Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5420:1991 Băng tải-Thông số cơ bản và yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5420:1991

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5420:1991 Băng tải-Thông số cơ bản và yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 5420:1991Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1991Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5420 : 1991

BĂNG TẢI – THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT

Belt conveyers – Basic parameters and technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 5420 : 1991 do Viện Nghiên cứu máy – Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương) biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ–CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

BĂNG TẢI – THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT

Belt conveyers – Basic parameters and technical requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho băng tải tĩnh tại và di động, dùng để vận chuyển vật liệu rời và dạng cục, có mật độ rải đến 3,15 T/m3 và hàng hóa dạng bao kiện.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho băng tải vận chuyển người, băng tải làm việc trong hầm mỏ, mỏ lộ thiên, tàu đánh cá và công nghiệp chế biến cá, băng tải có băng bằng thép và băng lưới kim loại.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 1332-78 và ST SEV 1333-78.

1. Thông số cơ bản

1.1. Năng suất lý thuyết của băng tải phải phù hợp với bảng 1 (với sai lệch giới hạn là ±10 %).(+)

Bảng 1

m3/h

10

12,5

16

20

25

31,5

40

50

63

80

100

125

160

200

250

315

400

500

630

800

1 000

1 250

1 600

2 000

2 500

3 150

4 000

5 000

6 300

8 000

10 000

12 500

16 000

20 000

25 000

31 500

40 000

1.2. Vận tốc lý thuyết của băng tải phù hợp với bảng 2 (với sai lệch giới hạn là ± 10 %).

Bảng 1

m/s

0,1

1

10

1,25

0,16

1,6

2

0,25

2,5

0,32

3,15

0,4

4

0,5

5

0,63

6,3

0,8

8

1.3. Chiều rộng băng (mm) phải được chọn trong những giá trị sau:

300; 400; 500; 650; 800; 1 000; 1 200; 1 400; 1 600; 1 800; 2 000; 2 250; 2 500; 2 750; 3 000.

1.4. Đường kính danh nghĩa của con lăn (mm) phải được chọn trong những giá trị sau: 63; 89; 108; 133; 159; 194; 219; 245.

CHÚ THÍCH: đường kính con lăn có lớp bọc phải được tăng thêm một lượng bằng hai lần chiều dày lớp bọc.

1.5. Đường kính danh nghĩa của tang phải phù hợp với bảng 3. (*)

Bảng 3

m/s

1 000

125

1 250

1 400

160

1 600

1 800

200

2 000

250

2 500

315

400

500

630

800

CHÚ THÍCH: đường kính trong có lớp bọc phải tăng thêm một lượng bằng hai lần chiều dày lớp bọc.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Thời hạn làm việc của ổ lăn băng tải (trừ con lăn) ở chế độ vận hành liên tục phải đạt 25 000 h.

2.2. Để tránh cho băng không bị bật ra, cần trang bị thiết bị dẫn hướng để bảo đảm sự làm việc bình thường của băng tải. Các vị trí giới hạn của băng phải được kiểm tra bằng bộ ngắt hạn vị.

2.3. Khởi động băng tải ở tải trọng danh nghĩa phải được thực hiện dần dần để băng bị trượt ít nhất.

2.4. Không tháo rời tang dẫn khi lắp và thay thế bộ truyền động trừ trường hợp kết cấu bộ truyền động là tổ động cơ – tang.

2.5. Thiết bị căng đai phải bảo đảm cho đai được căng, không bị trượt trong thời gian khởi động, làm việc và hãm.

2.6. Trong trường hợp cần thiết băng tải phải được trang bị cơ cấu làm sạch băng và tang.

2.7. Thiết bị xếp tải và dỡ tải di động có dẫn động riêng cho chuyển dịch phải được trang bị phanh hãm. Ngoài phanh hãm, trong trường hợp cần thiết phải có thêm thiết bị phòng ngừa chuyển dịch tự phát.

2.8. Kết cấu băng tải phải đảm bảo:

- thay thế dễ dàng các chi tiết mau mòn;

- chống tạp chất ở giữa băng và tang xâm nhập vào hàng được vận chuyển trong trường hợp cần thiết;

- chống va đập cho băng do tải trọng rơi gây ra bằng bộ giảm rung.

2.9. Yêu cầu về kỹ thuật an toàn khi sử dụng băng tải phải phù hợp với TCVN 3148-79.

2.10. Mỗi băng tải ở vị trí dễ nhìn thấy, trên trạm dẫn động phải có bảng ghi những dữ liệu sau:

- tên cơ sở sản xuất;

- ký hiệu quy ước của băng tải;

- số thứ tự của băng tải;

- năm sản xuất.

2.11. Băng tải được giao cho khách hàng kèm những tài liệu sau:

- Lý lịch kỹ thuật;

- Bản vẽ bố trí và bảng kê;

- Chỉ dẫn về bảo quản và lắp ráp;

Phụ lục

Số liệu cho nhiệm vụ kỹ thuật

1. Kiểu băng tải

2. Năng suất (m3/h, T/h, chiếc/h)

3. Vận tốc băng, m/s

4. Chiều rộng băng, mm

5. Loại hàng được vận chuyển

6. Mật độ xếp của hàng được vận chuyển

7. Tính chất hóa học của hàng được vận chuyển

8. Số hiệu và thành phần của hàng được vận chuyển (độ hạt lớn nhất, tải trọng lớn nhất, tỉ lệ phần trăm của độ hạt trong thể tích chung)

9. Nhiệt độ của hàng được vận chuyển

10. Tính chất vật lý của hàng được vận chuyển (độ ẩm, độ nhám, độ mài mòn, góc mặt dốc tự nhiên, góc ma sát trong)

11. Vị trí và điều kiện sử dụng băng tải (tĩnh tại hay di động, vùng khí hậu, nhiệt độ môi trường xung quanh, độ ẩm của không khí, sự nhiễm bẩn, sức chịu tải của tấm để hoặc nền móng)

12. Sơ đồ mặt cắt dọc của băng tải cùng số liệu về chiều dài và chiều cao, sự bố trí chỗ xếp tải và dỡ tải.

13. Phương pháp xếp tải và dỡ tải, chiều cao xếp tải, hướng và vận tốc vận chuyển hàng khi xếp tải.

14. Số liệu về dỡ tải trung gian

15. Hệ số tải trọng của băng tải, số giờ làm việc trung bình trong ngày và trong năm, số ngày làm việc trong năm.

16. Số liệu về cung cấp năng lượng, loại dòng điện, điện áp, tần số, các yêu cầu về thiết bị chống cháy, nổ.

17. Các yêu cầu về điều khiển, khóa liên động và tự động hóa

18. Các yêu cầu về phụ tùng và chi tiết dự phòng

19. Các yêu cầu đặc biệt.


+ Tùy theo yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể có thể lấy năng suất có giá trị nhỏ hơn 10 m3/h.

* Tùy theo yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể, có thể lấy những giá trị đường kính khác với những giá trị trong Bảng 3.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi