Tiêu chuẩn TCVN 8095-845:2009 Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế về chiếu sáng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8095-845:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095-845:2009 IEC 60050-845:1987 Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế-Phần 845: Chiếu sáng
Số hiệu:TCVN 8095-845:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8095-845:2009

TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ - PHẦN 845: CHIẾU SÁNG

International Electrotechnical Vocabulary - Chapter 845 : Lighting

Lời nói đầu

TCVN 8095-845 : 2009 thay thế TCVN 4274-86 và TCVN 4400-87;

TCVN 8095-845 : 2009 hoàn toàn tương đương với IEC 60050-845 : 1987;

TCVN 8095-845 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

TCVN 8095-845 : 2009 là một phần của bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095.

Bộ tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050) hiện đã có các tiêu chuẩn sau:

1) TCVN 8095-212 : 2009 (IEC 60050-212: 1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 212: Chất rắn, chất lỏng và chất khí cách điện

2) TCVN 8095-436 : 2009 (IEC 60050-436 : 1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 436: Tụ điện công suất

3) TCVN 8095-461 : 2009 (IEC 60050-461 : 2008), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 461: Cáp điện

4) TCVN 8095-466 : 2009 (IEC 60050-466 : 1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 466: Đường dây trên không

5) TCVN 8095-471 : 2009 (IEC 60050-471 : 2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 471: Cái cách điện

6) TCVN 8095-521 : 2009 (IEC 60050-521 : 2002), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 521: Linh kiện bán dẫn và mạch tích hợp

7) TCVN 8095-845 : 2009 (IEC 60050-845 : 1987), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 845: Chiếu sáng

TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ - PHẦN 845: CHIẾU SÁNG

International Electrotechnical Vocabulary - Chapter 845 : Lighting

Mục 845-01: Bức xạ, các đại lượng và đơn vị

845-01-01

Bức xạ (điện từ)

1. Phát hoặc truyền năng lượng ở dạng sóng điện từ có kèm theo các photon.

2. Sóng điện từ hoặc các photon này.

845-01-02

Bức xạ quang

Bức xạ điện từ ở bước sóng từ vùng chuyển tiếp sang tia X (l » 1 nm) và vùng chuyển tiếp sang sóng radiô (l » 1 mm).

845-01-03

Bức xạ nhìn thấy

Bất kỳ bức xạ quang nào có thể gây ra cảm nhận về thị giác trực tiếp.

CHÚ THÍCH: Không có các giới hạn chính xác đối với dải phổ bức xạ nhìn thấy vì chúng phụ thuộc vào lượng công suất bức xạ đến võng mạc và khả năng cảm nhận của người quan sát. Giới hạn dưới thường được lấy từ 360 nm đến 400 nm và giới hạn trên từ 760 nm đến 830 nm.

845-01-04

Bức xạ hồng ngoại

Bức xạ quang trong đó bước sóng dài hơn bước sóng đối với bức xạ nhìn thấy.

CHÚ THÍCH: Đối với bức xạ hồng ngoại, dải từ 780 nm đến 1 mm thường được chia nhỏ thành:

IR-A      780................. 1400 nm

IR-B      1,4....................... 3 mm

IR-C      3 mm................... 1 mm.

845-01-05

Bức xạ cực tím

Bức xạ quang trong đó bước sóng ngắn hơn bước sóng đối với bức xạ nhìn thấy.

CHÚ THÍCH: Đối với bức xạ cực tím, dải từ 100 nm đến 400 mm thường được chia nhỏ thành:

UV-A    315................... 400 nm

UV-B    280................... 315 nm

UV-C    100................... 280 nm

845-01-06

Ánh sáng

1. Ánh sáng cảm nhận được (xem 845-02-17).

2. Bức xạ nhìn thấy (xem 845-01-03).

CHÚ THÍCH: Từ ánh sáng đôi khi được sử dụng theo nghĩa thứ hai đối với bức xạ quang mở rộng ra ngoài dải nhìn thấy được, nhưng cách sử dụng này không được khuyến khích.

845-01-07

Bức xạ đơn sắc

Bức xạ được đặc trưng bởi một tần số duy nhất. Đặc biệt, bức xạ của một dải tần số rất nhỏ có thể được mô tả bằng cách mô tả một tần số duy nhất.

CHÚ THÍCH: Bước sóng trong không khí hoặc trong chân không cũng được sử dụng để đặc trưng cho bức xạ đơn sắc.

845-01-08

Phổ (của bức xạ)

Hiển thị hoặc yêu cầu kỹ thuật của các thành phần đơn sắc của bức xạ được xét.

CHÚ THÍCH 1: Có các phổ đường thẳng, phổ liên tục và phổ thể hiện cả hai đặc tính này.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ này cũng được sử dụng cho các khả năng của phổ (phổ kích thích, phổ kích hoạt).

845-01-09

Phổ đường thẳng

1. Bức xạ đơn sắc được phát ra hoặc được hấp thụ trong một quá trình chuyển tiếp giữa hai mức năng lượng.

2. Cách biểu thị trong một phổ.

845-01-10

Bức xạ phân cực

Bức xạ trường điện từ truyền ngang được định hướng theo các hướng xác định.

CHÚ THÍCH: Sự phân cực có thể là đường thẳng, hình elip hoặc hình tròn.

845-01-11

Bức xạ ổn định

Bức xạ đơn sắc có các dao động điện từ duy trì sự dịch pha không đổi từ điểm này sang điểm kia.

845-01-12

Giao thoa

Các sóng xếp chồng hoặc sóng phù hợp có khả năng làm giảm hoặc tăng cục bộ biên độ rung của bức xạ.

845-01-13

Nhiễu xạ

Sai lệch về hướng lan truyền của bức xạ, được xác định bằng bản chất sóng của bức xạ, và xuất hiện khi bức xạ đi qua mép của chướng ngại vật.

845-01-14

Bước sóng (l)

Khoảng cách theo hướng lan truyền của một sóng tuần hoàn giữa hai điểm liên tiếp tại đó có cùng pha.

CHÚ THÍCH 1: Bước sóng trong một môi chất bằng với bước sóng trong chân không chia cho chỉ số khúc xạ của môi chất. Nếu không có qui định khác thì các giá trị của bước sóng thường là giá trị trong không khí. Chỉ số khúc xạ của không khí tiêu chuẩn (đối với quang phổ học: t = 150C, p = 101 325 Pa) nằm từ 1,00027 đến 1,00029 đối với các bức xạ nhìn thấy.

CHÚ THÍCH 2: l = V/v, trong đó l là bước sóng trong môi chất, V là vận tốc pha trong môi chất đó và v là tần số.

845-01-15

Số lượng sóng (d)

Nghịch đảo của bước sóng.

Đơn vị: m-1.

845-01-16

Phổ

Một tính từ mà khi áp dụng cho đại lượng X liên quan đến bức xạ điện từ thì chỉ ra:

- hoặc X là hàm của bước sóng l, ký hiệu: X (l),

- hoặc đại lượng đề cập đến mật độ phổ của X, ký hiệu Xl º ;

Xl  cũng là hàm của l và để nhấn mạnh rằng có thể viết Xl­ (l) mà không thay đổi ý nghĩa.

CHÚ THÍCH: Đại lượng X có thể được biểu diễn là hàm của tần số v, số lượng sóng d, v.v…; các ký hiệu tương ứng là X(v), X(d), v.v… và Xv, Xd­, v.v…

845-01-17

Mật độ phổ; phân bố phổ (của đại lượng bức xạ, phát sáng hoặc photon)

Tỷ số giữa đại lượng bức xạ, phát sáng hoặc photon dX(l) có trong một dải cơ bản dl của bước sóng ở bước sóng l và dải đó.

Xl =

Đơn vị: [X].m-1, ví dụ, W.m-1, lm.m-1, v.v…

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ phân bố phổ được sử dụng khi đề cập đến hàm Xl(l) trên toàn dải rộng của bước sóng chứ không phải ở một bước sóng cụ thể.

CHÚ THÍCH 2: Xem chú thích ở 845-01-16.

845-01-18

Phân bố phổ tương đối (của đại lượng bức xạ, phát sáng hoặc photon X(l)) (S(l))

Tỷ số phân bố phổ Xl (l) của đại lượng X(l) với giá trị chuẩn không đổi R mà có thể là giá trị trung bình, giá trị lớn nhất hoặc giá trị được chọn bất kỳ của phân bố này.

S(l) =

Đơn vị: 1

CHÚ THÍCH: Xem chú thích ở 845-01-16.

845-01-19

Nguồn điểm

Nguồn bức xạ mà các kích thước của nó là đủ nhỏ so với khoảng cách giữa nguồn và bề mặt được rọi sáng để có thể bỏ qua chúng khi tính toán và đo.

CHÚ THÍCH: Nguồn điểm phát xạ đồng nhất ở tất cả các hướng được gọi là nguồn điểm đẳng hướng hoặc nguồn điểm đồng nhất.

845-01-20

Steradian (sr)

Đơn vị SI của góc đặc: Góc đặc, có đỉnh của góc ở tâm của hình cầu, cắt một diện tích bề mặt của hình cầu bằng với diện tích của hình vuông có chiều dài mỗi cạnh bằng bán kính của hình cầu. (ISO, 31/1-2, 1, 1978)

845-01-21

Kích thích ánh sáng

Bức xạ nhìn thấy chiếu vào mắt và tạo ra cảm nhận về ánh sáng.

845-01-22

Hiệu suất phổ phát sáng (của bức xạ đơn sắc có bước sóng l) (V(l) đối với thị giác ngày; V'(l) đối với thị giác đêm)

Tỷ số của thông lượng bức xạ ở bước sóng l­m với thông lượng bức xạ có bước sóng l sao cho cả hai bức xạ này tạo ra cảm nhận về cường độ phát sáng bằng nhau trong các điều kiện ánh sáng qui định và lm được chọn sao cho giá trị lớn nhất của tỷ số này là 1.

CHÚ THÍCH: Nếu không có qui định khác, các giá trị được sử dụng cho hiệu suất phổ phát sáng với thị giác ngày là các giá trị được thỏa thuận quốc tế năm 1924 bởi CIE (Compte Rendu phiên thứ 6, trang 67), được hoàn thiện bằng nội suy và ngoại suy (CIE số 18(1970), trang 43 và số 15(1971), trang 93) và được khuyến cáo bởi ủy ban quốc tế về khối lượng và đơn vị đo lường (CIPM) năm 1972).

Đối với thị giác đêm, đối với quan sát viên trẻ, CIE năm 1951 chấp nhận các giá trị được xuất bản trong Compte Rendu phiên thứ 12, tập 3, trang 37 và được CIPM chấp nhận năm 1976.

Các giá trị xác định tương ứng các hàm V(l) hoặc V'(l) được thể hiện bằng các đường cong V(l) hoặc V'(l).

l

(mm, HM)

Thị giác ngày

Photopic vision

V(l)

Thị giác đêm Scotopic vision

V'(l)

380

0,0000

0,000589

390

0,0001

0,002209

400

0,0004

0,00929

410

0,0012

0,03484

420

0,0040

0,0966

430

0,0116

0,1998

440

0,023

0,3281

450

0,038

0,455

460

0,060

0,567

470

0,091

0,676

480

0,139

0,793

490

0,208

0,904

500

0,323

0,982

510

0,503

0,997

520

0,710

0,935

530

0,862

0,811

540

0,954

0,650

550

0,995

0,481

560

0,995

0,3288

570

0,952

0,2076

580

0,870

0,1212

590

0,757

0,0655

600

0,631

0,03315

610

0,503

0,01593

620

0,381

0,00737

630

0,265

0,003335

640

0,175

0,001497

650

0,107

0,000677

660

0,061

0,0003129

670

0,032

0,0001480

680

0,017

0,0000715

690

0,0082

0,00003533

700

0,0041

0,00001780

710

0,0021

0,00000914

720

0,00105

0,00000478

730

0,00052

0,000002546

740

0,00025

0,000001379

750

0,00012

0,000000760

760

0,00006

0,000000425

770

0,00003

0,000000241

780

0,000015

0,000000139

845-01-23

Quan sát viên trắc quang tiêu chuẩn CIE

Quan sát viên lý tưởng, có đường cong đáp tuyến phổ liên quan phù hợp với hàm V(l) đối với thị giác ngày hoặc hàm V'(l) đối với thị giác đêm, và phù hợp với luật tổng được bao hàm trong định nghĩa quang thông.

845-01-24

Thông lượng bức xạ, công suất bức xạ (fe; f; P)

Công suất phát, truyền hoặc nhận ở dạng bức xạ.

Đơn vị: W.

845-01-25

Quang thông (fv, f)

Đại lượng được suy ra từ thông lượng bức xạ fe bằng cách ước tính bức xạ theo hoạt động của nó dựa trên quan sát viên trắc quang tiêu chuẩn CIE.

Đối với thị giác ngày:

fv = Km  trong đó   là phân bố phổ của thông lượng bức xạ và V(l) là hiệu suất phổ chiếu sáng.

Đơn vị: lm.

CHÚ THÍCH: Đối với các giá trị của Km (thị giác ngày) và Km1 (thị giác đêm), xem 845-01-56.

845-01-26

Thông lượng photon (fP, f)

Tỷ số giữa số lượng photon dNP phát ra, truyền hoặc nhận trong một đơn vị thời gian dt, và đơn vị thời gian đó.

Đơn vị: s-1.

CHÚ THÍCH: Đối với chùm bức xạ của phân bố phổ là hoặc , thông lượng photon fPfP = . dl = . dv

h, hằng số Plăng.

= (6.6260755 ± 0.0000040) x 10-34 J.s

c0, tốc độ ánh sáng trong chân không

= 299792458 m.s-1.

845-01-27

Năng lượng bức xạ (Qe, Q­)

Tích phân theo thời gian của thông lượng bức xạ Q­e trong khoảng thời gian Dt cho trước.

Qe =

Đơn vị J = W.s

845-01-28

Đại lượng ánh sáng (Qv, Q)

Tích phân theo thời gian của quang thông trong khoảng thời gian Dt cho trước.

Qv =

Đơn vị: lm.s

Đơn vị khác: lumen-giờ (lm.h).

845-01-29

Số lượng photon; số photon (Np; Qp; Q)

Tích phân theo thời gian của thông lượng photon Fp trong khoảng thời gian Dt cho trước.

Np =

Đơn vị: 1

845-01-30

Cường độ bức xạ (của nguồn, theo hướng cho trước) (Ie; I)

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ dfe, rời nguồn và lan truyền trong một phần tử góc đặc dW chứa hướng cho trước và phần tử góc đặc.

Đơn vị: W. sr-1

845-01-31

Cường độ phát sáng (của nguồn, theo hướng cho trước) (Iv, I)

Tỷ số giữa quang thông df, rời nguồn và lan truyền trong một phần tử góc đặc dW chứa hướng cho trước và phần tử góc đặc.

Iv =

Đơn vị: cd = lm.sr-1

845-01-32

Cường độ photon (của nguồn, theo hướng cho trước) (I, I)

Tỷ số giữa thông lượng photon dfp, rời nguồn và lan truyền trong một phần tử góc đặc dW có hướng cho trước và phần tử góc đặc.

Ip =

Đơn vị: cd = s-1. sr-1

845-01-33

Kéo dài về hình học (của chùm tia) [G]

Tích phân trên toàn bộ chùm tia của đại lượng cơ bản dG được xác định bằng công thức tương đương

dG =  = dA. cosq.dA

trong đó dA và dA' là diện tích của hai phần của phần tử chùm tia cách nhau một khoảng chiều dài l; qq' là các góc nằm giữa hướng của chùm tia cơ bản và các pháp tuyến với dA và dA'; dW =  Là góc đặc đối diện với dA từ một điểm trên dA'.

Đơn vị: m2.sr

CHÚ THÍCH: Đối với chùm tia lan truyền qua các môi chất không khuếch tán liên tiếp, đại lượng G.n2, trong đó n là chỉ số khúc xạ, là bất biến. Đại lượng đó được gọi là phạm vi quang.

845-01-34

Độ bức xạ (theo hướng cho trước, tại một điểm cho trước của bề mặt thực hoặc bề mặt giả định) (Le; L)

Đại lượng được xác định bởi công thức Le = trong đó, dfe là thông lượng bức xạ được truyền bởi chùm tia cơ bản đi qua điểm cho trước và lan truyền trong góc đặc dW có hướng cho trước, dA là diện tích một phần của chùm tia có điểm cho trước; q là góc giữa pháp tuyến với phần đó và hướng của chùm tia.

Đơn vị: W.m-2.sr-1

Trong năm chú thích dưới đây, các ký hiệu đối với đại lượng không có các chỉ số dưới vì các công thức này cũng có hiệu lực đối với thuật ngữ 845-01-35 và 845-01-36.

CHÚ THÍCH 1: Đối với một diện tích dA của bề mặt nguồn, nếu cường độ dI của dA theo hướng cho trước là dI = df/dW thì công thức tương đương là L = , một dạng thường được sử dụng trong kỹ thuật chiếu sáng.

CHÚ THÍCH 2: Đối với một diện tích dA của bề mặt nhận chùm tia, nếu độ rọi dE do chùm tia tạo ra trên dA là dE = df/dA thì công thức tương đương là L = , một dạng hữu ích khi nguồn không có bề mặt (ví dụ, bầu trời, plasma của phóng điện).

CHÚ THÍCH 3: Cách làm sử dụng kéo dài hình học dG của chùm tia cơ bản, nếu dG = dA.cosq.dW thì công thức tương đương là L = df/dG.

CHÚ THÍCH 4: Vì phạm vi quang G.n2 (xem chú thích ở 845-01-33) là bất biến nên đại lượng L.n-2 cũng bất biến theo tuyến của chùm tia nếu các tổn hao do hấp thụ, phản xạ và khuếch tán bằng 0. Đại lượng đó được gọi là độ bức xạ cơ bản hoặc độ chói cơ bản hoặc độ bức xạ photon cơ bản.

CHÚ THÍCH 4: Quan hệ giữa df và L được cho trong công thức ở trên đôi khi được gọi là luật cơ bản về phép đo phóng xạ và phép đo quang:

df = L = L.dA.cosq.dW = L.dA'.cosq'.dW' với các ký hiệu nêu ở định nghĩa này và ở 845-01-33.

845-01-35

Độ chói (theo hướng cho trước, tại một điểm trên bề mặt thực hoặc bề mặt giả định) (Lv, L)

Đại lượng được xác định bởi công thức Lv = trong đó dfv là quang thông được truyền bởi chùm tia cơ bản đi qua điểm cho trước và lan truyền trong góc đặc dW chứa hướng cho trước, dA là diện tích một phần của chùm tia chứa điểm cho trước; q là góc giữa pháp tuyến với phần đó và hướng của chùm tia.

Đơn vị: cd.m-2 = lm.m-2.sr-1

CHÚ THÍCH: Xem chú thích từ 1 đến 5 ở 845-01-34.

845-01-36

Độ bức xạ photon (theo hướng cho trước, tại một điểm trên bề mặt thực hoặc bề mặt giả định) (Lp, L)

Đại lượng được xác định bởi công thức Lp = , trong đó dfp là thông lượng photon được truyền bởi chùm tia cơ bản đi qua điểm cho trước và lan truyền trong góc đặc dW có hướng cho trước, dA là diện tích một phần của chùm tia có điểm cho trước; q là góc giữa pháp tuyến với phần đó và hướng của chùm tia.

Đơn vị: s-1.m-2.sr-1

CHÚ THÍCH: Xem chú thích từ 1 đến 5 ở 845-01-34.

845-01-37

Độ rọi bức xạ (tại điểm của bề mặt) (Ee; E)

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ dqe tới một đơn vị bề mặt có chứa điểm và diện tích dA của phần tử đó.

Định nghĩa tương đương: Tích phân, được lấy trên toàn bộ bán cầu nhìn thấy được từ điểm cho trước, của biểu thức Le.cosq.dW, trong đó Le là độ bức xạ tại điểm cho trước theo các hướng khác nhau của các chùm tia cơ bản tới của góc đặc dWq là góc giữa bất kỳ chùm tia nào trong các chùm tia này với pháp tuyến với bề mặt tại điểm cho trước.

Ee =

Đơn vị: W.m-2

845-01-38

Độ rọi (tại một điểm của bề mặt) (Ev, E)

Tỷ số giữa quang thông dqv tới phần tử bề mặt chứa điểm và diện tích dA của phần tử đó.

Định nghĩa tương đương. Tích phân, được lấy trên toàn bộ bán cầu nhìn thấy được từ điểm cho trước, của biểu thức Lv.cosq.dW, trong đó Lv là độ chói tại điểm cho trước theo các hướng khác nhau của các chùm tia cơ bản tới của góc đặc dWq là góc giữa bất kỳ chùm tia nào trong các chùm tia này với pháp tuyến với bề mặt tại điểm cho trước.

Ev =

Đơn vị: lx = lm.m-2

845-01-39

Độ rọi photon (tại một điểm của bề mặt) (Ep; E)

Tỷ số giữa thông lượng photon dqp tới bề đơn vị của bề mặt có chứa điểm đó, với diện tích dA của đơn vị đó.

Định nghĩa tương đương. Tích phân, được lấy trên toàn bộ bán cầu nhìn thấy được từ điểm cho trước, của biểu thức Lp.cosq.dW, trong đó Lp là độ rọi photon tại điểm cho trước theo các hướng khác nhau của các chùm tia cơ bản tới của góc đặc dWq là góc giữa bất kỳ chùm tia nào trong các chùm tia này với pháp tuyến với bề mặt tại điểm cho trước.

Ep =

Đơn vị: s-1.m-2

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi