Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10458:2014 ISO 17232:2006 Da-Phép thử cơ lý-Xác định độ bền nhiệt của da láng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10458:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10458:2014 ISO 17232:2006 Da-Phép thử cơ lý-Xác định độ bền nhiệt của da láng
Số hiệu:TCVN 10458:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2014Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10458:2014

ISO 17232:2006

DA - PHÉP THỬ CƠ LÝ - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NHIỆT CỦA DA LÁNG

Leather - Physical and mechanical tests - Determination of heat resistance of patent leather

Lời nói đầu

TCVN 10458:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 17232:2006.

ISO 17232:2006 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2014 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 10458:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DA - PHÉP THỬ CƠ LÝ - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NHIỆT CỦA DA LÁNG

Leather - Physical and mechanical tests - Determination of heat resistance of patent leather

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn quy định hai phương pháp xác định độ bền nhiệt của da láng.

Phương pháp A quy định cách sử dụng lastometer được cải tiến, phương pháp B sử dụng thiết bị “Zwik”. Cả hai phương pháp đều áp dụng được cho da láng đối với tất cả các mục đích sử dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7115 (ISO 2419), Da - Phép thử cơ lý - Chuẩn bị và ổn định mẫu

TCVN 7117 (ISO 2418), Da - Phép thử hóa học, cơ lý và độ bền màu

3. Phương pháp A - Phương pháp lastometer

3.1. Nguyên tắc

Mẫu thử đã đục lỗ được làm căng phồng đến một mức quy định. Bề mặt được gia nhiệt và ghi lại bất kỳ các hư hại nào xảy ra trên lớp trau chuốt láng bóng của mẫu.

3.2. Thiết bị, dụng cụ

3.2.1. Thiết bị thử, bao gồm các bộ phận được mô tả từ 3.2.1.1 đến 3.2.1.4.

3.2.1.1 Kẹp, có khả năng giữ mẫu thử quanh mép của nó chừa lại một diện tích tròn nằm ở chính giữa có đường kính 25,0 mm ± 0,1 mm. Thiết kế của hệ thống kẹp phải bảo đảm mẫu thử không bị trượt trong các điều kiện thử và cũng không bị kéo căng cũng như bị nén phần chính giữa khi mẫu bị kẹp. Đường biên giữa phần không bị kẹp và bị kẹp phải được xác định rõ.

3.2.1.2. Thoi đẩy, có đầu được gắn trong một bi thép đường kính 21,0 mm ± 0,1 mm.

3.2.1.3 Cơ cấu đẩy bi thép, không bị xoay khi tác động vào mẫu thử.

3.2.1.4. Cơ cấu kiểm tra sự căng phồng của bi thép, (di chuyển từ “0”), chính xác đến ± 0,05 mm.

3.2.2. Dao dập, phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7115 (ISO 2419) để cắt mẫu thử có kích thước phù hợp cho thiết bị thử.

3.2.3. Kim máy may, sắc và không bị hư hại, PCL cỡ 80, có thể lắp vừa vào trong dụng cụ giữ phù hợp để sử dụng bằng tay hoặc trong máy may.

CHÚ THÍCH Trong sản xuất giày có thể sử dụng kim có kích cỡ khác nếu thấy phù hợp hơn.

3.2.4. Thiết bị thổi khí nóng, có khả năng duy trì nhiệt độ 100 oC ± 5 oC hoặc 125 oC ± 5 oC.

3.2.5. Dụng cụ đo nhiệt độ, đọc được chính xác đến 1 oC.

3.2.6. Đồng hồ bấm giờ, đọc được chính xác đến 1 s.

3.2.7. Miếng lót cao su mềm, dày tối thiểu 10 mm.

3.3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

3.3.1. Lấy mẫu theo TCVN 7117 (ISO 2418). Dùng dao dập (3.2.2) đặt lên bề mặt láng của mẫu để cắt thành ba mẫu thử.

CHÚ THÍCH Nếu có yêu cầu lấy nhiều hơn hai con da to hoặc nhỏ để thử cho một lô, thì chỉ cần lấy một mẫu thử từ mỗi con da, miễn là tổng số không ít hơn ba mẫu thử.

3.3.2. Nếu mẫu thử được đục lỗ bằng tay, đặt mẫu thử lên miếng lót cao su mềm (3.2.7) với mặt láng quay lên trên. Sử dụng kim máy may (3.2.3) lắp vào dụng cụ giữ, chọc một lỗ thẳng đứng qua tâm mẫu thử sao cho lỗ nằm trong khoảng 1,0 mm của tâm. Chọc thêm bốn lỗ nữa qua mẫu thử, mỗi lỗ cách lỗ đầu tiên 5 mm ± 0,5 mm sao cho các lỗ này tạo thành một đường chéo (Greek) đơn giản. Phải bảo đảm kim xuyên qua da, và vào trong miếng lót cao su mềm.

3.3.3. Nếu mẫu thử được đục lỗ bằng máy, đục lỗ qua tâm bằng cách sử dụng kim được lắp với máy may (3.2.3) chạy với tốc độ bình thường nhưng không có chỉ và tạo 6 mũi /10 mm.

3.3.4. Điều hòa mẫu thử theo TCVN 7115 (ISO 2419). Tiến hành phép thử trong môi trường chuẩn này.

3.4. Cách tiến hành

3.4.1. Đặt dụng cụ sao cho thoi đẩy được đặt tại vị trí “0’’ hoặc căng phồng ít nhất.

3.4.2. Kẹp chặt mẫu thử vào trong dụng cụ sao cho bi thép ở đầu thoi đẩy (3.2.1.2) đập vào mặt bên kia của mẫu thử.

3.4.3. Tác dụng lực vào bi thép ở đầu thoi đẩy vào mẫu thử cho đến khi mẫu thử bị căng phồng đến 7, 5 mm ± 0,05 mm khi đo bằng thang đo căng phồng (3.2.1.4). Kiểm tra mẫu thử và ghi lại các hư hại nếu có.

3.4.4. Đặt cảm biến của dụng cụ đo nhiệt độ (3.2.5) ở trên, cách đỉnh của mẫu thử bị căng phồng 1,5 mm ± 0,5 mm. Sử dụng thiết bị thổi khí nóng (3.2.4), nâng nhiệt độ của mẫu thử lên 100 oC ± 5 oC hoặc 125 oC ± 5 oC khi được đo bằng dụng cụ đo nhiệt độ (3.2.5) và duy trì nhiệt độ này trong thời gian tương ứng là 180 s ± 5 s hoặc 300 s ± 5 s. Nếu nhiệt độ không nằm trong các giới hạn trên, loại bỏ mẫu thử và làm lại với mẫu thử mới.

3.4.5. Duy trì mẫu thử trong trạng thái căng phồng này và kiểm tra lại. Ghi lại tất cả các hư hại nếu có trên lớp trau chuốt láng bóng hoặc mặt cật của da.

3.4.6. Lặp lại các bước từ 3.4.1 đến 3.4.5 với các mẫu thử còn lại.

3.5. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các nội dung sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) chi tiết của bất kỳ hư hại nào trên lớp trau chuốt láng bóng khi mẫu thử bị căng phồng lần đầu;

c) chi tiết của bất kỳ các hư hại trên lớp trau chuốt láng bóng hoặc mặt cật của da khi mẫu thử bị gia nhiệt;

d) nhiệt độ thử và thời gian (nghĩa là 100 0C trong 180 s hoặc 125 0C trong 300 s;

e) môi trường chuẩn được sử dụng để điều hòa và thử mẫu theo TCVN 7115 (ISO 2419) (nghĩa là 20 oC/65 % RH, hoặc 23 oC/50 % RH);

f) bất kỳ các sai khác nào so với phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn này;

g) tất cả các chi tiết để nhận biết mẫu và bất kỳ sai khác nào so với TCVN 7117 (ISO 2418) trong việc lấy mẫu.

4. Phương pháp B - Phương pháp Zwik

4.1. Nguyên tắc

Mẫu thử đã đục lỗ được làm căng phồng đến một mức quy định. Bề mặt được gia nhiệt và ghi lại bất kỳ hư hại nào xảy ra trên lớp trau chuốt láng bóng của mẫu.

4.2. Thiết bị, dụng cụ

4.2.1. Thiết bị thử, được kết cấu để hai đầu của mẫu thử được giữ trong kẹp cố định nằm ngang B, sao cho mẫu thử có thể căng ra trên trục D.

Trục D bao gồm một nửa hình trụ nằm ngang có bán kính 15,0 mm ± 0,1 mm và chiều dài 25,5 mm ± 0,1 mm, đầu được gắn vào một phần tư quả cầu bán kính 15,0 mm ± 0,1 mm. Mặt dưới (cố định) của kẹp A nằm trong cùng mặt phẳng với đường trên cùng của trục D và kẹp B, nằm dưới đầu cong của trục một khoảng 11,0 mm ± 0,1 mm.

Cần điều khiển bằng tay C được gắn với kẹp B di chuyển lên xuống trong cung phần tư E. Độ dịch chuyển đi xuống lớn nhất mà từ đó xác định độ căng lớn nhất mẫu thử, được điều khiển bằng một chốt được đặt vào hai lỗ ở hai mặt của cung phần tư. Có các cặp lỗ trong cung phần tư, và chốt có thể được lắp vào bất kỳ lỗ nào để điều khiển độ dịch chuyển của cần. Sự điều chỉnh phải thực hiện tương ứng với độ giãn dài của mẫu thử là 21 % ± 1 %. Khóa (F) có thể làm cần được giữ ở vị trí cao nhất ở đầu của cung phần tư.

Cơ cấu chung của thiết bị thử được minh họa trong Hình 1.

4.2.2 Dao dập, phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7115 (ISO 2419), có thành trong là một hình chữ nhật có kích thước 95 mm ± 1 mm x 50 mm ± 1 mm.

4.2.3. Máy may, được lắp kim PCL cỡ 80 sắc và không bị hư hại.

CHÚ THÍCH Trong sản xuất giày có thể sử dụng kim có kích cỡ khác nếu phù hợp hơn.

4.2.4. Thiết bị thổi khí nóng, có khả năng duy trì nhiệt độ 125 oC ± 5 oC.

4.2.5. Dụng cụ đo nhiệt độ, đọc được chính xác đến 1 oC.

4.2.6. Đồng hồ bấm giờ, đọc được chính xác đến 1 s.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

A Kẹp

B Kẹp nằm ngang

C Cần điều chỉnh bằng tay

D Trục

E Cung phần tư

F Khóa

Hình 1 - Cơ cấu chung của thiết bị thử

4.3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

4.3.1. Lấy mẫu theo TCVN 7117 (ISO 2418). Cắt sáu mẫu thử bằng cách dùng dao dập (4.2.2) đặt lên bề mặt láng của mẫu. Cắt ba mẫu thử có chiều dài song song với sống lưng, ba mẫu thử có chiều dài vuông góc với sống lưng.

CHÚ THÍCH Nếu có yêu cầu lấy nhiều hơn hai con da to hoặc nhỏ để thử cho một lô, thì chỉ cần lấy một mẫu thử mỗi con da, miễn là tổng số không ít hơn ba mẫu thử đối với mỗi hướng.

4.3.2. Đục lỗ mẫu thử dọc đường tâm song song với cạnh dài bằng cách sử dụng máy may (4.2.3) chạy với tốc độ bình thường nhưng không có chỉ và tạo 6 mũi /10 mm.

4.3.3. Điều hòa mẫu thử theo TCVN 7115 (ISO 2419). Không cần thực hiện thử trong môi trường điều hòa.

4.4. Cách tiến hành

4.4.1. Đặt cảm biến của dụng cụ đo nhiệt độ (4.2.5) ở phía trên và cách trục một khoảng 1,5 mm ± 0,5 mm. Sử dụng thiết bị thổi khí nóng (4.2.4) nâng nhiệt độ của mẫu thử lên đến 125 oC ± 5 oC khi đo bằng dụng cụ đo nhiệt độ và duy trì nhiệt độ này 15 min ± 1 min.

4.4.2. Đặt chốt vào trong cặp lỗ tương ứng với độ giãn dài 21 % ± 1 %.

4.4.3. Nâng tay đòn của thiết bị thử đến đỉnh cung phần tư và khóa nó ở vị trí này. Đặt cạnh ngắn của mẫu thử vào chính giữa trong kẹp cố định ở trên với mặt láng quay lên trên. Trải mẫu thử lên trục, vuốt phẳng và kẹp đầu khác vào kẹp bên dưới sao cho mẫu thử chỉ bị căng vừa phải.

4.4.4. Đặt cảm biến của dụng cụ đo nhiệt độ (4.2.5) ở phía trên và cách mẫu thử một khoảng 1,5 mm ± 0,5 mm. Sử dụng thiết bị thổi khí nóng (4.2.4) để nâng nhiệt độ của mẫu thử lên đến 125 oC ± 5 oC khi đo bằng dụng cụ đo nhiệt độ và duy trì nhiệt độ này 20 s ± 2 s. Kéo mạnh tay đòn xuống cho đến khi không còn tiếp xúc với chốt. Tiếp tục gia nhiệt mẫu thử ở 125 oC ± 5 oC thêm 300 s ± 5 s. Nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn này, loại bỏ mẫu thử và làm lại với mẫu thử mới.

4.4.5. Khóa dòng khí nóng, nâng cánh đòn của thiết bị thử và lấy mẫu thử ra.

4.4.6. Lặp lại các bước từ 4.4.3 đến 4.4.5 đối với các mẫu thử còn lại.

4.4.7. Kiểm tra mẫu thử và ghi lại bất kỳ hư hại nào xảy ra trên lớp trau chuốt của da láng.

4.5. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các nội dung sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) chi tiết của bất kỳ hư hại trên lớp trau chuốt láng bóng hoặc mặt cật của da khi mẫu thử bị căng phồng lần đầu;

c) chi tiết của bất kỳ hư hại trên lớp trau chuốt láng bóng hoặc mặt cật của da khi mẫu thử được gia nhiệt;

d) môi trường chuẩn được sử dụng để điều hòa và thử nghiệm theo TCVN 7115 (ISO 2419) (nghĩa là 20 oC/65 % RH, hoặc 23 oC/50 % RH);

e) bất kỳ sai khác nào so với phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn này;

f) tất cả các chi tiết để nhận biết mẫu và bất kỳ sai khác nào về việc lấy mẫu so với TCVN 7117 (ISO 2418).

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

NGUỒN CUNG CẤP THIẾT BỊ, DỤNG CỤ CHO PHƯƠNG PHÁP A

Ví dụ về sản phẩm phù hợp có bán trên thị trường được cho dưới đây.

Thiết bị, dụng cụ khuyến nghị là lastometer, ví dụ, được sản xuất bởi:

Giuliani Apparechi Scientifici1, Via Centrallo 68/18, I-10157 Torino Italy;

SODEMAT1, 29 rue Jean Moulin, ZA Coulmet, F-10450 B réviandes, France;

SATRA Technology Centre1, SATRA House, Rockingham Road, Kettering, Northamptonshire, NN169JH, United Kingdom.

 

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

NGUỒN THIẾT BỊ, DỤNG CỤ CHO PHƯƠNG PHÁP B

Ví dụ về sản phẩm phù hợp có bán trên thị trường được cho dưới đây.

Thiết bị, dụng cụ khuyến nghị là Zwik Lastability Tester2, ví dụ, được sản xuất bởi:

TNO Institute of Industrial Technology De Wielen 6, P.O. Box 6235, NI-5600 HE, Eindhoven, Netherlands.



1 Giuliani Apparechi Scientifici, SODEMAT và SATRA Technology Centre là ví dụ về nhà cung cấp sản phẩm phù hợp được bán sẵn trên thị trường. Thông tin này nhằm tạo thuận lợi cho người sử dung tiêu chuẩn và không phải là chỉ định của tiêu chuẩn.

2 Zwik Lastability Tester là ví dụ về sản phẩm phù hợp được bán sẵn trên thị trường. Thông tin này nhằm tạo thuận lợi cho người sử dung tiêu chuẩn và không phải là chỉ định của tiêu chuẩn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi