Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11501:2016 Cốc bít và vòng bít đàn hồi cho xy lanh phanh thủy lực

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11501:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11501:2016 ISO 6118:2006 Phương tiện giao thông đường bộ - Cốc bít và vòng bít đàn hồi cho xy lanh của hệ thống phanh thủy lực sử dụng dầu phanh có gốc không từ dầu mỏ (nhiệt độ làm việc lớn nhất 70°C)
Số hiệu:TCVN 11501:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Ngày ban hành:07/12/2016Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11501:2016

ISO 6118:2006

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - CỐC BÍT VÀ VÒNG BÍT ĐÀN HỒI CHO XY LANH CỦA HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC SỬ DỤNG DẦU PHANH CÓ GỐC KHÔNG TỪ DẦU MỎ (NHIỆT ĐỘ LÀM VIỆC LỚN NHẤT 70 °C)

Road vehicles - Elastomeric cups and seals for cylinders for hydraulic braking systems using a non-petroleum base hydraulic brake fluid (service temperature 70 degrees C max.)

Lời nói đầu

TCVN 11501:2016 hoàn toàn tương đương vi ISO 6118:2006, vi thay đổi biên tập cho phép (chuyển câu cuối của Điều 1 sang 4.1).

TCVN 11501:2016 do Ban Kỹ thuật tiêu chun quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chun Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG TIN GIAO THÔNG ĐƯỜNG B - CỐC BÍT VÀ VÒNG BÍT ĐÀN HI CHO XY LANH CỦA HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC SỬ DỤNG DU PHANH CÓ GỐC KHÔNG TỪ DU MỎ (NHIỆT Đ LÀM VIỆC LN NHT 70 °C)

Road vehicles - Elastomeric cups and seals for cylinders for hydraulic braking systems using a non-petroleum base hydraulic brake fluid (service temperature 70 degrees C max.)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chun này quy định các phép thử đặc tính của các cốc bít và vòng bít phanh cho các hệ thống phanh thủy lực của các phương tiện giao thông đường bộ. Tiêu chun này không bao gồm các yêu cầu liên quan đến thành phần hóa học, độ bền kéo và độ giãn dài của hợp chất cao su. Tiêu chun này không áp dụng cho các vòng bít của phanh đĩa.

Tiêu chun này áp dụng cho các vòng bít đúc (các cốc bít hoặc vòng bít có hai mép), đường kính 60 mm và nhỏ hơn được chế tạo từ cao su dùng trong các xy lanh dẫn động thủy lực sử dụng dầu phanh có gốc không từ dầu mỏ của phương tiện giao thông đường bộ theo các yêu cầu của ISO 4925.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối vi các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, (nếu có).

TCVN 9810 (ISO 48), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng (độ cng từ 10 IRHD đến 100 IRHD).

ISO 188:1998, Rubber, vulcanized or thermoplastic - Accelerated ageing and heat resistance tests (Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Phép thử già hóa nhanh và chịu nhiệt)

ISO 4925, Road vehicles - Specification of non-petroleum-base brake fluids for hydraulic systems (Phương tiện giao thông đường bộ - Đặc tính kỹ thuật của dầu phanh có gốc không từ dầu mỏ dùng cho hệ thống thủy lực).

ISO 4926, Road vehicles - Hydraulic braking systems - Non-petroleum base reference fluids (Phương tiện giao thông đường bộ - Hệ thống phanh thủy lực - Dầu phanh chuẩn có gốc không từ dầu mỏ).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Tróc vảy muội than (sloughing)

Sự tách muội than trên bề mặt của cao su.

3.2

Tạo thành vết xước (sây sát) (scoring)

Sự tạo thành các rãnh trong cao su song song với chiều di chuyển của pít tông hoặc vòng bít.

3.3

Cà mòn (scuffing)

Sự mài mòn nhìn thấy được trên bề mặt ngoài của cao su.

4  Yêu cầu chung

4.1  Chất lượng chế tạo và gia công tinh

Các vòng bít không được có các rỗ bọt, lỗ rỗ kim, vết nứt, chỗ lồi, tạp chất lẫn hoặc các khuyết tật vật lý khác có thể phát hiện thông qua kiểm tra và phải tuân theo các kích thước quy định trên các bản vẽ thiết kế.

Cao su sử dụng trong các vòng bít này phải phù hợp trong dải nhiệt độ -40 °C đến +70 °C.

4.2  Ghi nhãn

Nhãn hiệu nhận biết nhà sản xuất và các chi tiết khác như đã quy định trên bn vẽ phải được đúc vào mỗi vòng bít. Mỗi vòng bít phù hợp với tiêu chuẩn này cũng có thể có nhãn sau: TCVN 11501 (ISO 6118).

4.3  Bao gói

Các vòng bít phải được bao gói để đáp ứng các yêu cầu do khách hàng quy đnh.

4.4  Ly mẫu

Lô sản phẩm ti thiu trên đó phải tiến hành các phép thử cho kiểm tra đặc tính, hoặc tần suất của bất cứ phép thử kiểu riêng nào được sử dụng để kiểm tra trong sản xuất phải được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

5  Yêu cầu thử nghiệm

5.1  Độ bền đối với dầu phanh ở nhiệt độ nâng cao

Sau khi được thử về độ bền phù hợp với dầu phanh nhiệt độ nâng cao như đã quy định trong 6.1, các vòng bít phù hợp các yêu cầu quy định trong Bảng 1 và không được có sự phân rã quá mức biểu hiện bởi các bọt khí hoặc sự tróc vảy muội than.

Bảng 1 - Yêu cầu về độ bền của dầu phanh nhiệt độ nâng cao (70 °C)

Đặc tính

Thay đổi cho phép

Th tích

Từ 0,0 % đến +16,0 %

Đưng kính ngoài của miệng

T 0,0 % đến + 5,75 %

Đường kính ngoài của đáy

Độ cứng

Từ -10 IRHD đến 0 IRHD

5.2  Sự kết ta

Không được có lớn hơn 0,3 % theo thể tích chất cặn lắng được tạo thành trong ng máy ly tâm sau khi các vòng bít đã được th như quy định trong 6.2.

5.3  Thử hành trình nén chịu nhiệt của các vòng bít xy lanh bánh xe

5.3.1  Quy định chung

Các vòng bít xy lanh bánh xe khi được th theo quy trình quy định trong 6.3 phải đáp ứng các yêu cầu đặc tính quy định trong 5.3.2 đến 5.3.6.

5.3.2  Thay đổi của đường kính miệng

Đường kính miệng vòng nh nhất của các vòng bít xy lanh bánh xe sau khi thử hành trình phải lớn hơn đường kính lỗ xy lanh bánh xe với các kích thước nhỏ nhất quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Thay đổi đường kính miệng của vòng bít xy lanh bánh xe

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính của lỗ xy lanh bánh xe

Giá trị nhỏ nht của độ vượt quá đường kính lỗ

≤ 19,05

0,40

> 19,05 ≤ 25,4

0,50

> 25,4 5 ≤ 38,1

0,65

> 38,1 60

0,75

5.3.3  Sự rò r

Không được xảy ra thay đổi độ ẩm ướt qua các vòng bít và sự phai màu của giấy lọc trong hai hoặc nhiều lần kiểm tra.

5.3.4  Sự ăn mòn

Các pít tông và lỗ xy lanh không được có các dấu hiệu ăn mòn được có các lỗ rỗ tới mức có thể nhận thấy rõ bằng mắt thưng, nhưng cho phép có sự nhuộm màu hoặc phai màu.

5.3.5  Thay đổi độ cứng

Các vòng bít cao su không được giảm độ cứng lớn hơn 10 IRHD khi được thử phù hợp với quy trình quy định trong 6.7.

5.3.6  Trạng thái của các vòng bít thử

Các vòng bít xy lanh bánh xe không được có các hư hỏng quá mức như hình thành các vết xước, sự cà mòn, hình thành bọt, vết nứt, vết đẽo, gọt hoặc thay đổi hình dạng so với dạng bên ngoài ban đầu.

5.4  Thử hành trình nén chịu nhiệt của các vòng bít xy lanh chính

5.4.1  Quy định chung

Các vòng bít xy lanh chính khi được thử theo quy trình quy định trong 6.4 phải đáp ứng các yêu cầu đặc tính quy định trong 5.4.2 đến 5.4.6.

5.4.2  Thay đổi của đường kính miệng

Đường kính miệng nhỏ nhất của các vòng bít xy lanh chính sau phép thhành trình phải ln hơn đường kính lỗ xy lanh chính với các kích thưc nhỏ nhất quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Thay đổi đường kính miệng của các vòng bít xy lanh chính

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính của l xy lanh bánh xe

Giá trị vượt quá nhỏ nhất của đường kính lỗ

≤ 19,05

0,30

> 19,05; ≤ 25,4

0,40

> 25,4; ≤ 38,1

0,50

> 38,1; ≤ 60

0,65

5.4.3  Sự rò rỉ

Phải áp dụng các yêu cầu tương tự như đã quy định cho các vòng bít xy lanh bánh xe (xem 5.3.3).

5.4.4  Sự ăn mòn

Phải áp dụng các yêu cầu tương tự như đã quy định cho các vòng bít xy lanh bánh xe (xem 5.3.4).

5.4.5  Thay đổi độ cứng

Phải áp dụng các yêu cầu tương tự như đã quy định cho các vòng bít xy lanh bánh xe (xem 5.3.5).

5.4.6  Trạng thái của các vòng bít thử

Phải áp dụng các yêu cầu tương tự như đã quy định cho các vòng bít của xy lanh bánh xe (xem 5.3.6).

5.5  Thử đặc tính ở nhiệt độ thấp

5.5.1  Sự rò rỉ

Không được xảy ra rỉ dầu phanh khi thử các vòng bít theo quy trình quy định trong 6.5.1.

5.5.2  Thử uốn

Vòng bít không được có vết nứt và phải trở về hình dạng gần với hình dạng ban đầu của nó trong thời gian 1 min khi được thử phù hợp với quy trình quy định trong 6.5.2.

5.6  Già hóa trong lò

5.6.1  Quy định chung

Các vòng bít khi được thử theo quy trình quy định trong 6.6 phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong 5.6.2 và 5.6.3.

5.6.2  Thay đổi độ cứng

Sự thay đổi độ cứng phải trong phạm vi các giới hạn ± 5 IRHD.

5.6.3  Trạng thái của các vòng bít thử

Vòng bít không được có các dấu hiệu hư hỏng hoặc thay đổi hình dạng so vi dạng bên ngoài ban đầu.

5.7  Sự ăn mòn

5.7.1  Quy đnh chung

Các vòng bít khi được thử phù hợp với quy trình quy định trong 6.8 phải đáp ứng các yêu cầu quy đnh trong 5.7.2 và 5.7.3.

5.7.2  Sự ăn mòn của các dải kim loại

Các vòng bít không được gây ra ăn mòn vượt quá các gii hạn cho trong Bảng 4. Các dải kim loại bên ngoài vùng tiếp xúc của các dải thử không được có các ch lõm hoặc chỗ thô nhám tới mức có th nhìn thấy được bằng mt thường nhưng cho phép có sự phai màu.

Bảng 4 - Thay đổi cho phép về khối lượng của các dải thử ăn mòn

Các dải thử

Thay đổi cho phép về khối lượng, mg/cm2 bề mặt

Sắt tráng thiếc

± 0,2

Thép

± 0,2

Nhôm

± 0,1

Gang đúc

± 0,2

Đng thau

± 0,4

Đng

± 0,4

Kẽm

± 0,4

5.7.3  Đặc tính của hỗn hợp dầu phanh-nước

Hỗn hợp dầu phanh-nước tại lúc kết thúc phép thử không được có sự keo hóa 23 °C ± 5 °C. Không được có các chất kết tủa dạng tinh thể được tạo thành và bám dính vào thành thủy tinh hoặc bề mặt của các dải kim loại. Hỗn hợp dầu phanh - nước phải chứa không nhiều hơn 0,2 % cặn lắng theo thể tích.

5.8  Thử ăn mòn trong bảo quản

Sau 12 chu kỳ trong buồng ẩm khi được vận hành phù hợp với quy trình quy định trong 6.9; không được có dấu hiệu của ăn mòn bám dính hoặc thâm nhập vào thành của lỗ xy lanh đã tiếp xúc với vòng bít thử.

Có thể cho phép sự phai màu nhẹ hoặc bất cứ sự ăn mòn hoặc các vết đốm nào cách xa bề mặt tiếp xúc của các vòng bít thử.

6  Quy trình thử

6.1  Độ bền đối vi dầu phanh ở nhiệt độ nâng cao - Thử kích thưc

6.1.1  Thiết bvà vật liệu

Phải sử dụng thiết bị và vật liệu sau cho thử nghiệm.

6.1.1.1  Panme, thiết bchiếu bằng tia bức xạ hoặc các thiết bthích hợp khác để đo một cách chính xác tới 0,02 mm.

6.1.1.2  Bình chứa bằng thủy tinh có dung tích xấp xỉ 250 ml và đường kính 50 mm có thể được bít kín.

6.1.1.3  Cân phân tích, có khả năng cân đến 1 mg.

6.1.1.4  , kiểu không khí khô được nung nóng đồng đều phù hợp theo các yêu cầu cho phương pháp B của ISO 188:1998.

6.1.1.5  Hai bình cân bằng thủy tinh có nút và có kích thước của miệng đủ để chứa các vòng bít được thử

6.1.1.6  Cồn etyl hoặc isopropyl có loại chất phản ng 95 % (theo thể tích) dùng để rửa.

6.1.2  Mu thử

Phi sử dụng hai vòng bít cho thử ở 70 °C.

6.1.3  Quy trình thử

Ra các cốc bít trong cồn (6.1.1.5) và lau khô bằng khăn lau sạch không có chất xơ để loại bỏ bụi bẩn và các mảnh vụn của bao gói. Không nên để các vòng bít trong cồn trong thời gian quá 30 s.

Đo các đường kính của miệng và lưng vòng bít với độ chính xác 0,02 mm, lấy giá trtrung bình của hai số đọc tại các đường kính vuông góc với nhau, cn chú ý cẩn thận khi đo các đường kính trước và sau già hóa để bảo đảm cho các phép đo được thực hiện theo cùng một cách và tại cùng một vị trí.

Xác định và ghi lại độ cứng ban đầu của các vòng bít thử (xem 6.7 và Hình 3).

Xác định thể tích của mỗi vòng bít theo cách sau: cân các vòng bít trong không khí (m1) với độ chính xác 0,001 g và sau đó cân các vòng bít được nhúng chìm trong nước cất nhiệt độ phòng (m2). Nhúng chìm nhanh mỗi mẫu thử trong cồn và sau đó thấm khô bằng giấy lọc không có chất xơ và vật lạ.

Nhúng chìm hai vòng bít hoàn toàn trong 75 ml ± 1 ml dầu phanh chuẩn phù hợp như đã định nghĩa trong ISO 4926 trong bình thủy tinh (6.1.1.2) và nút kín bình để ngăn ngừa sự thất thoát hơi. Đặt bình trong lò (6.1.1.4) được chỉnh đặt 70 °C ± 2 °C trong khoảng thời gian 120 h ± 2 h. Lúc kết thúc thời gian nung nóng, lấy bình ra khỏi lò và cho các vòng bít nguội đi trong bình 23 °C ± 5 °C trong thời gian 60 min đến 90 min. Lúc kết thúc thời gian làm nguội, lấy các vòng bít ra khỏi bình và rửa trong cồn, lau khô bằng khăn lau sạch, không có xơ. Không cho phép để các vòng bít trong cồn trong thời gian lớn hơn 30 s.

Sau khi lấy ra khỏi cồn và lau khô, đặt mỗi vòng bít trong một bình cân có nút đã được cân bì riêng biệt (6.1.1.5) và cân (m3). Lấy mỗi vòng bít ra khỏi bình cân của nó và cân vòng bít được nhúng chìm trong nước cất (m4) để xác định thể tích nước b choán chỗ sau khi nhúng chìm trong dầu phanh nóng. Thực hiện tất cả các phép cân với độ chính xác 0,001 g.

Xác định thể tích, các kích thưc và độ cứng cuối cùng của mỗi vòng bít trong thi gian 60 min sau khi rửa trong cồn.

6.1.4  Biểu thị kết qu

6.1.4.1  Sự thay đổi thể tích

Lượng thay đổi thể tích ∆V phải được báo cáo dưi dạng t lệ phần trăm của thể tích ban đầu. Lượng thay đổi theo thể tích xác định theo công thức:

Trong đó:

m1 là khối lượng ban đầu trong không khí, tính bằng gam;

m2 là khối lượng biểu kiến ban đầu trong nước, tính bằng gam;

m3 là khối lượng trong không khí sau khi nhúng chìm trong dầu phanh thử, tính bằng gam;

m4 là khối lượng biểu kiến trong nước sau khi nhúng chìm trong dầu phanh thử, tính bằng gam.

6.1.4.2  Sự thay đổi kích thước

Các giá trị đo ban đầu của các đường kính miệng và đáy phải được trừ đi khỏi các giá trị đo thu được sau phép th và hiệu số được báo cáo bằng milimét và tỷ lệ phần trăm của các đường kính ban đầu.

6.1.4.3  Độ cng

Phải xác đnh và ghi lại lượng thay đổi v độ cứng.

6.1.4.4  Sự phân rã

Các vòng bít phải được kiểm tra về sự phân rã được biểu lộ dưới dạng các bọt khí hoặc sự tróc vảy muội than.

6.2  Thsự kết tủa

6.2.1  Thiết bị

Phải sử dụng các thiết bị sau cho thử nghiệm

6.2.1.1  Bình chứa thủy tinh có dung tích xp xỉ 250 ml và đường kính 50 mm có thể được nút kín.

6.2.1.2  Ống hình côn của máy ly-tâm có dung tích 100 ml.

6.2.1.3   kiểu không khí khô được nung nóng đồng đều, tuân theo các yêu cầu cho phương pháp B của ISO 188:1998.

6.2.2  Mẫu thử

Từ hai hoặc nhiều vòng bít được thử, lấy một mẫu có khối lượng 4,0 g ± 0,5 g. Vì kích thưc của các vòng bít khác nhau cho nên có thể cắt các mảnh nhỏ từ vòng bít để đạt được khối lượng này. Sử dụng số lượng tối thiểu các mảnh để thu được khối lượng 4,0 g ± 0,5 g.

6.2.3  Quy trình th

Để xác định các đặc tính tương thích về kết tủa của các vòng bít thử, đặt mẫu (6.2.2) trong một trong các bình thủy tinh (6.2.1.1) đã quy định chứa 75 ml dầu phanh phù hợp của ISO 4926. Nút kín bình chứa để ngăn ngừa sự thất thoát hơi và đặt bình chứa trong lò (6.2.1.3) 70 °C ± 2 °C trong 120 h ± 2 h.

Với tư cách là một phép thử tùy chọn, có thể vận hành một phép thử ngẫu nhiên trên dầu phanh trước khi thử và bất cứ lượng chất kết tủa nào từ phép thử tùy chọn có thể được trừ đi khỏi lượng chất kết tủa thu được từ phép thử.

Lúc kết thúc thời gian nung nóng, ly bình ra khỏi lò và cho nguội ở nhiệt độ phòng trong thời gian 24 h, sau đó, lấy các vòng bít ra.

Khuấy trộn cẩn thận các chất chứa trong bình và chuyển dầu phanh và các hạt lơ lửng sang một ống hình côn của máy ly tâm (6.2.1.2) có dung tích 100 ml và xác đnh lượng chất kết tủa như sau:

a) Đo một mẫu 10 ml dầu phanh và các hạt lơ lng được thử trong mỗi một trong hai ống sạch, khô của máy ly tâm nhiệt độ phòng. Đổ đầy mỗi ống tới vạch dấu 100 ml với naphta (xem cảnh báo phía dưới) và nút kín bằng nút dây mềm (không dùng nút cao su). Sau khi lộn ngược mỗi ống ít nhất là 20 lần và cho dầu phanh thi ra hoàn toàn từ đầu hình côn của ống. Đặt các ng trong một chậu nước 32 °C đến 35 °C trong thời gian 5 min. Di chuyển trong chốc lát các nút ống để giải phóng hết áp lực và lại lộn ngược mỗi ống ít nhất là 20 lần một cách chính xác như trước đây. Thành công của phương pháp này phụ thuộc ch yếu vào quá trình tạo ra một hỗn hợp đồng nhất hoàn toàn để có thể tháo ra nhanh và hoàn toàn khỏi đầu côn khi ng được lộn ngược.

CẢNH BÁO - Naphta là một chất lỏng dễ bốc cháy, cần xử lý trong một khu vực được thông gió tốt, cách xa các ngọn lửa để h hoặc các nguồn đánh lửa khác. Nên sử dụng các găng tay bảo vệ và có các cách bảo vệ mắt thích hợp

b) Cân bằng hai ống của máy ly tâm hoặc các cặp ống với các ổ trục xoay tương ứng của chúng và đặt các ống này trên các phía đối diện của đầu máy ly tâm. Sau đó cho các ng quay xoáy lốc trong 10 min tốc độ đủ để tạo ra lực ly tâm tương đối (rcf) giữa 600 và 700 tại các đầu của các ống chuyển động xoáy lốc. Lặp lại thao tác này tới khi th tích của chất kết tủa trong mỗi ống là không thay đổi đối với ba số đọc liên tiếp.

Thông thường sẽ cần đến không quá bốn chuyển động xoáy lốc.

c) Đọc giá trị thể tích của cht kết tủa cứng tại đáy của mỗi ng máy ly tâm, khi đánh giá tới 0,1 ml hoặc nhỏ hơn nếu có thể đạt được. Nếu hai số đọc khác nhau không lớn hơn 0,1 ml thì báo cáo giá trị trung bình của hai số đọc là "chỉ số kết ta". Nếu hai s đọc khác nhau lớn hơn 0,1 ml, thực hiện thêm hai lần xác đnh nữa và báo cáo giá tr trung bình của bn lần xác định.

6.3  Thử hành trình nén chu nhiệt của các vòng bít xy lanh bánh xe

6.3.1  Thiết b

Phải sử dụng thiết bị sau cho thử nghiệm.

6.3.1.1  , kiểu không khí khô được nung nóng đồng đều phù hợp các yêu cầu cho phương pháp B của ISO 188:1998.

6.3.1.2  Đồ gá dẫn động hành trình cho các vòng bít xy lanh bánh xe được thiết kế để cung cấp chuyển động của mỗi pít tông 3,8 mm ± 1,7 mm.

6.3.2  Mu thử

Phải sử dụng hai vòng bít của xy lanh bánh xe làm các mẫu thử.

6.3.3  Quy trình thử

Rửa các vòng bít trong cồn (6.1.1.6) và lau khô bằng một khăn lau sạch, không chứa cht xơ để loại bbụi bẩn và các mảnh vụn của bao gói. Không cho phép để các vòng bít trong cồn trong thời gian quá 30 s.

Xác định đường kính miệng vi độ chính xác 0,02 mm và lấy giá trị trung bình của hai số đọc tại hai đường kính vuông gốc với nhau.

Trong trưng hợp các vòng bít có hai mép, thực hiện các phép đo này sau khi vòng bít đã được lắp trên pít tông. Xác định và ghi lại độ cứng ban đầu của các vòng bít thử theo IRHD phù hợp vi 6.7.

Lắp đặt các chi tiết bên trong, nếu có, trong số các chi tiết khác như vòng bít, lò xo pít tông, vòng nong v.v... vào một xy lanh bánh xe có đường kính đã cho khi sử dụng dầu phanh phù hợp của ISO 4926 làm cht bôi trơn. (Không được dùng các nắp bít).

Lắp đặt cụm xy lanh bánh xe trên đồ gá tạo hành trình (6.3.1.2). Nạp vào hệ thống dầu phanh phù hợp với ISO 4926. Xả toàn bộ không khí khỏi hệ thng. Đặt một tờ giấy lọc dưới mỗi đầu mút của các xy lanh bánh xe để phát hiện và xác định rò rỉ.

Đặt bộ phận đồ gá tạo hành trình trong lò và cho vận hành trong thời gian 120 h ± 2 h 70 °C ± 2 °C. Trong quá trình tổng di chuyển qua lại của pít tông, áp suất phải tăng lên đến 3,5 MPa ± 0,3 MPa. Tốc độ vận hành phải được duy trì ở tốc độ của chuyển động tịnh tiến qua lại 0,28 hành trình/s ± 0,03 hành trình/s (1000 hành trình/h ± 100 hành trình/h). Hình 1 minh họa một đường cong của áp suất được khuyến nghị (MPa) đối với chuyển động của pít tông xy lanh bánh xe có đưng kính 12,7 mm đến 60 mm. Ngắt phương tiện dẫn động và bộ đt nóng lò lúc kết thúc. Khoảng thi gian thử hành trình với pít tông của xy lanh chính vtrí  off (tt) để hạ thấp áp suất duy trì trong hệ thống. Sau khoảng thời gian làm nguội 1 h với ca lò được mở và vận hành quạt thông gió, tháo đường ống dầu phanh tại cửa vào xy lanh bánh xe. Lấy toàn bộ đồ gá thử hành trình có chứa xy lanh bánh xe thử ra khỏi và để cho nguội đi trong thời gian 22 h ± 2 h nhiệt độ phòng. Ngay sau khi hoàn thành khoảng thời gian làm nguội, kiểm tra một cách cn thận các lỗ rò rỉ dầu phanh qua các vòng bít và ghi lại các kết quả.

CHÚ DẪN

X  Hành trình, tính bằng mm

Y  Áp suất, nh bằng MPa

Hình 1 - Biểu đồ hành trình của vòng bít xy lanh bánh xe điển hình, đường kính 12,7 mm đến 60 mm theo áp suất

Tháo dầu phanh khỏi hệ thống và tháo các vòng bít ra khỏi xy lanh bánh xe. Đo các vòng bít có hai mép trước khi tháo ra khỏi các pít tông. Rửa các vòng bít trong cồn và làm khô bằng không khí nén. Không cho phép để các vòng bít trong cồn trong thời gian quá 30 s.

Kiểm tra các vòng bít về sự hình thành vết xước, sự cà mòn, sự hình thành bọt, vết nứt, vết đục (do bào mòn) và sự thay đổi hình dạng so với dạng bên ngoài lúc ban đầu. Kiểm tra các chi tiết của xy lanh, ghi lại bất cứ lỗ rỗ nào trên các pít tông và các thành xy lanh. Xác đnh và ghi lại thay đổi về độ cứng tính bằng IRHD phù hợp với 6.7.

Đo đường kính miệng của mỗi vòng bít trong thời gian 30 min đến 60 min sau khi tháo ra khỏi xy lanh bánh xe và ghi lại độ chênh lệch giữa đường kính trong của xy lanh thực và đường kính miệng sau khi th (xem Bảng 2 về sự thay đổi cho phép của đường kính miệng vòng bít).

Phải sử dụng một cụm xy lanh bánh xe mi cho mỗi phép thử.

6.4  Th hành trình nén chịu nhiệt của các vòng bít xy lanh chính

6.4.1  Thiết bị

Phải sử dụng thiết b sau cho th nghiệm.

6.4.1.1  , kiểu không khí khô được nung nóng đồng đều, tuân theo các yêu cầu cho phương pháp B của ISO 188:1998.

6.4.1.2  Máy dẫn động hành trình cho các vòng bít xy lanh chính, gồm có một cơ cấu thích hợp cho dẫn động xy lanh chính cơ sở chứa các mẫu th tốc độ 0,28 hành trình/s ± 0,03 hành trình/s (1000 hành trình/h ±100 hành trình/h). Tổng chiềui di chuyển của pít tông phải đ để bao phxấp xỉ 90 % tổng hành trình có thể sử dụng được.

6.4.2  Mu thử

Phải sử dụng một vòng bít sơ cấp và một vòng bít thứ cấp làm các mẫu th.

6.4.3  Quy trình th

Ra các vòng bít trong cồn (6.1.1.6) và lau khô bằng một khăn lau sạch, không chứa chất xơ để loại bỏ bụi bẩn và các mảnh vụn bao gối. Không cho phép để các vòng bít trong cồn trong thời gian quá 30 s.

Xác định và ghi lại độ cng ban đầu của các vòng bít thử theo IRHD phù hợp với 6.7.

Đo đường kính miệng của các vòng bít sơ cấp và thứ cấp và ghi lại với độ chính xác 0,02 mm, lấy giá trị trung bình của hai s đọc tại hai đường kính vuông góc với nhau. Đo đường kính mép của vòng bít thứ cấp sau khi vòng bít đã được lắp ráp trên pít tông.

Nhúng chìm các vòng bít và các chi tiết bên trong xy lanh chính trong dầu phanh phù hợp của ISO 4926 và phcác thành xy lanh với cùng một dầu phanh trước khi lp. Đ đầy dầu phanh phù hợp tuân theo ISO 4926 vào hệ thống. Xả toàn bộ không khí ra khỏi hệ thống.

Xy lanh chính phải được đặt trong lò và nhiệt độ dầu phanh trong khoang chất của xy lanh chính phải được duy trì 70 °C ± 2 °C. Khi sử dụng các bộ nung nóng kiểu dải, chúng phải được đặt cách xy lanh thmột khoảng không nhỏ hơn 150 mm, nhưng phải được che kín để ngăn ngừa, sự bức xtrực tiếp đến bất cứ xy lanh nào.

Cho cụm xy lanh chính vận hành sau khi lắp đặt trong lò trong thời gian 120 h ± 2 h ở tốc độ (0,28 ± 0,03) hành trình/s [(1000 ± 100) hành trình/h] và nhiệt độ 70 °C ± 2 °C. Tất cả các xy lanh chính có tng hành trình 63 mm hoặc lớn hơn phải được thử hành trình nén chịu nhiệt 90 % của hành trình 63 mm hoặc 57 mm. Tc độ của hành tnh phải là (0,22 ± 0,02) hành trình/s [(800 ± 80) hành trình/h]. Phải đạt được toàn bộ áp suất 3,5 MPa ± 0,3 MPa. Hình 2 minh họa một đường cong của áp suất được khuyến ngh (MPa) đi với chuyển động của pít tông xy lanh chính thu được với ba xy lanh bánh xe có đường kính xấp xỉ 22 mm được lắp trên các đồ gá tạo hành trình được dẫn động bởi một xy lanh chính đường kính 25 mm. Tổng hành trình của xy lanh chính này phải là 25,0 mm ± 0,4 mm. Đoạn di chuyển lúc ban đầu xấp xỉ 14 mm đến 15 mm phải tốc độ để từng bước hình thành áp suất không vượt quá 1 MPa. Tốc độ này cho phép vòng bít sơ cấp đi qua cửa bù áp suất thấp. Sự cân bằng hành trình phải tạo ra sự hình thành tng bước áp suất tới 3,5 MPa ± 0,3 MPa trong 1,6 mm đến 3,2 mm cuối cùng của hành trình.

CHÚ DN

X  Hành trình tính bằng mm

Y  Áp suất tính bằng MPa

Hình 2 - Đường cong hành trình của cốc bít xy lanh chính điển hình (đường kính 25 mm) theo áp suất

Sau khi cho phép du phanh dư thừa bay hơi, đặt một t giấy lọc dưới vòng bít thứ cấp của xy lanh chính để phát hiện và xác định rò r đi qua vòng bít thứ cấp. Ngắt nguồn nhiệt và phương tiện dẫn động lúc kết thúc khoảng thời gian của hành trình với xy lanh chính vị trí off (tắt) để giảm áp suất trong xy lanh chính.

Sau khoảng thời gian làm nguội 1 h với cửa lò được m và vận hành quạt thông gió, tháo đường ống dầu phanh tại cửa ra của xy lanh chính. Lấy xy lanh chính ra khỏi lò và để cho nguội trong thời gian 22 h ± 2 h nhiệt độ phòng. Ngay sau khi hoàn thành khoảng thời gian làm nguội, kiểm tra một cách cẩn thận sự rò rỉ dầu phanh qua vòng bít thứ cấp của xy lanh chính.

Tháo dầu phanh ra khỏi xy lanh chính. Tháo vòng bít sơ cấp ra khỏi xy lanh, rửa vòng bít bằng cồn (6.1.1.6) và làm khô bằng không khí nén. Rửa vòng bít thứ cp trên pít tông trong cồn (6.1.1.6), làm khô bằng không khí nén và đo đường kính miệng trong thời gian 30 min đến 60 min sau khi tháo ra khỏi xy lanh và trước khi tháo ra khỏi pít tông. Không cho phép để các vòng bít trong cồn trong thời gian quá 30 s.

Kiểm tra các vòng bít về hư hỏng như hình thành vết xưc, sự càn, sự hình thành bọt, vết nứt, vết đục (do bào mòn) và sự thay đổi hình dạng so với dạng bên ngoài lúc ban đầu. Kiểm tra các chi tiết của vòng bít ghi lại bất cứ hiện tượng lỗ rỗ trên lưng và miệng vòng bít xy lanh. Đo đường kính miệng của vòng bít sơ cấp trong thi gian 30 min đến 60 min sau khi tháo ra khỏi xy lanh và xác định độ chênh lệch giữa đường kính trong của miệng vòng bít thực tế và lưng vòng bít sau phép th và ghi lại độ chênh lệch cho cả vòng bít sơ cấp và vòng bít thứ cấp.

Xác định và ghi lại sự thay đổi về độ cứng theo IRHD phù hợp với 6.7.

Phải sử dụng một xy lanh chính mới cho mỗi phép thử. Cần lưu ý rằng, cho phép có khe h tối thiểu 0,05 mm đến 0,13 mm giữa pít tông của xy lanh chính và lỗ xy lanh chính khi tiến hành phép thử hành trình cho xy lanh chính.

6.5  Th đặc tính nhiệt độ thấp

6.5.1  Sự rò rỉ

6.5.1.1  Thiết b

Phải sử dụng thiết bị sau cho thử nghiệm.

6.5.1.1.1  Buồng lạnh phải đủ lớn để chứa được thiết bị thử và cho phép người vận hành kiểm tra và vận hành thiết bmà không phải lấy ra khỏi buồng.

6.5.1.1.2  Xy lanh chính và xy lanh bánh xe được kết nối với nhau để hoạt động của chúng gần đúng với hoạt động của hệ thống phanh trong thực tế làm việc. Lỗ xy lanh chứa các vòng bít th phải đáp ứng các giới hạn về kích thước và các yêu cầu về gia công tinh lỗ do nhà sản xuất quy định.

6.5.1.1.3  Lò xo kéo lại nhằm giữ cho áp suất đường ng không ln hơn 0,35 MPa để thực hiện toàn bộ một hành trình nhiệt độ phòng.

6.5.1.2  Mu th

Phải sử dụng hai vòng bít xy lanh bánh xe và một vòng bít sơ cấp, một vòng bít thứ cấp của xy lanh chính làm các vòng bít thử.

6.5.1.3  Quy trình thử

Rửa các vòng bít thử trong cồn (6.1.1.6) và lau khô bằng một khăn lau sạch không có xơ. Không cho phép để các vòng bít trong cồn trong thời gian vượt quá 30 s. Lắp các vòng bít thử vào xy lanh th. Trong quá trình lp ráp xy lanh cần phủ các thành xy lanh bằng dầu phanh phù hợp theo ISO 4926. Nhúng chìm các vòng bit và các chi tiết bên trong xy lanh trong dầu phanh phù hợp tương tự.

Lắp đặt cụm xy lanh bánh xe và xy lanh chính (6.5.1.1.2) có chứa các vòng bít th trên thiết bị thử trong buồng lạnh (6.5.1.1.1). Đổ đầy dầu phanh thử vào hệ thống và xả toàn bộ không khí ra khỏi hệ thống. Không sử dụng các nắp bít. Đặt một tờ giấy lọc dưới xy lanh bánh xe và xy lanh chính để phát hiện và xác định rò rỉ.

Đưa toàn bộ hệ thống vận hành vào trong buồng lạnh và cho chịu nhiệt độ -43 °C đến -40 °C trong thời gian 120 h ± 2 h. Duy trì pít tông và các vòng ở vị trí tĩnh tại trong 72 h đầu tiên và sau đó cho các xy lanh vận hành 6 hành trình 0,7 MPa và 6 hành trình ở 3,5 MPa trong 24 h đối vi mỗi ln (sau 72 h, 96 h, 120 h). Các hành trình phi có khoảng thời gian xấp xỉ 1 min và tách biệt nhau, pít tông phải tr về vị trí dừng sau mỗi hành trình.

6.5.2  Thử uốn

6.5.2.1  Mu thử

Phải sử dụng một vòng bít.

6.5.2.2  Quy trình th

Uốn mẫu thử sau khi đã lưu giữ mẫu thử trong 22 h ± 1 h ở -43 °C đến -40 °C giữa ngón tay cái và ngón tay theo một góc xấp xỉ 90° và lại thả ra ngay lập tức (uốn vòng bít lạnh khi trong buồng lạnh và tay phải đeo găng tay để tránh làm nóng vòng bít do nhiệt từ thể người). Trong thời gian 1 min, kiểm tra vòng bít thử và sự hình thành vết nứt và thay đổi hình dạng so với hình dạng ban đầu.

6.6  Già hóa trong lò

6.6.1  Thiết b

Phải sử dụng thiết bị sau cho thử nghiệm.

6.6.1.1  Lò, kiểu không khí khô được nung nóng đồng đều tuân theo các yêu cầu cho phương pháp B của ISO 188:1998.

6.6.2  Mu thử

Phải sử dụng hai vòng bít làm mẫu th.

6.6.3  Quy trình thử

Rửa hai mẫu th trong cồn (6.1.1.6) và lau khô bằng một khăn lau sạch không chứa chất xơ để loại b bụi bẩn và các mảnh vụn bao gói. Không cho phép để các vòng bít trong cồn trong thời gian quá 30 s.

Xác định và ghi lại độ cứng của các vòng bít theo IRHD phù hợp với 6.7.

Đặt hai vòng bít th trong lò (6.6.1.1) và cho chịu tác dụng của không khí nung nóng ở 70 °C ± 2 °C trong thời gian 120 h ± 2 h. Lúc kết thúc khoảng thời gian nung nóng, lấy các vòng bít ra khỏi lò và để cho nguội trong 16 h đến 96 h ở nhiệt độ phòng.

Kiểm tra các vòng bít về sự hình thành bọt khí hoặc thay đi về hình dạng so với hình dạng lúc ban đầu. Xác định và ghi lại độ cứng sau già hóa.

6.7  Xác định độ cứng

Phải xác định độ cứng như đã quy định trong TCVN 9810 (ISO 48) khi sử dụng một đe như đã minh họa trên Hình 3. Người thử độ cứng phi áp vòng bít sao cho đảm bảo được sự tiếp xúc hoàn toàn giữa vòng bít và mặt đe đỡ. Người thử độ cứng này phải thực hiện tất cả các phép xác định độ cứng cho bất c một phép thử nào.

Nếu không sử dụng TCVN 9810 (ISO 48) thì sử dụng một đe bằng cao su hoặc đe hình trụ có độ cứng trong phạm vi 5 IRHD của độ cứng các vòng bít được thử. Về hai kiểu đe có thể sử dụng được xem Hình 3, có thể sử dụng các loại đe khác cho các hình dạng khác nhau của vòng bít. Chiều dày của đe phải đủ để đáp ứng các yêu cầu của phép th theo TCVN 9810 (ISO 48).

a) Vòng bít có một mép

b) Vòng bít thứ cấp

Hình 3 - Các đe dùng cho đo độ cứng

CHÚ THÍCH: Vật liệu của đe: cao su có độ cứng trong cùng một phạm vi (± 5 IRHD) độ cứng như độ cng của vòng bít được thử.

6.8  Thử ăn mòn

6.8.1  Thiết b và vật liệu

Phải sử dụng thiết bvà vật liệu sau cho thử nghiệm.

6.8.1.1  , kiểu không khí khô được nung nóng đồng đều tuân theo các yêu cầu cho phương pháp B của ISO 188:1998.

6.8.1.2  ng hình côn của máy ly tâm dung tích 100 ml.

6.8.1.3  Cân phân tích có khả năng cân đến 0,1 mg.

6.8.1.4  Bình thy tinh tròn với các cạnh bên thẳng có dung tích xấp xỉ 475 ml và các kích thước bên trong xấp xỉ 100 mm đối với chiều cao và 75 mm đối với đường kính. Nắp bình phải bằng thép được mạ thiếc, được thông hơi bằng một lỗ có đường kính 0,8 mm ± 0,1 mm

6.8.1.5  T sấy với chất khử m

6.8.1.6  Các di th ăn mòn như đã cho trong Bng 4, mỗi di có diện tích bề mặt 25 cm2 ± 5 cm2 (nghĩa là chiều dài xấp xỉ 8,0 cm, chiều rộng 1,3 cm và chiều dày không ln hơn 0,6 cm)

6.8.2  Mẫu thử

Phải sử dụng hai vòng bít làm mẫu thử.

6.8.3  Quy trình thử

Chuẩn bhai bộ dải th (6.8.1.6) từ mỗi một trong các vật liệu đã cho trong Bảng 4. Khoan một lỗ có đường kính giữa 4 mm và 5 mm và cách một đầu mút của mỗi dải khoảng 6 mm. Ngoại trừ các dải sắt được mạ thiếc, làm sạch các dải thử bằng mài tất cả các vùng của bề mặt bằng giấy mài cacbit silic chịu nước 320 A và dung môi xăng trắng[1] hoặc ethanol ti khi tất c các vết xước bề mặt, các rãnh cắt và các vết lõm được loại b khỏi các dải thử, khi sử dụng một mnh giấy cacbit silic mi cho mỗi loại vật liệu khác nhau. Ngoại trừ các dải sắt được mạ thiếc, đánh bóng các dải bằng sợi thép cấp 00 (rất mn), khi sử dụng một mảnh sợi thép mới cho mỗi dải th. Rửa sạch các dải, bao gồm cả sắt tráng thiếc với ethanol 95 %, lau khô các dải bằng một khăn lau sạch không chứa xơ và đặt các dải thử này trong một tsấy (6.8.1.5) có chứa chất khử m được duy trì ở 23 °C ± 5 °C trong thời gian tối thiểu là 1 h. Gấp các dải thử bằng các đồ kẹp sạch sau khi đánh bóng để tránh sự nhiễm bn từ các vết ngón tay.

Cân mỗi dải thử tới giá trgần nhất 0,1 mg và lắp mỗi bộ di thử trên một chốt hãm bằng thép không có lớp phủ hoặc bulông theo thứ tự bằng sắt mạ thiếc, thép, nhôm, gang đúc, đồng thau và đng để các dải thử ở trạng thái tiếp xúc điện phân, uốn cong các dải, trừ gang đúc, đ có khoảng cách xấp xỉ 10 mm giữa các dải liền kề tại các đầu mút tự do của chúng. Đặt một vòng bít cao su có các cạnh của mép hướng lên trong mỗi một trong hai bình thử (6.8.1.4).

Đặt một cm dải kim loại trong mỗi bình sao cho đầu mút được kẹp tiếp xúc với vòng bít cao su (nghĩa là tựa trên vòng bít) và đầu tự do kéo dài lên phía trên trong bình. Hòa trộn 1140 ml dầu phanh phù hợp theo ISO 4926 với 60 ml nước cất.

Bổ sung một lượng hỗn hợp đủ để bao phcụm dải kim loại trong mỗi bình tới độ sâu xấp xỉ 10 mm tính từ các đỉnh của các dải th đã liệt kê trong Bng 4. Vặn chặt các nắp bình và đặt các bình trong lò (6.8.1.1) được duy trì 70 °C ± 2 °C trong 120 h ± 2 h. Cho phép các bình nguội đi ở 23 °C ± 5 °C trong thời gian 60 min đến 90 min. Ngay sau khoảng thời gian làm nguội, lấy các dải kim loại ra khỏi các bình bằng các đồ kẹp trong khi loại bchất kết tủa bám dính bằng cách khuấy cụm dải kim loại trong bình chất lỏng.

Kim tra các di th và bình thử về sự bám dính của chất kết tủa dạng tinh thể, tháo các dải kim loại ra, loại bỏ dầu phanh bám dính bằng xịt nước và làm sạch các dải bằng lau với khăn lau được thấm ướt bng ethanol 95 %. Kiểm tra các dải về các dấu hiệu của ăn mòn và sự hình thành các vết rỗ. Đặt các dải trong t sấy có chứa chất khử ẩm được duy trì 23 °C ± 5 °C trong thời gian tối thiểu là 1 h. Cân mỗi dải tới giá trgần nhất 0,1 mg.

Xác định độ chênh lệch về khối lượng của mỗi dải kim loại và chia độ chênh lệch này cho tổng diện tích bề mặt của dải kim loại được đo bằng centimét vuông. Tính giá trtrung bình các kết quả cho các di thuộc mỗi loại kim loại.

Kiểm tra hỗn hợp dầu phanh-nước trong các bình. Khuy dầu phanh để làm cho chất kết tủa phân tán đều và ở trạng thái lơ lửng, chuyển 100 ml dầu phanh này sang một ống hình côn của máy ly tâm (6.8.1.2) và xác định tỷ lệ phần trăm của chất kết tủa như đã mô t trong 6.2.3.

6.9  Thử ăn mòn trong bảo quản

6.9.1  Thiết bị

Phải sử dụng thiết bị sau cho thử nghiệm.

6.9.1.1  Bung m có khả năng duy trì nhiệt độ 21 °C ± 2 °C và 46 °C ± 2 °C ở độ ẩm 95 % ± 2 %.

6.9.1.2  Ba cụm xy lanh bánh xe có cỡ kích thước đúng cho các vòng bít được thử.

6.9.2  Mu thử

Phải sử dụng sáu vòng bít làm mẫu thử.

6.9.3  Quy trình thử

Tháo ba cụm xy lanh và sử dụng một khăn lau sạch không cha chất xơ để lau toàn bộ các dầu phanh khỏi các xy lanh, pít tông, các nắp bít và lò xo.

Loại bỏ các xy lanh hoặc các chi tiết có các vết đốm hoặc ăn mòn.

Lắp ráp sáu vòng bít thử vào các xy lanh bánh xe sau khi phủ hoàn toàn các thành xy lanh, các vòng bít, các lò xo và pít tông một lớp mng dầu phanh ISO cho th ăn mòn trong bảo quản (xem ISO 4926) hoặc dầu phanh thử ăn mòn trong bảo quản đã được tha thuận giữa các bên có liên quan. Lắp đặt các nắp bít sạch trên các xy lanh để giữ các pít tông v trí. Để hở một lỗ vào và nút kín các lỗ còn lại bằng các nút cao su hoặc kim loại thích hợp.

Điều chnh buồng ẩm tới 46 °C ± 2 °C và độ m 95 % ± 2 %. Đặt các xy lanh trong buồng với các lỗ vào không nút kín hướng xuống dưới. Duy trì các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm quy định trong 16 h ± 1 h. Điều chỉnh lại các bộ điều khiển buồng tới 21 °C ± 2 °C và độ ẩm 95 % ± 2 % và duy trì các điều kiện mới này trong 8 h ± 1 h để hoàn thành chu kỳ đầu tiên.

Lặp lại chu kỳ 24 h nêu trên trong 12 ngày. Khi bgián đoạn do có một hoặc nhiều ngày không làm việc, giữ các cụm xy lanh trong buồng ẩm vi các bộ điều khiển buồng được chỉnh đặt để duy trì 21 °C ± 2 °C ở độ m 95 % ± 2 % tới khi chu kỳ có thể tiếp tục tr lại.

Sau khi kết thúc toàn bộ 12 chu kỳ, lấy các cụm xy lanh ra khỏi buồng ẩm để kiểm tra. Trong trường hợp một ngày không làm việc, thực hiện việc kiểm tra cho ngày làm việc theo sau.

Kiểm tra các cụm xy lanh phù hợp với quy trình sau:

- Trong quá trình lấy ra khỏi buồng m và tháo ra sau đó, giữ các xy lanh cùng một vị trí như v trí của chúng trong buồng ẩm để tránh sự nhiễm bẩn của dầu phanh ở phía bên trong xy lanh.

- Tháo các pít tông và các vòng bít ra khỏi các xy lanh, sau khi tháo các nắp bít, bằng cách kéo chúng ra từ các đầu mút tương ứng của chúng. Có thể cho tác dụng một áp lực không khí (khô) nhỏ bên trong xy lanh, nếu cần thiết, để hỗ trợ cho việc tháo các vòng bít và pít tông.

- Lau dầu phanh khỏi lỗ xy lanh bng một khăn lau sạch không chứa xơ. Kiểm tra trạng thái của lỗ xy lanh bên dưới hoặc liền kề vi miệng vòng bít bằng một nguồn sáng có cường độ mạnh về sự ăn mòn, s phai màu hoặc các vết, đặc biệt cần ghi lại vùng do miệng vòng bít để lại trong quá trình bị phơi ra trong buồng ẩm.

Không cần quan tâm đến ăn mòn hoặc các vết cách xa bề mặt tiếp xúc của các vòng bít.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 1250:1972, Mineral solvents for paints - White spirits and related hydrocarbon solvents (Dung môi khoáng vật dùng cho sơn - Xăng trắng và các dung môi hydrocacbon có liên quan).

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi