Công văn 1372/HC-VP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất

thuộc tính Công văn 1372/HC-VP

Công văn 1372/HC-VP của Cục hóa chất về việc trả lời vướng mắc khi thực hiện Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
Cơ quan ban hành: Cục hóa chất
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1372/HC-VP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Văn Thanh
Ngày ban hành:08/12/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC HÓA CHẤT

-------

Số: 1372/HC-VP
V/v: Trả lời vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 113/2017/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

 

Tại Công văn số 7678/TCHQ-GSQL ngày 22 tháng 11 năm 2017, Tổng cục Hải quan nêu một số kiến nghị, vướng mắc dự kiến phát sinh khi thực hiện Nghị định số 113/2017/NĐ-CP (sau đây viết tắt là NĐ113). Thực hiện phân công của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Cục Hóa chất có ý kiến làm rõ, trao đổi như sau:

1. Thống nhất cách hiểu một số từ ngữ được sử dụng trong NĐ113

Trong NĐ113, ngoài một số từ ngữ đã được giải thích tại Điều 3 của Nghị định, còn có một số từ ngữ đã được giải thích tại Điều 4 của Luật Hóa chất như sau:

- Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

- Chất là đơn chất, hp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi.

- Hỗn hợp chất là tập hợp của hai hoặc nhiều chất mà giữa chúng không xảy ra phản ứng hóa học trong điều kiện bình thường.

- Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất.

2. Về tiền chất công nghiệp (ý kiến tại mục 1, 3.3 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL)

2.1 Đối với hỗn hp chứa tiền chất công nghiệp

Theo quy định tại Luật Phòng, Chống ma túy: Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

Theo Luật Hóa chất: Hóa chất là đơn chất, hp chất, hỗn hp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

Mặt khác, theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 58/2003/NĐ-CP: “Đơn xin phép phải thể hiện các nội dung sau: Tên, địa chỉ tổ chức nhập khẩu, xuất khẩu; mục đích nhập khẩu, xuất khẩu; tên, địa chỉ nơi sản xuất, tên gọi, số lượng, hàm lượng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cần nhập khẩu, xuất khẩu; phương tiện và điều kiện bảo đảm an toàn vận chuyển; thời gian và tên cửa khẩu hàng nhập khẩu, xuất khẩu sẽ đi qua”. Vì vậy, nội dung quy định về “hàm lượng” nêu trên đã thể hiện cho các hỗn hợp chất.

Các danh mục hóa chất chỉ xác định tên chất kèm theo mã số CAS và mã số HS tương ứng với chất ở dạng đơn lập. Trên thực tế, hầu hết các hóa chất nói chung và tiền chất công nghiệp nói riêng đều tồn tại ở dạng các hỗn hp có nhiều thành phần, hàm lượng khác nhau, đặc tính hóa lý và tính chất nguy hiểm khác nhau và có thể thuộc các mã HS khác với mã HS của các chất là thành phần trong hỗn hợp đó. Về mặt chuyên môn, và theo thông lệ quốc tế, tất cả các hóa chất bao gồm chất và hỗn hợp chất nguy hiểm đều phải được quản lý, kiểm soát.

Việc áp mã số HS đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan, do đó tại văn bản pháp luật chuyên ngành như NĐ113, mã số HS tại các danh mục được sử dụng với mục đích tham khảo (theo chú thích tại các danh mục) để định danh các chất.

2.2. Đối với sản phẩm, hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp

Về trách nhiệm của Bộ Công Thương được quy định tại Luật Phòng, chống ma túy: Bộ Công nghiệp có trách nhiệm ban hành danh mục, quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và tổ chức thực hiện quy chế đó (Điểm a Khoản 1 Điều 41). Mặt khác, Theo Luật Hóa chất, Bộ Công Thương thực hiện quản lý hóa chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp (Điểm c Khoản 1 Điều 63).

Đối tượng áp dụng của NĐ113 được quy định tại Điều 2 của Nghị định: “Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Như vậy, NĐ113 chỉ áp dụng với các hoạt động liên quan đến hóa chất bao gồm các đơn chất, hp chất và hỗn hp chất.

Do đó, các loại hàng hóa là sản phẩm tiêu dùng có chứa hóa chất như: Axit sulfuric có trong bình ắc quy chì, axit phenylacetic là một auxin (một loại hoocmon thực vật) trong trái cây, axit phenylacetic được sử dụng trong một số loại nước hoa, axit acetic (thực phẩm) dùng làm dung môi hữu cơ, dược phẩm, cao su, sơn, thuốc nhuộm, thực phẩm, tẩy vải..., acetone có chứa trong các chất ty rửa, dụng cụ làm sạch, dùng để pha keo epoxy 2 thành phần, sơn và vecni, axit tartaric có trong thực vật, sản phẩm sơn, mực in có chứa tiền chất... (đã nêu tại Công văn số 7678/TCHQ-GSQL) không thuộc đối tượng áp dụng của NĐ113.

Quy định miễn trừ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp tại Khoản 1 Điều 13 của NĐ113 áp dụng cho các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hóa chất chứa tiền chất công nghiệp nhằm mục tiêu cắt giảm các thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ.

3. Về việc quy định khai báo hóa chất nhập khẩu (ý kiến tại mục 2, 3.5 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL)

3.1. Về việc khai báo hóa chất nhập khẩu đối với hỗn hp chất

Khoản 2 Điều 25 của NĐ113 quy định: “Hóa chất phải khai báo bao gồm các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo và các hỗn hp chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này là hóa chất nguy hiểm trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.”

Như vậy các hỗn hp chất trong thành phần có chứa hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo (quy định tại Phụ lục V của NĐ113) nếu được phân loại là hóa chất nguy hiểm, thì tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu phải thực hiện khai báo hóa chất và khi thực hiện, tổ chức, cá nhân chỉ phải khai báo các thành phần có tên trong Phụ lục V của NĐ113.

Việc quy định giới hạn hàm lượng hóa chất phải khai báo trong hỗn hp là không khả thi do một chất có thể tồn tại trong rất nhiều hỗn hp. Các hỗn hp có thể khác nhau về thành phần, hàm lượng, tính chất nguy hiểm của hỗn hp thay đổi theo thành phần và hàm lượng các chất trong hỗn hp. Do đó, việc xác định một hỗn hp chất có nguy hiểm và phải được quản lý hay không cần căn cứ theo kết quả phân loại đối với từng hỗn hp. Đối với hóa chất nhập khẩu, các đơn vị có liên quan có thể tham khảo thông tin về phân loại hóa chất trên phiếu An toàn hóa chất do nhà sản xuất cung cấp.

3.2. Về đề nghị khai báo số lượng hóa chất nhập khẩu theo nhu cầu trong 1 thời gian nhất định, không cần theo hóa đơn

Thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu theo quy định tại NĐ113 đã được đơn giản hóa đến tối đa, kết quả được phản hồi tự động qua hệ thống điện tử gần như ngay sau khi tổ chức, cá nhân gửi thông tin khai báo. Do đó, việc khai báo hóa chất theo từng lần nhập khẩu không gây tốn nhiều công sức, thời gian của doanh nghiệp và giúp cơ quan quản lý có được số liệu chính xác về số lượng hóa chất được nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.

3.3. Về trường hợp miễn trừ khai báo quy định tại khoản 3 Điều 28

- Khoản 3 Điều 28 quy định: “Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu”, theo đó, ngưỡng khối lượng miễn trừ 10 kg được tính cho một hóa chất (ngoại trừ hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh) trong một lần nhập khẩu, không phải tổng khối lượng của nhiều hóa chất khác nhau.

Đối với ví dụ được nêu tại mục 3.5.c.1 của Công văn số 7678/TCHQ-GSQL, vì khối lượng nhập khẩu của cả hai hóa chất là 5kg và 6 kg, đều nhỏ hơn 10kg nên doanh nghiệp không cần khai báo cho cả hai hóa chất này nếu cả hai hóa chất này đều không phải là hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

- Đối với hỗn hp chất: theo giải thích từ ngữ của Luật Hóa chất, hỗn hp chất là một trường hợp của hóa chất. Hỗn hp chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo nếu được phân loại là hóa chất nguy hiểm thì bản thân hỗn hp đó là một hóa chất phải khai báo. Ngưỡng khối lượng miễn trừ 10kg phải được tính cho hóa chất tức hỗn hp này, không phải tính cho thành phần của hóa chất.

Đối với ví dụ được nêu tại mục 3.5.c.1 của Công văn số 7678/TCHQ-GSQL, nếu hỗn hp đó là hóa chất nguy hiểm thì hỗn hp đó phải được khai báo khi nhập khẩu và không thuộc din miễn trừ vì khối lượng nhập khẩu là 11kg, lớn hơn 10kg.

4. Về đối tượng áp dụng (ý kiến tại mục 3.1 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL)

Đối tượng áp dụng của NĐ113 được quy định tại Điều 2 của Nghị định: “Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Căn cứ theo Điều 2 của NĐ113 và giải thích từ ngữ “hoạt động hóa chất” tại Điều 4 của Luật Hóa chất, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động này trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc đối tượng áp dụng của NĐ113.

Tuy nhiên, việc áp dụng quy định nào trong Nghị định đối với từng loại hình hoạt động cần căn cứ theo nội dung cụ thể của quy định đó.

Cụ thể đối với trường hợp được nêu tại mục 3.1 của Công văn số 7678/TCHQ-GSQL, doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất để trực tiếp sử dụng, không cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lời, không phải là tổ chức kinh doanh hóa chất, tuy nhiên, các doanh nghiệp này phải thực hiện theo các quy định của NĐ113 về nhập khẩu hóa chất, an toàn hóa chất, phân loại hóa chất, sử dụng hóa chất....

5. Về chứng từ phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất (ý kiến tại mục 3.2, ý kiến thứ 5 mục 3.8 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL) NĐ113 chỉ quy định hai loại giấy tờ là điều kiện để thông quan:

- Khoản 1 Điều 12 quy định: “Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải có Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp là điều kiện để thông quan khi xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.”

- Khoản 1, khoản 4 Điều 27 quy định: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.”; “Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này, có giá trị pháp lý để làm thủ tục thông quan.”

Nghị định không quy định Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; bản phê duyệt Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; Phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc là điều kiện để thông quan. Các tổ chức, cá nhân không phải xuất trình các giấy tờ này khi làm thủ tục thông quan.

Để quản lý nhập khẩu, các hóa chất thuộc Phụ lục I và Phụ lục II đều đã có tên trong Phụ lục V và phải được khai báo khi nhập khẩu.

6. Về quy định nhập khẩu hóa chất độc (ý kiến tại mục 3.4 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL)

Đối với hóa chất độc, Luật Hóa chất chỉ quy định việc lập Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc, không có quy định về thủ tục hành chính áp dụng riêng cho hóa chất độc.

Tùy theo tính chất và cấp độ nguy hiểm khác nhau, các hóa chất độc đã được đưa vào các Danh mục hóa chất quy định tại NĐ113 và sẽ được quản lý theo các quy định tương ứng với từng Danh mục.

7. Về việc XNK tại chỗ và XNK hàng hóa gửi kho ngoại quan (ý kiến tại mục 3.5.c.2 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL)

Đối với việc xuất nhập khẩu hóa chất tại chỗ:

- Khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 06/2015/TT-BCT quy định: Không áp dụng xác nhận khai báo hóa chất đối với các tổ chức, cá nhân mua hóa chất trong lãnh thổ Việt Nam;

- Khoản 3 Điều 9 của Thông tư số 42/2013/TT-BCT quy định: Tổ chức, cá nhân trong Khu chế xuất khi nhập khẩu tiền chất từ các doanh nghiệp nội địa phải có Giấy phép của Bộ Công Thương. Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu tiền chất từ nội địa vào Khu chế xuất không phải xin Giấy phép của Bộ Công Thương.

Hiện nay, các quy định nêu trên chưa bị bãi bỏ hoặc thay thế và đang được áp dụng. Thông tư hướng dẫn NĐ113 của Bộ Công Thương sẽ tiếp tục kế thừa hoặc duy trì các quy định này.

Việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hóa chất tại kho ngoại quan phải được thực hiện theo quy định quản lý hàng hóa tại kho ngoại quan đã được quy định tại Luật Hải quanThông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, về nguyên tắc, quy định quản lý hóa chất chỉ yêu cầu thực hiện khai báo một lần cho một lô hóa chất được nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.

8. Về hình thức xử lý vi phạm (ý kiến tại mục 3.6 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL)

Hình thức xử lý vi phạm quy định khai báo hóa chất nhập khẩu nói riêng và các quy định quản lý hóa chất nói chung sẽ được quy định trong Nghị định về xử lý vi phạm hành chính.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất để đảm bảo phù hợp với quy định của NĐ113, thay thế các quy định hiện hành tại Nghị định 163/2013/NĐ-CPNghị định số 115/2016/NĐ-CP.

9. Về hiệu lực thi hành quy định về tiền chất công nghiệp theo NĐ113, Nghị định số 58/2003/NĐ-CP (ý kiến tại mục 3.7 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL)

- NĐ 113 không thay đổi, bãi bỏ nội dung quản lý sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 80/2001/NĐ-CP và số 58/2003/NĐ-CP mà chỉ cụ thể hóa các điều kiện về sản xuất, kinh doanh đối với tiền chất công nghiệp.

- Quy định về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp tại Điều 12 và Điều 13 của NĐ113 được kế thừa các quy định của Thông tư số 42/2013/TT-BCT, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương không thay thế hoàn toàn các quy định của Nghị định số 58/2003/NĐ-CP. Vì Điều 12 và Điều 13 của NĐ113 chỉ áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp, trong khi Điều 6, 7, 8 của Nghị định số 58/2003/NĐ-CP áp dụng đối với xuất khẩu, nhập khẩu cả chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần.

- Khoản 3 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định:Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”. Căn cứ quy định trên, việc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải được thực hiện theo quy định tại NĐ113.

10. Về các Danh mục hóa chất (ý kiến tại mục 3.8 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL)

Liên quan đến việc áp dụng quy định khai báo hóa chất nhập khẩu, cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp đối với hỗn hp chất các chứng từ xuất trình khi thực hiện thủ tục hải quan, Cục Hóa chất đã có ý kiến làm rõ ở trên. Đối với các ý kiến khác tại mục 3.8, Cục Hóa chất có ý kiến như sau:

- Để thực hiện trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp, trong quá trình xây dựng NĐ113, Bộ Công Thương đã tập hợp các tiền chất công nghiệp (trước đây đang nằm rải rác ở các Danh mục khác nhau) vào Danh mục Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp. NĐ113 không xây dựng Danh mục tiền chất mới mà viện dẫn, thực hiện theo Danh mục tiền chất công nghiệp đã được quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 và Nghị định s 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ. Khi có sự sửa đổi, bổ sung danh mục tiền chất công nghiệp do Bộ Công an trình Chính phủ ban hành thì sẽ cập nhật theo quy định mới.

Việc đưa các tiền chất công nghiệp vào Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư (tiền chất công nghiệp thuộc danh mục ngành nghề sản xuất, kinh doanh có điều kiện) vừa tạo căn cứ pháp lý để quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh các hóa chất này, vừa không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính mới, do hoạt động sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp sẽ được thẩm định điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cùng các hóa chất có điều kiện khác.

- Danh mục hóa chất cấm tại Phụ lục III áp dụng với cả các hỗn hp chứa các chất thuộc Danh mục để đảm bảo các yêu cầu quản lý nghiêm ngặt theo các công ước quốc tế về hóa chất (Công ước Cấm Vũ khí hóa học, Công ước Rotterdam...) được hầu hết các quốc gia trên thế giới tuân thủ.

- Hiện nay, tại Danh mục hóa chất phải khai báo có một số dòng quy định cho một nhóm hóa chất như thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân, các hp chất Cr6+.... Các nhóm này bao gồm nhiều hóa chất có mã số CAS và mã số HS khác nhau vì vậy sẽ không thể ghi mã CAS, HS cho các nhóm này.

11. Về các ý kiến góp ý đối với Dự thảo Thông tư hướng dẫn

- Về đề nghị sửa quy định khai báo hóa chất nhập khẩu “trước khi thông quan” thành “tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan” (ý kiến tại mục 4.1 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL):

Việc quy định khai báo hóa chất trước khi thông quan là để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân chủ động trong quá trình khai báo, đảm bảo tổ chức, cá nhân có kết quả phản hồi khai báo hóa chất để xuất trình tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, tránh gây ảnh hưng tới hoạt động của đơn vị.

- Về Đề nghị bỏ quy định tại khoản 2 Điều 8 và Phụ lục 10 của dự thảo Thông tư (ý kiến tại mục 4.2 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL): Cục Hóa chất đề nghị bảo lưu quy định tại dự thảo Thông tư, vì nội dung chỉ mang tính chất kỹ thuật và để đảm bảo quy trình khép kín khi thực hiện thủ tục khai báo hóa chất.

Trên đây là ý kiến của Cục Hóa chất để làm rõ, trao đổi về các vướng mắc được nêu tại Công văn số 7678/TCHQ-GSQL ngày 22 tháng 11 năm 2017, đề nghị Tổng cục Hải quan phổ biến đến các cơ quan hải quan để thống nhất thực hiện. Cục Hóa chất xin ghi nhận các ý kiến góp ý của Tổng cục Hải quan và sẽ lưu ý trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý cơ quan./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải (để báo cáo);
- Lưu: VT, VP.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thanh

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
THE VIETNAM CHEMICALS AGENCY

Official Dispatch No. 1372/HC-VP dated December 08, 2017 of the Vietnam Chemicals Agency on response to queries about the Decree No. 113/2017/ND-CP guiding a number of Articles of the Law on Chemicals

To:The General Department of Customs

In response to suggestions and queries about the Decree No. 113/2017/ND-CP (hereinafter referred to as the “Decree No. 113”) specified in the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL dated November 22, 2017 by the General Department of Customs, and according to the assignment by the leader of Ministry of Industry and Trade, the Vietnam Chemicals Agency has opinions on some issues as follows:

1. Interpretation of terms used in the Decree No. 113

In addition to terms defined in Article 3 of the Decree No. 113, terms defined in Article 4 of the Law on Chemicals shall be construed as follows:

- “chemical”means an element, a compound or mixture that is exploited or made by humans from natural or artificial raw materials.

- “substance”means an element or a compound, including any impurities generated from processing and any additives necessary to preserve the stability of physical and chemical properties but excluding solvents which may be separated without changing the characters of the substance.

- “mixture”means a combination of two or more substances which do not react under normal conditions.

- “chemical-related activities”refer to the investment, manufacturing, bottling, packaging, trading, import, export, transport, storage, preservation, use, research and testing of chemicals, and treatment of discarded chemicals and chemical waste.

2. Industrial precursors(In response to the query specified in Section 1, 3.3 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL)

2.1. For mixtures containing industrial precursors:

Pursuant to the Law on Drug Prevention and Control, “precursors” are chemicals essential for the preparation and production of narcotic drugs and are included in the list of precursors announced by the Government. Pursuant to the Law on Chemicals, “chemical” means an element, a compound or mixture that is exploited or made by humans from natural or artificial raw materials.

On the other hand, pursuant to Clause 1 Article 6 of Decree No. 58/2003/ND-CP, “An application for import/ export license must specify the following contents: Name and address of importer/exporter; import/export purposes; name and address of manufacturer; name, quantity and content of narcotic substance, precursor, narcotic drug or psychotropic drug to be imported/exported; vehicle and proofs of satisfaction of requirements for safe transport; time and name of the checkpoint through which imports/exports are transported". Thus, the regulation on “content” mentioned above is applied to mixtures.

The list of chemicals only specifies names, CAS codes and HS codes of pure chemicals. Actually, almost chemicals in general and industrial precursors in particular exist in the mixture form which contains two or more components with different contents as well as different physiochemical properties and hazards, and may be assigned with a HS code different from HS codes of its component substances. In chemistry sector, and pursuant to international practices, all chemicals, including both hazardous substances and mixtures, must be properly managed and controlled.

Applying HS codes to imported/exported goods is under the authority of Customs agencies. Thus, HS codes specified in lists enclosed with the Decree No. 113 are used for reference purpose (as noted at such lists) in order to identify substances.

2.2. Products/goods containing industrial precursors:

Responsibility of Ministry of Industry and Trade defined in the Law on Drug Prevention and Control: Ministry of Industry and Trade shall promulgate lists of industrial precursors, regulations on management of industrial precursors and organize the implementation of such regulations (Point a Clause 1 Article 41). On the other hand, Ministry of Industry and Trade, pursuant to the Law on Chemicals, shall also manage chemicals used in industrial activities and chemicals which are industrial precursors (Point c Clause 1 Article 63).

Regulated entities of the Decree No. 113 are specified in Article 2 of the Decree: “This Decree applies to entities performing chemical-related activities, and those involving in chemical-related activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.” Thus, the Decree No. 113 only applies to activities related to chemicals, including elements, compounds and mixtures.

According to the above-mentioned grounds, consumer products containing chemicals such as sulfuric acid used in lead-acid batteries, phenylacetic acid which is an auxin (a plant hormone) in fruits, phenylacetic acid used in certain types of perfumes, acetic acid (foods) used as organic solvent, pharmaceutical product, rubber, paint, dye, foods, fabric cleaner, etc., acetone contained in detergents, cleaning tools, or used to prepare 2-part epoxy, paint and varnish, tartaric acid used in foods, paint products, and inks containing precursors, etc. (as specified in the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL) shall not be governed by regulations of the Decree No. 113.

Regulations on exemption from the license to import/export industrial precursors as specified in Clause 1 Article 13 of the Decree No. 113 apply to imported/exported chemicals containing industrial precursors with the aims of simplifying administrative procedures as regulated in the Government’s Resolution No. 19.

3. Declaration of imported chemicals(In response to the query specified in Section 2, 3.5 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL)

3.1. Declaration of imported chemicals, which are mixtures:

Clause 2 Article 25 of Decree No. 113 stipulates: “Chemicals subject to mandatory declaration include substances on the list of chemicals subject to mandatory declaration and mixtures that contain substances on the list of chemicals subject to mandatory declaration and are classified as hazardous chemicals in Article 23 herein, unless otherwise exempted under the provisions of Article 28 herein.”

Thus, when importing mixtures that contain any substance that is on the list of chemicals subject to mandatory declaration (as regulated in the Appendix V of the Decree No. 113) and is classified as hazardous chemical, importers are required to make declaration of imported chemicals and when doing so, must specify substances whose names are stated in the Appendix V of the Decree No. 113.

Regulation on content limits of chemicals subject to mandatory declaration in mixtures is not feasible because a substance may exist in various mixtures. Mixtures may differ in their components and contents thereof which influence on the hazard of mixtures. Hence, determining whether a mixture is hazardous and needs to be managed or not should be based on classification result of each mixture. With regard to imported chemicals, relevant agencies may refer to the classification of chemicals stated in the safety data sheets provided by manufacturers.

3.2. Response to suggestion that quantity of imported chemicals should be declared according to using demand for a specific period regardless of invoice:

Procedures for declaration of imported chemicals specified in the Decree No. 113 have been simplified. An importer shall receive an automatic reply via the electronic system when sending a declaration of imported chemicals. Therefore, declaring chemicals when they are imported shall not make enterprises face difficulties or spend much of time and facilitate regulatory authorities’ collection of accurate data about quantity of chemicals imported into Vietnam.

3.3. Exemption from declaration of imported chemicals as specified in Clause 3 Article 28:

- Clause 3 Article 28 stipulates “The amount of imported chemicals is less than 10 kg/shipment". Pursuant to this Clause, the allowance of 10kg is applied to a chemical (excluding chemicals subject to restricted manufacturing/trading) per import shipment. This is not total amount of different chemicals.

With regard to the example specified in Section 3.5.c.1 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL, because amounts of two imported chemicals are 5kg and 6kg, and smaller than 10kg, the importer is not required to make declaration of these imported chemicals provided that these chemicals are not subject to restricted manufacturing/trading.

- With regard to mixtures: A mixture is also considered as a chemical according to the interpretation of terms prescribed in the Law on Chemicals. If a mixture contains any substance that is on the list of chemicals subject to mandatory declaration and is classified as a hazardous chemical, the mixture itself must be declared. The allowance of 10kg is applied to the mixture (as a whole) instead of its separate components.

With regard to the example specified in Section 3.5.c.1 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL, if the mixture mentioned in this example is classified as a hazardous chemical, it must be declared when being imported and is not eligible for exemption from declaration of imported chemicals because the import amount is 11kg.

4.Subject of application(In response to the query specified in Section 3.1 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL)

Regulated entities of the Decree No. 113 are specified in Article 2 of the Decree: “This Decree applies to entities performing chemical-related activities, and those involving in chemical-related activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.”

Pursuant to Article 2 of the Decree No. 113 and the interpretation of the “chemical-related activities” term specified in Article 4 of the Law on Chemicals, organizations and individuals performing the investment, manufacturing, bottling, packaging, trading, import, export, transport, storage, preservation, use, research and testing of chemicals, and treatment of discarded chemicals and chemical waste, and organizations and individuals involved in such activities in the territory of Vietnam are considered as regulated entities of the Decree No. 113.

However, when applying a regulation of the Decree No. 113 to a specific activity, regulatory authorities should base on specific contents of that regulation.

With regard to the case specified in Section 3.1 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL, because chemicals are imported for use, not for sale to earn profits, the importer is not considered as a chemical trader. However, this importer must comply with regulations of the Decree No. 113 on import of chemicals, chemical safety, classification and use of chemicals, etc.

5. Documents to be presented to Customs agencies when carrying out procedures for import/export of chemicals(In response to the query specified in Section 3.2 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL): There are two types of documents prescribed in the Decree No. 113. To be specific:

- Clause 1 Article 12 stipulates “An exporter or importer of industrial precursors must obtain a license from a competent authority. The license to import/export industrial precursors is required to be presented to obtain customs clearance when exporting or importing industrial precursors.”

- Clause 1, Clause 4 Article 27 stipulates: “Chemical importers (declarants) shall declare imported chemicals before customs clearance through the national single-window website”; “The reply to a declaration of imported chemicals submitted through the national single-window website shall follow the form stated in the Appendix VI enclosed herewith and have legal validity for carrying out customs clearance procedures.”

Importers must not present Certificate of eligibility to manufacture/ trade chemicals subject to conditional manufacturing/trading, License to manufacture/trade chemicals subject to restricted manufacturing/trading, written approval for the plan or measures for prevention and response to chemical emergencies and the record on sale of toxic chemicals when carrying out customs clearance procedures because the Decree No. 113 does not stipulate this. In order to serve the purpose of import management, chemicals mentioned in the Appendix I and Appendix II are also specified in the Appendix V and thus must be declared when they are imported.

6. Regulations on import of toxic chemicals(In response to the suggestion specified in Section 3.4 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL)

The Law on Chemicals only contains the regulation on preparation of the record on sale of toxic chemicals, and does not stipulate administrative procedures for toxic chemicals.

Toxic chemicals are classified on lists of chemicals enclosed with the Decree No. 113 according to their properties and risk levels, and managed in accordance with corresponding regulations.

7. In-country export and import/export of goods stored at bonded warehouses(In response to the suggestion specified in Section 3.5.c.2 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL)

For the in-country export of chemicals:

- Clause 3 Article 3 of the Circular No. 06/2015/TT-BCT stipulates “Chemical declaration certification shall not apply to traders in chemicals in the territory of Vietnam;”

- Clause 3 Article 9 of the Circular No. 42/2013/TT-BCT stipulates “Any entity in an export-processing zone must obtain a license from the Ministry of Industry and Trade when importing precursors from domestic companies. The entities that export precursors from the domestic market to export-processing zones are not required to obtain the license from Ministry of Industry and Trade.”

Currently, these regulations still remain valid and are applicable. Circulars providing guidelines about the Decree No. 113 of Ministry of Industry and Trade shall inherit or maintain these regulations.

Procedures for import/export of chemicals at bonded warehouses must be carried out in accordance with regulations on management of goods stored in bonded warehouses of the Law on Customs and the Ministry of Finance’s Circular No. 38/2015/TT-BTC. A shipment of chemicals imported into the territory of Vietnam is required to be declared once only.

8. Penalties for violations(In response to the suggestion specified in Section 3.6 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL)

Penalties for violations against regulations on declaration of imported chemicals in particular and regulations on management of chemicals in general shall be regulated in the Decree on penalties for administrative violations.

Ministry of Industry and Trade is studying the formulation of the draft Decree on penalties for administrative violations against regulations on chemicals so as to ensure its conformity to the Decree No. 113 and supersede applicable regulations in the Decree No. 163/2013/ND-CP and the Decree No. 115/2016/ND-CP.

9. Effect of regulations on industrial precursors in the Decree No. 113 and the Decree No. 58/2003/ND-CP(In response to the suggestion specified in Section 3.7 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL)

- The Decree No. 113 does neither amend nor abrogate regulations on management of production and business activities in the Decree No. 80/2001/ND-CP and the Decree No. 58/2003/ND-CP. It only provides specific regulations on requirements for production and trading of industrial precursors.

- Regulations on production, trading, import and export of industrial precursors in Article 12 and Article 13 of the Decree No. 113 inherit regulations of the Circular No. 42/2013/TT-BCT and the Government’s Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on amendments to regulations on investment and trading conditions in international trade in goods, chemicals, industrial explosives, fertilizer, gas business and food business under the state management of Ministry of Industry and Trade, and do not replace all regulations of the Decree No. 58/2003/ND-CP. Article 12 and Article 13 of the Decree No. 113 only apply to production, trade, import and export of industrial precursors while Articles 6, 7, 8 of the Decree No. 58/2003/ND-CP apply to production and import of both narcotic substances, precursors, narcotic drugs and psychotropic drugs.

- Clause 3 Article 156 of the Law on Promulgation of Legislative Documents in 2015 stipulates “If various legislative documents promulgated by the same agency contain different regulations on the same issue, the one that is promulgated later shall apply.” Pursuant to this regulation, the licensing for import/export of industrial precursors shall be governed by regulations in the Decree No. 113.

10. Lists of chemicals(In response to the suggestion specified in Section 3.8 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL)

The Vietnam Chemicals Agency has clarified regulations on declaration of imported chemicals, issuance of license top import/export industrial precursors contained in mixtures and documents presented when carrying out customs clearance procedures as mentioned above. In response to the suggestion in Section 3.8, the Vietnam Chemicals Agency has the following opinions:

- In order to serve the Ministry of Industry and Trade’s management of production and trading of industrial precursors, Ministry of Industry and Trade has, in course of formulating the Decree No. 113, consolidated and put industrial precursors (previously on different lists) on the List of chemicals subjects to conditional manufacturing/trading. The Decree No. 113 does not introduce a new List of precursors but cites and follows the List of industrial precursors enclosed with the Government’s Decree No. 82/2013/ND-CP dated July 19, 2013 and the Government s Decree No. 126/2015/ND-CP dated December 09, 2015. When Ministry of Public Security submits amendments to the List of industrial precursors to the Government for promulgation, the new list of industrial precursors shall apply.

Putting industrial precursors on the List of chemicals subjects to conditional manufacturing/trading is conformable with regulations of the Law on Investment (which stipulates that industrial precursors are on the list of conditional business sectors) and used as a legal ground for management of production and trading of these substances without requiring further administrative procedures, since the satisfaction of requirements for production and trading of industrial precursors shall be appraised at the same time when appraising the satisfaction of requirements for issuance of the Certificate of eligibility to produce/trade other chemicals subject to conditional manufacturing/trading.

- The List of banned chemicals stated in the Appendix III shall apply to mixtures containing any substances on this list so as to meet the strict management requirements under international chemical conventions (such as Chemical Weapons Convention and Rotterdam Convention, etc.) adopted by most countries in the world.

- The List of chemicals subject to mandatory declaration includes certain lines containing groups of chemicals such as mercury and its compounds, compounds of Cr6+, etc. Each of these groups of chemicals contains two or more chemicals with different CAS codes and HS codes, thus it is unable to apply CAS codes and HS codes to these groups of chemicals.

11. Response to suggestions about the draft Circular on guidelines

- Response to the suggestion about declaration of imported chemicals "at the time of registration of customs declaration" (currently, "before customs clearance") (the suggestion stated in Section 4.1 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL):

The regulation on declaration of imported chemicals before customs clearance aims to facilitate importers’ declaration process and ensure that replies to importers declarations of imported chemicals are available at the time when they carry out procedures for registration of customs declaration without causing difficulties to customs agencies operations.

- Response to the suggestion about abrogation of regulations in Clause 2 Article 8 and the Appendix 10 of the draft Circular (the suggestion stated in Section 4.2 of the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL): The Vietnam Chemicals Agency advices to preserve these regulations of the draft Circular because they specify technical contents so as to ensure a closed process when going through procedures for declaration of imported chemicals.

These are responses of the Vietnam Chemicals Agency to queries specified in the Official Dispatch No. 7678/TCHQ-GSQL dated November 22, 2017. The General Department of Customs is requested to disseminate to all customs agencies/ branches for implementation.

The Director

Nguyen Van Thanh

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Official Dispatch 1372/HC-VP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất