Tiêu chuẩn TCVN 12126:2017 Xác định vàng, bạc trong tinh quặng đồng, chì, kẽm sulfua

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12126:2017

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12126:2017 ISO 10378:2016 Tinh quặng đồng, chì, kẽm và niken sulfua-Xác định vàng và bạc-Phương pháp nhiệt nghiệm khối lượng và quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
Số hiệu:TCVN 12126:2017Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2017Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12126:2017

ISO 10378:2016

TINH QUẶNG ĐỒNG, CHÌ VÀ KẼM SULFUA - XÁC ĐỊNH VÀNG VÀ BẠC - PHƯƠNG PHÁP NHIỆT NGHIỆM KHỐI LƯỢNG VÀ QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA

Copper, lead and zinc sulfide concentrates - Determination of gold and silver - Fire assay gravimetric and flame atomic absorption spectrometric method

 

Lời nói đầu

TCVN 12126:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 10378:2016.

TCVN 12126:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC102 Quặng sắt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định phần khối lượng vàng và bạc trong tinh quặng đồng, chì và kẽm sulfua. Tiêu chuẩn được xây dựng để giúp cho các phòng thử nghiệm có thể xác định phần khối lượng vàng và bạc trong các mẫu phù hợp theo các phương pháp sử dụng thiết bị.

 

TINH QUẶNG ĐỒNG, CHÌ VÀ KẼM SULFUA - XÁC ĐỊNH VÀNG VÀ BẠC - PHƯƠNG PHÁP NHIỆT NGHIỆM KHỐI LƯỢNG VÀ QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA

Copper, lead and zinc sulfide concentrates - Determination of gold and silver - Fire assay gravimetric and flame atomic absorption spectrometric method

CNH BÁO: Tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thao tác và thiết bị nguy hại. Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này là phải thiết lập các quy tắc thực hành thích hợp đảm bảo sức khoẻ, an toàn và xác định khả năng áp dụng các giới hạn của luật định trước khi sử dụng.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp nhiệt nghiệm khối lượng và quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng vàng và bạc có trong tinh quặng đồng, chì và kẽm sulfua như sau.

- Tinh quặng đồng

Phương pháp này áp dụng để xác định các hàm lượng vàng từ 0,5 g/t đến 300 g/t và hàm lượng bạc từ 25 g/t đến 1 500 g/t có trong tinh quặng đồng sulfua có hàm lượng đồng từ 15 % đến 60 %.

- Tinh quặng chì

Phương pháp này áp dụng để xác định các hàm lượng vàng từ 0,1 g/t đến 25 g/t và hàm lượng bạc từ 200 g/t đến 3 500 g/t có trong tinh quặng chì sulfua có hàm lượng chì từ 10 % đến 80 %.

- Tinh quặng kẽm

Phương pháp này áp dụng để xác định các hàm lượng vàng từ 0,1 g/t đến 12 g/t và hàm lượng bạc từ 10 g/t đến 800 g/t có trong tinh quặng kẽm sulfua có hàm lượng kẽm đến 60 %.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1044 (ISO 4787), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Dụng cụ đo thể tích - Phương pháp thử dung tích và cách sử dụng.

TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

TCVN 7149 (ISO 385), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Buret

TCVN 7151 (ISO 648), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet một mức

TCVN 7153 (ISO 1042), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình định mức một vạch

TCVN 12125 (ISO 9599), Tinh quặng đồng, chì, kẽm và niken sulfua - Xác định hàm lượng ẩm của mẫu phân tích - Phương pháp khối lượng

3  Nguyên tắc

3.1  Quy định chung

Phương pháp nhiệt nghiệm để xác định vàng và bạc bao gồm nhiều bước, đầu tiên là tách các kim loại quí ra khỏi hầu hết các kim loại kèm theo, sau đó tách vàng ra khỏi bạc và các kim loại khác được làm giàu trong hợp kim kim loại quí.

Các bước của các phép xác định được mô tả từ 3.2 đến 3.6.

3.2  Nung chảy

Các mẫu được nung chảy trong chén sau khi trộn với chất nung chảy gốc chì oxit, trong các điều kiện khử, thu được các kim loại quí ở dạng viên chì kim loại.

3.3  Cupen hóa

Các kim loại khác có trong viên chì về cơ bản được tách ra khỏi các kim loại quí bằng phương pháp nung chảy oxy hóa. Quá trình cupen tạo các hạt phần lớn gồm hợp kim bạc-vàng và một lượng nhỏ các kim loại khác.

3.4  Chia tách

Vàng được tách ra khỏi các hạt sơ cấp bằng cách xử lý với axit nitric. Cân các mẩu vàng nhỏ. Các mẩu vàng có khối lượng nhỏ hơn 50 µg được hòa tan trong dung dịch cường thủy và tiến hành xác định vàng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Bạc được xác định trong dung dịch chia tách bằng AAS.

3.5  Xử lý lại

Tất cả các cặn đều được xử lý lại để thu hồi tối đa lượng vàng và bạc. Không cần bổ sung các bộ thu gom vàng hoặc bạc, vì sau quá trình cupen cả hai kim loại vàng và bạc đều xuất hiện trong các lượng vừa đủ để có thể nhìn thấy được. Hạt thứ cấp được hòa tan trong các axit theo đó phân tích cả hai kim loại bằng AAS.

3.6  Hiệu chính tạp chất mẫu trắng

Sự nhiễm bẩn các tạp chất vàng và bạc trong các thuốc thử được hiệu chính bằng cách nung chảy các thuốc thử không có phần mẫu thử.

4  Hóa chất, thuốc thử

Trong quá trình phân tích, chỉ sử dụng các hóa chất cấp phân tích được công nhận và nước phù hợp các yêu cầu đối với loại 2 của TCVN 4851 (ISO 3696).

4.1  Natri cacbonat, khan

4.2  Chì oxit (Litharge) (PbO), độ tinh khiết cấp thuốc thử có hàm lượng vàng nhỏ hơn 0,01 g/t và hàm lượng bạc nhỏ hơn 0,2 g/t.

4.3  Silic dioxit, kết tủa

4.4  Kali nitrat hoặc natri nitrat

CHÚ THÍCH: Nếu sử dụng natri nitrat, thì các khối lượng quy định cho kali nitrat sẽ phải sửa đổi:

số gam của KNO3 x 85,0/101,1 = số gam của NaNO3

4.5  Bột mì

4.6  Borac, natri tetraborat khan đã nung chảy (bột thủy tinh borac).

4.7  Axit nitric, đậm đặc (ρ20 1,42 g/ml), nồng độ clorua < 0,5 µg/ml.

4.8  Axit nitric, pha loãng 1 + 1.

Vừa khuấy vừa cho từ từ 500 ml axit nitric đậm đặc (4.7) vào 500 ml nước.

4.9  Chì dạng lá, có hàm lượng vàng nhỏ hơn 0,01 g/t và hàm lượng bạc nhỏ hơn 0,2 g/t.

4.10  Bạc, độ tinh khiết tối thiểu 99,99 %.

4.11  Axit clohydric, (ρ20 1,16 g/ml đến 1,19 g/ml).

4.12  Thiourea, dung dịch 10 g/l.

Cho 1 g thiourea vào 100 ml nước.

4.13  Dung dịch cường thủy

Trộn ba phần axit clohydric (4.11) với một phần axit nitric (4.7). Pha chế khi cần dùng.

4.14  Các dung dịch chuẩn

Chuẩn bị các dung dịch chuẩn tại cùng nhiệt độ môi trường như khi tiến hành các phép xác định.

4.14.1  Bạc, dung dịch chuẩn gốc A (500 µg Ag/ml).

Cân 0,500 0 g kim loại bạc chính xác đến 0,1 mg. Chuyển vào cốc dung tích 100 ml, cho vào 20 ml axit nitric loãng (4.8) và làm ấm lên để hòa tan. Để nguội và thêm 20 ml axit nitric đậm đặc (4.7).

Chuyển vào bình định mức dung tích 1 000 ml, dùng nước làm đầy đến gần vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc đều lại.

4.14.2  Bạc, dung dịch chuẩn gốc B (50 µg Ag/ml).

Dùng pipet lấy 10,00 ml dung dịch bạc gốc chuẩn A (4.14.1) vào bình định mức dung tích 100 ml, dùng nước làm đầy đến gần vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc đều lại.

Chuẩn bị dung dịch mới cho từng mẻ.

4.14.3  Vàng, dung dịch chuẩn (1 000 µg Au/ml).

Cân 1,000 g kim loại vàng chính xác đến 0,1 mg. Chuyển vào cốc dung tích 200 ml, cho vào 25 ml dung dịch cường thủy (4.13) và làm ấm lên để hòa tan. Để nguội và chuyển vào bình định mức dung tích 1000 ml. Thêm 75 ml axit clohydric (4.11), dùng nước làm đầy đến gần vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc đều lại.

4.14.4  Vàng và bạc, dung dịch chuẩn (100 µg Au/ml + 50 µg Ag/ml).

Dùng pipet lấy 10,00 ml dung dịch bạc gốc chuẩn A (4.14.1) cho vào bình định mức dung tích 100 ml. Thêm 40 ml axit clohydric (4.11). Dùng pipet lấy 10,00 ml dung dịch vàng chuẩn (4.14.3) cho vào bình định mức đó. Dùng nước làm đầy đến gần vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc đều lại.

4.15  Các dung dịch đường chuẩn

Chuẩn bị các dung dịch đường chuẩn tại cùng nhiệt độ môi trường như khi tiến hành các phép xác định.

4.15.1  Các dung dịch đường chuẩn vàng/bạc

Dùng pipet lấy 0,0 ml, 1,00 ml, 2,00 ml, 5,00 ml 10,00 ml dung dịch chuẩn vàng và bạc (4.14.4) cho vào một loạt các bình định mức một vạch 100 ml.

Cho vào từng bình 40 ml axit clohydric (4.11), dùng nước làm đầy đến gần vạch mức, lắc đều và để cân bằng tại nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc đều lại.

Các dung dịch này có chứa 0,0 µg Au/ml, 1,00 µg Au/ml, 2,00 µg Au/ml, 5,00 µg Au/ml và 10,00 µg Au/ml, và 0,0 µg Ag/ml, 0,50 µg Ag/ml, 1,00 µg Ag/ml, 2,50 µg Ag/ml, và 5,00 µg Ag/ml, và các dung dịch này được chuẩn bị mới.

4.15.2  Các dung dịch đường chuẩn bạc

Dùng pipet lấy 0,0 ml, 1,00 ml, 2,00 ml, 4,00 ml, 6,00 ml, 8,00 ml 10,00 ml dung dịch bạc chuẩn B (4.14.2) cho vào một loạt các bình định mức dung tích 100 ml. Cho vào từng bình 10 ml axit nitric (4.7), dùng nước làm đầy đến gần vạch mức, lắc đều và để cân bằng tại nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc đều lại.

Các dung dịch này có chứa 0,0 µg Ag/ml, 0,50 µg Ag/ml, 1,00 µg Ag/ml, 2,00 µg Ag/ml, 3,00 µg Ag/ml, 4,00 µg Ag/ml và 5,00 µg Ag/ml, và các dung dịch này được chuẩn bị mới.

Sự nhiễm bởi các tạp chất vàng và bạc trong các thuốc thử được hiệu chính bằng cách cho nóng chảy các thuốc thử, không bao gồm phần mẫu thử.

5  Thiết bị, dụng cụ

5.1  Lò nung luyện, có nhiệt độ vận hành lớn nhất yêu cầu bằng 1 200 °C.

5.2  Lò múp, có nhiệt độ vận hành lớn nhất yêu cầu bằng 1 100 °C. Tốt nhất nên sử dụng loại lò có bộ hiển thị nhiệt độ, tự động điều chỉnh nhiệt độ, và dòng không khí được kiểm soát.

5.3  Chén nung, được làm bằng đất sét chịu lửa, có dung tích danh nghĩa từ 200 ml đến 600 ml, chịu ăn mòn bởi mẫu và và các chất nung chảy tại 1 100 °C.

5.4  Chén cupen, làm bằng magie oxit, hoặc các chén tro-xương có dung tích danh nghĩa chứa được 50 g chì nóng chảy.

Đáy trong chén lõm hình lòng chảo, như khuyến cáo trong các tài liệu về nhiệt nghiệm nêu tại Thư mục tài liệu tham khảo.

5.5  Khuôn đúc hình nón, làm bằng gang đúc, có dung tích đủ để chứa tất cả các chất chì nóng chảy và xỉ từ chén nung chảy.

5.6  Cân phân tích, chính xác đến 1 mg.

5.7  Cân phân tích, chính xác đến bằng hoặc nhỏ hơn 1 µg.

5.8  Dụng cụ thủy tinh thông thường của phòng thử nghiệm, được làm sạch không có clorua.

5.9  Các dụng cụ thể tích bằng thủy tinh, loại A phù hợp các TCVN 7149 (ISO 385), TCVN 7151 (ISO 648), và TCVN 7153 (ISO 1042) và sử dụng phù hợp với TCVN 1044 (ISO 4787).

5.10  Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), được trang bị hiệu chính nền và hạt thủy tinh trong buồng phun.

5.11  Máy quang phổ phát xạ nguyên tử plasma cặp cảm ứng (ICP).

5.12  Máy nghiền mịn (Pulverizer).

5.13  Bếp điện.

6  Mẫu

6.1  Mẫu thử

Chuẩn bị mẫu thử đã cân bằng trong không khí theo TCVN 12125 (ISO 9599).

CHÚ THÍCH: Không yêu cầu chuẩn bị mẫu thử nếu sử dụng các phần mẫu thử đã sấy sơ bộ (xem Phụ lục A).

6.2  Phần mẫu thử

Lấy nhiều mẫu đơn từ mẫu thử để có mẫu thử nghiệm theo cách sao cho đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ tinh quặng trên đĩa hoặc khay. Cân khoảng 10 g đến 20 g mẫu thử chính xác đến 1 mg. Cùng lúc đó cân các phần mẫu thử dùng cho phép phân tích, cân các phần mẫu thử để xác định hàm lượng ẩm theo TCVN 12125 (ISO 9599).

CHÚ THÍCH 1: Độ chụm của phép xác định khối lượng vàng có trong một lô là tổng của độ chụm lấy mẫu và phân tích. Sự có mặt của vàng dạng hạt trong tinh quặng góp phần làm giảm độ chụm thành phần phân tích của độ chụm toàn phần. Khi đã biết là có vàng dạng hạt trong tinh quặng làm giảm độ chụm, khuyến cáo sử dụng các phương pháp trộn và lấy mẫu sau.

a) Trộn đều mẫu theo các phương pháp như mô tả tại ISO 12743:2006:

- 15.3.2 c), thanh khuấy;

- 15.3.2 e), dụng cụ chia mẫu dạng rãnh hoặc quay.

Khuyến cáo không áp dụng các phương pháp nêu trong ISO 12743:2006,15.3.2, a), b) và d).

b) Lấy phần mẫu thử từ mẫu thử sử dụng các phương pháp sau mô tả tại ISO 12743:2006:

- 15.4.1 a), quay chia mẫu;

- 15.3.2 f), băng chia mẫu.

Khuyến cáo không áp dụng các phương pháp nêu trong ISO 12743,15.3.2, b), e) và g).

Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp quy định tại Phụ lục A để chuẩn bị các phần mẫu thử đã sấy sơ bộ từ mẫu phòng thử nghiệm.

Nếu phần mẫu thử có chứa asen cao hơn 2 %, thì phải loại bỏ nguyên tố này theo qui trình nêu tại Phụ lục J; nếu không thì có thể gây cản trở trong bước tách kim loại.

CHÚ THÍCH 2: Nếu hàm lượng đồng lớn hơn 30 %, thì khối lượng phần mẫu thử là 10 g hoặc 15 g là phù hợp (xem đoạn thứ tư của 7.4).

Đối với các loại tinh quặng chì, khối lượng phần mẫu thử nên là 10 g để đảm bảo cung cấp đủ lượng chì.

7  Cách tiến hành

7.1  Số lượng các phép xác định

Đối với từng mẫu thử, thực hiện ít nhất một phép xác định hai lần lặp lại, đảm bảo càng đúng theo các điều kiện lặp lại càng tốt.

CHÚ THÍCH 1: Các điều kiện lặp lại xảy ra khi các kết quả thử không phụ thuộc lẫn nhau, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp trên cùng một vật liệu thử trong cùng một phòng thử nghiệm do cùng một thí nghiệm viên thực hiện trên cùng một thiết bị, trong các khoảng thời gian ngắn.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp khi tỷ lệ của bạc trên vàng không lớn hơn 2,5:1 và thực hiện qui trình quy định tại 7.10 để xác định bạc, thì cần phải thực hiện các phép xác định riêng ra (xem Phụ lục D). Vì vậy, cần bốn phần mẫu thử, tức là hai phần cho phép xác định vàng và hai phần cho phép xác định bạc.

CHÚ THÍCH 3: Phụ lục I nêu lưu đồ của phương pháp xác định.

7.2  Nung chảy thử

Sử dụng qui trình nung chảy thử như mô tả tại Phụ lục B, nhằm đảm bảo viên chì có khối lượng trong khoảng từ 30 g đến 45 g.

7.3  Phép thử trắng

Thực hiện phép thử trắng như mô tả tại Phụ lục C song song với phép phân tích, sử dụng cùng một lượng của tất cả các thuốc thử, cho đủ lượng bột mì (4.5) vào chất nung chảy để có viên chì bằng khoảng 30 g đến 45 g. Không có phần mẫu thử và kali nitrat. Tổng các kết quả của phép thử trắng không được vượt quá 5 µg vàng hoặc 100 µg bạc.

7.4  Chuẩn bị các thành phần chất nung chảy

Xác định khối lượng của kali nitrat (4.4) và bột mì (4.5) cần thiết trong phần để nạp, như được đưa ra trong nung thử đã chỉ ra (xem Phụ lục B), và bao gồm thuốc thử này trong hỗn hợp trợ cháy. Các khối lượng điển hình của các thành phần chất nung chảy đối với tinh quặng đồng, chì và kẽm được nêu tương ứng tại Bảng 1 đến Bảng 3.

Trộn kỹ phần mẫu thử với chất nung chảy.

Việc trộn thật kỹ các thành phần chất nung chảy và phần mẫu thử là rất quan trọng. Tất cả các thành phần chất nung chảy phải ở trạng thái mịn với cỡ hạt tốt nhất là nhỏ hơn 0,5 mm.

Bảng 1 - Khối lượng điển hình của các thành phần chất nung chảy đối với tinh quặng đồng

Các thành phần chất nung chảy

Khối lượng, g

Natri cacbonat (4.1)

30

Chì oxit (4.2)

210

Silica (4.3)

25

Kali nitrat (4.4)

-

Bột mì (4.5)

-

Phần mẫu thử

20

Nếu hàm lượng của đồng lớn hơn 30 %, thì khối lượng chì oxit phải gấp 30 lần khối lượng đồng cộng 35 g đối với viên chì. Cách khác, có thể sử dụng 10 g hoặc 15 g trong khi duy trì thành phần chất nung chảy như nêu tại Bảng 1. Nếu có khó khăn để có được chất nung chảy lỏng, thì có thể giảm lượng silica như khuyến cáo trong Bảng 1 xuống còn 19 g, trong đó có 6 g borac.

Bảng 2 - Khối lượng điển hình của các thành phần chất nung chảy đối với tinh quặng chì

Các thành phần chất nung chảy

Khối lượng, g

Natri cacbonat (4.1)

30

Chì oxit (4.2)

100

Silica (4.3)

10

Borac (4.6)

10

Kali nitrat (4.4)

-

Bột mì (4.5)

-

Phần mẫu thử

10

Bảng 3 - Khối lượng điển hình của các thành phần chất nung chảy đối với tinh quặng kẽm

Các thành phần chất nung chảy

Khối lượng, g

Natri cacbonat (4.1)

30

Chì oxit (4.2)

120

Silica (4.3)

10

Borac (4.6)

10

Kali nitrat (4.4)

-

Bột mì (4.5)

-

Phần mẫu thử

20

Cho hỗn hợp trợ cháy vào chén

7.5  Nung chảy sơ cấp

Cho các chén thử vào lò (5.1) đã được gia nhiệt trước đến khoảng 900 °C.

Nếu sử dụng các lò đốt bằng dầu hoặc ga, thì phải ngắt ngay dòng nhiên liệu trước khi mở lò.

Nâng dần dần nhiệt độ lò lên 1000 °C đến 1050 °C. Duy trì nhiệt độ này cho đến khi khối chảy yên lặng trong ít nhất 10 min.

Nhiệt độ cài đặt tối ưu cho lò phụ thuộc vào kết cấu lò và vị trí đặt nhiệt kế. Nếu dưới đáy chén thử vẫn còn vật liệu không chảy, thì phải tăng nhiệt độ cài đặt của lò lên và lặp lại quá trình thử.

Để giảm thiểu sự ăn mòn chén và sự tích tụ các tạp chất trong viên chì, tổng thời gian nung chảy không được vượt quá 40 min. Tuy nhiên, quá trình nung chảy có thể cần thêm thời gian để ổn định, vì vậy thời gian nung chảy có thể cần kéo dài hơn 40 min.

Khuyến cáo sử dụng chụp bằng đất sét chịu lửa hoặc lớp muối hoặc borac dày khoảng 12 mm để ngăn ngừa hao hụt vật liệu thử do bụi bay hoặc sôi trào. Nếu sử dụng borac để chụp/đậy thì lượng chất nung chảy cũng giảm theo. Nếu thấy trên xỉ có hiện tượng “bắn ra” của chì (điều này thường xảy ra đối với quặng kẽm), khuyến cáo nên cho thêm borac.

Đổ hỗn hợp chảy vào khuôn hình nón khô (5.5), cần chú ý để không bị hao hụt chì hoặc xỉ. Giữ lại chén để xử lý lại nung chảy.

Để hỗn hợp nguội và cẩn thận tách viên chì ra khỏi xỉ. Đập búa lên viên chì vừa đủ để loại bỏ các hạt xỉ nhỏ bám vào. Giữ phần xỉ để xử lý lại.

Cân viên chì. Nếu khối lượng viên chì nhỏ hơn 30 g hoặc lớn hơn 45 g, thì bỏ viên chì và xỉ đó và lặp lại thử nghiệm sau khi điều chỉnh tác nhân oxy hóa thích hợp (xem Phụ lục B).

CHÚ THÍCH: Khối lượng viên chì nhỏ hơn 30 g có thể chứng tỏ hiệu suất thu gom kém, còn khi khối lượng này lớn hơn 45 g thì có thể có chứa các lượng đồng và các kim loại khác khác cao hơn.

7.6  Cupen hóa

Cho viên chì thu được tại (7.5) vào trong chén cupen (5.4) đã gia nhiệt trước và đặt vào lò múp (5.2) tại 900 °C. Cho quá trình tách kim loại quí diễn ra tại nhiệt độ lò múp thấp hơn bằng khoảng 860 °C với dòng không khí ổn định.

Các thay đổi phụ thuộc vào loại chén cupen và các điều kiện vận hành lò. Trong trường hợp chén cupen làm bằng tro xương, thì khuyến cáo nhiệt độ tách là 820 °C.

CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp chì xác định vàng, thì có thể là hữu ích khi tăng nhiệt độ lò lên 900 °C để kết thúc quá trình tách kim loại quí sau khi nhìn thấy trên chén tách có chì tan chảy với đường kính khoảng 10 mm [xấp xỉ 80 % (khối lượng) của chì đã hấp thụ].

Khi tách bằng cupen các nhiệt độ cao sẽ gây hao hụt bạc nhiều hơn, còn các nhiệt độ thấp có thể gây hiện tượng hạt “đóng băng” và làm cho quá trình tách sẽ không hoàn toàn. Khuyến cáo thực hiện xác định lượng hao hụt bạc trong quá trình tách bằng cupen, dựa vào đó quyết định các điều kiện vận hành lò (Phụ lục E).

Lấy chén cupen ra khỏi lò và để nguội.

Cẩn thận tách các hạt sơ cấp và dùng bàn chải loại bỏ các vật liệu dính vào hạt cupen. Làm phẳng nhẹ các hạt và cho vào chén sứ dung tích 30 ml.

CHÚ THÍCH 2: Có thể dùng ống nghiệm thay cho chén sứ.

CHÚ THÍCH 3: Trong trường hợp khi tỷ lệ của bạc trên vàng trong hạt sơ cấp lớn hơn 2,5 đến 1, thì xác định bạc bằng phương pháp khối lượng thay cho qui trình quy định tại 7.10. Đối với phương pháp khối lượng, cân hạt sơ cấp chính xác đến 1 µg (mo), tính bằng microgam, tiến hành tách theo qui trình nêu tại 7.8, và xác định các tạp chất trong dung dịch tách và rửa theo qui trình quy định tại Phụ lục G.

CHÚ THÍCH 4: Nếu có khó khăn để thu hồi hạt do kích cỡ nhỏ, thì thêm 1 mg paladi trước khi nung chảy. Trong trường hợp này, hạt paladi được hòa tan và xác định theo qui trình nêu tại 7.9.

Giữ chén cupen lại để tiếp tục xử lý cặn.

7.7  Xử lý lại phần cặn

Cho cả cupen và xỉ vào máy nghiền (5.12) và nghiền khoảng 20 s để vật liệu giảm kích cỡ xuống nhỏ hơn 150 µm.

Nếu sử dụng các chén cupen magie, khuyến cáo xử lý chén cupen và xỉ riêng biệt.

CHÚ THÍCH 1: Nghiền lâu sẽ làm cho vật liệu dính kết/đóng bánh và làm tăng nhiệt bi nghiền.

CHÚ THÍCH 2: Có thể làm sạch máy nghiền giữa các lần nghiền mẫu bằng cách nghiền các phần nhỏ của thủy tinh hoặc thạch anh vụn.

Trộn kỹ các cặn nghiền mịn với chất nung chảy. Thành phần điển hình của chất nung chảy được nêu trong Bảng 4.

Bảng 4 - Khối lượng điển hình của các thành phần chất nung chảy để xử lý lại cặn

Thành phn chất nung chảy

Khối lượng, g

Cupen magie oxit

Cupen tro xương

Natri cacbonat (4.1)

50 đến 60

40

Chì oxit (4.2)

50 đến 60

45

Silica (4.3)

50 đến 60

20

Bột (4.4)

4

2 đến 3

Borac (4.6)

30 đến 50

15

Khối lượng bột nêu tại Bảng 4 là điển hình. Khối lượng này phải đủ để tạo ra viên chì 30 g đến 45 g.

Ngoài các thành phần chất nung chảy nêu trong Bảng 4, khối lượng kết hợp của xỉ và chén cupen của quá trình nung chảy sơ bộ có thể vượt quá dung tích các chén thử, hoặc quá trình nung chảy có thể phản ứng mạnh làm cho chất nung chảy sôi sục bọt lên. Trong các trường hợp này cho phép tách cặn thành hai phần bằng nhau và nung riêng trong hai chén. Các viên chì thu được nên cupen riêng, hoặc gộp lại với nhau và cùng cupen.

Cho hỗn hợp này vào chén nghiệm ban đầu.

Thực hiện nung chảy như nêu chi tiết tại 7.5, bỏ chén và xỉ đi.

Tiến hành thử viên chì như nêu chi tiết tại 7.6 để thu được hạt thứ cấp và bỏ chén cupen đi.

7.8  Xác định vàng trong các hạt sơ cấp

Thêm 10 ml axit nitric loãng (4.8) vào các hạt sơ cấp trong chén sứ đã chuẩn bị tại 7.6 và gia nhiệt từ từ trên bếp điện (5.13) trong 20 min hoặc cho đến khi phản ứng chấm dứt.

CHÚ THÍCH 1: Điều cốt yếu là không có clorua trong quá trình tách; nếu không thì một số vàng có thể hòa tan.

Khi các hạt được xử lý với axit nitric loãng nóng, thì bạc bắt đầu tan với điều kiện là tỷ lệ giữa bạc và vàng trong hạt lớn hơn 2,5 đến 1. Tốc độ hòa tan tăng lên khi hàm lượng của bạc trong hạt tăng. Tránh sự tấn công nhanh của hạt bằng cách pha loãng thêm và gia nhiệt chậm để ngăn ngừa sự rã ra của vàng. Tỷ lệ giữa bạc và vàng nhỏ hơn 2,5:1. vì cho thấy là không tách được trong axit nitric loãng nóng vì vậy hạt phải được thêm bạc (xem Phụ lục D).

Nếu có nguy cơ bọt vàng vỡ vụn trong quá trình tách, thì khuyến cáo là thực hiện các thao tác với axit sulfuric (xem Phụ lục F).

Rót cẩn thận dung dịch này vào cốc dung tích 200 ml bằng cách gạn để tránh sự hao hụt.

Thêm 15 ml axit nitric loãng ấm (4.8) vào chén sứ và tiếp tục gia nhiệt nhẹ cho đến khi tách được hoàn toàn. Bước này thực hiện trong khoảng 25 min.

Rót cẩn thận dung dịch này vào cốc dung tích 200 ml bằng cách gạn để tránh hao hụt. Rửa chén và vàng bằng bốn lần nước nóng mỗi lần 15 ml. Gom tất cả các nước rửa vào cùng cốc dung tích 200 ml. Giữ lại dung dịch này để xác định bạc như quy định tại 7.10.

CHÚ THÍCH 2: Có thể xác định khả năng xuất hiện các hạt vàng trong phần gom và trong các dung dịch rửa bằng cách cho bay hơi dung dịch từ từ còn từ 2 ml đến 3 ml, sau đó tiếp tục xác định như quy định tại 7.9.

Làm khô bọt vàng trong chén sứ, trên bếp điện.

Cho chén vào lò múp (5.2) để tôi vàng tại nhiệt nóng đỏ trong khoảng 5 min.

Để nguội và cân mẩu vàng nhỏ tạo thành chính xác đến 1 µg (m1), tính bằng microgam.

Nếu khối lượng vàng nhỏ hơn 50 µg, lặp lại quá trình nung chảy và tách cupen kim loại, sau đó hòa tan hạt đã chuẩn bị và xác định hàm lượng vàng và bạc theo 7.9 không cần thao tác chia tách. Qui trình thay thế này được khuyến cáo có nguy cơ bọt vàng vỡ vụn trong quá trình tách. Tuy nhiên, không thể áp dụng qui trình này nếu khối lượng cuối cùng của phần mẫu thử theo hàm lượng bạc, tức là khối lượng trong phần mẫu thử, lớn hơn 7 500 µg.

CHÚ THÍCH 3: Nếu độ nhạy của cân vi lượng là 0,1 µg, thì phạm vi áp dụng của phương pháp có thể mở rộng đến 5 µg vàng, trong trường hợp như vậy, cân mẩu vàng chính xác đến 0,1 µg (m1), tính bằng microgram.

Giữ lại mẩu vàng để xác định bạc trong đó. Hòa tan mẩu này và xác định khối lượng bạc theo 7.9. Có thể kết hợp một số mẩu vàng đã cân của cùng một mẫu phòng thử nghiệm để xác định.

Platin và paladi được loại khỏi mẩu kim loại nhỏ trong quá trình chia tách bằng axit nitric. Nếu thấy cần xác định các nguyên tố này còn lại trong mẩu kim loại, thì xác định theo qui trình nêu tại 7.9, theo đó cho platin và paladi vào các dung dịch chuẩn theo tỷ lệ tương ứng. Đối với AAS hoặc ICP, nếu không thể thu được giới hạn phát hiện đủ trên một mảnh đơn lẻ, thì cần kết hợp nhiều mảnh của cùng một mẫu thử phòng thử nghiệm.

7.9  Xác định vàng và bạc trong các hạt thứ cấp và mẫu trắng, và bạc trong các mẩu kim loại

Đối với các mẫu trắng và mẫu thử được xác định theo qui trình nêu tại đoạn thứ tư cuối cùng của 7.8 không có thao tác tách, thì nên kết hợp các hạt sơ cấp và thứ cấp để xử lý cùng nhau.

Chuyển (các) hạt hoặc (các) mảnh kim loại nhỏ vào ống nghiệm hoặc chén sứ. Cho vào 2 ml axit nitric (4.7) và làm ấm lên trên khối gia nhiệt hoặc bể cát đã đặt tại khoảng 98 °C. Cho vào 6 ml axit clohydric (4.11) và gia nhiệt lại để làm hòa tan vàng. Nếu cần, cho thêm 2 ml axit nitric (4.7). Lấy dung dịch trên, hoặc dung dịch đã chuẩn bị theo Phụ lục C, và gia nhiệt đến gần khô.

Không để dung dịch bay hơi đến khô, nếu không thì sẽ hình thành kim loại vàng.

Lấy ống nghiệm hoặc chén ra khỏi khối gia nhiệt hoặc bể cát và để nguội. Cho 10 ml axit clohydric (4.11) và lắc hoặc xoay để hòa tan các muối. Chuyển định lượng sang bình định mức dung tích 50 ml, thêm 10 ml axit clohydric (4.11), dùng nước làm đầy đến vạch mức, và lắc kỹ.

Tùy thuộc vào hàm lượng bạc (xem Phụ lục K), có thể cần pha loãng sao cho nồng độ bạc trong các dung dịch thử nằm trong phạm vi của các dung dịch đường chuẩn bạc (4.15.1). Có thể cho vào axit clohydric (4.11) sao cho có 40 ml axit có trong 100 ml các dung dịch thử đã pha loãng.

Hút các dung dịch thử và các dung dịch đường chuẩn vàng/bạc (4.15.1) vào máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (5.10) và đo độ hấp thụ. Theo hướng dẫn, khuyến cáo các thông số cài đặt về hấp thụ nguyên tử nêu trong Bảng 5, tuy nhiên, cần tối ưu hóa thiết bị để không bị nhiễu và có độ nhạy tối đa và gần sát với mối tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng độ.

Bảng 5 - Khuyến cáo cài đặt các thông số hấp thụ nguyên tử

Thông số

Vàng

Bạc

Ngọn lửa

Không khí/acetylen (oxy hóa)

Bước sóng

242,8 nm

328,1 nm

Dòng điện của đèn

4 mA

5 mA

Bộ hiệu chính nền

Bật

Tắt

Tốc độ hút

Tối ưu hóa cho tín hiệu lớn nhất

Thời gian tích hợp

3 s

Số lần tích hợp

5

Độ ấp thụ bằng 5 µg/ml dung dịch đường chuẩn

0,17

0,55

Thực hiện ba lần đo đối với từng dung dịch thử và dung dịch đường chuẩn. Tính giá trị hấp thụ trung bình cho từng dung dịch, tính đến ba chữ số có nghĩa, miễn là dải của các giá trị không vượt quá 0,003 đơn vị hấp thụ. Nếu không đáp ứng yêu cầu này thì phải lặp lại phép đo.

Để làm sạch hệ thống ống phun, nên khuyến cáo là hút dung dịch làm sạch giữa các phép đo, ví dụ, chuẩn bị dung dịch làm sạch bằng cách cẩn thận cho 500 ml axit clohydric (4.11) và 100 ml axit nitric đậm đặc (4.7) vào 400 ml nước.

Vẽ đường chuẩn của độ hấp thụ so với nồng độ và xác định các nồng độ vàng và/hoặc bạc trong các dung dịch thử, tính bằng microgam trên mililit, sau đó tính khối lượng vàng và/hoặc bạc (ma), tính bằng microgam, sử dụng Phương trình (1):

ma = ρ x TDF

(1)

trong đó

ρ là nồng độ khối lượng vàng và/hoặc bạc;

TDF là hệ số pha loãng toàn phần.

Cách khác, có thể sử dụng máy quang phổ phát xạ nguyên tử ICP (5.11) để xác định vàng và bạc tại bước sóng thích hợp. Các bước sóng điển hình là 242,8 nm đối với vàng và 328,1 nm đối với bạc; tuy nhiên, thiết bị này phải được tối ưu hóa để tránh bị nhiễu và có độ nhạy lớn nhất gần sát mối tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng độ. Để cải thiện độ chụm, khuyến cáo hiệu chính chuẩn nội đồng thời được chấp nhận. Thông thường Ytri được sử dụng làm chất chuẩn nội.

Trong quá trình các phép xác định AAS hoặc ICP, các dung dịch thử và các dung dịch đường chuẩn đều phải có nhiệt độ như nhau, cũng như nồng độ axit cũng phải giống nhau.

7.10  Xác định bạc trong dung dịch tách

CHÚ THÍCH 1: Phép xác định này có thể áp dụng khi tỷ lệ giữa bạc và vàng lớn hơn 2,5:1 và bạc đã tách ra từ vàng như chỉ ra tại 7.8.

CHÚ THÍCH 2: Có thể xác định bạc theo phương pháp khối lượng thay cho qui trình nêu tại điều này. Đối với phương pháp khối lượng, xác định các tạp chất trong các dung dịch tách và nước rửa theo qui trình nêu tại Phụ lục G.

Lấy các dung dịch tách và nước rửa, đã giữ lại tại 7.8. Gia nhiệt cho bay hơi còn xấp xỉ 20 ml, để nguội, sau đó cho vào 2 ml axit nitric (4.8). Chuyển vào bình định mức dung tích 100 ml, dùng nước làm đầy đến vạch mức và lắc đều.

Nếu dung dịch vẩn đục, thì vừa khuấy vừa cho vào từng giọt dung dịch thiourea 1 % (4.12) cho đến khi dung dịch trong. Cho thêm 2 ml, sau đó pha loãng đến vạch mức.

Tùy thuộc vào hàm lượng bạc (xem Phụ lục K), có thể cần pha loãng sao cho nồng độ bạc trong các dung dịch thử nằm trong dải của các dung dịch đường chuẩn bạc (4.15.2). Có thể cho axit nitric (4.7) vào sao cho 10 ml axit có trong 100 ml các dung dịch thử đã pha loãng.

Hút các dung dịch thử và các dung dịch đường chuẩn bạc (4.15.2) vào máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (5.10) và đo độ hấp thụ. Theo hướng dẫn, khuyến cáo các thông số cài đặt về hấp thụ nguyên tử nêu trong Bảng 5, tuy nhiên, cần tối ưu hóa thiết bị để không bị nhiễu và có độ nhạy tối đa và gần sát với mối tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng độ.

Thực hiện ba lần đo đối với từng dung dịch thử và dung dịch đường chuẩn. Tính giá trị hấp thụ trung bình cho từng dung dịch, tính đến ba chữ số có nghĩa, miễn là dải các giá trị không vượt quá 0,003 đơn vị hấp thụ. Nếu không đáp ứng yêu cầu này thì phải lặp lại phép đo.

Vẽ đường chuẩn của độ hấp thụ so với nồng độ và xác định các nồng độ bạc trong các dung dịch thử, tính bằng microgam trên mililit, sau đó tính khối lượng bạc (ma), tính bằng microgam, theo Phương trình (1).

Cách khác, có thể sử dụng máy quang phổ phát xạ nguyên tử ICP (5.11) để xác định bạc tại bước sóng thích hợp. Bước sóng điển hình là 328,1 nm; tuy nhiên, thiết bị này phải được tối ưu hóa để tránh bị cản trở và có độ nhạy cực đại gần sát mối tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng độ. Để cải thiện độ chụm, khuyến cáo nhận hiệu chính chuẩn nội đồng thời được chấp nhận. Thông thường sử dụng Ytri làm chất chuẩn nội.

Trong quá trình các phép xác định AAS hoặc ICP, các dung dịch thử và các dung dịch đường chuẩn đều phải có nhiệt độ như nhau, cũng như nồng độ axit cũng phải giống nhau.

8  Biểu thị kết quả

8.1  Hàm lượng của vàng

Hàm lượng vàng của phần mẫu thử, wAu biểu thị bằng gam trên tấn, được tính theo Phương trình (2):

(2)

trong đó

m1

là khối lượng vàng thu được trong hạt sơ cấp (như cân được hoặc xác định theo AAS), tính bằng microgam;

m2

là khối lượng vàng trong hạt thứ cấp, tính bằng microgam;

mB + mBR

là khối lượng vàng trong hạt sơ cấp mẫu trắng kết hợp với khối lượng vàng trong hạt thứ cấp mẫu trắng của cặn thu hồi, tính bằng microgam;

m5

là khối lượng bạc còn lại trong mẩu quặng (trong trường hợp sử dụng AAS để nhận được m1,m5 = 0), tính bằng microgam;

mw

là khối lượng vàng trong các dung dịch tách và rửa, tính bằng microgam;

m

là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam;

H

là hàm lượng ẩm của phần mẫu thử, tính bằng phần trăm (trong trường hợp sử dụng mẫu đã sấy sơ bộ thì H = 0).

8.2  Hàm lượng của bạc

Nếu bạc được xác định theo qui trình quy định tại 7.10, thì hàm lượng bạc của phần mẫu thử, (wAg) biểu thị bằng gam trên tấn, được tính theo Phương trình (3):

(3)

trong đó

m3

là khối lượng bạc trong các dung dịch tách và rửa, tính bằng microgam;

m4

là khối lượng bạc trong cặn thu hồi, tính bằng microgam;

mB + mBR

là khối lượng bạc trong hạt sơ cấp mẫu trắng kết hợp với khối lượng bạc trong phép xác định mẫu trắng của cặn thu hồi, tính bằng microgam;

m5

là khối lượng bạc còn lại trong mẩu quặng, tính bằng microgam;

m

là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam;

H

là hàm lượng m của phần mẫu thử, (trong trường hợp sử dụng mẫu đã sấy sơ bộ thì H = 0), tính bằng phần trăm.

Nếu không đạt được sự thu hồi bạc hoàn toàn trong quá trình tách bằng cupen, thì hiệu chính hàm lượng bạc của phần mẫu thử (xem Phụ lục E).

Nếu xác định bạc theo phương pháp khối lượng thay cho qui trình nêu tại 7.10, thì hàm lượng bạc của phần mẫu thử, (wAg) biểu thị bằng gam trên tấn, được tính theo Phương trình (4):

(4)

trong đó

m0

là khối lượng của hạt sơ cấp, tính bằng microgam;

m1

là khối lượng vàng thu được trong hạt sơ cấp (theo khối lượng hoặc xác định theo AAS), tính bằng microgam;

m4

là khối lượng bạc trong cặn thu hồi, tính bằng microgam;

mB + mBR

là khối lượng bạc trong hạt sơ cấp mẫu trắng kết hợp với khối lượng bạc trong phép xác định mẫu trắng của cặn thu hồi, tính bằng microgam;

m5

là khối lượng bạc còn lại trong mẩu quặng, tính bằng microgam;

mipm

là tổng khối lượng của các tạp chất trong các dung dịch tách và rửa nhận được theo qui trình nêu tại Phụ lục G, tính bằng microgam;

m

là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam;

H

là hàm lượng ẩm của phần mẫu thử, (trong trường hợp sử dụng mẫu đã sấy sơ bộ thì H = 0), tính bằng phần trăm.

Nếu không đạt được sự thu hồi bạc hoàn toàn trong quá trình tách bằng cupen, thì hiệu chính hàm lượng bạc của phần mẫu thử (xem Phụ lục E).

9  Độ chụm

9.1  Biểu thị độ chụm

Độ chụm của phép phân tích này được biểu thị bằng các Phương trình sau:

Tinh quặng kẽm

Vàng

(5)

(6)

Bạc

(7)

(8)

Tinh quặng chì

Vàng

(9)

(10)

Bạc

(11)

(12)

Tinh quặng đồng

Vàng

(13)

(14)

Bạc

(15)

(16)

trong đó

 là trung bình của hàm lượng vàng hoặc bạc trong mẫu thử, tính bằng gam trên tấn;

Sr là độ lệch chuẩn trong nội bộ phòng thí nghiệm, tính bằng gam vàng hoặc bạc trên tấn;

Sl là độ lệch chuẩn giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam vàng hoặc bạc trên tấn.

9.2  Phương pháp tính kết quả cuối cùng (xem Phụ lục H)

Tính các đại lượng sau từ các kết quả xác định hai lần lặp lại X1X2 và tiến hành theo lưu đồ nêu tại Phụ lục H:

Trung bình của các kết quả hai lần lặp lại:

(17)

Độ lệch chuẩn nội bộ một phòng thử nghiệm:

Tinh quặng kẽm

Xác định vàng

(18)

Xác định bạc

(19)

Tinh quặng chì

Xác định vàng

(20)

Xác định bạc

(21)

Tinh quặng đồng

Xác định vàng

(22)

Xác định bạc

(23)

Giới hạn độ lặp lại

e = 2,8Sr

(24)

9.3  Độ chụm giữa các phòng thử nghiệm

Sử dụng độ chụm giữa các phòng thử nghiệm để xác định sự nhất quán giữa các kết quả do hai (hoặc nhiều) phòng thử nghiệm đã báo cáo. Giả sử là tất cả các phòng thử nghiệm này đều áp dụng theo cùng một qui trình.

Tính các đại lượng sau:

Trung bình của các kết quả cuối cùng:

µ1,2 = (µ1 + µ2)/2

(25)

Độ lệch chuẩn giữa các phòng thử nghiệm:

Tinh quặng kẽm

Xác định vàng

SL = 0,050 4 µ1,2 + 0,057 1

(26)

Xác định bạc

SL = 0,016 6 µ1,2 + 5,775 0

(27)

Tinh quặng chì

Xác định vàng

SL = 0,058 2 µ1,2 + 0,055 3

(28)

Xác định bạc

SL = 0,003 2 µ1,2 + 16,974 7

(29)

Tinh quặng đồng

Xác định vàng

SL = 0,008 4 µ1,2 + 0,265 1

(30)

Xác định bạc

SL = 0,010 9 µ1,2 + 2,155 8

(31)

Độ lệch chuẩn nội bộ một phòng thử nghiệm:

Tinh quặng kẽm

Xác định vàng

Sr = 0,022 5 µ1,2 + 0,032 5

(32)

Xác định bạc

Sr = 0,009 1 µ1,2 + 2,057 5

(33)

Tinh quặng chì

Xác định vàng

Sr = 0,030 9 µ1,2 + 0,033 6

(34)

Xác định bạc

Sr= 0,003 2 µ1,2 + 5,843 8

(35)

Tinh quặng đồng

Xác định vàng

Sr = 0,004 4 µ1,2 + 0,242 2

(36)

Xác định bạc

Sr = 0,007 5 µ1,2 + 0,968 8

(37)

 

Chênh lệch cho phép:                                                        (38)

Khoảng biến thiên: E = |µ1 + µ2|                                                                    (39)

µ1 là kết quả cuối cùng do phòng thử nghiệm 1 báo cáo, tính bằng gam vàng hoặc bạc trên tấn;

µ2 là kết quả cuối cùng do phòng thử nghiệm 2 báo cáo, tính bằng gam vàng hoặc bạc trên tấn.

Nếu E nhỏ hơn hoặc bằng P thì các kết quả cuối cùng là phù hợp.

9.4  Kiểm tra độ đúng

9.4.1  Quy định chung

Độ đúng của phương pháp phân tích có thể kiểm tra bằng cách áp chúng vào chất chuẩn được chứng nhận (CRM). Qui trình kiểm tra tương tự như qui trình nêu tại Điều 7. Khi độ chụm đã được khẳng định, thì so sánh kết quả cuối cùng của phòng thử nghiệm với giá trị đã chứng nhận, Ac.

Có hai trường hợp sau:

|µc-Ac|≤C

(40)

Nếu xảy ra điều kiện này, thì chênh lệch giữa kết quả báo cáo và giá trị đã chứng nhận là không có ý nghĩa về mặt thống kê.

c-Ac|>C

(41)

Nếu xảy ra điều kiện này, thì chênh lệch giữa kết quả báo cáo và giá trị đã chứng nhận là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Trong các Phương trình (40) và (41) các ký hiệu có nghĩa như sau:

µc

là kết quả cuối cùng của chất chuẩn được chứng nhận, tính bằng gam vàng hoặc bạc trên tấn;

Ac

là giá trị chứng nhận của chất chuẩn được chứng nhận, tính bằng gam vàng hoặc bạc trên tấn;

C

là đại lượng phụ thuộc vào loại chất chuẩn chứng nhận đã sử dụng, tính bằng gam vàng hoặc bạc trên tấn, như xác định tại 9.4.2.

9.4.2  Chất chuẩn được chứng nhận (CRM) hoặc chất chuẩn (RM)

Các chất chuẩn sử dụng cho mục đích này được chuẩn bị và chứng nhận phù hợp theo TCVN 8245 (ISO Guide 35).

9.4.2.1 Chất chuẩn được chứng nhận/đặc trưng bởi chương trình thử nghiệm liên phòng

Tính đại lượng C (xem 9.4.1) bằng gam vàng hoặc bạc trên tấn, theo công thức (42):

(42)

trong đó

s2(AC) là phương sai của giá trị chứng nhận;

n là số lượng các phép xác định lặp lại.

9.4.2.2  Chất chuẩn được chứng nhận/đặc trưng bởi một phòng thử nghiệm

Tính đại lượng C (xem 9.4.1) bằng gam vàng hoặc bạc trên tấn, theo công thức (43):

(43)

CHÚ THÍCH: Khuyến cáo tránh sử dụng chất chuẩn chứng nhận loại này, trừ khi đã biết chất chuẩn chứng nhận (CRM) cụ thể có giá trị độ không chệch.

10  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:

a) nhận dạng mẫu thử;

b) viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) hàm lượng vàng của mẫu thử, tính bằng gam trên tấn;

d) ngày thực hiện phép thử;

e) tất cả các sự việc xảy trong quá trình xác định mà có thể gây ảnh hưởng đến các kết quả thử nghiệm.

 

Phụ lục A

(qui định)

Qui trình chuẩn bị và xác định khối lượng phần mẫu thử đã sấy sơ bộ

A.1  Qui định chung

Phụ lục này quy định phương pháp chuẩn bị và xác định khối lượng của phần mẫu thử đã sấy sơ bộ dùng cho các phép phân tích tinh quặng đồng, chì và kẽm sulfua. Phương pháp này có thể áp dụng cho các loại tinh quặng đồng, chì và kẽm sulfua không dễ bị ôxy hóa và có các hàm lượng ẩm từ 0,05 % đến 2 %

A.2  Nguyên tắc

Sấy khô phần mẫu thử sử dụng cho phép phân tích trong tủ sấy duy trì tại nhiệt độ 105 °C ± 5 °C. Cân phần mẫu thử đã sấy khô này và sử dụng cho phép phân tích. Không yêu cầu hiệu chính về độ ẩm.

A.3  Thuốc thử

A.3.1  Chất hút ẩm, ví dụ như gel silica loại tự hiển thị hoặc magie peclorat khan.

CẢNH BÁO - Phải cẩn thận khi thải bỏ magie perclorat và tất cả các hóa chất dùng trong phòng thử nghiệm. Luôn luôn tuân thủ theo các qui chuẩn về môi trường. Người sử dụng phải tìm hiểu tư vấn từ các chuyên gia để xác định các phương pháp thải bỏ thích hợp, hiệu quả, có ý thức nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và thân thiện với môi trường.

A.4  Thiết bị, dụng cụ

Các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:

A.4.1  Cân phân tích, chính xác đến 0,1 mg.

A.4.2  Các bình (để) cân, bằng thủy tinh hoặc silica hoặc kim loại bền với ăn mòn, có nắp kín khít ngoài.

Đối với các phần mẫu thử khối lượng nhỏ (khối lượng nhỏ hơn 3 g), khối lượng của các bình càng nhỏ càng tốt, tức là nhỏ hơn 20 g.

A.4.3  Tủ sấy phòng thử nghiệm, có khả năng duy trì nhiệt độ tại 105 °C ± 5 °C.

A.5  Cách tiến hành

A.5.1  Chuẩn bị bình cân

Làm khô bình cân và nắp của nó (A.4.2) bằng cách sấy trong tủ sấy phòng thử nghiệm (A.4.3) tại nhiệt độ 105 °C ± 5 °C trong 1 h. Cho bình cân này và nắp của nó vào bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm mới phù hợp (A.3.1) và để nguội đến nhiệt độ phòng.

A.5.2  Phần mẫu thử

Cân khối lượng bì của bình cân và nắp của nó đã sấy khô (A.5.1). Cho ngay khối lượng mẫu phòng thử nghiệm đã quy định cho phép phân tích vào bình cân. Tại thời điểm này không yêu cầu chính xác tổng khối lượng của phần mẫu thử và bình cân.

A.5.3  Xác định khối lượng của phần mẫu thử khô

Cho bình cân chưa đậy nắp và phần mẫu thử cùng nắp của bình cân vào tủ sấy phòng thử nghiệm (A.4.3) và sấy tại nhiệt độ 105 °C ± 5 °C trong 2 h. Sau khoảng thời gian 2 h, lấy bình cân và phần mẫu thử khô ra khỏi tủ sấy, đậy nắp bình cân, và để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ môi trường xung quanh. Khi đã nguội, lấy bình cân có chứa phần mẫu thử khô và nắp bình cân từ bình hút ẩm ra và cân chính xác đến 0,1 mg (m6) sau khi mở hé nắp ra và nhanh chóng đậy lại. Chuyển phần mẫu thử vào thiết bị phân tích phù hợp và cân lại ngay bình cân rỗng (không chứa phần mẫu thử) và nắp của nó. Ghi lại khối lượng này (m7) chính xác đến 0,1 mg.

Đối với các tinh quặng mới chưa biết rõ các tính chất, thì khuyến cáo nên lặp lại quá trình sấy thêm 2 h nữa tại nhiệt độ 105 °C ± 5 °C và tiến hành cân lại bình cân và phần mẫu thử với nắp bình cân chính xác đến 0,1 mg (m'6). Khối lượng phần mẫu thử có thể coi là không đổi nếu chênh lệch giữa (m6-m'6) ≤ 0,5 mg. Nếu không đạt được điều kiện này thì phải thực hiện lại các bước sấy và cân.

A.6  Tính khối lượng khô của phần mẫu thử

Khối lượng khô của phần mẫu thử (m8), tính bằng gam theo Công thức (A.1):

m8 = m6 - m7

(A.1)

trong đó

m6 là khối lượng của phần mẫu thử khô cộng với bình cân và nắp của nó, tính bằng gam;

m7 là khối lượng của bình cân rỗng và nắp của nó, tính bằng gam.

Khối lượng của phần mẫu thử khô là khối lượng sử dụng để tính hàm lượng nguyên tố có trong mẫu phòng thử nghiệm trên trạng thái khô. Không yêu cầu hiệu chính đối với độ ẩm.

 

Phụ lục B

(qui định)

Nung chảy thử

B.1  Qui định chung

Khối lượng của tác nhân oxy hóa, kali nitrat hoặc natri nitrat (4.4) trong phần nạp phụ thuộc vào khả năng khử của mẫu thử.

Tiến hành thử nghiệm nung chảy để đảm bảo rằng thử nghiệm nung chảy tạo ra viên chì có khối lượng từ 30 g đến 45 g.

B.2  Cách tiến hành

Trộn đều phần mẫu thử với khối lượng thích hợp các thành phần chất nung chảy. Các khối lượng điển hình của các chất nung chảy đối với các loại tinh quặng đồng, chì và kẽm được thể hiện tương ứng trong Bảng 1 đến Bảng 3.

Tiến hành nung chảy như quy định tại 7.5.

Cân viên chì thu được từ quá trình nung chảy. Nếu khối lượng các viên này nhỏ hơn 30 g hoặc lớn hơn 45 g, thì có thể thực hiện điều chỉnh các đặc tính oxy hóa/khử của hỗn hợp nung chảy theo các cách ước lượng sau:

a) cho thêm 1 g kali nitrat sẽ giảm khối lượng viên chì khoảng 4 g;

b) các thay đổi về khối lượng của phần mẫu thử sẽ ảnh hưởng đến kích cỡ viên chì xấp xỉ như sau: 1 g sulfua trong phần mẫu thử sẽ gây tăng khoảng 19 g chì;

c) đối với các mẫu đã nung hoặc các mẫu khác mà không tạo ra các viên chì ít nhất 30 g, thì có thể cho bột mì (4.5) để làm tăng các tính chất khử của vật liệu nạp; bột được trộn kỹ với các thành phần khác có trong vật liệu nạp (để tham khảo: 1 g bột làm tăng xấp xỉ 10 g đến 12 g chì).

 

Phụ lục C

(quy định)

Phép xác định mẫu trắng

C.1  Qui định chung

Thực hiện phép xác định mẫu trắng để xác định hàm lượng của vàng hoặc bạc của các thuốc thử dùng cho thử nghiệm, chủ yếu là chì oxit. Khuyến cáo mẫu trắng được xác định hai lần lặp lại.

C.2  Cách tiến hành

Trộn kỹ, đều các chất nung chảy với một lượng bột đủ (4.5). Khối lượng điển hình của các chất nung chảy cho các loại tinh quặng đồng, chì và kẽm được nêu tương ứng tại các Bảng 1 đến Bảng 3, và có thể bỏ kali nitrat (4.4) ra khỏi các thành phần gây cháy. Lượng bột thông thường là 3 g đến 4 g, như một tác nhân khử để tạo ra viên chì từ 30 g đến 45 g.

Tiếp tục thực hiện phép xác định mẫu trắng theo 7.5 đến 7.7.

Kết hợp các hạt mẫu trắng sơ cấp và thứ cấp và xác định nồng độ vàng và bạc của dung dịch mẫu trắng theo 7.9.

 

Phụ lục D

(qui định)

Phương pháp thêm bạc

D.1  Qui định chung

Để đảm bảo tách hoàn toàn các hạt chì, tỷ lệ giữa bạc và vàng trong hạt phải lớn hơn 2,5:1. Các hạt trong trường hợp không đạt tỷ lệ này, tức là, các hạt có hàm lượng vàng vượt quá 30 % cần được thêm bạc. Tuy nhiên, trong các trường hợp khi bạc được xác định bằng AAS hoặc ICP, thì bạc không thể xác định được trong các hạt đã thêm bạc, và vì thế cần tiến hành xác định vàng và bạc riêng rẽ. Vàng phải xác định theo cách thêm bạc phù hợp theo phụ lục này, và bạc được xác định theo phương pháp hòa tan như qui định tại 7.9 không cần hòa tách.

Nếu xác định bạc theo phương pháp khối lượng thay cho qui trình nêu tại 7.10, thì cân hạt sơ cấp trước khi tiến hành tách. Tách hạt theo phụ lục này, thực hiện cách chia tách theo qui trình nêu tại 7.8 và xác định các tạp chất trong dung dịch tách và rửa theo qui trình nêu tại Phụ lục G.

CHÚ THÍCH 1: Nếu tỷ lệ bạc trên vàng đã biết nhỏ hơn 2,5:1, thì trước khi nung chảy lần đầu có thể bổ sung khối lượng thích hợp của bạc để có tỷ lệ bằng 4:1.

CHÚ THÍCH 2: Nếu khối lượng của vàng nhỏ hơn 50 µg, có thể hòa tan hạt mà không cần tách và có thể xác định hàm lượng bạc và vàng theo 7.9. Trong các trường hợp như vậy, không cần thêm bạc.

Có thể xác định bạc theo phương pháp nêu tại 7.9 không cần bước tách, miễn là khối lượng cuối cùng của phần mẫu thử theo hàm lượng bạc, tức là khối lượng trong phần mẫu thử, lớn hơn 7 500 µg. Vì vậy phần mẫu thử bằng 20 g là quá nhiều để xác định bạc, trong đó hàm lượng của nguyên tố sẽ vượt 325 g/t.

D.2  Cách tiến hành

Cân hạt thử trước khi thực hiện bất kỳ thao tác chia tách (m0).

Cho vào một khối lượng bạc (4.10) đủ để thu được tỷ lệ bạc trên vàng là 4:1.

Gói hạt thử và bạc vào nhau trong chì dạng lá 0,5 g (4.9), tiến hành cupen phù hợp 7.6 để có hạt giàu bạc và xác định hàm lượng vàng theo 7.8.

 

Phụ lục E

(qui định)

Xác định hao hụt do bay hơi bạc trong quá trình cupen

E.1  Qui định chung

Để ngăn ngừa sự hao hụt bạc trong quá trình cupen, điều rất quan trọng là các điều kiện vận hành lò phải như quy định tại 7.6. Khuyến cáo nên xác định lượng bạc hao hụt trong quá trình cupen để dựa vào đó quyết định các điều kiện vận hành lò.

Nếu không thu hồi được hoàn toàn, thì phải hiệu chính hàm lượng của bạc trong phần mẫu thử.

E.2  Cách tiến hành

Cân một lượng bạc (4.10) bằng như hàm lượng bạc có trong phần mẫu thử. Quấn trong chì dạng lá 40 g (4.9) và tiến hành cupen phù hợp theo 7.6 để thu được hạt bạc. Xử lý lại quá trình cupen theo 7.7 và kết hợp các hạt sơ cấp và thứ cấp trong chén sứ.

Cho 10 ml axit nitric loãng (4.8) vào các hạt trong chén sứ, gia nhiệt từ từ trên bếp điện (5.13) trong 20 min, hoặc cho đến khi phản ứng kết thúc.

Xác định nồng độ bạc của các dung dịch theo 7.10.

E.3  Tính lượng bạc hao hụt trong quá trình cupen

Lượng bạc hao hụt trong quá trình cupen (LAg), tính bằng phần trăm, theo Phương trình (E.1)

(E.1)

trong đó

m1 là khối lượng bạc trong các dung dịch, tính bằng microgam;

m là khối lượng kim loại bạc đã cân, tính bằng microgam.

E.4  Hiệu chính hàm lượng bạc của phần mẫu thử

Nếu trong quá trình cupen thu hồi được đủ lượng bạc, thì hàm lượng bạc của phần mẫu thử (w'Ag), tính bằng gam trên tấn, được hiệu chính theo Phương trình (E.2):

(E.2)

trong đó

w’Ag là hàm lượng bạc của phần mẫu thử tính được theo Phương trình (3), tính bằng gam trên tấn

w’Ag là lượng bạc hao hụt tính theo Phương trình (E.1), tính bằng phần trăm.

 

Phụ lục F

(qui định)

Axit sulfuric - Quá trình tách

F.1  Qui định chung

Nếu trong quá trình tách có nguy cơ vỡ bọt vàng, khuyến cáo thực hiện các thao tác với axit sulfuric.

F.2  Thuốc thử

F.2.1  Axit sulfuric, đậm đặc (ρ20 1,84 g/ml), hàm lượng clorua < 0,5 µg/ml.

F.2.2  Axit sulfuric, pha loãng 1 + 5.

Vừa khuấy vừa cho 200 ml axit sulfuric đậm đặc (F.2.1) vào 1 000 ml nước.

F.3  Dụng cụ, thiết bị

F.3.1  Bình tách, dung tích 60 ml.

F.4  Cách tiến hành

Chuyển hạt đã chuẩn bị tại 7.6 vào bình tách và thêm 5 ml đến 20 ml axit sulfuric (F.2.1). Hòa tan bạc bằng cách gia nhiệt từ từ trong khoảng 5 min đến 10 min.

CHÚ THÍCH 1: Điều quan trọng là không có clorua trong quá trình tách; nếu không thì có thể hòa tan một số vàng.

Khi hạt được xử lý bằng axit nitric nóng, bạc sẽ bắt đầu hòa tan, với điều kiện là tỷ lệ bạc trên vàng trong hạt không vượt quá 2,5:1. Tốc độ hòa tan sẽ tăng lên cùng sự tăng hàm lượng bạc của hạt thử. Tránh sự tấn công nhanh của hạt bằng cách pha loãng thêm và gia nhiệt chậm để ngăn ngừa sự phân hủy của vàng. Khi tỷ lệ giữa bạc và vàng nhỏ hơn 2,5:1, vì cho thấy là không tách được trong axit nitric loãng nóng, hạt này phải được thêm bạc (Phụ lục D).

Sau khi nguội, cẩn thận rót dung dịch vào cốc dung tích 200 ml bằng cách gạn để tránh thất thoát.

Rửa bình và vàng vài lần với thể tích 10 ml đến 20 ml axit sulfuric loãng (F.2.2), sau đó vài lần với thể tích 10 ml đến 20 ml nước nóng, và cẩn thận rót dung dịch vào cốc dung tích 200 ml bằng cách gạn để tránh thất thoát. Gom tất cả phần nước rửa vào cùng cốc 200 ml.

Giữ dung dịch lại để xác định bạc theo 7.10.

Để tiến hành xác định bạc theo 7.10, chuẩn bị các dung dịch đường chuẩn để thu được các nồng độ axit sulfuric giống như các dung dịch thử.

CHÚ THÍCH 2: Có thể xác định khả năng xuất hiện các hạt vàng trong phần gom và trong các dung dịch rửa bằng cách cho bay hơi dung dịch từ từ, còn từ 2 ml đến 3 ml, sau đó tiếp tục xác định như quy định tại 7.9.

Dùng nước làm đầy bình tách và đậy bằng chén sứ 30 ml. Lập úp bình để vàng chìm vào chén. Lấy bình ra và cẩn thận gạn nước vào chén.

Làm khô bọt vàng trong chén sứ, trên bếp điện.

Cho chén vào lò múp (5.2) để tôi vàng tại nhiệt nóng đỏ trong khoảng 5 min.

Để nguội và cân mẩu vàng nhỏ tạo thành chính xác đến 1 µg (m1), tính bằng microgam.

Nếu khối lượng vàng nhỏ hơn 50 µg, lặp lại quá trình nung chảy và quá trình cupen tách kim loại, sau đó hòa tan hạt đã chuẩn bị và xác định hàm lượng vàng và bạc theo 7.9 không cần thao tác tách. Tuy nhiên, không áp dụng qui trình này nếu khối lượng cuối cùng của phần mẫu thử theo hàm lượng bạc, tức là khối lượng trong phần mẫu thử, lớn hơn 7 500 µg.

Nếu độ nhạy của cân vi lượng là 0,1 µg, thì phạm vi áp dụng của phương pháp có thể mở rộng đến 5 µg vàng. Trong trường hợp như vậy, cân mẩu vàng chính xác đến 0,1 µg (m1), tính bằng microgram.

Giữ lại mẩu vàng để xác định bạc trong đó bằng cách kết hợp một số mẩu vàng đã cân của cùng một mẫu phòng thử nghiệm, hòa tan các mẩu này và xác định khối lượng bạc theo 7.9.

Platin và paladi được loại khỏi mẩu kim loại nhỏ trong quá trình tách bằng axit nitric. Nếu thấy cần phải xác định các nguyên tố này còn lại trong mẩu kim loại, thì xác định theo qui trình nêu tại 7.9, theo đó cho platin và paladi vào các dung dịch chuẩn theo tỷ lệ tương ứng. Đối với AAS hoặc ICP, nếu không thể thu được giới hạn phát hiện đủ trên một mảnh đơn lẻ, thì cần kết hợp nhiều mảnh của cùng một mẫu thử phòng thử nghiệm.

 

Phụ lục G

(qui định)

Xác định tạp chất trong các dung dịch tách và rửa

G.1  Qui định chung

Nếu hàm lượng bạc trong mẫu thử cao, khuyến cáo áp dụng phương pháp khối lượng để xác định chính xác khối lượng bạc. Đối với phương pháp này, cần phải xác định tạp chất trong dung dịch tách và rửa phù hợp theo phụ lục này.

G.2  Thuốc thử

G.2.1  Axit clohydric, pha loãng 1 + 1.

Vừa khuấy vừa cho 500 ml axit clohydric đậm đặc (4.11) vào 500 ml nước.

G.2.2  Bismut, độ tinh khiết tối thiểu 99,99 %

G.2.3  Chì, độ tinh khiết tối thiểu 99,99 %

G.2.4  Paladi, độ tinh khiết tối thiểu 99,99 %

G.2.5  Platin, độ tinh khiết tối thiểu 99,99 %

G.2.6  Magie oxit, độ tinh khiết tối thiểu 99 %

G.2.7  Canxi cacbonat, độ tinh khiết tối thiểu 99,99 %

G.2.8  Các dung dịch chuẩn

Chuẩn bị các dung dịch chuẩn tại cùng nhiệt độ môi trường như khi thực hiện các phép xác định.

G.2.8.1  Bismut, dung dịch chuẩn gốc A (500 µg Bi/ml).

Cân 0,500 0 g bismut kim loại (G.2.2) chính xác đến 0,1 mg. Cho vào cốc dung tích 100 ml, cho vào 20 ml axit nitric loãng (4.8) và làm ấm để hòa tan. Để nguội và chuyển vào bình định mức dung tích 1 000 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.8.2  Bismut, dung dịch chuẩn B (20 µg Bi/ml).

Dùng pipet lấy 10,00 ml dung dịch chuẩn gốc bismut A (G.2.8.1) cho vào bình định mức dung tích 250 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.8.3  Chì, dung dịch chuẩn gốc A (500 µg Pb/ml).

Cân 0,500 0 g chì kim loại (G.2.3) chính xác đến 0,1 mg. Cho vào cốc dung tích 100 ml, thêm 20 ml axit nitric loãng (4.8) và làm ấm để hòa tan. Để nguội và chuyển vào bình định mức dung tích 1 000 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.8.4  Chì, dung dịch chuẩn B (10 µg Pb/ml).

Dùng pipet lấy 10,00 ml dung dịch chuẩn gốc chì A (G.2.8.3) cho vào bình định mức dung tích 500 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.8.5  Paladi, dung dịch chuẩn gốc A (200 µg Pd/ml).

Cân 0,100 0 g paladi kim loại (G.2.4) chính xác đến 0,1 mg. Cho vào cốc dung tích 100 ml, thêm 10 ml dung dịch cường thủy (4.13) và làm ấm để hòa tan. Để nguội và chuyển vào bình định mức dung tích 500 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.8.6  Paladi, dung dịch chuẩn B (10 µg Pd/ml).

Dùng pipet lấy 10,00 ml dung dịch chuẩn gốc paladi A (G.2.8.5) cho vào bình định mức dung tích 200 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.8.7  Platin, dung dịch chuẩn gốc A (1 000 µg Pt/ml).

Cân 0,100 0 g platin kim loại (G.2.5) chính xác đến 0,1 mg. Cho vào cốc dung tích 100 ml, thêm 10 ml dung dịch cường thủy (4.13) và làm ấm để hòa tan. Để nguội và chuyển vào bình định mức dung tích 100 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.8.8  Platin, dung dịch chuẩn B (50 µg Pt/ml).

Dùng pipet lấy 10,00 ml dung dịch chuẩn gốc platin A (G.2.8.7) cho vào bình định mức dung tích 200 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.8.9  Magie, dung dịch chuẩn gốc A (500 µg Mg/ml).

Cân 0,100 0 g magie oxit (G.2.6) chính xác đến 0,1 mg. Cho vào cốc dung tích 100 ml, cho vào 20 ml axit clohydric loãng (4.2.1) và làm ấm để hòa tan. Để nguội và chuyển vào bình định mức dung tích 1 000 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.8.10  Magie, dung dịch chuẩn B (5 µg Mg/ml).

Dùng pipet lấy 10,00 ml dung dịch chuẩn gốc magie A (G.2.8.9) cho vào bình định mức dung tích 1 000 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.8.11  Canxi, dung dịch chuẩn gốc A (500 µg Ca/ml).

Cân 1,249 0 g canxi cacbonat (G.2.7) chính xác đến 0,1 mg. Cho vào cốc dung tích 100 ml, cho vào 20 ml axit clohydric loãng (G.2.1) và làm ấm để hòa tan. Để nguội và chuyển vào bình định mức dung tích 1 000 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.8.12  Canxi, dung dịch chuẩn B (20 µg Ca/ml).

Dùng pipet lấy 10,00 ml dung dịch chuẩn gốc canxi A (G.2.8.11) cho vào bình định mức dung tích 250 ml. Dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc kỹ lại.

G.2.9  Các dung dịch chuẩn bismut/chì/paladi/platin/magie/canxi

Chuẩn bị các dung dịch chuẩn tại cùng nhiệt độ môi trường như khi thực hiện các phép xác định.

Dùng pipet lấy 0,0 ml, 1,00 ml, 2,00 ml, 3,00 ml và 5,00 ml dung dịch chuẩn bismut (G.2.8.2), dung dịch chuẩn chì (G.2.8.4), dung dịch chuẩn paladi (G.2.8.6), dung dịch chuẩn platin (G.2.8.8), dung dịch chuẩn magie (G.2.8.10), dung dịch chuẩn canxi (G.2.8.12) cho vào một loạt các bình định mức một vạch dung tích 50 ml.

Cho vào từng bình 5 ml dung dịch cường thủy (4.13), dùng nước làm đầy đến gần vạch mức, lắc đều và để cân bằng tại nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc đều lại.

Các dung dịch này tương ứng chứa 0,0 µg Bi, Ca/ml, 0,40 µg Bi, Ca/ml, 0,80 µg Bi, Ca/ml, 1,20 µg Bi, Ca/ml và 2,00 µg Bi, Ca/ml; 0,0 µg Pb, Pd/ml, 0,20 µg Pb, Pd/ml, 0,40 µg Pb, Pd/ml, 0,60 µg Pb, Pd/ml, và 1,00 µg Pb, Pd/ml, 0,0 µg Pt/ml, 1,00 µg Pt/ml, 2,00 µg Pt/ml, 3,00 µg Pt/ml và 5,00 µg Pt/ml; 0,0 µg Mg/ml, 0,10 µg Mg/ml, 0,20 µg Mg/ml, 0,30 µg Mg/ml, và 0,50 µg Mg/ml, và các dung dịch này được chuẩn bị mới.

G.3  Cách tiến hành

Lấy các dung dịch tách và rửa đã giữ lại tại 7.8. Gia nhiệt để bay hơi đến khô. Cho vào 5 ml dung dịch cường thủy (4.13) và làm ấm để hòa tan. Để nguội và chuyển vào bình định mức dung tích 50 ml, dùng nước làm gần đầy đến vạch mức, trộn đều và để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó làm đầy chính xác đến vạch mức và lắc lại.

Hút các dung dịch thử và các dung dịch đường chuẩn bismut/chì/paladi/platin/magie/canxi (G.2.9) vào máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (5.10) và đo độ hấp thụ. Để hướng dẫn, khuyến cáo các thông số cài đặt về hấp thụ nguyên tử nêu trong Bảng G.1. Tuy nhiên, cần tối ưu hóa thiết bị để không bị nhiễu và có độ nhạy tối đa và gần sát với mối tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng độ.

Bảng G.1 - Khuyến khích cài đặt các thông số hấp thụ nguyên tử

Thông số

Bismut

Chì

Paladi

Platin

Magie

Canxi

Ngọn lửa

Không khí/acetylen (oxy hóa)

N2O/acetyten

Bước sóng

223,1 nm

283,3 nm

244,8 nm

265,9 nm

285,2 nm

422,7 nm

Dòng điện của đèn

10 mA

5 mA

5 mA

10 mA

4 mA

10 mA

Bộ hiệu chính nền

Bật

Bật

Bật

Bật

Bật

Bật

Tc độ hút

Tối ưu hóa để có tín hiệu lớn nhất

Thời gian tích hợp

3 s

Số lần tích hợp

5

Độ ấp thụ bằng 1 µg/ml dung dịch đường chuẩn

0,02

0,04

0,05

0,003

0,15 (0,1 µgMg/ml)

0,25

CHÚ THÍCH: Có thể bỏ qua các phép đo các nguyên tố có thể có trong dung dịch tách và rửa.

CHÚ THÍCH 2: Nếu bạc clorua kết tủa, thì có thể sử dụng lớp dung dịch trong trên cùng.

Để làm sạch hệ thống ống phun, khuyến cáo là hút dung dịch làm sạch giữa các lần đo, ví dụ, chuẩn bị dung dịch làm sạch bằng cách cẩn thận cho 500 ml axit clohydric (4.11) và 100 ml axit nitric đậm đặc (4.7) vào 400 ml nước.

Vẽ đường chuẩn của độ hấp thụ so với nồng độ và xác định các nồng độ bismut, chì, paladi, platin, magie và/hoặc canxi trong các dung dịch thử, tính bằng microgam trên mililit, sau đó tính khối lượng (ma), tính bằng microgam, sử dụng Phương trình (G.1):

ma = ρ x 50

(G.1)

trong đó

ρ là nồng độ khối của từng kim loại.

Tính tổng khối lượng của tất cả các nguyên tố đã xác định để tính lượng tạp chất trong dung dịch tách và rửa (mimp).

Cách khác, có thể sử dụng máy quang phổ phát xạ nguyên tử ICP (5.11) để xác định bismut, chì, paladi, platin, magie và canxi tại bước sóng thích hợp. Các bước sóng điển hình là 223,06 nm đối với bismut, 220,35 nm đối với chì, 340,46 nm đối với paladi, 214,42 nm đối với platin, 279,55 đối với magie, và 393,37 nm đối với canxi. Tuy nhiên, thiết bị này phải được tối ưu hóa để tránh bị nhiễu và có độ nhạy lớn nhất gần sát mối tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng độ.

Trong quá trình các phép xác định AAS hoặc ICP, các dung dịch thử và các dung dịch đường chuẩn đều phải có nhiệt độ như nhau, cũng như nồng độ axit cũng phải giống nhau.

 

Phụ lục H

(qui định)

Lưu đồ qui trình chấp nhận các giá trị phân tích đối với các mẫu thử (xem 9.2)

 

Phụ lục I

(tham khảo)

Lưu đồ của phương pháp

 

Phụ lục J

(tham khảo)

Phương pháp nung

J.1  Qui định chung

Nếu trong mẫu có hàm lượng asen trên 2 %, thì có thể gây cản trở cho quá trình cupen. Qui trình nung nêu dưới đây sẽ loại nguyên tố này bằng cách cho bay hơi như sulfua.

J.2  Cách tiến hành

Cân phần mẫu thử (6.2) vào đĩa nung đã được bọc lót bằng phấn hoặc chì oxit để ngăn ngừa hiện tượng bám dính. Trải phần mẫu thử đều trên lớp lót.

Cho đĩa vào lò múp (5.2) có nhiệt độ duy trì tại 450 °C trong 2 h.

Tăng đều nhiệt độ lò lên 600 °C và nung thêm trong 2 h nữa. Trong quá trình nung, cứ 30 min khuấy mẫu một lần.

Lấy đĩa ra khỏi lò và để nguội, chuyển phần mẫu thử và trộn kỹ với các chất nung chảy, dùng một phần chì oxit làm lớp bọc lót.

Tiếp tục nung chảy sơ bộ (7.5), nhưng trong trường hợp này phải xác định lượng bột cần cho phần chất nạp.

 

Phụ lục K

(tham khảo)

Hướng dẫn chuẩn bị các dung dịch để xác định bạc trong các dung dịch tách và cặn

Xem Bảng K.1 và K.2

Bảng K.1 - Vàng và bạc trong các dung dịch thử tại 7.9

Khối lượng phần mẫu thử, µg

Thể tích ban đầu

Lượng cần lấy

Th tích cuối cùng

Hệ số pha loãng tổng

Vàng

Bạc

ml

ml

ml

50

<50

<250

50

50

50

50

-

250 đến 500

50

20

50

125

-

500 đến 1 200

50

10

50

250

-

1 200 đến 2 400

50

10

100

500

-

2 400 đến 4 800

50

10

200

1000

-

4 800 đến 7 500

50

10

500

2500

Bảng K.2 - Bạc trong các dung dịch thử tại 7.10

Khối lượng bạc trong phần mẫu thử, µg

Thể tích ban đầu,

Lượng cần ly,

Thể tích cuối cùng,

Hệ số pha loãng tổng

ml

ml

ml

 

<500

100

100

100

100

500 đến 1000

100

20

50

250

1 000 đến 2 000

100

20

100

500

2 000 đến 4 000

100

10

100

1 000

4 000 đến 8 000

100

10

200

2 000

8 000 đến 20 000

100

10

500

5 000

20 000 đến 40 000

100

10

1 000

10 000

CHÚ THÍCH: Khối lượng trong phần mẫu thử là tích của khối lượng phần mẫu thử và nồng độ của vàng và bạc.

 

Phụ lục L

(tham khảo)

Nguồn gốc của các công thức độ chụm

L.1  Qui định chung

Tiêu chuẩn này đã được đưa vào chương trình thử nghiệm liên phòng bao gồm năm quốc gia thành viên và 16 phòng thử nghiệm tham gia. Các mẫu sau đây đã được phân tích:

a) Năm mẫu tinh quặng kẽm bao gồm các dải từ 0,1 g/t đến 2,3 g/t vàng và 42 g/t đến 780 g/t bạc.

b) Sáu mẫu tinh quặng chì bao gồm các dải từ 0,1 g/t đến 6,7 g/t vàng và 390 g/t đến 3 200 g/t bạc.

c) Năm mẫu tinh quặng đồng bao gồm các dải từ 0,3 g/t đến 200 g/t vàng và 60 g/t đến 680 g/t bạc.

Chương trình thử nghiệm được thiết kế nhằm xác định độ lặp lại của nội bộ phòng thử nghiệm và độ tái lập giữa các phòng thử nghiệm nói chung, sử dụng các nguyên tắc của TCVN 6910-2 (ISO 5725-2).

L.2  Thiết kế chương trình thử nghiệm

Chương trình phân tích thử nghiệm được thiết kế với mục đích cung cấp tối đa lượng thông tin. Mỗi phòng thử nghiệm sử dụng hai mẫu (hai túi) của từng loại tinh quặng và mỗi mẫu được tiến hành phân tích hai lần độc lập.

L.3  Các mẫu thử

Chương trình này sử dụng năm mẫu thử tinh quặng kẽm, sáu mẫu tinh quặng chì, và năm mẫu tinh quặng đồng. Thành phần của các mẫu này được nêu tại Bảng L.1, Bảng L.2 và Bảng L.3.

L.4  Đánh giá mang tính thống kê

Qui trình đánh giá mang tính thống kê được mô phỏng theo lưu đồ tại Hình L.1. Các kết quả đánh giá thống kê được tổng hợp tại các Bảng L.4 đến bảng L.9.

Vẽ các độ chụm đã tính (Sr, Sl, rP) theo các giá trị trung bình tương ứng của mẫu trên đồ thị như thể hiện trên Hình L.2 đến Hình L.7, và các công thức hồi qui của các độ chụm này theo các giá trị trung bình của mẫu tính bằng máy tính được trình bày trong các Bảng L.4 đến Bảng L.9.

Bảng L.1 - Thành phần của các mẫu tinh quặng kẽm

Nguyên tố

Số lượng mẫu

2001-Zn-1

2001-Zn-2

2001-Zn-3

2001-Zn-4

2001-Zn-5

Zn

% (khối lưng)

49

50

54

36

49

Pb

% (khối lượng)

3

0,9

1

15

3

Cu

% (khối lượng)

0,3

0,6

1

0,6

0,3

Au

g/t

< 0,1

< 0,1

2

0,1

0,4

Ag

g/t

160

79

43

790

520

S

% (khối lượng)

30

33

32

28

31

As

% (khối lượng)

0,01

0,03

0,03

0,31

0,06

Sb

% (khối lượng)

0,01

< 0,01

< 0,01

0,23

0,02

Sn

% (khối lượng)

< 0,01

< 0,01

< 0,01

0,35

< 0,01

Bi

% (khối lượng)

< 0,01

< 0,01

< 0,01

0,10

< 0,01

Fe

% (khối lượng)

8

10

6

10

10

SiO2

% (khối lượng)

3

1

1

2

2

Al2O3

% (khối lượng)

0,6

0,2

0,2

0,5

0,09

CaO

% (khối lượng)

0,9

0,1

0,1

0,1

0,2

MgO

% (khối lượng)

0,5

0,2

0,03

0,05

0,5

Cd

% (khối lượng)

0,2

0,1

0,3

0,2

0,3

Ni

% (khối lượng)

< 0.01

< 0,01

< 0,01

< 0,01

< 0,01

Co

% (khối lượng)

< 0,01

0,02

< 0,01

< 0,01

< 0,01

Bảng L.2 - Thành phần của các mẫu tinh quặng chì

Nguyên tố

Số lượng mẫu

2001-Pb-1

2001-Pb-2

2001-Pb-3

2001-Pb-4

2001-Pb-5

2001-Pb-6

Pb

% (khối lượng)

65

33

65

57

50

72

Zn

% (khối lượng)

6

5

10

12

7

4

Cu

% (khối lượng)

1

2

0,8

0,07

0,2

0,3

Au

g/t

70

3

4

< 0,1

< 0,1

0,5

Ag

g/t

2200

660

1300

390

1100

3200

S

% (khối lượng)

17

30

17

19

23

14

As

% (khối lượng)

0,3

0,5

0,1

0,03

0,03

0,03

Sb

% (khối lượng)

0,2

0,2

0,3

0,1

0,09

0,2

Sn

% (khối lưng)

< 0,01

< 0,01

< 0,01

< 0,01

< 0,01

< 0,01

Bi

% (khối lượng)

0,4

0,02

0,02

< 0,01

< 0,01

< 0,01

Fe

% (khối lượng)

4

20

3

5

11

3

SiO2

% (khối lượng)

2

0,5

0,7

3

2

3

Al2O3

% (khối lượng)

0,3

0,07

0,3

0,1

0,5

0,1

CaO

% (khối lượng)

0,9

0,7

0,04

0,06

0,5

0,3

MgO

% (khối lượng)

0,3

0,2

0,06

0,01

0,3

0,7

Cd

% (khối lượng)

0,03

0,01

0,03

0,2

0,03

0,02

Ni

% (khối lượng)

< 0,01

< 0,01

< 0,01

< 0,01

< 0,01

< 0,01

Co

% (khối lượng)

< 0,01

< 0,01

< 0,01

0,02

0,01

< 0,01

Bảng L.3 - Thành phần của các mẫu tinh quặng đồng

Nguyên tố

Số lượng mẫu

2001-Cu-1

2001-Cu-2

2001-Cu-3

2001-Cu-4

2001-Cu-5

Cu

% (khối lượng)

33

24

37

26

37

Zn

% (khối lượng)

0,2

0,06

0,1

4

0,08

Pb

% (khối lượng)

0,04

0,02

0,03

4

0,02

Au

g/t

54

53

0,9

0,4

200

Ag

g/t

69

62

120

670

590

S

% (khối lượng)

27

27

27

32

21

As

% (khối lượng)

< 0,02

0,04

0,08

< 0,02

0,1

Sb

% (khối lượng)

< 0,02

< 0,02

< 0,02

0,1

< 0,02

Sn

% (khối lượng)

< 0,02

< 0,02

< 0,02

< 0,02

< 0,02

Bi

% (khối lượng)

< 0,02

< 0,02

< 0,02

< 0,02

< 0,02

Fe

% (khối lượng)

22

23

20

28

16

SiO2

% (khối lượng)

10

16

9

2

11

Al2O3

% (khối lượng)

2

4

2

0,4

1

CaO

% (khối lượng)

0,6

1

0,7

0,09

9

MgO

% (khối lượng)

0,5

0,6

0,1

0,09

1

Cd

% (khối lượng)

< 0,02

< 0,02

< 0,02

< 0,02

< 0,02

Ni

% (khối lượng)

< 0,02

< 0,02

< 0,02

< 0,02

< 0,02

Co

% (khối lượng)

< 0,02

< 0,02

< 0,02

0,02

0,02

Hình L.1- Lưu đồ qui trình đánh giá thống kê các số liệu phân tích từ các phép thử quốc tế

Bảng L.4 - Tổng hợp độ chụm đối với tất cả các mẫu tinh quặng kẽm - Vàng

Số mẫu

(xem Bảng L.1)

Ko

k

nO

n

r

P

Sr

SL

SL/Sr

2001-Zn-1

8

8

31

31

0,044

0,082

0,130

0,029

0,042

1,415

2001-Zn-2

8

8

31

31

0,901

0,226

0,327

0,081

0,102

1,262

2001-Zn-3

8

8

31

31

2,292

0,207

0,502

0,074

0,171

2,313

2001-Zn-4

8

8

31

31

0,107

0,082

0,131

0,029

0,042

1,445

2001-Zn-5

8

8

31

31

0,160

0,079

0,299

0,028

0,105

3,724

Các phương trình hồi qui là

Hệ số tương quan

0,805 2

0,908 7

0,805 2

0,894 7

Ko là tổng số các phòng thử nghiệm tham gia

k là số các phòng thử nghiệm tham gia sử dụng để tính độ chụm

nO là tổng số các kết quả phân tích

n là Số các kết quả phân tích sử dụng để tính độ chụm

 là trung bình tổng của hàm lượng vàng trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

r là dung sai cho phép trong nội bộ phòng thử nghiệm (độ lặp lại), tính bằng gam vàng trên tấn

P là dung sai cho phép giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam vàng trên tấn

Sr là độ lệch chuẩn của nội bộ phòng thử nghiệm, tính bằng gam vàng trên tấn

Sl là độ lệch chuẩn giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam vàng trên tấn

 là trung bình của hàm lượng vàng trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

            

Bảng L.5 - Tổng hợp độ chụm đối với tất cả các mẫu tinh quặng kẽm - Bạc

Số mẫu

(xem Bảng L.1)

Ko

k

nO

n

r

P

Sr

SL

SL/Sr

2001-Zn-1

8

7

31

27

150,03

10,484

21,281

3,744

7,124

1,903

2001-Zn-2

8

8

31

31

76,34

7,038

18,966

2,514

6,536

2,600

2001-Zn-3

8

8

31

31

42.34

3,170

20,833

1,132

7,397

6,534

2001-Zn-4

8

7

31

27

780,16

19,639

52,277

7,014

18,000

2,566

2001-Zn-5

8

7

31

27

503,96

28,098

47,803

10,035

15,528

1,547

Các phương trình hồi qui là

Hệ số tương quan

0,809 2

0,970 8

0,809 2

0,979 1

Ko là tổng số các phòng thử nghiệm tham gia

k là số các phòng thử nghiệm tham gia sử dụng để tính độ chụm

nO là tổng số các kết quả phân tích

n là số các kết quả phân tích sử dụng để tính độ chụm

 là trung bình tổng của hàm lượng bạc trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

r là dung sai cho phép trong nội bộ phòng thử nghiệm (độ lặp lại), tính bằng gam bạc trên tấn

P là dung sai cho phép giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam bạc trên tấn

Sr là độ lệch chuẩn của nội bộ phòng thử nghiệm, tính bằng gam bạc trên tấn

SL là độ lệch chuẩn giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam bạc trên tấn

 là trung bình của hàm lượng bạc trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

            

Bảng L.6 - Tổng hợp độ chụm đối với tất cả các mẫu tinh quặng chì - Vàng

Số mẫu

(xem Bảng L.2)

Ko

k

nO

n

r

P

Sr

SL

SL/Sr

2001-Pb-1

8

7

31

27

6,786

0,781

1,332

0,279

0,433

1,551

2001-Pb-2

8

8

31

31

2,542

0,327

0,530

0,117

0,170

1,461

2001-Pb-3

8

6

31

23

4,170

0,284

0,991

0,102

0,347

3,414

2001-Pb-4

8

8

31

31

0,121

0,138

0,243

0,049

0,079

1,611

2001-Pb-5

8

8

31

31

0,103

0,115

0,146

0,041

0,044

1,065

Các phương trình hồi qui

Hệ số tương quan

0,933 4

0,990 9

0,933 4

0,982 9

Ko là tổng số các phòng thử nghiệm tham gia

k là số các phòng thử nghiệm tham gia sử dụng để tính độ chụm

nO là tổng số các kết quả phân tích

n là số các kết quả phân tích sử dụng để tính độ chụm

 là trung bình tổng của hàm lượng vàng trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

r là dung sai cho phép trong nội bộ phòng thử nghiệm (độ lặp lại), tính bằng gam vàng trên tấn

P là dung sai cho phép giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam vàng trên tấn

Sr là độ lệch chuẩn của nội bộ phòng thử nghiệm, tính bằng gam vàng trên tấn

SL là độ lệch chuẩn giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam vàng trên tấn

 là trung bình của hàm lượng vàng trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

            

Bảng L.7 - Tổng hợp độ chụm đối với tất cả các mẫu tinh quặng chì - Bạc

Số mẫu

(xem Bảng L.2)

Ko

k

nO

n

r

P

Sr

SL

SL/Sr

2001-Pb-1

8

5

31

19

2 199,23

18,207

96,745

6,502

34,245

5,266

2001-Pb-2

8

7

31

27

649,64

21,932

44,944

7,833

15,066

1,923

2001-Pb-3

8

6

31

23

1 316,89

30,814

59,256

11,005

19,680

1,788

2001-Pb-4

8

7

31

27

393,42

23,660

63,949

8,450

22,044

2,609

2001-Pb-5

8

6

31

23

1 098,75

27,881

50,124

9,958

16,458

1,653

2001-Pb-6

8

6

31

23

3 215,64

55,572

73,819

19,847

22,318

1,124

Các phương trình hồi qui là

Hệ số tương quan

0,707 3

0,634 6

0,707 3

0,486 9

Ko là tổng số các phòng thử nghiệm tham gia

k là số các phòng thử nghiệm tham gia sử dụng để tính độ chụm

nO là tổng số các kết quả phân tích

n là số các kết quả phân tích sử dụng để tính độ chụm

 là trung bình tổng của hàm lượng bạc trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

r là dung sai cho phép trong nội bộ phòng thử nghiệm (độ lặp lại), tính bằng gam bạc trên tấn

P là dung sai cho phép giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam bạc trên tấn

Sr là độ lệch chuẩn của nội bộ phòng thử nghiệm, tính bằng gam bạc trên tấn

SL là độ lệch chuẩn giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam bạc trên tấn

 là trung bình của hàm lượng bạc trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

            

Bảng L.8 - Tổng hợp độ chụm đối với tất cả các mẫu tinh quặng đồng - Vàng

Số mẫu

(xem Bảng L.3)

Ko

k

nO

n

r

P

Sr

SL

SL/Sr

2001-Cu-1

11

11

43

43

53,800

2,178

3,399

0,778

1,082

1,391

2001-Cu-2

11

8

32

35

53,618

1,932

2,580

0,690

0,782

1,133

2001-Cu-3

11

11

43

43

0,822

0,207

0,431

0,074

0,145

1,957

2001-Cu-4

11

10

39

39

0,298

0,116

0,237

0,041

0,079

1,916

2001-Cu-5

11

11

41

41

198,371

2,734

5,436

0,976

1,814

1,858

Các phương trình hồi qui là

Hệ số tương quan

0,833 1

0,936 5

0,833 1

0,949 4

Ko là tổng số các phòng thử nghiệm tham gia

k là số các phòng thử nghiệm tham gia sử dụng để tính độ chụm

nO là tổng số các kết quả phân tích

n là số các kết quả phân tích sử dụng để tính độ chụm

 là trung bình tổng của hàm lượng vàng trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

r là dung sai cho phép trong nội bộ phòng thử nghiệm (độ lặp lại), tính bằng gam vàng trên tấn

P là dung sai cho phép giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam vàng trên tấn

Sr là độ lệch chuẩn của nội bộ phòng thử nghiệm, tính bằng gam vàng trên tấn

SL là độ lệch chuẩn giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam vàng trên tấn

 là trung bình của hàm lượng vàng trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

            

Bảng L.9 - Tổng hợp độ chụm đối với tất cả các mẫu tinh quặng đồng - Bạc

Số mẫu

(xem Bảng L.3)

Ko

k

nO

n

r

P

Sr

SL

SL/Sr

2001-Cu-1

11

10

43

39

70,25

4,139

6,971

1,478

2,260

1,529

2001-Cu-2

11

9

43

36

64,34

3,059

6,985

1,093

2.372

2,171

2001-Cu-3

11

10

43

39

127,33

6,519

13,825

2,328

4,655

2,000

2001-Cu-4

11

10

42

38

681,97

16,759

27,249

5,986

8,763

1,464

2001-Cu-5

11

10

41

39

581,95

15,056

28,164

5,377

9,312

1,732

Các phương trình hồi qui là

Hệ số tương quan

0,992 6

0,971 5

0,992 6

0,964 2

Ko là tổng số các phòng thử nghiệm tham gia

k là số các phòng thử nghiệm tham gia sử dụng để tính độ chụm

nO là tổng số các kết quả phân tích

n là số các kết quả phân tích sử dụng để tính độ chụm

là trung bình tổng của hàm lượng bạc trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

r là dung sai cho phép trong nội bộ phòng thử nghiệm (độ lặp lại), tính bằng gam bạc trên tấn

P là dung sai cho phép giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam bạc trên tấn

Sr là độ lệch chuẩn của nội bộ phòng thử nghiệm, tính bằng gam bạc trên tấn

SL là độ lệch chuẩn giữa các phòng thử nghiệm, tính bằng gam bạc trên tấn

là hàm lượng bạc trung bình trong mẫu, tính bằng gam trên tấn

            

CHÚ DẪN

X Hàm lượng trung bình của vàng (g/t)

Y Độ chụm (gam Au/t)

Hình L.2- Bình phương tối thiểu phù hợp của độ chụm theo hàm lượng vàng trung bình trong tinh quặng kẽm

CHÚ DẪN

X Hàm lượng trung bình của bạc (g/t)

Y Độ chụm (gam Ag/t)

Hình L.3- Bình phương tối thiểu phù hợp của độ chụm theo hàm lượng bạc trung bình trong tinh quặng kẽm

CHÚ DẪN

X Hàm lượng trung bình của vàng (g/t)

Y Độ chụm (gam Au/t)

Hình L.4- Bình phương tối thiểu phù hợp của độ chụm theo hàm lượng vàng trung bình trong tinh quặng chì

CHÚ DẪN

X Hàm lượng trung bình của bạc (g/t)

Y Độ chụm (gam Ag/t)

Hình L.5- Bình phương tối thiểu phù hợp của độ chụm theo hàm lượng bạc trung bình trong tinh quặng chì

CHÚ DẪN

X Hàm lượng trung bình của vàng (g/t)

Y Độ chụm (gam Au/t)

Hình L.6- Bình phương tối thiểu phù hợp của độ chụm theo hàm lượng vàng trung bình trong tinh quặng đồng

CHÚ DẪN

X Hàm lượng trung bình của bạc (g/t)

Y Độ chụm (gam Ag/t)

Hình L.7- Bình phương tối thiểu phù hợp của độ chụm theo hàm lượng bạc trung bình trong tinh quặng đồng

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[2] TCVN 8245 (ISO Guide 35), Reference materials - General and statistical principles for certification (Chất chuẩn - Các nguyên tắc chung và các nguyên tắc thống kê về chứng nhận).

[3] ISO 12743:2006, Copper, lead, zinc and nickel concentrates - Sampling procedures for determination of metal and moisture content.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi