Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 146/2018/NQ-HĐND Quảng Ninh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ việc chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi thủ công
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Nghị quyết 146/2018/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 146/2018/NQ-HĐND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Văn Đọc |
Ngày ban hành: | 07/12/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp |
tải Nghị quyết 146/2018/NQ-HĐND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/2018/NQ-HĐND | Quảng Ninh, ngày 07 tháng 12 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
Về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ việc chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi thủ công trên địa tỉnh Quảng Ninh
_________________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Xét Tờ trình số 8799/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ việc chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo thẩm tra số 160/BC-HĐND ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ việc chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
a) Phạm vi điều chỉnh
Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ việc chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi thủ công (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) trước ngày 31 tháng 01 năm 2019 và hoàn thành việc tháo dỡ, khôi phục lại mặt bằng trước ngày 31 tháng 03 năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
b) Đối tượng áp dụng
- Chủ cơ sở, doanh nghiệp có cơ sở sản xuất vôi thủ công phải chấm dứt hoạt động theo đúng tiến độ, quy định trong kế hoạch, đề án của tỉnh và các địa phương;
- Người lao động làm việc trực tiếp tại các cơ sở sản xuất vôi thủ công phải chấm dứt hoạt động theo kế hoạch, đề án của tỉnh và các địa phương;
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện việc chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất theo kế hoạch, đề án của tỉnh và các địa phương.
2. Nội dung chính sách hỗ trợ
a) Hỗ trợ chi phí tháo dỡ, khôi phục mặt bằng
- Đơn giá hỗ trợ:
+ Đơn giá hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hạ Long và thành phố Uông Bí bằng 165.000 đồng/m3 thể tích lò.
+ Đơn giá hỗ trợ trên địa bàn thị xã Quảng Yên và thị xã Đông Triều bằng 150.000 đồng/m3 thể tích lò.
Đơn giá này đã bao gồm chi phí tháo dỡ lò, thiết bị, nhà xưởng, khôi phục mặt bằng, vận chuyển phế thải và các chi phí liên quan khác.
- Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ được tính bằng thể tích toàn khối của lò nhân (x) với đơn giá hỗ trợ. Thể tích toàn khối của lò được tính bằng tiết diện trung bình của vỏ lò nhân (x) với chiều cao trung bình của lò.
- Phương thức và thời điểm hỗ trợ: Hỗ trợ trực tiếp cho chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất vôi bằng lò nung thủ công sau khi đã hoàn thành việc tháo dỡ, khôi phục mặt bằng và vận chuyển phế thải đúng nơi quy định.
b) Hỗ trợ dừng sản xuất để chuyển đổi nghề
- Điều kiện hỗ trợ: Chủ cơ sở, doanh nghiệp đồng thời là người trực tiếp lao động và người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất vôi thủ công tới khi chấm dứt hoạt động.
- Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ bằng 03 tháng lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ.
- Phương thức hỗ trợ: Mỗi chủ cơ sở, doanh nghiệp, người lao động chỉ được hỗ trợ 01 lần cho 01 người trực tiếp làm việc tại cơ sở sản xuất.
c) Hỗ trợ vay vốn để chuyển đổi nghề
- Điều kiện được hỗ trợ:
+ Chủ cơ sở, doanh nghiệp có hộ khẩu thường trú tại Quảng Ninh.
+ Người lao động có hộ khẩu thường trú tại Quảng Ninh trực tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất (thời gian lao động tại các lò vôi trên địa bàn tỉnh trên 36 tháng, trong đó có thời gian làm việc liên tục tại 01 cơ sở trên 06 tháng) phải dừng hoạt động theo kế hoạch, đề án của tỉnh, các địa phương; có ký kết hợp đồng lao động với cơ sở sản xuất, có bảng chấm công, trả lương của chủ cơ sở sản xuất và được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cơ sở sản xuất hoạt động xác nhận.
- Phương thức hỗ trợ: Chủ cơ sở, doanh nghiệp có cơ sở sản xuất và người lao động được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian thực hiện: Việc vay vốn chỉ được thực hiện trong năm 2019.
- Cơ chế cho vay: Thực hiện theo Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 18/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo và đối tượng chính sách.
- Nguồn vốn cho vay: Ngân sách tỉnh bố trí vốn năm 2019 để ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh triển khai cho vay trên cơ sở kết quả rà soát nhu cầu vốn vay của các địa phương.
d) Hỗ trợ đối với người lao động
- Điều kiện hỗ trợ: Người lao động ký kết hợp đồng lao động với cơ sở, có bảng chấm công, trả lương được xác nhận của chủ lò và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý.
- Mức hỗ trợ:
+ Đối với người lao động có thời gian làm việc tại các lò vôi trên địa bàn tỉnh trên 36 tháng, trong đó làm việc liên tục tại 01 cơ sở trên 12 tháng: Mức hỗ trợ bằng 03 tháng lương theo mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ.
+ Đối với người lao động có thời gian làm việc tại các lò vôi trên địa bàn tỉnh trên 36 tháng, trong đó làm việc liên tục tại 01 cơ sở trên 06 tháng: Mức hỗ trợ bằng 1,5 tháng lương theo mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ.
- Phương thức hỗ trợ: Mỗi người lao động chỉ được hỗ trợ 01 lần, do không còn việc làm tại các cơ sở sản xuất vôi thủ công dừng hoạt động để chuyển đổi ngành nghề khác.
3. Nguồn kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện hỗ trợ việc chấm dứt các cơ sở sản xuất được chi từ nguồn ngân sách huyện, thị xã, thành phố nơi có lò vôi dừng hoạt động trong kế hoạch đã duyệt.
- Ngân sách tỉnh bố trí vốn năm 2019 để ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh triển khai cho vay vốn theo quy định.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện chính sách phù hợp với thực trạng quản lý, hoạt động các cơ sở sản xuất, đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện, gắn trách nhiệm chính quyền cơ sở về kết quả thực hiện các chính sách đảm bảo đúng các quy định pháp luật hiện hành, tránh việc trục lợi chính sách.
- Ủy ban nhân dân các địa phương, các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm về việc lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động theo quy định; rà soát đầy đủ, đúng đối tượng được hưởng theo chính sách và tổ chức thực hiện chính sách này đạt hiệu quả, đảm bảo chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi thủ công theo kế hoạch được phê duyệt.
- Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
2. Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 12 năm 2018./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |