Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 370-70 Gỗ - Phương pháp xác định các chỉ tiêu biến dạng đàn hồi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 370:1970

Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 370:1970 Gỗ - Phương pháp xác định các chỉ tiêu biến dạng đàn hồi
Số hiệu:TCVN 370:1970Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:13/11/1970Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 370:1970

GỖ

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI

 

Tiêu chuẩn này dùng chung cho các loại gỗ

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các chỉ tiêu biến dạng đàn hồi của gỗ; môđun đàn hồi khi nén dọc thớ, môđun đàn hồi khi kéo ngang thớ, môđun đàn hồi khi uốn tĩnh.

I. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ THỬ

1. Để xác định các chỉ tiêu biến dạng đàn hồi của gỗ, dùng các thiết bị, dụng cụ sau đây:

- máy thử phải có lực thử không nhỏ hơn 200KG khi xác định môđun đàn hồi nén, kéo ngang thớ, uốn tĩnh; không nhỏ hơn 500KG khi xác định môđun đàn hồi nén và kéo dọc thớ;

Máy phải có bệ đỡ hình cầu; nếu không có thì phải dùng thêm bệ đỡ hình cầu kiểu di chuyển được;

- tenxơmét có độ phóng đại khoảng 1000 lần và có thể do biến dạng chính xác đến 0,5 độ chia trên thang chia độ của tenxơmét:

- dụng cụ để xác định độ ẩm theo TCVN 358-70;

- thiết bị chuyên dùng cho từng dạng thử (mô tả riêng bên dưới).

II. XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI NÉN DỌC THỚ

a. Thiết bị thử

2. Khi xác định môđun đàn hồn nén dọc thớ, dùng các thiết bị và dụng cụ nêu ở điều 1.

b. Chuẩn bị thử

3. Làm mẫu. Mẫu thử phải có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước đáy 20 x 20mm chiều cao dọc thớ 60mm

Nếu dùng tenxơmét có gốc lớn hơn 20mm thì chiều cao mẫu cũng tương ứng tăng lên. Chiều cao mẫu lớn nhất không quá 140mm.

Các yêu cầu khác về hình dạng và độ chính xác của mẫu phải đúng các điều 14, 15 trong TCVN 356-70.

d. Tiến hành thử

4. Đo mẫu. Ở mỗi mẫu, đo chính xác đến 0,1mm chiều rộng a và chiều dày b của mẫu tại 3 chỗ: ở chính giữa và ở chỗ chân bắt tenxơmét; trước khi đo dùng bút chì kẻ 3 đường lên các mặt tương ứng của mẫu ở 3 vị trí đó.

Tính trung bình cộng các trị số đo được của mỗi cạnh a và b chính xác đến 0,1mm; dùng trị số trung bình này làm kích thước mặt cắt ngang của mẫu khi tính môđun đàn hồi.

5. Bố trí tenxơmét Để đo biến dạng, trên hai đối nhau của mẫu, bố trí 2 tenxơmét có gốc là 20mm và độ phóng đại khoảng 1000 lần.

Đặt tenxơmét lên hai mặt bên của mẫu cho thật chính xác theo các đường đã vạch dấu (hai đường kẻ chỉ ngoài). Dưới chân tenxơmét, đặt các miếng đệm bằng xenluylô (hay một vật liệu nào khác thay thế) dán vào gỗ; miếng đệm vuông 5 x 5mm, dày 0,5 – 1mm.

Tenxơmét phải được bắt thật chắc chắn. Kiểm tra tenxơmét bắt đã đúng chưa bằng cách gõ nhẹ ngón tay lên mẫu. Nếu bắt đúng thì kim của nó chỉ dao động trong phạm vi một vạch của thang chia độ.

6. Thử mẫu. Lực nén phải truyền dọc theo chiều cao mẫu. Mỗi mẫu phải chịu tải từ 100KG đến 400KG (sáu lần).

Tăng tải phải đều đặn với tốc độ trung bình là 500 ± 100 KG/phút

Ghi tốc độ tăng tải vào «Biểu».

Thứ tự tăng tải và ghi biến dạng như sau: đầu tiên, nén mẫu với giới hạn tải trọng dưới là 100KG, ghi số đo của tenxơmét. Sau đó nén mẫu với giới hạn tải trọng trên là 400KG và cũng ghi số đo của tenxơmét.

Tiếp theo, giảm tải xuống khoảng 80 – 90KG, rồi lại tăng tải đến giới hạn gần 100KG, ghi lại số đo của tenxơmét ở tải trọng 100KG này. Tiếp tục tăng tải đến giới hạn trên 400KG và ghi lại số đo của tenxơmét. Sau đó lại giảm xuống quá giới hạn dưới và lặp lại cho được sáu lần đối với mỗi mẫu thử.

SƠ ĐỒ TĂNG TẢI LẶP LẠI 6 LẦN ĐỂ XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI NÉN DỌC THỚ

Hình 1

Số đọc ở tenxơmét, ứng với giới hạn tải trọng trên và dưới lấy chính xác đến 0,5 độ chia. Số đọc ở mỗi tenxơmét ứng với mỗi tải trọng, phải ghi đúng vào cột dành cho tenxơmét đó.

7. Xác định độ ẩm. Thử xong, phải xác định độ ẩm W của mẫu theo TCVN 358-70, mẫu để xác định độ ẩm là một hình hộp có đáy 20x20cm, cao khoảng 30cm, lấy từ phần giữa của mẫu thử trên.

d. Tính toán kết quả thử

8. Từ ba trị số đọc cuối cùng của mỗi tenxơmét, tính riêng rẽ số trung bình cộng ứng với giới hạn tải trọng trên và dưới.

Hiệu số của số trung bình cộng ứng với giới hạn tải trọng trên và dưới, chia cho hệ số phóng đại của tenxơmét tương ứng, sẽ cho biến dạng tuyệt đối của mẫu Dl1Dl2 trên khoảng chiều dài là gốc của tenxơmét. Từ hai trị số Dl1, Dl2 tính trị số trung bình biến dạng tuyệt đối của mẫu Dl.

Trị số môđun đàn hồi Ew ở độ ẩm W lúc thử được tính bằng KG/cm2, chính xác 1.103 KG/cm2, theo công thức:

Trong đó:

P – tải trọng bằng hiệu số giữa giới hạn tải trọng trên và dưới, tính bằng KG;

l – gốc của tenxơmét, tính bằng cm;

Dl – trị số trung bình của biến dạng tuyệt đối ứng với tải trọng P, tính bằng cm;

a,b – kích thước ngang thớ của mẫu, tính bằng cm.

Môđun đàn hồi Ew phải được tính chuyển về độ ẩm 18%, chính xác đến 1.103 KG/cm2, theo công thức:

E18 = Ew + µ (W – 18)

Trong đó:

E18 – môđun đàn hồi nén dọc thớ ở độ ẩm 18%, tính bằng KG/cm2;

W – độ ẩm của mẫu lúc thử, tính bằng %;

µ - hệ số hiệu chỉnh về độ ẩm, tạm thời lấy bằng 2.103 KG/cm2.

Tất cả số liệu đều ghi vào «Biểu» (xem phụ lục 1)

Chú thích: Sau khi thử xong, chuyển kết quả thử từ KG/cm2 về N/m2.

III- XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI NÉN NGANG THỚ

a. Thiết bị thử

9. Để xác định môđun đàn hồi nén ngang thớ, dùng các thiết bị và dụng cụ nêu ở điều 1.

b. Chuẩn bị thử

10. Làm mẫu. Mẫu có dạng hình hộp chữ nhật, đáy 20x20mm, chiều cao ngang thớ 60mm (hình 2).

Chiều cao mẫu lấy theo phương xuyên tâm hoặc phương tiếp tuyến.

Các yêu cầu khác về hình dạng và độ chính xác của mẫu, phải theo đúng các điều 14, 15 trong TCVN 356-70.

HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI NÉN NGANG THỚ

Description: TCVN%20370-70h5

a) theo phương xuyên tâm

b) theo phương tiếp tuyến

Hình 2

c. Tiến hành thử

11. Đo độ cong. Ở mỗi mẫu, phải đo và ghi vào «Biểu» độ cong của các vòng năm (xem phụ lục 2). Đó là tỷ số giữa mũi tên của vòng năm đi qua chính giữa mẫu, và chiều dài dây cung 2cm (tính bằng %).

12. Đo mẫu. Ở mỗi mẫu, đo chính xác đến 0,1mm chiều rộng a và chiều dày b của phần làm việc của mẫu ở 3 chỗ: chính giữa chiều dài phần làm việc (nghĩa là chính giữa của chiều dài toàn mẫu) và ở hai bên, mỗi bên cách điểm giữa 10mm; trước khi đo dùng bút chì kẻ 3 đường lên các mặt tương ứng của mẫu ở ba vị trí đó.

Tính trung bình cộng các trị số đo được của mỗi cạnh, chính xác đến 0,1mm; dùng các trị số trung bình này làm kích thước của mẫu để tính môđun đàn hồi.

13. Bố trí tenxơmét. Để đo biến dạng, trên hai mặt bên đối diện nhau của mỗi mẫu (mặt xuyên tâm hoặc tiếp tuyến) bố trí 2 tenxơmét như ở điều 6.

14. Thử mẫu. Lực nén lúc thử phải truyền dọc theo chiều cao của mẫu.

Mỗi mẫu chịu tải trọng trong phạm vi 10 đến 40KG/phút lặp đi lặp lại 6 lần. Tăng tải đều đặn với tốc độ trung bình là 400 ± 50KG/phút.

Ghi tốc độ tăng tải vào «Biểu»

Trình tự tăng tải, đọc tenxơmét, ghi vào “Biểu” làm như đã nêu ở điều 6. Số đọc trên tenxơmét lấy chính xác đến 0,5 độ chia của tenxơmét.

15. Xác định độ ẩm. Sau khi thử, phải xác định ngay độ ẩm W của mỗi mẫu theo TCVN 358-70, mẫu đo độ ẩm dài khoảng 30cm, lấy ở phần giữa của mỗi mẫu thử.

d. Tính toán kết quả thử

16. Từ ba số đọc cuối cùng của mỗi tenxơmét, tính riêng rẽ số trung bình cộng ứng với giới hạn tải trọng trên và dưới, hiệu số của hai trị số trung bình cộng ứng với giới hạn trên và dưới, chia cho hệ số phóng đại của tenxơmét tương ứng sẽ cho biến dạng tuyệt đối của mẫu Dl1Dl2 ứng với khoảng chiều dài là gốc của tenxơmét. Từ trị số Dl1Dl2 tính trị số trung bình biến dạng tuyệt đối của mẫu Dl.

Trị số môđun đàn hồi Ew ở độ ẩm W lúc thử được tính bằng kG/cm2, chính xác 1.103 KG/cm2, theo công thức:

Trong đó:

P – tải trọng, bằng hiệu số giữa giới hạn tải trọng trên và dưới, tính bằng KG;

l – gốc của tenxơmét, tính bằng cm;

Dl – trị số trung bình của biến dạng tuyệt đối, ứng với tải trọng P, tính bằng cm;

a,b – kích thước ngang thớ của mẫu, tính bằng cm.

Môđun đàn hồi Ew phải được tính chuyển về độ ẩm 18%, chính xác đến 0,1.103 KG/cm2, theo công thức:

E18 = Ew + µ (W – 18)

Trong đó:

E18 – môđun đàn hồi nén ngang thớ ở độ ẩm 18%, tính bằng KG/cm2;

Ew – môđun đàn hồi nén ngang thớ ở độ ẩm W của mẫu lúc thử, tính bằng KG/cm2.

µ - hệ số hiệu chỉnh về độ ẩm, tạm thời lấy bằng 0,25.103 KG/cm2.

Tất cả số liệu thử đều ghi vào «Biểu» (xem phụ lục 2)

Chú thích: Sau khi thử xong, phải chuyển kết quả thử từ KG/cm2 về N/m2

IV. XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI KÉO DỌC THỚ

a. Thiết bị thử

17. Để xác định môđun đàn hồi nén kéo dọc thớ, dùng các thiết bị đã nêu ở điều 1.

b. Chuẩn bị thử

18. Mẫu thử phải có hình dạng và kích thước như chỉ dẫn ở hình 3. Nếu dùng tenxơmét có gốc lớn hơn 20mm thì chiều dài mẫu phải tăng lên cho tương xứng.

Chỗ chuyển tiếp từ phần đầu đến phần làm việc của mẫu phải đều đặn, thoai thoải và phải thật đối xứng đối với trung tâm. Các mặt bên phải được bào nhẵn, mặt đầu phải cưa bằng.

19. Sai số cho phép:

- đối với chiều dày phần làm việc: - 0,5mm

- đối với chiều dài tổng cộng: ± 1mm;

- đối với các kích thước khác: ± 0,5mm;

- đối với các kích thước của mặt ngang, sau khi đã lấy 1 trị số nhất định trong các phạm vi đã quy định, phải được giữ không đổi trên suốt chiều dài, chỉ được biến thiên trong phạm vi ± 0,1mm.

20. Các vòng năm trong mẫu phải thẳng góc với chiều rộng phần làm việc của mẫu. Phải làm những thanh gỗ con để làm mẫu bằng cách chẻ.

Các yêu cầu khác về hình dạng và độ chính xác của mẫu phải theo đúng các điều 14, 15 trong TCVN 356-70.

Nếu mẫu đồng thời dùng để xác định giới hạn bền kéo dọc thớ, mới cần khoan lỗ để đặt nút thép, nếu chỉ để xác định mô-đun đàn hồi thì không cần khoan lỗ.

HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI KÉO DỌC THỚ

Description: TCVN%20370-70h8

Hình 3

c. Tiến hành thử

21. Đo mẫu. Ở mỗi mẫu, đo chính xác đến 0,1mm chiều rộng a và chiều dày b của phần làm việc của mẫu ở 3 chỗ: chính giữa chiều dài phần làm việc và ở hai bên cách điểm giữa 35mm; trước khi đo dùng bút chì kẻ 3 đường lên các mặt tương ứng của mẫu ở 3 vị trí đó.

Tính trung bình cộng các trị số đo được của mỗi cạnh a và b, chính xác đến 0,1mm; dùng các trị số trung bình này làm kích thước mặt cắt ngang của mẫu khi tính toán kết quả.

22. Bố trí tenxơmét. Để đo biến dạng, trên hai mặt bên nhau của phần làm việc, bố trí hai tenxơmét có gốc 20mm và có độ phóng đại khoảng 1000 lần. Cách bắt tenxơmét giống như nêu ở điều 5.

23. Thử mẫu. Máy thử kéo phải có đầu tự lựa. Mẫu được kẹp chặt giữa hai má của ngàm sao cho một phần của đầu mẫu dài 20 ÷ 25mm (tiếp giáp vào chỗ lượn cong) nằm ngoài má kẹp. Thân mẫu phải đặt thật thẳng đứng.

Nếu đồng thời xác định môđun đàn hồi và giới hạn bền kéo dọc thớ thì trước khi kẹp mẫu vào máy phải đặt các nút thép.

Mỗi mẫu chịu tải trọng trong phạm vi 50 đến 150KG, lặp đi lặp lại 6 lần. Tăng tải đều đặn với tốc độ trung bình là 200 ± 50KG/phút.

Ghi tốc độ tăng tải vào «Biểu» (xem phụ lục). Thứ tự tăng tải, cách đọc tenxơmét và ghi «Biểu» làm như đã nêu ở điều 6. Số đọc trên tenxơmét lấy chính xác đến 0,5 độ chia của tenxơmét.

Nếu đồng thời xác định môđun đàn hồi và giới hạn bền thì sau khi tăng tải 6 lần và đọc tenxơmét xong, tháo tenxơmét ra vào kéo mẫu đến khi mẫu bị phá hoại (theo TCVN 364-70).

24. Xác định độ ẩm. Sau khi thử, phải xác định ngay độ ẩm của mẫu theo TCVN 358-70, mẫu để xác định đo độ ẩm là toàn bộ phần làm việc của mẫu thử. Mẫu để xác định độ ẩm đó phải được bỏ ngay vào lọ cân để cân (trong trường hợp lọ cân bé có thể lấy mẫu nhỏ hơn để xác định độ ẩm).

d. Tính toán kết quả thử

25. Từ 3 số đọc cuối cùng của mỗi tenxơmét, tính riêng rẽ số trung bình cộng ứng với giới hạn tải trọng trên và dưới, hiệu số của hai trị số trung bình cộng ứng với giới hạn trên và dưới, chia cho hệ số phóng đại của tenxơmét tương ứng sẽ cho biến dạng tuyệt đối của mẫu Dl1Dl2 trên khoảng chiều dài là gốc của tenxơmét. Từ trị số Dl1, Dl2 tính trị số trung bình của biến dạng tuyệt đối Dl của mẫu.

Trị số môđun đàn hồi Ew ở độ ẩm W lúc thử được tính bằng KG/cm2, chính xác 1.103 KG/cm2, theo công thức:

Trong đó:

P – tải trọng, bằng hiệu số giữa hai giới hạn tải trọng trên và dưới, tính bằng KG;

l – gốc của tenxơmét, tính bằng cm;

Dl – trị số trung bình của biến dạng tuyệt đối, ứng với tải trọng P, tính bằng cm;

a,b – kích thước ngang thớ của mẫu, tính bằng cm.

Môđun đàn hồi Ew phải được tính chuyển về độ ẩm 18%, chính xác đến 1.103 KG/cm2, theo công thức:

E18 = Ew + µ (W – 18)

Trong đó:

E18 – môđun đàn hồi nén dọc thớ ở độ ẩm 18%, tính bằng KG/cm2;

Ew – môđun đàn hồi kéo dọc thớ ở độ ẩm W của mẫu lúc thử, tính bằng KG/cm2.

µ - hệ số hiệu chỉnh về độ ẩm, tạm thời lấy bằng 2.103 KG/cm2.

Tất cả số liệu thử đều ghi vào «Biểu» (xem phụ lục 3)

Chú thích: Sau khi thử xong, phải chuyển kết quả thử từ KG/cm2 về N/cm2

V. XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI KÉO NGANG THỚ

a. Thiết bị thử

26. Để xác định môđun đàn hồi kéo ngang thớ, ngoài các thiết bị nêu ở điều 1, còn cần một thiết bị riêng để kẹp mẫu vào máy (hình 5).

b. Chuẩn bị thử

27. Làm mẫu. Mẫu thử phải có hình dạng và kích thước như ở hình 4.

Chiều cao mẫu lấy theo phương tiếp tuyến hay xuyên tâm tùy theo ý định thử.

Các mặt bên của mẫu phải bào nhẵn, còn hai đầu mút thì cưa bằng. Tất cả các kích thước được phép sai lệch ± 0,5mm, trừ có chiều dài toàn mẫu thì sai lệch cho phép là ± 1mm. Chỗ chuyển tiếp từ đầu mẫu đến phần làm việc phải đều đặn, thoai thoải và đối xứng với trục mẫu.

Các yêu cầu khác về hình dạng và độ chính xác của mẫu phải theo đúng các điều 14, 15 trong TCVN 356-70.

c. Tiến hành thử

28. Đo độ cong. Đo độ cong vòng năm của mẫu và ghi vào «Biểu». Đó là tỷ số giữa mũi tên của cung vòng năm đi qua chính giữa phần làm việc của mẫu và chiều dày dây cung tính bằng % (ở mũi tiếp tuyến chiều dài này bằng 1cm, còn ở mẫu xuyên tâm thì bằng bề dày thực tế phần làm việc của mẫu).

29. Đo mẫu. Ở mỗi mẫu, đo chính xác đến 0,1mm chiều rộng a và chiều dày b phần làm việc của mẫu ở 3 chỗ: chính giữa phần làm việc và ở hai bên, mỗi bên cách điểm giữa 15mm; trước khi đo dùng bút chì kẻ 3 đường lên các mặt tương ứng của mẫu ở ba vị trí đó.

Tính trung bình cộng của các trị số đo được mỗi cạnh a và b, chính xác đến 0,1mm; dùng các trị số trung bình này làm kích thước mặt cắt ngang của mẫu khi tính toán kết quả.

30. Bố trí tenxơmét. Để đo biến dạng, trên 2 mặt bên đối (xuyên tâm hoặc tiếp tuyến) ở phần làm việc của mẫu, trong khoảng hai đường dài ngoài cùng, đặt hai tenxơmét có gốc là 20mm và độ phóng đại khoảng 1000 lần. Cách bắt tenxơmét giống như nêu ở điều 5.

31. Thử mẫu. Môđun đàn hồi kéo ngang thớ theo phương xuyên tâm và phương tiếp tuyến được xác định phân biệt trên từng mẫu riêng. Trong trường hợp xuyên tâm, lực kéo phải theo hướng tia gỗ trong mẫu; trường hợp tiếp tuyến thì lực phải tiếp tuyến với vòng năm.

Đầu mẫu được kẹp giữa các má cặp của thiết bị cặp đặc biệt (bộ cặp) như ở hình 5. Má cặp phải tì sát vào đầu mút của mẫu, đồng thời một phần của đầu mẫu, dài chừng 10mm tiếp giáp mẫu, đồng thời một phần của đầu mẫu, dài chừng 10mm tiếp giáp chỗ lượn cong, phải nằm ngoài má cặp. Mẫu phải đặt thật thẳng đứng trong bộ cặp.Bộ cặp phải di chuyển ngang được.

HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯƠC MẪU ĐỂ XÁC ĐịNH MÔĐUN ĐÀN HỒI KÉO NGANG THỚ

Description: TCVN%20370-70h11

a) Theo phương tiếp tuyến; b) Theo phương xuyên tâm

Hình 4

Mỗi mẫu chịu tải trọng trong phạm vi 10 đến 40KG lặp đi lặp lại 6 lần. Tăng tải trọng đều đặn với tốc độ trung bình là 400 ± 50KG/phút.

Ghi tốc độ tăng tải vào «Biểu» (xem phụ lục 4).

Thứ tự tăng tải, cách đọc tenxơmét và ghi «Biểu» làm giống như đã nêu ở điều 6. Đọc tenxơmét chính xác đến 0,5 độ chia của tenxơmét.

Nếu đồng thời xác định môđun đàn hồi và giới hạn bền thì sau khi tăng giảm tải 6 lần và đọc tenxơmét xong, tháo tenxơmét ra vào kéo mẫu đến khi mẫu bị phá hoại theo như TCVN 364-70.

32. Xác định độ ẩm. Sau khi thử, xác định ngay độ ẩm của mỗi mẫu theo TCVN 358-70, lấy phần làm việc của mẫu thử rộng chừng 2 – 3cm làm mẫu đo độ ẩm và bỏ ngay vào bình kín để mang cân (hoặc có thể dùng mẫu nhỏ hơn để xác định độ ẩm).

SƠ ĐỒ CẶP MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI KÉO NGANG THỚ

Description: TCVN%20370-70h12

Hình 5

d. Tính toán kết quả thử

33. Từ 3 số đọc cuối cùng của mỗi tenxơmét tính riêng rẽ số trung bình cộng ứng với giới hạn tải trọng trên và dưới. Hiệu số của hai số trung bình cộng ứng với giới hạn trên và dưới chia cho hệ số phóng đại của tenxơmét tương ứng sẽ cho biến dạng tuyệt đối của mẫu Dl1Dl2 trên khoảng chiều dài là gốc của tenxơmét. Từ trị số Dl1, Dl2 tính trị số trung bình của biến dạng tuyệt đối của Dl mẫu.

Trị số môđun đàn hồi Ew ở độ ẩm W lúc thử được tính bằng KG/cm2, chính xác 0,01.103 KG/cm2, theo công thức:

Trong đó:

P – tải trọng, bằng hiệu số giữa hai giới hạn tải trọng trên và dưới, tính bằng KG;

l – gốc tenxơmét, tính bằng cm;

Dl – trị số trung bình của biến dạng tuyệt đối ứng với tải trọng P, tính bằng cm;

a,b – kích thước ngang của mẫu, tính bằng cm.

Môđun đàn hồi Ew phải được tính chuyển về độ ẩm 18%, chính xác đến 0,01.103 KG/cm2, theo công thức:

E18 = Ew + µ (W – 18)

Trong đó:

E18 – môđun đàn hồi kéo ngang thớ ở độ ẩm 18%, tính bằng KG/cm2;

Ew – môđun đàn hồi kéo ngang thớ ở độ ẩm W của mẫu lúc thử, tính bằng KG/cm2.

µ - hệ số hiệu chỉnh về độ ẩm, tạm thời lấy bằng 0,25.103 KG/cm2.

Tất cả số liệu thử đều phải ghi vào «Biểu» (xem phụ lục 4)

Chú thích: Sau khi thử xong, chuyển kết quả thử từ KG/cm2 về N/m2

VI – XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI UỐN TĨNH

a. Thiết bị thử

34. Để xác định môđun đàn hồi uốn tĩnh, còn dùng các thiết bị nêu ở điều 1. Không dùng tenxơmét mà cần một dụng cụ có thể đo được độ võng như võng kế hoặc đồng hồ đo chuyển vị v.v…

b. Chuẩn bị thử

35. Mẫu thử phải có dạng hình hộp kích thước là 20x20x300mm trong đó 300 là kích thước theo chiều dọc thớ.

Các yêu cầu khác về hình dạng và độ chính xác của mẫu phải theo đúng các điều 14, 15 trong TCVN 356-70, riêng dung sai của chiều dài không được lớn quá ± 1mm. Hai đầu mẫu phải cưa bằng.

c. Tiến hành thử

36. Đo mẫu. Ở mỗi mẫu, đo chính xác đến 0,1mm chiều dày b theo phương xuyên tâm và chiều cao h theo phương tiếp tuyến. Đo ở 3 chỗ: chính giữa chiều dài mẫu và ở hai bên, mỗi bên cách điểm giữa 120mm; trước khi đo dùng bút chì kẻ 3 đường lên mặt mẫu ở ba chỗ đo đó.

Tính trung bình cộng (chính xác đến 0,1mm) các trị số đo được của chiều rộng và chiều cao, dùng các trị số trung bình cộng này làm kích thước mặt cắt ngang của mẫu khi tính toán kết quả.

37. Bố trí dụng cụ đo độ võng. Dụng cụ này dùng để đo độ võng của đường trung hòa. Có thể dùng bất kỳ mọi loại võng kế nào đó, hoặc dùng đồng hồ đo chuyển vị đặt trong giá đỡ kê lên bàn máy. Tốt hơn cả là dùng loại võng kế riêng, có cấu tạo và cách liên kết vào mẫu như ở hình 6.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ VÕNG KẾ KHI THỬ VỀ UỐN NGANG THỚ

Description: TCVN%20370-70h15

Hình 6

38. Thử mẫu. Hai gối tựa cố định và dao nén của máy phải có bán kính tròn 15mm. Khoảng cách giữa hai tâm gối tựa là 24cm, giữa hai tâm dao nén là 8cm. Đặt mẫu lên gối tựa sao cho lực truyền theo phương tiếp tuyến với vòng năm (uốn tiếp tuyến).

Lực nén của máy truyền xuống mẫu qua hai điểm gối tựa và dao nén phải tác dụng thật đối xứng qua điểm giữa của mẫu.

Mỗi mẫu chịu tải trọng trong phạm vi từ 20 đến 80 KG, lặp đi lặp lại 6 lần. Tăng tải đều đặn với tốc độ trung bình là 500 ± 100KG/phút.

Ghi tốc độ tăng tải vào «Biểu»

Thứ tự tăng tải cách đọc võng kế và ghi «Biểu» làm như đã nêu ở điều 6.

Số đọc trên đồng hồ lấy chính xác đến 0,005mm. Nếu đồng thời xác định môđun đàn hồi và giới hạn bền khi uốn thì sau khi tăng tải sáu lần và đọc số xong, tháo võng kế ra và tiếp tục tăng tải cho đến khi mẫu bị phá hoại, theo TCVN 365-70.

39. Xác định độ ẩm. Sau khi thử, phải đo ngay độ ẩm W của mỗi mẫu theo TCVN 358-70, mẫu đo độ ẩm là một hình hộp chữ nhật đáy 20x20mm, cao 30mm, cưa từ phần giữa của mẫu thử.

d. Tính toán kết quả thử

40. Từ ba số đọc cuối cùng của đồng hồ, tính riêng rẽ số trung bình cộng ứng với giới hạn tải trọng trên và dưới. Hiệu số của hai số trung bình cộng ứng với giới hạn trên và dưới sẽ cho số gia của biến dạng trong phạm vi tải trọng đó.

Môđun đàn hồi Ew ở độ ẩm W lúc thử được tính bằng KG/cm2, chính xác đến 1.103 KG/cm2, bằng công thức:

Trong đó:

P – tải trọng bằng hiệu số giữa giới hạn tải trọng trên và dưới, tính bằng KG;

l – khoảng cách giữa hai gối tựa, bằng 24cm;

b -  chiều rộng mẫu, tính bằng cm;

h – chiều cao mẫu tính bằng cm;

f – mũi tên võng, ứng với tải trọng P, tính bằng cm.

Môđun đàn hồi Ew phải chuyển về độ ẩm 18%, chính xác đến 1.103 KG/cm2, theo công thức:

E18 = Ew + µ (W – 18)

Trong đó:

E18 – môđun đàn hồi uốn tĩnh, ở độ ẩm 18%, tính bằng KG/cm2;

Ew – môđun đàn hồi uốn tĩnh, ở độ ẩm W của mẫu lúc thử, tính bằng KG/cm2.

µ - hệ số hiệu chỉnh về độ ẩm tạm thời lấy bằng 2.10F3 KG/cm2.

Chú thích:

1. Trị số môđun đàn hồi xác định theo phương pháp trên đã bị giảm đi trung bình 19% do có ảnh hưởng của lực cắt.

2. Sau khi thử xong, phải chuyển kết quả thử từ KG/cm2 và N/m2.

Tất cả số liệu thử đều ghi vào «Biểu» (xem phụ lục 5).

 

PHỤ LỤC 1

BIỂU XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI NÉN DỌC THỚ

Loại gỗ ……………………; 1. Tenxơmet số ……………..; Độ phóng đại ………………………..

Gốc …………………... mm; 2. Tenxơmet số ……………; Tốc độ tăng tải …….. KG/cm2/phút

Nhiệt độ t …………………0C. Độ ẩm W .................................. j = ……………………………%

Số hiệu mẫu

Kích thước mẫu, mm

Số đọc ở tenxơmet khi tải trọng là

Độ ẩm W %

Môđun đàn hồi N/m2

Ghi chú

100 KG

400KG

Chiều rộng a

Chiều dày b

Tenxơ- met số …

Tenxơ- met số …

Tenxơ- met số …

Tenxơ- met số …

Ew

E18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày … tháng … năm ....

NGƯỜI GHI
Ký tên

 

PHỤ LỤC 3

BIỂU XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI KÉO DỌC THỚ

Loại gỗ ……………………; 1. Tenxơmet số ……………..; Độ phóng đại ………………………..

Gốc …………………... mm; 2. Tenxơmet số ……………;

Tốc độ tăng tải …….. KG/phút

t =         0C;  j =                 %

Số hiệu mẫu

Kích thước mẫu, mm

Số đọc ở tenxơmet khi tải trọng là

Độ ẩm W %

Môđun đàn hồi N/m2

Ghi chú

50 KG

150KG

Chiều rộng a

Chiều dày b

Tenxơ- mét số …

Tenxơ- mét số …

Tenxơ- mét số …

Tenxơ- mét số …

Ew

E18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày … tháng … năm ......

NGƯỜI GHI
Ký tên

 

PHỤ LỤC 4

BIỂU XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI KÉO NGANG THỚ

Loại gỗ ………………………………………; Phương kéo ……………………………………………

1. Tenxơmét số …………………………….; Độ phóng đại …………………………………………...

2. Tenxơmét số …………………………….; …………………………………………………………..

Gốc ………………….......................... mm;  t =       0C; j =                        %

Tốc độ tăng tải …………………………. KG/phút

Số hiệu mẫu

Độ cong %

Kích thước mẫu, mm

Số đọc ở tenxơmet khi tải trọng là

Độ ẩm W %

Môđun đàn hồi N/m2

Ghi chú

10 KG

40KG

Chiều rộng a

Chiều dày b

Tenxơ- met số …

Tenxơ- met số …

Tenxơ- met số …

Tenxơ- met số …

Ew

E18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày … tháng … năm ...

NGƯỜI GHI
Ký tên

 

PHỤ LỤC 5

BIỂU XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI KHI UỐN TĨNH

Loại gỗ ………………………………………; Phương truyền lực ……………………………………

Nhịp  ……………………………………. cm; Khoảng cách các lực ………………………………...

Lực đặt tại …………………………….. điểm; t =       0C; …………………………………………….

Tốc độ tăng tải …………………………. KG/phút

Số hiệu mẫu

Kích thước mẫu, mm

Số đọc trên võng kế khi tải trọng là

Độ ẩm W %

Môđun đàn hồi N/m2

Ghi chú

a

b

29 KG

60 KG

Ew

E18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày … tháng … năm ...

NGƯỜI GHI
Ký tên

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi