Tiêu chuẩn ngành 10TCN 868:2006 Thức ăn chăn nuôi - Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 868:2006

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 868:2006 Thức ăn chăn nuôi - Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Số hiệu:10TCN 868:2006Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:29/12/2006Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 868:2006

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 868:2006

THỨC ĂN CHĂN NUÔI – QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Phạm vi áp dụng

Quy trình này được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong phạm vi cả nước.

2. Nội dung

2.1. Vị trí của cơ sở sản xuất

Vị trí của các cơ sở sản phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Đặt trong khu qui hoạch.

- Tránh xa nơi ẩm ướt, có nguy cơ ô nhiễm, dễ bị ngập lụt.

- Thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa.

2. 2. Thiết kế và bố trí khu sản xuất

- Sơ đồ lưu hành giữa các dây chuyển sản xuất (từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm) phải liên thông, một chiều, dễ thao tác, dễ kiểm soát.

- Bố trí các công đoạn sản xuất đảm bảo chống ô nhiễm chéo gây ra giữa công đoạn này với công đoạn khác cũng như khi thao tác chế biến hoặc xử lý.

- Nền nhà xưởng phải được xây dựng bằng các chất liệu thuận tiện cho công tác vệ sinh và dễ quản lý dịch hại.

- Máy móc được lắp đặt sao cho mọi bề mặt đều có thể tiếp cận được để vệ sinh cả bên ngoài và bên trong máy. Phải bố trí các khoảng không thông hành như: cách vách 45cm, cách nền 15cm.

3. Cấu trúc và lắp ráp bên trong nhà xưởng

3.1. Cấu trúc bên trong phải được xây dựng bằng vật liệu bền chắc, dễ dàng cho việc duy tu bảo dưỡng, làm sạch và  tẩy trùng khi cần thiết.

3.2. Cần phải có kho để chứa các chất phụ gia, các loại vitamin và các chất bổ sung khác. Kho cần thỏa mãn các điều kiện sau:

- Bề mặt tường, vách ngăn và sàn nhà phải được làm bằng vật liệu không thấm, không độc hại.

- Tường, vách ngăn và sản nhà phải có bề mặt nhẵn, thích hợp cho thao tác sản xuất và vệ sinh.

- Trần nhà và các vật cố định phía trên trần phải được thiết kế để làm sao có thể giảm tối đa sự bám bụi.

- Đảm bảo nhiệt độ, độ thông thoáng, ánh sáng.

- Cửa ra vào, cửa sổ phải dễ lau chùi, được thiết kế sao cho có thể hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất.

4. Máy móc, thiết bị

4.1. Được mua từ những nhà cung cấp thiết bị có uy tín, đảm bảo tốt việc bảo trì.

4.2. Tất cả những thiết bị phải được xây dựng và lắp đặt theo một yêu cầu vệ sinh đã được thiết kế, cần phải có lịch bảo trì các trang thiết bị và ghi chép toàn bộ quá trình làm việc.

4.3. Thiết bị, máy móc phải được bố trí để có thể:

- Cho phép duy tu bảo dưỡng và làm sạch dễ dàng.

- Vận hành đúng với mục đích sử dụng.

- Thuận lợi cho việc thực hành vệ sinh, kiểm tra.

4.4. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của sản phẩm tạo thành qua từng dây chuyền sản xuất (dựa vào catalogue).

5. Quản lý nguyên liệu đầu vào

5.1. Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc cho từng loại nguyên liệu đầu vào.

5.2. Nguyên liệu nhập phải được kiểm tra để đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn đã đề ra theo các nội dung sau:

- Kiểm tra lý tính: Tạp chất, kích cỡ hạt, độ cứng của viên.

- Kiểm tra dinh dưỡng: Phân tích hóa học.

- Kiểm tra độc tố: xác định aflatoxin, các chất kháng dinh dưỡng.

5.3. Các loại nguyên liệu nhập vào kho cần có đầy đủ các thông tin sau đây:

- Tên nguyên liệu.

- Ngày tháng nhập.

- Họ tên chủ hàng.

- Họ tên người giám định bốc dỡ.

5.4. Lưu mẫu nguyên liệu của từng lô hàng và lưu cho đến khi sản phẩm được sản xuất từ loại nguyên liệu này đã được tiêu thụ hết.

5.5. Ưu tiên sử dụng nguyên liệu của các nhà cung cấp có uy tín, đã được chứng nhận hệ thống chất lượng GMP hoặc ISO.

5.6. Sử dụng nguyên liệu nhập vào theo nguyên tắc: Nguyên liệu nhập trước – sản xuất kho trước, nguyên liệu nhập sau – sản xuất sau.

5.7. Cần xác lập các qui trình xử lý hạt nguyên liệu (nếu thấy cần thiết) trước khi đưa vào sản xuất.

6. Nghiền nguyên liệu

6.1. Kiểm tra búa và lựa chọn sàng của máy nghiền. Lưu ý kích cỡ hạt sẽ không đạt chuẩn trong trường hợp búa mòn hoặc lưới bị mòn.

6.2. Tùy thuộc vào đối tượng vật nuôi để xác định kích cỡ hạt nghiền cho phù hợp.

7. Phối trộn nguyên liệu

7.1. Trước khi phối trộn phải xây dựng công thức thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

7.2. Hệ thống cân nạp cần được kiểm tra thường xuyên đảm bảo chuẩn xác. Cho nguyên liệu đi qua cân trước khi nạp vào trộn.

7.3. Những nguyên liệu có khối lưọng nhỏ trước khi đưa vào máy trộn cần được làm loãng bằng một lượng nhất định nguyên liệu chính trong công thức để tăng độ đồng đều của các chất này trong hỗn hợp.

7.4. Kiểm soát chặt chẽ để tránh sự nhiễm chéo các chất phụ gia từ mẻ trộn này sang mẻ trộn khác. Về nguyên tắc: trộn các công thức thức ăn không chứa kháng sinh hoặc dược liệu trước, tiếp theo trộn các  công thức thức ăn chứa kháng sinh hoặc dược liệu từ thấp đến cao.

8. Quản lý thành phẩm.

8.1. Kiểm tra độ đồng đều của sản phẩm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên của từng lô sản phẩm đưa đi phân tích (ít nhất là 8 mẫu/lô).

8.2. Kiểm tra các chỉ tiêu dinh dưỡng chính được công bố trong tiêu chuẩn cơ sở.

8.3. Lưu mẫu thành phẩm theo từng lô sản xuất. Lưu mẫu cho đến khi sản phẩm đã được tiêu thụ hết.

8.4. Sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải có nhãn. Nội dung và qui cách bao bì, nhãn mác phải tuân thủ theo các qui định hiện hành.

8.5. Sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải được xếp trên các bệ kê, không để trực tiếp xuống sàn nhà và phải cách vách và cột ít nhất 45cm để thông thoáng.

9. Vận chuyển

9.1. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi được chuyên chở bằng các phương tiện có mái che, đảm bảo khô, sạch, không nhiễm các chất độc hại hoặc các vi sinh vật gây bệnh.

9.2. Khi vận chuyển qua các vùng có dịch bệnh gia súc - gia cầm phải được thực hiện theo qui định của Thú y.

10. Vệ sinh cơ sở sản xuất

10.1. Cơ sở sản xuất phải được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp có định kỳ.

10.2. Thường xuyên kiểm tra bên ngoài và bên trong nhà máy để không có nguyên liệu rơi vãi nhằm tránh nguy cơ tích tụ thức ăn nhằm giảm thiểu côn trùng, nấm mốc, chim và các loài gặm nhấm.

10.3. Cán bộ, công nhân viên làm việc tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đều phải tuân thủ những quy định về vệ sinh cá nhân.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi