Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12329:2018 Bao bì - Bao bì và đơn vị tải vận chuyển đã điền đầy
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12329:2018
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12329:2018 ISO 2244:2000 Bao bì - Bao bì và đơn vị tải vận chuyển đã điền đầy, hoàn chỉnh - Phép thử va đập theo phương ngang
Số hiệu: | TCVN 12329:2018 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12329:2018
ISO 2244:2000
BAO BÌ - BAO BÌ VÀ ĐƠN VỊ TẢI VẬN CHUYỂN ĐÃ ĐIỀN ĐẦY, HOÀN CHỈNH - PHÉP THỬ VA ĐẬP THEO PHƯƠNG NGANG
Packaging - Complete, filled transport packages and unit loads - Horizontal impact tests
Lời nói đầu
TCVN 12329:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 2244:2000.
TCVN 12329:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 122 Bao bì biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BAO BÌ - BAO BÌ VÀ ĐƠN VỊ TẢI VẬN CHUYỂN ĐÃ ĐIỀN ĐẦY, HOÀN CHỈNH - PHÉP THỬ VA ĐẬP THEO PHƯƠNG NGANG
Packaging - Complete, filled transport packages and unit loads - Horizontal impact tests
LƯU Ý Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này là thiết lập cách thực hành an toàn và vệ sinh theo các qui định có liên quan.
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các phương pháp thử va đập theo phương ngang (phép thử mặt phẳng nghiêng hoặc mặt phẳng ngang và phép thử con lắc) trên một bao bì hoặc đơn vị tải vận chuyển đã điền đầy, hoàn chỉnh. Phép thử có thể được thực hiện giống như một phép thử đơn để kiểm tra các ảnh hưởng của va đập theo phương ngang hoặc như một phần của chuỗi các phép thử được thiết kế để đo khả năng của bao bì hoặc đơn vị tải chịu được hệ thống phân phối bao gồm nguy cơ va đập theo phương ngang.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12327 (ISO 2233), Bao bì - Bao bì và đơn vị tải vận chuyển đã điền đầy, hoàn chỉnh - Điều hòa để thử
ISO 2206, Packaging - Complete, filled transport packages - Identification of parts when testing (Bao bì - Bao bì và đơn vị tải vận chuyển đã điền đầy, hoàn chỉnh - Nhận biết các phần khi thử)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Mẫu thử (test specimen)
Một bao bì hoặc đơn vị tải vận chuyển đã điền đầy, hoàn chỉnh.
4 Nguyên tắc
Di chuyển mẫu theo phương ngang và mẫu chỉ dừng lại do va đập với một bề mặt thẳng đứng. Các điều kiện môi trường, vận tốc va đập và tư thế của mẫu thử được xác định trước. Các điều kiện va đập đặc biệt có thể được mô phỏng bằng cách đưa một bộ phận chèn có mặt cắt phù hợp vào giữa bề mặt va đập và mặt chịu va đập hoặc cạnh của mẫu thử.
5 Thiết bị, dụng cụ
5.1 Bề mặt va đập, phải là:
a) Mặt phẳng nghiêng so với phương thẳng đứng một góc 10° ± 1° (đối với phép thử mặt phẳng nghiêng), hoặc
b) Mặt phẳng thẳng đứng với sai số khoảng 1° (đối với phép thử theo phương ngang hoặc phép thử con lắc).
Kích thước của bề mặt va đập phải lớn hơn kích thước của mặt chịu va đập, hoặc phần lựa chọn, của mẫu thử.
Bề mặt va đập phải đủ cứng, không bị lõm quá 0,25 mm khi tác dụng tải trọng 160 kg/cm2 lên bất cứ chỗ nào trên bề mặt.
Ngoài ra, thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu về sai số theo qui định trong Điều 7.
5.2 Vật chèn tùy chọn, được sử dụng khi có yêu cầu tập trung va đập vào một diện tích cụ thể của mẫu thử. Các kích thước, vật liệu và vị trí của vật chèn vào phải được qui định cẩn thận.
VÍ DỤ Một vật bằng thép có chiều dài 200 mm và mặt cắt ngang (100 ± 1) mm x (100 ± 1) mm với các mép được lượn tròn có bán kính (5 ± 0,5) mm, được đặt tại tâm của bề mặt va đập (5.1).
5.3 Thiết bị va đập, loại sử dụng được mô tả trong 5.3.1, 5.3.2 và 5.3.3.
5.3.1 Thiết bị thử mặt phẳng nghiêng, (xem Hình 1) bao gồm các bộ phận sau:
5.3.1.1 Hai đường ray bằng thép, dốc 10° so với phương ngang.
Khoảng cách dọc theo đường dốc phải được đánh dấu tại các đoạn cách nhau 50 mm.
5.3.1.2 Xe lăn, có ma sát bề mặt giữa xe lăn và mẫu thử để trong khi di chuyển từ vị trí tĩnh đến khi va đập, mẫu thử không chuyển động so với xe lăn, nhưng khi chịu va đập, mẫu thử sẽ chuyển động tự do.
5.3.1.3 Bề mặt va đập (hoặc bộ giảm chấn), đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của 5.1, được đặt ở phía dưới cùng của đường ray với mặt vuông góc với hướng chuyển động của xe lăn xuống đường ray.
5.3.2 Thiết bị thử mặt phẳng ngang, bao gồm các bộ phận sau:
5.3.2.1 Hai đường ray bằng thép, được cố định vào mặt phẳng ngang.
5.3.2.2 Xe lăn, có thể dẫn hướng cơ học theo cách sao cho biết được vận tốc tại thời điểm va đập. Ma sát bề mặt giữa xe lăn và mẫu thử phải sao cho trong khi di chuyển từ vị trí tĩnh đến khi va đập, mẫu thử không chuyển động so với xe lăn, nhưng khi chịu va đập, mẫu thử sẽ chuyển động tự do.
5.3.2.3 Bề mặt va đập hoặc bộ giảm chấn, ở một đầu của đường ray. Bề mặt va đập phải có mặt vuông góc, sai số trong khoảng 1° so với hướng chuyển động của xe lăn dọc theo đường ray.
5.3.3 Thiết bị con lắc, gồm một sàn hình chữ nhật được treo ở các góc bằng các thanh thép hoặc dây thừng sao cho tại vị trí thả lỏng, cạnh phía trước chỉ chạm vào bề mặt va đập đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của 5.1. Hệ thống treo phải sao cho sàn có thể chuyển động tự do và hành trình không bị cản trở khi gắn mẫu thử vào sàn (xem Hình 2).
5.4 Thiết bị đo va đập, nếu có yêu cầu, thiết bị này được lắp trên xe lăn, để đo và ghi lại sự giảm tốc lớn nhất và vận tốc va đập.
CHÚ DẪN
1 Bề mặt va đập (hoặc bộ giảm chấn)
2 Mẫu thử
3 Xe lăn
4 Hai đường ray bằng thép
CHÚ THÍCH 1 Đường ray và các bánh xe phải sạch.
CHÚ THÍCH 2 Ổ bi bánh xe phải được bôi trơn thường xuyên. Nên sử dụng ổ bi cầu.
CHÚ THÍCH 3 Bề mặt va đập phù hợp bao gồm một lượng gỗ cứng được gắn theo phương ngang, ngang qua mặt của kết cấu sao cho có thể lắp dễ dàng vật chèn tùy chọn (5.2) khi được yêu cầu.
CHÚ THÍCH 4 Khuyến nghị là xe lăn có thể di chuyển phía dưới bề mặt va đập (hoặc bộ giảm chấn), trong khoảng 100 mm sao cho mẫu thử đập vào bộ giảm chấn trước khi xe lăn dừng lại.
CHÚ THÍCH 5 Thiết bị nên có một bộ phận để ngăn xe lăn bị bật lại sau khi va đập. Bộ giảm xóc lò xo hoặc bộ giảm xóc dầu có thể có trong thiết bị.
Hình 1 - Thiết bị thử mặt phẳng nghiêng
CHÚ DẪN
1 Thanh thép hoặc dây thừng
2 Bề mặt va đập
3 Mẫu thử
4 Sàn hình chữ nhật
CHÚ THÍCH Đối với một số loại mẫu thử cụ thể, ví dụ: bình hóa chất, có thể chỉ treo mẫu thử lên một thanh hoặc một dây. Trong trường hợp này, hệ thống treo phải không truyền chuyển động quay vào mẫu thử.
Hình 2 - Thiết bị con lắc
6 Chuẩn bị và điều hòa mẫu thử
6.1 Chuẩn bị mẫu thử
Điền đầy hàng hóa vào trong mẫu thử và đảm bảo mẫu thử được chuẩn bị giống như đã sẵn sàng để phân phối.
CHÚ THÍCH Có thể sử dụng hàng hóa mô phỏng hoặc hàng hóa thay thế, với điều kiện các kích thước và các tính chất vật lý của các hàng hóa này càng giống với thực tế càng tốt. Tuy nhiên, sự đóng kín phải giống như khi đưa phân phối.
6.2 Điều hòa mẫu thử
Các mẫu thử phải được điều hòa theo một trong các điều kiện được mô tả trong TCVN 12327 (ISO 2233).
7 Cách tiến hành
7.1 Yêu cầu chung
7.1.1 Bất cứ chỗ nào có thể, phép thử phải được thực hiện trong các điều kiện môi trường giống như môi trường được sử dụng để điều hòa, đặc biệt nơi các điều kiện môi trường có tính quyết định với vật liệu hoặc với việc sử dụng mẫu thử. Trong các trường hợp khác, phép thử phải được thực hiện trong các điều kiện môi trường càng giống với môi trường được sử dụng để điều hòa càng tốt.
7.1.2 Vận tốc va đập phải trong khoảng ± 5 % vận tốc va đập qui định.
7.1.3 Khi va đập vào một mặt, các mẫu thử phải đập vào bề mặt va đập sao cho góc va đập nhỏ hơn 2°.
7.1.4 Khi va đập vào cạnh, tư thế của mẫu thử tại vị trí va đập phải sao cho góc ở giữa cạnh và mặt phẳng của bề mặt va đập nhỏ hơn 2° và sao cho góc β giữa một mặt liền kề và bề mặt va đập trong khoảng ± 5° hoặc 10 % góc qui định, tùy theo giá trị nào lớn hơn (xem Hình 3).
7.1.5 Khi va đập vào góc, mẫu thử phải đập vào bề mặt va đập sao cho góc β giữa mặt bất kỳ liền kề với góc được thử và bề mặt va đập trong khoảng ± 5° hoặc 10 % góc qui định, tùy theo giá trị nào lớn hơn (xem Hình 4).
7.2 Phép thử mặt phẳng nghiêng
7.2.1 Đặt mẫu thử trên xe lăn ở tư thế sẽ đảm bảo là mẫu thử đập vào bề mặt va đập (5.3.1.3) tại vị trí mong muốn.
7.2.2 Khi có thể, mẫu thử không được nhô ra quá các cạnh của xe lăn. Kéo xe lăn về phía dốc (5.3.1.1) tới độ cao tương đương với vận tốc va đập mong muốn, sau đó thả xe lăn.
7.3 Phép thử mặt phẳng ngang
7.3.1 Đặt mẫu thử trên xe lăn (5.3.2.2) theo mô tả trong 7.1.
7.3.2 Đưa xe lăn vào chuyển động, dọc theo đường ray bằng thép ở vận tốc qui định để đạt được vận tốc va đập mong muốn lên bề mặt va đập (5.3.2.3).
7.4 Phép thử con lắc
7.4.1 Đặt mẫu thử lên sàn hình chữ nhật (xem 5.3.3 và Hình 2) sao cho mặt va đập hoặc cạnh chỉ chạm vào bề mặt va đập.
7.4.2 Kéo con lắc lên bằng cách kéo sàn đến một khoảng cách phù hợp để đạt được vận tốc yêu cầu, sau đó thả con lắc.
α1, α2: < 2°
β1, β2: ± 5° hoặc ±10%
a) Va đập lên cạnh thẳng đứng | b) Va đập lên cạnh nằm ngang |
Hình 3 - Sai lệch tư thế mẫu thử đối với va đập vào cạnh
β1, β2: ± 5° hoặc ±10%
CHÚ THÍCH Hình vẽ thể hiện phép thử mặt phẳng nghiêng. Sai số tương tự áp dụng cho phép thử mặt phẳng ngang và phép thử con lắc.
Hình 4 - Sai lệch tư thế mẫu thử đối với va đập vào góc
8 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm như sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm, tên và địa chỉ của khách hàng;
c) Cách nhận biết duy nhất báo cáo thử nghiệm;
d) Ngày nhận các mẫu thử và (các) ngày thực hiện phép thử;
e) Tên, chức vụ và chữ ký của những người có trách nhiệm đối với báo cáo thử nghiệm;
f) Nêu rõ hiệu lực của các kết quả thử chỉ có giá trị với các mẫu thử được thử;
g) Nêu rõ báo cáo thử nghiệm không được sao chép nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của phòng thử nghiệm;
h) Số lượng các mẫu thử giống nhau được thử;
i) Mô tả đầy đủ, bao gồm kích thước, kết cấu và các yêu cầu kỹ thuật về vật liệu của mẫu thử và các bộ phận, miếng đệm, miếng chặn, nắp hoặc các bộ phận gia cường, tổng khối lượng của mẫu thử và khối lượng của hàng hóa, tính bằng kilôgam;
j) Mô tả hàng hóa, nếu sử dụng hàng hóa mô phỏng hoặc hàng hóa thay thế, đầy đủ các chi tiết;
k) Độ ẩm tương đối, nhiệt độ và thời gian điều hòa; nhiệt độ và độ ẩm tương đối của khu vực thử tại thời gian thử; liệu các giá trị có tuân theo các yêu cầu của TCVN 12327 (ISO 2233) hay không;
l) Tư thế của mẫu thử được thử, sử dụng phương pháp nhận biết được cho trong ISO 2206;
m) Vận tốc khi va đập, và nếu có yêu cầu, sự giảm vận tốc lớn nhất;
n) Vị trí và mô tả các vật chèn vào, nếu sử dụng;
o) Loại thiết bị sử dụng;
p) Bất kỳ sai lệch nào so với phương pháp thử trong tiêu chuẩn này;
q) Ghi lại kết quả, bao gồm các quan sát để hỗ trợ cho việc giải thích chính xác các kết quả.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.