Tiêu chuẩn ngành 10TCN 860:2006 Độ dao động phân tích cho phép với chỉ tiêu chất lượng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 860:2006

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 860:2006 Thức ăn chăn nuôi - Độ dao động phân tích cho phép đối với các chỉ tiêu chất lượng
Số hiệu:10TCN 860:2006Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:29/12/2006Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 860:2006

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 860:2006

THỨC ĂN CHĂN NUÔI – ĐỘ DAO ĐỘNG PHÂN TÍCH CHO PHÉP ĐỐI VỚI CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

Animal feeding stuffs – Accepted analytical variation for feed quality criteries

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra nguyên tắc hướng dẫn để hỗ trợ các cơ quan kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi trong việc đưa ra những quyết định thường lệ liên quan đến việc xem xét các sản phẩm có khoảng dao động nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được.

Theo hướng dẫn của tiêu chuẩn này, nếu việc phân tích một chỉ tiêu nào đó nằm ngoài khoảng dao động cho phép thì thức ăn chăn nuôi đó không phù hợp với yêu cầu chất lượng ghi trên nhãn hàng hóa.

1.2. Tiêu chuẩn này chỉ quy định độ dao động phân tích đối với một số chỉ tiêu chất lượng cơ bản của thức ăn chăn nuôi như sau:

1.2.1. Các chỉ tiêu chung: hàm lượng protein, xơ, chất béo, tro (bao gồm cả tro thô và tro không tan trong axit clohydric), natri clorua, canxi, phopho và độ ẩm.

1.2.2. Các khoáng vi lượng: hàm lượng đồng, sắt, kẽm và mangan.

1.3. Tiêu chuẩn này có liên quan đến các phương pháp thử để tiến hành phân tích các chỉ tiêu được nêu trong mục 1.2. Đó là các phương pháp áp dụng theo tiêu chuẩn của TCVN, ISO. Các kết quả phân tích thu được từ mẫu thức ăn chăn nuôi kiểm tra phải được tiến hành với ít nhất hai lần xác định theo cùng một phương pháp tương ứng được nêu trong bảng 1.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi:

TCVN 4328:2001(ISO 6496:1999). Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô- Phương pháp Kjeldahl.

TCVN 4329 (ISO 6865:2000). Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô.

TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo thô.

TCVN 4327 Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng tro.

TCVN 1526 Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng canxi.

ISO 6490/1. Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng canxi - Phần 1: Phương pháp chuẩn độ.

TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1998). Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng photpho - Phương pháp chuẩn độ.

TCVN 4806 (ISO 6495) Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng hàm lượng clorua hòa tan trong nước.

ISO 5510. Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng lysine có sẵn (mục 8.3).

TCVN 4326: 2001 (ISO 6496:1999). Thức ăn chăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi.

ISO 6869:2000. Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng canxi, đồng, sắt, magiê, mangan, kali, natri và kẽm - Phương pháp sử dụng quang phổ hấp thụ nguyên tử.

3. Độ dao động phân tích cho phép

3.1. Độ dao động phân tích (AV %) đối với một số chỉ tiêu cơ bản về chất lượng được qui đinh ở bảng dưới đây.

Độ dao động phân tích đối với một số chỉ tiêu cơ bản của thức ăn chăn nuôi

Các chỉ tiêu

Phương pháp phân tích

Độ dao động phân tích AV%

Khoảng hàm lượng

I. Chỉ tiêu thông thường

Protein

TCVN 4328

(ISO 6496)

(20/x + 2)

10 - 70%

TCVN 4329

(ISO 6865)

(30/x + 6)

2 - 30%

Chất béo

TCVN 4331

(ISO 6492)

10

3 - 25%

Tro

TCVN 4327

(45/x + 3)

2 - 88%

Lyzin

ISO 5510

20

0,5 - 4%

Canxi

TCVN 1526

ISO 6490/1

(14/x + 6)

0,5 - 25%

Photpho

TCVN 1525

(ISO 6491)

(3/x + 8)

0,5 - 20%

Natriclorua

TCVN 4806

(ISO 6495)

(7/x + 5)

0,5 - 14%

Độ ẩm

TCVN 4326

(ISO 6496)

10

3 - 40%

II. Khoáng vi lượng

Đồng

ISO 6869

25

0,03 - 1%

Sắt

ISO 6869

25

0,01 - 5%

Kẽm

ISO 6869

20

0,02 - 6%

Mangan

ISO 6869

30

0,01 - 17%

3.2. Độ dao động phân tích cho phép

Dựa trên độ dao động phân tích ở bảng 1 và giá trị đăng kí của cấu tử ghi trên nhãn của sản phẩm để tính khoảng dao động cho phép (mục 4), từ đó đánh giá sản phẩm có độ dao động có nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được hay không.

4. Cách tính và đánh giá

4.1 Xác định độ dao động phân tích

Độ dao động phân tích (AV%) được đưa ra trong bảng 1 theo giá trị cụ thể đối với từng chỉ tiêu (ví dụ 10% đối với chỉ tiêu chất béo, 20% đối với lyzin) hoặc tính theo công thức tùy thuộc vào hàm lượng (x) của cấu tử (ví dụ 20/x + 2 đối với chỉ tiêu protein).

4.2 Tính độ dao động phân tích cho phép

Độ dao động phân tích cho phép (D), tính ± % được tính theo công thức sau:

Trong đó:

x          là giá trị của chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hóa.

AV        là độ dao động được xác định từ bảng 1.

4.3. Đánh giá

Dựa vào khoảng dao động cho phép thu được ở 4.2 để đánh giá sự phù hợp của mẫu thức ăn chăn nuôi.

Nếu phòng thí nghiệm tiến hành phân tích một chỉ tiêu chất lượng nào đó theo phương pháp tương ứng được đưa ra trong bảng 1 mà kết quả trung bình của hai lần xác định nằm trong giới hạn  ± D thì sản phẩm sẽ được chấp nhận là phù hợp với yêu cầu ghi trên nhãn.

Ví dụ 1: Một sản phẩm khô dầu đậu tương được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích chỉ tiêu protein với giá trị đăng ký ghi trên nhãn là 44%, độ dao động phân tích sẽ là:

Nghĩa là, khoảng dao động cho phép sẽ từ 42,9% (44-1,08) đến 45,1% (44+ 1,08).

Như vậy, nếu tiến hành phân tích protein theo phương pháp Kjeldahl (bảng 1) mà kết quả trung bình của hai lần xác định nằm trong giới hạn từ 42,9 - 45,1% thì sản phẩm khô dầu đậu tương trên được chấp nhận là phù hợp với yêu cầu ghi trên nhãn.

Ví dụ 2: Một mẫu thức ăn chăn nuôi được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích chỉ tiêu độ ẩm với giá trị đăng ký ghi trên nhãn là 11%, độ dao động phân tích sẽ là:

Nghĩa là, khoảng dao động cho phép sẽ từ 9,9% (11-1,10) đến 12,1% (11+ 1,10).

Như vậy, nếu tiến hành phân tích độ ẩm theo TCVN 4326 (ISO 6496) mà kết quả trung bình của hai lần xác định nằm trong giới hạn từ 9,9-11,2% thì sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên được chấp nhận là phù hợp với yêu cầu ghi trên nhãn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi