Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 20/2022/QĐ-UBND Hà Nam sửa đổi Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp kèm theo Quyết định 05/2021/QĐ-UBND
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Theo dõi hiệu lực tất cả điều khoản
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 20/2022/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 20/2022/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trương Quốc Huy |
Ngày ban hành: | 18/07/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp |
tải Quyết định 20/2022/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 20/2022/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nam, ngày 18 tháng 7 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA “QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM” BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 05/2021/QĐ-UBND NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 2021 CỦA UBND TỈNH
__________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
“3. Tổ chức thực hiện dịch vụ nổ mìn trước khi sử dụng VLNCN ít nhất 10 ngày phải thông báo bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, đồng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu có hoạt động khoáng sản), Sở Công Thương, Công an tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có hoạt động sử dụng VLNCN, các tổ chức liên quan theo Mẫu thông báo và các tài liệu kèm theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương;
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo; các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ: kiểm tra, rà soát các thủ tục, công tác quản lý thuộc thẩm quyền, các điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 và điểm b, d và đ khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện, có văn bản gửi Sở Công Thương để phối hợp ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật.”
“3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện:
a) Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại giấy phép sử dụng VLNCN cho các tổ chức sử dụng VLNCN trên địa bàn đã chấp hành và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về VLNCN và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Đối với các tổ chức có đề nghị cấp giấy phép sử dụng VLNCN nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; khu vực có di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng, khác của quốc gia; khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật có khoảng cách an toàn không đảm bảo quy định tại khoản 7 Điều 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT: Sở Công Thương tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan về thiết kế hoặc phương án nổ mìn, phê duyệt thiết kế hoặc phương án nổ mìn của tổ chức sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép sử dụng VLNCN; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc gửi cơ quan quản lý các khu vực trên có văn bản chấp thuận theo quy định.
Trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Sở Công Thương chỉ định, bắt buộc việc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
b) Kiểm tra, lập biên bản, ban hành quyết định thu hồi giấy phép sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép sử dụng VLNCN của các tổ chức khi vi phạm các quy định về sử dụng VLNCN và các quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc không còn đủ điều kiện để sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.
c) Thông báo tới các cơ quan liên quan phối hợp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.”
“4. Tiếp nhận thông báo sử dụng VLNCN của tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng cấp giấy phép sử dụng VLNCN, giấy phép dịch vụ nổ mìn khi sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh; kiểm tra các điều kiện và cơ sở pháp lý liên quan thuộc thẩm quyền quản lý. Tham mưu cho UBND tỉnh về đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn. Chủ trì trong việc hướng dẫn, kiểm tra về hồ sơ, thực hiện hoạt động dịch vụ nổ mìn theo quy định. Nếu không đủ điều kiện hoặc không đảm bảo an toàn theo quy định, báo cáo UBND tỉnh ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.”
“3. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động sử dụng VLNCN của tổ chức được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn; gửi kết quả thanh tra, kiểm tra, các văn bản kiến nghị xử lý theo thẩm quyền (nếu có) đối với tổ chức được cấp phép khai thác khoáng sản có sử dụng VLNCN trên địa bàn đến Sở Công Thương biết để phối hợp quản lý.”
“4. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức thực hiện dịch vụ nổ mìn hoặc văn bản của Sở Công Thương cung cấp thông tin về hoạt động VLNCN của các tổ chức được cấp phép trên địa bàn tỉnh: kiểm tra, rà soát các thủ tục, công tác quản lý thuộc thẩm quyền; cung cấp thông tin về Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép về môi trường, việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản,... gửi Sở Công Thương để phối hợp ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp không đảm bảo quy định.”
“2. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy phép vận chuyển VLNCN cho tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an ninh trật tự, quá trình vận chuyển VLNCN của các tổ chức hoạt động VLNCN.”
“8. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức thực hiện dịch vụ nổ mìn hoặc văn bản của Sở Công Thương cung cấp thông tin về hoạt động VLNCN của các tổ chức được cấp phép trên địa bàn tỉnh: kiểm tra, rà soát các thủ tục, công tác quản lý thuộc thẩm quyền, các điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện, có văn bản gửi Sở Công Thương để phối hợp ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật.”
“4. Định kỳ hàng năm cung cấp thông tin bằng văn bản gửi Sở Công Thương về kết quả thực hiện công tác an toàn lao động; về kiểm định và sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và các quy định của pháp luật có liên quan thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức có sử dụng VLNCN trên địa bàn.”
“3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức thực hiện dịch vụ nổ mìn hoặc văn bản của Sở Công Thương cung cấp thông tin về hoạt động VLNCN của các tổ chức được cấp phép trên địa bàn tỉnh: kiểm tra, rà soát các thủ tục, công tác quản lý thuộc thẩm quyền, các điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc thẩm quyền quản lý; Đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện, có văn bản gửi Sở Công Thương để phối hợp ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật.”
“Điều 15. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Phối hợp với Sở Công Thương thẩm định hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép sử dụng VLNCN của tổ chức đề nghị cấp phép tại các công trình, dự án có sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật về Xây dựng.
2. Cung cấp bằng văn bản những thông tin liên quan đến thiết kế xây dựng công trình, kết quả thực hiện theo dự án được duyệt đối với các công trình xây dựng có sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật về Xây dựng (khi có yêu cầu).
3. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra hoạt động sử dụng VLNCN, giám sát ảnh hưởng nổ mìn; phối hợp giải quyết các kiến nghị, khiếu nại liên quan đến hoạt động VLNCN đối với các công trình xây dựng có sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật về Xây dựng (khi có yêu cầu).
4. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức thực hiện dịch vụ nổ mìn hoặc văn bản của Sở Công Thương cung cấp thông tin về hoạt động VLNCN của các tổ chức được cấp phép trên địa bàn tỉnh: kiểm tra, rà soát các thủ tục, công tác quản lý thuộc thẩm quyền đối với dự án/công trình được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về Xây dựng (thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng theo dự án được duyệt...); Đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện, có văn bản gửi Sở Công Thương để phối hợp ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật.”
“Điều 16. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
1. Phối hợp với Sở Công Thương thẩm định hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép sử dụng VLNCN của tổ chức đề nghị cấp phép tại các công trình, dự án giao thông trên địa bàn có sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Giao thông Vận tải theo quy định của pháp luật.
2. Cung cấp bằng văn bản những thông tin liên quan đến thiết kế xây dựng công trình, kết quả thực hiện theo dự án được duyệt đối với các công trình giao thông trên địa bàn có sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Giao thông Vận tải theo quy định của pháp luật về Xây dựng (khi có yêu cầu).
3. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra hoạt động sử dụng VLNCN, giám sát ảnh hưởng nổ mìn; phối hợp giải quyết các kiến nghị, khiếu nại liên quan đến hoạt động VLNCN đối với các công trình giao thông trên địa bàn có sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Giao thông Vận tải theo quy định của pháp luật về Xây dựng (khi có yêu cầu).
4. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức thực hiện dịch vụ nổ mìn hoặc văn bản của Sở Công Thương cung cấp thông tin về hoạt động VLNCN của các tổ chức được cấp phép trên địa bàn tỉnh: kiểm tra, rà soát các thủ tục, công tác quản lý thuộc thẩm quyền, các điều kiện quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đối với các công trình giao thông trên địa bàn có sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền quản lý; Đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện, có văn bản gửi Sở Công Thương để phối hợp ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật.”
“2. Định kỳ hàng tháng sau khi khóa sổ tháng trước, Cục Thuế tổng hợp báo cáo bằng văn bản gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn còn nợ nghĩa vụ tài chính để phối hợp, tham mưu biện pháp áp dụng để thu ngân sách theo quy định của pháp luật.
Cung cấp thông tin bằng văn bản về kết quả thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp, nợ ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp sử dụng VLNCN để khai thác khoáng sản trên địa bàn.”
“8. Giám sát về thời gian nổ mìn, các quy định, quy ước về hiệu lệnh nổ mìn tại địa phương trên cơ sở văn bản cung cấp thông tin của Sở Công Thương hoặc của các tổ chức sử dụng VLNCN tại địa bàn; phối hợp với tổ chức sử dụng VLNCN tại địa bàn thông báo công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại các trụ sở UBND cấp xã để người dân sống hoặc làm việc trong vùng nguy hiểm của khu vực nổ mìn và vùng giáp ranh (vùng có bán kính gấp hai lần bán kính vùng nguy hiểm) biết về địa điểm, thời gian nổ mìn lần đầu, hàng ngày; giới hạn của vùng nguy hiểm, ý nghĩa của các tín hiệu dùng khi nổ mìn; báo cáo kịp thời các sự cố liên quan đến VLNCN trên địa bàn cho UBND cấp huyện, Sở Công Thương và các cơ quan chức năng liên quan để phối hợp xử lý.”
“f) Khi nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; khu vực có di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia; khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật có khoảng cách an toàn không đảm bảo quy định tại khoản 7 Điều 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT thì thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải được cơ quan cấp giấy phép sử dụng VLNCN phê duyệt và được sự đồng ý bằng văn bản của UBND tỉnh hoặc cơ quan quản lý các khu vực trên. Thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng nổ mìn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn.
Tổ chức sử dụng VLNCN phải có thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ, che chắn hoặc phương án khắc phục các thiệt hại do nổ mìn (nếu có) gây ra với tổ chức, cá nhân quản lý, sở hữu công trình, tài sản nêu trên. Thỏa thuận phải được thực hiện trước 15 ngày khi bắt đầu tiến hành nổ mìn, nội dung bản thỏa thuận phải nêu rõ hiện trạng công trình, các hư hỏng sẵn có, nguồn nước cũng như các vật kiến trúc khác có thể bị ảnh hưởng do nổ mìn.”
“h) Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về VLNCN, nghĩa vụ tài chính, khoáng sản, môi trường, an toàn lao động, đất đai và các quy định của địa phương.”
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |