Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10312:2015 Ván gỗ nhân tạo - Xác định bền ẩm - Phương pháp kiểm tra theo chu kỳ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10312:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10312:2015 ISO 16987:2003 Ván gỗ nhân tạo - Xác định bền ẩm - Phương pháp kiểm tra theo chu kỳ
Số hiệu:TCVN 10312:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10312 : 2015

ISO 16987 : 2003

VÁN GỖ NHÂN TẠO - XÁC ĐỊNH BỀN ẨM - PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THEO CHU KỲ

Wood-based panels-Determination of moisture resistance under cyclic test conditions

Lời nói đầu

TCVN 10312 : 2015 hoàn toàn tương đương với ISO 16987 : 2003

TCVN 10312 : 2015 do viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công b.

 

VÁN GỖ NHÂN TẠO - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN ẨM - PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THEO CHU KỲ

Wood-based panels-Determination of moisture resistance under cyclic test conditions

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khả năng chịu ẩm của ván gỗ nhân tạo trong điều kiện thừ theo chu kỳ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)

ISO 9424, Wood-based panels — Determination of dimensions of test pieces (Ván gỗ nhân tạo - Xác định kích thước của các mẫu th)

ISO 16978, Wood-based panels — Determination of modulus of elasticity In bending and of bending strength (Ván gỗ nhân tạo - Xác định mô đun đàn hồi khi uốn tĩnh và độ bền uốn tĩnh) hoặc TCVN 7756-6 : 2007 Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp th - Phần 6: Xác định mô đun đàn hồi khi uốn tĩnh và độ bền uốn tĩnh

ISO 16983, Wood-based panels — Determination of swelling in thickness after immersion in water (Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước) hoặc TCVN 7756-5:2007 Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước

ISO 16984, Wood-based panels — Determination of tensile strength perpendicular to the plane of the panel (Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ bền kéo vuông góc với mặt ván) hoặc TCVN 7756-7:2007 Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 7. Xác định độ bền kéo vuông góc với mặt ván

ISO 16999, Wood-based panels — Sampling and cutting of test piece (Ván gỗ nhân tạo - Lấy mẫu và cắt mẫu thử)

3  Nguyên tắc

Các mẫu thử được tiến hành thử theo ba chu kỳ, mỗi chu kỳ bao gồm các bước ngâm nước, làm lạnh, và sấy. Sau khi xử lý theo chu kỳ, các mẫu thử sau đó được điều hòa ẩm lại và tiến hành xác định độ trương nở chiều dày và độ bền của mẫu thử.

4  Thiết bị

4.1  Bể ngâm, phải duy trì được nhiệt độ của nước (20 ± 1)°C.

4.2  Buồng làm lạnh, phải có khả năng duy trì nhiệt độ trong khoảng âm 12°C đến âm 25°C và có khả năng đạt được nhiệt độ này trong khoảng thời gian 1 h sau khi đưa các mẫu thử vào.

4.3  Tủ sấy thí nghim, Tủ sấy cưỡng bức, có hệ thống thông khí được phân bố đều, phải duy trì được nhiệt độ (70 ± 2)°C và số lần đảo chiều không khí (25 ± 5) mỗi giờ, và có khả năng đạt nhiệt độ (70 ± 2) °C trong khoảng thời gian 2 h sau khi đưa mẫu thử vào.

5  Mẫu thử

5.1  Lấy mẫu

Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử được tiến hành theo ISO 16999 và tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật có liên quan tương ứng với vật liệu.

5.2  Kích thước mẫu thử

Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 16978, ISO 16983 và ISO 16984 (hoặc TCVN 7756-6:2007, TCVN 7756-5:2007 và TCVN 7756-7:2007),

5.3  Xử lý ổn định mẫu

Các mẫu thử phải được xử lý đến khối lượng không đổi trong điều kiện độ ẩm tương đi (65 ± 5)% và nhiệt độ (20 ± 2)°C. Khối lượng mẫu thử được cho là không đi, khi kết quả của hai lần cân liên tiếp trong khoảng thời gian 24 h, chênh lệch không lớn hơn 0,1% khối lượng của mẫu thử.

6  Quy trình

6.1  Xử lý mẫu thử

6.1.1  Phương pháp chung

Tnh tự sau đây phải được thực hiện.

6.1.2  Điều kiện xử lý ổn định mẫu và xác định kích thước ban đầu

Xử lý ổn đnh mẫu thử theo mục 5.3.

Xác định kích thước ban đầu của mẫu thử theo tiêu chuẩn ISO 9424.

6.1.3  Xử lý theo chu kỳ

6.1.3.1  Chu kỳ thứ nhất.

6.1.3.1.1  Ngâm mẫu thử trong bể nước sạch, có độ pH (7 ± 1) và nhiệt độ (20 ± 1)°C.

Mu th được đặt đứng trên một cạnh (theo một cạnh dọc trong trường hợp các mẫu thử uốn) và mẫu thử được đặt cách nhau, cách đáy và thành bên của bể ngâm ít nhất là 15 mm, cạnh trên của các mẫu thử phải được ngập trong nước (25 ± 5) mm trong suốt quá trình ngâm.

Thời gian ngâm: (70 ± 1) h.

6.1.3.1.2  Lấy mẫu thử ra khỏi bồn ngâm và để ráo nước khoảng vài phút, sau đó, đặt các mẫu thử vào buồng làm lạnh khoảng nhiệt độ âm 12°C đến âm 25°C.

Mu thử sẽ được đặt đứng trên cùng một cạnh như trong giai đoạn ngâm nước và đặt cách nhau ít nhất là 15 mm. Thời gian làm lạnh: (24 ± 1) h.

6.1.3.1.3  Lấy mẫu thử ra khỏi buồng làm lạnh và đặt ngay vào tủ sấy, nhiệt độ tủ sấy (70 ± 2) °C. Mu thử phải được đặt đứng trên cùng một cạnh như trong giai đoạn ngâm nước và làm lạnh, cách nhau ít nhất là 15 mm. Tổng thể tích của các mẫu thử không được phép vượt quá 10% th tích bên trong của tủ sấy.

Thời gian sấy: (70 ± 1) h.

6.1.3.1.4  Lấy mẫu thử ra khỏi tủ sấy và đặt vào phòng nhiệt độ (20 ± 5)°C

Mu thử được đặt đứng trên cùng một cạnh như trong giai đoạn ngâm nước, làm lạnh và sấy, đặt cách nhau ít nhất 15 mm.

Thời gian làm mát: (4 ± 0,5) h.

6.1.3.2  Chu kỳ thứ hai.

6.1.3.2.1  Kết thúc giai đoạn làm mát, mẫu thử được ngâm lại vào bể nước sạch, có độ pH = (7 ± 1) và nhiệt độ (20 ± 1)°C.

Trước khi đặt vào bề nước, mẫu thử được đảo ngược và đặt đứng trên cạnh đối diện và mẫu thử được đặt cách nhau, cách đáy và thành bên của bể ngâm ít nhất là 15 mm, cạnh trên của các mẫu thử phải được ngập trong nước (25 ± 5) mm trong suốt quá trình ngâm.

Thời gian ngâm: (70 ± 1) h.

6.1.3.2.2  Lấy mẫu thử ra khỏi bể ngâm và để ráo nước khoảng vài phút và sau đó đặt các mẫu thử vào buồng làm lạnh khoảng nhiệt độ âm 12°C đến âm 25°C .

Mẫu thử sẽ được đặt đứng trên cùng một cạnh như trong giai đoạn ngâm nước (6.1.3.2.1) và cách nhau ít nhất là 15 mm.

Thời gian làm lạnh: (24 ± 1) h.

6.1.3.2.3  Lấy mẫu thử ra khỏi buồng làm lạnh và đặt ngay vào tủ sấy, nhiệt độ tủ sấy (70 ± 2)ºC.

Mu thử phải được đặt đứng trên cùng một cạnh như trong giai đoạn ngâm nước (6.1.3.2.1) và làm lạnh (6.1.3.2.2), đặt cách nhau ít nhất 15 mm. Tổng thể tích của các mẫu thử không được phép vượt quá 10% thể tích bên trong của tủ sấy.

Thời gian sấy: (70 ± 1) h.

6.1.3.2.4  Ly mẫu ra khỏi tủ sấy và đặt trong phòng ở nhiệt độ (20 ± 5)°C.

Mẫu thử được đặt đứng trên cùng một cạnh như trọng giai đoạn ngâm nước (6.1.3.2.1), làm lạnh (6.1.3.2.2) và sấy (6.1.3.2.3), đặt cách nhau ít nhất 15 mm.

Thời gian làm mát: (4 ± 0,5) h.

6.1.3.3  Chu kỳ thứ ba

6.1.3.3.1  Kết thúc giai đoạn làm mát, ngâm lại các mẫu thử vào bể nước sạch, có độ pH = (7 ± 1) và ở nhiệt độ (20 ± 1)°C

Trước khi đặt mẫu th vào bể nước, các mẫu thử sẽ được đảo ngược và đặt đứng trên cạnh đối diện và các mẫu thử phải được đặt cách nhau, cách đáy và thành bên của bể ngâm ít nhất là 15 mm, cạnh trên của các mẫu thử phải được ngập trong nước (25 ± 5) mm trong suốt quá trình ngâm.

Thời gian ngâm: (70 ± 1) h.

6.1.3.3.2  Lấy mẫu thử ra khỏi bể ngâm và để ráo nước khoảng vài phút và sau đó đặt các mẫu thử vào buồng làm lạnh ở khoảng nhiệt độ âm 12°C đến âm 25°C.

Mẫu thử sẽ được đặt đứng trên cùng một cạnh giống như khi ngâm (6.1.3.3.1) và cách nhau ít nhất 15mm.

Thời gian làm lạnh là (24 ± 1) h.

6.1.3.3.3  Ly mẫu th ra khỏi buồng làm lạnh và đặt ngay vào tủ sấy nhiệt độ (70 ± 2)°C.

Mu thử phải được đặt đứng trên cùng một cạnh như trong giai đoạn ngâm nước (6.1.3.3.1) và được làm lạnh (6.1.3.3.2), đặt cách nhau ít nhất 15 mm. Tổng thể tích của các mẫu thử nghiệm không được phép vượt quá 10% thể tích bên trong của tủ sấy.

Thời gian sy: (70±1)h.

Lưu ý các giai đoạn từ 6.1.3.1.1 đến 6.1.3.3.3 mất khoảng 500 h để hoàn thành.

6.1.4  Xử lý ổn định mẫu

Lấy mẫu thử khỏi tủ sấy và xử lý ổn định đến khối lượng không đổi theo 5.3.

Xác định kích thước của mẫu thử theo ISO 9424.

6.2  Xác định độ trương nở chiều dày

Xác định độ trương nở chiều dày của các mẫu thử theo ISO 16983 (hoặc TCVN 7756-5:2007).

6.3  Xác định độ bền kéo vuông góc với bề mặt của ván

Xác định độ bền kéo vuông góc với bề mặt của ván theo ISO 16984 (hoặc TCVN 7756-7:2007) sử dụng các kích thước được xác định trong 6 1.2.

Chú thích: Trước khi th cường độ dán dính của mẫu thử với khối tải trọng, bề mặt của mẫu thử có thể được đánh nhẵn một chút nhằm loại b độ ráp và/hoặc biến dạng nhỏ do các chu kỳ thử gây nên.

6.4  Xác định độ bền uốn tĩnh

Khi được yêu cầu, xác định độ bền uốn tĩnh theo ISO 16978 (hoặc TCVN 7756-6:2007) sử dụng các kích thước của các mẫu thử sau khi xử lý ổn định mẫu lần đầu (Xem 6.1.2) hoặc lần cuối (xem 6.1.4) xử lý ổn định mẫu phụ thuộc vào các yêu cầu về thông số kỹ thuật có liên quan.

7  Biểu thị kết quả

7.1  Trương nở chiều dày

Theo ISO 16983 (hoặc TCVN 7756-5:2007).

7.2  Độ bền kéo vuông góc với bề mặt của ván

Theo ISO 16984 (hoặc TCVN 7756-7:2007).

7.3  Độ bền uốn tĩnh

Theo ISO 16978 (hoặc TCVN 7756-6:2007). Phương pháp tính toán được sử dụng phải được chỉ ra trong báo cáo.

8  Báo cáo kết quả

Báo cáo thí nghiệm phải có đầy đủ các thông tin sau:

- Tên và địa chỉ của phòng thí nghiệm;

- Báo cáo lấy mẫu theo ISO 16999;

- Ngày làm báo cáo thử nghiệm;

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Loại và chiều dày của ván thử;

- Các thông số kỹ thuật sản phẩm;

- Xử lý bề mặt, nếu liên quan;

- Thiết bị cụ thể được sử dụng, trong trường hợp được phép sử dụng các thiết bị khác nhau trong Tiêu chuẩn này;

- Các kết quả thí nghiệm được thể hiện như được chỉ rõ trong Mục 7;

- Tất cả các sai khác với tiêu chuẩn này.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi