Tiêu chuẩn TCVN 8019-5:2008 Hệ thống tăng áp máy tự hành, máy kéo nông lâm nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8019-5:2008

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8019-5:2008 ISO 14269-5:1997 Máy kéo và máy tự hành dùng trong nông lâm nghiệp-Môi trường buồng lái-Phần 5: Phương pháp thử hệ thống tăng áp
Số hiệu:TCVN 8019-5:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2008Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8019-5:2008

ISO 14269-5:1997

MÁY KÉO VÀ MÁY TỰ HÀNH DÙNG TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP - MÔI TRƯỜNG BUỒNG LÁI - PHẦN 5: PHƯƠNG PHÁP THỬ HỆ THỐNG TĂNG ÁP

Tractors and self-propelled machines for agriculture and forestry - Operator enclosure environment - Part 5: Pressurization system test method

Lời nói đầu

TCVN 8019-1 : 2008, TCVN 8019-2 : 2008, TCVN 8019-3 : 2008, TCVN 8019-4 : 2008, TCVN 8019-5 : 2008, thay thế TCVN 1773 -16 : 1999.

TCVN 8019-5 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 14269-5 : 1997.

TCVN 8019-5 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8019 (ISO 14269) Máy kéo và máy tự hành dùng trong nông lâm nghiệp - Môi trường buồng lái gồm các phần:

- Phần 1: Thuật ngữ

- Phần 2: Sưởi ấm, thông thoáng và điều hòa không khí - Tính năng và phương pháp thử

- Phần 3: Xác định hiệu ứng nung nóng do mặt trời

- Phần 4: Phương pháp thử phần tử lọc không khí

- Phần 5: Phương pháp thử hệ thống tăng áp

MÁY KÉO VÀ MÁY TỰ HÀNH DÙNG TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP - MÔI TRƯỜNG BUỒNG LÁI - PHẦN 5: PHƯƠNG PHÁP THỬ HỆ THỐNG TĂNG ÁP

Tractors and self-propelled machines for agriculture and forestry - Operator enclosure environment - Part 5: Pressurization system test method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình thử để đo một cách đồng nhất độ tăng áp bên trong buồng lái của máy kéo và máy tự hành dùng trong nông lâm nghiệp khi có trang bị hệ thống thông thoáng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 8019-1 : 2008 (ISO 14269-1 : 1997), Máy kéo và máy tự hành dùng trong nông lâm nghiệp - Môi trường buồng lái - Phần 1: Thuật ngữ.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 8019-1 (ISO 14269-1) và cụ thể các thuật ngữ định nghĩa sau.

3.1. Độ tăng áp (pressurization)

Chênh lệch áp suất giữa áp suất tĩnh bên trong và bên ngoài buồng lái [định nghĩa 2.12, TCVN 8019-1 : 2008].

3.2. Hệ thống tăng áp (pressurization system)

Các phương tiện dùng để tăng áp suất buồng lái bao gồm mọi thành phần có ảnh hưởng đến tính năng của hệ thống [định nghĩa 2.13, TCVN 8019-1 : 2008].

4. Thiết bị thử nghiệm

4.1. Thiết bị đo độ tăng áp, chính xác đến 10 % giá trị đo.

4.2. Thiết bộ đo điện áp quạt, chính xác đến 2 % giá trị đo.

5. Điều kiện thử

5.1. Hệ thống tăng áp phải được dẫn động toàn bộ bởi thiết bị tiêu chuẩn trên máy thử nghiệm với động cơ vận hành ở vận tốc định mức. Điện áp tại các tiếp điểm động cơ của quạt phải không vượt quá 20 % so với định mức của hệ thống. (Ví dụ 14,4 V đối với hệ thống 12 V).

5.2. Tất cả phụ kiện máy thích hợp cho hoạt động của buồng lái, các thành phần của buồng lái và các quạt phải là những sản phẩm tiêu chuẩn hoặc tương đương, được điều chỉnh trong giới hạn các đặc tính do nhà sản xuất quy định. Bộ lọc không khí được khuyến cáo dùng khi lượng bụi trong bộ lọc có thể tác động đến độ tăng áp.

5.3. Một người vận hành có thể có mặt trong buồng lái suốt trong quá trình thử.

6. Quy trình thử

6.1. Cho hệ thống tăng áp hoạt động ít nhất là 15 min trước khi lấy số liệu. Hệ thống tăng áp phải vận hành với vận tốc quạt tối đa và sử dụng tối đa không khí bên ngoài. Không được ngắt bất cứ bộ phận điều khiển tự động tăng áp nào.

6.2. Để nhận được kết quả đồng nhất cả hệ thống điều hòa không khí và sưởi ấm không được hoạt động trong quá trình thử hệ thống tăng áp.

6.3. Ghi lại, chỉ để tham khảo, điện áp quạt, nhiệt độ môi trường, áp suất khí quyển, vận tốc gió và hướng gió tương quan với đường tâm của máy.

6.4. Ghi áp suất buồng lái theo pascal.

CHÚ THÍCH Khuyến cáo cần tránh cột áp vận tốc tác động lên bộ phận đo áp suất bằng cách giữ các miệng ra của bộ phận đo cách xa dòng không khí.

7. Báo cáo thử nghiệm

Phải đưa vào báo cáo thử nghiệm áp suất buồng lái (Pa) đo được.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi