Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10534:2014 Bánh xe và vành bánh dùng cho lốp hơi
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10534:2014
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10534:2014 ISO 3911:2004 Bánh xe và vành bánh dùng cho lốp hơi - Từ vựng, ký hiệu và ghi nhãn
Số hiệu: | TCVN 10534:2014 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp |
Ngày ban hành: | 31/12/2014 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10534:2014
ISO 3911:2004
BÁNH XE VÀ VÀNH BÁNH DÙNG CHO LỐP HƠI – TỪ VỰNG, KÝ HIỆU VÀ GHI NHÃN
Wheels and rims for pneumatic tyres – Vocabulary, designation and marking
Lời nói đầu
TCVN 10534:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 3911:2004.
TCVN 10534:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BÁNH XE VÀ VÀNH BÁNH DÙNG CHO LỐP HƠI – TỪ VỰNG, KÝ HIỆU VÀ GHI NHÃN
Wheels and rims for pneumatic tyres – Vocabulary, designation and marking
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa có liên quan và các hệ thống ký hiệu và ghi nhãn của các bánh xe và vành bánh được sử dụng với các lốp hơi. Tiêu chuẩn này là định nghĩa các thuật ngữ cơ bản của bánh xe và vành (bánh) thay vì đưa ra một bảng các chi tiết thành phần của kết cấu bánh xe. Tiêu chuẩn này cũng quy định nội dung, vị trí và cỡ kích thước nhỏ nhất cho ghi nhãn bánh xe và vành (bánh) với mục đích thành lập một hệ thống nhận dạng thống nhất trên phạm vi toàn thế giới về bánh xe và vành bánh xe.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
1 Bánh xe
Bộ phận chịu tải quay ở giữa lốp và trục thường gồm có hai chi tiết chính là vành và mâm vành bánh xe có thể được chế tạo liền khối, được kẹp chặt cố định với nhau hoặc tháo được.
Xem các Hình 1 đến 8.
1.1
Vành bánh xe
Chi tiết của bánh xe để lắp với lốp và giữ lốp.
1.2
Mâm vành ( mâm vành bánh xe)
Chi tiết của bánh xe dùng làm bộ phận giữ giữa trục và vành.
1.3
Bánh xe đơn
Bánh xe giữ một lốp trên một đầu mút của một trục.
1.4
Bánh xe kép
Bánh xe có lượng dịch chuyển vào và kết cấu thích hợp sao cho khi được lắp với nhau, hai bánh xe này giữ được hai lốp trên một đầu trục.
Xem Hình 2.
1.5
Bánh xe dịch vào
Bánh xe có kết cấu sao cho mặt phẳng trung tâm của vành dịch chuyển vào phía trong mặt kẹp chặt của mâm vành.
Xem Hình 1 a).
CHÚ THÍCH: Lượng dịch vào là khoảng cách giữa mặt kẹp chặt của đĩa bánh xe và mặt phẳng trung tâm của vành.
1.6
Bánh xe không dịch chuyển
Bánh xe có kết cấu sao cho mặt phẳng trung tâm của vành trùng với mặt kẹp chặt của mâm vành.
Xem Hình 1 b).
1.7
Bánh xe dịch ra
Bánh xe có kết cấu sao cho mặt phẳng trung tâm của vành dịch chuyển ra phía ngoài mặt kẹp chặt của mâm vành.
Xem Hình 1 c).
CHÚ THÍCH 1: Lượng dịch ra là khoảng cách từ mặt kẹp chặt của mâm vành đến mặt phẳng trung tâm của vành.
CHÚ THÍCH 2: Khổ đường, khoảng cách giữa các mặt phẳng trung tâm của các lốp trên một trục tăng lên khi lượng dịch ra của các bánh xe tăng lên.
1.8
Khoảng cách hai vành
Khoảng cách giữa các mặt phẳng trung tâm của các vành để tạo ra khe hở yêu cầu giữa các lốp.
Xem các Hình 2, 5 và 6.
2 Kiểu bánh xe
2.1
Bánh xe kiểu đĩa
Bánh xe có vành và mâm vành bánh xe được liên kết cố định với nhau.
Xem các Hình 1 và 2.
2.2
Bánh xe ghép
Bánh xe có kết cấu sao cho hai chi tiết chính của nó là các phần của vành bánh xe có thể hoặc không thể có cùng một chiều rộng khi được kẹp chặt chắc chắn với nhau bằng các bu lông kẹp chặt hoặc các phương tiện cơ khí tương đương để tạo thành một vành có hai mặt bích cố định.
Xem Hình 3.
2.3
Bánh xe kiểu nan hoa
Bánh xe có kết cấu sao cho vành bánh xe được liên kết với thân ổ trục giữa bằng một loạt các nan hoa kim loại.
Xem Hình 4.
a).Bánh xe dịch vào
b).Bánh xe không dịch chuyển.
c).Bánh xe dịch ra
CHÚ DẪN
1 Mặt phẳng trung tâm của vành
2 Mâm vành
3 Mặt tựa đai ốc
4 Đường kính đường tròn qua tâm các lỗ bulông
5 Đường kính lỗ tâm
6 Đường kính mặt kẹp chặt
7 Mặt kẹp chặt
8 Lượng dịch vào
9 Vành 9 Rim
10 Lượng không dịch chuyển
11 Lượng dịch ra
Hình 1 – Các bánh xe kiểu đĩa của ô tô con và xe tải hạng nhẹ – Thuật ngữ
a) Bánh xe đơn
b) Bánh xe kép
CHÚ DẪN
1 Mặt phẳng trung tâm của vành
2 Mâm vành
3 Lượng dịch vào
4 Mặt ngoài của đĩa
5 Mặt tựa đai ốc
6 Lỗ bu lông
7 Đường kính đường tròn qua tâm các lỗ bu lông
8 Đường kính lỗ tâm
9 Mặt kẹp chặt
10 Đường kính mặt kẹp chặt
11 Vành
12 Khoảng cách hai vành
13 Khoảng dịch
Hình 2 – Các bánh xe kiểu đĩa của xe tải – Thuật ngữ
CHÚ DẪN
1 Mặt phẳng trung tâm của vành
2 Các mặt bích cố định
3 Các bulông kẹp chặt hoặc các phương tiện cơ khí tương đương
4 Lượng dịch ra
5 Mặt kẹp chặt
Hình 3 – Bánh xe ghép – Thuật ngữ
a) Kiểu lắp ráp thông thường
b) Kiểu lắp ráp ở tâm
CHÚ DẪN
1 Mặt phẳng trung tâm của vành
2 Vành
3 Nan hoa
4 Thân ổ trục giữa
5 Lượng dịch vào
6 Mặt tựa côn cho đai ốc hãm
7 Rãnh then
8 Mặt phẳng chuẩn của mặt tựa moay ơ
Hình 4 – Bánh xe kiểu nan hoa – Thuật ngữ
2.4
Bánh xe có vành tháo được
2.4.1
Bánh xe có mặt côn lắp ráp 280
Bánh xe có kết cấu sao cho một hoặc hai vành được kẹp chặt với thân bánh xe đúc, thân này cũng dùng làm gối đỡ mayơ của tang phanh hoặc rôto của phanh đĩa.
Xem Hình 5.3
2.4.2
Bánh xe có mặt côn lắp ráp 180 [150]
Bánh xe có kết cấu sao cho một hoặc hai vành tháo được được kẹp chặt với mặt côn lắp ráp 180 [150] trên thân bánh xe đúc.
Xem Hình 6.
2.5
Bánh xe đảo chiều được
Bánh xe có kết cấu sao cho đĩa bánh xe có thể lắp được trên mặt này hoặc mặt kia để có lượng dịch chuyển vào (khổ đường hẹp) hoặc lượng dịch chuyển ra (khổ đường rộng).
Xem Hình 7.
2.6
Bánh xe điều chỉnh được
Bánh xe có kết cấu sao cho có thể định vị lại vành theo chiều trục so với mâm vành bánh xe.
CHÚ THÍCH: Có thể thực hiện việc điều chỉnh lại vành bằng tay hoặc dẫn động cơ khí của xe [xem các Hình 8 a) hoặc b)].
| a) Bánh xe đơn | b) Bánh xe kép |
CHÚ DẪN
1 Mặt phẳng trung tâm của vành
2 Khoảng dịch của thân vành
3 Khoảng dịch của mặt côn bánh xe
4 Các (vòng) kẹp
5 Thân bánh xe đúc
6 Vai trong của cốc (nồi) ổ trục (mặt phẳng chuẩn)
7 Lượng dịch ra
8 Khoảng cách hai vành
9 Chiều rộng vùng đệm
10 Định vị mặt côn của vành
Hình 5 – Bánh xe có mặt côn lắp ráp 280 – Thuật ngữ
a) Bánh xe đơn
b) Bánh xe kép
CHÚ DẪN
1 Mặt phẳng trung tâm của vành
2 Khoảng dịch của mặt côn bánh xe
3 Khoảng dịch của thân vành
4 Lượng dịch vào
5 Vai trong của (nồi) ổ trục (mặt phẳng chuẩn)
6 Thân bánh xe đúc
7 Các (vòng) kẹp
8 Chiều rộng vùng đệm
9 Khoảng cách hai vành
Hình 6 – Bánh xe có mặt côn lắp ráp 180 [150] – Thuật ngữ
CHÚ DẪN
1 Mặt phẳng trung tâm của vành
2 Mâm vành
3 Mặt kẹp chặt
4 Lượng dịch vào
5 Vành
6 Lượng dịch ra
Hình 7 – Bánh xe đảo chiều được
a) Bánh xe điều chỉnh được bằng tay
b) Bánh xe điều chỉnh được bằng dẫn động cơ khí
CHÚ DẪN
1 Mặt phẳng trung tâm của vành
2 Tổng lượng điều chỉnh với bánh xe đảo chiều được
3 Mâm vành
4 Giá chìa
5 Vành
6 Tổng lượng điều chỉnh không có bánh xe đảo chiều được
7 Ray
8 Cái (vòng) kẹp
Hình 8 – Bánh xe điều chỉnh được
2.7 Thuật ngữ về vành
2.7.1
Gờ vành
Phần của vành tạo ra giá đỡ ngang cho lốp.
Xem Hình 9, a, b, g, r2 , r3 .
2.7.2
Mặt tựa của mép lốp
Phần của vành tạo ra giá đỡ hướng tâm cho lốp.
Xem Hình 9, D, p, r3 , b .
2.7.3
Mặt lõm của vành
Phần của vành có đủ độ sâu và chiều rộng để cho phép lắp và tháo các mép lốp qua gờ lắp ráp mặt bên của vành hoặc mặt côn tựa của mép lốp.
Xem Hình 9, H , l, m, r4 , r5 ,a .
2.7.4
Lỗ van
Lỗ hoặc rãnh ở vành cho phép chứa van để bơm hơi cho lốp.
Xem Hình 9, d và f .
2.7.5
Gờ cong của vành
Rãnh ở thân vành ở đó cho phép lắp vòng hãm đàn hồi hoặc mặt bích đàn hồi tháo được và các chi tiết này được giữ bởi đỉnh của gờ cong.
Xem Hình 9, các chú dẫn 2 và 3.
2.8 Kiểu vành
2.8.1
Vành một mảnh liền khối
Vành có kết cấu nguyên khối một mảnh và có một mặt lõm
Xem Hình 11.
2.8.2
Vành hai mảnh ghép
Vành có kết cấu gồm hai mảnh ghép lại với nhau.
Xem Hình 12.
2.8.3
Vành ba mảnh ghép
Vành có kết cấu gồm ba mảnh ghép lại với nhau.
Xem Hình 13.
2.8.4
Vành bốn mảnh ghép
Vành có kết cấu gồm bốn mảnh ghép lại với nhau.
Xem Hình 14.
2.8.5
Vành năm mảnh ghép
Vành có kết cấu gồm năm mảnh ghép lại với nhau.
Xem Hình 15.
CHÚ DẪN
a Chiều rộng quy định của vành
b Chiều rộng gờ vành
c Vị trí bán kính gờ vành
D Đường kính quy định của vành
d Lỗ van
f Vị trí lỗ van
g Chiều cao gờ vành
H Độ sâu mặt lõm
l Chiều rộng mặt lõm
m Vị trí mặt lõm
p Chiều rộng mặt tựa của mép lốp
r1 Bán kính cong trong của gờ vành
r2 Bán kính gờ vành
r3 Bán kính mặt tựa mép lốp
r4 Bán kính đỉnh mặt lõm-phía lắp lốp
r5 Bán kính đáy mặt lõm
r6 Bán kính mép gờ vành
r7 Bán kính gờ vành ở phía khối lượng cân bằng
r8 Bán kính đỉnh lõm – phía không lắp lốp
a Góc mặt lõm
b Góc mặt tựa của mép lốp
1 Mặt phẳng trung tâm của vành
2 Rãnh gờ cong của vành
3 Đỉnh gờ cong của vành
CHÚ THÍCH: Đối với độ sâu của mặt gờ h, xem các Hình 10 và 11.
Hình 9 – Các profin khác nhau của vành – Thuật ngữ
a) Chỗ lồi lượn tròn (RH)
b) Mặt gờ đặc biệt (SL)
c) Chỗ lồi phẳng (FH)
d) Mặt gờ dốc nhất (CP)
e) Chỗ lồi liên hợp (CH)
f) Chỗ lồi kép (H2)
CHÚ DẪN
h Độ sâu của mặt gờ
Hình 10 – Các profin tối ưu của mặt tựa mép lốp
CHÚ THÍCH: Hình vẽ chỉ giới thiệu các kiểu được sử dụng.
a) Vành có thân lõm, côn 50 cho xe con
b) Vành có thân lõm, côn 50 cho xe nông nghiệp
c) Vành có thân lõm, côn 150 cho xe thương mại
d) Vành tháp lắp được có thân lõm, côn 150 cho xe móoc để ở tạm và xe móoc có sàn thấp
CHÚ DẪN
h Độ sâu của mặt gờ
Hình 11 – Vành một mảnh liền khối (có mặt lõm ở giữa)
CHÚ DẪN:
1.Gờ vành đàn hồi tháo lắp được
2.Gờ cong của vành
3.Thân (đáy) vành
4.Thân vành (đáy nửa lõm)
Hình 12 – Vành hai mảnh ghép – Thuật ngữ
CHÚ DẪN
1 Gờ vành tháo lắp được
2 Vòng hãm đàn hồi
3 Gờ cong của vành
4 Thân (đáy) vành
5 Thân vành (đáy nửa lõm)
6 Vành phân đoạn 3 x 1200
7 Mặt côn định tâm 180 [150]
8 Gờ tháo lắp được có mặt tựa mép lốp côn
9 Vòng hãm đàn hồi
Hình 13 – Vành ba mảnh ghép – Thuật ngữ
CHÚ DẪN
1 Gờ vành tháo lắp được
2 Gờ cong của vành
3 Vòng hãm đàn hồi
4 Thân (đáy) vành
5 Vòng mặt tựa mép lốp côn, đàn hồi
Hình 14 – Vành bốn mảnh ghép – Thuật ngữ
CHÚ DẪN
1 Gờ vành tháo lắp được
2 Vòng hãm đàn hồi
3 Gờ cong của vành
4 Rãnh cho vòng bít O dùng cho lốp không săm
5 Thân (đáy) vành
6 Vòng mặt tựa mép lốp côn tháo lắp được
Hình 15 – Vành năm mảnh ghép – Thuật ngữ
Phụ lục A
(Quy định)
Ký hiệu cỡ bánh xe và vành
A.1 Ký hiệu
Ký hiệu cỡ kích thước của các bánh xe và vành phải bao gồm các chữ số và chữ cái theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Đường kính danh định của vành:
– theo một mã kích thước 1) cho trong các kiểu vành hiện có;
– tính bằng milimet khi được sử dụng cùng với các lốp mới yêu cầu phải có các vành mới.
b) Kiểu vành (tùy chọn):
– ký hiệu “x” chỉ vành một mảnh liền khối;
– ký hiệu “–” chỉ vành nhiều mảnh ghép.
c) Chiều rộng danh nghĩa của vành:
– theo một mã kích thước1) cho các kiểu vành hiện có;
– tính bằng milimet khi được sử dụng cùng với các lốp mới yêu cầu phải có các vành mới.
d) Profin của vành:
Một hoặc các chữ cái ký hiệu profin mặt cắt ngang của vành.
VÍ DỤ: B và J trong ISO 4000-2, K trong ISO 4209-2, và C, D, E và F trong ISO 4251-3.
Thông thường, ký hiệu profin của vành theo sau chiều rộng danh nghĩa của vành. Tuy nhiên, ký hiệu này có thể đặt trước hoặc bao gồm chiều rộng danh nghĩa của vành, như đã chỉ dẫn đối với các vành xe nông nghiệp trong các ví dụ được cho trong A.2.
e) Chiều cao của gờ vành:
Đối với các vành của xe không chạy trên đường bộ, dấu ”/” theo sau là chữ số hoặc các chữ số chỉ thị chiều cao của gờ vành theo một mã kích thước1). Sự chỉ thị này là tùy chọn đối với các vành nhiều mảnh ghép.
A.2 Ví dụ
Sau đây là các ví dụ về ký hiệu cho các kiểu vành hiện có.
Ô tô con:
13x4.5 B
15x6 J
Xe tải hạng nhẹ:
15x5½ J
15-5.50 F SDC
CHÚ THÍCH 1: SDC chỉ vành có thân vành nửa lõm
Xe tải hạng trung/hạng nặng:
20-7.5
22-8.0
22.5x8.25
Xe nông nghiệp:
28xW12
28xW10 H
26xDW16
38xW18 LA
CHÚ THÍCH 2: “DW” chỉ vành có mặt lõm phụ. “L” chỉ gờ vành thấp và “A” chỉ bán kính gờ vành lớn.
Xe không dùng làm phương tiện giao thông:
25-13.00/2.5
CHÚ THÍCH 3: “/2.5” là ký hiệu của chiều cao gờ vành.
Phụ lục B
(Quy định)
Ghi nhãn
B.1 Đặc tính kỹ thuật của ghi nhãn
B.1.1 Ghi nhãn bánh xe kiểu đĩa và vành tháo lắp được
Các bánh xe kiểu đĩa và vành tháo lắp được phải được ghi nhãn với thông tin sau:
a) ký hiệu cỡ vành;
b) nhận dạng bánh xe hoặc nhà sản xuất vành (tên, ký hiệu hoặc nhãn mác);
c) ngày sản xuất;
d) số hiệu của chi tiết cấu thành hoặc mã của nhà sản xuất bánh xe hoặc vành.
B.1.2 Ghi nhãn của các vòng
Các vòng1) phải được ghi nhãn với thông tin sau:
a) Nhận dạng vành trên đó có thể lắp chi tiết cấu thành;
b) Nhận biết nhà sản xuất;
c) Ngày sản xuất.
B.1.3 Bánh xe ghép
Cả hai chi tiết của các bánh xe ghép phải được ghi nhãn phù hợp với B.1.1.
B.2 Trình bày nhãn
B.2.1 Chiều cao
Nhãn phải được dập chìm hoặc nổi bền vững và không có các cạnh sắc. Chiều cao của các chữ cái La mã và các chữ số Ả rập không được nhỏ hơn 3 mm và các chữ số phải rõ ràng, dễ đọc.
B.2.2 Vị trí/độ nhìn rõ
Nhãn của các bánh xe và vành tháo lắp được phải nhìn thấy rõ khi lốp được lắp và được bơm hơi. Đối với các bánh xe kiểu đĩa, có thể ghi nhãn trên vành hoặc trên đĩa bánh xe.
B.3 Ghi nhãn bổ sung
Ngoài ghi nhãn đã quy định trong B.1.1, có thể ghi nhãn thông tin khác – Ví dụ: các yêu cầu về pháp lý hoặc các yêu cầu của khách hàng. Khi ghi nhãn độ dịch chuyển, dịch chuyển vào hoặc ra nên sử dụng các mã sau:
OS Cho độ dịch chuyển (ví dụ: OS175);
IS Cho lượng dịch chuyển vào (ví dụ: IS30); IS- Cho lượng dịch chuyển vào ra (ví dụ: IS-15).
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 4000-2, Passenger car tyres and rims – Part 2: Rims, (Lốp và vành của xe con – Phần 2: Vành).
[2] ISO 4209-2, Truck and bus tyres and rims (metric series) – Part 2: Rims, (Lốp và vành của xe tải và xe bus (loạt hệ met) – Phần 2: Vành .
[3] ISO 4251-3, Tyres (ply rating marked series) and rims for agricultural tractors and machines – Part 3: Rims, (Lốp (loạt có ghi nhãn số lốp bố quy định) và vành cho máy kéo nông nghiệp và máy nông nghiệp – Phần 3: Vành).
1) Mã kích thước dựa trên các kích thước tính bằng inch.
1) Mã kích thước dựa trên các kích thước tính bằng inch.
1) Các vòng có thể tháo ra được khỏi thân vành. Do thiết kế và sự phát triển. Các vòng này khác nhau từ nhà sản xuất này đến nhà sản xuất khác và không được xem là có tính lắp lẫn.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.