Tiêu chuẩn ngành 22TCN 311:2003 Đèn báo đỗ lắp trên xe cơ giới

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 311:2003

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 311:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Đèn báo đỗ lắp trên xe cơ giới - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Số hiệu:22TCN 311:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Năm ban hành:2003Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 22TCN 311:2003

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 311:2003

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐÈN BÁO ĐỖ LẮP TRÊN XE CƠ GIỚI - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

HÀ NỘI 2003

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn 22 TCN 311 - 03 được biên soạn trên cơ sở Quy định ECE 77-00/S4

Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với đèn báo đỗ (sau đây gọi tắt là đèn) lắp trên xe cơ giới (sau đây gọi tắt là xe).

Tiêu chuẩn này được áp dụng trong kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật các loại xe cơ giới (kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6973:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Đèn sợi đốt trong các loại đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu của phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

TCVN 6978:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

22 TCN 290-02 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Các loại đèn mô tô, xe máy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Các thuật ngữ được áp dụng trong Tiêu chuẩn này bao gồm:

3.1. Các thuật ngữ được định nghĩa trong TCVN 6978:2001.

3.2. Các thuật ngữ sau đây được định nghĩa để áp dụng trong phạm vi của Tiêu chuẩn này:

3.2.1. Đèn báo đỗ (Parking lamp): đèn được sử dụng để báo hiệu có xe đang đỗ cho người điều khiển phương tiện khác biết.

3.2.2.    Kiểu loại đèn báo đỗ (Parking lamp type): các đèn báo đỗ cùng kiểu loại trong Tiêu chuẩn này là các đèn có cùng các đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Tên hoặc nhãn hiệu thương mại (nhãn hiệu hàng hoá);

- Đặc tính quang học;

- Loại đèn sợi đốt.

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử

4.1. Tài liệu kỹ thuật

4.1.1. Bản tóm tắt thông số kỹ thuật ghi rõ loại đèn sợi đốt được sử dụng, trừ các đèn không thay thế được nguồn sáng (nguồn sáng là đèn sợi đốt hoặc loại đèn khác). Loại đèn sợi đốt phải là loại đèn được quy định trong TCVN 6973:2001.

4.1.2. Bản vẽ phải thể hiện được kiểu loại đèn, loại đèn và có ghi:

- Vị trí lắp đèn trên xe;

- Trục chuẩn (góc nằm ngang H=00, góc thẳng đứng V = 00) và tâm chuẩn trong quá trình thử.

4.2. Mẫu thử

- Hai đèn mẫu. Đối với loại đèn có thể chỉ để lắp ở cùng một bên phải hoặc trái của xe thì hai đèn mẫu có thể giống hệt nhau và lắp được chỉ ở cùng một bên xe.

- Trên đèn mẫu phải có các thông tin sau:

+   tên hoặc nhãn hiệu thương mại của nhà sản xuất;

+   loại đèn sợi đốt, trừ các đèn không thay thế được nguồn sáng;

+ Điện áp danh định và công suất danh định của đèn sợi đốt lắp trong các đèn không thay thế được nguồn sáng.

Các thông tin này phải rõ ràng, không thể xoá được.

5. Yêu cầu kỹ thuật chung

5.1. Các đèn mẫu phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại mục 6 và mục 7 dưới đây.

5.2. Các đèn phải được thiết kế và chế tạo bảo đảm hoạt động bình thường trong điều kiện sử dụng thông thường (kể cả khi có rung động) và duy trì được các đặc tính kỹ thuật được quy định trong Tiêu chuẩn này.

6. Cường độ sáng

6.1. Cường độ sáng theo hướng trục chuẩn của đèn phải thoả mãn các yêu cầu trong bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Giới hạn cường độ sáng của đèn

 

Loại đèn

Cường độ sáng (cd)

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Đèn trước

2

60

Đèn sau

2

30

Cường độ sáng của đèn đơn có nhiều hơn một nguồn sáng phải luôn thoả mãn các yêu cầ trong bảng 1 dù đèn chỉ hoạt động với một nguồn sáng.

6.2. Cường độ sáng của đèn ở vùng bên ngoài trục chuẩn và trong phạm vi góc phân bố ánh sáng quy định tại phụ lục 1 phải thoả mãn các yêu cầu sau:

6.2.1. Tỷ lệ phần trăm giữa cường độ sáng đo được theo từng hướng tương ứng với các điểm trong hình 2.1 của phụ lục 2 so với cường độ sáng nhỏ nhất quy định trong bảng 1 không được nhỏ hơn các giá trị tương ứng với các điểm đó được ghi trong hình 2.1. Phương pháp đo được quy định trong phụ lục 2.

6.2.2. Cường độ sáng theo mọi hướng trong vùng có thể nhìn thấy đèn không được vượt quá cường độ sáng lớn nhất quy định trong bảng 1.

6.2.3. Tuy  nhiên,  cường  độ  sáng  của  các  đèn  sau  tổ  hợp  với  đèn  ở  bên  dưới  một  mặt  phẳng nghiêng xuống phía dưới 50  so với mặt phẳng nằm ngang có thể bằng 60 cd.

6.2.4. Ngoài ra cường độ sáng của đèn còn phải thoả mãn các yêu cầu sau:

6.2.4.1. Cường độ sáng trong phạm vi góc phân bố ánh sáng được mô tả trong các hình của phụ lục 1 không được nhỏ hơn 0,05 cd.

6.2.4.2.  Thoả mãn các yêu cầu quy định tại mục 2.2 của phụ lục 2 về sự thay đổi cường độ sáng cục bộ.

7. Mầu của ánh sáng phát ra

Mầu của ánh sáng phát ra phải ở trong các giới hạn của các toạ độ mầu quy định trong phụ lục 3.

8. Phương pháp thử

8.1. Tất cả các phép đo phải được thực hiện đối với đèn sợi đốt chuẩn không màu được quy định dùng cho đèn báo đỗ tương ứng. Điện áp được điều chỉnh để đạt được quang thông chuẩn quy định đối với các loại đèn sợi đốt đó.

8.2. Tất cả các phép đo đối với đèn không thay thế được nguồn sáng (đèn sợi đốt hoặc loại đèn khác) phải được thực hiện lần lượt tại các điện áp 6,75V và 13,5V hoặc 28V.

Trong trường hợp nguồn sáng được cung cấp bởi một nguồn điện đặc biệt, các điện áp thử ở trên phải được đặt vào các điện cực đầu vào của nguồn điện đó. Phòng thử nghiệm có thể yêu cầu các nhà sản xuất cung cấp nguồn điện đặc biệt đó.

9. Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểu loại đèn sửa đổi

Mọi sửa đổi về kiểu loại đèn phải không gây ảnh hưởng bất lợi tới đặc tính của đèn. Đèn phải luôn thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại các mục 6 và 7.

10. Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm cùng kiểu loại trong sản xuất

10.1. Các đèn thuộc kiểu loại đã được cấp giấy chứng nhận theo Tiêu chuẩn này và được sản xuất tiếp theo phải thoả mãn các yêu cầu quy định tại các mục 6 và 7.

10.2. Các yêu cầu tối thiểu đối với việc kiểm tra sự phù hợp tiêu chuẩn trong sản xuất được quy định trong phụ lục 2, chương 9, 22TCN 290-02

10.3. Các  yêu  cầu  tối  thiểu  đối  với  việc  lấy  mẫu  được  quy  định  trong  phụ  lục  3,  chương  9,

PHỤ LỤC 1

Yêu cầu đối với góc phân bố ánh sáng nhỏ nhất trong không gian (1)

Đối với mọi trường hợp, góc phân bố ánh sáng nhỏ nhất trong không gian là 150  bên trên và 150  bên dưới so với phương nằm ngang.

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 311:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Đèn báo đỗ lắp trên xe cơ giới - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Hình 1.1. Góc phân bố ánh sáng nhỏ nhất

(1)Góc phân bố nhỏ nhất  trên hình 1.1 phù hợp với đèn lắp bên phải của xe. Các mũi tên hướng theo chiều tiến về phía trước của xe.

PHỤ LỤC 2

ĐO CƯỜNG ĐỘ SÁNG

1. Phương pháp đo

1.1. Khi đo cường độ sáng, phải tránh ảnh hưởng của các tia phản xạ gây nhiễu bằng biện pháp che chắn thích hợp.

1.2. Trong trường hợp các kết quả đo không đủ tin cậy, các phép đo phải được thực hiện lại theo phương pháp thoả mãn các yêu cầu sau đây:

1.2.1. Khoảng cách đo phải được chọn theo luật tỷ lệ nghịch bình phương khoảng cách.

1.2.2. Thiết bị đo phải đảm bảo sao cho góc mở của thiết bị thu sáng nhìn từ tâm chuẩn của đèn nằm trong khoảng 10' đến 10.

1.2.3. Yêu cầu về cường độ sáng đối với một hướng quan sát cụ thể được coi là thoả mãn nếu yêu cầu đó được thoả mãn tại hướng không lệch quá 15' so với hướng quan sát đó.

2. Bảng phân bố cường độ sáng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 311:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Đèn báo đỗ lắp trên xe cơ giới - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

2.1. Phương H=00  và V=00  trùng với phương trục chuẩn (trên xe kiểm tra, trục này nằm ngang, song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe và hướng đến phương cần quan sát). Trục này đi qua tâm chuẩn. Các giá trị trong hình 2.1 ở trên cho biết, đối với các hướng đo khác nhau, tỷ lệ phần trăm cường độ sáng nhỏ nhất đo được so với cường độ sáng nhỏ nhất quy định trong bảng 1 theo phương H=00  và V=00.

2.2. Trong phạm vi góc phân bố ánh sáng tại hình 2.1 ở trên, được mô tả theo hệ thống lưới toạ độ, chùm  sáng  phải  đồng  nhất tới  mức  sao  cho  cường  độ sáng  theo  từng  hướng  của  một phần góc phân bố ánh sáng được tạo thành các đường lưới ít nhất cũng đạt được giá trị phần trăm nhỏ nhất được ghi trên các đường lưới toạ độ bao quanh hướng đang xét.

3. Đo cường độ sáng của đèn có nhiều nguồn sáng

Cường độ sáng phải phải được kiểm tra như sau:

3.1. Đối với đèn không thay thế được nguồn sáng (đèn sợi đốt hoặc loại đèn khác):

Kiểm tra bằng các nguồn sáng hiện tại của đèn theo mục 8.2 của Tiêu chuẩn này.

3.2. Đối với đèn sợi đốt có thể thay thế được:

Khi lắp bằng các đèn sợi đốt sản xuất hàng loạt và đo ở các điện áp 6,75V và 13,5V hoặc 28,0V thì cường độ sáng phải nằm trong phạm vi giới hạn lớn nhất và giới hạn nhỏ nhất được quy định trong Tiêu chuẩn này, giới hạn nhỏ nhất này được tính tăng lên theo sai lệch quang thông  cho  phép  đối  với  kiểu  loại  đèn  sợi  đốt  đã  lựa  chọn  theo  quy  định  trong  TCVN 6973:2001 về sản xuất đèn sợi đốt. Một đèn sợi đốt chuẩn có thể được sử dụng lần lượt ở từng vị trí riêng, với thông lượng chuẩn, giá trị các phép đo theo từng vị trí riêng được cộng với nhau.

PHỤ LỤC 3

MẦU CỦA CHÙM SÁNG PHÁT RA - HỆ TOẠ ĐỘ 3 MẦU

Mầu đỏ:

Giới hạn đối với mầu vàng (1)

Y ≤ 0,335

 

 

Giới hạn đối với mầu tím (2)

Z ≤ 0,008

 

Mầu trắng:

Giới hạn đối với mầu xanh (3)

X ≥ 0,310

 

Giới hạn đối với mầu vàng

X ≤ 0,500

 

Giới hạn đối với mầu xanh lá cây (4)

Y ≤ 0,150 + 0,640 X

 

Giới hạn đối với mầu xanh lá cây

Y ≤ 0,440

 

Giới hạn đối với mầu tím

Y ≥ 0,050 + 0,750 X

 

Giới hạn đối với mầu đỏ (5)

Y ≥ 0,382

Mầu hổ phách:

Giới hạn đối với mầu vàng

Y ≤ 0,429

 

 

Giới hạn đối với mầu đỏ

Y ≥ 0,398

 

 

Giới hạn đối với mầu trắng (6)

Z ≤ 0,007

 

        

Để kiểm tra các đặc tính về màu này, có thể sử dụng một nguồn sáng có nhiệt độ mầu 2854K (tương ứng với nguồn sáng A của ủy ban quốc tế về chiếu sáng (CIE)).

Tuy nhiên, đối với đèn có nguồn sáng không thay thế được (đèn sợi đốt và loại đèn khác) đặc tính mầu phải được xác định với nguồn sáng hiện tại của đèn theo mục 8.2 của Tiêu chuẩn này.

Chú thích :

(1) Tiếng Anh là : Yellow

(2) Tiếng Anh là : Purple

(3) Tiếng Anh là : Blue

(4) Tiếng Anh là : Green

(5) Tiếng Anh là : Red

(6) Tiếng Anh là : White

X, Y, Z : Hệ toạ độ 3 mầu của bảng phân phối màu

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi