Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12334:2018 Giầy dép - Độ bền liên kết các đầu chặn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12334:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12334:2018 ISO 10750:2016 Giầy dép - Phương pháp thử khóa kéo - Độ bền liên kết các đầu chặn
Số hiệu:TCVN 12334:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:28/12/2018Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12334:2018

ISO 10750:2016

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ KHÓA KÉO - ĐỘ BỀN LIÊN KẾT CÁC ĐẦU CHẶN

Footwear - Test method for slide fasteners - Attachment strength of end stops

 

Lời nói đầu

TCVN 12334:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 10750:2015.

TCVN 12334:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ KHÓA KÉO - ĐỘ BỀN LIÊN KẾT CÁC ĐẦU CHẶN

Footwear - Test method for slide fasteners - Attachment strength of end stops

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ bền liên kết chặn trên và chặn dưới của khóa kéo. Phương pháp này có thể áp dụng cho tt c các loại khóa kéo dùng trong giy dép.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rt cần thiết cho việc áp dụng tiêu chun này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đi với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10600-1 (ISO 7500-1), Vật liệu kim loại - Kiểm định máy thử tính một trục - Phần 1: Máy thử kéo/nén - Kiểm định và hiệu chuẩn hệ thống đo lực

TCVN 10071 (ISO 18454), Giy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giy dép và các chi tiết của giy dép

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 19952 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Khóa kéo (slide fastener)

Bộ phận dùng đ nối hai phần vật liệu mềm với nhau gồm các răng khóa có thể cài vào nhau, mỗi phần vật liệu được gắn với một bên của hai di khóa (3.2), và một con trượt di chuyển theo một hướng làm cho răng khóa (3.5) ở hai dải cài vào nhau.

CHÚ THÍCH Khi con trượt (3.3) di chuyển theo hướng ngược lại, các răng khóa tách rời nhau (xem Hình 1).

CHÚ DẪN

1  Chặn trên

4  Tay kéo

2  Răng khóa

5  Dải khóa

3  Con trượt

6  Chặn dưới

Hình 1 - Khóa kéo

3.2

Di khóa (tape)

Dải bằng vải dùng để giữ các răng khóa (3.5) ca khóa kéo (3.1).

3.3

Con trượt (slider)

Bộ phận dùng để kéo hai hàng răng khóa cài vào nhau hoặc tách rời nhau khi di chuyển theo chiều dài của hàng răng khóa (3.5).

3.4

Tay kéo (puller)

Miếng bằng kim loại hoặc bằng nhựa được gắn với con trượt (3.3) đ người sử dụng cầm vào khi kéo khóa.

3.5

Răng khóa (teeth)

Chi tiết riêng lẻ ca khóa kéo (3.1) hoặc sợi bằng nhựa xoắn liên tục đ cài với chi tiết đối diện.

3.6

Chặn dưới (end stop)

Chặn trên (top stop)

Các chi tiết giới hạn của răng khóa (3.5), dùng đ ngăn con trượt (3.3) trượt ra khỏi răng khóa và di khóa (3.2).

3.7

Dây khóa (stringer)

Dải vật liệu dệt có gắn hàng răng khóa (3.5) được thiết kế đ tương tác với một hàng răng tương tự được gắn với dải khóa (3.2) còn lại.

4  Nguyên tắc

4.1  Yêu cầu chung

Tiêu chun này mô tả các phương pháp sau:

4.2  Phương pháp 1 - Độ bền liên kết chặn trên

Con trượt của khóa đóng được kẹp vào một ngàm kẹp của thiết bị thử kéo và đầu dưới của khóa được kẹp vào ngàm kẹp còn lại. Sau đó các ngàm kẹp được di chuyển ra xa nhau và đo lực cần để kéo chặn trên của khóa.

4.3  Phương pháp 2 - Độ bền liên kết chặn dưới (phương pháp con trưt-dây khóa)

Con trượt ca khóa mở được kẹp vào một ngàm kẹp của thiết bị thử kéo và hai đầu tự do của dây khóa được kẹp vào ngàm kẹp còn lại. Sau đó các ngàm kẹp được di chuyn ra xa nhau và đo lực cần để kéo chặn dưới của khóa.

4.4  Phương pháp 3 - Độ bền liên kết chặn dưới (phương pháp dây khóa-dây khóa)

Các đầu tự do của dây khóa của một khóa mở được lắp vào hai ngàm kẹp của thiết bị thử kéo. Sau đó các ngàm kẹp được di chuyển ra xa nhau và đo lực cần đ kéo chặn dưới của khóa.

CHÚ DẪN

1  kẹp trên

2  dây khóa

3  thân con trượt

4  chặn dưới

5  kẹp dưới

Hình 2 - Phép thử phía đầu đóng của khóa (phương pháp 3)

5  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

5.1  Thiết bị thử kéo có các đặc tính sau:

5.1.1  Tốc độ tách ngàm kẹp (100 ± 10) mm/min.

5.1.2  Có thể đo lực lên đến 1 kN, chính xác đến 2 % theo qui định của loại 2 trong TCVN 10600-1 (ISO 7500-1).

5.1.3  Bộ phận để ghi lại lực tối đa đạt được trong khi thử, hoặc lực trong suốt phép thử.

5.2  Đối với phương pháp 1 và phương pháp 2, gắn một móc nhỏ vào ngàm kẹp trên của thiết bị thử kéo (5.1). Độ dày ca móc phải đủ nh đ đưa vừa qua lỗ trên tay kéo của khóa thử. Móc được làm bằng dây kim loại có đường kính (1,6 ± 0,2) mm là phù hợp. Cách b trí hai phép thử này được minh họa trong Hình 2 và Hình 3.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1  kẹp trên của thiết bị thử

2  móc nhỏ

3  tay kéo con trượt

4  dây khóa

5  kẹp dưới

Hình 3 - Cách bố trí kẹp cho phương pháp 1

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1  kẹp trên của thiết bị thử

2  móc nhỏ

3  tay kéo con trượt

4  dây khóa

5  kẹp dưới

Hình 4 - Cách b trí kẹp cho phương pháp 2

6  Mẫu thử

Cần ba khóa cho từng phép thử. Điều hòa các mẫu thử theo TCVN 10071 (ISO 18454) trong 24 h trước phép thử và thực hiện thử nghim trong môi trường này.

7  Cách tiến hành

Có thể áp dụng ba phương pháp thử

7.1  Phương pháp 1 - Độ bền liên kết chặn trên

7.1.1  Lắp móc (5.2) vào ngàm kẹp trên của thiết bị thử kéo (5.1) và hệ thống đo lực (5.1.2) trở về vị trí zero.

7.1.2  Đóng khóa thử sao cho con trượt tì vào chặn trên.

7.1.3  Lồng móc (5.2) qua lỗ trên tay kéo của khóa đóng.

7.1.4  Kẹp phần thân chính ca khóa vào ngàm kẹp dưới của thiết bị th kéo. Nếu có thể, khóa phải được kẹp điểm cách phía dưới của con trượt xấp xỉ 75 mm. Phần dây khóa thừa có thể cắt đi nếu cần thiết.

7.1.5  Bật bộ phận ghi (5.1.3) của thiết bị thử kéo.

7.1.6  Vận hành thiết bị thử kéo sao cho các ngàm kẹp tách rời tốc độ (100 ± 10) mm/min cho đến khi khóa bị hỏng.

7.1.7  Ghi lại lực tối đa đạt được, tính bằng niutơn, và loại hư hỏng khóa như sau: chặn dưới bị kéo ra, tay kéo bị tách rời, tay kéo bị vỡ.

7.1.8  Lặp lại cách tiến hành từ 7.1.2 đến 7.1.7 trên hai khóa kéo còn lại.

7.1.9  Tính giá trị trung bình s học của ba lực tối đa ghi được trong 7.1.7.

7.2  Phương pháp 2 - Độ bền liên kết chặn dưi (phương pháp dây khóa-con trượt)

7.2.1  Lắp móc (5.2) vào ngàm kẹp trên của thiết bị thử kéo (5.1) và hệ thống đo lực (5.1.2) trở về vị trí zero.

7.2.2  Mở khóa thử sao cho con trượt tì vào chặn dưới. Nếu con trượt được lắp với cơ cấu khóa thì phải kẹp chặt vào vị trí sao cho con trượt không chuyển động tự do.

7.2.3  Lồng móc (5.2) qua lỗ trên tay kéo của khóa m.

7.2.4  Kẹp hai đầu tự do của dây khóa vào ngàm kẹp dưới ca thiết bị thử kéo. Nếu có th, dây khóa phải được kẹp ở điểm cách con trượt xp xỉ 75 mm. Phần dây khóa thừa có thể cắt đi nếu cần thiết.

7.2.5  Thực hiện theo cách tiến hành từ 7.1.5 đến 7.1.7.

7.2.6  Lặp lại cách tiến hành từ 7.2.2 đến 7.2.5 trên hai khóa kéo còn lại.

7.2.7  Tính giá trị trung bình số học của ba lực tối đa được ghi lại trong 7.1.7.

7.3  Phương pháp 3 - Độ bền liên kết chặn dưới (phương pháp dây khóa-dây khóa)

7.3.1  Mở khóa thử sao cho con trượt tì vào chặn dưới. Nếu lắp con trượt vi cơ cấu khóa thì phải kẹp chặt vào vị trí sao cho con trượt không chuyển động tự do.

7.3.2  Kẹp một đầu tự do của dây khóa vào từng ngàm kẹp của thiết bị thử kéo. Nếu có thể, để một đoạn dây khóa xấp xỉ 100 mm giữa các ngàm kẹp và con trượt. Phần dây khóa thừa có thể cắt đi nếu cần thiết

7.3.3  Thực hiện theo cách tiến hành từ 7.1.5 đến 7.1.7.

7.3.4  Lặp lại cách tiến hành từ 7.3.1 đến 7.3.3 trên hai khóa kéo còn lại.

7.3.5  Tính giá trị trung bình số học của ba lực tối đa được ghi lại trong 7.1.7.

8  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Mô tả đầy đủ mẫu được thử;

c) Ngày th;

d) Phương pháp thử sử dụng: phương pháp 1, phương pháp 2 hoặc phương pháp 3;

e) Giá trị trung bình số học ca các lực tối đa và (các) loại hư hỏng;

f) Bất kỳ sai lệch nào so vi phương pháp thử trong tiêu chun này.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 10440 (ISO 17709), Giy dép - Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị và khoảng thời gian điều hòa mẫu và mẫu thử

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi