Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12221:2018 Phương pháp đo tính năng của thiết bị làm nóng món ăn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12221:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12221:2018 IEC 60496:1975 with amendment 1:1977 and amendment 2:1992 Phương pháp đo tính năng của thiết bị làm nóng món ăn bằng điện dùng cho mục đích gia dụng và tương tự
Số hiệu:TCVN 12221:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:28/12/2018Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUN QUỐC GIA

TCVN 12221:2018
IEC 60496:1975

PHƯƠNG PHÁP ĐO TÍNH NĂNG CỦA THIẾT BỊ LÀM NÓNG MÓN ĂN BẰNG ĐIỆN DÙNG CHO MỤC ĐÍCH GIA DỤNG VÀ TƯƠNG TỰ

Methods for measuring the performance of electric warming plates for household and similar use

Lời nói đầu

TCVN 12221:2018 hoàn toàn tương đương với IEC 60496:1975, sửa đổi 1:1977 và sửa đổi 2:1992;

TCVN 12221:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quc gia TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

PHƯƠNG PHÁP ĐO TÍNH NĂNG CỦA THIẾT BỊ LÀM NÓNG MÓN ĂN BNG ĐIỆN DÙNG CHO MỤC ĐÍCH GIA DỤNG VÀ TƯƠNG TỰ

Methods for measuring the performance of electric warming plates for household and similar use

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị làm nóng món ăn bằng điện dùng cho mục đích gia dụng và tương tự.

Mục đích tương tự bao hàm việc s dng các khu vực không phải trong gia đình, ví dụ như nhà nghỉ, cửa hàng cà phê, phòng trà, khách sạn nh, v.v..., nhưng chỉ khi khoảng thời gian sử dụng và mức tải sử dụng phù hợp với mục đích gia dụng.

2  Đối tượng

Mục đích của tiêu chun này nhằm nêu rõ và đưa ra các đặc tính tính năng chính của thiết bị làm nóng món ăn bằng điện, mà người sử dụng quan tâm và mô tả phương pháp tiêu chuẩn đ đo các đặc tính này.

Tiêu chuẩn này không liên quan đến yêu cầu an toàn và yêu cầu tính năng.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa dưới đây:

3.1

Thiết b làm nóng món ăn (warming plate)

Thiết bị được đặt theo chiều ngang, được thiết kế để giữ bát đĩa hoặc thực phẩm trong vật chứa, có thể là bộ phận tích hợp của thiết bị, ở nhiệt độ thích hợp.

3.2

Thiết b làm nóng món ăn có ngăn cha nhiệt (thermal storage warming plate)

Thiết b có thể được nạp một lượng nhiệt nhất định, trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể giữ nhiệt mà không cần thêm nguồn điện trong quá trình sử dụng.

3.3

Bộ thiết bị làm nóng món ăn (warming plate set)

Thiết bị làm nóng có phần tử gia nhiệt bằng điện lắp trong.

CHÚ THÍCH: Thiết bị làm nng gia nhiệt trực tiếp có thể có hoặc không cn ngăn chứa nhiệt

3.4

Thiết bị làm nóng được gia nhiệt trực tiếp (directly heated warming plate)

Thiết bị làm nóng có phần tử gia nhiệt bằng điện lắp trong.

3.5

Thiết bị làm nóng được gia nhiệt gián tiếp (indirectly heated warming plate)

Thiết bị làm nóng có ngăn cha nhiệt loại nạp được từ nguồn nhiệt bên ngoài.

4  Danh mục các phép đo

- Kích thước hình bao (Điều 6);

- Kích thước bề mặt làm nóng (Điều 7).

- Chiều dài dây nguồn mềm (Điều 8);

- Khối lượng (Điều 9);

- Thời gian gia nhiệt và nhiệt độ (Điều 10);

- Khả năng làm nóng (Điều 11);

- Nhiệt độ của bề mặt làm nóng ở trạng thái n định (Điều 12);

- Nhiệt độ của bề mặt đ (Điều 13).

5  Điều kiện chung đối với phép đo

Nếu không có quy định nào khác, phép đo được thực hiện ở các điều kiện sau:

- Nhiệt độ môi trường xung quanh: 20 °C ± 2 °C đối với các phép đo của Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13; 20 °C ± 5 °C đối với các phép đo còn lại.

- Công suất vào: công suất vào danh định.

- Phòng thử nghiệm: về cơ bản là không có gió lùa.

- Vị trí của thiết bị: trên giá đỡ bằng gỗ son đen mờ, giá đỡ này nhô ra ngoài thiết bị tối thiểu 50 mm mỗi canh, cách xa tường tối thiu 30 cm. Đối với th nghiệm của Điều 12 và Điều 13, sử dụng giá đỡ có nhiệt ngẫu

Giá đỡ này là tấm bảng bằng gỗ dán dày 20 mm và được sơn đen m. Ở khoảng cách 50 mm, đĩa đng đường kính 16 mm và dày 1 mm được gắn vào sao cho đĩa nằm bằng mặt với bề mt. Mặt ngoài của đĩa được làm đen và nhiệt ngẫu dây mnh được gắn chặt lên mặt bên trong của đĩa.

6  Kích thước hình bao

Kích thước hình bao ti đa của thiết bị là chiều dài, chiều rộng và chiều cao của thiết bị được đo và thể hiện bằng milimét. Tay cầm và các chỗ lồi bất kỳ trên thiết bị được tính đến, ngoại trừ ống bảo vệ dây của dây nguồn mềm không tháo ra được và phích nối thiết bị của bộ dây nguồn.

Trong trưng hợp của bộ thiết bị làm nóng món ăn, kích thước của b trí hoàn thiện được đo và thể hiện như kích thước của thiết bị làm nóng món ăn đơn lẻ.

7  Kích thước về bề mặt làm nóng

Mô tả hình dạng của bề mặt mà trên đó vật thể cần được làm làm nóng được đặt lên; ví dụ như, hình chữ nhật, hình tròn, hình bầu dục. Kích thước của bề mặt, chiều dài và chiều rộng hoặc đường kính được đo và th hiện bằng milimét.

Trong trường hợp hình dạng không phải chữ nhật, kích thước của bề mặt làm nóng cũng được đo và thể hiện bằng diện tích theo centimét vuông.

Đối với thiết bị làm nóng món ăn mà trong đó bề mặt làm nóng được viền bằng mép cao hơn, ch đo kích thước bên trong mép và chiều cao của mép.

Khi thiết b làm nóng món ăn có bộ phận có diện tích được thiết kế để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn thì kích thước này phải được thể hiện bằng milimét.

8  Chiều dài của dây nguồn mềm

Khoảng cách giữa điểm đi vào thiết bị và phích cắm, kể cả ng bảo vệ dây, được đo và th hiện bằng mét, làm tròn xuống 0,05 m gần nhất.

9  Khối lượng

Khối lượng của thiết bị có dây nguồn mềm, nếu được gắn kèm, được đo và thể hiện bằng kilôgam, làm tròn đến 0,1 kg gần nhất

Đối với bộ thiết bị làm nóng món ăn, khối lượng của sắp xếp này được đo và thể hiện như khối lượng của thiết bị làm nóng món ăn đơn lẻ.

10  Thời gian gia nhiệt và nhiệt độ

Nhiệt độ được đo tại tâm của bề mặt gia nhiệt bằng nhiệt ngẫu dây mảnh được bố trí sao cho đảm bảo tiếp xúc nhiệt tốt và ảnh hưởng của nó đối với kết quả đo là nh nht có th. Trong trường hợp phân bố nhiệt không đều có chủ ý, một nhiệt ngẫu được nối đến tâm của từng phần có nhiệt độ khác nhau.

Thiết bị, không có vật thể bất kỳ được đặt trên bề mặt làm nóng, được tăng nhiệt t nhiệt độ môi trường, cơ cu điều khiển được đặt đến vị trí lớn nhất hoặc đến vị trí dùng để “giữ nóng” trong trường hợp có hướng dẫn thích hợp của nhà chế tạo.

Cho tới khi đng hồ hin thị số đọc đ sử dụng vận hành, trong trường hợp thiết bị có cấu này (trong trường hợp của bộ thiết bị làm nóng món ăn, đng hồ trên tng thiết bị làm nóng món ăn đơn lẻ):

Đối với thời gian gia nhiệt trước, nếu có hướng dẫn của nhà chế tạo;

Đến trạng thái ổn định, đối với tất cả các thiết kế khác.

Thời gian để tăng nhiệt được thể hiện bằng phút, đến phút đy đủ gần nhất, cùng với nhiệt độ, tính bằng độ Celsius, đạt được tại thời đim đó.

Đối với thiết b làm nóng không có bộ chỉ thị hoặc hướng dẫn của nhà chế tạo. Lấy 90 % nhiệt độ ở trạng thái n định; trong trường hợp của thiết bị được điều khiển, ly 90 % nhiệt độ trung bình ở trng thái ổn định và thời gian đ đạt được nhiệt độ này được ch ra ở từng trường hợp.

Đối với bộ thiết bị làm nóng loại có nắp đậy, phép đo được thực hiện trên từng thiết bị làm nóng đơn lẻ; tròng trường hợp bộ thiết b làm nóng loi xếp chng, đo thiết bị làm nóng trên cùng và dưới cùng là đ.

CHÚ THÍCH: Trên bề mặt kim loại, nhựa hoặc tương tự, có thể gài chặt nhiệt ngẫu bằng vít; trên bề mặt thủy tinh, tráng men thủy tinh hoặc tương t thì có th gắn bằng keo. Để loại trừ các hạn chế về việc truyền nhiệt đến thiết bị làm nóng món ăn cao hơn của bộ thiết bị làm nóng món ăn loi xếp chng thì có thể cn phải đưa nhiệt ngẫu qua lỗ, vết khắc hoặc tương tự, đến tâm của đáy thiết bị làm nóng món ăn.

Khuyến cáo nên vẽ sơ đồ độ tăng nhiệt.

11  Khả năng làm nóng

11.1  Thực phm trong vật chứa bằng sứ

Bát sứ, như th hiện trong Phụ lục B, được đổ 0,5 L nước sôi. Nước được khuấy cho ti khi ngun đến nhiệt độ là 80 °C. Bát được đậy chặt bằng nắp cao su có thanh ch thập, và nhiệt ngẫu được n vào bát sao cho mối nối của nó cách đáy bát 20 mm.

Cơ cu đo đã được chuẩn bị, được đặt lên tâm của bề mặt làm nóng tại thời điểm kết thúc thời gian tăng nhiệt theo Điều 10. Vùng bất kỳ được thiết kế để làm việc ở nhiệt độ cao hơn được thử nghiệm riêng r bằng phép đo nhiệt độ tại tâm của vùng này.

Thiết bị làm nóng có ngăn chứa nhiệt được ngắt khỏi nguồn điện.

Sau thời gian 30 min và 1 h, nhiệt độ nước trong bát được đo nhưng không khuấy nước và giá trị này được th hiện bằng độ Celsius.

11.2  Thực phẩm trong vật chứa đặc biệt

Đối với thiết bị làm nóng món ăn có vật chứa bên trong, thực hiện phép đo bằng vật cha này. Vật cha được đ nước đến nửa dung tích của nó và được đóng lại theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Lỗ có đường kính 10,5 mm được tạo ra trên nắp sao cho tng diện tích mở là 1,6 ± 2 % bề mặt nước.

12  Nhiệt độ bề mặt làm nóng ở trạng thái ổn định

Thiết bị cần thử nghiệm có cơ cấu không chế nhiệt hoặc chế độ chuyển mạch ở vị trí lớn nhất, thiết bị được tăng nhiệt cho ti khi nó đạt đến trạng thái n định.

Bề mặt làm nóng được chia thành bốn phần bằng nhau và tại tâm của từng phần, đo nhiệt độ và thể hiện bằng độ Celius.

CHÚ THÍCH: Ví dụ được cho trong Ph lục A.

Đối với thiết bị làm nóng được điều khiển bằng bộ điều nhiệt, chu kỳ nhiệt độ được ghi lại và độ chênh lệch nhiệt độ được th hiện cùng với nhiệt độ trung bình ở trạng thái ổn định.

CHÚ THÍCH: Phép đo của Điều 13 được thực hiện ở cũng thời đim.

13  Nhiệt độ của bề mặt đỡ

Đối với các phép đo của Điều 12, thiết b được đt trên giá đỡ có nhiệt ngẫu, như mô tả trong Điều 5 sao cho phần bên ngoài của thiết b có thể chạm vào hoặc càng gần với đĩa càng tốt mà trong đó có thể có nhiệt độ cao.

Nhiệt độ của đĩa được ghi lại và giá trị lớn nhất được thể hiện bằng độ Celsius.

14  Kiểu đấu nối dây nguồn

Xác định và chỉ ra thiết bị làm nóng thức ăn có được cung cấp kèm dây nguồn không tháo ra được hoặc có kèm ổ nối nguồn hay không, và trong trường hợp có kèm nối nguồn thì có được cung cấp bộ dây nguồn hay không.

15  Cơ cấu điều khiển

Đối với thiết bị làm nóng thức ăn điều khiển được, xác định và nêu rõ loại cơ cấu điều khiển và xem nó có được lắp trong thiết bị hay là bộ phận định hình của phích nối thiết bị.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Nhiệt độ và chênh lệch về nhiệt độ của bề mặt làm nóng

Hình 1

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Cơ cấu đo đối với phép đo về khả năng làm nóng

Kích thước tính bằng milimét

Hình 2

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Đối tượng

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Danh mục các phép đo

5  Điều kiện chung đối với phép đo

6  Kích thước hình bao

7  Kích thước về bề mặt làm nóng

8  Chiều dài của dây nguồn mềm

9  Khối lượng

10  Thời gian gia nhiệt và nhiệt độ

11  Khả năng làm nóng

12  Nhiệt độ bề mặt làm nóng ở trạng thái ổn định

13  Nhiệt độ của bề mặt đ

14  Kiểu đấu nối dây nguồn

15  Cơ cấu điều khiển

Phụ lục A (tham khảo) - Nhiệt độ và chênh lệch về nhiệt độ của bề mặt làm nóng

Phụ lục B (tham khảo) - Cơ cấu đo đối với phép đo về khả năng làm nóng

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi