Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12310-3:2018 Giấy các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12310-3:2018
Số hiệu: | TCVN 12310-3:2018 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp |
Năm ban hành: | 2018 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12310-3:2018
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12310-3:2018
ISO 4046-3:2016
GIẤY CÁC TÔNG, BỘT GIẤY VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN - TỪ VỰNG - PHẦN 2: THUẬT NGỮ VỀ SẢN XUẤT GIẤY
Paper, board, pulps and related terms - Vocabulary - Part 3: Paper-making terminology
Lời nói đầu
TCVN 12310-3:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 4046-3:2016
TCVN 12310-3:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 06 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 12310 (ISO 4046), Giấy, các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan - Từ vựng gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 12310-2:2018 (ISO 4046-2:2016), Phần 2: Thuật ngữ về sản xuất bột giấy;
- TCVN 12310-3:2018 (ISO 4046-3:2016), Phần 3: Thuật ngữ về sản xuất giấy;
- TCVN 12310-4:2018 (ISO 4046-4:2016), Phần 4: Các loại giấy và các tông và các sản phẩm được gia công;
- TCVN 12310-5:2018 (ISO 4046-5:2016), Phần 5: Tính chất của bột giấy, giấy và các tông.
Bộ tiêu chuẩn ISO 4046, Paper, board, pulps and related term - Vocabulary còn tiêu chuẩn sau:
ISO 4046, Part 1: Alphabetical index.
GIẤY, CÁC TÔNG, BỘT GIẤY VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN - TỪ VỰNG - PHẦN 2: THUẬT NGỮ VỀ SẢN XUẤT GIẤY
Paper, board, pulps and related terms - Vocabulary - Part 3: Paper-making terminology
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến quá trình sản xuất giấy.
2 Thuật ngữ và định nghĩa về sản xuất bột giấy
Xem TCVN 12310-2 (ISO 4046-2), Giấy, các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan - Từ vựng - Phần 2: Thuật ngữ về sản xuất bột giấy
3 Thuật ngữ và định nghĩa về sản xuất giấy
3.1
Hợp cách
Thuật ngữ chung cho vật liệu bất kỳ không bị loại bởi quá trình làm sạch và/hoặc sàng chọn
Xem thêm làm sạch nguyên liệu bột giấy, sàng chọn
3.2
Bột hợp cách
Phần nguyên liệu bột giấy không bị loại bởi quá trình làm sạch và/hoặc sàng chọn
Xem thêm làm sạch nguyên liệu bột giấy, sàng chọn, hợp cách
3.3
Gia keo axit
Dạng gia keo mà nguyên liệu bột giấy được giữ ở môi trường axit, thường tại pH nhỏ hơn 6.
Xem thêm gia keo, gia keo kiềm tính, gia keo trung tính
3.4
Phụ gia
Vật liệu bất kỳ được bổ sung để cải thiện quá trình hoặc các tính chất đặc biệt của giấy.
3.5
Tráng phủ bằng phun-khí
Xem tráng phủ bề mặt bằng dao-khí
3.6
Tráng phủ bề mặt bằng dao-khí
Tráng phủ bề mặt bằng phun-khí
Phương pháp tráng phủ mà dung dịch tráng phủ được làm phẳng bằng dao tráng và phần dung dịch tráng phủ dư thừa được loại bằng bộ phận tạo dòng khí nén đồng nhất (dao khí) theo hướng thích hợp từ đường rãnh đặt ngang máy xeo gần mặt tờ giấy có lô đỡ.
3.7
Sấy khô bằng khí
Để khô gió
Phương pháp sử dụng để làm khô giấy
CHÚ THÍCH Sấy khô bằng khí, cho tờ giấy tiếp xúc với luồng không khí đối lưu. Sấy khô bằng khí, cho băng giấy tiếp xúc với khí nóng hoặc trong phòng hoặc trong buồng (máy sấy treo).
3.8
Gia keo kiềm tính
Dạng gia keo mà trong đó nguyên liệu bột giấy được làm kiềm tính, thường có pH lớn hơn 8
Xem thêm gia keo, gia keo axit, gia keo trung tính.
3.9
Phèn
(sản xuất giấy) Sulphat nhôm
CHÚ THÍCH Trong hóa học, phèn dùng để chỉ loại muối kép, như kali nhôm sulphat. Tuy nhiên, trong sản xuất giấy, thuật ngữ phèn được dùng để chỉ loại nhôm sulphat, vì một số loại muối kép trước đây được sử dụng cho cùng một mục đích.
3.10
Cắt góc
Cắt một hoặc một số băng giấy hoặc các tông tại góc không vuông góc với chiều dọc, cụ thể là làm phong bì.
Xem thêm cắt hình vuông
3.11
Máy nghiền
Máy nghiền Hà Lan
Máy có dao đế và dao bay dùng để xử lý vật liệu xơ sợi trong môi trường nước để tạo cho giấy sản xuất được có các tính chất cần thiết.
CHÚ THÍCH Trong máy nghiền, quá trình xử lý thường theo mẻ.
3.12
Nghiền thô
Nguyên liệu bột giấy được đưa vào máy nghiền để xử lý cơ học
Xem thêm nghiền tinh
CHÚ THÍCH Nghiền thô và nghiền tinh thường được sử dụng thay thế cho nhau. Chính xác hơn nghiền thô được xem là tác động nghiền tinh đặc biệt, ở đó các thanh truyền động đối diện với dao đế tác động lên dòng chảy của xơ sợi, vuông góc với các thanh. Trong thực tế sử dụng, nghiền thô có thể tham khảo quá trình nghiền tinh hoặc nghiền bột giấy ở bất kỳ phòng thí nghiệm nào.
3.13
Tráng phủ bằng dao
Phương pháp tráng phủ tiến hành liên tục trên băng giấy hoặc các tông, trong đó lượng chất tráng phủ được kiểm soát bởi thiết bị gồm một tấm kim loại linh động đặt trên bề mặt được tráng phủ của lô đỡ giấy ngay sau khi áp dụng dung dịch tráng phủ bằng bất kỳ quá trình tráng thích hợp nào
3.14
Vết phồng rộp
Vị trí biến dạng nhìn thấy được của bề mặt giấy hoặc lớp tráng phủ, nguyên nhân là do các bọt khí được tạo ra bởi sự bay hơi quá nhanh của nước có trong tờ giấy
3.15
Bọt khí
Túi khí bị giữ lại giữa hai lớp bột xeo hoặc các tầng
3.16
Các tông
Thuật ngữ chung để chỉ các loại giấy thường có đặc tính cứng tương đối cao.
Xem thêm giấy
CHÚ THÍCH Theo nghĩa chung, thuật ngữ “giấy” có thể được sử dụng để miêu tả giấy và các tông như định nghĩa trong tiêu chuẩn này. Sự phân biệt chính giữa giấy và các tông thường dựa trên độ dày và định lượng, mặc dù trong một số trường hợp sự phân biệt được dựa trên các đặc tính và /hoặc mục đích sử dụng. Ví dụ, một số vật liệu có định lượng thấp hơn như các loại các tông hòm hộp và các vật liệu làm các tông sóng thường được gọi là các tông, trong khi đó các loại vật liệu có định lượng cao hơn như giấy thấm, giấy nỉ và giấy vẽ kỹ thuật thường được gọi là “giấy”.
3.17
Máy nghiền tơi
Máy đánh tơi hoặc không có mâm dao đế và có các thanh dao tù đầu
Xem thêm máy đánh tơi
CHÚ THÍCH Máy nghiền tơi thường được sử dụng để đánh tơi bột giấy, giấy loại, giấy rách, bột giấy từ vải hoặc các mảnh nhỏ vật liệu dệt, thành dạng huyền phù.
3.18
Máy nghiền tơi
Xem máy nghiền tơi
3.19
Giấy rách
Giấy hoặc các tông bị loại tại bất kỳ công đoạn nào khi sản xuất và thường được đưa vào nghiền lại
Xem thêm giấy rách ướt, giấy rách khô
3.20
Tráng phủ bằng bàn chải
Phương pháp tráng phủ liên tục băng giấy hoặc các tông trong đó dung dịch tráng phủ được phân tán và làm phẳng bằng bàn chải, trong đó một số đứng yên, một số dao động suốt chiều ngang băng giấy.
3.21
Máy cán
Máy được dùng để làm nhẵn hoặc hay nói cách khác là hoàn thiện giấy hoặc các tông, gồm một số lô chồng lên nhau.
3.22
Cán láng
Quá trình được tiến hành bằng máy cán trên giấy hoặc các tông chưa khô hoàn toàn để cải thiện bề mặt giấy, quá trình còn cho phép kiểm soát độ dày của giấy hoặc các tông.
3.23
CD (CD)
Xem chiều ngang
3.24
Chất tráng cao lanh
Huyền phù có chất nhuộm màu (pigment) là cao lanh
Xem thêm chất tráng, dung dịch tráng phủ
3.25
Tráng phủ
Quá trình đưa lên bề mặt giấy hoặc các tông một hoặc nhiều lớp dung dịch tráng phủ hoặc vật liệu khác ở dạng lỏng.
3.26
Tráng phủ màu
Xem dung dịch tráng phủ
3.27
Dung dịch tráng phủ
Tráng phủ màu
Huyền phù trong đó chất nhuộm màu thường là chất khoáng trắng có cỡ hạt rất nhỏ và có chứa một hoặc nhiều chất liên kết (chất kết dính)
Xem thêm, chất tráng, chất tráng cao lanh
CHÚ THÍCH Có thể cho vào các phụ gia như chất màu, chất phân tán hoặc chất biến tính độ nhớt. Huyền phù này được dùng để tráng phủ bề mặt giấy hoặc các tông.
3.28
Làm nhăn
Các đường gợn sóng được tạo ra bởi sự co lại trong quá trình sấy khô dưới áp lực yếu hoặc không áp lực.
Xem thêm giấy đã được làm nhăn
3.29
Thành phần cấu tạo
(giấy hoặc các tông) bản chất, tỷ lệ của xơ sợi và không phải xơ sợi có trong giấy hoặc các tông.
3.30
Tạp chất (1)
(giấy hoặc các tông) các phần tử không mong muốn bất kỳ hoặc các đốm có kích cỡ tối thiểu xác định và có đủ độ tương phản ánh sáng phản xạ với diện tích xung quanh của tờ giấy
[ISO 15755:1999]
CHÚ THÍCH Tạp chất có thể gồm cả vết bẩn trên bề mặt giấy.
3.31
Tạp chất (2)
Không tinh khiết
(giấy thu hồi) vật liệu bất kỳ không có lợi cho giấy hoặc các tông được sản xuất từ giấy thu hồi hoặc có thể làm hỏng thiết bị sản suất giấy hoặc gây khó khăn trong quá trình nghiền lại.
Xem thêm giấy thu hồi.
3.32
Quá trình gia công
Sản xuất sản phẩm bằng quá trình hoặc các hoạt động được tiến hành sau quá trình sản xuất giấy hoặc các tông thông thường
VÍ DỤ Quá trình tráng sáp, tráng keo, tráng phủ trong sản xuất túi, hòm, hộp (các tông).
3.33
Trục bụng
Phần của máy xeo giấy hoặc các tông mà tại đó băng giấy ướt rời khỏi nơi hình thành
Xem thêm lưới xeo dài, máy xeo lưới tròn
3.34
Làm chun
Thao tác làm nhăn để làm tăng tính giãn dài và tính mềm mại của giấy
3.35
Chiều ngang
CD
Chiều theo mặt giấy vuông góc với chiều dọc
3.36
Ép nát (1)
Khuyết tật trong giấy được tạo ra bởi sự phân bố xơ sợi không đều trong băng giấy ướt do dư áp lực ép và nhìn thấy các đám xơ sợi vón cục.
3.37
Ép nát (2)
Khuyết tật xảy ra trong quá trình cán láng giấy, có thể nhìn thấy các vùng rất mờ đục hoặc các lỗ hoặc có thể là tối sẫm
Xem thêm cán láng, làm tối sẫm
3.38
Tráng phủ bằng ép đùn keo
Phương pháp tráng phủ giấy hoặc các tông bằng cách cho đi qua dòng chất tráng chảy liên tục của vật liệu tráng phủ, được thực hiện nhờ trọng lực và/hoặc áp lực
3.39
Cắt tờ
Cắt theo chiều ngang một hoặc nhiều băng giấy hoặc các tông cùng một lúc để tạo ra các sản phẩm dạng tờ
3.40
Máy xeo lưới tròn
Xem máy xeo lưới tròn
3.41
Khuôn định khổ giấy
Cơ cấu tĩnh đặt tại mỗi bên của lưới xeo dài để giữ nguyên liệu bột giấy theo chiều ngang trên lưới trong giai đoạn đầu của quá trình thoát nước
CHÚ THÍCH Cơ cấu này có thể điều chỉnh được theo chiều ngang để có chiều rộng băng giấy theo yêu cầu trên phần hình thành của lưới xeo dài
3.42
Liềm xeo
Khung hình chữ nhật có thể di chuyển, được lắp khuôn lưới, sử dụng cho xeo giấy thủ công để ngăn nguyên liệu bột giấy không chảy ra ngoài khuôn
3.43
Khuôn định khổ giấy của hòm hút chân không
Cơ cấu tĩnh được sử dụng bên trong các hòm hút chân không trong máy xeo giấy hoặc các tông để giới hạn vùng hút chân không lên chiều rộng của băng giấy ướt
CHÚ THÍCH Cơ cấu này có thể điều chỉnh theo chiều ngang để phù hợp với chiều rộng băng giấy.
3.44
Băng định biên
Dây đai, thường vuông góc với mặt cắt ngang nằm hai bên lưới của máy xeo lưới dài và hoạt động cùng với lưới máy xeo và có chức năng tương tự như khuôn định khổ giấy
3.45
Tráng phủ kiểu nhúng
Phương pháp tráng phủ liên tục bằng cách cho băng giấy chạy vòng quanh lô được nhúng ngập trong bể vật liệu thích hợp (đôi khi là dung dịch tráng phủ)
CHÚ THÍCH Lô tráng có thể chỉ nhúng ngập một phần để tráng phủ một mặt, hoặc nhúng ngập toàn bộ đối với tráng phủ hai mặt.
3.46
Giấy rách khô
Giấy rách được thu gom lại tại bất kỳ công đoạn nào tại phần khô của máy xeo giấy hoặc các tông, gồm các biên giấy từ quá trình cuộn, chia cuộn, cắt cũng như giấy hoặc các tông bị loại khi phân loại
3.47
Làm chun khô
Quá trình làm chun được thực hiện trên máy xeo tại băng giấy đã khô
Xem thêm làm chun trên máy xeo
3.48
Dụng cụ cắt biên
Cơ cấu gồm hai vòi phun tia nước có khả năng điều chỉnh theo chiều ngang của máy xeo giấy hoặc các tông và chia băng giấy ướt trên lưới theo chiều dọc để biên giấy có thể được loại bỏ, thường tại trục bụng
CHÚ THÍCH Theo cách này cơ cấu có thể kiểm soát chiều rộng của băng giấy đi về phía trước từ phần lưới và tạo cạnh tương đối sắc cho băng giấy.
3.49
Tráng phủ kiểu đùn
Phương pháp tráng phủ liên tục băng giấy hoặc các tông bằng nhựa, chất dẻo hoặc các hợp chất tương tự, quá trình tráng được thực hiện qua khuôn đùn đặt ngay trên khe giữa lô đỡ và lô lạnh
3.50
Mặt chăn
Xem mặt trên
3.51
Thành phần xơ sợi
Cấu tạo xơ sợi của giấy và các tông và tỷ lệ của chúng.
3.52
Chổi hóa
Sự tạo các sợi nhỏ bằng cách làm đứt, gãy, xơ xước các xơ sợi bằng các quá trình xử lý thích hợp ví dụ như nghiền thô hoặc nghiền tinh
3.53
Chất độn
Chất nhuộm màu mịn, nhìn chung có màu trắng và thường là gốc khoáng được trộn vào nguyên liệu trong quá trình sản xuất giấy hoặc các tông.
Xem thêm lớp giữa của các tông
3.54
Chất làm trắng huỳnh quang
Tăng trắng quang học
Sự kết hợp trong bột giấy, nguyên liệu bột giấy, gia keo bề mặt hoặc tráng phủ của chất hầu như không màu để chuyển hóa bức xạ cực tím thành ánh sáng nhìn thấy, làm tăng độ trắng sáng trong giấy hoặc các tông.
3.55
Sóng
Sự uốn nếp của giấy sóng
3.56
Tạo hình giấy
Cách trong đó các xơ sợi được phân bố, định hướng và đan xen để hình thành giấy
Xem thêm soi ngược sáng
3.57
Lưới xeo dài
Bàn xeo dài
Phần lưới xeo dài
Bộ phận của máy xeo giấy hoặc các tông gồm băng lưới liên tục (bằng kim loại hoặc chất liệu tổng hợp), phần trên tạo thành mặt phẳng mà trên đó băng giấy được hình thành và qua đó phần lớn nước bị loại bỏ
3.58
Máy xeo lưới dài
Máy để sản xuất các băng giấy hoặc các tông được hình thành bằng cách cho nguyên liệu bột giấy thoát nước trên lưới xeo dài, băng giấy ướt sau đó được ép và làm khô
3.59
Bàn xeo dài
Xem lưới xeo dài
3.60
Phần lưới xeo dài
Xem lưới xeo dài
3.61
Bột dễ thoát nước
Nguyên liệu bột giấy khi thoát nước dưới trọng lực, các phần dễ dàng tách ra khỏi nước trong huyền phù bột giấy
Xem thêm khả năng thoát nước, giá trị độ nghiền, bột khó thoát nước
CHÚ THÍCH 1 Trạng thái của nguyên liệu bột bất kỳ có thể được đo và biểu thị theo giá trị khả năng thoát nước hoặc giá trị độ nghiền.
CHÚ THÍCH 2 Từ trái nghĩa của thuật ngữ này là bột khó thoát nước.
3.62
Làm bóng bằng ma sát
Thao tác làm bóng bề mặt của giấy hoặc các tông, thường là tráng phủ, bằng cách dùng máy cán bóng - ma sát.
Xem thêm tráng phủ
3.63
Máy cán bóng - ma sát
Dạng máy cán đặc biệt gồm lô ép không phải là kim loại và lô nhỏ hơn bằng kim loại
CHÚ THÍCH Các lô này làm cho sự chuyển động ăn khớp với nhau và lô nhỏ hơn có vận tốc ngoại biên lớn hơn
3.64
Phối liệu bột xeo
Loại và tỷ lệ của xơ sợi và thành phần không phải xơ sợi có trong nguyên liệu bột giấy ngoài nước
Xem thêm, nguyên liệu bột giấy
3.65
Lớp bột xeo
Lớp giấy hoặc các tông gồm một hoặc nhiều lớp có cùng thành phần
Xem thêm phối liệu bột xeo, tầng
3.66
Làm bóng
Thao tác tạo bóng cho giấy hoặc các tông bằng các dụng cụ bất kỳ có sẵn của quá trình sấy hoặc quá trình hoàn thiện cơ học
3.67
Tráng phủ hoa văn lõm
Phương pháp tráng cuốn trong đó lô tráng được cấp vật liệu tráng phủ (hoặc cách khác gồm) bằng lô kim loại được khắc, trổ các ô nhỏ hoặc các vết lõm nhỏ sát nhau
3.68
Xén biên, lề, cạnh
Thao tác cắt các cạnh của một tập các tờ giấy hoặc các tông để tạo thành các tờ có các cạnh phẳng, góc chính xác và có kích thước xác định
Xem thêm xén
3.69
Xén
Cắt một tờ hoặc nhiều tờ giấy hoặc các tông bằng dao cứng
Xem thêm xén biên, lề, cạnh
3.70
Tráng keo
Thao tác đưa chất kết dính thích hợp lên toàn bộ hoặc một phần bề mặt của tờ giấy hoặc các tông
3.71
Máy nghiền Hà Lan
Xem máy nghiền
3.72
Tráng keo bề mặt bằng keo nhiệt nóng chảy
Phương pháp tráng phủ với 100 % hợp chất rắn là sáp, nhựa hoặc polimer, hoặc hỗn hợp của những chất đó, được làm nóng thành dạng lỏng và đưa lên bề mặt bằng, ví dụ như lô, in lõm, hoặc quá trình tráng đùn với bộ phận làm lạnh tiếp theo.
3.73
Không tinh khiết
(Giấy thu hồi) xem tạp chất
3.74
Máy xeo các tông gián đoạn
Máy xeo chồng bột ướt
Máy xeo tạo hình tấm bột ướt là máy xeo lưới dài hoặc máy xeo lưới tròn một hoặc nhiều lô
CHÚ THÍCH Băng giấy ướt được quấn liên tục thành nhiều lớp trên trống. Khi đạt được độ dày cần thiết thì tiến hành cắt băng giấy trên trống.
3.75
Đường hằn bóng nước
Dấu nước liên tục gồm nhiều đường song song gần nhau, thường kết hợp với các đường phân cách (đường dây xích) tại góc vuông với các đường này
Xem dấu nước
3.76
Chiều dài cuộn hoặc cuốn
Chiều dài của giấy hoặc các tông tạo thành một cuộn hoặc cuốn
CHÚ THÍCH Chiều dài thường được tính bằng mét.
3.77
Chất độn
Xem chất độn
3.78
Khuôn định khổ máy xeo
Chiều rộng của cả băng giấy ướt khi rời vùng hình thành
Xem thêm chiều rộng lớn nhất sau định biên
CHÚ THÍCH Thuật ngữ đôi khi được dùng không chính xác để chỉ chiều rộng của băng giấy tại đầu khô của máy xeo.
3.79
Chiều dọc
MD
Chiều của giấy hoặc các tông song song với chiều chuyển động của băng giấy trên máy xeo giấy hoặc các tông
Xem thêm băng giấy, chiều ngang
3.80
Khổ rộng tối đa của giấy trên máy xeo
Chiều rộng thực tế của máy xeo giấy hoặc các tông tạo lên bằng sự chế tạo đặc biệt
Xem thêm chiều rộng chưa xén trên máy xeo, chiều rộng lớn nhất sau định biên
CHÚ THÍCH 1 Lý tưởng là chiều rộng này gần với chiều rộng đã xén tối đa của máy xeo
3.81
Máy cán láng mỏng
Một dạng của máy cán đặt ở cuối máy xeo giấy hoặc các tông có các lô cán bằng kim loại
3.82
Ép hình
Lô được bọc cao su với các hoa văn nổi hoặc chìm được sử dụng kết hợp với lô ép trong phần ép của máy xeo giấy để tạo ra vết bóng mờ trên giấy
3.83
Sự hoàn thiện - hồi ẩm
Các đặc tính của giấy hoặc các tông trong thời gian bảo quản dưới điều kiện thích hợp thường tiến triển tốt
3.84
Chiều rộng lớn nhất sau định biên
Chiều rộng lớn nhất có thể đạt được của băng giấy ướt khi ra khỏi vùng hình thành
Xem thêm chiều rộng chưa xén trên máy xeo, khuôn định khổ máy xeo
3.85
Chiều rộng lớn nhất đã xén trên máy xeo
Chiều rộng lớn nhất của băng giấy hoặc các tông có thể đạt được trên một máy xeo nhất định, chiều rộng được xác định sau khi đã loại tối thiểu phần gồ ghề của mép giấy tạo thành trong quá trình sản xuất
3.86
MD (MD)
Xem chiều dọc
3.87
Làm chun rất nhỏ
Quá trình làm cho băng giấy co lại theo chiều dọc và tạo độ giãn dài lớn bằng cách cho băng giấy đi qua giữa lô và, ví dụ chăn cao su liên tục
CHÚ THÍCH 1 Chăn được kéo dài ngay lập tức trước thời điểm tiếp xúc với băng giấy và được trở lại trạng thái bình thường khi băng giấy đi qua khoảng giữa lô và chăn cao su.
CHÚ THÍCH 2 Không nhầm lẫn loại này với làm chun
3.88
Lớp giữa của các tông
Lớp bột xeo của các tông ở giữa hai lớp bột xeo bên ngoài, hoặc ở giữa các lớp lót, hoặc giữa lớp lót và lớp bột xeo đối diện bên ngoài.
CHÚ THÍCH Ở Bắc Mỹ sử dụng thuật ngữ “filler”.
3.89
Gia keo trung tính
Dạng gia keo trong đó nguyên liệu bột giấy được giữ ở trạng thái trung tính, có nghĩa là pH gần 7
Xem thêm gia keo, gia keo axit, gia keo kiềm tính.
3.90
Mảnh thừa
Phần của tờ giấy được loại trong khi gia công, có kích thước nhỏ hơn kích thước đặt hàng nhưng đủ rộng để sử dụng cho mục đích khác ngoài việc cho vào nghiền lại.
3.91
Làm chun bên ngoài máy xeo
Quá trình làm chun ướt được thực hiện riêng biệt
Xem thêm làm chun ướt, làm chun khô, làm chun trên máy xeo.
3.92
Biến màu
Thuật ngữ được dùng cho giấy hoặc các tông có sắc thái của màu không đúng như mẫu.
3.93
Làm chun trên máy xeo
Quá trình làm chun ướt hoặc khô được thực hiện trên máy xeo giấy
Xem thêm làm chun khô, làm chun ướt, làm chun bên ngoài máy xeo
3.94
Tờ mẫu
Tờ giấy hoặc các tông được lấy trong quá trình sản xuất để làm mẫu cho nhà máy hoặc khách hàng
3.95
Giấy
Thuật ngữ chung để chỉ loại vật liệu dạng tờ hoặc băng phù hợp, trừ các tờ hoặc tấm bột giấy thường được hiểu là để sản xuất giấy hoặc cho mục đích hòa tan và các sản phẩm vải không dệt, được sản xuất bằng cách làm lắng các xơ sợi thực vật, xơ sợi, khoáng, xơ sợi từ động vật hoặc xơ sợi tổng hợp hoặc hỗn hợp của chúng từ dung dịch huyền phù trên cơ cấu tạo hình thích hợp, có hoặc không có sự bổ sung các chất khác.
Xem thêm tờ giấy, băng giấy
CHÚ THÍCH 1 Giấy có thể được tráng phủ, ngâm tẩm hoặc gia công trong hoặc sau khi sản xuất mà không mất đi nhận dạng là tờ giấy. Trong quá trình sản xuất giấy truyền thống, môi trường lỏng là nước, tuy nhiên với những phát triển mới, còn sử dụng cả khí và các chất lỏng khác
CHÚ THÍCH 2 Theo nghĩa chung thuật ngữ “giấy” có thể sử dụng để chỉ cả giấy và các tông như định nghĩa trong tiêu chuẩn này. Sự phân biệt cơ bản giữa giấy và các tông thường được dựa trên độ dày hoặc định lượng, tuy vậy trong một số trường hợp sự phân biệt sẽ dựa trên các đặc tính và/hoặc mục đích sử dụng cuối. Ví dụ, một số vật liệu có định lượng thấp hơn, như các loại các tông hòm hộp và vật liệu làm sóng, chúng thường được gọi là các tông, trong khi các vật liệu khác có định lượng cao hơn, như các loại giấy thấm, giấy nỉ và giấy vẽ kỹ thuật cũng thường được gọi là giấy.
3.96
Giấy hoặc các tông dạng phẳng
Giấy hoặc các tông dạng tờ, không gấp, quấn hoặc cuốn
3.97
Giấy bìa
Xem các tông
3.98
Dán, bồi
Thao tác trong đó một hoặc nhiều băng hoặc tờ giấy, các tông hoặc các vật liệu khác được dán lên toàn bộ bề mặt của tờ hoặc băng giấy hoặc các tông khác bằng chất kết dính thích hợp
3.99
Làm bóng bằng tấm kim loại
Cán tờ
Thao tác làm nhẵn, bóng bề mặt của tờ giấy hoặc các tông bằng máy cán dùng tấm kim loại làm bóng
3.100
Máy cán dùng tấm kim loại làm bóng
Máy cán tờ
Máy cán láng đặc biệt gồm hai lô gang đúc, giữa chúng là một chồng các tờ giấy hoặc các tông có các tấm vật liệu được đánh bóng, thường là kim loại ở giữa, chạy qua chạy lại
3.101
Tầng
(giấy hoặc các tông) băng xơ sợi được hình thành độc lập có thể kết hợp với nhau để tạo thành giấy hoặc các tông nhiều tầng
Xem thêm lớp bột xeo
3.102
Thếp
Một phần hai mươi của ram, có nghĩa là 25 tờ
3.103
Ram
Một tập có 500 tờ giấy
CHÚ THÍCH Tại nhiều nước, thuật ngữ "ram" thường được sử dụng để chỉ một số lượng khác, ví dụ 480 tờ, do đó ảnh hưởng tới thếp. Đối với số lượng khác 500 tờ, sẽ sử dụng thuật ngữ khác, như "tập"
3.104
Cuộn giấy lớn từ máy xeo
(giấy hoặc các tông) chiều dài liên tục của giấy hoặc các tông cuốn quanh lõi
CHÚ THÍCH Tại Bắc Mỹ, thuật ngữ này được sử dụng để miêu tả chiều dài liên tục của giấy được cuộn quanh lô kim loại tại phần cuối của máy xeo giấy. Sau khi cuộn lại được gọi là cuộn giấy mặc dù không có lõi hoặc có lõi.
3.105
Cuộn giấy tại máy xeo
Sự cuốn
Thao tác cuộn băng giấy có hoặc không có lõi
Xem thêm cuốn, cuộn giấy lớn từ máy xeo
3.106
Lô cuộn
Phần cuối cùng của máy xeo giấy, tại đó thực hiện cuộn băng giấy liên tục
Xem thêm cuộn giấy tại máy xeo
3.107
Máy nghiền
Thiết bị, thường được lắp các đĩa hoặc côn và bộ nối, được dùng để xử lý vật liệu xơ sợi trong môi trường nước để tạo một số tính chất cần cho sản xuất bột giấy hoặc giấy với các đặc tính cần thiết
CHÚ THÍCH Trong máy nghiền, việc xử lý thường là thao tác liên tục.
3.108
Nghiền tinh
Xử lý cơ học trong đó nguyên liệu bột giấy phải chịu tác động va đập trong máy nghiền
Xem thêm nghiền thô
3.109
Chế biến lại
Giấy hoặc các tông được sử dụng nếu không sẽ bị thải bỏ, như làm vật liệu thô cho một số quá trình khác, ví dụ làm vật liệu cách điện
3.110
Máng lắng cát
Xem rãnh lắng cát
3.111
Cuốn
(giấy hoặc các tông) chiều dài liên tục của giấy hoặc các tông tự cuốn quanh nó hoặc cuốn quanh lõi giấy
Xem thêm cuộn giấy lớn từ máy xeo
CHÚ THÍCH Tại một số quốc gia, thuật ngữ này đồng nghĩa với cuộn
3.112
Tráng phủ kiểu lô
Bất kỳ phương pháp tráng phủ liên tục băng giấy hoặc các tông mà trong đó lớp tráng phủ được đưa trực tiếp lên giấy bằng cách sử dụng lô để đưa dung dịch tráng phủ lên bề mặt
CHÚ THÍCH Lô tráng có thể quay cùng chiều với băng giấy hoặc theo chiều ngược lại (lô ngược chiều).
3.113
Vết bóng mờ trên giấy
Hoa văn được tạo trên giấy trong quá trình sản xuất trên máy xeo bằng cách cho băng giấy ướt đi qua phần ép hình
Xem thêm dấu nước
3.114
Khả năng chạy máy
Các tính chất của giấy hoặc các tông mà ảnh hưởng tới khả năng chạy trơn ở tốc độ cao thông qua ép ướt, tráng phủ, in ấn, gia công, sao chép và các hoạt động tương tự
3.115
Rãnh lắng cát
Máng lắng cát
Máng hoặc rãnh mà nguyên liệu bột giấy rất loãng chảy qua, dùng để loại bỏ các tạp chất nặng từ huyền phù bằng trọng lực; với mục đích này đôi khi máng có các vách ngăn được lắp chìm.
3.116
Sàng
Dụng cụ có lỗ được dùng để tách các vật liệu theo kích thước hoặc hình dạng
CHÚ THÍCH Khi sử dụng đối với bột giấy hoặc nguyên liệu giấy, các lỗ tiết lưu thường có các khe hẹp hoặc các lỗ.
3.117
Tờ
(giấy hoặc các tông) miếng giấy hoặc các tông thường là hình chữ nhật
3.118
Cuộn giấy phụ
Cuộn giấy thường hẹp nhưng đủ rộng để có thể dùng vào mục đích khác ngoài việc nghiền lại, được tính toán để sản xuất bổ sung vào các đơn hàng chính sao cho đảm bảo khổ rộng tối đa của giấy trên máy xeo gần nhất với chiều rộng lớn nhất đã xén trên máy xeo.
Xem thêm cuộn giấy lớn từ máy xeo, cuốn
3.119
Giả dấu nước
Hoa văn bên ngoài tương tự dấu nước được tạo ra trong quá trình hoàn thiện giấy bằng thiết bị cơ học hoặc bởi các vật liệu thích hợp.
Xem thêm dấu nước
3.120
Ép gia keo
Hai lô chạy tiếp xúc với nhau, giữa chúng là băng giấy chạy qua để đưa lên giấy một lớp keo, dung dịch tráng phủ, hoặc chất hoạt động bề mặt khác.
Xem thêm gia keo, tráng phủ bằng ép gia keo
CHÚ THÍCH Ép gia keo được đặt giữa hai dãy lô sấy trên máy xeo giấy
3.121
Tráng phủ bằng ép gia keo
Phương pháp tráng băng giấy hoặc các tông liên tục với lượng dung dịch tráng phủ thấp, bằng cách đưa giấy hoặc các tông qua khe giữa hai lô (ép gia keo) xếp theo phương thẳng đứng, nằm ngang hoặc nghiêng
3.122
Gia keo
Sự bổ sung các vật liệu khác vào nguyên liệu bột giấy (gia keo nội bộ) hoặc lên bề mặt giấy hoặc các tông (gia keo bề mặt) để tăng tính chống thấm hút hoặc tính lan rộng của dung dịch lỏng ví dụ như mực viết
CHÚ THÍCH Gia keo bề mặt có thể cũng được sử dụng để tăng độ bền bề mặt của giấy hoặc các tông.
3.123
Chất tráng
Huyền phù lỏng có chứa chất nhuộm màu
Xem thêm dung dịch tráng phủ, chất tráng cao lanh.
CHÚ THÍCH Trong quá trình tráng phủ, dung dịch tráng phủ có thể gồm chất kết dính hoặc các phụ gia khác.
3.124
Cắt thành cuộn giấy ngắn
Chia băng giấy hoặc các tông theo chiều dọc thành hai hoặc nhiều băng giấy nhỏ hơn
3.125
Bột giấy độ nghiền cao
Xem bột khó thoát nước
3.126
Đánh tơi
Thao tác tạo huyền phù xơ sợi trong chất lỏng bằng cách đánh tơi bột sản xuất giấy hoặc giấy
3.127
Ép nhẵn
Hai lô không bọc nỉ thường được đặt giữa phần ép của máy xeo giấy hoặc các tông và phần sấy, được sử dụng để cải thiện bề mặt giấy hoặc các tông, làm phẳng đều hai mặt và loại các vết chăn trước khi bắt đầu quá trình sấy
3.128
Tráng phủ có lô làm nhẵn
Phương pháp tráng phủ liên tục băng giấy hoặc các tông trong đó dung dịch tráng phủ đưa lên giấy được làm nhẵn bằng các lô có đường kính nhỏ, một số trong đó có thể quay theo chiều ngược với chiều chuyển động của băng giấy
3.129
Cán láng mềm
Cán láng với khe mềm
Quá trình cán láng có liên quan đến một số khe cán, mỗi khe cán gồm một lô cứng, bề mặt bóng và một lô đàn hồi tự lựa
3.130
Cán láng với khe mềm
Xem cán láng mềm
3.131
Lớp băng nối giấy đứt
Mối nối trong giấy hoặc các tông theo chiều ngang được thực hiện bằng chất kết dính hoặc băng keo
CHÚ THÍCH Mối nối có thể được sử dụng, ví dụ để nhận được một cuộn có kích thước yêu cầu hoặc cho phép thao tác liên tục giữa phần cuối của một cuộn và phần đầu của cuộn tiếp theo
3.132
Nối, ghép chỗ đứt
Thao tác nối hai đầu của băng giấy hoặc các tông với nhau
3.133
Cắt hình vuông
Thao tác trong đó các tờ giấy hoặc các tông được sản xuất theo kích thước tờ yêu cầu với các cạnh phẳng và có bốn góc 90 º
Xem thêm xén biên, lề, cạnh
3.134
Nguyên liệu bột giấy
Huyền phù dạng lỏng của một hoặc nhiều loại bột làm giấy và các vật liệu khác, từ giai đoạn đánh tơi bột giấy đến giai đoạn hình thành băng giấy hoặc tờ giấy hoặc các tông
Xem thêm bột sản xuất giấy
3.135
Làm sạch nguyên liệu bột giấy
Thao tác được dùng để loại các phần tử không mong muốn trong giấy hoặc các tông ra khỏi nguyên liệu bằng phương pháp vật lý, ví dụ làm sạch bằng trọng lực, làm sạch bằng ly tâm, làm sạch bằng cách cho qua các lỗ (hệ thống rãnh lắng cát) có kích thước thích hợp
3.136
Chuẩn bị nguyên liệu bột giấy
Thuật ngữ chung đối với tất cả các quá trình xử lý cần thiết để chuẩn bị nguyên liệu trước khi đưa vào máy xeo giấy.
CHÚ THÍCH Thuật ngữ này bao gồm cả làm sạch nguyên liệu bột giấy
3.137
Máy ép quang cao cấp
Dạng đặc biệt của máy cán, thường không phải là một phần của máy xeo giấy hoặc các tông, sử dụng cả các lô kim loại, trong đó một hoặc nhiều lô có thể được làm nóng và các lô chịu nén không phải là kim loại
CHÚ THÍCH Số lượng lô thường lớn hơn trong máy cán là một phần của máy xeo giấy hoặc các tông và được dùng để đạt được mức độ hoàn thiện cao hơn so với khi sử dụng trong thời gian vừa qua.
3.138
Ép quang cao cấp
Cán láng tăng cường trên máy ép quang cao cấp thường ở ngoài máy xeo, để tạo cho giấy có độ nhẵn, độ chặt và độ bóng cao
3.139
Gia công bề mặt
Bất kỳ thao tác nào, gồm việc đưa vật liệu thích hợp lên bề mặt giấy hoặc các tông để làm thay đổi một số đặc tính của giấy hoặc các tông
3.140
Máy cán định chiều dày
Dạng máy cán gồm chủ yếu hai lô bằng sắt có thể điều chỉnh khoảng cách giữa hai lô để tạo cho giấy hoặc các tông độ dày định trước
3.141
Mặt trên
Mặt chăn
Bề mặt của băng hoặc tờ giấy hoặc các tông đối diện (ngược) với mặt lưới
CHÚ THÍCH Thuật ngữ này không liên quan đến giấy được tạo thành giữa hai mặt lưới
3.142
Biên giấy
Các mảnh của giấy hoặc các tông khác với các mảnh thừa được loại trong quá trình sản xuất
Xem thêm mảnh thừa
3.143
Máy xeo lưới đôi
Máy xeo giấy hoặc các tông trong đó băng giấy được hình thành giữa hai lưới và nước được thoát qua cả hai lưới
Xem thêm giấy hoặc các tông được xeo trên lưới đôi
3.144
Mặt dưới
Xem mặt giáp lưới
3.145
Lớp lót
(các tông) lớp bột xeo của các tông nằm giữa các lớp bột xeo ngoài và lớp giữa
Xem thêm lớp giữa của các tông
3.146
Chiều rộng chưa xén trên máy xeo
Chiều rộng lớn nhất của giấy hoặc các tông mà có thể được sản xuất trên máy xeo
Xem thêm chiều rộng lớn nhất sau định biên, khổ máy xeo, chiều rộng lớn nhất đã xén trên máy xeo
3.147
Máy xeo lưới tròn
Máy xeo hình trụ
Máy xeo giấy hoặc các tông gồm một hoặc nhiều lô hình trụ hở hai đầu, mỗi lô được phủ lưới và quay chìm một phần trong các máng hoặc bể nguyên liệu bột giấy
CHÚ THÍCH Nước được thoát qua lưới, phần xơ sợi trên lưới tạo thành băng giấy hoặc một số băng giấy. Một băng giấy ướt hoặc nhiều băng giấy ướt sau đó được chuyển liên tục tới mặt dưới của chăn chuyển động được đặt tại đỉnh của lô hoặc các lô hình trụ. Các băng giấy được kết hợp lại với nhau sau đó chạy qua phần ép và sấy khô
3.148
Máy rửa
Dạng thiết bị trong đó có thể tiến hành rửa hoặc tẩy trắng huyền phù bột giấy
Xem thêm máy đánh tơi
CHÚ THÍCH Để rửa lô hình trụ đục lỗ nằm chìm từng phần trong bột giấy để cho phép chất lỏng tiếp tục chảy ra
3.149
Dấu nước
Tạo các ký hiệu hoặc hoa văn có chủ ý trong giấy, có thể nhìn thấy khi quan sát ngược với nền tương phản
CHÚ THÍCH Dấu nước được tạo bởi sự dịch chuyển cục bộ xơ sợi bằng thiết bị có hoa văn nổi hoặc chìm trên lưới ví dụ như khuôn lưới hoặc khuôn hình trụ, hoặc bằng hoa văn nổi hoặc chìm trên bề mặt của lô hình trụ hở đầu (lô dandy) quay tiếp xúc với bột khó thoát nước trên lưới tạo hình của máy xeo lưới dài
3.150
Băng giấy
Chiều dài liên tục của giấy hoặc các tông trong sản xuất hoặc gia công
3.151
Giấy rách ướt
Giấy rách tích lũy trên phần ướt của máy xeo giấy hoặc các tông
3.152
Làm chun ướt
Bất kỳ quá trình làm chun, trên máy xeo hoặc bên ngoài máy xeo được thực hiện trên băng giấy ướt hoặc khô một phần
Xem thêm làm chun trên máy xeo, làm chun bên ngoài máy xeo.
3.153
Máy xeo chồng bột ướt
Xem máy xeo các tông gián đoạn
3.154
Ép ướt
Sự kết hợp của hai hoặc nhiều lô có bề mặt, ví dụ đá granit bóng, cao su, chăn hoặc lưới được sử dụng để ép nước khỏi băng giấy ướt và làm cho băng giấy chặt lại
CHÚ THÍCH Ép ướt thường được đặt ngay trước bộ phận sấy của máy xeo giấy hoặc các tông
3.155
Bột khó thoát nước
Bột giấy độ nghiền cao
Phần bột cùng với nước còn lại sau khi đã được thoát nước bằng trọng lực hoặc bằng hút chân không
Xem thêm nguyên liệu bột giấy, khả năng thoát nước, giá trị độ nghiền, bột dễ thoát nước
CHÚ THÍCH 1 Trạng thái bất kỳ đã cho của nguyên liệu bột giấy có thể được đo và biểu thị bằng giá trị số như khả năng thoát nước hoặc giá trị độ nghiền
CHÚ THÍCH 2 Từ trái nghĩa với thuật ngữ này là bột dễ thoát nước
3.156
Chiều rộng của cuộn giấy hoặc các tông
Kích thước của băng giấy hoặc các tông được đo theo chiều ngang
3.157
Sự cuốn
Xem cuộn giấy tại máy xeo
3.158
Khuôn lưới
(Giấy xeo thủ công) khung có các thanh ngang để đính lưới mịn và qua đó nguyên liệu bột giấy được thoát nước khi xeo giấy thủ công
3.159
Mặt giáp lưới
Mặt dưới
Mặt của băng hoặc tờ giấy hoặc các tông tiếp xúc với lưới xeo trong quá trình sản xuất
CHÚ THÍCH Thuật ngữ này không liên quan tới giấy được hình thành trên lưới đôi
3.160
Lô cuộn máy xeo
Xem lô cuộn
3.161
Xem vết bóng mờ trên giấy
3.162
Xem làm nhăn
3.163
Xem chiều rộng của cuộn giấy hoặc các tông
3.164
Xem khổ máy xeo
3.165
Xem máy rửa
3.166
Xem cắt thành cuộn giấy ngắn
3.167
Xem xén.
Bảng tra theo thứ tự chữ cái tiếng Việt
B
Bàn xeo dài 3.59
Băng định biên 3.44
Băng giấy 3.150
Biên giấy 3.142
Biến màu 3.92
Bột dễ thoát nước 3.61
Bột giấy độ nghiền cao 3.125
Bột hợp cách 3.2
Bọt khí 3.15
Bột khó thoát nước 3.155
Bột giấy độ nghiền cao 3.155
C
Các tông 3.16
Cán láng 3.22
Cán láng mềm 3.129
Cán láng với khe mềm 3.129
Cán láng với khe mềm 3.130
Cắt góc 3.10
Cắt hình vuông 3.133
Cắt thành cuộn giấy ngắn 3.124
Cắt tờ 3.39
CD (CD) 3.23
Chất độn 3.53
Chất độn 3.77
Chất làm trắng huỳnh quang 3.54
Tăng trắng quang học 3.54
Chất tráng 3.123
Chất tráng cao lanh 3.24
Chế biến lại 3.109
Chiều dài cuộn hoặc cuốn 3.76
Chiều dọc 3.79
MD 3.79
Chiều ngang 3.35
CD 3.35
Chiều rộng chưa xén trên máy xeo 3.146
Chiều rộng của cuộn giấy hoặc các tông 3.156
Chiều rộng lớn nhất đã xén trên máy xeo 3.85
Chiều rộng lớn nhất sau định biên 3.84
Chổi hóa 3.52
Chuẩn bị nguyên liệu bột giấy 3.136
Cuốn 3.111
Cuộn giấy lớn từ máy xeo 3.104
Cuộn giấy phụ 3.118
Cuộn giấy tại máy xeo 3.105
Sự cuốn 3.105
D
Dán, bồi 3.98
Dấu nước 3.149
Dụng cụ cắt biên 3.48
Dung dịch tráng phủ 3.27
Tráng phủ màu 3.27
Đ
Đường hằn bóng nước 3.75
Đánh tơi 3.126
E
Ép gia keo 3.120
Ép hình 3.82
Ép nát (1) 3.36
Ép nát (2) 3.37
Ép nhẵn 3.127
Ép quang cao cấp 3.138
Ép ướt 3.154
G
Gia công bề mặt 3.139
Giả dấu nước 3.119
Gia keo 3.122
Gia keo axit 3.3
Gia keo kiềm tính 3.8
Gia keo trung tính 3.89
Giấy 3.95
Giấy bìa 3.97
Giấy hoặc các tông dạng phẳng 3.96
Giấy rách 3.19
Giấy rách khô 3.46
Giấy rách ướt 3.151
H
Hợp cách 3.1
K
Khả năng chạy máy 3.114
Khổ rộng tối đa của giấy trên máy xeo 3.80
Không tinh khiết 3.73
Khuôn định khổ giấy 3.41
Khuôn định khổ giấy của hòm hút chân không 3.43
Khuôn định khổ máy xeo 3.78
Khuôn lưới 3.158
L
Làm bóng 3.66
Làm bóng bằng ma sát 3.62
Làm bóng bằng tấm kim loại 3.99
Cán tờ 3.99
Làm chun 3.34
Làm chun bên ngoài máy xeo 3.91
Làm chun khô 3.47
Làm chun rất nhỏ 3.87
Làm chun trên máy xeo 3.93
Làm chun ướt 3.152
Làm nhăn 3.28
Làm sạch nguyên liệu bột giấy 3.135
Liềm xeo 3.42
Lô cuộn 3.106
Lô cuộn máy xeo 3.160
Lớp băng nối giấy đứt 3.131
Lớp bột xeo 3.65
Lớp giữa của các tông 3.88
Lớp lót 3.145
Lưới xeo dài 3.57
Bàn xeo dài 3.57
Phần lưới xeo dài 3.57
M
Máng lắng cát 3.110
Mảnh thừa 3.90
Mặt chăn 3.50
Mặt dưới 3.144
Mặt giáp lưới 3.159
Mặt dưới 3.159
Mặt trên 3.141
Mặt chăn 3.141
Máy cán 3.21
Máy cán bóng - ma sát 3.63
Máy cán định chiều dày 3.140
Máy cán dùng tấm kim loại làm bóng 3.100
Máy cán tờ 3.100
Máy cán láng mỏng 3.81
Máy ép quang cao cấp 3.137
Máy nghiền 3.107
Máy nghiền 3.11
Máy nghiền Hà Lan 3.11
Máy nghiền Hà Lan 3.71
Máy nghiền tơi 3.17
Máy nghiền tơi 3.18
Máy rửa 3.148
Máy xeo các tông gián đoạn 3.74
Máy xeo chồng bột ướt 3.74
Máy xeo chồng bột ướt 3.153
Máy xeo lưới dài 3.58
Máy xeo lưới đôi 3.143
Máy xeo lưới tròn 3.147
Máy xeo hình trụ 3.147
Máy xeo lưới tròn 3.40
MD (MD) 3.86
N
Nghiền thô 3.12
Nghiền tinh 3.108
Nguyên liệu bột giấy 3.134
Nối, ghép chỗ đứt 3.132
P
Phần lưới xeo dài 3.60
Phèn 3.9
Phối liệu bột xeo 3.64
Phụ gia 3.4
Q
Quá trình gia công 3.32
R
Ram 3.103
Rãnh lắng cát 3.115
Máng lắng cát 3.115
S
Sàng 3.116
Sấy khô bằng khí 3.7
Để khô gió 3.7
Sóng 3.55
Sự cuốn 3.157
Sự hoàn thiện - hồi ẩm 3.83
T
Tầng 3.101
Tạo hình giấy 3.56
Tạp chất (1) 3.30
Tạp chất (2) 3.31
Không tinh khiết 3.31
Thành phần cấu tạo 3.29
Thành phần xơ sợi 3.51
Thếp 3.102
Tờ 3.117
Tờ mẫu 3.94
Tráng keo bề mặt bằng keo nhiệt nóng chảy 3.72
Tráng keo 3.70
Tráng phủ 3.25
Tráng phủ bằng bàn chải 3.20
Tráng phủ bằng dao 3.13
Tráng phủ bằng ép đùn keo 3.38
Tráng phủ bằng ép gia keo 3.121
Tráng phủ bằng phun-khí 3.5
Tráng phủ bề mặt bằng dao-khí 3.6
Tráng phủ bề mặt bằng phun-khí 3.6
Tráng phủ có lô làm nhẵn 3.128
Tráng phủ hoa văn lõm 3.67
Tráng phủ kiểu đùn 3.49
Tráng phủ kiểu lô 3.112
Tráng phủ kiểu nhúng 3.45
Tráng phủ màu 3.26
Trục bụng 3.33
V
Vết bóng mờ trên giấy 3.113
Vết phồng rộp 3.14
X
Xén 3.69
Xén biên, lề, cạnh 3.68
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 10241:1992, International terminology standards - Preparation and layout.
[2] ISO 15755:1999, Paper and board - Estimation of contraries.