Dự thảo Thông tư sửa đổi về Hợp đồng mua bán điện mẫu cho nhà máy thủy điện nhỏ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2014/TT-BCT ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ
Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Công ThươngTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Nội dung tóm lược

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 32/2014/TT-BCT về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ bổ sung định nghĩa Nhà máy nhiệt điện có nghĩa vụ bao tiêu nhiên liệu là nhà máy nhiệt điện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định việc sử dụng nhiên liệu tối thiểu trong một năm.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ CÔNG THƯƠNG
---------

Số:                /2019/TT-BCT

DỰ THẢO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------

Hà Nội, ngày       tháng       năm  2019

 

 

 

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ

------------------

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ như sau:

1. Sửa đổi Khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Biểu giá chi phí tránh được (chưa bao gồm các khoản thuế, phí, các khoản tiền phải nộp) được tính theo thời gian sử dụng trong ngày và các mùa trong năm được quy định chi tiết tại Bảng 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm 07 ( bảy) thành phần như sau:

a) Giờ cao điểm mùa khô;

b) Giờ bình thường mùa khô;

c) Giờ thấp điểm mùa khô;

d) Giờ cao điểm mùa mưa;

đ) Giờ bình thường mùa mưa;

e) Giờ thấp điểm mùa mưa;

g) Điện năng dư.”

2. Bổ sung khoản 13 Điều 2 như sau:

“13. Nhà máy nhiệt điện có nghĩa vụ bao tiêu nhiên liệu là nhà máy nhiệt điện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định việc sử dụng nhiên liệu tối thiểu trong một năm.”

3. Sửa đổi Khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Thời gian sử dụng điện trong ngày áp dụng cho Biểu giá chi phí tránh được phù hợp với quy định trong biểu giá bán lẻ điện hiện hành.

Đối với các khu vực có quá tải đường dây (truyền tải điện), các nhà máy thủy điện trên cùng bậc thang, các nhà máy thủy điện cung cấp nước cho hạ du theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bên mua và Bên bán thỏa thuận thời gian áp dụng giá giờ cao điểm theo nguyên tắc đảm bảo đủ số giờ cao điểm theo quy định.”

4. Sửa đổi Điều 7 như sau:

Điều 7. Điều kiện áp dụng Biểu giá chi phí tránh được đối với Bên bán

Bên bán điện được áp dụng Biểu giá chi phí tránh được khi công suất đặt của nhà máy điện nhỏ hơn hoặc bằng 30 MW và toàn bộ điện năng được sản xuất từ Năng lượng tái tạo.”

5. Sửa đổi Khoản 2 Điều 14 như sau:

“2. Đối với các hợp đồng mua bán điện được ký trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, hai bên có trách nhiệm thỏa thuận, ký kết phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện về việc Bên mua có trách nhiệm thanh toán cho Bên bán các khoản thuế, phí, các khoản tiền phải nộp theo quy định hiện hành.”

6. Sửa đổi Phụ lục I Biểu giá chi phí tránh được như sau:

Thành phần giá

Mùa khô

Mùa mưa

Giờ cao điểm

Giờ bình thường

Giờ thấp điểm

Giờ cao điểm

Giờ bình thường

Giờ thấp điểm

Phần điện năng dư

  1. Giá điện năng tránh được

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí điện năng phát điện tránh được

X

X

X

X

X

X

X

Chi phí tổn thất truyền tải tránh được

X

X

X

X

X

X

X

  1. Giá công suất tránh được

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí công suất phát điện tránh được

X

0

0

0

0

0

0

Tổng cộng

X

X

X

X

X

X

X

 

Ghi chú:

- X = được áp dụng, có giá trị khác 0; 0 = không áp dụng.

- Biểu giá chi phí tránh được chưa bao gồm các khoản thuế, phí, các khoản tiền phải nộp. Bên mua có trách nhiệm thanh toán cho Bên bán các khoản thuế, phí, các khoản tiền phải nộp.”

7. Sửa đổi Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1 Phụ lục II như sau:

a) Chi phí nhiên liệu trung bình tháng (đồng/kWh) của từng nhà máy nhiệt điện đã có hợp đồng mua bán điện trong hệ thống cho năm lấy số liệu tính toán biểu giá, trừ các nhà máy nhiệt điện có nghĩa vụ bao tiêu nhiên liệu, bán điện dư, cung cấp dịch vụ phụ trợ và các nhà máy điện chạy dầu. Tổng chi phí nhiên liệu chính và điện năng trong tháng của các nhà máy nhiệt điện được cung cấp theo hồ sơ thanh toán tiền điện hàng tháng cho năm lấy số liệu.

Đối với các nhà máy điện có giá nhiên liệu phụ thuộc hoàn toàn giá nhiên liệu thế giới, giá nhiên liệu dùng để tính toán chi phí biến đổi của năm tính toán sẽ chịu mức trần bằng 110%.

b) Với mỗi giờ của năm lấy số liệu tính toán biểu giá, xếp hạng theo thứ tự giảm dần của chi phí biến đổi của các nhà máy nhiệt điện quy định tại Điểm a Khoản này. Chi phí biến đổi được xác định dựa trên chi phí nhiên liệu trung bình tháng của các nhà máy nhiệt điện.

đ) Với mỗi giờ của năm lấy số liệu tính toán biểu giá, giá điện năng cMj được tính toán căn cứ vào chi phí của các nhà máy có chi phí nhiên liệu trung bình tháng và được tính theo công suất tham chiếu P* (đã loại trừ các nhà máy tại Điểm a Khoản này).

Ví dụ, nếu P*=1000MW, và nếu trong một số giờ j nhà máy có giá thành cao nhất được huy động 600MW với chi phí biến đổi là c1, và nhà máy có giá thành cao thứ hai được huy động 500MW với chi phí biến đổi là c2, chi phí (tránh được) biên trung bình cho giờ đó, với công suất tham chiếu P*,  cMj  được tính theo công thức:

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2014/TT-BCT ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ

e) Giá điện năng được điều chỉnh theo tốc độ tăng tương ứng của chi phí nhiên liệu trong năm tính toán. Tốc độ tăng giá nhiên liệu hàng năm được xác định theo thứ tự ưu tiên sau:

- Theo các hợp đồng cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy chạy đỉnh trong hệ thống;

-  Theo giá thị trường, với nguồn tham khảo rõ ràng và đáng tin cậy (như nguồn do Ngân hàng thế giới công bố), được Cục Điều tiết điện lực cho phép áp dụng;

-  Do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đề xuất và được Cục Điều tiết điện lực cho phép áp dụng.”

8. Sửa đổi Khoản 3 Phụ lục II như sau:

3. Giá công suất tránh được của biểu giá

Giá công suất tránh được xác định bằng giá công suất của nhà máy nhiệt điện được thay thế bởi nguồn điện nhỏ Năng lượng tái tạo. Nhà máy nhiệt điện được thay thế là nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp (CCGT). Các thông số tính toán chi phí công suất tránh được như sau:

- Chi phí đầu tư năm cơ sở 2019 của tổ máy CCGT là 15.880.852,61 đồng/kW (tương đương 600 USD/kW, theo tỷ giá bình quân ngày của đồng Việt Nam so với đồng Đô la Mỹ do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2018 là 22.779,70  đồng/USD và chỉ số giá thiết bị năm 2018 là 101,9);

- Chi phí đầu tư năm tính toán của tổ máy CCGT được điều chỉnh theo biến động tgiá đô la Mỹ năm lấy số liệu tính toán.

- Hệ số trượt giá cho chi phí đầu tư được lấy theo chỉ số giá thiết bị (MUV) do Ngân hàng Thế giới công bố trên trang web www.worldbank.org;

- Đời sống kinh tế của nhà máy CCGT được lấy theo quy định về phương pháp xác định giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành;

- Hệ số chiết khấu i (%) áp dụng chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền danh định trước thuế (WACC) được xác định theo công thức i = D x rd + E x re (nhưng không vượt quá 10%/năm), trong đó:

D, E lần lượt là tỷ lệ vốn vay và tỷ lệ vốn góp chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư được quy định tương ứng là 70:30;

rd là lãi suất vốn vay (%) được tính bằng lãi suất bình quân gia quyền các nguồn vốn vay nội tệ và ngoại tệ theo công thức rd = DF x rd,F + DD x rd,D với DF, DD lần lượt là tỷ lệ vốn vay ngoại tệ và tỷ lệ vốn vay nội tệ trong tổng vốn vay được quy định tương ứng là 80:20; rd,F là lãi suất vốn vay ngoại tệ được xác định bằng giá trị trung bình của lãi suất hoán đổi đồng Đô la Mỹ thời hạn 10 năm trong 36 tháng liền kề của năm xây dựng biểu giá trên thị trường liên ngân hàng Luân Đôn (LIBOR swaps, được công bố trên trang thông tin điện tử http://www.swap-rates.com) cộng với tỷ lệ bình quân năm cho dịch vụ phí của các ngân hàng, phí bảo lãnh, thuế liên quan là 3% hoặc do Bộ Công Thương đề xuất để đảm bảo Biểu giá chi phí tránh được phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn (%/năm); rd,D là lãi suất vốn vay nội tệ được xác định bằng trung bình của lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng trả sau dành cho khách hàng cá nhân của 5 năm trước liền kề của năm xây dựng biểu giá, xác định tại ngày 30 tháng 9 hàng năm của bốn ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoặc đơn vị kế thừa hợp pháp của các ngân hàng này) cộng với tỷ lệ bình quân năm dịch vụ phí của các ngân hàng là 3,5% hoặc do Bộ Công Thương đề xuất để đảm bảo Biểu giá chi phí tránh được phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn (%/năm).

re là tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu (%) được xác định theo công thức re = re,pt/(1-t) với re,pt là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu là 12%; t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân trong đời sống kinh tế của nhà máy nhiệt điện (%).

- Chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định năm 2019 của tổ máy CCGT là 678.284,63 đồng/kW/năm;

- Hệ số trượt chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định hàng năm được xác định theo CPI của năm liền kề trước năm xây dựng biểu giá nhưng không vượt quá 2,5%/năm;

- Chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định năm xây dựng biểu giá không bao gồm các khoản thuế, phí, các khoản tiền phải nộp theo quy định hiện hành;

- Tổn thất trạm biến áp lấy theo thông số do Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo hàng năm;

- Suất sự cố lấy theo thông số do Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo hàng năm.

- Tỷ giá đô la Mỹ năm lấy số liệu tính toán biểu giá được tính bình quân theo ngày và theo tỷ giá đô la Mỹ bán ra giờ đóng cửa của Hội sở chính - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Chi phí công suất tránh được điều chỉnh theo tổn thất truyền tải theo công thức sau:

AGC* = AGC (1+λ220) (1-λ500)

Trong đó:

 

AGC*

:

Chi phí công suất phát điện tránh được, điều chỉnh theo tổn thất truyền tải.

λ220

:

Tỷ lệ tổn thất truyền tải trung bình trên lưới 220kV của ba miền trong các giờ cao điểm mùa khô theo số liệu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo;

λ500

:

Tỷ lệ tổn thất trung bình trên đường dây 500kV (gồm cả tổn thất trạm biến áp) trong các giờ cao điểm mùa khô theo số liệu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo;

AGC

:

Chi phí công suất tránh được.

 

 

Giá trị AGC* được tính toán và áp dụng cho các giờ cao điểm của mùa khô (hd).

Giá công suất phát điện tránh được (đồng/kWh) xác định theo công thức:

Chi phí công suất phát điện tránh được [đồng/kWh] = AGC*/hd.”

9. Sửa đổi Điểm c Khoản 7 Điều 2 trong Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng biểu giá chi phí tránh được quy định tại Phụ lục IV như sau:

“c) Lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải khu vực hoặc các hệ thống đấu nối trực tiếp với lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối của Bên mua có sự cố hoặc có chế độ vận hành vi phạm quy định về vận hành Hệ thống điện quốc gia hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện.”

Điều 2. Bãi bỏ một số điều, khoản của Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ,  Thông tư số 06/2016/TT-BCT về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2014/TT-BCT như sau:

1. Bãi bỏ Điều 5, Khoản 3 Điều 10, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 11 của Thông tư số 32/2014/TT-BCT.

2. Bãi bỏ Điều 1 của Thông tư số 06/2016/TT-BCT.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày       tháng        năm 2019.

2. Đối với cụm thủy điện bậc thang đã ký Hợp đồng mua bán điện theo biểu giá chi phí tránh được trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, tiếp tục áp dụng biểu giá chi phí tránh được theo quy định tại Thông tưsố 32/2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc các đơn vị có liên quan có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực để nghiên cứu, đề xuất, trình Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư cho phù hợp./.

 

Nơi nhận:

- Văn phòng Tổng bí thư;

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

- Công báo;

- Website Chính phủ, Bộ Công Thương;

- Lưu: VT, PC, ĐTĐL.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Hoàng Quốc Vượng

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi