn; chdùng cho CO và CO2 trong Hình C.2)

Được sử dụng để đo nồng độ lấy mẫu.

(9) F1 Bộ lọc sơ bộ gia nhiệt (tùy chọn)

Nhiệt độ phải giống hệt với HSL1.

(10) F2 Bộ lọc gia nhiệt

Trước khi khí mẫu đi vào máy phân tích, bộ lọc phải loại bỏ bất kỳ hạt thải rắn nào ở nhiệt độ giống với HSL1 ; bộ lọc phải được thay thế theo yêu cầu.

(11) P Bơm lấy mẫu gia nhiệt

Bơm lấy mẫu phải được gia nhiệt đến nhiệt độ của HSL1.

(12) HC

Máy dò ion hóa ngọn lửa hydro (HFID) để đo hydrocacbon phải duy trì ở nhiệt độ 453 K đến 473 K (180 °C đến 200 °C).

(13) CO, CO2

Máy phân tích dùng để đo NDIR của CO và CO2.

(14) NO

Máy phân tích (H) CLD để đo NOx phải được duy trì ở 328 K ~ 473 K (55 °C ~ 200 °C) nếu sử dụng bộ phân tích HCLDD.

(15) C Bộ chuyển đổi

Sử dụng bộ chuyển đổi xúc tác và khử NO2 thành NO trước máy phân tích CLD hoặc HCID.

(16) B Bình ngưng tụ

Để làm ngưng tụ lượng nước trong mẫu khí thải, phải sử dụng nước đá hoặc thiết bị ngưng tụ để làm cho nhiệt độ của bình ngưng tụ ở mức 273 K đến 277 K (0 °C đến 4 °C). Bình ngưng tụ là một bộ phận tùy chọn nếu máy phân tích xác định nhiễu đối với hơi nước theo B.B.1.9.1 và B.B.1.9.2.

Máy sấy khô hóa học không được phép sử dụng để loại bỏ hàm lượng nước trong khí mẫu.

(17) T1, T2 và T3 Cảm biến nhiệt độ

Dùng để theo dõi nhiệt độ dòng khí.

(18) T4 Cảm biến nhiệt độ

Nhiệt độ của bộ chuyển đổi NO2-NO.

(19) T5 Cảm biến nhiệt độ

Dùng để theo dõi nhiệt độ bình ngưng tụ.

(20) G1, G2, G3 Đồng hồ đo áp suất

Dùng để đo áp suất của đường lấy mẫu.

(21) R1 và R2 Van điều chỉnh áp suất

Kiểm soát tương ứng áp suất không khí và nhiên liệu của HFID.

(22) R3, R4, R5 Van điều áp

Kiểm soát áp suất đường lấy mẫu và dòng khí vào máy phân tích.

(23) FL1, FL2, FL3 Lưu lượng kế

Được sử dụng để theo dõi dòng của khí mẫu.

(24) FL4-FL7 Lưu lượng kế (tùy chọn)

Được sử dụng để theo dõi lưu lượng đi qua máy phân tích.

(25) V1-V6 Van chọn

Được sử dụng để chọn khí mẫu, khí span hoăc khí zero chảy vào máy phân tích.

(26) V7, V8 Van điện t

Bỏ qua bộ chuyển đổi NO2-NO.

(27) V9 Van kim

Lưu lượng đi qua bộ chuyển đổi NO2-NO và van điều áp bằng nhau.

(28) V10 và V11 Van kim

Điều chỉnh tỷ lệ thấp tới máy phân tích.

(29) V12, V13 Van chuyển đổi

Loại bỏ lượng nước trong bình ngưng tụ B.

(30) V14 Van chọn

Chọn túi lấy mẫu khí mẫu hoặc túi lấy mẫu nền.

C.1.2  Đo hạt thải

Hình C.3 đến C.14 trong C.1.2.1 và C1.2.2 bao gồm lấy mẫu và sơ đồ nên dùng cho hệ thống pha loãng và không cần thiết phải tuân thủ đầy đủ các hình này vì các cách sắp xếp khác nhau có thể tạo ra các tác dụng như nhau. Các bộ phận bổ sung như đồng hồ đo, van, van điện từ, máy bơm và công tắc có thể được sử dụng đề cung cấp thêm thông tin và các chức năng để điều phối hệ thống bộ phận. Nếu các bộ phận khác không cần thiết để duy trì độ chính xác của một số hệ thống, chúng có thể được gỡ bỏ thông qua đánh giá kỹ thuật tăng cường.

C.1.2.1  Hệ thống pha loãng

C.1.2.1.1  Hệ thống pha loãng một phần dòng (Hình C.3 đến Hình C.11)

Đoạn này mô tả hệ thống pha loãng dựa trên pha loãng một phần dòng khí thải. Việc phân nhánh và xử lý tiếp theo bằng cách pha loãng dòng khí thải có thể thực hiện thông qua các loại hệ thống pha loãng khác nhau. Đối với việc thu gom hạt thải tiếp theo, khí thải được pha loãng hoàn toàn hoặc khí thải chỉ được pha loãng một phần có thể sử dụng để đi qua hệ thống lấy mẫu hạt thải (Hình C.13 trong C.1.2.2). Phương pháp đầu tiên là loại lấy mẫu toàn bộ dòng và phương pháp thứ hai là loại lấy mẫu một phần dòng.

Tính toán tỷ lệ pha loãng phụ thuộc vào loại hệ thống pha loãng được sử dụng.

Các loại hệ thống pha loãng sau đây nên dùng:

- Hệ động học cân bằng (Hình C.3 và Hình C.4)

Các hệ thống này làm cho dòng trong ống vận chuyển tương tự như dòng thể tích khí thải về lưu lượng khí và (hoặc) áp suất, do đó dòng khí thải không bị nhiễu hoặc dòng khí thải đồng đều phải được thu tại đầu dò lấy mẫu, điều này thường có thể thực hiện bằng cách sử dụng bộ chỉnh lưu hoặc đoạn ống thẳng ở phía trước của điểm lấy mẫu. Tỷ lệ phân chia có thể tính toán thông qua giá trị đường kính ống được đo dễ dàng, cần lưu ý rằng loại đẳng động học chỉ tương tự với điều kiện dòng thay vì phân bố theo kích thước; cái sau nói chung là không cần thiết vì các hạt thải đủ nhỏ để chảy dọc theo dòng của dòng khí thải.

- Hệ thống điều khiển lưu lượng có đo nồng độ (Hình C.5 đến Hình C.9)

Hệ thống này để thu thập khí mẫu từ tổng lưu lượng khí thải thông qua điều chỉnh lưu lượng không khí pha loãng và tổng lưu lượng khí thải được pha loãng. Tỷ lệ pha loãng có thể được tính toán theo nồng độ của khí đánh dấu như CO2 và NOx được tạo ra tự nhiên trong khí thải động cơ điêzen. Nồng độ của khí đánh dấu trong khí thải pha loãng và không khí pha loãng phải được đo trong khi nồng độ của khí đánh dấu trong khí thải nguyên gốc có thể thu được thông qua phép đo; nếu biết các thành phần của nhiên liệu, nồng độ cũng có thể thu được theo công thức của dòng nhiên liệu và cân bằng cacbon. Hệ thống có thể được điều khiển bằng tỷ lệ pha loãng được tính toán (Hình C.5 và Hình C.6) hoặc bằng dòng vào ống vận chuyển (Hình C.7, Hình C.8 và Hình C.9).

- Hệ thống điều khiển lưu lượng có đo lưu lượng (Hình C.10 và Hình C.11)

Hệ thống này để thu thập khí mẫu từ tổng lưu lượng khi thải thông qua cài đặt lưu lượng không khí pha loãng và tổng lưu lượng khí thải được pha loãng. Tỷ lệ pha loãng có thể được tính toán theo sự khác biệt của hai dòng. Hai lưu lượng kế (Hình C.8 và từng hình bên trên) phải được hiệu chuẩn chính xác lẫn nhau vì sự khác biệt tương đối của hai lưu lượng sẽ dẫn đến sai số lớn trong trường hợp tỷ lệ pha loãng cao. Nếu cần, lưu lượng có thể được kiểm soát trực tiếp bằng cách giữ nguyên lưu lượng khí thải pha loãng và thay đổi lưu lượng không khí pha loãng.

Để nhận ra giá trị của hệ thống pha loãng dòng một phần, phải tránh vấn đề thất thoát hạt thải trong ống vận chuyển để đảm bảo khí mẫu được sử dụng đại diện cho khí thải động cơ điêzen và tỷ lệ phân chia phải được tính toán.

Các hệ thống trên phải chú ý đến các khía cạnh chính này.

Hình C.3 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với đầu dò đẳng động học và Lấy mẫu một phần dòng (Kiểm soát SB)

Khí thải nguyên gốc được chuyển đến đường ống pha loãng DT từ ống xả EP qua ống vận chuyển TT bằng cách lấy mẫu của đầu dò lấy mẫu đẳng động học ISP. Chênh lệch áp suất khí thải giữa ống xả và đầu vào của đầu dò phải được đo bằng bộ chuyển đổi áp suất DPT. Tín hiệu này được truyền đến bộ điều khiển lưu lượng FC1 điều khiển quạt hút SB và làm cho đầu dò kết thúc ở chênh lệch áp suất bằng 0. Ở các điều kiện này, tốc độ khí thải trong EP và ISP là như nhau và lưu lượng đi qua ISP và TT là một tỷ lệ cố định so với lưu lượng khí thải. Tỷ lệ phân chia có thể được tính theo diện tích mặt cắt ngang của EP và ISP. Lưu lượng không khí pha loãng được đo bằng máy đo lưu lượng FM1 và tỷ lệ pha loãng có thể được tính theo lưu lượng không khí pha loãng và tỷ lệ phân chia.

Hình C.4 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với đu dò đẳng động học và lấy mẫu một phần dòng (kiểm soát PB)

Khí thải nguyên gốc được chuyển đến đường ống pha loãng DT từ ống xả EP qua ống vận chuyển TT bằng cách lấy mẫu của đầu dò lấy mẫu đẳng động học ISP. Chênh lệch áp suất khí thải giữa ống xả và đầu vào của đầu dò phải được đo bằng bộ chuyển đổi áp suất DPT. Tín hiệu này được truyền đến bộ điều khiển lưu lượng FC1 điều khiển quạt hút SB và làm cho đầu dò kết thúc ở chênh lệch áp suất bằng 0. Lưu lượng không khí pha loãng được đo bằng máy đo lưu lượng FM1; thông qua một số không khí pha loãng từ không khí pha loãng và đưa nó trlại TT bằng một tấm lỗ khí nén. Ở các điều kiện này, tốc độ khí thải trong EP và ISP là như nhau và lưu lượng đi qua ISP và TT là một tỷ lệ cố định so với lưu lượng khí thải. Tỷ lệ phân chia có thể được tính theo diện tích mặt cắt ngang của EP và ISP. Không khí pha loãng được hút bằng quạt hút SB qua DT và lưu lượng sẽ được đo bằng thiết bị đo lưu lượng FM1 ở đầu vào DT; tỷ lệ pha loãng có thể được tính theo lưu lượng không khí pha loãng và tỷ lệ phân chia.

Hình C.5 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với phép đo nồng độ CO2 và NOx và lấy mẫu một phần dòng

Khí thải nguyên gốc được chuyển đến đường ống pha loãng DT từ ống xả EP qua ống vận chuyển TT bằng cách lấy mẫu của đầu dò lấy mẫu SP. Nồng độ của khí đánh dấu (CO2 hoặc NOx) trong khí thải nguyên gốc, khí thải pha loãng và không khí pha loãng phải được đo bằng máy phân tích khí thải EGA. Các tín hiệu này được truyền đến bộ điều khiển lưu lượng FC2 điều khiển quạt thổi áp suất hoặc quạt hút SB để duy trì tỷ lệ phân chia khí thải và tỷ lệ pha loãng dự kiến trong DT. Tỷ lệ pha loãng có thể được tính theo nồng độ của khí đánh dấu trong khí thải nguyên gốc, khí thải pha loãng và không khí pha loãng.

Hình C.6 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với phép đo nồng độ CO2, cân bằng cacbon và lấy mẫu tổng

Khí thải nguyên gốc được chuyển đến đường ống pha loãng DT từ ống xả EP qua ống vận chuyển TT bằng cách lấy mẫu của đầu dò lấy mẫu SP. Nồng độ CO2 trong khí thải pha loãng và không khí pha loãng được đo bằng máy phân tích khí thải EGA. CO2 và tín hiệu dòng nhiên liệu GFUEL được truyền đến bộ điều khiển dòng FC2 hoặc bộ điều khiển dòng FC3 trong hệ thống lấy hạt thải (xem Hình C.13). FC2 điều khiển quạt thổi áp PB trong khi FC3 điều khiển hệ thống lấy mẫu hạt thải (xem Hình C.13), theo cách này, dòng của hệ thống đầu vào và đầu ra có thể được điều chỉnh để duy trì tỷ lệ phân chia khí thải và tỷ lệ pha loãng dự kiến trong DT. Tỷ lệ pha loãng có thể được tính theo nồng độ CO2GFUEL trong phương pháp cân bằng cacbon.

nh C.7 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với venturi đơn, đo nồng độ và lấy mẫu một phần dòng

Do áp suất âm được tạo ra bởi venturi VN trong DT, khí thải nguyên gốc được truyền từ ống xả EP đến đường ống pha loãng DT qua ống vận chuyển TT bằng cách lấy mẫu của đầu dò lấy mẫu SP. Dòng khí đi qua TT phụ thuộc vào động lượng trao đổi ở venturi nên chịu ảnh hưởng của nhiệt độ khí tuyệt đối ở đầu ra TT. Sự chuyển hướng khí thải ở lưu lượng khí ống pha loãng nhất định không phải là hằng số và tỷ lệ pha loãng của tải trọng thấp thấp hơn một chút so với tải trọng cao. Nồng độ của khí đánh dấu (CO2 hoặc NOx) trong khí thải nguyên gốc, khí thải pha loãng và không khí pha loãng phải được đo bằng máy phân tích khí thải EGA và tỷ lệ pha loãng phải được tính theo giá trị đo được nêu trên.

Hình C.8 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với venturi kép hoặc lỗ dòng kép, đo nồng độ và lấy mẫu một phn dòng

Thông qua bộ chuyển hướng dòng có chứa một cặp tấm tiết lưu hoặc venturi, khí thải nguyên gốc được truyền từ ống xả EP đến đường ống pha loãng DT qua ống vận chuyển TT bằng cách lấy mẫu của đầu dò lấy mẫu SP. Cái đầu tiên (FD1) nằm trong EP và cái thứ hai (FD2) nằm trong TT. Ngoài ra, hai van điều khiển áp suất (PCV1 và PCV2) phải có để giữ tỷ lệ phân chia khí thải không đổi bằng cách kiểm soát áp suất ngược trong EP và áp suất trong DT. PCV1 nằm ở dòng xuống của EP trong khi PCV2 nằm giữa quạt thổi áp PB và DT. Nồng độ của khí đánh dấu (CO2 hoặc NOx) trong khí thải nguyên gốc, khí thải pha loãng và không khí pha loãng có thể được đo bằng máy phân tích khí thải EGA. Nồng độ của khí đánh dấu (CO2 hoặc NOx) phải được đo để điều chỉnh PCV1 và PCV2 nhằm kiểm tra tỷ lệ phân chia khí thải và thực hiện các hoạt động phân chia dòng chính xác. Tỷ lệ pha loãng có thể được tính theo nồng độ của khí đánh dấu.

Hình C.9 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với nhiều bộ chia, đo nồng độ và lấy mẫu một phần dòng

Thông qua bộ chuyển dòng FD3 gồm nhiều ống có cùng kích thước (cùng đường kính, chiều dài và bán kính uốn) được lắp đặt trong EP, khí thải nguyên gốc được chuyển từ ống xả EP sang ống pha loãng DT thông qua ống vận chuyển TT. Trong các đường ống này, khí thải ở một trong các đường ống được đưa vào DT và khí thải ở đường ống còn lại được đưa vào buồng giảm chấn. Do đó, tỷ lệ phân chia khí thải được xác định bởi tổng số ống và việc kiểm soát tỷ lệ phân chia không đổi yêu cầu chênh lệch áp suất giữa đầu ra DC và TT bằng 0. Giá trị này sẽ được đo bằng bộ chuyển đổi áp suất chênh lệch DPT. Có thể thực hiện chênh lệch áp suất bằng 0 bằng cách phun không khí tươi vào DT tại cửa xả TT. Nồng độ của khí đánh dấu (CO2 hoặc NOx) trong khi thải nguyên gốc, khí thải pha loãng và không khí pha loãng có thể được đo bằng máy phân tích khí thải EGA. Nồng độ của khí đánh dấu (CO2 hoặc NOx) phải được đo để điều chỉnh lượng khí phun nhằm kiểm tra tỷ lệ phân chia khí thải và thực hiện các hoạt động phân chia dòng chính xác. Tỷ lệ pha loãng có thể được tính theo nồng độ của khí đánh dấu.

Hình C.10 - Hệ thống pha loãng một phần dòng có kiểm soát dòng và ly mẫu toàn phn

Khí thải nguyên gốc được truyền từ ống xả EP đến đường ống pha loãng DT qua ống vận chuyển TT bằng cách lấy mẫu của đầu dò lấy mẫu SP. Tổng lưu lượng đi qua đường ống pha loãng được điều chỉnh bởi bộ điều khiển lưu lượng FC3 của hệ thống lấy mẫu hạt thải (xem Hình C.15) và bơm lấy mẫu P. Dòng không khí pha loãng được điều khiển bởi bộ điều khiển lưu lượng FC2 và GEXH, GAIR hoặc GFUEL có thể được sử dụng làm tín hiệu lệnh để thu được nhánh xả dự kiến. Lưu lượng lấy mẫu đi vào DT là hiệu số của tổng lưu lượng và không khí pha loãng. Lưu lượng không khí pha loãng được đo bằng thiết bị đo lưu lượng FM1 và tổng lưu lượng khí được đo bằng thiết bị đo lưu lượng FM3 trong hệ thống lấy mẫu hạt thải. Tỷ lệ pha loãng có thể được tính toán theo hai dòng này.

Hình C.11 - Hệ thống pha loãng một phần dòng có kiểm soát dòng và lấy mẫu một phần dòng

Khí thải nguyên gốc được truyền từ ống xả EP đến đường ống pha loãng DT qua ống vận chuyển TT bằng cách lấy mẫu của đầu dò lấy mẫu SP. Nhánh xả và dòng vào DT được điều khiển bởi bộ điều khiển lưu lượng FC2, theo yêu cầu FC2 có thể điều chỉnh lưu lượng (hoặc tốc độ) của quạt tạo áp hoặc quạt hút SB. Vì khí mẫu trong hệ thống lấy mẫu hạt thải quay trở lại DT, chế độ kiểm soát này có thể thực hiện được. GEXH, GAIR hoặc GFUEL có thể dùng làm tín hiệu lệnh của FC2. Lưu lượng không khí pha loãng được đo bằng thiết bị đo lưu lượng FM1 và tổng lưu lượng khí đo được bằng thiết bị đo lưu lượng FM2 và tỷ lệ pha loãng có thể được tính theo hai lưu lượng này.

Mô tả Hình C.3 đến Hình C.11

(1) EP Ống xả

Ống xả có thể được cách nhiệt. Để giảm quán tính nhiệt, tỷ lệ độ dày thành ống xả với đường kính ống xả nên nhỏ hơn hoặc bằng 0,015. Đường ống mềm phải được kiểm soát sao cho tỷ lệ giữa chiều dài và đường kính bằng 12 hoặc nhỏ hơn. Để giảm độ lún quán tính, độ uốn càng ít càng tốt. Nếu hệ thống bao gồm bộ giảm âm băng thử, thì bộ giảm âm cũng phải được cách nhiệt.

Đối với hệ thống đẳng động học, ống xả phải không bị ảnh hưởng của dòng điện xoáy, của sự uốn cong và sự thay đổi đường kính ống trên một đoạn dài không quá sáu lần đường kính ống ở phía trước đầu dò và ba lần đường kính ống ở phía sau đầu dò. Ngoi trừ tốc độ không tải, lưu lượng khí trong khu vực lấy mẫu phải lớn hơn 10 m/s và dao động của áp suất trung bình trong ống xả không được lớn hơn ± 500 Pa. Bất kỳ biện pháp nào để giảm sự dao động của áp suất phải không làm thay đổi tính năng của động cơ điêzen hoặc gây ra sự lắng đọng của các hạt thải trừ khi hệ thống ống xả (bao gồm cả bộ giảm thanh và thiết bị xử lý sau) của máy nông nghiệp, máy lâm nghiệp.

Đối với hệ thống không có đầu dò lấy mẫu đẳng động học, diện tích trong vòng sáu lần đường kính ống ở dòng lên của đầu lấy mẫu và ba lần đường kính ống ở dòng xuống phải là ống thẳng.

(2) SP Đầu dò lấy mẫu (Hình C.5 đến Hình C.11)

Đường kính bên trong tối thiểu phải bằng 4 mm và tỷ lệ đường kính tối thiểu của ống xả so với đầu dò phải bằng 4. Đầu dò phải là ống hở, đối diện trực tiếp với đường tâm của dòng ống xả hoặc đầu dò nhiều lỗ được mô tả trong SP1 của C.1.1.1.

(3) ISP Đầu dò lấy mẫu đẳng động học (Hình C.3 và Hình C.4)

Đầu dò lấy mẫu đẳng động học phải được lắp đặt tại đường tâm của ống xả và đối diện với dòng ngược dòng; EP phải đáp ứng điều kiện lưu lượng nhất định và ISP được thiết kế để cung cấp mẫu khí thải nguyên gốc theo một tỷ lệ nhất định. Đường kính bên trong tối thiểu phải bằng 12 mm.

Hệ thống điều khiển phải thực hiện phân nhánh khí thải đẳng động học bằng cách giữ chênh lệch áp suất bằng 0 giữa EP và ISP. ở điều kiện này, tốc độ khí thải trong EP và ISP là giống hệt nhau và lưu lượng khối qua ISP là một phần không đổi của lưu lượng khí thải. ISP phải được kết nối với bộ chuyển đổi áp suất chênh lệch. Chênh lệch áp suất giữa EP và ISP có thể bằng 0 do tốc độ quạt gió và bộ điều khiển lưu lượng.

(4) FD1, FD2 Bộ chia luồng (Hình C.8)

Một bộ veturi hoặc tấm lỗ dòng phải được lắp đặt trong ống xả EP và ống vận chuyển TT tương ứng để cung cấp khí mẫu của khí thải nguyên gốc theo một tỷ lệ nhất định. Hệ thống kiểm soát lưu lượng cần thiết có hai van kiểm soát áp suất PCVI và PCV2 để thực hiện phân nhánh khí thải theo một tỷ lệ nhất định bằng cách kiểm soát áp suất trong EP và DT.

(5) FD3 Bộ chia dòng (Hình C.9)

Lắp một nhóm ống (phần nhiều ống) vào ống xả EP để cung cấp khí mẫu của khí thải nguyên gốc theo tỷ lệ nhất định. Một trong các đường ống truyền khí thải đến ống pha loãng DT và các đường ống khác truyền khí thải đến buồng giảm chấn DC. Các ống này phải có cùng kích thước (cùng đường kính, chiều dài và bán kính uốn) và phân nhánh ống xả phụ thuộc vào tổng số ống. Phân nhánh theo tỷ lệ của hệ thống điều khiển là cần thiết để tạo chênh lệch áp suất giữa đầu ra của bộ nhiều ống và đầu ra TT bằng 0. Ở điều kiện này, tốc độ khí thải trong EP và ISP tỷ lệ thuận với nhau và lưu lượng khối lượng qua TT là một tỷ lệ không đổi của lưu lượng khí thải. Hai điểm phải kết nối với bộ chuyển đổi áp suất chênh lệch DPT. Điều khiển chênh lệch áp suất bằng 0 bằng bộ điều khiển lưu lượng FC1.

(6) EGA Máy phân tích khí thải (Hình C.5 đến Hình C.9)

Có thể sử dụng máy phân tích CO2 và NOx (máy phân tích CO2 chỉ trong phương pháp cân bằng cacbon). Máy phân tích phải được hiệu chuẩn khi máy phân tích đo các khi gây ô nhiễm. Một hoặc nhiều máy phân tích có thể được sử dụng để đo các nồng độ khác nhau.

Độ chính xác của hệ thống khảo sát phải đảm bảo độ chính xác của GEDFW hoặc VEDFW trong phạm vi ± 4 %.

(7) TT ống vận chuyển (Hình C.3 đến Hình C.11)

Ống vận chuyển lấy mẫu hạt thải phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Chiều dài càng ngắn càng tốt nhưng không được vượt quá 5 m;

- Đường kính bằng hoặc lớn hơn đường kính đầu dò nhưng không lớn hơn 25 mm;

- Thoát ra tại đường tâm của đường ống pha loãng, hướng xuống dòng.

Nếu chiều dài đường ống nhỏ hơn hoặc bằng 1 m, nó phải được cách nhiệt bằng vật liệu có hệ số dẫn nhiệt tối đa 0,05 W/ (m K) và độ dày cách điện hướng tâm của nó tương đương với đường kính đầu dò. Nếu chiều dài đường ống lớn hơn 1 m, đường ống này phải được cách nhiệt và nung nóng ở nhiệt độ thành ống tối thiểu bằng 523 K (250 °C).

Tương ứng, nhiệt độ thành ống vận chuyển phải được xác định theo tính toán truyền nhiệt tiêu chuẩn.

(8) DPT Bộ chuyển đổi áp suất chênh lệch (Hình C.3, Hình C.4 và Hình C.9)

Dải đo của bộ chuyển đổi áp suất chênh lệch phải nhỏ hơn hoặc bằng ± 500 Pa.

(9) FC1 Bộ điều khiển lưu lượng (Hình C.3, Hình C.4 và Hình C.9)

Đối với hệ thống đẳng động học (Hình C.3 và Hình C.4), bộ điều khiển lưu lượng phải được sử dụng để giữ chênh lệch áp suất giữa EP và ISP bằng 0. Thực hiện điều chính thông qua quy trình sau:

(a) Kiểm soát tốc độ và lưu lượng của quạt hút (SB) ở mọi điều kiện hoạt động để giữ ổn định tốc độ của quạt tạo áp (PB).

(b) Điều chỉnh quạt hút (SB) để ổn định lưu lượng khối lượng khí thải đã pha loãng và điều khiển lưu lượng của quạt áp suất, do đó điều chỉnh lưu lượng lấy mẫu khí thải trong một khu vực nhất định ở cuối ống vận chuyển (TT) (Hình C.4).

Trong hệ thống kiểm soát áp suất, sai số trong mạch điều khiển không được vượt quá ± 3 Pa và dao động áp suất trong đường ống pha loãng không được vượt quá giá trị trung bình ± 250 Pa.

Đối với hệ thống nhiều ống (Hình C.9), để đạt được tỷ lệ phân nhánh, bộ điều khiển lưu lượng phải được sử dụng để giữ chênh lệch áp suất giữa đầu ra của bộ nhiều ống và đầu ra TT bằng 0, thực hiện điều chỉnh thông qua kiểm soát luồng không khí tại đầu ra TT vào ĐT.

(10) PCV1, PCV2 Van điều khiển áp suất (Hình C.8)

Đối với hệ thống tấm tiết lưu dòng kép hoặc venturi kép, để đạt được tỷ lệ phân nhánh, phải sử dụng hai van điều khiển áp suất để kiểm soát áp suất ngược của EP và áp suất của DT. Hai van phải được lắp đặt ở dòng xuống của SP trong EP và giữa PB và DT.

(11) DC Buồng giảm chấn (Hình C.9)

Buồng giảm chấn phải được lắp đặt ở đầu ra của bộ nhiều ống để giảm dao động áp suất của ống xả EP.

(12) VN venturi (Hình C.7)

Venturi phải được lắp đặt trong ống pha loãng DT để tạo ra áp suất âm tại khu vực đầu ra của ống vận chuyển TT. Lưu lượng khí qua TT được quyết định bởi động lượng trao đổi tại khu vực venturi và theo một tỷ lệ nhất định với lưu lượng của quạt thổi áp suất PB, dẫn đến tỷ lệ pha loãng không đổi. Vì trao đổi xung lượng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ đầu ra TT và chênh lệch áp suất giữa EP và DT, nên tỷ lệ pha loãng thực tế thấp hơn ở mức tải thấp so với ở mức tải cao.

(13) FC2 Bộ điều khiển lưu lượng (Hình C.5, Hình C.6, Hình C.10 và Hình C.1.1, tùy chọn)

Bộ điều khiển lưu lượng có thể sử dụng để điều khiển lưu lượng của quạt thổi áp suất PB và quạt hút SB và nó có thể khuếch đại kết nối tín hiệu theo chuyển động vi sai cân bằng với tín hiệu lưu lượng khí thải hoặc lưu lượng nhiên liệu và (hoặc) CO2 hoặc NOx.

Khi áp dụng thiết bị cấp khí nén (Hình C.10), FC2 có thể trực tiếp điều khiển lưu lượng khí.

(14) FM1 Máy đo lưu lượng (Hình C.5, Hình C.6, Hình C.10 và Hình C.11)

Áp dụng lưu lượng kế khí hoặc các thiết bị đo lưu lượng khác để đo lưu lượng không khí pha loãng. Nếu sử dụng quạt áp suất PB hiệu chuẩn để đo lưu lượng, FM1 là một phần tùy chọn

(15) FM2 Máy đo lưu lượng (Hình C.11)

Áp dụng lưu lượng kế khí hoặc các thiết bị đo lưu lượng khác để đo lưu lượng không khí pha loãng. Nếu sử dụng quạt hút hiệu chuẩn SB để đo lưu lượng, FM2 là một phần tùy chọn.

(16) PB Quạt áp suất (Hình C.3, Hình C.4, Hình C.5, Hình C.6, Hình C.7, Hình C.8 và Hình C.11)

Để kiểm soát lưu lượng không khí pha loãng, PB có thể kết nối với bộ điều khiển lưu lượng FC1 hoặc FC2. Khi sử dụng van dĩa, PB không còn cần thiết. Sau khi hiệu chuẩn, PB có thể sử dụng để đo lưu lượng không khí pha loãng.

(17) SB Quạt hút (Hình C.3, Hình C.4, Hình C.5, Hình C.8, Hình C.9 và Hình C.11)

Chỉ được sử dụng cho hệ thống lấy mẫu một phần dòng, sau khi hiệu chuẩn, SB có thể được sử dụng để đo lưu lượng khí thải pha loãng.

(18) DAF Bộ lọc không khí pha loãng (Hình C.3 ~ Hình C.11)

Lọc không khí pha loãng và loại bỏ hydrocarbon nền bằng than hoạt tính là tốt nhất. Không khí pha loãng phải giữ ở 298 K ± 5 K (25 °C ± 5 °C).

Theo yêu cầu của nhà sản xuất, không khí pha loãng phải được lấy mẫu theo kinh nghiệm kỹ thuật tốt để xác định mức hạt thải nền sẽ được khấu trừ khỏi giá trị đo được của hạt thải trong khí thải pha loãng.

(19) PSP Đầu dò lấy mẫu hạt thải (Hình C.3, Hình C.4, Hình C.5, Hình C.7, Hình C.8, Hình C.9 và Hình C.11)

Đầu dò này là đầu dẫn của PTT, và:

- Phải hướng lên dòng, được lắp đặt tại nơi mà không khí pha loãng được trộn hoàn toàn với khí thải, cụ thể là đường tâm của đường ống pha loãng DT của hệ thống pha loãng và tại vị trí bằng khoảng 10 lần đường kính ống ở dòng xuống của đường ống pha loãng có khí thải đi vào;

- Đường kính bên trong tối thiểu bằng 12 mm;

- Nhiệt độ thành đầu dò có thể làm nóng không quá 325 K (52 °C) trong phương pháp làm nóng trực tiếp hoặc không khí pha loãng có thể sử dụng để làm nóng sơ bộ với điều kiện là nhiệt độ không khí không được vượt quá 325 K (52 °C) trước khi khi thải đi vào đường ống pha loãng;

- Phải thực hiện cách ly nhiệt.

(20) DT Đường ống pha loãng (Hình C.3 đến Hình C.11)

Đường ống pha loãng này:

- Phải có đủ chiều dài để trộn hoàn toàn khí thải và không khí pha loãng ở điều kiện nhiễu loạn;

- Được làm bằng thép không gỉ và:

- Đối với ống pha loãng có đường kính trong lớn hơn 75 mm, tỷ lệ chiều dày thành ống và đường kính ống phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,025;

- Đối với ống pha loãng có đường kính trong nhỏ hơn hoặc bằng 75 mm, độ dày thành danh nghĩa của ống pha loãng không được nhỏ hơn 1,5 mm;

- Đối với kiểu lấy mẫu từng phần, đường kính bên trong ít nhất phải bằng 75 mm;

- Đối với loại lấy mẫu dòng toàn phần, nên sử dụng đường kính trong ít nhất là 25 mm;

- Nhiệt độ thành ống có thể làm nóng không quá 325 K (52 °C) trong phương pháp làm nóng trực tiếp hoặc không khí pha loãng có thể sử dụng để làm nóng trước với điều kiện là nhiệt độ không khí không được vượt quá 325 K (52 °C) trước khi khí thải đi vào đường ống pha loãng;

- Phải thực hiện cách ly nhiệt.

Khí thải của động cơ điêzen phải được trộn hoàn toàn với không khí pha loãng. Đối với hệ thống lấy mẫu một phần, sau khi hệ thống đưa vào sử dụng, ở trạng thái hoạt động của động cơ điêzen, hồ sơ nồng độ CO2 (ít nhất bốn điểm đo với khoảng cách gần bằng nhau) trong đường ống phải được sử dụng để kiểm tra khối lượng hỗn hợp. Nếu cần, có thể sử dụng tấm lỗ đo luồng không khí hỗn hợp.

Lưu ý: Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh gần đường ống pha loãng dưới 293 K (20 °C), thì phải thực hiện các biện pháp để tránh thất thoát hạt thải trên thành lạnh của đường ống pha loãng. Do đó, làm nóng hoặc cách nhiệt đường ống pha loãng trong phạm vi nhiệt độ khuyến nghị ở trên.

Trong trường hợp động cơ điêzen chịu tải cao, đường ống có thể được làm mát bằng phương pháp không quá mạnh như quạt tuần hoàn, với điều kiện là nhiệt độ môi trường làm mát không thấp hơn 293 K (20 °C).

(21) HE Bộ trao đổi nhiệt (Hình C.8 và Hình C.9)

Bộ trao đổi nhiệt phải có đủ khả năng để giữ nhiệt độ đầu vào của quạt hút SB trong khoảng ± 11 K ở nhiệt độ vận hành trung bình đo được trong suốt quá trình thử nghim.

C.1.2.1.2  Hệ thống pha loãng toàn dòng (Hình C.12)

Hệ thống pha loãng được đề cập là hệ thống pha loãng tất cả khí thải dựa trên khái niệm lấy mẫu thể tích không đổi (CVS). Phải đo tổng thể tích khí thải trộn với không khí pha loãng. Hệ thống PDP hoặc CFV có thể được sử dụng.

Để thu thập các hạt thải tiếp theo, đưa khí mẫu của khí thải đã pha loãng vào hệ thống lấy mẫu hạt thải (Hình C.13 và Hình C.14 của C.1.2.2). Nếu làm điều này trực tiếp, nó được gọi là pha loãng một giai đoạn. Nếu khí mẫu pha loãng được pha loãng trong ống pha loãng giai đoạn thứ hai, nó được gọi là pha loãng hai giai đoạn. Trong trường hợp pha loãng một giai đoạn, nếu nhiệt độ bề mặt của giấy lọc không đáp ứng yêu cầu, thì sử dụng pha loãng hai giai đoạn. Mặc dù hệ thống pha loãng hai giai đoạn là một phần của hệ thống pha loãng, nhưng nó có thể được sử dụng như một biến thể của hệ thống lấy mẫu hạt thải trong Hình C.14 của C.1.2 vì nó có phần lớn các bộ phận của hệ thống lấy mẫu hạt thải điển hình.

Các chất ô nhiễm dạng khí cũng có thể được xác định trong đường ống pha loãng của hệ thống pha loãng toàn dòng. Do đó, đầu dò lấy mẫu của thành phần khí được chỉ ra trong Hình C.12 nhưng nó không có trong danh sách mô tả. Các yêu cầu tương ứng được mô tả trong C.1.1.1.

Hình C.12 - Hệ thống pha loãng toàn dòng

Mô tả Hình C.12

(1) EP Ống xả

Chiều dài ống xả từ cửa xả của động cơ điêzen, cửa xả của máy tăng áp hoặc thiết bị xử lý sau đến ống pha loãng không được vượt quá 10 m. Nếu chiều dài hệ thống vượt quá 4 m, các bộ phận trên 4 m phải được cách điện. Trong trường hợp đo khói theo tầng, điểm đo khói có thể bị loại trừ. Độ dày hướng kính của vật liệu cách điện không được nhỏ hơn 25 mm. Tốc độ truyền nhiệt của vật liệu cách nhiệt ở 673 K (400 °C) không được lớn hơn 0,1 W/ (mK). Đ giảm quán tính nhiệt của ống xả, tỷ lệ giữa độ dày thành ống và đường kính phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,015. Đối với phần ống mềm sử dụng, tỷ lệ giữa chiều dài và đường kính phải từ 12 trở xuống.

Toàn bộ khí thải nguyên gốc phải được trộn với không khí pha loãng trong ống pha loãng DT.

Lưu lượng khí thải pha loãng có thể đo bằng bơm thể tích PDP hoặc venturi lưu lượng tới hạn. Bộ trao đổi nhiệt (HE) hoặc bộ bù lưu lượng điện tử (EFC) có thể sử dụng để lấy mẫu hạt thải theo tỷ lệ và đo lưu lượng. Vì phép đo thể tích hạt thải dựa trên tồng lưu lượng khí thải được pha loãng nên có thể không tính được tỷ lệ pha loãng.

(2) PDP Bơm thể tích

PDP đo tổng lưu lượng khí thải được pha loãng theo số vòng quay và công suất ra của máy bơm. Áp suất ngược của hệ thống xả không được giảm một cách giả tạo bằng PDP hoặc hệ thống nạp chất pha loãng, ở cùng tốc độ quay và tải trọng của động cơ điêzen, chênh lệch giữa áp suất ngược tĩnh của khí thải đo được khi kết nối với hệ thống CVS và đo khi không kết nối hệ thống CVS phải giữ ở mức ± 1,5 kPa.

Khi không sử dụng bù lưu lượng, nhiệt độ của hỗn hợp khí trước PDP phải nằm trong khoảng ± 6 K so với nhiệt độ vận hành trung bình trong quá trình thử nghiệm.

Chỉ khi nhiệt độ đầu vào của PDP không lớn hơn 50 °C (323 K), mới có thể sử dụng bù lưu lượng.

(3) CFV venturi dòng tới hạn

CFV đo tổng lưu lượng khí thải pha loãng bằng cách chặn dòng (dòng tới hạn). Ở cùng tốc độ vòng quay và tải trọng của động cơ điêzen, chênh lệch giữa áp suất ngược tĩnh khí thải đo được khi kết nối với hệ thống CVS và đo khi không kết nối hệ thống CVS phải được giữ ở mức ± 1,5 kPa. Khi không áp dụng bù lưu lượng, nhiệt độ của hỗn hợp khí trước CFV phải nằm trong khoảng ± 11 K so với nhiệt độ vận hành trung bình trong quá trình thử nghiệm.

(4) HE Bộ trao đổi nhiệt (tùy chọn, nếu sử dụng EFC)

Bộ trao đổi nhiệt phải có đủ khả năng để giữ nhiệt độ theo các yêu cầu trên.

(5) EFC Bù lưu lượng điện tử (tùy chọn, nếu sử dụng HE)

Nếu nhiệt độ đầu vào của PDP hoặc CFV không nằm trong phạm vi trên, để đo lưu lượng liên tục và tiến hành kiểm soát lấy mẫu theo tỷ lệ trong hệ thống lấy mẫu hạt thải, hệ thống bù lưu lượng phải được sử dụng.

Đối với các mục đích trên, tín hiệu lưu lượng của phép đo liên tục được sử dụng để điều chỉnh lại lưu lượng khí mẫu của giấy lọc lấy mẫu hạt thải thông qua hệ thống lấy mẫu hạt thải (xem Hình C.13 và Hình C.14).

(6) DT Đường ống pha loãng Đường ống pha loãng:

- Đường kính của chúng phải đủ nhỏ để tạo thành dòng rối (số Reynolds lớn hơn 4 000); chiều dài của chúng phải đủ dài để trộn hoàn toàn khí thải với không khí pha loãng và có thể sử dụng tấm lỗ trộn dòng;

- Đường kính ít nhất bằng 75 mm;

- Có thể xử lý cách nhiệt.

Khí thải của động cơ điêzen phải hướng tới dòng xuống và được hòa trộn hoàn toàn tại nơi đưa khí thải của động cơ điêzen vào đường pha loãng.

Khi áp dụng hệ thống pha loãng một giai đoạn, khí mẫu từ ống pha loãng được chuyển đến hệ thống lấy mẫu hạt thải (xem Hình C.13 của C.1.2.2). Để duy trì nhiệt độ khí thải được pha loãng trước giấy lọc sơ cấp trong ống pha loãng không quá 325 K (52 °C), PDP hoặc CFV phải có khả năng tạo dòng phù hợp.

Khi sử dụng hệ thống pha loãng hai giai đoạn, khí mẫu từ đường ống pha loãng được chuyển sang đường ống pha loãng thứ cấp và được pha loãng thêm tại đây, sau đó đi qua giấy lọc lấy mẫu (xem Hình C.14 của C.1.2.2).

PDP hoặc CFV phải có đủ khả năng để làm cho nhiệt độ khí thải pha loãng trong phần lấy mẫu DT không vượt quá 464 K (191 °C). Hệ thống pha loãng thứ cấp phải cung cấp đủ không khí pha loãng thứ cấp để làm cho nhiệt độ của luồng không khí của khí thải được pha loãng hai giai đoạn trước khi lấy mẫu giấy lọc chứa hạt thải sơ cấp không vượt quá 325 K (52 °C).

(7) DAF Bộ lọc không khí pha loãng

Không khí pha loãng nên được lọc và than hoạt tính phải được sử dụng để loại bỏ hydrocarbon nền. Không khí pha loãng phải được duy trì ở 298 K (25 °C) ± 5 K. Theo yêu cầu của nhà sản xuất, không khí pha loãng phải được lấy mẫu theo kinh nghiệm kỹ thuật tốt để xác định mức hạt thải cơ bản và được khấu trừ khỏi giá trị đo được của hạt thải trong khí thải pha loãng.

(8) SP2 Đầu dò lấy mẫu hạt thải

Đu dò này là một đầu dẫn của PTT, và:

- Hướng lên trên, lắp đặt tại nơi mà không khí pha loãng được trộn hoàn toàn với khí thải, cụ thể là đường tâm của đường ống pha loãng DT của hệ thống pha loãng và tại vị trí có đường kính ống gấp khoảng 10 lần ở phía sau đường ống pha loãng có khí thải đi vào;

- Đường kính bên trong tối thiểu là bằng 12 mm;

- Nhiệt độ thành có thể được làm nóng không quá 325 K (52 °C) ở phương pháp làm nóng trực tiếp hoặc không khí pha loãng có thể được sử dụng để làm nóng sơ bộ với điều kiện là nhiệt độ không khí không được lớn hơn 325 K (52 °C) trước khi khí thải đi vào đường ống pha loãng;

- Có thể xử lý cách nhiệt.

C.1.2.2  Hệ thống lấy mẫu hạt thải (Hình C.13 và Hình C.14)

Hệ thống lấy mẫu hạt thải phải được sử dụng để thu thập hạt thải trên giấy lọc lấy mẫu hạt thải. Đối với các điều kiện pha loãng dòng một phần và lấy mẫu tổng, tất cả khí mẫu của khí thải được pha loãng đi qua giấy lọc và hệ thống pha loãng (xem Hình C.6 và Hình C.10 của C.1.2.1.1) và hệ thống lấy mẫu tạo thành một tích phân nói chung. Đối với điều kiện của hệ thống pha loãng một phần dòng hoặc toàn bộ dòng và lấy mẫu một phần, ch khí thải được pha loãng một phần mới đi qua giấy lọc (xem Hình C.3, Hình C.4, Hình C.5, Hình C.7, Hình C.8, Hình C.9, Hình C.11 trong C.1.2.1.1 và Hình C.12 trong C.1.2.1.2) và hệ thống lấy mẫu nói chung là hệ thống khác.

Trong tiêu chuẩn này, hệ thống pha loãng hai giai đoạn DDS (Hình C.14) của hệ thống pha loãng toàn dòng có thể được sử dụng như một biến cụ thể của hạt thải điển hình như Hình C.13. Hệ thống pha loãng hai giai đoạn bao gồm tất cả các bộ phận quan trọng của hệ thống lấy mẫu hạt thải, chẳng hạn như giá đỡ giấy lọc, bơm lấy mẫu và một số đặc điểm khác của hệ thống pha loãng như nguồn không khí pha loãng và đường ống pha loãng thứ cấp

Để tránh bất kỳ ảnh hưởng nào của chu trình điều khiển, nên vận hành bơm lấy mẫu trong quá trình thử nghiệm. Hệ thống dòng chảy vòng đường tắt phải được sử dụng để làm cho khí mẫu đi qua giấy lọc lấy mẫu trong thời gian quy định đối với phương pháp giấy lọc đơn. Ảnh hưởng của việc chuyển mạch đối với chu trình điều khiển phải ở mức tối thiểu.

Hình C.13 - Hệ thống lấy mẫu hạt thải

Mô tả-Hình C.13 và Hình C.14

(1) PSP Đầu dò lấy mẫu hạt thải (Hình C.13 và Hình C.14)

Đầu dò lấy mẫu hạt thải thể hiện trong hình là đầu dẫn của ống vận chuyển m hạt thải và:

- Hướng lên trên, lắp đặt tại nơi không khí pha loãng được trộn hoàn toàn với khí thải, cụ thể đường tâm của đường ống pha loãng DT của hệ thống pha loãng và tại vị trí có đường kính ống gấp khoảng 10 lần đường kính ống ở phía sau đường ống pha loãng có khí thải đi vào;

- Đường kính trong tối thiểu bằng 12 mm;

- Nhiệt độ thành có thể được làm nóng không quá 325 K (52 °C) ở phương pháp làm nóng trực tiếp hoặc không khí pha loãng có thể được sử dụng để làm nóng trước với điều kiện là nhiệt độ không khí không được vượt quá 325 K (52 °C) trước khi khí thải đi vào đường ống pha loãng;

- Có thể xử lý cách nhiệt.

Khí mẫu của khí thải pha loãng được thoát ra từ hệ thống pha loãng một phần dòng hoặc toàn dòng thông qua đầu dò lấy mẫu hạt thải PSP và ống vận chuyển hạt thải PTT và đường ống pha loãng DT bằng bơm lấy mẫu P. Khí mẫu đi qua giá đỡ giấy lọc chứa giấy lọc lấy mẫu hạt thải. Dòng khí mẫu được điều khiển bởi bộ điều khiển dòng FC3. Nếu sử dụng bộ bù lưu lượng điện tử EFC (xem Hình C.12), thì luồng khí thải được pha loãng có thể là tín hiệu điều khiển của FC3.

Hình C.14 - Hệ thống pha loãng (chỉ được sử dụng cho hệ thống toàn dòng)

Khí mẫu của khí thải pha loãng được chuyển đến đường ống pha loãng thứ cấp SDT và được pha loãng thêm ở đó từ đường ống pha loãng DT của hệ thống pha loãng toàn dòng thông qua đầu dò lấy mẫu hạt thải PSP và ống vận chuyển chất dạng hạt PTT. Khí mẫu đi qua giá đỡ giấy lọc FH có chứa giấy lọc lấy mẫu vật chất dạng hạt. Khi dòng khí mẫu được điều khiển bởi bộ điều khiển dòng FC3, dòng khí pha loãng nói chung là ổn định. Nếu sử dụng bộ bù lưu lượng điện tử EFC (xem Hình C.12), tồng lưu lượng thải được pha loãng có thể là tín hiệu điều khiển của FC3.

(2) Ống vận chuyển hạt thải PTT (Hình C.13 và Hình C.14)

Chiều dài ống vận chuyển hạt thải không được vượt quá 1 020 mm và càng ngắn càng tốt.

Kích thước:

- Đối với hệ thống lấy mẫu một phần pha loãng một phần dòng và hệ thống pha loãng đơn dòng toàn phần, từ đỉnh đầu dò đến giá đỡ giấy lọc;

- Đối với hệ thống lấy mẫu toàn phần pha loãng một phần dòng, từ đỉnh ống pha loãng đến giá đỡ giấy lọc;

- Đối với hệ thống pha loãng tổng lưu lượng hai giai đoạn, từ đỉnh đầu dò đến ống pha loãng thứ cp.

ng vận chuyển:

- Nhiệt độ thành ống có thể được làm nóng không quá 325 K (52 °C) trong phương pháp làm nóng trực tiếp hoặc không khí pha loãng có thể được sử dụng để làm nóng trước với điều kiện là nhiệt độ không khí không được vượt quá 325 K (52 °C) trước khi khi thải đi vào đường hầm pha loãng;

- Có thể thực hiện xử lý cách nhiệt.

(3) Đường ống pha loãng thứ cấp SDT (Hình C.14)

Đường kính tối thiểu của ống pha loãng thứ cấp phải bằng 75 mm và ống pha loãng thứ cấp phải đủ dài để cho thời gian lưu tối thiểu 0,25 s cho khí mẫu được pha loãng trong hai giai đoạn. Giá đỡ giấy lọc chính FH phải nằm trong phạm vi 300 mm tính từ đầu ra SDT.

Ống pha loãng thứ cấp:

- Nhiệt độ thành ống có thể được làm nóng không quá 325 K (52 °C) trong phương pháp làm nóng trực tiếp hoặc không khí pha loãng có thể sử dụng để làm nóng sơ bộ với điều kiện là nhiệt độ không khí không được vượt quá 325 K (52 °C) trước khi khí thải đi vào đường ống pha loãng;

- Có thể thực hiện xử lý cách nhiệt.

(4) Giá đỡ giấy lọc FH (Hình C.13 và Hình C.14)

Đối với giấy lọc sơ cấp và giấy lọc thứ cấp có thể sử dụng chung một buồng lọc giấy lọc hoặc buồng lọc riêng. Các yêu cầu trong BA.1.5.1.3 phải đáp ứng.

Giá đỡ giấy lọc:

- Nhiệt độ vách giá có thể được làm nóng không quá 325 K (52 °C) trong phương pháp làm nóng trực tiếp hoặc không khí pha loãng có thể sử dụng để làm nóng trước với điều kiện là nhiệt độ không khí không được vượt quá 325 K (52 °C);

- Có thể được thực hiện xử lý cách nhiệt.

(5) P Bơm lấy mẫu (Hình C.13 và Hình C.14)

Nếu không sử dụng FC3 để điều chỉnh lưu lượng, thì bơm lấy mẫu hạt thải phải được đặt ở vị trí đủ xa đường ống để giữ nhiệt độ đầu vào không đổi (± 3 K).

(6) DP Bơm không khí pha loãng (Hình C.14) (chỉ được sử dụng cho hệ thống pha loãng hai giai đoạn dòng toàn phần)

Bơm không khí pha loãng phải có khả năng cung cấp không khí pha loãng thứ cấp ở nhiệt độ 298 K ± 5 K (25 °C ± 5 °C).

(7) FC3 Bộ điều khiển lưu lượng (Hình C.13 và Hình C.14)

Nếu không có biện pháp thích hợp nào khác, bộ điều khiển lưu lượng phải được sử dụng để bù dao động dòng lấy mẫu của hạt thải do nhiệt độ và áp suất ngược dao động trong đường lấy mẫu. Nếu sử dụng bộ bù lưu lượng điện tử, thì phải sử dụng bộ điều khiển lưu lượng FC3 (xem Hình C.1).

(8) FM3 Máy đo lưu lượng (Hình C.13 và Hình C.14) (dòng lấy mẫu hạt thải)

Nếu không được sử dụng FC3 để điều chỉnh lưu lượng, lưu lượng kế khí hoặc thiết bị đo lưu lượng phải được đặt ở vị trí đủ xa bơm lấy mẫu để giữ nhiệt độ đầu vào không đổi (± 3 K).

(9) FM4 Máy đo lưu lượng (Hình C.14) (không khí pha loãng, chỉ được sử dụng để pha loãng tổng lưu lượng hai giai đoạn)

Đồng hồ đo lưu lượng khí hoặc đồng hồ đo lưu lượng phải được đặt ở nơi có nhiệt độ đầu vào duy trì ở mức 298 K ± 5 K (25 °C ± 5 °C).

(10) BV Van bi (tùy chọn)

Đường kính van bi không được nhỏ hơn đường kính trong của ống lấy mẫu và thời gian chuyển đổi không được nhỏ hơn 0,5 s.

Lưu ý: Nếu nhiệt độ xung quanh gần PSP, PTT, SDT và FH dưới 293 K (20 °C), phải thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự thất thoát của các hạt thi trên thành lạnh của đường ống pha loãng, do đó các bộ phận này nên được làm nóng hoặc xử lý cách nhiệt để tạo ra nhiệt độ trong phạm vi nhiệt độ được mô tả của chính chúng. Tốt nhất làm cho nhiệt độ trên bề mặt của giấy lọc không được thấp hơn 293 K (20 °C) trong quá trình lấy mẫu.

Trong trường hợp động cơ điezen chịu tải cao, các bộ phận trên có thể được làm mát bằng phương pháp không mạnh như quạt tuần hoàn, với điều kiện là nhiệt độ môi chất làm mát không thấp hơn 293 K (20 °C).

 

Phụ lục D

(Quy định)

Yêu cầu kỹ thuật nhiên liệu điêzen a)

Bảng D.1

 

Đơn vị

Giới hạn b)

Phương pháp kiểm tra

tối thiểu

tối đa

Trị số Xê tan c)

-

45 g)

50

GB/T 386 hoặc ASTM D613-08

Tỷ trọng ở 20 °C

kg/m3

835

845 h)

GB/T 1884 và GBTT 1885 hoặc ISO 3675:1998 và ISO 91-2:1991

Khoảng chưng cất - 95 % thể tích d)

°C

-

365

GB/T 6536 hoặc ASTM D86- 07a

Độ nhớt ở 20 °C

mm2/giây

3,0

8,0

GB/T 265

Hàm lượng lượng lưu huỳnh

%

0,1

0,2

GB/T 380

Điểm bốc cháy

°C

55

-

GB/T261 hoặc ISO 2719:2002

Điểm bịt kín bộ lọc nguội

°C

-

5

SH/T 0248 hoặc IP 309/99

Ăn mòn đồng

-

-

1

GB/T 5096

Tỷ lệ khối lượng 10 % cặn cacbon dư

%

-

0,3

GB/T 268 hoặc ISO 6615:1983

Tỷ lệ khối lượng tro

%

-

0,01

GB/T 508 hoặc ISO 6245:1982

Tỷ lệ thể tích nước

%

-

Đánh dấu

GB/T 260 hoặc ISO 3733:1999

Số trung hòa (KOH/axit mạnh)

mg/g

-

0,2

GB/T 258

Độ ổn định oxy hóa e)

mg/100mL

-

2,5

SH/T0175 hoặc ASTM D2274-88

Phụ gia f)

-

-

-

-

CHÚ THÍCH:

a) Nếu cần tính hiệu sut nhiệt của động cơ điêzen hoặc máy nông nghiệp, lâm nghiệp; nhiệt trị của nhiêu liệu có thể được tính theo công thức sau:

Năng lượng riêng (trị nhiệt) (hữu ích) (M/kg) = (46,423 - 8,792 × d2 + 3,17 d) x[1- (x + y + s)] + 9,42 s - 2,499 x

Trong đó:

d tỷ trong ở 288 K. (15 °C),

x là tỷ lệ khối lượng nước (%/100),

y là tỷ lệ khối lượng tro (%/100),

s là tỷ lệ khối lượng lưu huỳnh (%/100)

b) Giá trị trích dẫn là "giá trị thực" trong thông số kỹ thuật, trong đó việc xác định các giới hạn này, các điều khoản được áp dụng từ ISO 4259 "Sản phẩm dầu mỏ - Xác định và ứng dụng dữ liệu chính xác liên quan đến phương pháp thử nghiệm"; khi xác định giá trị nhỏ nhất, tính đến giá trị chênh lệch tối thiểu của 2R ở trên điểm 0; khi việc xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, giá trị chênh lệch nhỏ nhất bằng 4R (R-khả năng lặp lại).

Mặc dù thực hiện biện pháp bắt buộc này dựa trên số liệu thống kê, nhưng nhà sản xuất nhiên liệu vẫn hướng đến giá trị bằng 0 đó giá trị tối đa được chđịnh 2R và hướng đến giá trị trung bình trong trưng hợp được biểu thị bằng giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất, một khi cần làm rõ liệu nhiên liệu có đáp ứng các yêu cầu của đặc tính kỹ thuật, phải được áp dụng các điều khoản trong ISO 4259.

c) Phạm vi của giá trị xêtan không phù hợp với yêu cầu mà phạm vi giá trị nhỏ nhất bằng 4R. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp giữa nhà cung cấp dầu nhiên liệu và người sử dụng dầu nhiên liệu, các điều khoản trong ISO 4259 phải được áp dụng để giải quyết tranh chấp; tốt hơn so với phán đoán đơn l với điều kiện đã thực hiện đủ các phép đo lặp lại đ đạt được độ chính xác cần thiết.

d) Các giá trị hiển thị cho biết tổng lượng bay hơi (đã thu hồi % + tổn thất %)

e) Mặc dù ổn định oxy hóa đã được kiểm soát, thời gian bảo quản của nhiên liệu cũng có thể bị hạn chế. Nhà cung cấp phải đề xuất về điều kiện bảo qun và thời gian sử dụng.

f) Nhiên liệu điêzen này chỉ dựa trên sản phẩm chưng cất hydrocacbon mạch thẳng và chưng cất trực tiếp, và có thể được xử lý để loại bỏ lưu huỳnh và không được chứa các ph gia kim loại hoặc phụ gia làm tảng xêtan.

g) Giới hạn dưới được phép sử dụng, sao cho trị số xêtan của nhiên liệu tương đương được ghi vào báo cáo.

h) Cho phép sử dụng nhiên liệu tương đương có giá trị lớn nhất đến 855kg/m3 nếu tỷ trọng của nhiên liệu tương đương được ghi trong báo cáo.

i) Cho phép sử dụng giới hạn cao hơn, miễn là giá trị hàm lượng lưu huỳnh của nhiên liệu tương đương được ghi vào báo cáo.

 

Phụ lục E

(Quy định)

Các thiết bị và phụ kiện được lắp đặt để kiểm tra công suất động cơ điêzen

Bảng E.1

TT

Thiết bị và phụ kiện

Điều kiện lắp đặt để kiểm tra khí thải

1

Hệ thống nạp

 

Ống nạp

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Hệ thống kiểm soát lọt khí cacte

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Thiết bị điều khiển hút khí kép và hệ thống ống nạp

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Đo lưu lượng không khí

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Hệ thống đường ống nạp

a)

Bộ lọc khí

a)

Bộ phận giảm thanh

a)

Thiết bị giới hạn tốc độ

Có a)

2

Thiết bị gia nhiệt của đường ống nạp

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn. Điều chỉnh về trạng thái tối ưu nhất có thể.

3

Hệ thống ống xả

 

Bộ lọc khí xả

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

ng xả

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

ng nối

b)

Bộ phận giảm thanh

b)

Ống đuôi

b)

Phanh khí xả

Không c)

Thiết bị tăng áp

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

4

Bơm nhiên liệu

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn d)

5

Bộ vòi phun nhiên liệu

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Lọc thô

Có, lắp các bộ phận xuất tiêu chuẩn

Bộ lọc tinh

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Bơm cao áp

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Ống cao áp

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Vòi phun dầu bôi trơn

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn e)

Van nạp khí

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Thiết bị điều khiển điện tử, đo lưu lượng không khí vv

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Hệ thống điều khiển/kiểm soát tốc độ

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Thiết bị giới hạn tải tự động có điều khiển thanh răng theo điều kiện khí quyển

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

6

Thiết bị làm mát bằng chất lỏng

 

Bộ tản nhiệt

Không

Quạt

Không

Bao che quạt

Không

Bơm nước

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn f)

Bộ kiểm soát nhiệt độ

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn g)

7

Thiết bị làm mát không khí

 

Máng gió

Không h)

Quạt hoặt quạt gió

Không h)

Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ

Không

8

Thiết bị điện

Máy phát điện

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn i)

9

Thiết bị tăng áp

 

Máy nén được dẫn động trực tiếp bằng động cơ hoặc khí xả

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn k)m)

Bộ làm mát khí tăng áp

 

Bơm hoặc quạt làm mát (dẫn động bằng động cơ)

Không h)

Thiết bị kiểm soát lưu lượng nước làm mát

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

10

Quạt phụ của băng thử

Có, nếu cần thiết.

11

Thiết bị chống ô nhiễm

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn l)

12

Thiết bị khởi đng

Sử dụng thiết bị băng thử

13

Bơm dầu bôi trơn

Có, lắp các bộ phận sản xuất tiêu chuẩn

CHÚ THÍCH:

a) Nếu thuộc các trường hợp sau, phải lắp đặt toàn bộ hệ thống nạp:

- Khi nó có ảnh hưởng lớn đến công suất động cơ điêzen;

- Khi nhà sản xuất đề xuất yêu cầu này.

Trong những trường hợp khác, có thể sử dụng hệ thống nạp tương đương nhưng phải kiểm tra để đảm bảo rằng chênh lệch giữa áp suất nạp và giới hạn trên của áp suất nạp do nhà sản xuất quy định và khi lắp với bộ lọc không khí sạch không lớn hơn 100Pa.

b) Nếu thuộc các trường hợp sau, phải lắp đặt toàn bộ hệ thống ống xả:

- Khi nó có ảnh hưởng lớn đến công suất động cơ

- Khi nhà sản xuất đề xuất yêu cầu này.

Trong những trường hợp khác, có thể sử dụng hệ thống xá tương đương, nhưng chênh lệch giữa áp suất đo được và giới hạn trên của áp suất do nhà sản xuất quy định không được lớn hơn 1000Pa.

c) Nếu động cơ điêzen được trang bị thiết bị hãm khi xả thì van tiết lưu phải được cố định ở vị trí mở hoàn toàn.

d) Áp suất của nhiên liệu có th được điều chỉnh nếu cần để tạo ra các điều kiện áp suất của bơm thích hợp khi động cơ điêzen thực hiện một số chức năng (đặc biệt là khi sử dụng "đường hồi nhiên liệu").

e) Van nạp không khí là van điều khiển của bộ điều chỉnh tốc độ khí nén bơm cao áp; bộ điều tốc hoặc bộ vòi phun nhiên liệu có thể được trang bị các thiết bị khác có ảnh hưởng đến lượng nhiên liệu phun.

f) Chỉ có thể dùng bơm của động cơ để thực hiện tuần hoàn làm mát. Tuần hoàn bên ngoài có thể dùng làm mát chất lỏng làm mát, sao cho tổn thất áp suất của tuần hoàn này và áp suất đầu vào của bơm phải được duy trì xấp xỉ như hệ thống làm mát động cơ điêzen trước đó.

Việc làm mát chất lỏng có thể thực hiện bằng bộ tản nhiệt của động cơ điezen hoặc bằng một hệ thống làm mát bên ngoài. Chu kỳ bên ngoài có thể được sử dụng đảm bảo tổn thất áp suất của chu kỳ này và áp suất của bơm phải được duy trì tương đương như các giá trị của hệ thống làm mát động cơ điezen.

g) Bộ kiểm soát nhiệt độ phải được c định ở vị trí mở hoàn toàn.

h) Trường hợp quạt làm mát hoặc quạt gió được trang bị trong thử nghiệm, công suất hấp thụ của nó phải được cộng vào kết quả thử nghiệm. Công suất của quạt hoặc quạt gió phải phù hợp với tốc độ thử nghiệm và được tính toán theo các đặc tính hiệu chuẩn hoặc được xác định bằng thử nghiệm thực tế.

i) Công suất tối thiểu của máy phát điện: Công suất của máy phát phải được hạn chế ở mức cần cho hoạt động của các thiết bị phụ không thể thiếu được cho động cơ điezen hoạt động. Nếu cần phải kết nối ắc quy lưu trữ thì nó phải được sạc đầy và ở tình trạng tốt.

k) Động cơ điêzen làm mát khi nạp phải được trang bị bộ làm mát trung gian (làm mát bằng chất lỏng hoặc làm mát bằng không khí) để thử nghiệm, nhưng nếu nhà sản xuất có yêu cầu, một hệ thống thử nghiệm có thể được sử dụng để thay thế bộ làm mát trung gian. Trong mọi trường hợp, công suất ở mỗi tốc độ phải được đo theo không khí của động cơ điêzen do nhà sản xuất chỉ định thông qua mức giảm áp suất tối đa và mức giảm nhiệt độ tối thiểu của bộ làm mát trên băng thử.

l) Các thiết bị này bao gồm hệ thống tuần hoàn khí thải (EGR), bộ chuyển đổi xúc tác, bộ phản ứng nhiệt, hệ thống cấp khí thứ cấp, hệ thống chống bốc hơi nhiên liệu, v.v.

m) Nguồn điện khởi động của hệ thống điện hoặc các hệ thống khác phải được băng thử cung cấp.

 

Phụ lục F

(Quy định)

Kết quả thử nghiệm

F.1  Thông tin liên quan đến thử nghim 1)

F.1.1  Nhiên liệu tương đương dùng để thử

F.1.1.1  Giá trị xêtan: ______________________________

F.1.1.2  Hàm lượng lưu huỳnh (% khối lượng): _______________

F.1.1.3  Tỷ trọng (20 °C): _______________

F.1.2  Dầu bôi trơn

F.1.2.1  Nhãn: _______________

F.1.2.2  Loại: _______________

F.1.3  Phụ kiện dẫn động động cơ điêzen (nếu có)

F.1.3.1  Liệt kê và mở rộng chi tiết hơn: _______________

F.1.3.2  Công suất hấp thụ ở tốc độ quy định của động cơ điêzen (do nhà sản xuất quy định) (xem Bảng F.1)

Bảng F.1

Phụ kiện

Công suất hấp thụ bởi các phụ kiện ở các tốc độ quay khác nhau/kW

Tốc độ không tải

Tốc độ trung gian (nếu áp dụng)

Tốc độ định mức

P(a)

Các phụ kiện cần thiết cho hoạt động của động cơ điêzen (khấu trừ từ công suất động cơ điêzen đo được, xem AA.5.1)

 

 

 

P(b)

Các phụ kiện cần thiết cho hoạt động của động cơ điêzen (thêm vào công suất động cơ điêzen đo được, xem AA.5.2)

 

 

 

F.1.4  Đặc tính động cơ điêzen

F.1.4.1  Tốc độ động cơ điêzen:

Tốc độ không tải: ______________________________r/min

Tốc độ trung gian (nếu có): ______________________r/min

Tốc độ định mức: _____________________________r/min

F.1.4.2  Công suất động cơ điêzen2)(xem Bảng F.2)

Bảng F.2

Trạng thái

Công suất động cơ điêzen ở tốc độ quay khác nhau /kW

Tốc độ không tải

Tốc độ trung gian (nếu áp dụng)

Tốc độ định mức

P(m)

Công suất đo được trên băng thử/kW

 

 

 

P(a)

Công suất hấp thụ bởi các phụ kiện được lắp đặt trong thử nghiệm theo AA.5.1/kW

- Nếu lắp đặt

- Nếu không lắp đặt

0

0

0

P(b)

Công suất hấp thụ bởi các phụ kiện đã tháo rời trong thử nghim theo AA.5.2/kW

- Nếu lắp đặt

- Nếu không lắp đặt

0

0

0

Công suất thực của động cơ điêzen P(n) = P(m) - P(a) + P(b)

 

 

 

CHÚ THÍCH:

1) Nếu các thử nghiệm cho một số động cơ đại diện đã được thực hiện, thì mỗi động cơ đại diện phải được cung cấp thông tin thử nghiệm có liên quan.

2) Công suất đo được chưa hiệu chỉnh theo điều kiện của Mục 2.4 của tiêu chuẩn này.

F.1.5  Mức phát thải

F.1.5.1  Đặt giá trị của động lực kế (xem Bảng F.3)

Bảng F.3

Phần trăm tải

Đặt giá trị của lực kế ở tốc độ quay động cơ khác nhau/kW

Tốc độ không tải

Tốc độ trung gian (nếu có)

Tốc độ định mức

10 (nếu có thể)

 

 

 

25 (nếu có thể)

 

 

 

50

 

 

 

75

 

 

 

100

 

 

 

F.1.5.2  Kết quả phát thải theo chu trình thử nghiệm

Chu trình áp dụng (8 chu trình ở điều kiện hoạt động/ 6 chu trình ở điều kiện hoạt động/ 5 chu trình ở điều kiện hoạt động) 2) ______________________________

CO: ______________________________g/(kWh)

HC: ______________________________g/(kWh)

NO: ______________________________g/(kWh)

Hạt thải: ______________________________g/(kWh)

F.1.5.3  Hệ thống lấy mẫu được sử dụng cho thử nghiệm

F.1.5.3.1  Phát thải khí1);

F.1.5.3.2  Hạt chất thải1);

F.1.5.3.2.1  Phương pháp2): Một/ nhiều giấy lọc

CHÚ THÍCH:

1) Điền vào số sơ đồ được xác định trong C.1 của Phụ lục C.

2) Ngoài ra không áp dụng.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] GB 20891-2007 Limits and measurement methods for exhaust pollutants from diesel engines of non-road mobile machinery (I and II)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi