Tiêu chuẩn ngành 22TCN 312:2003 Khoá cửa và cơ cấu giữ cửa của ô tô
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 312:2003
Số hiệu: | 22TCN 312:2003 |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn ngành |
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Giao thông |
Năm ban hành: | 2003 |
Hiệu lực: | |
Người ký: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
tải Tiêu chuẩn ngành 22TCN 312:2003
TIÊU CHUẨN NGÀNH
22TCN 312:2003
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ - KHOÁ CỬA VÀ CƠ CẤU GIỮ CỬA CỦA Ô TÔ - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
HÀ NỘI 2003
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn 22 TCN 312 - 03 được biên soạn trên cơ sở quy định ECE 11-02.
Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với khoá cửa và cơ cấu giữ cửa (bản
lề và các cơ cấu khác) cho cửa ra vào bên thành xe của các loại ô tô M1 và N1(1) (sau đây gọi tắt là xe).
Tiêu chuẩn này được áp dụng trong kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật các loại xe cơ giới
(kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe).
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 6552:1999 (ISO 00362:1998) Âm học - Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông phát ra khi tăng tốc độ - Phương pháp kỹ thuật.
ISO 6487:1987 Road vehicles - Technics of measurement in impact tests - Instrument (Phương tiện giao thông đường bộ - Kỹ thuật đo trong thử va chạm - Dụng cụ đo)
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Các thuật ngữ để áp dụng trong phạm vi Tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:
3.1. Chứng nhận kiểu loại xe (Approval of a vehicle): chứng nhận một kiểu loại xe phù hợp với Tiêu chuẩn này về khoá cửa và cơ cấu giữ cửa.
3.2. Kiểu loại xe (Vehicle type): các xe cùng kiểu loại trong Tiêu chuẩn này gồm các xe có cùng các đặc điểm cơ bản sau đây:
- số kiểu loại xe do nhà sản xuất quy định;
- kiểu khoá cửa;
- kiểu cơ cấu giữ cửa;
- cách lắp đặt khoá cửa và cơ cấu giữ cửa với kết cấu của xe;
- kiểu cửa trượt (nếu lắp).
3.3. Cửa (Door): cửa bản lề hoặc cửa trượt cho phép người sử dụng đi thẳng vào khoang xe có một hoặc nhiều chỗ ngồi. Thuật ngữ này không áp dụng cho cửa gập, cửa cuốn, cửa có thể tháo lắp dễ dàng dùng trên xe hoạt động không cần cửa.
(1) Các loại ô tô M1 và N1 được định nghĩa trong TCVN 6552:1999 (ISO 00362:1998)
4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
4.1. Tài liệu kỹ thuật
-Bản vẽ cửa, khoá cửa và cơ cấu giữ cửa với tỷ lệ thích hợp;
-Tài liệu kỹ thuật về khoá cửa và cơ cấu giữ cửa.
4.2. Mẫu thử
- 5 bộ cơ cấu giữ cửa cho một cửa.
- 5 khoá cửa hoàn chỉnh gồm cả cơ cấu hỗ trợ (đóng, mở) cho một cửa.
- Một xe mẫu đại diện cho kiểu loại xe để kiểm tra chứng nhận kiểu loại.
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Yêu cầu kỹ thuật chung
5.1.1. Khoá cửa và cơ cấu giữ cửa phải được thiết kế, chế tạo và lắp đặt bảo đảm thoả mãn các yêu cầu của Tiêu chuẩn này.
5.1.2. Mỗi khoá cửa phải có một vị trí khoá hoàn toàn. Đối với cửa bản lề, mỗi khoá cửa còn phải có một vị trí khoá trung gian.
5.1.3. Cửa trượt không có vị trí khoá trung gian phải tự động dịch chuyển ra khỏi vị trí khoá đến vị trí mở một phần nếu cửa chưa được khoá hoàn toàn; vị trí mở một phần này phải được người trên xe nhìn thấy rõ ràng.
5.1.4. Khoá cửa phải được thiết kế bảo đảm cửa không thể tự mở được.
5.1.5. Cơ cấu giữ cửa của các cửa bên lắp bản lề (không phải là cửa gập) được lắp vào thành bên của xe phải được lắp vào mép trước cửa theo chiều tiến của xe. Đối với cửa kép, cánh cửa nào mở trước cũng phải thoả mãn yêu cầu này, cánh cửa còn lại phải cài được bằng then.
5.2. Yêu cầu kỹ thuật riêng đối với khoá cửa
5.2.1. Lực dọc
Cụm chốt khoá và cụm lưỡi khoá cửa phải chịu được một lực dọc bằng 444 daN ở vị trí khoá trung gian, và bằng 1111 daN ở vị trí khoá hoàn toàn (hình 2, phụ lục 1).
5.2.2. Lực ngang
Cụm chốt khoá cửa và cụm lưỡi khoá phải chịu được một lực ngang bằng 444 daN ở vị trí khoá trung gian, và bằng 889 daN ở vị trí khoá hoàn toàn (hình 3, phụ lục 1).
5.2.3. Khả năng chịu lực quán tính
Khi cơ cấu khoá được mở, chốt khoá cửa phải không bị dịch chuyển khỏi vị trí khoá hoàn toàn khi có một lực quán tính tương ứng với gia tốc bằng 30 g (g là gia tốc trọng trường) tác dụng vào nó theo cả hai phương dọc và ngang.
5.3. Yêu cầu kỹ thuật riêng đối với bộ cơ cấu giữ cửa của từng cửa
Bộ cơ cấu giữ cửa của từng cửa phải đỡ được cửa, chịu được một lực dọc bằng 1111 daN và một lực ngang bằng 889 daN theo cả hai chiều (xem hình 1, phụ lục 1).
5.4. Yêu cầu kỹ thuật riêng đối với cửa trượt
Đối với cửa trượt, ray trượt và bộ phận trượt (hoặc các thiết bị đỡ khác) phải không bị tách rời khi có một lực ngang bên ngoài bằng 889 daN tác dụng lên các kết cấu chịu lực ở các mép đối diện cảu cửa (lực tổng hợp bằng 17,8 kN). Phép thử có thể được thực hiện trên xe hoặc trên giá thử có lắp cơ cấu giữ cửa.
6. Phương pháp thử
Sự phù hợp với các yêu cầu tại các mục 5.1 và 5.2 phải được thử theo các phương pháp quy định tại phụ lục 1.
7. Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểu loại xe sửa đổi
Mọi sửa đổi về kiểu loại xe không được gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của khoá cửa và cơ cấu giữ cửa. Khoá cửa và cơ cấu giữ cửa phải luôn thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật nêu tại mục 5.
8. Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm cùng kiểu loại trong sản xuất
8.1. Các xe thuộc kiểu loại xe đã được cấp chứng nhận kiểu loại theo Tiêu chuẩn này và được sản xuất tiếp theo phải phù hợp với xe đã được chứng nhận kiểu loại về các đặc điểm có khả năng làm thay đổi các đặc tính của khoá cửa và cơ cấu giữ cửa hoặc cách lắp đặt chúng.
8.2. Để kiểm tra sự phù hợp như ở mục 8.1 nêu trên, phải tiến hành đủ số lần kiểm tra ngẫu nhiên cần thiết trên các xe sản xuất hàng loạt.
8.3. Nếu cần thiết, khoá cửa và cơ cấu giữ cửa phải được thử nghiệm theo các yêu cầu nêu tại 5.2.2 và 5.2.3 ở trên bởi cơ sở thử nghiệm đã tiến hành thử để cấp chứng nhận kiểu loại.
PHỤ LỤC 1
PHƯƠNG PHÁP THỬ KHOÁ CỬA VÀ CƠ CẤU GIỮ CỬA
1. Yêu cầu chung
1.1. Giá thử nghiệm phải có đủ độ cứng để tránh được ứng suất cục bộ tác dụng lên cơ cấu giữ cửa hoặc lên khoá cửa trong suốt quá trình thử.
1.2. Cách lắp mẫu lên giá thử nghiệm phải đúng quy cách.
1.3. Cách lắp mẫu lên giá thử nghiệm phải giống hoặc tương đương với cách lắp các bộ phận lên xe dùng trong sản xuất bình thường.
1.4. Độ chính xác tổng của hệ thống thử phải bảo đảm sai số tổng bằng ±11,2 daN khi lực bằng 1111
daN và bằng ±8,9 daN khi lực bằng 889 daN.
1.5. Phải liên tục ghi lực tác dụng trong tất cả các phép thử. Lực ghi này không kể trọng lực bằng 89 daN tác dụng lên khoá cửa trong suốt quá trình tạo ra lực dọc.
1.6. Lực kéo phải bảo đảm độ giãn dài không lớn hơn 5mm/min cho đến khi đạt được lực thử yêu cầu.
1.7. Mỗi lần thử phải sử dụng một bộ mẫu mới.
2. Phương pháp thử một bộ cơ cấu giữ cửa
2.1. Lực dọc
2.1.1. Bộ cơ cấu giữ cửa của một cửa phải được định vị trên giá thử nghiệm ở trạng thái cửa đóng (xem hình 1).
2.1.2. Bản lề dài: Bản lề phải được lắp lên giá thử nghiệm (có kích thước phù hợp) theo chiều dài bản lề và thoả mãn các yêu cầu sau:
2.1.2.1. Đường tác dụng của lực kéo phải vuông góc với chốt bản lề và đi qua điểm giữa phần phần làm việc của chốt bản lề.
2.1.2.2. Lực kéo, khi tác dụng, phải tạo ra ứng suất trên hệ thống bản lề gần như theo phương dọc xe.
2.1.3. Bản lề ghép: Cụm bản lề phải được lắp trên giá thử nghiệm thoả mãn các yêu cầu sau:
2.1.3.1. Các chốt bản lề phải nằm trên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng chứa trục của các ngõng trục bản lề sao cho lực dọc quy định vuông góc với trục này.
2.1.3.2. Khoảng cách giữa hai đầu xa nhau của hai bản lề liền kề nhau phải bằng 406 mm. Trong trường hợp khoảng cách này không được thoả mãn, các bản lề phải được lắp đặt bảo đảm khoảng cách giữa các phần gần nhau nhất của hai bản lề liền kề nhau không nhỏ hơn 100 mm.
2.1.3.3. Đường tác dụng của lực kéo phải đi qua điểm giữa của đoạn thẳng nối các điểm giữa của đoạn làm việc của hai chốt bản lề ngoài cùng và vuông góc với đoạn thẳng này.
2.1.3.4. Lực kéo, khi tác dụng, phải tạo ra ứng suất trên bộ bản lề gần như theo phương dọc của xe.
2.1.4. Bộ bản lề phải được kẹp chặt vào giá thử nghiệm khi đã định vị theo quy định.
2.2. Lực ngang
2.2.1. Bộ bản lề phải được định vị trên giá thử nghiệm ở trạng thái cửa đóng (xem hình 1).
2.2.2. Bản lề dài: Bản lề phải được lắp lên giá thử nghiệm (có kích thước phù hợp) theo chiều dài bản lề và thoả mãn các yêu cầu sau:
2.2.2.1. Như 2.1.2.1.
2.2.2.2. Cụm bản lề phải chịu ứng suất gần như theo phương ngang xe.
2.2.3. Bản lề ghép: Cụm bản lề phải được đặt lên giá thử nghiệm sao cho thoả mãn các yêu cầu sau:
2.2.3.1. Như 2.1.3.1.
2.2.3.2. Như 2.1.3.2.
2.2.3.3. Như 2.1.3.3.
2.2.3.4. Lực kéo (khi tác dụng) phải tạo ra ứng suất trên bộ bản lề gần như theo phương ngang của xe.
2.2.4. Như 2.1.4.
2.2.5. Cửa trượt: Việc kiểm tra theo các yêu cầu nêu tại mục 5.2.3 của Tiêu chuẩn này được tiến hành bằng cách tác dụng một lực tổng bằng 1778 daN vào tất cả các điểm liên kết giữa cửa và kết cấu chịu lực làm bằng khung cứng; lực được đặt vào vùng trung tâm của phần bề mặt được giới hạn bởi một đa giác có các đỉnh là các điểm liên kết đã nêu.
3. Phương pháp thử đối với hệ thống khoá cửa
3.1.Lực dọc khi ở vị trí khoá trung gian
3.1.1. Chốt khoá và lưỡi khoá phải được định vị trên giá thử nghiệm thoả mãn các yêu cầu sau (xem hình 2):
3.1.1.1. Lực kéo phải nằm trên bề mặt tiếp xúc của chốt khoá và lưỡi khoá.
3.1.1.2. Lực kéo phải tạo ra ứng suất trên chốt khoá và lưỡi khoá theo phương dọc của xe.
3.1.2. Chốt khoá và lưỡi khoá phải được cài ở vị trí khoá trung gian.
3.1.3. Đặt một gia trọng bằng 89 daN lên chốt khoá để tạo ra lực tác dụng lên chốt khoá và lưỡi khoá theo phương ngang xe, theo chiều mở cửa.
3.2. Lực dọc ở vị trí khoá hoàn toàn
3.2.1. Chốt khoá và lưỡi khoá phải được định vị trên giá thử nghiệm thoả mãn các yêu cầu sau (xem hình 2):
3.2.1.1. Như 3.1.1.1.
3.2.1.2. Như 3.1.1.2.
3.2.2. Chốt khoá và lưỡi khoá phải được cài ở vị trí khoá hoàn toàn.
3.2.3. Như 3.1.3.
3.3. Lực ngang ở vị trí khoá trung gian
3.3.1. Chốt khoá và lưỡi khoá phải được định vị trên giá thử nghiệm thoả mãn các yêu cầu sau đây (xem hình 3 của phụ lục này):
3.3.1.1. Như 3.1.1.1.
3.3.1.2. Lực kéo phải tạo ra ứng suất trên chốt khoá và lưỡi khoá theo phương ngang xe, theo chiều mở cửa.
3.3.2. Như 3.1.2.
3.4. Lực ngang ở vị trí khoá hoàn toàn
3.4.1. Chốt khoá và lưỡi khoá phải được định vị trên giá thử nghiệm sao cho thoả mãn các yêu cầu sau (xem hình 3):
3.4.1.1. Như 3.1.1.1.
3.4.1.2. Như 3.3.1.2.
3.4.2. Như 3.2.2.
3.5. Phương pháp xác định khả năng chịu lực quán tính của khoá cửa khi tăng tốc
3.5.1. Thử va đập
3.5.1.1. Khả năng chịu lực quán tính của khoá cửa có thể được xác định bằng phương pháp động lực học hoặc phân tích. Khi thử động lực học, xe thử hoặc kết cấu mô phỏng phải được cố định vào một khung có hệ thống khoá cửa ở vị trí khoá hoàn toàn. Đặt một lực tương ứng với gia tốc từ 30g đến 36g (g là gia tốc trọng trường) lên khung trong khoảng thời gian ít nhất 30 ms theo chiều tiến của xe nêu trên, song song với trục dọc xe cũng như hướng theo chiều cửa mở ra ở vị trí vuông góc với phương của xe nêu trên.
3.5.1.2. Nếu có lắp cơ cấu hãm (cơ cấu bảo đảm cho chốt khoá và lưỡi khoá được giữ ở một vị trí hãm)
thì cơ cấu này không được gây ảnh hưởng trong khi thực hiện các phép thử.
3.5.1.3. Dụng cụ đo phải ghi lại được giá trị gia tốc với sai số cho phép là:
4. Các phương pháp thử tương đương
Được phép sử dụng phương pháp thử không phá huỷ tương đương với điều kiện là các kết quả theo mục 5 của Tiêu chuẩn này hoàn toàn có thể đạt được bằng phương pháp thử thay thế đó hoặc bằng cách tính toán từ các kết quả của phép thử thay thế đó. Ví dụ về việc tính toán được trình bày trong hình 4 của phụ lục này. Nếu áp dụng phương pháp nào khác với phương pháp được mô tả trong các mục 2 và 3 ở trên thì phải chứng minh được sự tương đương của phương pháp đó.
(1) Tương ứng với Cấp 60 của ISO 6487:1987
Hình 1. Cơ cấu giữ cửa – Giá thử tải trọng tĩnh (lực ngang)
Trong đó:
Lực quán tính tương đương với gia tốc bằng 30 g (g là gia tốc trong trường) tác dụng lên khoá cửa
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây