Dự thảo Thông tư về định mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất đường mía

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía lần 2
Lĩnh vực: Công nghiệp
Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Công Thương
Trạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

- Định mức tiêu hao năng lượng cho ngành sản xuất đường mía trong giai đoạn đến hết năm 2025 và giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030.

- Phương pháp xác định suất tiêu hao năng lượng trong các cơ sở sản xuất đường mía.

- Thông tư này không áp dụng đối với các sản phẩm đường khác như đường hóa học, đường nho, ethanol, …

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

Số: … /2019/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DỰ THẢO 2

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2019          

 

 

THÔNG TƯ

Quy định định mức tiêu hao năng lượng

trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía

 

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Thực hiện Quyết định số 1028/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 7 năm 2017 về việc phê duyệt khung chính sách năm 2018 thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Định mức tiêu hao năng lượng cho ngành sản xuất đường mía trong giai đoạn đến hết năm 2025 và giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030.

2. Phương pháp xác định suất tiêu hao năng lượng trong các cơ sở sản xuất đường mía.

3. Thông tư này không áp dụng đối với các sản phẩm đường khác như đường hóa học, đường nho, ethanol, …

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ sở sản xuất, tổ chức và cá nhân hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Suất tiêu hao năng lượng (SEC) là tổng năng lượng tiêu hao được tính bằng MJ (1.000.000 J) để sản xuất một tấn sản phẩm.

2. Định mức tiêu hao năng lượng là chỉ số suất tiêu hao năng lượng cần đạt được tương ứng từng giai đoạn theo quy định của Thông tư này.

3. Đường trắng (đường RS) là đường Saccharose được tinh chế và kết tinh từ mía có dư lượng SO2 và các chất nhiễm bẩn mức tối đa được quy định trong TCVN 6959: 2001 về thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng đường trắng.

4. Đường tinh luyện (đường RE) hay đường tinh khiết là đường Saccharose được tinh chế và kết tinh từ mía có dư lượng SO2 và các chất nhiễm bẩn mức tối đa được quy định trong TCVN 6958: 2001 về thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng đường tinh luyện.

5. Đường vàng tiêu thụ trực tiếp là đường Saccharose có màu nâu đặc trưng do sự hiện diện của mật đường. Đường vàng tiêu thụ trực tiếp là loại đường mềm chưa tinh chế hoặc tinh chế một phần. Các tiêu chuẩn đánh giá theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7968:2008 (CODEX STAN 212: 1999) về mô tả các sản phẩm đường được sử dụng mà không cần chế biến tiếp theo.

6. Đường thô là đường Saccharose được kết tinh từ nước mía đã làm sạch một phần nhưng chưa hoàn toàn đạt yêu cầu để ly tâm hoặc sấy và được đặc trưng bởi các tinh thể sacaroza còn phủ một lớp mật.

 

Chương II

ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

SẢN XUẤT ĐƯỜNG MÍA

 

Điều 4. Phương pháp xác định suất tiêu hao năng lượng

Suất tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía xác định theo phương pháp quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

Điều 5. Định mức tiêu hao năng lượng

1. Định mức tiêu hao năng lượng đối với ngành công nghiệp sản xuất đường mía giai đoạn đến hết năm 2025.

  1.  

Quy mô cơ sở sản xuất

Đơn vị

Định mức

  1.  

Tới 3.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm

  1. .000
  1.  

Từ 3.000 tới 6.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm

  1.  
  1.  
  1. rên 6.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm

  1.  

2. Định mức tiêu hao năng lượng đối với ngành công nghiệp sản xuất đường mía giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030.

  1.  

Quy mô cơ sở sản xuất

Đơn vị

Định mức

  1.  

Tới 3.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm

  1. .000
  1.  

Từ 3.000 tới 6.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm

  1. .500
  1.  
  1. rên 6.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm

  1. .500

Điều 6. Yêu cầu về đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng theo các giai đoạn

1. Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía theo từng giai đoạn không được vượt quá định mức tiêu hao năng lượng quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

2. Trường hợp suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía cao hơn định mức tiêu hao năng lượng tương ứng với từng giai đoạn thì cơ sở sản xuất phải lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

Điều 7. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía

1. Các giải pháp về quản lý bao gồm:

a. Tăng cường quản lý các hoạt động sử dụng năng lượng tại các cơ sở sản xuất đường mía;

b. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng tại các cơ sở sản xuất đường mía.

2. Các giải pháp về kỹ thuật công nghệ bao gồm:

a. Tối ưu hóa quy trình công nghệ;

b. Sử dụng các thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng.

3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất đường mía áp dụng các giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu suất năng lượng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 8. Trách nhiệm của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Thông tư này.

2. Phối hợp với Sở Công Thương các địa phương kiểm tra tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng, tính khả thi của các kế hoạch nhằm đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng theo lộ trình.

3. Tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương tình hình thực hiện Thông tư và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định pháp luật đối với những trường hợp không thực hiện đúng các quy định của Thông tư.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tuân thủ theo quy định tại Thông tư này.

2. Hàng năm, thực hiện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các báo cáo theo Phụ lục IV và tình hình tuân thủ thực hiện định mức năng lượng của các cơ sở sản xuất đường mía tại địa phương đối với các quy định tại Thông tư này.

3. Hằng năm, thực hiện kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch nhằm đảm bảo tuân thủ định mức năng lượng theo lộ trình của các cơ sở sản xuất đường mía tại địa phương (đối với các cơ sở sản xuất chưa đáp ứng quy định về định mức tiêu hao năng lượng).

4. Tổng hợp tình hình thực hiện định mức năng lượng hàng năm của các cơ sở sản xuất đường mía tại địa phương và báo cáo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 8 hàng năm theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.

Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp

Trong vòng 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các cơ sở sản xuất đường mía chưa thể xác định được định mức tiêu hao năng lượng theo quy định của Thông tư có trách nhiệm lắp đặt đầy đủ đồng hồ đo đếm năng lượng để đảm bảo tính toán chính xác suất tiêu hao năng lượng của cơ sở.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ……. tháng …… năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu hướng dẫn, giải đáp, sửa đổi, bổ sung Thông tư./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Lưu: VT
, TKNL.

BỘ TRƯỞNG


 



Trần Tuấn Anh

 
Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung
dự thảo tiếng việt
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY