Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10538:2014 Ô tô con - Yêu cầu kỹ thuật đối với kích cơ khí
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10538:2014
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10538:2014 ISO 8720:1991 Ô tô con - Yêu cầu kỹ thuật đối với kích cơ khí
Số hiệu: | TCVN 10538:2014 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp |
Ngày ban hành: | 31/12/2014 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10538:2014
ISO 8720:1991
Ô TÔ CON – YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI KÍCH CƠ KHÍ
Passenger cars - Specifications for mechanical jacks
Lời nói đầu
TCVN 10538:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 8720:1991
TCVN 10538:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Ô TÔ CON – YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI KÍCH CƠ KHÍ
Passenger cars - Specifications for mechanical jacks
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu để bảo đảm an toàn trong sử dụng các kích cơ khí thuộc trang bị ban đầu được cung cấp cùng với các ô tô con (như đã được định nghĩa trong TCVN 6211 (ISO 3833) khi thay thế các bánh xe và tháo lắp xích
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6211 (ISO 3833), Phương tiện giao thông đường bộ –Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6529:1999 (ISO 1176:1990), Phương tiện giao thông đường bộ – Khối lượng – Thuật ngữ và mã hiệu.
3. Yêu cầu chung
3.1. Phải có nội dung hướng dẫn về sử dụng an toàn kích trong tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất xe.
3.2. Kích phải được lắp đặt tại các điểm để kích nâng lên do nhà sản xuất quy định và phải có khả năng vận hành mà không gây hư hỏng cho bất cứ bộ phận nào của xe với các cửa được đóng lại.
3.3 Phải có phương tiện để ngăn ngừa hành trình vượt quá của kích.
4. Gia công hoàn thiện
Khi cung cấp, các bề mặt phải được bảo vệ thích hợp chống sự ăn mòn và các bộ phận di động phải được bôi trơn khi cần thiết.
Tất cả các bề mặt bên ngoài không được có các vật liệu ngoại lai, ba via, rìa xờm, các cạnh sắc có thể gây ra thương tích trong sử dụng.
5. Yêu cầu về vận hành
5.1. Kích thước
Để bảo đảm sự thích hợp về kích thước của kích cho sử dụng trên xe có trang bị kích, phải đáp ứng các yêu cầu sau.
Với xe có tổng khối lượng lớn nhất theo quy định của nhà sản xuất [ISO – M07 (xem TCVN 6529 (ISO 1176)], kích phải được giữ cố định phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất, và đặt trên bề mặt bê tông bằng phẳng hoặc bề mặt tương đương; sau đó kích phải có khả năng định vị một cách chính xác tại mỗi điểm để kích nâng lên với một bánh xe có lốp xẹp, để tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất, và để nâng xe lên khỏi mặt đất, có đủ khoảng hở giữa mặt đất và lốp xe để lắp bánh xe dự phòng, đối với tất cả các cỡ lốp do nhà sản xuất xe quy định. Lốp của bánh xe dự phòng phải được bơm tới áp suất lớn nhất được quy định.
5.2. Lực vận hành
Phải có khả năng thực hiện các vận hành kích nâng lên như đã mô tả trong 5.1 bằng tác dụng một lực không vượt quá các giá trị sau:
– 360 N đối với các kích được vận hành bằng tác động lên, xuống của đòn bẩy;
– 120 N đối với tất cả các loại vận hành khác của kích.
5.3. Tự vận hành
Tại bất cứ điểm nào trên toàn bộ hành trình của kích để nâng lên và hạ xe xuống, cơ cấu của kích không được vận hành một cách độc lập khi thôi tác dụng .
6. Độ ổn định
6.1. Với xe ở trong các điều kiện được quy định trong 5.1 và khi sử dụng kích được mở rộng tới giới hạn trên của nó như đã quy định trong Điều 7 tại mỗi điểm kích nâng lên, phải tác dụng một lực tĩnh 250 N theo chiều dọc trên đường tâm của xe theo mỗi chiều riêng ở độ cao cách mặt đường 44 cm. Ngoài ra phải tác dụng một lực tĩnh 250 N theo chiều ngang vào điểm giữa của các bánh xe theo mỗi chiều riêng. Xe không được trượt ra khỏi kích.
6.2. Với xe được chất tải như đã quy định trong 5.1 và được đỡ trên bề mặt có građien (8 ± 1) % và độ nghiêng ngoài của bánh xe (5,5 ± 0,5) % và xe được chỉnh đặt theo tất cả các điều kiện khác do nhà sản xuất quy định, phải thực hiện quy trình nâng được mô phỏng trong 5.1, đầu tiên với xe hướng về phía lên dốc và sau đó hướng về phía xuống dốc. Xe không được trượt khỏi kích.
7. Độ bền lâu
CHÚ THÍCH: Trong thử nghiệm này, nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất kích.
Với một kích mới, thực hiện 24 chu trình kích nâng lên được phân bố đều xung quanh các điểm kích nâng lên bằng tay gạt điều khiển phù hợp với quy trình được mô tả trong Điều 5. Giới hạn trên của chu trình kích nâng lên được xác định là điểm tại đó có khoảng hở mặt đất 25 mm với tổ hợp bánh xe/lốp được bơm tới áp suất lớn nhất hoặc tại đó kích được mở rộng hoàn toàn, lấy trường hợp nào xẩy ra trước tiên. Giới hạn dưới được xác định là điểm tại đó tải trọng được dỡ bỏ khỏi kích với tổ hợp bánh xe/lốp bị xẹp tới áp suất nhỏ nhất. Phải thực hiện 24 chu trình kích nâng lên với khoảng thời gian giữa hai chu trình là 5 min.
Khi hoàn thành thử nghiệm, các yêu cầu trong 5.2 vẫn phải tiếp tục được đáp ứng và khi kiểm tra bằng mắt, không được có sự mài mòn quá mức hoặc biến dạng dư của kích hoặc tay gạt điều khiển.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.