Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12588-2:2018 Phụ gia dùng cho vữa và bê tông sử dụng cát biển

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12588-2:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12588-2:2018 Phụ gia dùng cho vữa và bê tông sử dụng cát biển và nước biển - Phần 2: Phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 12588-2:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:28/12/2018Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUN QUC GIA

TCVN 12588-2:2018

PHỤ GIA DÙNG CHO VỮA VÀ BÊ TÔNG SỬ DỤNG CÁT BIỂN VÀ NƯỚC BIỂN - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ

Additives for motar and concrete used seasand and seawater - Part 2: Test methods

 

Lời nói đầu

TCVN 12588-2:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC71 Bê tông, bê tông cốt thép và bê tông dự ứng lực biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12588:2018 Phụ gia dùng cho vữa và bê tông sử dụng cát biển và nước biển bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12588-1:2018, Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 12588-2:2018, Phần 2: Phương pháp thử.

 

PHỤ GIA DÙNG CHO VỮA VÀ BÊ TÔNG SỬ DỤNG CÁT BIỂN VÀ NƯỚC BIỂN - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ

Additives for motar and concrete used seasand and seawater - Part 2: Test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử đối với phụ gia dùng cho vữa và bê tông không có cốt thép sử dụng cát biển và nước biển (sau đây gọi là phụ gia).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2682:2009, Xi măng pooc lăng - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

TCVN 3106:1993, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử - Phương pháp xác định độ sụt

TCVN 3118:1993, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử-Phương pháp xác định cường độ nén

TCVN 3121-3:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ lưu động

TCVN 3121-8:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định khả năng giữ độ lưu động

TCVN 3121-9:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử -  Phần 9: Xác định thời gian bắt đầu đông kết

TCVN 3121-11:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử- Phần 11: Xác định cường độ chịu nén

TCVN 3121-17:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 17: Xác định khối lượng ion clo trong vữa

TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 7572-15:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 15: Xác định hàm lượng clorua

TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông

TCVN 9338:2012, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết

TCVN 9339:2012, Bê tông và vữa xây dựng - Phương pháp xác định pH bằng máy đo pH

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau.

3.1

Mẫu đơn (Single sample)

Mẫu được lấy một lần đơn lẻ.

3.2

Mẫu hỗn hợp (Mixed sample)

Mẫu được tạo thành ít nhất từ ba mẫu đơn lấy từ một lô.

3.3

(Lot)

Số lượng phụ gia được sản xuất trong cùng một điều kiện tại một nhà máy trong cùng một thời gian.

4  Lấy mẫu

4.1  Mẫu để thử nghiệm phụ gia có thể là mẫu đơn hoặc mẫu hỗn hợp. Mẫu thử có thể được lấy tại nơi sản xuất, nơi cung cấp (nơi bán hàng) hoặc tại nơi sử dụng.

4.2  Mẫu dùng để đánh giá chất lượng của một nguồn (hoặc một lô phụ gia) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này phải là mẫu hỗn hợp tạo thành từ các mẫu đơn lấy từ các vị trí khác nhau của lô, đủ để đại diện cho lô.

4.3  Phụ gia phải được khuấy đều trước khi lấy mẫu. Một mẫu đơn được lấy ít nhất 1 L. Đối với một lô hàng (hoặc một chuyến hàng) phải lấy ít nhất ba mẫu đơn tại các vị trí khác nhau đại diện cho lô (hoặc chuyến hàng) đó. Mẫu hỗn hợp được lấy ít nhất 4 L từ hỗn hợp trộn đều các mẫu đơn đã lựa chọn. Khi phụ gia chứa trong bồn hoặc xitéc lớn thì mẫu đơn được lấy với lượng bằng nhau từ các vị trí trên, giữa và dưới bằng một dụng cụ lấy mẫu chuyên dùng thích hợp.

4.4  Ghi nhãn mẫu

- Tên gọi của phụ gia và hãng sản xuất;

- Nơi lấy mẫu;

- Số lô (hoặc số hiệu mẫu);

- Ngày tháng năm lấy mẫu;

- Kiểu mẫu đơn hoặc mẫu hỗn hợp;

- Họ tên người lấy mẫu.

5  Xác định tính chất lý hóa của phụ gia

5.1  Xác định hàm lượng chất khô

Theo TCVN 8826:2011.

5.2  Xác định khối lượng riêng

5.2.1  Thiết bị, dụng cụ

- Ống đong có chia vạch, dung tích 500 mL.

- Tỷ trọng kế, có độ chính xác ± 0,02.

- Bể ổn nhiệt, có thể kiểm soát ở nhiệt độ (25 ± 5) °C.

5.2.2  Cách tiến hành

Cho phụ gia vào ống đong dung tích 500 mL, cẩn thận tránh tạo bọt. Thả từ từ tỷ trọng kế vào hỗn hợp trong ống đến khi nó ở trạng thái tự do lơ lửng và không chạm vào thành ống. Đặt ống đong dung tích 500 mL có chứa mẫu và tỷ trọng kế vào bể ổn nhiệt ở (25 ± 5) °C đến khi phụ gia trong ống đạt nhiệt độ ổn định ở (25 ± 5) °C. Đọc giá trị tỷ trọng kế tại đáy mặt cong với độ chính xác đến ± 0,002.

CHÚ THÍCH: Nếu có bọt xuất hiện trong khi chuyển phụ gia vào ống đong dung tích 500 mL, chờ cho bọt tan hết hoặc bọt nổi hết lên bề mặt và vớt toàn bộ bọt ra khỏi ống trước khi thả tỷ trọng kế vào.

5.3  Xác định pH

Theo TCVN 9339:2012.

5.4  Xác định hàm lượng ion clo

Theo TCVN 8826:2011.

6  Xác định tính năng cơ lý của vữa và bê tông

6.1  Chế tạo mẫu thử vữa và bê tông

6.1.1  Vật liệu

6.1.1.1  Xi măng

Xi măng poóc lăng phù hợp với TCVN 2682:2009.

6.1.1.2  Cốt liệu mịn: cát biển.

6.1.1.3  Cốt liệu thô: đá dăm (sỏi), có thành phần hạt và độ nén dập phù hợp với TCVN 7570.

6.1.1.4  Nước biển.

6.1.2  Thành phần bê tông, vữa thử nghiệm

Thành phần cho 1 m3 vữa được dự kiến trong Bảng 1 và cho 1 m3 bê tông được dự kiến trong Bảng 2.

6.1.3  Chế tạo mẫu thử

6.1.3.1  Chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

Tiến hành theo TCVN 3105:1993.

6.1.3.2  Số lượng mẫu thử: Các mẫu cần được lấy và chế tạo phải đại diện cho mỗi thử nghiệm, điều kiện thử nghiệm và tuổi thử nghiệm. Các mẫu cần được lấy ít nhất từ 3 mẻ trộn riêng lẻ. Số lượng tối thiểu các mẫu thử nghiệm cho phụ gia được quy định tại Bảng 3.

Bảng 1 - Thành phần cấp phối cho 1 m3 vữa (dự kiến)

Cốt liệu

Mác vữa

M5,0

M7,5

M10

M15

Cát biển, m3

1,110

1,090

1,060

0,985

Nước biển, L

230

240

250

260

Xi măng, kg

178

247

320

431

Phụ gia, L

Lượng phụ gia bằng 0,12 % đến 0,15 % khối lượng xi măng

CHÚ THÍCH: Khi thử nghiệm phải thiết kế thành phần vữa và bê tông để đảm bảo tổng khối lượng là 1000 L (1 m3).

 

Bảng 2 - Thành phần cấp phối cho 1 m3 bê tông (dự kiến)

Cốt liệu

Cấp độ bền chịu nén và mác tương ứng của bê tông

B12,5

B15

B20

B22.5

M150

M200

M250

M300

Cát biển, m3

0,429

0,479

0,469

0,448

Đá dăm (sỏi), m3

0,822

0,847

0,838

0,829

Nước biển, L

170

180

185

190

Xi măng, kg

266

293

343

390

Phụ gia, L

Lượng phụ gia bằng 0,12 % đến 0,15 % khối lượng xi măng

CHÚ THÍCH: Khi thử nghiệm phải thiết kế thành phần vữa và bê tông để đảm bảo tổng khối lượng là 1000 L(1 m3).

Bảng 3 - Số lượng tối thiểu các mẫu thử

Tên chỉ tiêu

Số lượng tối thiểu các mẫu

1. Thời gian đông kết

3

2. Cường độ nén tại các tuổi 1, 3, 7 và 28 ngày

12

6.2  Xác định tính năng cơ lý của vữa

6.2.1  Xác định độ lưu động

Theo TCVN 3121-3:2003.

6.2.2  Xác định khả năng giữ độ lưu động

Theo TCVN 3121-8:2003.

6.2.3  Xác định thời gian đông kết

Theo TCVN 3121-9:2003.

6.2.4  Xác định hàm lượng ion clo

Theo TCVN 3121-17:2003.

6.3  Xác định tính năng cơ lý của bê tông

6.3.1  Xác định độ sụt

Theo TCVN 3106:1993.

6.3.2  Xác định thời gian đông kết

Theo TCVN 9338:2012.

6.3.3  Xác định cường độ chịu nén

Theo TCVN 3118:1993.

6.3.4  Xác định hàm lượng ion clo

Theo TCVN 7572-15:2006.

7  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

- viện dẫn tiêu chuẩn này;

- tất cả các chi tiết cần thiết để nhận dạng sản phẩm được thử nghiệm;

- các kết quả thử nghiệm đối với phụ gia, vữa và bê tông;

- mọi sai khác so với phương pháp thử nghiệm quy định;

- ngày thử nghiệm

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi