Quyết định 2102/QĐ-UBND Bình Thuận 2020 Phương án phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2102/QĐ-UBND

Quyết định 2102/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt Đề cương Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình ThuậnSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2102/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lương Văn Hải
Ngày ban hành:28/08/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp

tải Quyết định 2102/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2102/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) 2102_QD-UBND/2102_QD-UBND PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 2102/QĐ-UBND ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH THUẬNĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG

Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp,  làng nghề tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(Ban hành kèm theo Quyết định số  2102  /QĐ-UBND ngày 28 /8 /2020

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

 


Phần mở đầu

- Cơ sở pháp lý:

Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;

Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 30/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Bình Thuận;

Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Kế hoạch số 1447/KH-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai công tác xây dựng Quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Quyết định số 1293/QĐ-UBND, ngày 06/6/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phân bổ các chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;

Tài liệu quy hoạch các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu có liên quan;

Niên giám thống kê TW, niên giám thống kê của Tỉnh, các báo cáo, tài liệu của các ngành công nghiệp của tỉnh.

- Sự cần thiết lập đề án

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 183 km về phía Nam, cách Nha Trang 250 km và cách thủ đô Hà Nội 1.520 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong bối cảnh trong nước nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng đã có nhiều thay đổi. Đại hội Đại biểu tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII đã có những định hướng lớn về phát triển kinh tế xã hội, trong đó có công nghiệp; một số quy hoạch ngành, lĩnh vực cấp tỉnh và một số quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp huyện đã và đang thực hiện đã có nhiều thay đổi so với các quy hoạch trước đây; Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp đã được ban hành; Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 30/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Bình Thuận; Quyết định số 1293/QĐ-UBND, ngày 06/6/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phân bổ các chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận đến năm 2020  cho các huyện, thị xã và thành phố.

Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, trên địa bàn tỉnh có 9 KCN với diện tích 3003,73 ha. Đến nay, đã có 6 KCN đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích 1.093,73 ha, diện tích đất cho thuê 172,93 ha. Tỷ lệ lấp đầy của 6 KCN này đạt 23,61% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Còn lại 3 KCN đang chuẩn bị các thủ tục đầu tư: KCN Sơn Mỹ 1 đang chuẩn bị thủ tục khởi công, thực hiện đền bù giải tỏa; KCN Tân Đức đang lựa chọn nhà đầu tư; KCN Sơn Mỹ 2 đang trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000.

Về tình hình triển khai đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, trên địa bàn tỉnh có 35 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích 1.162,7 ha; trong đó, có 27/35 cụm công nghiệp được thành lập, 15/35 cụm công nghiệp có nhà đầu tư hạ tầng là doanh nghiệp. Có 04 cụm công nghiệp đầu tư hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, gồm cụm công nghiệp Phú Hài, Nam Cảng (thành phố Phan Thiết), Nam Hà (huyện Đức Linh) và Thắng Hải 1 (huyện Hàm Tân).

Hiện nay chỉ có 04 làng nghề đang hoạt động được UBND tỉnh công nhận, gồm: Làng nghề bánh tráng Phú Long, làng nghề bánh tráng Chợ Lầu, làng nghề đan lát hàng thủ công mỹ nghệ xã Đông Hà và làng nghề gốm gọ Bình Đức.

Vẫn còn các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gây khó khăn cho công tác quản lý, trong đó phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp phát triển tập trung nằm trong các khu đô thị, khu dân cư gây ô nhiễm môi trường và gây khó khăn trong quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh. Hiện nay chủ trương của tỉnh là không khuyến khích và hạn chế xem xét đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là thực sự cần thiết. Để việc hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch chung của cả nước; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm mục đích:

- Tận dụng các cơ hội, tiềm năng mới của tỉnh cho phát triển công nghiệp và góp phần thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới.

- Làm rõ các yếu tố thuận lợi và khó khăn, tiềm năng, nguồn lực và đặc thù của mỗi huyện, thị xã và thành phố trên toàn tỉnh. Từ đó xác định mục tiêu, bước đi cho quy hoạch các khu, cụm công nghiệp và làng nghề phát triển đúng hướng, bền vững và hiệu quả.

- Là cơ sở để hoạch định không gian phát triển hợp lý, đồng bộ, tiết kiệm đất đai và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tận dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên có sẵn như đất đai, nguyên nhiên vật liệu, lao động, vốn, các nguồn tài nguyên khác, bảo đảm an toàn về môi trường sinh thái.

- Là cơ sở để thực hiện quản lý chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nước việc hình thành, phát triển, đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp trên địa bàn.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, hạn chế tình trạng tiếp nhận các dự án rời lẻ, giải quyết vấn đề môi trường, là cơ sở để các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm đầu tư phụ hợp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, tăng thu cho ngân sách tỉnh, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế cho phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững.

- Quy hoạch giúp cho việc quản lý tốt quỹ đất cho phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có và định hướng dự kiến phát triển trong tương lai.

- Đối tượng và phạm vi đề án:

+ Đối tượng: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

+ Phạm vi lập quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

+ Thời kỳ lập quy hoạch: Thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Phương pháp lập đề án:

Phương án được xây dựng theo nhiều phương pháp, trong đó chủ yếu tập trung vào một số phương pháp sau:

Phương pháp đánh giá hiện trạng: Khảo sát, thu thập dữ liệu hiện trạng

Phương pháp thống kê, phân tích: Được sử dụng trong phần đánh giá nguồn lực phát triển và phân tích hiện trạng. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp. Dựa vào các số liệu thống kê để phân tích và đánh giá.

Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong tất cả các khâu của việc lập quy hoạch.

Phương pháp kế thừa: Kế thừa những phân tích đánh giá và kết quả của các nghiên cứu trước.

Phương pháp chuyên gia, phương pháp định lượng, phương pháp định tính, phương pháp môhình toán học,... để xây dựng và lựa chọn phương án tối ưu.

1. Đánh giá các yếu tố, nguồn lực, thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh (theo thời gian, không gian và có đối sánh); mặt được, mặt chưa được; nguyên nhân.

- Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên (thuận lợi, khó khăn) đáp ứng yêu cầu phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tỉnh, kết nối với mạng lưới kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, làng nghề vùng, quốc gia.

- Phân tích, đánh giá thực trạng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tỉnh về số lượng, chất lượng, công nghệ... và tính đồng bộ giữa các loại hình kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, làng nghề.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phân bố và sử dụng không gian của các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tỉnh.

- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động và phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề.

- Tổng hợp phân tích, đánh giá những mặt được, hạn chế tồn tại trong phát triển các khu,cụm công nghiệp, làng nghề tỉnh.

2. Nhận định bối cảnh và phân tích, đánh giá các tác động dự kiến của bối cảnh tới phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề của tỉnh

- Phân tích, đánh giá bối cảnh phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tỉnh.

- Phân tích, dự báo những thời cơ, thách thức đối với phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề của tỉnh thời kỳ quy hoạch.

3. Dự báo xu hướng phát triển, xác định nhu cầu phát triển khu, cụm công nghiệp, làng nghề, những cơ hội và thách thức đối với phát triển lĩnh vực trong thời kỳ quy hoạch

- Dự báo xu thế phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề của vùng và quốc gia, khu vực và thế giới.

- Xác định nhu cầu phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4. Quan điểm phát triển, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Xác định các quan điểm phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề của tỉnh thời kỳ quy hoạch;

- Xác định các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ quy hoạch.

5. Xác định định hướng và các giải pháp phát triển ngành

- Xác định định hướng phân bố không gian phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề.

- Xác định loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, định hướng khai thác, sử dụng và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ gắn với phân cấp, phân loại theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với từng công trình kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, làng nghề.

- Xác định định hướng kết nối giữa hệ thống kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, làng nghề trong tỉnh với các khu, cụm công nghiệp, làng nghề liên vùng, quốc gia; kết nối hệ thống các khu, cụm công nghiệp, làng nghề với hệ thống đô thị và nông thôn và các hệ thống kết cấu hạ tầng khác.

- Giải pháp về quản lý khai thác và bảo đảm an toàn đối với hệ thống các khu, cụm công nghiệp, làng nghề trước rủi ro thiên tai và bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn.

- Định hướng bố trí sử dụng đất (bao gồm cả đất có mặt nước) cho phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề.

- Xây dựng danh mục các dự án quan trọng; đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.

6. Giải pháp và nguồn lực thực hiện

- Xác định nhu cầu huy động các nguồn lực thực hiện phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề của tỉnh thời kỳ quy hoạch;

- Xác định khả năng huy động và cân đối nguồn lực cho phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề của tỉnh;

- Đề xuất các giải pháp thực hiện đề xuất phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề của tỉnh (bao gồm: giải pháp huy động nguồn lực; giải pháp về kinh tế - kỹ thuật, công nghệ; giải pháp về nhân lực; giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện).

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi