Công văn 8095/SYT-NVY TP.HCM 2021 hướng dẫn tạm thời phòng, chống COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp

thuộc tính Công văn 8095/SYT-NVY

Công văn 8095/SYT-NVY của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn tạm thời Phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp
Cơ quan ban hành: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:8095/SYT-NVY
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Hữu Hưng
Ngày ban hành:01/11/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo, COVID-19
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ

______

Số: 8095/SYT-NVY
V/v:
Hướng dẫn tạm thời Phương
án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2021

 

 

 

Kính gửi:

- Sở, ban, ngành trên địa bàn Thành phố;

- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận, huyện;

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố;

- Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và quận, huyện.

 

 

Căn cứ:

- Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

- Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ,

- Công văn số 3498/UBND-VX ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai các quy trình, hướng dẫn liên quan đến công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh,

Nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp hoạt động, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố, Sở Y tế triển khai Phương án phòng, chống dịch tại các cơ sở, kinh doanh, khu công nghiệp kèm các Phụ lục sau:

1. Phụ lục 1: Quy trình xử lý khi phát hiện người nhiễm COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh

2. Phụ lục 2: Tổ Y tế của đơn vị trong phòng chống dịch COVID-19

3. Phụ lục 3: Bản cam kết thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 của doanh nghiệp với cơ quan, đơn vị quản lý.

Sở Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần hỗ trợ, đề nghị gửi về Sở Y tế để phối hợp, giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ Y tế (để báo cáo);

- BCĐ PCD TP (để báo cáo);

- UBND TP (để b/cáo);

- BGĐ Sở;

- Lưu: VT, NVY(NTMN)

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Hưng

 

 

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, KHU CÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Công văn số 8095/SYT-NVY ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Sở Y tế)

_____________

 

I. MỤC ĐÍCH

1. Chủ động phòng chống dịch tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất theo nguyên tắc: kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, phát hiện sớm ca nhiễm, cách ly, khoanh vùng kịp thời, không để dịch lây lan trong cơ sở.

2. Thực hiện mục tiêu vừa chống dịch, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

II. YÊU CẦU

1. Căn cứ hướng dẫn, quy định chung của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố về biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tương ứng từng cấp độ dịch cho từng lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất phù hợp tình hình dịch bệnh, điều kiện tài chính và đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Phương án phải đáp ứng các yêu cầu của phòng chống dịch, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...

III. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp phân công Tổ y tế của đơn vị (theo hướng dẫn tại Phụ lục 2) hoặc hợp đồng với đơn vị y tế (công lập, tư nhân) để tổ chức thực hiện và giám sát sự tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong hoạt động tại cơ sở, doanh nghiệp:

1. Đối với người lao động: đảm bảo 01 trong các điều kiện sau

- Người lao động đã tiêm vắc xin đủ liều.

- Người lao động đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin phòng COVID-19 và phải có kế hoạch tiêm chủng tiếp mũi thứ 2 khi đủ thời gian tối thiểu.

- Người lao động nhiễm SAR-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly, giám sát y tế theo quy định.

2. Đối với việc di chuyển

- Phương tiện vận chuyển người lao động:

+ Phương tiện phải được khử khuẩn sau mỗi lần đưa đón người lao động

+ Lái xe và phụ xe phải tiêm đủ liều vắc xin và phải ghi nhật ký tiếp xúc hàng ngày

+ Tổ chức kiểm tra thân nhiệt và yêu cầu người lao động rửa tay trước khi lên xe

+ Số người trên xe thực hiện theo yêu cầu cụ thể về giãn cách phòng chống dịch của từng giai đoạn dịch bệnh. Nếu người lao động đã tiêm đủ 2 mũi thì được chở đi theo công suất của xe.

- Người lao động tự di chuyển: cam kết nghiêm túc tuân thủ 5K theo qui định.

3. Đối với nơi làm việc

3.1. Kiểm soát nguồn lây từ bên ngoài xâm nhập

- Tổ chức khai báo y tế (bắt buộc thực hiện đối với người lao động, đối tác, nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho doanh nghiệp) trước khi vào trong làm việc.

- Đo thân nhiệt trước khi vào làm việc.

- Đối với người đến liên hệ công việc: quy định rõ ràng phạm vi di chuyển bên trong trụ sở làm việc

- Khi phát hiện người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ, bộ phận sàng lọc thông tin ngay cho Tổ y tế hoặc báo cáo lãnh đạo cơ sở, doanh nghiệp liên hệ với đơn vị y tế để tổ chức xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 theo quy định.

3.2. Kiểm soát nguồn lây tại nơi làm việc

- Tổ chức nơi làm việc thông thoáng, bố trí các phương tiện đảm bảo thông khí cho môi trường làm việc.

- Người lao động tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 1m trong suốt quá trình làm việc.

- Bố trí đủ xà phòng/dung dịch sát khuẩn tay tại các khu vực thuận lợi cho người lao động rửa tay thường xuyên.

- Tổ chức cho người lao động ăn theo ca; sắp xếp cho người ăn ngồi theo vị trí cố định, giữ khoảng cách 2m, không ngồi đối diện, có vách ngăn, phân luồng ra vào nhà ăn

- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn định kỳ:

+ Tại khu vực công cộng: 1 lần/ngày

+ Khu vực sản xuất: sau mỗi ca làm việc

+ Khu vực nhà vệ sinh: 3 - 4 lần / ngày, sau giờ nghỉ giải lao của công nhân

- Trang bị camera giám sát việc chấp hành quy định phòng chống dịch tại các khu vực công cộng, khu vực sản xuất.

- Bố trí quy trình làm việc theo hướng giảm giao lưu tiếp xúc giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

- Tổ chức giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ bệnh thông qua khai báo y tế, tìm hiểu nguyên nhân người lao động vắng mặt, theo dõi sức khỏe của người lao động trong thời gian làm việc tại cơ sở.

- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao theo các hướng dẫn cụ thể của ngành y tế.

- Khi phát hiện người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 tại cơ sở, doanh nghiệp, Tổ y tế (hoặc cơ sở, doanh nghiệp liên hệ đơn vị y tế đã hợp đồng hỗ trợ chuyên môn) để triển khai Quy trình xử lý F0 theo hướng dẫn của ngành y tế (Phụ lục 1).

4. Đối với nơi lưu trú cho công nhân:

- Doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương bố trí, tạo điều kiện cho người lao động có nơi lưu trú an toàn

- Khuyến khích sắp xếp những người làm việc cùng bộ phận thì cùng ở một nơi để hạn chế lây nhiễm.

- Nơi ở phải thông thoáng, sạch sẽ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, Công ty Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung (khu công nghiệp)

- Chỉ đạo các đơn vị phát triển hạ tầng có cơ sở vật chất đủ điều kiện và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thành lập các khu chăm sóc điều trị F0 trong các khu công nghiệp

- Phối hợp ngành y tế và địa phương tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động chưa được tiêm đầy đủ.

- Giám sát, hỗ trợ việc xử lý phòng chống dịch của các doanh nghiệp theo qui định

2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thủ Đức và quận, huyện

- Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức nơi lưu trú an toàn cho người lao động trên địa bàn quản lý.

- Tổ chức kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, đảm bảo điều kiện sản xuất an toàn.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch của doanh nghiệp; theo dõi sát tình hình dịch bệnh trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp đóng trên địa bàn để can thiệp kịp thời.

- Chỉ đạo Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn triển khai thực hiện Phương án đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 và Quy trình xử lý khi phát hiện người nhiễm COVID-19 tại cơ sở, doanh nghiệp; hỗ trợ xử lý các ca F0, F1 phát sinh trong doanh nghiệp theo quy định.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp

- Tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm phòng chống dịch là Tổ y tế của đơn vị hoặc hợp đồng với cơ sở y tế để tư vấn về các giải pháp phòng chống dịch, cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, vệ sinh môi trường... theo nhu cầu của đơn vị.

- Xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp theo các quy định, hướng dẫn hiện hành và thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.

- Bố trí khu vực cách ly tạm thời đảm bảo theo qui định của Bộ Y tế. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng với cơ sở y tế hoặc khu công nghiệp có khu chăm sóc điều trị F0 thì qui mô khu cách ly tạm thời không cần giường bệnh mà chỉ là khu vực chờ đưa đi cách ly.

- Trên cơ sở điều kiện thực tế của doanh nghiệp, xây dựng phương án cụ thể xử lý tình huống phát hiện người nhiễm COVID-19 tại doanh nghiệp theo quy trình do Sở Y tế hướng dẫn; phổ biến cho toàn doanh nghiệp nắm vững để áp dụng khi xảy ra trên thực tế.

- Thực hiện xét nghiệm tại doanh nghiệp:

+ Xây dựng kế hoạch tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao theo hướng dẫn chuyên môn cụ thể của ngành y tế

+ Thông báo kế hoạch xét nghiệm cho Ban Quản lý khu (đối với doanh nghiệp trong Khu chế xuất - Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao và Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung), Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố để các đơn vị giám sát.

+ Tổ chức xét nghiệm cho người lao động theo kế hoạch: phương pháp xét nghiệm có thể là RT-PCR (mẫu đơn hoặc mẫu gộp) hoặc xét nghiệm nhanh (mẫu đơn hoặc mẫu gộp bằng các loại sinh phẩm được Bộ Y tế cho phép); có thể ký hợp đồng với đơn vị y tế để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc tự tổ chức xét nghiệm nhanh do nhân viên y tế của doanh nghiệp, nhân viên y tế do doanh nghiệp thuê ngoài, hoặc do người lao động của doanh nghiệp đã được hướng dẫn thực hiện;

+ Trong quá trình xét nghiệm, nếu phát hiện trường hợp có kết quả dương tính doanh nghiệp phải thông báo ngay với Trung tâm Y tế địa phương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và xử lý theo quy trình đã được đơn vị ban hành

+ Doanh nghiệp gửi báo cáo kết quả xét nghiệm về Ban Quản lý khu công nghiệp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, Trung tâm y tế thành phố Thủ Đức và các quận, huyện (trong vòng 02 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm);

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng xét nghiệm kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm.

4. Người lao động

- Khai báo y tế trung thực, đầy đủ

- Tiêm chủng đầy đủ theo lịch

- Chấp hành các quy định về phòng chống dịch tại nơi làm việc và nơi lưu trú

5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố

- Hỗ trợ, kiểm tra giám sát doanh nghiệp (thuộc trách nhiệm quản lý) xây dựng và thực hiện Phương án phòng chống COVID-19, hỗ trợ chuyên môn cho trung tâm y tế khi có yêu cầu.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức thực hiện xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ tại các khu vực cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp có nguy cơ cao nhằm giám sát thường xuyên nguy cơ dịch bệnh, phát hiện kịp thời ổ dịch tiềm ẩn để sớm kiểm soát, hạn chế lây lan.

 

 

PHỤ LỤC 1

Quy trình xử lý khi phát hiện người nhiễm COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh

(Ban hành kèm công văn số 8095/SYT-NVY ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Sở Y tế)

______________

 

Người có kết quả xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính được xem là người nhiễm COVID-19 (gọi tắt là F0).

Cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là đơn vị) phải thành lập Tổ y tế, là bộ phận chuyên trách và có nhiệm vụ theo dõi sức khỏe người lao động, giám sát sự tuân thủ các quy định phòng, chống dịch và triển khai quy trình xử lý khi phát hiện có trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Tổ y tế bao gồm các nhân viên y tế cơ hữu của đơn vị hoặc do đơn vị ký hợp đồng với các cơ sở y tế công lập hoặc tư nhân.

Các đơn vị giám sát để phát hiện sớm F0 tại đơn vị bàng các biện pháp:

- Theo dõi sức khỏe hàng ngày của người lao động (qua khai báo y tế, đo thân nhiệt, giám sát sức khỏe người lao động trong quá trình làm việc), thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho người lao động tại đơn vị ngay khi phát hiện có triệu chứng hoặc ghi nhận có yếu tố dịch tễ liên quan.

- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao theo các hướng dẫn cụ thể của ngành y tế trong từng giai đoạn dịch

Lưu ý: Không thực hiện xét nghiệm đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh; chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ hoặc trường hợp người lao động đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Quy trình xử lý khi phát hiện người nhiễm COVID-19 (F0) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

Bước 1:

- Tạm thời cách ly F0 ở buồng cách ly hoặc khu vực cách ly của đơn vị và liên hệ ngay cơ quan y tế của địa phương để được hỗ trợ:

+ Đối với khu, cụm công nghiệp: liên hệ trạm y tế lưu động đặt tại khu, cụm công nghiệp (nếu có) hoặc trung tâm y tế quận, huyện nơi đơn vị hoạt động.

+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh khác: liên hệ trạm y tế phường, xã, thị trấn.

- Phân công thực hiện:

+ Tổ y tế của đơn vị thực hiện cách ly tạm thời F0

+ Trạm y tế, trung tâm y tế báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố khi nhận thông báo có F0 tại doanh nghiệp

Bước 2:

- Đánh giá tình trạng sức khỏe của F0:

Nếu phát hiện F0 có dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh hoặc khó thở hoặc SpO2 dưới 96%): cho thở oxy và liên hệ và chuyển F0 đến bệnh viện có khoa/đơn vị COVID-19 trên cùng địa bàn, hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 gần nhất bằng xe cấp cứu. Đối với đơn vị có cơ sở cách ly điều trị, sử dụng một liều thuốc kháng đông theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế trước khi chuyển bệnh.

Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ: Tư vấn và hướng dẫn F0 tự đánh giá mức đạt các tiêu chí cách ly tại nhà (theo Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà”).

+ Nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà và đảm bảo phòng ngừa lây nhiễm cho người cùng hộ nhất là người có nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người trên 50 tuổi có bệnh nền, người béo phì có BMI >25, phụ nữ mang thai và sau sinh 2 tuần), Tổ y tế liên hệ trung tâm y tế quận, huyện nơi đơn vị hoạt động để quản lý và hỗ trợ chuyển thông tin F0 đến trung tâm y tế quận, huyện nơi F0 cư trú để tiếp nhận chăm sóc, cung cấp gói thuốc điều trị (gói A-B và C) và quản lý trong thời gian F0 cách ly tại nhà theo quy định.

+ Nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà: F0 tự đề nghị địa điểm cách ly phù hợp (cơ sở cách ly của doanh nghiệp, cơ sở cách ly tập trung tại phường, xã, thị trấn, quận, huyện, cơ sở cách ly có thu phí...)

- Phân công thực hiện: Tổ y tế của đơn vị phối hợp với trạm y tế lưu động tại khu, cụm công nghiệp (nếu có) hoặc trạm y tế phường, xã, thị trấn nơi đơn vị hoạt động

Bước 3:

- Nhập thông tin F0 vào ứng dụng “Hệ thống Quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19”.

+ Đối với các đơn vị có cơ sở cách ly tập trung: nhập thông tin F0 vào ứng dụng “Hệ thống Quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19” (tài khoản do Sở Y tế cung cấp).

+ Đối với đơn vị không có cơ sở cách ly tập trung: báo cáo danh sách F0 về trung tâm y tế quận, huyện nơi doanh nghiệp hoạt động để nhập dữ liệu vào ứng dụng “Hệ thống Quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19”.

- Phân công thực hiện: Tổ y tế của đơn vị

Bước 4:

- Tạm ngưng hoạt động khu vực xảy ra F0 để vệ sinh khử khuẩn, xét nghiệm cho tất cả F1 (theo quy mô ổ dịch), điều tra xác định quy mô, tính chất ổ dịch:

+ F0 ở 1 dây chuyền sản xuất: xử lý trên quy mô dây chuyền

+ F0 ở từ 2 dây chuyền sản xuất trở lên trong cùng 1 phân xưởng: xử lý trên quy mô toàn phân xưởng

+ F0 ở từ 2 dây chuyền trở lên nhưng ở các phân xưởng khác nhau và không có mối liên quan dịch tễ với nhau: chỉ xử lý trên quy mô từng dây chuyền

+ F0 ở từ 2 dây chuyền trở lên ở các phân xưởng khác nhau và có mối liên hệ dịch tễ: xử lý trên quy mô toàn cơ sở sản xuất

- Xác định F1 (tiếp xúc gần với F0 ở khoảng cách dưới 2m trong thời gian trên 15 phút như làm việc cạnh F0 trong dây chuyền sản xuất, ngồi cùng bàn ăn, ngồi cùng bàn trong cùng phòng làm việc ...) và xét nghiệm bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (mẫu gộp không quá 3 người

- Theo dõi F1:

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có ≥ 80% người lao động tiêm chủng đầy đủ: tất cả F1 được tiếp tục lao động, xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày cho đến khi không còn phát hiện F0; khai báo sức khỏe mỗi ngày và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng; thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người ở cùng nhà nhất là người có nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người trên 50 tuổi có bệnh nền, người béo phì có BMI >25, phụ nữ mang thai và sau sinh 2 tuần); hạn chế tối đa giao tiếp với bên ngoài cho đến khi kết thúc thời gian theo dõi.

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có < 80% người lao động tiêm chủng đầy đủ:

Đối với F1 chưa được tiêm vắc xin đầy đủ: cách ly 14 ngày tại nhà (nếu có đủ điều kiện) hoặc tại cơ sở cách ly; xét nghiệm lại vào ngày thứ 14.

Đối với F1 đã tiêm vắc xin đầy đủ: xử lý như trường hợp F1 của cơ sở sản xuất có > 80% người lao động đã tiêm đủ vaccin

- Phân công thực hiện:

+ Tổ y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của doanh nghiệp chủ động tổ chức xử lý

+ Trạm y tế, trung tâm y tế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện; khi cần thiết sẽ đề nghị sự hỗ trợ của các bệnh viện (thực hiện xét nghiệm...), của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (quản lý ổ dịch phức tạp...)

 

 

PHỤ LỤC 2

Tổ y tế của đơn vị trong phòng chống dịch COVID-19

(Ban hành kèm công văn số 8095/SYT-NVY ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Sở Y tế)

_______________

 

I. VỊ TRÍ CỦA TỔ Y TẾ TRONG BỘ MÁY PHÒNG CHỐNG DỊCH TẠI ĐƠN VỊ

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp theo qui định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 như sau:

Công văn 8095/SYT-NVY của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn tạm thời Phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp

 

II. NHIỆM VỤ TỔ Y TẾ CỦA ĐƠN VỊ

1. Phòng chống dịch trong doanh nghiệp

- Liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương để được hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch và hỗ trợ triển khai công tác phòng, chống dịch.

- Tham mưu lãnh đạo doanh nghiệp ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19, phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc.

- Tham mưu lãnh đạo doanh nghiệp thông báo, hướng dẫn các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, dịch vụ (thực phẩm, suất ăn, vệ sinh môi trường, khử khuẩn,...) ký cam kết đảm bảo thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 và cơ chế thực hiện giám sát.

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng, chống dịch cho người lao động và khách hàng (nếu có).

- Đề xuất việc bố trí và bổ sung trang thiết bị, khẩu trang, xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay, dung dịch khử khuẩn bề mặt, vật tư và trang thiết bị y tế... cho bộ phận y tế tại cơ sở lao động; bố trí khu vực riêng và bố trí phân luồng chăm sóc để xử trí khi có trường hợp có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở.

- Phối hợp với công đoàn/tổ chức đại diện người lao động, tổ trưởng, người phụ trách các phòng ban, phân xưởng để theo dõi sức khỏe người lao động, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở. Tiến hành lập danh sách và theo dõi sức khỏe của các trường hợp tiếp xúc gần với người có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở.

- Khi phát hiện người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau, rát họng, khó thở tại nơi làm việc hoặc là ca bệnh hoặc người tiếp xúc gần thì thực hiện xử trí theo quy định. Đối với cơ sở lao động có phòng, trạm y tế tại nơi làm việc cần rà soát sắp xếp và thông báo lối đi riêng dành cho người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, ho, sốt, đau rát họng, khó thở đến khám và tư vấn.

- Đề xuất lãnh đạo doanh nghiệp phân công/thành lập tổ kiểm tra, giám sát việc triển khai các nội dung phòng, chống dịch của người lao động và các bộ phận tại cơ sở lao động.

- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch COVID-19, tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại nơi làm việc hằng ngày, tuần, tháng cho người sử dụng lao động/Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ sở lao động.

- Tổ chức xét nghiệm tầm soát định kỳ theo quy định cho người lao động

- Thực hiện sàng lọc, cách ly, chăm sóc sức khỏe F0, F1

- Tổ chức vệ sinh khử khuẩn

2. Thực hiện các công tác về an toàn, vệ sinh lao động

- Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;

- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;

- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;

- Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);

- Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật AT-VSLĐ.

III. SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN Y TẾ THEO QUI MÔ LAO ĐỘNG

 

Số lao động (người)

Cán bộ y tế

1

<300

1 trung cấp

2

300 - 500

01 bác sĩ/y sĩ và 1 trung cấp

3

500- 1.000

01 bác sĩ và 1 trung cấp

4

> 1.000

1 bác sĩ và 2 nhân viên y tế

 

 

Đối với các doanh nghiệp không tổ chức được Tổ y tế thì có thể hợp đồng với các đơn vị y tế (công lập và tư nhân) để thực hiện công tác phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe người lao động.

 

 

PHỤ LỤC 3

Bản cam kết thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị với Ban Quản lý KCN/UBND quận, huyện

(Ban hành kèm công văn số 8095/SYT-NVY ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Sở Y tế)

_____________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

 

 

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân quận/ huyện / TP Thủ Đức

- Ban quản lý........

 

Họ và tên người cam kết: ............................................................................................

Là người đại diện theo pháp luật của cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn KCN............./ Quận, Huyện ................ (sau đây gọi là cơ sở): ................................................

.......................................................................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................................

Điện thoại: ....................................................................................................................

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, tôi xin cam kết với ........................................... như sau:

1. Xây dựng và nghiêm túc thực hiện phương án phòng chống dịch COVID-19 của cơ sở (đính kèm);

2. Phối hợp và tuân thủ sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng trong việc phòng chống dịch bệnh tại đơn vị.

Tôi xin cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu vi phạm xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

XÁC NHẬN CỦA

BAN QUẢN LÝ KCN/ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN

(Ký và đóng dấu)

TPHCM, ngày ... tháng ... năm 2021

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ

(ký ghi rõ họ và tên)

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PEOPLE’S COMMITTEE OF HO CHI MINH CITY

THE MUNICIPAL DEPARTMENT OF HEALTH

_____________

No. 8095/SYT-NVY

Providing interim guidance on COVID-19 prevention and control measures applicable to production and business establishments, industrial parks

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness _____________________

Ho Chi Minh City, November 01, 2021

 

To:

- Departments, sectors, and agencies located in the City;

- People's Committees of Thu Duc City and other districts;

- The Center for Disease Control of Ho Chi Minh City;

- Health Centers of Thu Duc City and other districts.

 

Pursuant to:

- The Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021, promulgating the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”;

- The Ministry of Health’s Decision No. 4800/QD-BYT dated October 12, 2021, on implementation of the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021;

- The Official Dispatch No. 3498/UBND-VX dated October 21, 2021, of the People’s Committee of Ho Chi Minh City, on implementing procedures and guidance relating to the pandemic prevention and control at production and business establishments,

In order to create favorable conditions for operations of production and business establishments, industrial parks to realize the socio-economic development while ensuring COVID-19 prevention and control measures in the City, the Municipal Department of Health implements the Plan on pandemic prevention and control applicable to production and business establishments and industrial parks and the following Appendices:

1. Appendix 1: Procedures for response upon detecting COVID-19 cases at production and business establishment

2. Appendix 2: Health teams in charge of COVID-19 prevention and control of the units

3. Appendix 3: An enterprise’s commitment to compliance with COVID-19 prevention and control measures towards its managing agency/unit.

Requests relevant agencies and units are requested to implement the above-mentioned regulations. Any arising difficulties should be sent to the municipal Department of Health for coordination and settlement./.

 

 

FOR THE DIRECTOR

THE DEPUTY DIRECTOR

 

 

Nguyen Huu Hung

 

PLAN

ON COVID-19 PREVENTION AND CONTROL MEASURES APPLICABLE TO PRODUCTION AND BUSINESS ESTABLISHMENTS, INDUSTRIAL PARKS

(Attached to the Official Dispatch No. 8095/SYT-NVY dated November 01, 2021, of the municipal Department of Health)

_____________

 

I. OBJECTIVES

1. To actively prevent and control the pandemic at enterprises and production establishments on the principles of controlling the infection risk, early detection of infected cases, isolation, and timely zoning, preventing the pandemic from spreading in the establishments.

2. To implement the goal of both fighting the pandemic, ensuring a safe working environment for employees, while ensuring the production activities of enterprises.

II. REQUIREMENTS

1. Enterprises shall, based on general provisions and guidance on COVID-19 prevention and control measures corresponding to each pandemic risk level applicable to each field of operation provided by Ho Chi Minh City Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control, actively develop plans on production and organization according to the pandemic situation, financial conditions, and their production and business characteristics.

2. Such plans must meet requirements for pandemic prevention and control, security and order, fire and explosion prevention, food safety, environmental sanitation, etc.

III. SAFETY MEASURES FOR COVID-19 PREVENTION AND CONTROL

Production and business establishments and industrial parks shall assign their health teams (according to the guidelines provided in Appendix 2) or enter into a contract with health units (private or public units) to implement and supervise the observance of safe pandemic prevention and control measures at enterprises and establishments:

1. Employees shall ensure one of the following conditions

- Employees have been fully vaccinated.

- Employees have received at least one dose of vaccines against COVID-19 and have a plan to receive the second dose when the sufficient time to receive the second dose is reached.

- Employees who have recovered from SAR-CoV-2 and completed their quarantine and medical surveillance period as prescribed.

2. Movements

- Vehicles transporting employees:

+ Vehicles transporting employees must be disinfected after each trip.

+ Drivers and assistants must be fully vaccinated and record their daily contacts

+ It is required to check body temperature and ask employees to wash their hands before getting on vehicles

+ The number of people on vehicles shall comply with specific requirements on distancing for pandemic prevention in each pandemic phase. The vehicle may operate according to its actual capacity if all employees have been fully vaccinated.

- Employees going to work by themselves must make a commitment to comply with the 5K rules as prescribed.

3. Workplace

3.1. Controlling infection sources from outside

- Organize health declarations (mandatory health declarations for employees, partners contractors providing services and goods for enterprises) before entering the workplace.

- Check body temperature before entering the workplace.

- Regarding guests coming for work: Specify the scope of movement inside the head office.

- Upon detecting suspected cases or epidemiological factors, the department in charge of processing information shall immediately notify the health teams or report the leaders of establishments and enterprises to contact health units for testing for SARS-CoV-2 as prescribed.

3.2. Controlling infection sources at the workplace

- Organize a well-ventilated workplace, arrange means to ensure ventilation for the working environment.

- Employees must follow the 5K rules and keep a minimum distance of 1 meter when working.

- Arrange adequate soap/hand sanitizer at convenient places for employees to wash their hands regularly.

- Organize meals for employees in shifts; arrange fixed seats for them, keep a distance of 2 meters, avoid sitting opposite, install partitions, separate the flow in and out of the canteen

- Carry out periodic disinfection and cleaning:

+ At public areas: Once a day

+ At production areas: After each work shift

+ At toilet areas: 3 - 4 times per day, after the workers’ rest break

- Install cameras to supervise the compliance with regulations on pandemic prevention and control in public areas and production areas.

- Arrange the working process in the direction of limiting contact among departments within the enterprise.

- Organize the supervision to early detect suspected cases through health declarations, finding out reasons for the employees’ absence, monitoring their health in the working time at the establishments.

- Self-organize random tests for SARS-CoV-2 for people at high risk of infection according to specific guidelines provided by the health sector.

- Upon detecting a person who has a positive test result for SARS-CoV-2 at establishments or enterprises, the health teams (or establishments or enterprises contact health units with whom they have entered into a contract) to implement the procedures for handling F0 cases under the health sector's guidelines (Appendix 1).

4. Employees’ accommodations

- Enterprises shall coordinate with local authorities to arrange safe accommodations and create favorable conditions for employees to have safe accommodation.

- It is encouraged to arrange for employees in the same department to work at the same place to prevent infection.

- Employees’ accommodations must be well ventilated and clean.

IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The Management Boards of Industrial and Export Processing Zones, Management Boards of Hi-Tech Parks and Quang Trung Software City Development One-Member Co., Ltd. (hereinafter referred to as the industrial parks) shall

- Direct infrastructure development units that are eligible in terms of physical foundations and coordinate with competent agencies to establish zones where F0 cases are cared for and treated in industrial parks.

- Coordinate with the health sector and localities to organize vaccination sessions for employees who are not fully vaccinated.

- Monitor and support the enterprises’ pandemic prevention and control as prescribed.

2. The Steering Committees for COVID-19 Prevention and Control of Thu Duc City and other districts shall

- Coordinate and support enterprises in organizing safe accommodations for employees in their respective areas.

- Organize to control the pandemic situation in the localities, ensure conditions for safe production.

- Organize the inspection and supervision of the observance of regulations on pandemic prevention and control by enterprises; closely follow the pandemic development in production and business establishments and industrial parks located in localities for timely intervention.

- Direct the health centers of districts and Thu Duc City to provide guidance for production and business establishments located in localities to implement the Plan for safe COVID-19 prevention and control and Procedures for response upon detecting infected cases at establishments and enterprises; support the handling of F0 and F1 cases in enterprises as prescribed.

3. Industrial parks, production and business establishments shall

- Organize departments in charge of pandemic prevention and control, that are their health teams or contracted health establishments, to consult pandemic prevention and control solutions, provide testing or environmental hygiene services, etc. at requests of the units.

- Develop the Plan on COVID-19 prevention and control at enterprises according to current regulations and guidelines and take measures to prevent infection.

- Arrange temporary isolation areas meeting the Ministry of Health's regulations. In case an enterprise enters into a contract with a health establishment, or an industrial park has an area for taking care of and treating F0 cases, then sickbeds are not required in the temporary isolation area.

- Based on actual conditions of enterprises, develop specific plans to respond in case of detecting infected cases in the enterprises according to the procedures guided by the municipal Department of Health; disseminate such plans for the entire enterprises for application.

- Conduct testing at enterprises:

- Develop plans to self-organize random tests for SARS-CoV-2 for people at high risk of infection according to specific guidelines provided by the health sector.

+ Notify the testing plans for the Management Boards (for enterprises located in the Export Processing Zones - Industrial Parks, Hi-Tech Parks and Quang Trung Software City Development One-Member Co., Ltd.), Health Centers of districts and Thu Duc City, the Center for Disease Control of Ho Chi Minh City for monitoring.

+ Organize testing for employees as planned: The testing method may be RT-PCR test (single sample or pooled sample) or rapid test (single sample or pooled sample by biological products permitted by the Ministry of Health), or enter into a contract with health units to conduct RT-PCR test or self-organize a rapid test with the participation of the enterprises’ health staff, or hired health staff or the enterprises’ employees conduct rapid test according to instructions;

+ Upon testing, any case with a positive test result should be promptly reported to the local health center, the Center for Disease Control of Ho Chi Minh City, and handled according to the issued procedures.

+ Enterprises shall send reports on test results to the Industrial Park Management Boards, the Center for Disease Control of Ho Chi Minh City, health centers of Thu Duc City and other districts (within 2 hours after the end of the testing day);

+ Take responsibility before the law for the quality of the antigen test, procedures, and test results.

4. Employees shall

- Make health declarations in an honest and sufficient manner.

- Get vaccines according to schedule.

- Comply with regulations on pandemic prevention and control at the workplace and accommodations.

5. The Center for Disease Control of Ho Chi Minh City shall

- Support, inspect and supervise enterprises (under the management) in developing and implementing the Plan on COVID-19 prevention and control, provide professional support for health centers at requests.

- Provide guidance and direct health centers of Thu Duc City and other districts to conduct random and periodic screening tests at industrial parks, production and business establishments with high risk in order to regularly monitor the pandemic risk, timely detect potential outbreaks for early control, and minimize transmission.

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Official Dispatch 8095/SYT-NVY DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Official Dispatch 8095/SYT-NVY PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2704/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung về lệ phí trong lĩnh vực Hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Thuế-Phí-Lệ phí, Công nghiệp, Xây dựng, Hành chính

văn bản mới nhất